1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Xin moi nguoi hay cho biet 10 nha soan nhac xuat sac nhat theo danh gia

    Hieu
  2. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bạn đang đặt ra một câu hỏi vô nghĩa
    "i got rhythm, i got music, i got my man, who could ask for anything more?
  3. hieurusso

    hieurusso Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    tai sao lai vo nghia?
    y minh muon hoi la da co hang, cong ty nao dang tin cay da to chuc viec binh chon xem 10 nha soan nhac co dien xuat sac nhat tu truoc den nay hay chua? va neu ai biet thi xin noi cho moi nguoi !

    Hieu
  4. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Loạt bài viết của bạn TuMinhTran về âm nhạc của Bach rất công phu, mình post vào topic này để mọi người tiện theo dõi hơn .
    Người đầu tiên em muốn nói ở đây là Johann Sebastian Bach. Có lẽ có người sẽ hỏi tại sao có Bach ở đây, vì thời của ông trước thời có piano mà. Nhưng đối với người học piano thì đây là một câu hỏi khá là vô nghĩa. Theo lời của thầy em, tất cả những người học piano nếu không đánh etude của ông này thì có thể đánh của ông khác, không đánh sonata của nhạc sĩ này thì đánh của nhạc sĩ khác, không đánh tiểu phẩm, hoà tấu, concerto của tác giả này thì có tác giả khác thay thế, không sợ không tiếp xúc được với tất cả các thể loại và phong cách, chủ nghĩa. Nhưng dù thế nào, không ai không thể trở thành một người chơi điêu luyện lại không phải học Bach. Bao giờ trong chương trình học từ Sơ cấp, Trung Cấp đến Đại Học tác phẩm của Bach cũng luôn luôn phải có như một mục không thể thiếu. Có nhiều lí do để giải thích cho điều này. Trước hết là vì âm nhạc Bach là đỉnh cao của một thời kì âm nhạc được gọi là Baroque, mà đó là thời kì phát triển cực điểm của âm nhạc viết theo lối phức điệu. Vì thế âm nhạc Bach khác hẳn với âm nhạc của các nhạc sĩ sau này viết theo lối chủ điệu. Sự chói sáng của ông về âm nhạc phức điệu làm cho người học muốn tiếp cận với các trường phái và thể loại không thể không học. Về kĩ thuật, học âm nhạc phức điệu mới có đủ khả năng làm cho hai tay của người chơi đàn có thể chơi một cách vững vàng và độc lập, có khả năng thể hiện được nhiều tầng lớp âm thanh đan xen hoà quyện trong cùng một lúc mà vẫn phải nổi bật rõ ràng. Vốn là một nghệ sĩ bàn phím xuất chúng, những tác phẩm của Bach đã đạt đến một trình độ kĩ thuật điêu luyện, một trình độ sư phạm bậc thầy. Nhưng nếu chỉ có thế thì tác phẩm của Bach lại không hơn những etude của những tác giả như Czerny hay Cramer sau này, chỉ được sử dụng cho mục đích sư phạm, không bao giờ được biểu diễn, thu âm... Cái làm cho tác phẩm của Bach có sức sống lâu dài trong âm nhạc cho piano là những giá trị nghệ thuật lớn lao, tính âm nhạc, tính trí tuệ mà vẫn bình dị vô cùng của chúng. Phần lớn người học piano ban đầu đều không thích cũng như nhiều người nghe không hiểu và [vì thế] không mặn mà với âm nhạc của ông. Âm nhạc của ông không phải là những cảm xúc bốc lửa dạt dào, không phải những giai điệu du dương ngọt như đường, không phải những chi tiết kĩ thuật phô diễn mà người nghe có thể cảm thấy say sưa, hứng thú tới vỗ đùi vì tâm đắc. Âm nhạc Bach thể hiện tính Đức rất đặc trưng nhưng khó nhận ra là tính suy tư, triết lí, một sự khái quát về cuộc đời, con người thông qua âm nhạc. Có thể nói rằng âm nhạc Bach như là sự kết tinh, cô đặc tới cực kì những kinh nghiệm mà một đời người từng trải đã rút ra, những bài học giản dị mà sâu sắc. Nó làm cho người ta có một chút ít gì đó biết được cái gì là bề ngoài hào nhoáng mà bên trong trống rỗng, cái gì có cốt lõi bên trong mà không phai đi theo thời gian. Những triết lí sâu sắc nhất lại là những triết lí đơn giản nhất - chính vì thế mà nhạc Bach không khô khan mà rất trong trẻo, tinh tế, tươi sáng và bình dị. Một điều nữa cũng cần phải nói, cái gì muốn phát triển cũng cần cơ sở của nó. Các nhạc sĩ muốn viết cho piano thì trước hết phải biết kĩ thuật nhạc cụ bàn phím cái đã. Có thể thấy rằng nếu không có cả một nền âm nhạc cho nhạc cụ bàn phím mà Bach đã tổng kết lại trong sáng tác của mình làm nền móng, thì những tác giả sau này không thể viết nên những tuyệt tác vĩ đại được. Nếu nhìn rộng ra không chỉ âm nhạc cho bàn phím thì âm nhạc Bach nói chung đã đóng vai trò ảnh hưởng rất lâu dài và quan trọng [nhưng không phải là lớn quá mức hay chi phối để rồi kìm hãm] trong nền âm nhạc phương Tây cho tới tận ngày nay. Học Bach, người nghệ sĩ sẽ có được một vốn liếng đủ dày để có thể dễ dàng vượt qua những đòi hỏi nghệ thuật mà những nhạc sĩ khác đã phát triển lên từ những yêu cầu cơ sở ban đầu mà Bach đã đòi hỏi, thậm chí có đủ bản lĩnh để thực hiện được những đòi hỏi mà những nhạc sĩ sau này có thể đặt ra mà những đòi hỏi đó không thể coi là bắt nguồn từ yêu cầu của nhạc Bach [những phá cách sáng tạo mới hoàn toàn ở thời kì sau này]. Dù sao, riêng tư một chút, cá nhân em luôn muốn chơi Bach trong những lúc căng thẳng nhất, mệt mỏi nhất thậm chí bi quan chán nản nhất. Cộng với một giấc ngủ thế là có thể lấy lại được cân bằng.
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  5. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của TuMinhTran

    Xin được tiếp tục một số thông tin về những tác phẩm của Bach cho bàn phím. Trong số xấp xỉ 1200 tác phẩm của mình, Bach sáng tác khoảng 320 tác phẩm cho Harpsichord và khoảng 360 tác phẩm cho Đàn ống [organ]. Đó là một số lượng tác phẩm có thể nói là cực kì đồ sộ. Chỉ cần những tác phẩm ấy đã có thể lập được một thư viện riêng rồi. Với một số lượng lớn tác phẩm như vậy, thật khó để có thể được tiếp xúc và đánh hết tất cả. Đối với những người học piano thường thì chỉ được tiếp xúc với những tác phẩm nổi bật và vĩ đại nhất, như em sẽ nêu ra một vài sau đây. Đối với nhiều người thì họ chỉ biết đến Bach qua một số ít tác phẩm, khoảng 50 tính tất cả các thể loại. Nhìn số lượng tác phẩm của Bach, có thể ai đó sẽ cho rằng Bach viết nhiều nhưng những tác phẩm có giá trị lớn thì rất ít [những người mới làm quen, hoặc không thích nhạc cổ điển rất hay nói như vậy]. Xin được phản bác lại tất cả những ý nghĩ kiểu như thế. Không chỉ Bach, tất cả các nhạc sĩ mà tên tuổi của họ còn được nhắc đến ngày hôm nay tác phẩm của họ đều là những sáng tạo có giá trị bất diệt, những tác phẩm ấy đều có một chỗ đứng vững chắc trong toàn bộ nên âm nhạc cổ điển. Lỗi là của chúng ta vì vốn hiểu biết hạn hẹp mà không biết đến những tác phẩm ấy, chứ không phải vì những tác giả đã viết những tác phẩm không có giá trị nên chúng ta không nghe nói đến. Âm nhạc cổ điển không chấp nhận người nhạc sĩ viết nên những tác phẩm không có giá trị, và những người nhạc sĩ ấy cũng vì tự trọng, vì thôi thúc sáng tạo của mình mà luôn viết nên những tác phẩm mới vượt ra khỏi những gì trước đó. Bach cũng vậy. Số lượng tác phẩm của ông thường vượt quá khả năng nghiên cứu của một người học piano, khi cùng lúc còn phải học tập nhiều nhạc sĩ khác. Nhưng điều đó không cho phép chúng ta có thể vội vàng đưa ra những kết luận phiến diện về những tác phẩm của ông. Có thể ví những tác phẩm cho bàn phím của ông như một dãy núi ngút trời mà những đỉnh cao của nó là những tác phẩm nổi tiếng nhất. Ở Việt Nam, số những thầy cô giáo và nghiên cứu sinh chuyên về Bach không nhiều, ngay cả cơ sở dữ liệu về Bach cũng rất ít ỏi. Thư viện Nhạc viện Hà Nội cũng chỉ có khoảng 10-20% số tác phẩm cho bàn phím của Bach mà thôi, nhưng tất nhiên những tác phẩm lớn nhất đều phải có. Về đĩa cũng tương tự, nói chung là ít. Mặc dù vậy qua những tác phẩm của Bach mà chúng ta được tiếp nhận, chúng ta đều có thể cảm nhận đuợc phần nào tại sao ông được mệnh danh là Bach "vĩ đại". Những tác phẩm cho bàn phím của ông được biết đến nhiều nhất là:
    - Các Invention 2 bè và 3 bè BMV 772-801
    - 6 Tổ khúc Anh, 6 Tổ khúc Pháp BMV 806-817
    - Hai bộ Bình quân luật, mỗi bộ gồm 24 cặp Preludio [hay Prelude, Praeludium] và Fuga [Fugue, Fuge] viết ở tất cả các giọng trưởng thứ, BMV 846-893. Đây là hai tác phẩm có thể coi là nằm trong những tác phẩm đỉnh cao nhất của âm nhạc cho bàn phím của Bach. Đó cũng là một trong những tác phẩm cực kì quan trọng mà một người học Piano không thể không học nếu muốn tiến xa.
    - Biến tấu "Goldberg" BMV 988
    - "Nghệ thuật Fuga" BMV 1080
    - Toccata & Fugue D minor BMV 565 [cái này cho Organ, rất nổi tiếng đến mức em chắc chắn là ai nếu nghe thì cũng biết, chỉ có điều không biết tên thôi- vì nó được nhiều người chuyển soạn, và cả Paul Mariat cũng chơi, mặc dù đã phá hoại hoàn toàn thế nào là một Toccata, thế nào là một Fugue]
    Còn ngoài ra ông có thể nói là làm việc với tất cả các thể loại thời đó. Nếu ai quan tâm muốn biết những thông tin khái quát và chi tiết đến từng tác phẩm của Bach có thể vào một trang Web cực kì kì công sau đây: http://www.jsbach.org để biết thêm chi tiết.
  6. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của TuMinhTran
    Từ thời kì này, piano bắt đầu được công nhận và bắt đầu trở thành một trong những nhạc cụ có vị trí quan trọng trong âm nhạc nói chung và nhạc cổ điển nói riêng. Có thể nói, tất cả những nhạc sĩ lớn của Piano đều là những nhạc sĩ vĩ đại của nhạc cổ điển, và hầu hết những nhạc sĩ cổ điển có vị trí và cống hiến lớn nhất đều là những nghệ sĩ piano tài ba. Chỉ trừ một số ít trường hợp như Paganini là nghệ sĩ Violin kiệt xuất, Berlioz [hay tại vì em chưa biết một tác phẩm nào của Berlioz cho piano cả, có phải ông ấy chơi violin hay viola không?], còn tất cả các nhạc sĩ khác đều ít ra là phải biết piano, còn thường phải rất giỏi [hiển nhiên nếu một nhạc sĩ mà không giỏi một nhạc cụ nào đó thì không thể là một nhạc sĩ tầm cỡ được-mặc dù có nhiều nhạc sĩ không nhận ra điều này]. Điều tất nhiên kéo theo sau đó khi nói đến các tác giả lớn cho piano, chúng ta phải nói tới hầu như tất cả các trường phái, các thời kì của nhạc cổ điển. Cũng vì thế em phản đối mọi câu hỏi và ý nghĩ kiểu như: Ai là nhạc sĩ cổ điển lớn nhất, ai là nhạc sĩ cho piano lớn nhất, hay nhạc sĩ này vĩ đại hơn hay kém nhạc sĩ kia, v.v... Những câu hỏi ấy thể hiện một vốn hiểu biết và văn hoá ấu trĩ và nông cạn. Trong cuộc sống, không phải mọi thứ đều cứ phải hơn thua như thế. Liệu chắc gì những người thứ nhất đã làm được tất cả, liệu chắc gì những người âm thầm đứng thứ sau không hưởng vinh quang lại không cống hiến được nhiều. Nhiều những nhạc sĩ cổ điển lớn nhất không được hưởng ánh hào quang khi còn sống, không được đánh giá đúng mức tài năng của họ nhưng họ vẫn dành trọn cuộc sống và tình yêu của mình cho nó đấy thôi. Không chỉ người nhạc sĩ, mà trong bất kì nghề nào, lĩnh vực nào cũng thế cả. Điều đó không mâu thuẫn với việc mỗi người có một vị trí riêng của mình. Hiển nhiên họ chỉ có thể cống hiến được nếu họ ở một vị trí khác những người đi trước. Nếu so sánh những người cùng thời, tất nhiên vị trí của họ có thể hơn kém nhau, nhưng là trên một khía cạnh cụ thể nào đó. Nói đến đây chắc chắn có người nhếch mép rằng cuối cùng thì em cũng phải thừa nhận có người hơn, có người kém. Em xin được trả lời hai điều: thứ nhất, trên một mặt nào đó anh này có thể hơn anh kia, nhưng mặt khác anh kia lại hơn anh này, việc đánh giá hơn kém hai anh trên toàn thể là điều hoang tưởng, và điều thứ hai, như đã nói, tại sao người ta cứ phải tuyệt vọng nhoài tới cái duy nhất đứng đầu thế? [nói rõ ra thì đây là điểm yếu của chúng ta, nhưng không phải chủ đề của bài viết này nên chẳng nói làm gì]. Ở đây chúng ta đang nghe nhạc, hay nói rộng ra là thưởng thức nghệ thuật, vì thế theo đúng mục đích mà nghệ thuật hướng tới thì chúng ta hãy cùng cảm nhận và say đắm nó hơn là bắt chúng phải xếp hàng một trước sau cái nào hơn cái nào kém.
    Có lẽ xin được giải toả một chút. Hãy nghe một Piano Concerto nào đó của Mozart đi, số 23, A major, K 488 chẳng hạn. Có lẽ nếu ở trạng thái mệt mỏi vì cãi lí như em lúc này thì không chỉ cái concerto kia, mà nếu nghe bất cứ bài ca mục đồng nào của Mozart thì những điều ấy cũng trở thành vô nghĩa. Ai thích chê nhạc Mozart đơn giản thì cứ chê, ai thích phê phán nhạc Mozart ít triết lí, ít sức mạnh đấu tranh thì cứ phê phán, ai thích qui nhạc Mozart vào nền văn hoá tiểu tư sản với những mặt hạn chế của nó thì cứ qui, ai không thích Mozart vì không thấy những tình cảm cháy bỏng bốc lửa thì cứ không thích đi, rồi ai ghét vì đố kị thì cứ ghét đi. Mặc kệ! Tôi không cần! Ai cấm được tôi thưởng thức? ai cấm tôi yêu? ai cấm tôi say đắm nhạc Mozart? Ai ngăn được tôi khóc khi nghe chương II Andante của concerto ấy???
    ...
    ...
    ...
    Những tác phẩm viết cho Piano của Mozart vẫn mãi trong sáng hồn nhiên như thế. Không một chút vướng những vết nhơ. Nếu so sánh cho gần gũi, chúng ta có thể ví đại thi hào của chúng ta Nguyễn Trãi đã đem đến cho tiếng nói dân tộc của ta - tiếng Nôm - một chỗ đứng vững chắc trong nên văn học trung đại Việt Nam như thế nào thì Mozart đã đem đến cho Piano một chỗ đứng vững chắc trong nhạc cổ điển giống như thế. Thơ Nôm Nguyễn Trãi được coi là "đoá hoa thơm đầu mùa của vườn hoa văn thơ dân tộc Việt Nam". Dù hơi buồn cười, nhưng chúng ta cũng vẫn có thể nói tác phẩm cho Piano của Mozart là những bông hoa đầu mùa của nền âm nhạc viết cho Piano vô cùng phong phú và đa dạng trong âm nhạc cổ điển nói chung.
    Nhìn rộng ra cả thời kì Cổ điển [Classicism], những tác phẩm cho piano của thời kì này đã trở thành những tác phẩm bắt đầu nền âm nhạc cho Piano. Thời kì này chứng kiến sự xác định những thể loại âm nhạc Piano quan trọng nhất và cả lớn nhất mà cho đến sau này không một nhạc sĩ nào phản đối và luôn viết theo những thể loại đó như là những bước quan trọng để những tác phẩm viết cho Piano trong sự nghiệp của mình có được một cơ sở vững chắc. Như thành ngầm định, những tác giả lớn cho piano không thể không viết những tác phẩm như Sonata, Concerto, những Fantasia [Khúc phóng túng], những Variations [Biến tấu]... cho nó. Bên cạnh Wolfgang Amadeus Mozart, Joseph Haydn cũng là một tác giả lớn viết cho Piano thời kì Cổ điển. Chúng ta có thể xem những tác phẩm viết cho Piano của họ:
    -Về Sonata: Haydn viết trên 60 sonata. Người cha đẻ của cấu trúc 4 chương cơ bản của các Giao hưởng, Tứ tấu đàn dây cho đến mãi sau này vẫn được sử dụng cũng đưa nó vào các Sonata [Sonata là một thể loại có từ trước rồi], xây dựng cho sonata một cấu trúc chứa đựng những khả năng thể hiện lớn lao mà sau này, bắt đầu với những sáng tạo của Beethoven, Sonata đã trở thành một trong những thể loại nhạc khí có tầm vóc lớn lao nhất cùng với Giao hưởng, Concerto và Tứ tấu đàn dây. Mozart viết 18 Sonata của mình trong khoảng thời gian mà Haydn còn đang thử nghiệm cấu trúc 4 chương và mới bắt đầu sử dụng trong Sonata. Trước đó, các Sinfonia [tiền thân của Giao hưởng] và Sonata thường chỉ có 3 chương. Cũng vì thế tất cả các Sonata của Mozart đều chỉ có 3 chương. Các sonata của Mozart và Haydn mặc dù như đã nói, nếu so với những tác phẩm sau này thì độ khó về kĩ thuật không thể bằng, nhưng nếu học thì cũng phải toát mồ hôi hột để mà đánh cho ra ít nhất là đúng phong cách thời kì Cổ điển đấy ạ. Còn về âm nhạc thì những tác phẩm này cũng như mọi tác phẩm của một người nghệ sĩ có tên tuổi luôn đạt đến những vẻ đẹp không phai mờ với thời gian và mang đậm dấu ấn cá nhân người nghệ sĩ.
    - Về Concerto: Haydn viết khoảng mười mấy cái thì phải, em không rõ, nhưng vẫn được thường xuyên biểu diễn [ở nước ngoài ạ] và được coi là những tác phẩm concerto mẫu mực của thời kì cổ điển như tất cả những sáng tác khác của Haydn. Còn đối với Mozart, người ta vẫn nói những concerto cho Piano như là một cuốn tiểu sử hay thậm chí nhật kí của nhạc sĩ bởi vì dõi theo trình tự 27 concerto của ông chúng ta có thể thấy những nét cơ bản nhất của cuộc đời ông và những sự thay đổi, rung động trong con người ông. 6 Concerto đầu tiên là thời kì Mozart học tập để trở thành nhạc sĩ xuất chúng. Đó là những tác phẩm của các nhạc sĩ khác được Mozart chuyển soạn cho Piano với dàn nhạc. Những concerto tiếp theo đã chứng kiến những biến chuyển lớn lao trong cuộc đời ông. Những chuyến lưu diễn, những long đong lận đận do mâu thuẫn với ông hoàng Colloreado xứ Salzburg, những vất vả của cuộc sống sau khi không còn phụ thuộc chốn cung đình, được tự do. Nhưng những concerto ấy không thể hiện chúng ra ngoài, chúng ta chỉ biết những điều ấy khi xem xét quá trình, thời gian và hoàn cảnh sáng tác của chúng mà thôi. Còn âm nhạc của chúng vẫn mãi là Mozart, mãi tươi mát, trong lành như thuở nguyên sơ, không hề bị ảnh hưởng. Có ảnh hưởng chăng chỉ là những ảnh hưởng từ phía tình cảm tâm trạng nhạc sĩ mà thôi. Chúng ta có thể thấy những concerto được sáng tác với tâm trạng một chàng trai đang trên đôi cánh của tình yêu: Giống một chàng trai nhút nhát e dè, tình yêu ấy thể hiện ra thật sâu kín, tinh tế mà đẹp đẽ, không phải ai cũng nhận ra. Chỉ có những nghệ sĩ bậc thầy, khi đã rất ngấm nhạc Mozart mới có thể chơi những tác phẩm ấy với đúng những gì nó thể hiện. Những điều này đã làm cho những tác phẩm của Mozart viết cho Piano chứa đựng những nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến Beethoven, rồi tiếp sau đó là những nhạc sĩ thời kì Lãng Mạn. Người nhạc sĩ mọi thời đại luôn thể hiện cảm xúc của mình, nhưng theo cách riêng của họ. Nhưng những cảm xúc mà những sĩ thời kì Lãng Mạn coi là đối tượng trung tâm của tác phẩm của họ, thì chính Mozart là người đầu tiên đã đưa nó vào tác phẩm của mình.
    - Một số thể loại khác: Biến tấu được cả Haydn và Mozart viết [Mozart viết 16 bộ độc lập, không nằm trong các tác phẩm lớn hơn]. Chúng đã trở thành phương tiện để những nhạc sĩ phát triển những ý tưởng, tư duy âm nhạc của mình và tìm tòi những hiệu quả mới của nhạc cụ. Biến tấu nổi tiếng nhất của Mozart là biến tấu trên chủ đề "Ah vous dirai-je Maman" C major, K165. Chủ đề của nó là một bài hát thiếu nhi rất phổ biến từ thời đó, và Mozart viết nó lúc còn rất nhỏ. [Chủ đề của nó chính là bài hát ABCDEFG, HIJKLMNOP... mà ai học tiếng Anh cũng biết]. Còn Fantasia lại là những bước phát triển của kĩ thuật điêu luyện của Piano. Mozart rất ưa thích thể loại này. Nhiều Sonata của ông mang âm hưởng Fantasia, mà như sau này Sonata No.12 Op.26 "Hành khúc tang lễ", No.13 và 14 "Ánh trăng" Op.27 của Beethoven cũng viết theo phong cách ngẫu hứng đó. Sonata No.11 A major của Mozart với chương III rất nổi tiếng có tên " Hành Khúc Thổ Nhĩ Kì", cũng được viết theo thể phóng túng của Fantasia. Chương I là một chương chậm, tinh tế và đẹp long lanh, với cấu trúc Biến tấu, chương II là một chương Menuetto duyên dáng và dịu dàng. Còn chương III thì ai cũng biết nhưng chưa chắc đã rõ, là một chương Rondo nhanh, tươi sáng, huy hoàng mà người ta đã đặt cho nó cái tên Thổ Nhĩ Kì vì một sự liên hệ không lấy gì làm chính xác lắm. Nhưng từ thời đó người ta đã quen gọi thế nên cũng không ai thay đổi thói quen - như nhiều trường hợp các tác phẩm có tiêu đề khác.
    Có một câu nói của nhà thơ Bằng Việt viết về Mozart trong cuốn sách tiểu sử và cuộc đời Mozart mà em xin được nêu ra để kết lại bài này ấy là: "Trong lịch sử âm nhạc thế giới từ trước đến nay, Mozart và Beethoven là hai đỉnh cao có sức hấp dẫn kì lạ. Nhưng nếu như ở tuổi hai mươi, không ai là không yêu thích đến mức tuyệt đối chất âm nhạc nảy lửa của Beethoven, thì phải dần dần đến những năm bước vào lứa tuổi ba mươi trở đi, người ta mới thực sự "khám phá lại" những giá trị còn ẩn kín của Mozart".
    Không ai hiểu hết tôi, cũng như không ai hiểu hết cuộc sống.
  7. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Nghệ sĩ celloMtislav Rostropovich
    Mtislav Rostropovich thường được nhắc đến như là một bậc thầy cello vĩ đại nhất thế giới mà còn sống cho tới ngày nay. Ông đã đem tới cho khán thính giả trên khắp thế giới vô số những buổi biểu diễn ko thể nào quên bởi kỹ thuật chỉ huy, những cảm xúc mãnh liệt và sự hiểu biết sâu sắc. Là 1nghệ sĩ đầy sáng tạo, ông đã có những niểm tự hào thật đặc biệt khi làm "phong phú" thêm cho những tiết mục cello bằng các tác phẩm được những nhà soạn nhạc hàng đầu thế giới sáng tác dành tặng riêng cho mình. Có thể kể đến đầu tiên như Benjamin Britten ( nhạc sĩ nổi tiếng với những sáng tác cho cello), đã viết Cello Symphony, Sonata cho Cello và Piano cùng 3 Tổ khúc cho Cello solo đặc biệt với hình ảnh của Rostropovich trong ý nghĩ. Những nhà soạn nhạc khác cũng đã viết cho Rostropovich bao gồm Prokofiev, Shostakovich, Khachaturian (những nhạc sĩ Soviet cùng thời mà trong đó Shos đã từng là bạn học của Rostropovch khi còn ở nhạc viên Moscow), Boulez, Berio, Messiaen, Schnittke, Bernstein, Dutilleux và Lutoslawski(những nhạc sĩ đã viết tặng ông từ sau giai đoạn năm 1974). Ngày nay, "vốn" tiết mục của ông đã có trên 50 cello concerto khác nhau, trải qua khắp các thời kỳ của lịch sử âm nhạc từ Barốc, qua thời Cổ điển và Lãng mạng cho tới những tác phẩm của nhiểu nhạc sĩ tiên phong của thế kỷ 20.

    Rostropovich sinh ở Baku, Azerbaijan ngày 27 tháng 3 năm 1927 ở 1 thành phố thuộc bờ Tây biển Caspian, trong một gia dình mà cha mẹ đều là nghệ sĩ. Cha ông vốn là một tay cellist có tiếng đã từng là học trò của Pablo Casals mẹ là nghệ sĩ dương cầm. Ngay từ khi 4 tuổi, Rostropovich đã bắt đầu những bài học piano đầu tiên với mẹ và chỉ 1 thời gian ngắn sau đó bắt đầu học cello với cha. Những năm sau, ông vẫn tiếp tục được cha kèm cặp khi vào Trung tâm âm nhạc ở Moscow rồi học ở nhạc viện Moscow (năm 16 tuổi), nơi mà ông đã được học thêm về môn chỉ huy bên cạnh chơi cello và piano.
    Năm 1942, khi mới 15 tuổi, Rostropovích được nhận ra như là một nghệ sĩ trẻ với tài năng rất lớn đang tiềm tàng sau khi có buổi biểu diễn chính thức đầu tiên trước công chúng. 3 năm sau (1945), ông giành huy chương vàng trong cuộc thi của các nhạc công trẻ toàn liên bang lần đầu tiên được tổ chức. Và bất chấp những sự khắc nghiệt trong cách nhìn nhận của một bộ phận khán giả thời bấy giờ, ông đã trở thành hình ảnh trung tâm trong cuộc sống âm nhạc ở Nga, và luôn luôn như thế trong khoảng 25 năm, đồng thời truyền cảm hứng cho nhiều nhà soạn nhạc cùng thời, các nghệ sĩ cello và thính giả.
    Sau khi chiến tranh kết thúc danh tiếng của Rostropovich nhanh chóng vượt ra ngoài biên giới nước Nga để đến với những người yêu nhạc thế giới qua những bản thu âm, và sau những cuộc lưu diễn ở Tây Âu thì người ta đã nhanh chóng nhận ra 1 cách rõ ràng rằng với Rostropovich, thế giới đã có người kế tục Pablo Casals, nghệ sĩ cello vĩ đại đã ngự trị trong hơn nửa thế kỷ trước.
    Năm 1955, Rostropovich cưới Galina Vishnevskaya, giọng nữ chính đầy triển vọng của nhà hát Opera Bolshoi. Mặc dù tài năng opera của cô đã được công nhận, nhưng để có được sự nổi tiếng thật sự nhu sau nay` thì đó là nhờ phần nào những buổi độc tấu với Rostropovich, chính sự hợp tác này đã đưa tên tuổi của Vishnevskaya ra phạm vi thế giới, qua cả các buổi trình diễn lẫn các bản thu âm , như thể là người thể hiện hay nhất những bài hát Nga. Và tên tuổi của Rostropovich và Vishnevskaya đã gợi ngay liên tưởng về 1 trong những sự hợp tác trong âm nhạc thành công và được hoan nghênh nhất trên thế giới, ngoài ra còn cho thấy khả năng của Rostropovich trong vai trò người đệm đàn piano cho các ca khúc, mà thành công nhất phải kể đến "Vũ khúc của thần chết" của Mussorgsky.
    Ko chỉ là một nghệ sĩ cello bậc thầy, Ros đồng thời cũng nổi tiếng trong vai trò chỉ huy, xuất hiện với hầu hết các giàn nhạc hàng đầu thế giới, thu âm rất nhiều các vở opera, như Con đầm bích, Eugeny Onegin, Lady Macbeth of Mtsenk và Tosca. Từ năm 1977, ông là nhạc trưởng giàn nhạc gh quốc gia Wasinhton. Xuất hiện thường xuyên ở Anh với giàn nhạc gh London (có buổi diễn đầu tiên năm 1974) và với nhiều giàn nhạc hàng đầu khác của Anh. Ông đã chỉ huy giàn nhạc gh London trong rất nhiều các festival lớn và gây nên những ảnh hưởng quan trong trong đời sống âm nhạc của London.
    Ở góc độ chính trị, Rostropovich được Phương Tây nhấn mạnh ở khía cạnh là một "nhân cách lớn", một nghệ sĩ đã chiến đấu cho tự do của giới nghệ sĩ cũng như của con người nói chung. Đã giành rất nhiều thời gian với vô số các buổi biểu diễn để ủng hộ cho các nỗ lực nhân đạo trên khắp thế giới. Có một sự kiện năm 1974 mà đã gây thu hút dư luận thế giới lúc bấy giờ, đó là việc 2 vợ chồng Rostropovich bị trục xuất ra khỏi Liên bang Sôviết để rồi bị tước quyền công dân 4 năm sau đó. Lý do là từ năm 1969, 2 vợ chồng nghệ sĩ đã tỏ rõ thái độ ủng hộ tiểu thuyết gia đã bị cấm là Solzhenitsyn bằng cách cho ông này sống ở căn nhà ngoại ô Moscow của họ (trong 4 năm), và sau đấy còn là lá đơn kiến nghị gửi Brezhnev về những "hạn chế" ?otự do văn hoá ở Soviet? (năm 1970). Ngay sau khi rời khỏi Lienxo, Rostropovich lập tức được các nước Phương Tây nhiệt tình chào đón với những lời mời vào các vị trí quan trọng, như là nhạc trưởng các giàn nhạc nổi tiếng nhất của Anh và Mỹ. Đặc biệt nổi tiếng với vai trò nhạc trưởng giải thích những ý nghĩa trong các bản giao hưởng của Shostakovich (với uy tín của một người bạn nhạc sĩ) theo cách nhìn nhận của Phương Tây. Đồng thời luôn được tung hô với vô số những giải thưởng và các tước hiệu danh dự từ khắp nơi trao tặng. 16 năm sau, năm 90 Rostropovich đã trở lại Liên Xô với giàn nhạc gh quốc gia Washington, và có những buổi diễn lớn. Tháng 8 năm 1991, khi Liên Xô tan rã, ko kịp lấy hộ chiếu, Rostropovich đã bay đến Moscow để dành những ngày quan trọng ở toà nhà Quốc hội và trên đường phố, nơi nghệ sĩ cello này được tung hô như 1 anh hùng.
    Rostropovich nắm giữ hơn 40 tước hiệu danh dự và hơn 130 giải thưởng chính được trao tặng từ hơn 30 quốc gia khác nhau. Như giải German Order of Merit, huy chương vàng của hội yêu nhạc Hoàng gia, giải thưởng Lenin, giải thưởng thường niên của Hội liên hiệp quyền con người, tước hiệu hiệp sĩ của đế chế Anh.
    Được dau_khong_co_toc sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 20/12/2003
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Để tiếp nối chương trình, mình xin được kể về một số thời kì của nhạc Cổ điển:
    Thời Baroque
    .
    Thời Baroque tiếp nối thời Phục hưng và được coi như thời đại hoàng kim của âm nhạc.
    Khởi đầu vào đầu thế kỷ thứ 17 và kết thúc vào năm 1759 với cái chết của G.F. Handel.
    Tuy vậy, một số nhà sử nhạc lại cho rằng thời Baroque kết thúc năm 1750 với cái chết của J.S. Bach.
    Bach và Handel sanh cách nhau 1 tháng, tuy nhạc mỗi người mỗi vẻ nhưng dòng nhạc của họ điển hình đến độ nếu tách họ riêng ra thì dòng nhạc Baroque thời đó ngó bộ chẳng còn chi nữa hết. Đây là thời của những tác phẩm đồ sộ về phẩm lẫn lượng cho violin và ngay cả cho opera (arias)
    J.S. Bach (1685-1750) : người đức. Thuở nhỏ hát ca đoàn, học violin và viola với thân phụ. Mồ côi khi lên 10, về sống chung và học nhạc với chú ruột Johann Christoph. Người vợ đầu là một cô em họ. Vợ mất, kết hôn với Anna Magdalena, A.M là nguồn cảm hứng sáng tác của Bach. Ông có tổng cộng 20 người con, không một ai có khả năng nối nghiệp bố. Bach mù vào năm 1749, ông xui xẻo không mấy được biết tiếng, sống và chết đều im lìm, tài hoa bạc mệnh. Ác liệt là trong giờ phút sau cùng của cuộc đời lúc nằm chờ chết Bach đã vẫn còn đọc nhạc cho con rể ghi chép !
    George Frideric Handel (1685-1759) : người anh gốc đức. Năm 12 tuổi khi còn ở Đức, đã được chọn chơi organ cho Vương cung thánh đường. Sau này học luật và sang Anh. Nhờ viết được 1 vở opera cho nữ hoàng Ann trong vỏn vẹn có 14 ngày, ông được nữ hoàng quí trọng và đặc cách phát lương trọn đời. Sau này còn được vua George I làm màn tăng lương. Trước tác của Handel rất đồ sộ : 46 vở operas, 32 oratorios (sẽ cắt nghĩa sau cái vụ này) và rất nhiều tác phẩm khác viết cho dàn nhạc . Sống độc thân, cuối đời ông cũng bị mù, chết và được đặc ân chôn trong Tu viện Wesminster (là nơi chỉ dành riêng cho hoàng gia Anh quốc)
    Nói ví von thì vầy nè : Nếu nhạc thời Phục Hưng tài tử (VC kêu bằng không chuyên) thì thời Baroque nhạc đã thành chuyên nghiệp. Các nhà soạn nhạc thời Baroque thừa hưởng di sản tài tử của các ?~nghệ nhân?T thời Renaissance, công nghiệp hóa âm nhạc một cách tinh xảo để nhạc biến thành nghệ thuật thứ thiệt và hàng đầu.
    Barocco trong tiếng Portuguese là 1 viên ngọc trai đã được công phu mài dũa. Baroque tiếng pháp dùng để chỉ một kiểu kiến trúc và trang trí theo mode âu châu khi ấy, nhứt là tại Ý vào đầu thế kỷ 18-19. Các nhà sử nhạc đã xài luôn chữ Baroque ni cho âm nhạc cùng thời.
    Soạn nhạc gia thời Baroque rất đông. Cũng như Bach và Handel, họ phần lớn là người Đức. Tuy vậy có những tên tuỗi đáng kể của Ý :
    Antonio Vivaldi (1675-1741) : với 4 bản concertos lẫy lừng the Four seasons và khoảng 500 tác phẩm tương đương cho đủ loại nhạc cụ như bassoon, picolo, trumpet, oboe, mandolin, violin ...
    Arcangeco Corelli (1653-1713) và học trò là Francesco Germiniani (1687-1762) nổi tiếng với các tác phẩm soạn cho vĩ cầm (cả hai đều là violonists)
    Giuseppe Tartini (1692-1770) : là tay violonist nổi tiếng lẫy lừng thời ấy. Thoạt tiên ông đi tu, rồi xuất và theo học luật, sau đó thì gia nhập quân đội, ông học nhạc thời gian này rồi nghiêng hẳn về vĩ cầm và giảng dạy. Tuy bị Hồng y Cornaro phản đối, ông cứ ngon lành nhứt định lấy cháu gái của ngài Hồng y (cà chớn). Cornaro giận dữ ký trát tống giam ông, gia đình Tartini xấu hổ về việc này nên cúp trợ cấp tiền bạc. Bí quá Tartini buộc phải vào nương náu trong dòng tu khổ hạnh St François d?TAssi. Tại tu viện này Tartini đã thiện nghệ và điêu luyện hoá tiếng đàn của mình - cái ?~bow?T của đàn violin cũng được ông hoàn chỉnh trong thời gian này. Năm 1715 lúc được Cornaro ân xá ra khỏi tu viện thì tên tuổi ông đã vô cùng lừng lẫy.
    Thời gian này hai nhạc sĩ có sức sáng tác mạnh cho clavier (nhạc cụ tiền thân của piano) là François Couperin ?"Pháp (1668-1733) và Dominico Scarlatti ?" Ý (1685-1757). Dominico Scarlatti viết tổng cộng 150 oratorios, khoảng 600 cantatas, nhạc thính phòng (chamber music) vv .... Cha của Dominico là Alessandro Scarlatti (1660-1725) đã viết hơn một trăm tác phẩm cho opera là người đã có công rất lớn trong việc phát triển ngành nghệ thuật này.
    Vài tên tuổi đáng nhớ khác : Francesco Durante, Baldassare Galuppi, Leonardo Leo và Giovanni Battista Pergolesi. Tất cả đều là người Ý. Một số nhạc của Pegolesi đã được Igor Stravinsky phóng tác và xử dụng sau này.
    Jean Philippe Rameau (1683-1764) một nhà soạn nhạc nổi tiếng khác của thời Baroque, người Pháp. Nhạc ông viết rất sống động và phong phú. Cái đáng nói chính ông là người tiền phong trong việc đưa ảnh hưởng Baroque vào âm nhạc Pháp lúc bấy giờ. Thoạt tiên Rameau học nhạc với các nhạc sĩ Ý, nhưng rồi vì không thích nên ông trở lại Pháp dạy nhạc và chơi organ trong nhà thờ d?TAvignon và bằng cách ấy sắc thái Baroque đã theo ông vào Pháp.
    Cũng thế, ảnh hưởng Baroque đã theo Heinrich Schutz ?" Đức (1585-1672) và Dietrich Buxtehude ?" Thụy Điển (1637-1707) mà lan khắp Âu- châu. Handel năm 1706 lúc 21 tuổi đã qua Ý học nhạc trong 3 năm, nên rồi mặc dù nhạc Handel có phong thái riêng, nhưng mọi người không thể phủ nhận rằng trong nhạc Handel hơi hướm Ý ít nhiều có phảng phất.
    Nhạc Baroque sống động và có pulse. Bây giờ ngườ ta chế ra nhịp và gọi nó là beat rồi cứ tưởng là đang sáng tạo, thực ra nó chính là pulse trước kia. Nhạc của J.S. Bach viết cũng đầy beat ra đó, bạn nghe thử khắc biết. Chính cái sáng tạo trong nhạc của Bach đã làm nhạc của ông trở thành bất tử. Lúc viết nhạc Bach chỉ viết cho những nhạc cụ thời ấy, nhưng sau này cho dù nó được trình diễn bằng bất cứ nhạc cụ nào piano, ghi-ta điện, hay ngay cả bằng các dụng cụ điện tử thì nó vẫn thích hợp như thường, ác liệt là thế !
    Được home_nguoikechuyen sửa chữa / chuyển vào 15:25 ngày 16/01/2004
  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Các hình thức âm nhạc thời Baroque .
    Thời Baroque nhạc chẳng những phong phú về phẩm lượng mà còn mang tính đa dạng, viết cho nhiều bè và nhiều loại nhạc cụ khác nhau. Một số sau này đã biến dạng, một số vẫn giữ y sắc thái ban đầu . Xin kể đại khái như sau :
    Oratorio : Thánh nhạc viết cho solo, ca đoàn, dàn nhạc hay đôi khi cho organ. Khác với opera, oratorio không bao giờ đuợc trình diễn trên sân khấu kịch nghệ mà chỉ ở những buổi mục vụ hay hòa nhạc trang trọng trong giáo đường.
    Những tác phẩm nổi tiếng tiêu biểu cho oratorio :
    Haydn : The Creation, The Seasons .
    Handel : Messiah
    Mendelssohn : St Paul, Elijah
    Berlioz : Enfance du Christ
    César Frank : Béatitudes
    Elgar : Dream of Gerontitus
    Stravinsky : Oedipus Rex (opera-oratorio)
    Aria : Aria trong tiếng Ý có nghĩa là air (tức melody) Aria so sánh như một bài diễn văn dài và quan trọng, được hát lên trong nhạc kịch opera hay được solo trong oratorio (nghĩa là trong giáo đường)
    Recitative : Từ chữ recitare trong tiếng latin, có nghĩa là kể chuyện. Nó chính là bài hát mào đầu luôn luôn đi trước một Aria hay Opera hay Oratorio.
    Concerto : Trong tiếng ý có nghĩa là concert. Concerto viết cho một nhạc cụ solo cùng dàn nhạc. Thoạt tiên lúc phát sanh vào thời Baroque nó có tên là Concerto Grosso (great concerto), khi ấy nó viết cho một nhóm nhạc sĩ chơi cùng một loại nhạc cụ với cả dàn nhạc hòa theo, sau này thì biến thể đi và chỉ còn một nhạc sĩ solo duy nhứt mà thôi . Violin Concerto của Beethoven (Beethoven chỉ viết một bản concerto duy nhứt cho vĩ cầm và là tác phẩm vĩ dại nhứt cho tới nay chưa ai có thể qua mặt được, theo ý riêng tui) The 1st Piano Concerto của Tchaikovsky. Mozart viết 27 bản Piano Concertos bản nào cũng xuất sắc (ông còn đặc biệt viết cả concertos cho piano chơi duo nữa)
    Fugue : Thể loại nhạc này đã vẫn giữ nguyên hình thức mãi cho tới nay, nguyên ngữ latin là fuga nghĩa là bay bổng (flight ?" thiệt chính xác !) Nhạc trong Fugue đã được chắp cánh bay lên bằng nguyên tắc counterpoint (tui đã dịch counterpoint là chõi hay đối trong bài viết trước, nhưng xin thú thiệt là tui không bằng lòng lắm chữ này, ai có ý kiến chi không ?)
    Nguyên tắc này là bài nhạc được chơi hay hát với hai hay nhiều giọng khác nhau để làm nổi bật âm điệu chính. Thể loại Fugue thiệr ra không giản dị, nó có thể có tới 5 bè riêng rẽ quyện với nhau mặc dù không nhứt thiết chúng phải bắt đầu và kết thúc cùng một lúc. Mỗi bè có âm điệu riêng và hát theo cách đối đáp. Thí dụ sau đây cho thấy cách thức chính xác của một fugue 4 bè :
    Soprano : Giọng chính, hát phần nhạc căn bản, nhạc đề của bản nhạc.
    Contralto : Giọng nhì, hát lại (hay hát trả lời) bè chính theo nhạc đề.
    Tenor : Giọng ba vào nhạc và xướng lên lại nhạc đề
    Bass : Giọng tư hát lại (hay hát trả lời) bè ba ...
    Thông thường thì Soprano và Contralto dành cho giọng nữ, còn Tenor và Bass dành cho nam. Cũng còn có những bè phụ khác như Alto (nữ) hay Baryton (nam) làm bài nhạc thêm sắc mầu (và lộn xộn khó nghe, than ôi phải thú thiệt như thế !). Thường khi các bé trai được huấn luyện để hát bè soprano và contralto trong trường hợp thiếu nhân sự (trong các ca đoàn đồng nam chẳng hạn)
    Toccata : Tiếng ý toccare nghĩa là touched (tui xin tạm dịch là phê, là cảm). Toccata viết riêng cho một nhạc cụ , mục đích để nhạc sĩ trổ nghề ruột ra cho bàn dân thiên hạ trầm trồ (the skill). J.S Bach đã viết những toccatas tuyệt diệu cho organ và clavier. Gần đây đã có những tocatas viết cho các nhạc cụ khác, nhất là cho dương cầm.
    * * *
    Cuối thời Baroque, âm nhạc có một giai đoạn thay đổi ngắn ngủi và thời trang, gọi là Rococo. Rococo là chữ vay mượn từ ngành học lịch sử nghệ thuật, trong khoảng thời gian 1710-1775.
    Lúc này khiếu thẩm mỹ đã thấy trong nghệ thuật trang trí, sang trọng và đài các hơn. Âm nhạc Baroque trước kia trang trọng đến độ nặng nề thì thời này thanh thoát buông thả hơn, người ta nói nó ga-lăng hết ý. Văn hoá phong tục lúc này là đi tìm niềm hạnh phúc hoan lạc cho đời sống, âm nhạc do đó được viết với mục đích để giải trí giới vương quyền và giới quí tộc. Thể loại Divertimento và Serenade chào đời và phát triển mạnh.
    Divertimento trong tiếng ý (lại ý !) có nghĩa là giải trí là giờ ra chơi. Nói theo ngôn ngữ nhạc thì Divertimento là một tác phẩm nhẹ viết cho một nhóm nhạc cụ trình diễn với mục đích giúp vui. Divertimento tiêu biểu nhứt và nổi tiếng nhứt là bài Eine kleine Nachtmusik của W.A. Mozart (1756-1791) thường xuyên được trình tấu .
    Serenade theo nghĩa thông thường ngày nay là bài nhạc được chàng hát tặng cho nàng (nghĩa là để cua đào), đúng nghĩa nguyên thủy Serenade là bài nhạc được viết cho nhạc cụ chơi chung chớ không phải để hát.
    Vài tác giả tiêu biểu thời Rococo :
    François Couperin (1668-1733) : người pháp, cả gia đình ông đều là nhạc sĩ chơi organ cha truyền con nối trong 200 năm tại giáo đường St Gervais. Do ảnh hưởng của Arcangeco Corelli (xin xem ở trên) và J.S.Bach , ông đã viết cả 1 quyển sách dạy chơi harpsichord (tiền thân của đàn harp) và hơn 200 tác phẩm cho nhạc cụ này.
    Georg Philip Telemann (1681-1767) : người đức, tự học nhạc và chơi organ, có thời điều khiển dàn nhạc Vương cung thánh đường Hamburg . Trước tác rất đồ sộ, nhạc ông nhẹ nhàng và ... hời hợt. Sau này thì một số tác phẩm được các nhà soạn nhạc viết lại cho flute rất thành công.
    Carl Philipp Emanual Bach (1714-1788) : người đức, con của J.S Bach (con thứ hai của bà vợ cả) Học luật trước khi chuyển qua nhạc, chơi và dạy Harsicorp cho hoàng triều của Đại đế Frederick ở Berlin. Có dạo thay thế Telemann làm nhạc trưởng tại thánh dường Hamburg. Tạo ảnh hưởng sâu đậm trên Haydn sau này.
    (Kỳ tới : Thời cổ điển)
  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7

    Giya Kancheli
    Photo: Sarah Ainslie
    Âm nhạc, cũng như đời sống, không thể thấu hiểu được nếu không có tư tưởng lãng mạn . Tư tưởng lãng mạn là giấc mơ cao cả về quá khứ, hiện tại, và tương lai -- một sức mạnh của sự toàn mỹ vượt lên trên, và chiếm ngự, những áp lực của sự ngu xuẩn, cực đoan, hung bạo, và quỷ quyệt .
    Music, like life itself, is inconceivable without romanticism. Romanticism is a high dream of the past, present, and future--a force of invincible beauty which towers above, and conquers, the forces of ignorance, bigotry, violence, and evil.
    --Giya Kancheli
    Sanh tại Tbilisi, Georgia ngaỳ 10 tháng 8 năm 1935, Giya Kancheli là nhà soạn nhạc đạc thù nhất và là nhân vật điển hình trong giới nhạc hiện đại . Nhạc Kancheli, sâu sắc về tâm linh , đầy những âm thanh tượng hình ma quái, mầu sắc và câu cú biến hóa, đối chọi dữ dội, và cực điểm (climaxes) tung trời . Nhạc của ông rút tỉa từ nhạc dân gian Georgia và mang những âm vang rung động, tuy nhiên với những rung cảm rất chọn lọc; nhạc của ông được xem là mang tính bi kịch đầy trực giác và khai triển . Là một nhạc sĩ đồng nhất về cá tánh và tư tưởng nghệ thuật, Kancheli đã từng được nhà soạn nhạc Nga Rodion Shchedrin cho là "sự kềm chế đang âm ỉ đến cực độ -- một núi lửa sắp bùng nổ ."
    Nổi tiếng là 1 nhà soạn nhạc giao hưởng (symphonix composer) và các tác phẩm lớn, Kancheli viết 7 symphonies và "liturgy" cho viola và orchestra, Mourned by the Wind . Symphony số 4 của ông ("In Memoria di Michelangelo") premiere tại Hoa Kỳ với dàn nhạc Philadelphia Orchestra, Yury Temirkanov là nhạc trưởng, vào tháng 1 năm 1978, 1 thời gian ngắn trước khi cấm vận văn hóa giữa Hoa Kỳ và các nghệ sĩ Nga . Do sự đặc biệt trong nhạc của ông đã được nhiều commission và trình diễn khắp Âu châu và Mỹ châu . Dennis Russell Davies, Jansug Kakhidze, Gidon Kremer, Yuri Bashmet, Kim Kashkashian, Mstislav Rostropovich và the Kronos Quartet là những vô địch về nhạc của ông .
    Sống xa quê hương vì những hỗn loạn chính trị trong nước , Kancheli hiện đang cư ngụ tại Antwerp . CD nhạc của ông có thể tìm được từ những label Nonesuch, Sony, và ECM New Series .

Chia sẻ trang này