1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Franz Josef Haydn
    (Rohrau, March 31, 1732 - Vienna, May 31, 1809)
    Austrian composer of the Classical period

    I.Thân thế và sự nghiệp: Haydn LÀ NHẠC SĨ ÁO NỔI TIẾNG, NGƯỜI SÁNG lập trường phái âm nhạc cổ điển Vienna, "cha đẻ" của thể loại giao hưởng và tứ tấu. Ông sinh ngày 1/4/1732 tại thành phố Rohrau- một thành phố MIỀN NAM NƯỚC ÁO, TRONG MỘT GIA ĐÌNH bình dân làm nghề thủ công. Người cha của Haydn yêu nhạc biết chơi đàn hácpơ, ông thường tổ chức các buổi hoà đàn ngẫu hứng tại nhà, điều đó đã ảnh hưởng đến năng khiếu âm nhạc của cậu bé Haydn. Ông được gởi đến thành phố Hainơbuốc bên sông Ðunai, tham gia vào dàn nhạc hợp xướng, học nhạc lý, chơi violon, clavơxanh rồi trở thành ca sĩ giọng thiếu niên. Một nhạc trưởng tên là Rôitê đã phát hiện tài năng rồi đưa Haydn về thủ đô Vienna làm ca sĩ của nhà thờ Xtê-phan. Nhạc trưởng rất quan tâm đến cậu bé và đã dạy cho Haydn sáng tác.
    Năm 1851 Haydn soạn nhạc kịch đầu tiên "Con quỷ thọt". Qua tác phẩm này nhạc sĩ thấy mình non kém nên có ý ĐỊNH SANG Ý HỌC HỎI. ¤NG TỚI GẶP DANH ca Poócpor xin giúp việc và đệm đàn phục vụ các giờ lên lớp. Poócpor đã nhiệt tình truyền thụ cho ông các môn hoà âm và đối vị.
    Từ năm 23 tuổi đến 58 tuổi, là gia sư và nhạc sĩ hầu cận cho nhiều gia đình quý tộc. Thời gian sống với hầu tước Etxtêgadi kéo dài gần 30 năm, nhạc sĩ đã làm công việc vừa sáng tác, dàn dựng và quản lý trang trại.
    Từ năm 59 tuổi, Haydn bước vào thời kỳ mới. Nhạc sĩ sang nước Anh giới thiệu tác phẩm, được người Anh hoan nghênh nhiệt liệu. Hơn một năm sau ông trở về Vienna.
    Năm 1794 ông lại sang Anh hoàn thành tiếp những bản giao hưởng cuối cùng trong đó nổi bật là bản giao hưởng số 92, soạn để tặng trường đại học Oxford nhân dịp nơi này tặng ông bằng tiến sĩ và bản giao hưởng số 103 thường gọi là "Trống rung".
    Ngày 31/5/1809 Haydn buông hơi thở cuối cùng trong một căn nhà nhỏ ở ngoại ô vắng bóng những người thân thuộc.
    II.Ðặc điểm sáng tác và tác phẩm:
    -Haydn sáng tác hầu hết các thể loại đương thời như nhạc kịch, thanh xướng kịch, nhạc thính phòng...Trong đó nổi bật là sáng tác giao hưởng và bộ tứ tấu.
    - ¢M NHẠC SÁNG SỦA KHÚC CHIẾT GẦN VỚI DÂN GIAN ÁO, HOÀ THANH ÊM DỊU, CẤU TRÚC TÁC PHẨM CÂN phương.
    - Nội dung thường mô tả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ÁO ĐƯƠNG THỜI, với lòng tin tưởng vào tương lai tươi đẹp sự lạc quan yêu đời.
    Tác phẩm:
    -Tác phẩm nhạc giao hưởng của Haydn: 104 bản giao hưởng, xuất sắc hơn cả là 12 bản giao hưởng London. Nguời ta gọi ông là cha đẻ của thể loại giao hưởng 4 chương và thể hiện tính chất phong phú muôn màu muôn vẻ và thống nhất trong cả 4 chương. Các nhạc sĩ coi đây là mẫu mực của sự sáng tác. Trong số các giao hưởng của ông có bản giao hưởng "Tan lễ", "Vĩnh biệt" là nổi tiếng nhất.
    -Tác phẩm nhạc thính phòng: Những bản tứ tấu đàn dây của Haydn rất đa dạng với nhiều đề tài phong phú. Ông đã dành gần cả cuộc đời 77 tứ tấu và cũng để lại 33 sonata piano với phong cảnh sinh động tiêu biểu là bản sonata D dur.
    -Tác phẩm nhạc hát: 24 nhạc kịch, 14 Maxa, nhiều ca khúc trong đó nổi tiếng vở "Ðấng sáng tạo muôn loài" và "Bốn mùa".
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Giuseppe Verdi
    (Le Roncole, October 10, 1813 - Milan, January 27, 1901)
    Italian composer of the late Tahomatic period

    1. Thân thế và sự nghiệp:
    -NHẠC SĨ Ý chuyên viết nhạc kịch, ông đi theo con đường chủ nghĩa hiện thực. Verdi xuất hiện lúc này như một ngôi sáng giữa bầu đen tối của nền nhạc kịch KHỦNG HOẢNG Ở Ý. SAU KHI NAPOLEON THẤT BẠI, CHÂU ¢U BỊ XÂU XÉ VÀ NƯỚC Ỹ BỊ CHIA CẮT THÀNH NHIỀU VÙNG KHÁC NHAU, ÁO XÂM LƯỢC VÀ THỐNG TRỊ Ở Ý, PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC LÊN CAO. §ẾN 1817 NƯỚC Ý được thống nhất bởi sự thoả thuận của phe quý tộc trong nước với bọn xâm lược. Phong trào đấu tranh của tầng lớp dân chủ lúc này vẫn lên cao. Nhà hát kịch trở thành là địa điểm để tập họp đấu tranh, bàn bạc vận mệnh ĐẤT NƯỚC. SUỐT THẾ KỶ 18-19, NHẠC KỊCH Ý đi vào khủng hoảng và Verdi xuất hiện. Người ta mệnh danh cho ông là nhạc sĩ CÁCH MẠNG CỦA Ý.
    Verdi sinh ngày 10/10/1813 ở Le Roncole gần thành phố Buxétto thuộc tỉnh Pácmơ trong một gia đình nghèo, bố là chủ quán ăn nhỏ, mẹ làm nghề kéo sợi. Từ nhỏ, Verdi đã ham mê âm nhạc nhưng không được học có hệ thống. Năm 12 tuổi cậu được cha gửi ra thành phố để giúp việc cho một tiệm buôn nhờ đó mà cậu được học thêm âm nhạc. Thấy Verdi có năng khiếu, nhân DÂN GÓP TIỀN GỬI ĐẾN MILAN ĐỂ HỌC ÂM NHẠC. Ở đây cậu không được vào nhạc viện mà chỉ theo lớp học tư về tấu khúc, piano, organ và chỉ huy.
    1938 vở nhạc kịch đầu tiên của Verdi là "Oberto- hầu tước Bônifaxô" được dựng ở Milan. Mùa thu 1840 Verdi bắt tay vào viết vở nhạc "Nabuco". Nhờ tác phẩm này Verdi trở thành nhạc sĩ nổi tiếng Ở Ý. 10 NĂM TIẾP THEO VIẾT 14 VỞ KHÁC phần nhiều mang nổi dung yêu nước.
    Sau Cách Mạng 1848-1849 ở châu Âu, Verdi thay đổi lối suy nghĩ, thay đổi bút pháp theo Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác và đạt được đỉnh cao. Verdi sống ở nước ngoài 15 năm và chết ở Hà Lan ngày 27/1/1901.
    Tác phẩm:
    - Verdi đi theo con đường nhạc kịch và ông viết tất cả 26 vở. 10 năm đầu ông viết 14 vở với nhiều đề tài khác nhau nhưng phương pháp biểu hiện âm nhạc lại có những đặc điểm chung. Ðó là những tác phẩm nhạc kịch còn ảnh hưởng khuynh hướng lãng mạn như: Oberto (1839), Nabucco (1842), Un Giorno di regno (King for a Day)....
    - Năm 1851- 1853: Ðỉnh cao đầu tiên của Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Verdi là: Rigoletto (1851) and La Traviata (1853);Otello and Falstaff (dựa trên tác phẩm của Shakespeare), Aila (1871), Fallstaf (1893)....
    ------------------------------------
    Có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em.
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Bản giao hưởng số 9 của Beethoven- Những nỗi truân chuyên
    Có những tác phẩm sống một cuộc đời như thế. Chúng tự thoát ra khỏi bản thân mình và bắt đầu một cuộc đời mới, hoặc mang tính biểu tượng hay lễ nghi, ở các lễ đường hay trong quân ngũ. Ðối khi chúng trở nên vô nghĩa do sự khoa trương màu mè nhưng thông thường chỉ đơn giản trở nên trống rỗng, bỏ mất đi vị thế của tác phẩm mà chỉ giữ lại cái tên, như một trái sung khô nhớ lại mình từng một htời tuowis rói.
    Bản giao hưởng số 9 của Beethoven nằm trong số đó, bản giao hưởng cuối cùng của ông, khúc "Tụng ca niềm vui" từng khiến chúng ta phải đứt giọng vì những nốt quá cao.
    Nhưng nó không phải là trường hợp đầu tiên trong lịch sử. Trước đấy đã có những bản nhạc như "God save the king", bản quốc thiều của Anh quốc hay "La Mareillaise", bản quốc ca Pháp. mà theo cách riêng của chúng, đã dọn ổ cho những khúc quốc thiều khác. Người ta dùng nó để phác học ra những lịch sử tương đồng: cái chất đồng thanh tương ứng cái ý tưởng quốc gia, dân tộc... Vì "La Mareillaise" chính là ý tưởng của nuớc Pháp, ở đó chất đế chế khong hề dự phần với chất cộng hoà.
    "Tụng ca niềm vui" cũng mọc lên trên một miếng đất màu mỡ, tạo ra bởi những niềm tin cũ và những ý tưởng hoàn toàn mới. Chương khai sáng của nó thật dài, vòng vèo, trải qua nhiều giai đoạn trước khi ta biết đến bản nhạc hiện nay (cả trong nhạc viết lẫn trong hoà tấu). Bản thân Beethoven cũngp hân vân giữa nhân dân và triều đình, giữa chủ nghĩa cá nhân và sự bác ái, giữa Chúa Trời và lịch sử... Ông đã xáo trộn con bài, là người đầu tiên quảng cáo cho ý tưởng rằng tác phẩm của ông có tinh thần yêu nước vì tầm quan trọng lịch sử của nó, đồng thời không ngừng công khai chỉ trích quyền lực từ địa vị một nghệ sỹ chính thức. Thêm vào đó là sự nổi tiếng ghgê gớm của ông và người ta nhanh chóng hiểu ra rằng "Tụng ca niềm vui", khúc nhạc ca ngợi tình huynh đệ giữa con người, hẳn phải có môtk số phận riêng biệt, trải qua không biết bao nhiêu những bài bình giảng về mỹ học, chính trị, tôn giáo, âm nhạc, văn học, lịch sử và chứng kiến khẩu vị của bao thứ nước xốt mà người ta thêm thắt vào.
    Với nước Ðức, nơi tạo ra huyền thoại của chính ông và triệu âm nhạc của ông lên để hỗ trợ hco nó. Beethoven trước hết là một nhà "ái quốc": đối với người khác, ông là chất xi măng Ðức tinh ròng, nhạc trưởng Hans Von Bulow tặng bản gioa hưởng số 9 cho Bismarck; Vua Luis II muốn thấy "Tụng ca niềm vui" biến thành hiện thực tỏng đám triều thần của mình: "Mọi người trở thành anh em ở nơi mà đôi cánh của người nhẹ nhàng hạ xuống". Nictzsche, trước khi tỉnh táo, thấy trong khúc nhạc đó một biểu hiện hoàn hảo cho sự say sưa của tửu thần: Huoston Stewart Chamberlain coi Beethoven là một "mẫu mực mà nòi giống Ðức cần noi theo"; Engels thán phục về một Giao hưởng số 9 do giai cấp vô sản trình diễn; Romain Rolland thấy ở đó là bài ca về con người ở đỉnh cao của lòng nhân ái, vượt qua mọi khác biệt và mọi biên giới. Với những người khác, âm nhạc của ông là của xứ Alsace-Luraine mơ tìm lại cội nguồn dân tộc, đến mức mà vào năm 1914, khi nổ ra đại chiến I, Beethoven đồng thời vừa ở trong phe này lần phe kia. Sau đại chiến, người nga vẫn thấy ở ông một nhà dân chủ, còn nước Ðức bại trận htấy ông là người dẫn dắt, những người theo Công giáo thì xét xử ông phải "bị câu rút"; và Karl Kraus, chua chát hơn bao giờ hết, viết rằng đối mặt với dòng thác lời lẽ ấy là Beethoven trở nên điếc...
    Tiếp đó là sự thoái trào vào thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến: Beethoven không còn là Beethoven nữa. Người ta chỉ trích âm nhạc của ông. Chẳng hạn những người xã hội chủ nghĩa cho ông là tư sản. Nhưng bọn quốc xã lên nắm quyền: vì thế người ta trình diễn bản Giao hưởng số 9 vào lễ khai mạc Liên hoan Bayreuth của "Kỷ nguyên mới" (chỉ đạo Richard Strauss). Ðối với bức tượng của Beethoven, Hiler bủn xỉn đồng tiền nhưng bắt người ta chơi bản Giao hưởng số 9 vào những dịp sinh nhật của mình. Những người Do thái muốn giành Beethoven về phía họ chăng? Người ta đã cấm họ không được chơi nhạc của ông. Beethoven vừa là điều bắt buộc phải có, vừa là điều cấm đoán. Các lý thuyết gia biến ông thành một người mang dòng máu Arian hoàn hảo, thế nhưng ông lại thấp lùn, xấu xí, có nước da nâu. Âm nhạc học đã cứu vãn chuyện này: nhạc của ông "đậm chất Bắc Âu". Rõ ràng lời của bản giao hưởng Ca tụng niềm vui có phần làm cho người ta day dứt. Thật thế, tinh thần nhân đạo mang chất Ðức. Nhưng bất chấp chuyện đó: Tại thế vận hội Beclin 1936, hàng ngành VÐV đua tài trên làn sóng nhạc của khúc tụng ca. Thời bị chiếm đóng, nước Pháp nghe nhạc Beethoven và chữ V biểu hiện cho chiến thắng là sáng kiến chuyển thành mật mã điện tín giống như chủ đề của bản giao hưởng số 5 của Beethoven. Thế nhưng ở trại tập trung Auschwitz, người ta giết người bằng hơi ngạt trong âm hưởng của khúc "Tụng ca niềm vui" được hát lên bằng tiếng Tiệp..., và sau đó lại còn bao nhiêu biến chuyển: khi tán thành Beethoven, khi phản đối Beethoven. Cho đến lúc Boulez đã thỗt lên: "Cái ông B. của chúng ta hay của tôi không phải là của chúng ta hay của tôi đâu". Trong khi chờ đợi, Giao hưởng "Tụng ca niềm vui" đã trở thành bản nhạc biểu trưng của châu Âu được phối âm bởi Herbert Von Karajan, một thành viên Ðảng Quốc xã từ năm 1933 mà người thừa kế là những kẻ nắm giữ quyền hành quyết.
    Theo Thể thao văn hoá số 41 (ra ngày 21-5-1999)
    Chó hư
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Johann Strauss - ông Vua của điệu valse thành Vienne
    Johann Strauss, ông Vua của điệu valse thành Vienne, là một thiên tài âm nhạc, một nhà trình diễn cuốn hút và là một người bị loạn thần kinh.
    Một trăm năm sau khi qua đời (3/6/1899). thành phố Vienne quê hương của ông đang trọng thể tôn vinh nhạc sĩ bậc thầy mà điệu Valse Danube Xanh của ông đã trở thành bản quốc thiều không chính thức của nước áo, với một loạt triển lãm, hòa nhạc và trình diễn những vở Opera ngắn Những cuốn sách tiểu sử vừa được viết ra đã vạch ra những nét song hành giữa sự nghiệp chói sáng của Johann với những ngôi sao
    nhạc Pop thế kỷ 20 và một tác giả đã so sánh ông với Michael Jackson. Cả Eduard Strauss, chắt nội của người em ruột Johann một quan tòa năm nay 44 tuổi.
    cũng nói trong một cuộc phỏng vấn: đấy là một câu chuyện gia đình cực kỳ thú vị. Strauss với ******** và với Rock''n Roll, chúng tôi có đủ thứ.
    Cỗ máy Strauss
    Hai đời của gia đình Strauss đã ngự trị trên các sàn nhảy của thành Vienne trong thế kỷ 19. Johann trưởng, cha của Strauss, bây giờ được người ta nhắc nhở với tư cách là tác giả của nhạc phẩm Radetzky March. Nhưng Johann Strauss thứ (con), sinh năm 1825 mới chính là người đã trở nên bất tử chiếc vĩ cầm trong tay, vây quanh là những nàng tiên có những bộ ngực để trần, đây là bức tượng mạ vàng trên công viên Trung tâm, trái tim của thành Vienne.
    Từ năm 1845 đến 1895. Johann Strauss và các em ông. Josef và Eduard, đã sáng tác ra hơn 500 khúc nhạc Valse, Polka và các vở Opera ngắn được công chúng nồng nhiệt đón nhận bộ ba này là những người tiền phong trong ngành công nghiệp âm nhạc. Johann, nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng và tay đàn violon, là một nhạc sĩ cổ điển" ăn nên làm ra vào bậc nhất. Một trăm năm trước đây, hàng ngàn người đã đổ xô đến các vũ trường để tâm hồn bị cuốn theo điệu
    Valse, từ nước Nga đến Hoa Kỳ. Năm 1872, Johann được quảng cáo trên tấm panô là Electric Strauss (Strauss điện) - điều khiển cuộc hòa tấu nhạc phẩm Danube Xanh trước 100.000 khán giả ở Boston, buổi ra mắt đầu tiên tại Mỹ. ông đã theo đuổi một chương trình biểu diễn quá căng thẳng cho đến một lúc gục ngã vì kiệt sức ở thành Vienne. Cũng như những huyền thoại nhạc Rock của thế kỷ 20. Địa vị ngôi sao đến với một giá đắt - con kỳ đà của điệu Valse ngày càng rơi vào căn bệnh trầm kha là suy thoái và âu lo. Người ta kể là ông đi tụt lùi khi xuống cầu thang và trong những chuyến đi tàu hỏa. ông thường ngã lăn ra sàn tàu mỗi khi con tàu chui qua một con đường hầm. Johann Strauss nằm lưng chừng giữa sự lập dị và bệnh điên khùng.
    Đằng sau mỗi vĩ nhân
    Johann Strauss biết rõ cách để viết ra một giai điệu lôi cuốn nhưng chính là bà mẹ ông - Anna là người có đầu óc kinh doanh. Chính bà đã tạo dựng nên đế chế âm nhạc Strauss. Bị người chồng phụ bạc, Anna Strauss đã khuyến khích đứa con trai đầu của mình sáng tác nhạc và dùng tài năng của con mình như một vũ khí chống lại người chồng đã ly thân. Sau lần ra mắt hết sức thành công lại một khư ngoại o thành Vienne vào tuổi 18, Johann con đã ganh đua thắng lợi với người cha nổi tiếng của mình trên vũ đài âm nhạc của Vienne, ông khâm phục cha mình về tài năng nghệ thuật nhưng, đứng vững về phía trận tuyến của người mẹ.
    Người vợ đầu tiên của Johann, Henriette Treffz, một ca sĩ Opera "Jetty", lớn hơn Johann 7 tuổi tiếp tục điều khiển công việc kinh doanh trình diễn phát đạt Sau khi hai người lấy nhau vào năm 1862. Strauss sáng tác bản Danube Xanh trong căn hộ ở quận 11 thành Vienne. Những căn phòng vừa tân trang ở đây, vào dịp này được mở cửa cho công chúng tham quan. Jetty còn khuyến khích chồng thử sức trong việc sáng tác những vở Opera ngắn (Op-eretta) . Bà từng bảo ông tại sao anh lại tự giết mình nhỉ? Cứ nhìn xem Offenbach đang làm gì ở Paris, anh nên bỏ công vào việc dựng các vở Operetta và có thể bán kèm một số bản Valse và Polka thêm vào đấy".
    Những giai điệu sâu lắng và tinh tế
    Nghe ra như thể đấy là lời khuyên có tính chất thương mại Johann đã viết ra vở Operena được trình diễn thường xuyên nhất trên thế giới vào năm 1874: vở Die Fledermaus. Tiếp đó là các vở Gypsy Baron và Wiener Blut, trở thành những vở rất đắt khách và thu được nhiều tiền từ việc ghi âm nhạc nền. Khi Jetty qua đời, Strauss lấy một ca sĩ 28 tuổi. Lily Dietrich, nhưng chẳng bao lâu cô gái bỏ ông chạy theo một đạo diễn sân khấu. Strauss ly khai Công giáo và trở thành một tín đồ đạo Tin Lành để có thể cưới bà vợ thứ ba, một quả phụ Do Thái tên là Adele. Bà sống lâu hơn Johann và không một cuộc hôn nhân nào của Johann có con cái cả. Âm nhạc của Johann Strauss không hẳn là thứ nhạc Pop nông cạn. Đằng sau những gì phù phiếm và sôi nổi, ông đã nắm bắt chết sầu muộn, thường có tính than vãn , cái tâm thức của thành Vienne trong các giai điệu của mình. Eduard Strauss, người đang chỉ đạo một dự án nghiên cứu về âm nhạc của dòng họ Strauss, nhận xét rằng "Cụ ấy là thần tượng Pop của thế kỷ trước."
    Theo TTVN
    Chó hư
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Johann Strauss - ông Vua của điệu valse thành Vienne
    Johann Strauss, ông Vua của điệu valse thành Vienne, là một thiên tài âm nhạc, một nhà trình diễn cuốn hút và là một người bị loạn thần kinh.
    Một trăm năm sau khi qua đời (3/6/1899). thành phố Vienne quê hương của ông đang trọng thể tôn vinh nhạc sĩ bậc thầy mà điệu Valse Danube Xanh của ông đã trở thành bản quốc thiều không chính thức của nước áo, với một loạt triển lãm, hòa nhạc và trình diễn những vở Opera ngắn Những cuốn sách tiểu sử vừa được viết ra đã vạch ra những nét song hành giữa sự nghiệp chói sáng của Johann với những ngôi sao
    nhạc Pop thế kỷ 20 và một tác giả đã so sánh ông với Michael Jackson. Cả Eduard Strauss, chắt nội của người em ruột Johann một quan tòa năm nay 44 tuổi.
    cũng nói trong một cuộc phỏng vấn: đấy là một câu chuyện gia đình cực kỳ thú vị. Strauss với ******** và với Rock''n Roll, chúng tôi có đủ thứ.
    Cỗ máy Strauss
    Hai đời của gia đình Strauss đã ngự trị trên các sàn nhảy của thành Vienne trong thế kỷ 19. Johann trưởng, cha của Strauss, bây giờ được người ta nhắc nhở với tư cách là tác giả của nhạc phẩm Radetzky March. Nhưng Johann Strauss thứ (con), sinh năm 1825 mới chính là người đã trở nên bất tử chiếc vĩ cầm trong tay, vây quanh là những nàng tiên có những bộ ngực để trần, đây là bức tượng mạ vàng trên công viên Trung tâm, trái tim của thành Vienne.
    Từ năm 1845 đến 1895. Johann Strauss và các em ông. Josef và Eduard, đã sáng tác ra hơn 500 khúc nhạc Valse, Polka và các vở Opera ngắn được công chúng nồng nhiệt đón nhận bộ ba này là những người tiền phong trong ngành công nghiệp âm nhạc. Johann, nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng và tay đàn violon, là một nhạc sĩ cổ điển" ăn nên làm ra vào bậc nhất. Một trăm năm trước đây, hàng ngàn người đã đổ xô đến các vũ trường để tâm hồn bị cuốn theo điệu
    Valse, từ nước Nga đến Hoa Kỳ. Năm 1872, Johann được quảng cáo trên tấm panô là Electric Strauss (Strauss điện) - điều khiển cuộc hòa tấu nhạc phẩm Danube Xanh trước 100.000 khán giả ở Boston, buổi ra mắt đầu tiên tại Mỹ. ông đã theo đuổi một chương trình biểu diễn quá căng thẳng cho đến một lúc gục ngã vì kiệt sức ở thành Vienne. Cũng như những huyền thoại nhạc Rock của thế kỷ 20. Địa vị ngôi sao đến với một giá đắt - con kỳ đà của điệu Valse ngày càng rơi vào căn bệnh trầm kha là suy thoái và âu lo. Người ta kể là ông đi tụt lùi khi xuống cầu thang và trong những chuyến đi tàu hỏa. ông thường ngã lăn ra sàn tàu mỗi khi con tàu chui qua một con đường hầm. Johann Strauss nằm lưng chừng giữa sự lập dị và bệnh điên khùng.
    Đằng sau mỗi vĩ nhân
    Johann Strauss biết rõ cách để viết ra một giai điệu lôi cuốn nhưng chính là bà mẹ ông - Anna là người có đầu óc kinh doanh. Chính bà đã tạo dựng nên đế chế âm nhạc Strauss. Bị người chồng phụ bạc, Anna Strauss đã khuyến khích đứa con trai đầu của mình sáng tác nhạc và dùng tài năng của con mình như một vũ khí chống lại người chồng đã ly thân. Sau lần ra mắt hết sức thành công lại một khư ngoại o thành Vienne vào tuổi 18, Johann con đã ganh đua thắng lợi với người cha nổi tiếng của mình trên vũ đài âm nhạc của Vienne, ông khâm phục cha mình về tài năng nghệ thuật nhưng, đứng vững về phía trận tuyến của người mẹ.
    Người vợ đầu tiên của Johann, Henriette Treffz, một ca sĩ Opera "Jetty", lớn hơn Johann 7 tuổi tiếp tục điều khiển công việc kinh doanh trình diễn phát đạt Sau khi hai người lấy nhau vào năm 1862. Strauss sáng tác bản Danube Xanh trong căn hộ ở quận 11 thành Vienne. Những căn phòng vừa tân trang ở đây, vào dịp này được mở cửa cho công chúng tham quan. Jetty còn khuyến khích chồng thử sức trong việc sáng tác những vở Opera ngắn (Op-eretta) . Bà từng bảo ông tại sao anh lại tự giết mình nhỉ? Cứ nhìn xem Offenbach đang làm gì ở Paris, anh nên bỏ công vào việc dựng các vở Operetta và có thể bán kèm một số bản Valse và Polka thêm vào đấy".
    Những giai điệu sâu lắng và tinh tế
    Nghe ra như thể đấy là lời khuyên có tính chất thương mại Johann đã viết ra vở Operena được trình diễn thường xuyên nhất trên thế giới vào năm 1874: vở Die Fledermaus. Tiếp đó là các vở Gypsy Baron và Wiener Blut, trở thành những vở rất đắt khách và thu được nhiều tiền từ việc ghi âm nhạc nền. Khi Jetty qua đời, Strauss lấy một ca sĩ 28 tuổi. Lily Dietrich, nhưng chẳng bao lâu cô gái bỏ ông chạy theo một đạo diễn sân khấu. Strauss ly khai Công giáo và trở thành một tín đồ đạo Tin Lành để có thể cưới bà vợ thứ ba, một quả phụ Do Thái tên là Adele. Bà sống lâu hơn Johann và không một cuộc hôn nhân nào của Johann có con cái cả. Âm nhạc của Johann Strauss không hẳn là thứ nhạc Pop nông cạn. Đằng sau những gì phù phiếm và sôi nổi, ông đã nắm bắt chết sầu muộn, thường có tính than vãn , cái tâm thức của thành Vienne trong các giai điệu của mình. Eduard Strauss, người đang chỉ đạo một dự án nghiên cứu về âm nhạc của dòng họ Strauss, nhận xét rằng "Cụ ấy là thần tượng Pop của thế kỷ trước."
    Theo TTVH
    Chó hư
  6. Ludwig65

    Ludwig65 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    417
    Đã được thích:
    0
    Niccolò Paganini ?" Pháp sư của kỹ xảo âm nhạc​
    Niccolò Paganini (1872-1840) là nhà danh cầm và nhà soạn nhạc tài hoa, người Italia, một trong những nhà sáng lập chủ nghĩa lãng mạn trong âm nhạc châu Âu, bạn đồng nghiệp vừa là người đương thời của các nhạc sĩ thiên tài : Chopin, Lizst, ... và nhiều nghệ sĩ tài năng khác.
    Từ nhỏ, Paganini nổi tiếng là thần đồng âm nhạc ở thành phố quê hương Genoa. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình lao động nghèo ở thành thị, đông con, sùng đạo.
    Hoạt động âm nhạc (sáng tác, biểu diễn, lịch sử - lý luận âm nhạc) của Paganini phần lớn ở miền Bắc nước Italia. Từ năm 1828 đến 1834, ông đã đi biểu diễn tại 40 thành phố thuộc châu Âu, mà đặc biệt là ở Pháp. Danh tiếng nhạc sĩ vĩ cầm đôi lúc che mờ danh tiếng nhạc sĩ sáng tác. Ông sáng tác nhiều, nhiều tác phẩm khó hiểu, khó đến nỗi nhiều người đương thời nghĩ là do một ma lực siêu nhiên nào đó nhập vào người ông. 24 bản ?ocaprice? viết riêng cho violin là những tác phẩm khó nhất. Ngoài ra còn có 12 bản sonata viết cho violin và guitar, 6 concerto viết cho violin, 6 bản tứ tấu cho violin, viola, cello và guitar ...
    Con đường tiến bộ nghệ thuật âm nhạc của Paganini gắn liền với sự giáo dục, đào tạo của nhiều nhạc sư giỏi, nổi bật hơn cả là giáo sư, viện sĩ Ferdinando Paër (1771-1839), giám đốc một nhạc viện lớn ở Leghorn. Sự nghiệp sáng tác và biểu diễn của Niccolò Paganini chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền âm nhạc cổ điển Italia với những khúc bi ai của Correlli (1653-1713), âm hưởng anh hùng của Vivandi (1678-1741), âm điệu trữ tình của Punhiani (1731-1798) và Viotti (1755-1824), dòng nhạc giàu sức tưởng tượng làm say đắm lòng người của Tactini (1692-1770). Ông được mệnh danh là nhạc sĩ có đôi tai thần diệu, đôi bàn tay vàng, là ?opháp sư của kỹ xảo âm nhạc?.
    Ông được nhân dân Italia, công chúng châu Âu ngưỡng mộ, sùng bái, nhưng lại là đối tượng săn đuổi, dèm pha, đố kỵ của Giáo hội ********* và của những kẻ bất tài trong giới. Chúng qui kết Niccolò là tên vô lại, kẻ tà đạo, là ?ohiện thân của quỉ dữ?. Đó là nguyên nhân gây ra nhiều tấn bi kịch thảm hoạ cho người nhạc sĩ trung thực ?osống như một người nổi loạn, chết như một kẻ vô thần?.
    Mà khi còn sống, thì Niccolò Paganini nổi loạn thật. Đó là trong sáng tạo âm nhạc, ông đã mạnh dạn cách tân, đặc biệt, ông đã có ý thức rất sớm về sự kết hợp giữa phong trào âm nhạc cung đình và dòng âm nhạc dân gian, giữa tri thức lý luận và thực tiễn biểu diễn, giữa biểu diễn trong các nhà hát sang trọng và lưu diễn ở những nơi đông người. Còn trong hoạt động xã hội, từ năm 18 tuổi, Niccolò đã là thành viên của tổ chức yêu nước Carbonari, biểu tượng của ý chí độc lập, tự do của nhân dân Italia trước hoạ xâm lăng của quân đội Pháp. Đánh giá cuộc đời trong sáng và sự nghiệp vĩ đại của Niccolò Paganini, một nhà phê bình châu Âu thời đó viết: ?oPaganini là nhà bác học. Những tác phẩm của ông cũng vĩ đại chẳng khác gì việc phát hiện ra những vùng đất mới hoặc thế giới mới. Chúng là kết quả của tri thức âm nhạc và quá trình tìm tòi gần như siêu phàm?.
    Sự nghiệp vinh quang của Paganini có được còn là nhờ ở ông có những mối tình thơ mộng và cao thượng làm động lực; nhưng cũng có những mối tình đầy bi thương và đau khổ. Dẫu vậy, thì trước ?" sau cuộc đời cũng công bằng đối với ông, đã để lại cho ông người con trai độc nhất, hầu tước Arsilino Paganini rất mực hiếu thảo với người cha xấu xố vì bị Giáo hội thù hận, mà mãi tới 56 năm sau khi mất (Ông mất ngày 27-5-1840 vì bệnh ung thư thanh quản, tại Nice, miền Nam nước Pháp) thi hài Paganini mới được đưa về mai táng ở quê hương.
    (Sưu tầm)
    Được Ludwig65 sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 06/09/2003
  7. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    Johannes Brahms - Người biểu đạt hoàn hảo tâm hồn thời đại
    Trên bầu trời nghệ thuật thế giới nửa sau thế kỷ 19, âm nhạc của Johannes Brahms, với vẻ đẹp hình thức hoàn hảo và sự dung di sâu sắc của tâm hồn, như một chòm sao rực ráng. Ông là người tiếp nối các truyền thống hiện thực cổ điển và ?olàm giàu? chúng bằng những thành tựu của chủ nghĩa lãng mạn Đức. Âm nhạc của Johannes Brahms vừa đầy chất triết học trữ tình đặc trưng của Bach vừa mang những hình tượng âm nhạc hoành tráng và bạo liệt theo tinh thần Beethoven, nhưng cũng đậm nỗi lo âu về số phận của con người hiện đại.
    Brahms sinh ngày 7/5/1833 tại thành phố cảng Hamburg, miền Bắc nước Đức, là con thứ trong gia đình một nhạc sĩ nghèo, dòng dõi thị dân, thổi lute, flute, kèn cor, chơi contrebasse trong các nhà hàng hạng hai và hộp đêm của Hamburg. Chính Brahms nói về thời thơ ấu của mình: ?oChẳng có mấy ai sống khổ như tôi?. Năm 13 tuổi, Brahms phải kiếm sống bằng âm nhạc, chơi piano trong các hộp đêm với bố và sáng tác các tiểu phẩm salon. Năm 1853, Brahms rời bỏ Hamburg đi lưu diễn khắp đất nước cùng nghệ sĩ violin ?" nhà cách mạng người Hungary ?" E.Remenyi và qua đó có dịp gặp Liszt tại Weimar. Lúc này Liszt đã sừng sững như một tượng đài âm nhạc thế giới, nhưng chỉ mới vài ngày Brahms đã ngộ ra rằng giữa ông và nhà soạn nhạc vĩ đại người Hungary không thể có ?ođiểm tiếp xúc? nào cả. Khát vọng nghệ thuật của Liszt vì một thứ âm nhạc có chương trình trong đó nội dung và hình thức được xác định bằng hình tượng văn học quá xa lạ với Brahms.
    Nhưng sau đó ông đã gặp Schumann tại Duesseldorfs và cuộc gặp này đã tạo ra bước ngoặt trong cuộc đời của Brahms. Đang bị cơn bệnh tâm thần hành hạ, nhà soạn nhạc Đức nổi tiếng Schumann sửng sốt trước tài năng độc đáo của chàng nhạc sĩ 20 tuổi vô danh đến nỗi đã viết bài báo cuối cùng của mình (sau 10 năm ông đã gác bút) với nhan đề ?oCon đường mới? trên tạp chí âm nhạc do ông sáng lập. 20 năm trước đó, Schumann là người đầu tiên viết về Chopin và bây giờ ông là người đầu tiên viết về Brahms. Ông gọi Brahms là ?oBậc thầy biểu đạt hoàn hảo tâm hồn thời đại?. Bài báo của Schumann đã đưa tên tuổi Brahms đi khắp thế giới.
    Năm 1862, đau lòng vì không tìm được một mái nhà nghệ thuật vững chắc cho riêng mình ở thành phố quê hương Hamburg, Brahms rời bỏ Tổ quốc sang sống ở Vienna, khi ấy được coi là thủ đô âm nhạc của thế giới. Ở Vienna, Brahms trở thành chủ tướng của những người ?ochống lại? Liszt và Wagner trong cái gọi là cuộc chiến giữa hai trường phái ?oLeipzig? và ?oWeimar?. Thậm chí cả Hans Von Bulow, học trò lỗi lạc của Liszt và là bạn của Wagner, cũng nhảy sang phe Brahms. Bulow gọi Bản giao hưởng số 1 của Brahms (viết năm 1876) là ?obản giao hưởng thứ 10 của Beethoven?. Đó là một lời nói hơi thậm xưng, nhưng nó thể hiện quan điểm của giới âm nhạc nửa cuối thế kỷ 19: Tên tuổi Brahms được đặt cạnh tên của Beethoven và Bach - thần tượng của ông. Cuối đời Brahms đã nói một câu nổi tiếng: ?oCó 2 sự kiện lớn nhất đời tôi ?" đó là sự thống nhất nước Đức và việc xuất bản tuyển tập tác phẩm của Bach?.
    10 năm ở Vienna là thời kỳ sáng tạo của Brahms đạt tới đỉnh cao huy hoàng. Trừ opera và âm nhạc theo chương trình, ông đã viết đến 380 tác phẩm thanh nhạc, 3 sonata, 5 biến tấu, 5 ballad, 3 rhapsody ... cho piano, 3 sonata cho violin, 2 sonata cho cello và nhiều tác phẩm Tam tấu, Tứ tấu, Ngũ tấu ... trong đó có nhiều tuyệt tác như Biến tấu theo chủ đề của Paganini (A-moll), Quintet cho piano (F-moll), Sonata số 3 cho violin, Concerto số 2 cho piano (B-dur) - một ?ogiao hưởng? 4 chương độc đáo có phần solo của piano. Đặc biệt với các tác phẩm giao hưởng, Brahms trở thành một trong những nhân vật lỗi lạc nhất của lịch sử âm nhạc thế giới thế kỷ 19. Giữa lúc hệ thống tư duy giao hưởng lãng mạn tưng bừng lên ngôi, ông đã đẩy tới sự hoàn chỉnh những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển trong các thể tài giao hưởng. Đây chính là sự độc đáo và cống hiến lịch sử của Brahms. Thế nhưng, không giống những hậu bối của Mendelssohn máy móc rập khuôn các quy luật cấu trúc và hình thức xưa cũ, Brahms sử dụng các thủ pháp giao hưởng cổ điển một cách sáng tạo để thể hiện một thế giới hình tượng lãng mạn, những tình cảm hiện đại, chất thơ, chất phóng túng của âm nhạc. Đương thời một nhà phê bình đã nói ?oBrahms cảm nhận bằng đầu và tư duy bằng trái tim?.
    Bốn bản giao hưởng của Brahms đưa ông đến những đỉnh cao nhất của âm nhạc giao hưởng thời kỳ sau Beethoven. Giao hưởng số 4 (E-moll) kể về các khúc ngoặt bi thương của cuộc sinh tồn đầy kịch tính và tinh thần bất khuất, thuộc số những tác phẩm độc đáo và hoàn mỹ nhất của Brahms. Bản Concerto cho violin (D-dur) là một trong những concerto hay nhất thế giới viết cho violin. Brahms nói: ?oSáng tác đẹp như Mozart thì chúng ta chịu, nhưng ít nhất phải cố viết được tinh khiết như ông?. Vấn đề không chỉ liên quan về kỹ thuật mà còn liên quan đến cả vẻ đẹp thẩm mỹ nội dung âm nhạc Mozart. Nhạc của Brahms phức tạp, xung động hơn nhạc của Mozart, như thời đại ông với thời đại của Mozart. Nhưng Brahms theo đuổi tín điều này, vì toàn bộ hoạt động sáng tạo của ông được đặc trưng khát vọng vươn tới những lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp.
    Vinh quang dồn dập đến với Brahms. Ông được tặng huân chương Leopold của hoàng đế nước Áo, viện sĩ Viện hàn lâm Nghệ thuật Berlin, học vị tiến sĩ của Đại học Cambridge, Đại học Breslau, công dân danh dự của thành phố Hamburg ... Ông cũng đã yêu vài người đàn bà, kể cả Clara Schumann, nhưng chưa bao giờ lấy vợ. Cuối đời Brahms sống cô độc, tránh xa đám đông. Chuyện rằng, chủ nhân một cuộc tiếp khách trọng thể muốn lấy lòng ông, đưa trước Brahms danh sách khách mời và đề nghị ông gạch tên bất cứ ai ông không thích, Brahms đã lấy bút gạch ... tên mình !
    Brahms mất ngày 3/4/1897 tại Vienna vì ung thư gan.
    Sưu tầm
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Đặng Thái Sơn : Mùa thu Hà Nội quyến rũ lắm!
    15:36'', 12/10/ 2003 (GMT+7)
    (VietNamNet) -...Nhà hát Lớn Hà Nội đầy ắp âm thanh bản trong trẻo của Mendelssohn, Đặng Thái Sơn như chìm trong âm thanh quyến rũ đó. Khán phòng nhà hát khi thử đàn chỉ có vài người, họ có một hạnh phúc bất ngờ: được nghe nghệ sĩ tài danh biểu diến độc tấu. Là một ngươi kín đáo, sống nội tâm, nhưng có lẽ do ngày thu đẹp trời này, anh đã rất cởi mở thân mật dành cho VietnamNet cuộc trò chuyện riêng. 
    - Xin chào nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, anh có khoẻ không?
    - (Cười rất tươi) Anh xem, Sơn rất khoẻ, tay Sơn còn đem nhẻm nắng gió Brazil. Cách đây bốn hôm Sơn còn tham gia chương trình biểu diễn tại các thành phố lớn của Brazil: Sao Paolo?. Brazil không chỉ nổi tiếng về bóng đá, cà phê mà dân họ cũng rất yêu âm nhạc cổ điển.
    - Chương trình biểu diễn của anh lần này gồm các tác phẩm nào?
    - Nhận lời mời của chương trình Toyota Classics, Sơn có đưa ra một danh sách các tác phẩm, họ chọn Mendelssohn, Veber, và Dvorak. Có lẽ vì dàn nhạc của Giao hưởng Đông Bắc Đức nên họ chọn nhạc sĩ Đức chăng?
    Công việc của anh thời gian này thế nào?
    - Sơn hiện ở Motreal (Canada) nhận lời dạy cho sinh viên khoa Âm nhạc trường đại học Montreal, rồi tham gia các chương trình biểu diễn các nước trên thế giới, thu đĩa, năm vừa qua Sơn thu hai đĩa nhạc giao hưởng, cuối năm này lại sang Nhật dạy theo kế hoạch hàng năm.(Anh là Giáo sư danh dự của trường Dại học Âm nhạc kunitachi tại Tokyo)
    - Biểu diễn, thu thanh, giảng day, tham gia trong Ban giám khảo của các Concour... anh dành nhiều thời gian cho công việc nào nhất?
    - Công việc nào Sơn cũng thấy thú vị, là nghệ sĩ biểu diễn, nên dành phần nhiều cho công tác biểu diễn.
    - Là người được đào tạo và thành danh từ nước Nga, anh có hay về thăm trường cũ?
    - Nước Nga trong tâm hồn Sơn là nước ?omẹ đẻ thứ hai? sau tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Không có nước Nga thì không có nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, điều ấy là chắc chắn. Năm 2002, trường của Sơn bị tai nạn (Nhạc viện Tchaicovski bị cháy), Sơn là người đầu tiên về ngay trường tổ chức một đêm lấy tiền ủng hộ trường, rồi các nghệ sĩ thành danh khác là học sinh cũ của trường cũng về tham gia các chương trình biểu diễn lấy tiền ủng hộ trường. Sơn cũng đã tổ chức một buổi biểu diễn tưởng niệm giáo sư NV Natason khi thầy qua đời... mỗi lần về Nga. Sơn đều đến viếng mộ người thầy vô cùng yêu quý của Sơn. Năm nay Sơn cũng vừa về Nga nhân dịp mừng thọ thầy Ixacat 80 tuổi.
    - Có phải người thày đã sang Việt Nam năm 1974 và phát hiện ra Đặng Thái Sơn?
    Đây là lần thứ hai, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn mời tham gia chương trình Toyota Classics 2003 (Lần đầu là mùa thu 1997). Lịch làm việc của anh chật kín.
    - Phải đấy, năm ấy Sơn mới tốt nghiệp trung cấp âm nhạc, chính thày đã thổi bùng ngọn lửa sáng tạo tiền ẩn trong Sơn, thày đã chọ Sơn dề nghị với nhà nước cho Sơn sang học tại Nhạc viện Tchaicovsky.. Hồi đó đi nước ngoài là rất khó khăn, nhất là đối với Sơn, chí có thầy Ixacat mới có thể vượt qua cửa ải tưởng như không thể ấy. Nhớ hôm trước ngày lên đường, ông Cù Huy Cận còn gặp riêng Sơn dặn dò rất là kỹ lưỡng. Chỉ khi bước chân xuống Moscva, Sơn mới tin rằng mình được sang học tại trường tốt nhất của ?othủ đô của Âm nhạc thế giới?. Bây giờ mỗi lần gặp người Nga, nói tiếng Nga, lòng Sơn lại thấy một cảm giác đầy xúc động  trìu mến ở xa xứ được nghe một tiếng Việt thân thương....Năm 2002, Sơn cũng được mời về Nga biểu diễn cùng dàn nhạc của nhạc viện Novoximbierk.. Đây là dàn nhạc cự phách của Nga, có nhiều danh cầm người Do thái. Và ở Nhạc viện này Sơn lại gặp có một giáo sư tiến sĩ  chủ nhiệm khoa Sáng tác người việt : Nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất. Mỗi lần gặp những người Việt xa xứ thành công trong sự nghiệp nhất là cùng nghề cảm thấy thật tuyệt vời tự hào là người Việt Nam mình lắm.
    - Thưa anh, khi chơi đàn Piano anh có gặp khó khăn gì?
    - Cây đàn Piano là của châu Âu, mình là người Á đông, sức vóc không thể địch lại các bạn châu Âu được. Mình có cách của mình. Họ vận sức, mình vận khí, Sơn vẫn tập Yoga để thể  hiện được tinh thần - phần hồn của bản nhạc. Phải luôn hiểu cái mạnh, cái yếu của mình để phát huy cái mạnh, khắc phục cái yếu nhằm đạt hiệu quả trong thể hiện các tác phẩm.
    - Ví dụ?
    - Sơn cảm nhận từ mình ra rằng: người Á đông sức vóc có hạn, nhưng cảm nhận rất tinh tế, làm những cái tỉ mỉ, tỉa tót thì rất tốt, nhưng làm cái tổng thể, vĩ mô thì hơi yếu. Cây đàn Piano là một cỗ máy âm nhạc đồ sộ, phải bắt nó phục tùng mình một cách tốt nhất. Chơi Piano đánh mạnh là rất dễ, nhưng chơi những nốt nhỏ mới khó, không khéo sẽ mất nốt. Những nốt nhỏ gieo vào lòng người nghe những ấn tượng có khi mạnh hơn cả những âm thanh choáng ngợp...
    - Tiêu chí tác phẩm anh chọn để thể hiện như thế nào?
    - (Cười rất hóm hỉnh) Sơn được nghe kể, ngay khi sinh, bố đã lấy cho một lá số Tử Vi, Mệnh của Sơn là ?oBình địa mộc?, cung mệnh ?ovô chính diệu?. Ngẫm lại Sơn thích thể hiện những tác phẩm trữ tình, nhiều chất nhân văn. Bên cạnh các tác phẩm của Chopin, Sơn biểu diễn cả Bethoven, Rakhmanhicop, Mozart, Debussy... Và Sơn không thích thể hiện những bản nhạc ?osấm sét? quá. Hồi thi Chopin lần thứ 10 có nghệ sĩ người Nam tư Pôgrelixoats được gọi là ?oPhù thuỷ trên cây đàn piano?, anh là một ứng viên sáng giá nhưng bị phạm quy nên bị loại. Mỗi nghệ sĩ phải tìm ra một nét riêng của mình và thể hiện nó đến cùng..
    - Về thăm trường cũ (Nhạc viên Hà Nội) anh thấy có điều gì mới ?
    - Vào Nhạc Viện Hà Nội, thấy đang xây dựng các phòng học khang  trang, được trang bị nhạc cụ các hãng nổi tiếng, các thày giáo đều được học, và tu nghiệp ở các nhạc viện nưới ngoài. Rất mừng vì sự phát triển của đất nước trên đà đổi mới. Nhưng nói thật lòng, ngày xưa thế hệ Sơn học hành khó khăn lắm, nhạc cụ chất lượng không cao, giáo trình thiếu thốn, các thày chưa có điều kiện tu nghiệp ở các nhạc viện lớn. nhưng  ai cũng rất say mê học tập. Bây giờ người có đàn piano riêng trong nhà không phải hiếm nữa. Điều kiện học hành tốt, nhưng còn có em thiếu ?olửa? quá, chắc cuộc sống có nhiều sự lựa chọn, nên chưa toàn tâm cho học hành chăng? Cái nghề này là phải sống chết với nó mới mong thành đạt được. Vì việc gì đó mà không sờ đến đàn một ngày là Sơn thấy như thiếu không khí ấy rồi, không thể chịu được!
    - Và nghe nói hồi đó Sơn đã từng vào làm việc ở nhà máy điện trong những lúc thời tiết 20 độ dưới âm?
    - Năm 1979, đúng là Sơn có thời gian ngắn làm thêm ở nhà máy Điện, được các anh chị Nga rất quý và chấm thêm cho Sơn mấy công (lại cười, trong khoé mắt như có ngấn lệ). Đi dự thi Chopin mà phải mượn bạn bè giầy, mũ, Một bộ lễ phục (smoking) gần như bắt buộc cũng không có nốt. Nên khi được giải thấy hạnh phúc quá, như trong mơ vậy
    - Cho dến bây giờ,  mỗi lần biểu diễn là một lần cảm xúc mới?
    - Nói chung là như thế, phải thật cảm xúc mới có thể chơi đàn hay được.
    ?oNói chung? thì cũng tức là có ?onói riêng?.
    Nói riêng đúng là có lần trước khi biểu diễn Sơn nhận được một tin rất, rất buồn, mà chuông đã reo báo đến giờ diễn, phải chơi những bản nhạc vui tươi trong lòng ngổn ngang trăm nỗi thì thật là ... Còn thì việc đang bị sốt vẫn chơi đàn thì là ?ocơm bữa?. Khi chơi đàn cơn sốt bay biến đi đâu mất, lúc đứng lên chào khán giả, ?osốt? mới quay về làm Sơn như sắp khuỵ xuống...
    - Anh có cảm nhận  về đất nước trong lần này?
    - (Lại cười) Nói vui ngay tại cái chỗ sân khấu này nhé. Lần Toyota Classics 1997, khi Sơn thử đàn như bây giờ, có mấy con chuột chạy qua sân khấu.(cười). Năm nay về thấy Nhà hát Lớn đã được sửa sang lại từ ngoài vào trong, Sơn chơi ở đây có cảm giác âm thanh, ánh sáng chẳng kém bất cứ nhà hát nổi tiếng nào trên thế giới.
    - Ngoài các công việc trên anh còn làm gì thêm nữa?
    - Sơn có nhiều người bạn ở nước ngoài yêu mến Việt Nam, và đã tổ chức thành Club ủng hộ như liên hệ tìm tài trợ được 100.000 USD mua sách nhạc, và tìm các bạn có đàn piano cũ không dùng đến tặng Việt Nam, kỳ tới sẽ tìm cách làm các buôỉ biểu diễn từ thiện lấy tiền, để tạo điều kiện cho một người sang Nhật học lên dây đàn. Hiện nay chỉ có anh Hoà là người được học lên dây đàn một cách bài chính quy thì ít ỏi quá.
    - Anh Sơn này, còn cái việc gia đình riêng thì thế nào?
    Đây là việc rất riêng tư, và hãy để cho Sơn được giữ bí mật vậy. Lần này về thích nhất là điều gì anh có biết không? Đó là Sơn ra đường phố mà không ai nhận ra, thoải mái vì không bị... làm phiền (cười rất to). 
    Phú Cương(thực hiện)
    Tâm sự của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn.
    Cũng là cái duyên, vào những mùa thu tôi lại được hội ngộ cùng thính giả Hà Nội, Vẫn những khuôn mặt ấy, sân khấu ấy mà tâm trạng mỗi lần một vẻ. Năm nay với bản Concerto số 1 của Mendelssohn xin hãy cùng trở về với tuổi bông bột, mơ màng.... Lại nghĩ : người đàn hửng đàn, người nghe lắng nghe, một cảm giác say tuyệt đỉnh. Cứ tưởng mình CHO, mà không, tôi ĐƯỢC và ĐƯỢC nhiều lắm....
    Xin cảm tạ những ai góp phần cho đêm nhạc đầy ý nhị này.
    Chó hư
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    [sie=4] Nhạc Cổ Điển [/size=4]

    Cùng với Opera và Ballet, nhạc cổ điển trước đây vẫn được coi là dành cho giới thượng lưu trưởng giả. Từ khi Radio & Television xuất hiện, chuyện thưởng ngoạn nghệ thuật đã lan rộng và từ từ chúng đã trở thành đại chúng.
    Đúng ra phải gọi là nhạc cổ điển tây phương đặng phân biệt với cổ nhạc ?" Cổ nhạc của VN mình thôi còn mấy nước khác thì tui mù tịt - Nhạc cổ điển tây phương xuất hiện đã lâu lắm rồi, còn cổ nhạc của mình e rằng nó chưa cổ gì mấy, và trong khuôn khổ bài viết này, tui làm bộ lơ nó đi.
    Đôi dòng khái niệm
    Âm nhạc không phải là công việc của trí tuệ mà là của cảm nhận vì nó thành đạt và diễn tả những cảm xúc. Đọc sách nhưng nghe nhạc, nghe mới thưởng thức được cái hay của nhạc. Nghe nhạc là cả một nghệ thuật và ngó bộ hổng ngon ơ như người ta thường tưởng - rằng chỉ việc mở lên rồi nghe khơi khơi - Mỗi ngày chúng ta nghe biết bao là nhạc phát từ radio TV và những dàn máy tối tân, nhưng e rằng chúng ta hổng thưởng thức nhạc. Cái sự nghe ni nó phiến diện bởi nó chạy vào tai phải và ra bằng tai trái liền tù tì. Khi nó vào xong, rồi ù lì đóng trụ và tạo cảm xúc thì mới đích thị là chuyện thưởng thức. Theo cách ấy thì thưởng thức nhạc là cả một nghệ thuật cần phải học hỏi và luyện tập lâu dài.
    Vì nhạc cổ điển không có lời nên rồi chuyện nghe và cảm nhận có khó khăn lắm chăng? Để phát triển nghệ thuật thưởng thức nhạc cổ điển, một số nguyên tắc căn bản đã được đề ra:
    - Nghe bài nhạc càng lâu càng tốt để nó thấm vào linh hồn và vào cả trí khôn.
    - Lắng nghe cái âm điệu của bài nhạc, khúc nào thích thì đoán coi nó được chơi bằng nhạc cụ gì
    - Tưởng tượng trong đầu mình những hình ảnh mà bản nhạc tạo nên.
    - Tưởng tượng tác giả đang nghĩ chi lúc viết ra nó.
    - Đánh nhịp dậm chân hay là lúc lắc theo điệu nhạc.
    - Để ý khi nào thì tiết điệu thay đổi, và tại sao.
    - Tìm hiểu, nếu được, thời gian và lý do bài nhạc đã được sáng tác.
    - Nên cố gắng nghe nhạc thêm lên mỗi ngày.
    Những nguyên tắc ni thực ra không đáp ứng được hết mọi khía cạnh của nghệ thuật thưởng thức, nhưng chúng giúp bạn nghe được nhạc lâu hơn mà không bị chán hay bồn chồn ?" chờ bài nhạc hết lẹ để coi như ... xong nợ !
    Thưởng thức nhạc là đi cùng với nhạc chớ hổng phải hì hục chạy theo nó ?" chạy như thế thì mệt chết bà! Các nguyên tắc trên làm bạn tưởng như muốn nghe được nhạc thì phải tốn sức lao động lắm lắm. Thành ra tội chi mà khổ cực dzậy trời!
    Kể ra chuyện khổ cực (nếu quả thiệt có thì) nó đáng đồng tiền bát gạo lắm nha. Vì rằng âm nhạc là một trong những điều thiết yếu căn bản, tạo những đáp ứng cảm tính, kích thích giác quan và do đó làm cuộc sống con người trở nên phong phú gấp bội.
    Âm nhạc là ngôn ngữ chung của nhân loại. Người nghe nhạc và người viết nhạc không cần có cùng quốc tịch mà vẫn cứ hiểu nhau như thường. Ngay cả giữa các thính giả, họ cũng hiểu nhau như đang nghe chung một thứ tiếng mà hổng cần phải ... lớn lời! (Xin chào chú em SGLT ... w)
    Nhạc loại nào ra sao thì còn tùy. Tùy gu và tùy cái duyên của bài nhạc với người nghe nhạc. Bạn nghe Bach Handel Mozart Beethoven nhưng cùng lúc bạn vẫn có thể khoái bài ?~Bao Giờ Biết Tương Tư ?T vì nó làm bạn nhớ tới tình yêu thuở đầu đời (Ôi con nhỏ ngộ thiệt nhưng cà chớn thấy bà. À, hồi đó mình còn ngây thơ lắm lận!)
    Phàm muốn nghe nhạc cho đúng nghĩa thưởng thức thì phải chọn nhạc, nếu thấy phê thấy thấm thì là đã chọn đúng. Phải ý thức chuyện chọn lọc nhạc mà nghe, vì nếu để người khác chọn giùm thì hỏng bét ! Nhưng rồi cái vụ bị chọn dùm nó xảy ra hoài hà, thành ra có chuyện là vậy. Chẳng hạn trên đường tới sở mở la-dô bỗng bị nghe dàn nhạc Mantovani chơi bài Viennese waltz thay vì dàn đại hoà tấu Vienna Philharmonic, nghe như thế ấm ức chết mồ luôn. Đó là bản nhạc đã nổi tiếng, thành ra rồi nếu chưa có duyên quen trước thì lắm khi đâm ghét luôn cả bài nhạc hổng chừng. Và ghét như vậy là chuyện thiệt thòi, ít hơn cho người viết nhạc (hổng có mợ chợ vẫn đông) nhưng nhiều lắm lận cho người nghe nhạc, vì đã lỡ mất một dịp để làm quen với người tuy đẹp nhưng chưa hân hạnh quen (mà lại rất có thể là người lý tưởng hổng chừng vì vừa ngoan và dám lại vừa giàu có nữa ! )
    Các tay chọn nhạc trong Radio thường chia nhạc thành 3 nhóm: nhạc cổ điển, nhạc giải trí và nhạc pop. Chia như thế hổng ổn, vì với người này là nhạc giải trí nhưng với người kia lại không. Ngay cả chữ cổ điển cũng đã là sai bét. Cổ điển là một giai đoạn thời gian kéo dài khoảng 80 năm ở cuối thế kỷ thứ 18, đây là thời khắc Haydn và Mozart nổi tiếng nổi tăm. Nhạc lúc này được viết theo đúng truyền thống và bài bản. Nhạc cổ điển tiếp tục gọi là cổ điển sau này vì nó không fantaisy, nó chỉ có nghĩa là nhạc thuần túy chưa biến dạng (như những loại nhạc có tên gọi là jazz, blue, pop ...).
    Một câu hỏi hay được đặt ra: Lúc nào thì bạn bắt đầu biết nghe và biết thưởng thức nhạc? Trả lời được câu này hổng phải là dễ đâu nha! Trước hết phải nhìn nhận rằng, người mù tịt về âm nhạc khó có thể thưởng thức nhạc cho tới nơi tới chốn. Thành ra rồi muốn nghe nhạc thì phải học là vậy. Học ở đây có thể là chỉ học lý thuyết (nhạc lý) có thể là cả lý thuyết lẫn thực hành (chơi nhạc cụ), học nhiều học ít tùy theo điều kiện và khả năng, miễn sao dùng nó để thưởng thức âm nhạc đúng cách và tường tận. Dĩ nhiên có học thì tốt nhưng rồi hổng có cơ hội học thì sao đây? Thì cũng thưởng thức được nhạc vậy và lắm khi còn thưởng thức một cách thông minh ngon lành nữa là khác, và vì phải tự biên tự diễn nên đường đi thường ngó bộ lồi lõm gian truân hơn!
    Lịch sử về âm nhạc là cửa ngõ mở đường để chúng ta đi vào và hiểu rõ hơn thế giới âm nhạc. Sững sờ và thích thú biết bao khi biết rằng phần lớn các tác phẩm vĩ đại của Beethoven đã được viết ra khi ông bắt đầu điếc nặng. Rồi lại biết rằng Bach và Beethoven sống cách nhau độ khoảng nửa thế kỷ (tác phẩm đầu tiên của Bach cách tác phẩm cuối cùng của Beethoven đúng 50 năm), có nhiều nhặn chi cho cam đâu, vậy mà nhạc của họ đã khác xa nhau lắm lận.
    Ngoài lịch sử về âm nhạc, người nghe nhạc cũng nên biết chút ít về cấu-trúc thể-loại về tiết-tấu âm-điệu của bài nhạc vv.. Thông thường tiết tấu và âm điệu đi song song và quan trọng ngang nhau. Nhưng (ôi những cái nhưng làm rối rắm cuộc đời !) đôi khi tiết tấu đã làm thăng hoa âm điệu. Thí dụ điển hình nhứt về sự thăng hoa này nằm trong bản Bolero của Maurice Ravel.
    Tui xin tào lao về bản Bolero này để chấm dứt phần sơ khởi về nhạc cổ điển :
    Maurice Ravel (1875-1937) là dân tây, lùn xủn, rất tếu và lắm khi nhũn như chi chi. Là học trò của Fauré, Ravel bắt đầu nổi tiếng năm 1907 với bản Rhapsodie Espagnole. Tuyệt tác phẩm của Ravel, theo một số phê bình gia, là Daphnis and Cloe viết cho ballet. Thời gian cuối của cuộc đời ông sống ẩn dật tại một vùng quê hẻo lánh ở ngoại thành Paris.
    Bolero của Ravel, bạn đã nghe nó chưa vậy hè? Có khi nghe rồi mà hổng biết ha.
    Năm 76 hay 80 chi đó, Uỷ ban thể thao thế vận Olympic comity cho thêm vào lịch trình tranh tài của bộ môn Trượt băng Skating một môn thi nữa là Dance on ice. Dance on ice đúng ra chỉ là một loại Ballroom on ice không hơn không kém. Bộ môn này trước nay luôn luôn bị Liên bang sô viết khống chế. Mãi tới năm 1984 thì gió đổi chiều, huy chương vàng thế vận và thế giới cùng năm lọt vào tay Torill & Dean của Anh Quốc. Họ chọn bản Bolero của Ravel làm nhạc nền và đã đoạt điểm tối đa 6.0 của toàn hội đồng giám khảo quốc tế.
    Bolero thực ra chỉ là một đoạn nhạc ngắn được lập đi lập lại tất cả 18 lần tổng cộng, sau mỗi lần thì nhạc lại được chơi to hơn và nhanh hơn. Đến gần cuối bài thì xuất hiện vài đoạn chuyển ngắn giống như jazz với tiếng kèn rồi nó ngưng ngang đột ngột và chấm dứt cái rụp. Đây là một điệu nhảy dĩ nhiên, và thoạt tiên được Ravel gọi là, má ơi, ''Vũ Điệu Gọi Mời'' (dance lascive, lewd dance). Khán giả chưng hửng ngạc nhiên khi lần đầu tiên nghe nhạc và nhìn Ida Rubeinstein nhảy trình diễn tại Hí viện Paris Opera ngày 20 November 1928. Thậm chí có người còn la ầm ĩ là tác giả của nó (anmo)mad quá xá! Nhưng rồi bài nhạc được ca tụng không ngớt, đến nỗi cha đẻ của nó cũng hổng ngờ. Để đáp lễ lại những lời khen tặng, Ravel chỉ nhũn nhặn rằng : Ôi, theo tui thì hổng lâu đâu mà, vì nó đang à la mode vậy thôi!
    Khi được hỏi trong các tác phẩm của chính mình, Ravel ghét bài nào nhứt, bạn đoán thử coi. Chính là bài Bolero bất hủ đó bạn ạ!
    PS : Nhân đây cũng xin trả lời một câu hỏi của ai đó về chữ Symphony Orchestra và Philharmonic.
    Symphony orchestra là nghĩa thông thường của một dàn nhạc đại hòa tấu - tui sẽ nói thêm sau nếu có dịp. Chữ Philharmonic trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là ?~người yêu âm nhạc?T và nó không dính líu chi hết với cái dàn nhạc đại hoà tấu cả. Nhưng rồi do cách đặt tên của một số dàn nhạc, Vienna Philharmonic hay New-York Philharmonic chỉ có nghĩa là những người yêu âm nhạc của Vienna, của New-York vv .. và từ đó nó gây lộn xộn về nghĩa là thế!
    To meongoan: những bài viết của bạn post rất hay. Và những tấm ảnh bạn down cũng rấtt tuyệt. Cảm ơn bạn. Mong rằng bạn sẽ tiếp tục có nhiều cống hiến cho box Cổ Điển, để mình còn ....đọc, và xem
    ------------------------------------
    [red]
    Nỗi đau ngày ấy là em ạ
    Là chút hao mòn của bể dâu
    Bể dâu sông bãi con thuyền bé
    Trong cõi vô thường nhẹ cánh chao[/size=4][/red]
  10. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Xin moi nguoi cho minh biet 10 nha soan nhac xuat sac nhat theo danh gia

    Hieu

Chia sẻ trang này