1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ludwig

    Ludwig Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    276
    Đã được thích:
    0
    9 bản giao hưởng của BEETHOVEN chuyển soạn cho piano
    Nhạc sĩ thiên tài Beethoven viết 9 bản giao hưởng vĩ đại nhất của nhân loại trong vòng 24 năm (1800-1823). Chuyển thể toàn bộ 9 bản giao hưởng lớn này sang solo piano là một mong ước lớn lao của nhà soạn nhạc Hungary Franz Liszt. Cũng phải mất đến 23 năm Liszt mới hoàn thành bộ chuyển soạn 9 bản giao hưởng này. Năm 1840 lần đầu tiên tại Pháp chuyển soạn của 2 bản giao hưởng số 5 và số 6 ?oNeue Liszt-Ausgabe?.
    Trong lời giới thiệu ấn phẩm lần đầu ra mắt năm 1840, Liszt viết: ?o9 bản giao hưởng của Beethoven sẽ là những kiệt tác âm nhạc vĩ đại nhất. Với bất cứ những ai muốn sáng tạo nghệ thuật, hay ham hiểu biết thì việc suy ngẫm, thưởng thức và học hỏi những kiệt tác này là việc nên làm. Từng nốt nhạc, từng chương nhạc đều có vị trí hoàn hảo không thể khác được. Việc sắp xếp các tổng phổ cho cây đàn piano thay thế trong bản giao hưởng không phải là một việc sáng tác, và càng không có nhiều giá trị. Nhưng cho dù một dịch giả tồi nhất cũng có thể nói lên phần nào cái thiên tài của Michelangelo hay Shakespears. Việc chuyển soạn một giao hưởng sang piano trong khi vẫn giữ được tinh thần cốt lõi của tác phẩm nhưng bằng một ngôn ngữ thể hiện khác, giúp ta nhìn nhận từ nhiều khía cạnh một kiệt tác của một thiên tài?.
    Việc chuyển soạn 9 bản giao hưởng này (giữ nguyên độ dài) Liszt thực hiện không theo thứ tự mà vào nhiều giai đoạn khác nhau. Bản giao hưởng số 1 cung đô trưởng Op.21 mà Beethoven viết năm 1800 để tưởng nhớ Nam tước Van Swieten được Liszt chuyển soạn trước khi chuyển bản số 9 (1850). Bản giao hưởng số 2 được Beethoven hoàn thành vào năm 1802 để tưởng nhớ Hoàng tử Lichnowsky. Sau đó chính ông thực hiện bản chuyển soạn cho piano, violin và cello vào năm 1805. Chuyển soạn của Liszt cho piano được đề tặng Bá tước Bulow cùng với giao hưởng số 4 và số 8 vào năm 1863, ngay trước khi kết thúc trọn bộ chuyển soạn này. Chương 2 của bản giao hưởng ?oEroica? số 3 được chuyển soạn xong vào năm 1841 nhưng cho đến tận năm 1863 Liszt mới hoàn thành nốt các chương còn lại. Giao hưởng số 7 được chuyển soạn xong vào cuối năm 1843.
    Vào năm 1851 Liszt bắt tay vào chuyển soạn cho bản giao hưởng số 9 tại Rome, ông cho rằng đây là bản giao hưởng khó nhất và phức tạp nhất vì 2 chương cuối có xuất hiện dàn đồng ca. Bởi thế ông đã chuyển soạn cho 2 cây piano (4 tay). Không hài lòng với bản này, đến năm 1863 ông đưa ra bản chuyển soạn cho giao hưởng số 9 chỉ với 1 cây đàn piano. Và cũng chính năm 1863 Liszt hoàn thành và cho xuất bản toàn bộ 9 bản tổng phổ chuyển soạn vĩ đại này.
    Trong lịch sử ghi âm chỉ có 2 người thể hiện được trọn bộ 9 bản giao hưởng này. Vào năm 1963 pianist người Hungary M.Gormic đã thu trên đĩa nhựa cùng với hãngQualiton ?ocomplete? này nhân kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của ?oThe Transcription From Liszt?. Cho đến tận gần đây Leslie Howard (người Australia) mới thu được trọn bộ 9 bản giao hưởng này. Lý do của chuyện này có lẽ chỉ là vì trọn bộ 9 bản giao hưởng này quá dài (tới 357 phút) và quá khó. Leslie Howard sinh ra tại Australia, sớm thành đạt với ?ovai? một tay pianist, nhà soạn nhạc, nhà nghiên cứu âm nhạc và nhạc trưởng ngay khi còn đang học tại Italia và London (ông đến London từ năm 1972 và hiện mang cả 2 quốc tịch Anh và Australia). Ông sớm được cả thế giới biết đến khi thực hiện những chương trình biểu diễn các piano concerto với các dàn nhạc lớn danh tiếng, đôi lúc vừa chơi piano vừa chỉ huy dàn nhạc tại Anh, Mỹ, lục địa Âu châu và Australia. Ông từng tham gia biểu diễn chung với nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác như: Benny Goldmen, Barry Tuckwell, Steven Isserlis, Norbert Brainin, Martin Lovett. Howard tham gia diễn cùng nhóm tứ tấu nổi tiếng Britten Quartet và The Endelion Quartet.
    Leslie Howard còn là tác giả của nhiều giao hưởng, opera, nhạc thính phòng và ca khúc đương đại. Đặc biệt ông còn là tác giả của nhiều bản tổng phổ nổi tiếng như Musical Offering của Bach (Ông hoàn thành và trình diễn lần đầu tiên tại Phần Lan năm 1990), bản tứ tấu của Mozart K464a, bản Valse Mephisto của Liszt, piano sonata cung pha thứ của Tchaikovsky và nhiều tuyệt tác của các tác giả kinh điển.
    Từ năm 1985 ông ký hợp đồng thu thanh với hãng Hyperion trong vòng 15 năm để thực hiện 70 CD gồm toàn bộ các tác phẩm của Liszt trong đó có 9 bản chuyển soạn giao hưởng này. Ông đã đoạt được 3 giải thưởng lớn của ?oHiệp hội ghi âm Quốc tế?. Leslie Howard hiện là Chủ tịch hiệp hội ?oThe British Liszt Society?./.
    Sưu tầm
    Năm tháng cay đắng hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
    Đến bây giờ em mới hiểu rằng anh chí lý, chí lý
  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Dòng họ Bach
    Dòng họ Bach có lẽ là dòng họ lẫy lừng nhứt của nền âm nhạc Đức quốc.
    Nhạc sĩ đầu tiên của dòng họ Bach là một người thợ cối xay lúa. Ông ni vừa chơi cithare vừa ngó chừng chuyện ... giã gạo. Đây là vào thế kỷ thứ 16.
    Rồi thì người ta đếm sơ sơ được tổng cộng có 27 nhạc sĩ hà, toàn thứ thiệt.
    Tuy J. S Bach có hết thảy 20 người con (7 với người vợ đầu Maria-Barbara, và 13 với người vợ thứ Anna-Magdalena Wilcken) nhưng chỉ có 6 người con trai sống sót, trong đó 4 người đã được coi là đại nhạc sĩ.
    Wilhelm-Friedmann Bach (1710-1784) : Con cả dòng chánh, có tên Bach of Halle, là giám đốc âm nhạc của thành phố Halle, trước tác đủ loại (cantates, symphonies, concertos ...) được coi là tay chơi organ giỏi nhứt của Đức quốc khi ấy (dà, hổng viết sai đâu, Đức quốc đó)
    Carl-Philippe-Emmanuel Bach (1714-1788) : Con thứ dòng chánh, Bach of Berlin &Hamburg. Phục vụ Đại đế frédéric II trong suốt 28 năm, rồi thay thế cha đỡ đầu là Telemann giữ chức nhạc trưởng tại Vương cung thánh đường Hamburg. Tài nghệ của Carl-Philippe-Emmanuel còn ảnh hưởng vào cả thời lãng mạn sau này. Ông đã để lại nhiều concertos viết cho clavier mà Haydn và Mozart rất ngưỡng mộ.
    Johann-Christoph-Friedrich Bach (1732-1795) : Con cả dòng thứ, Bach of Buckerburg, năm 18 tuổi được bá tước Schaumburg-Lippe ở Buckerburg thuộc vùng Westphalie vời vào và ở lại với Schaumburg cho tới chết. Tài năng vượt bực về clavier
    J.C.F Bach viết những oratorios, cantares, concertos cho clavecin và cho cả piano. 14 bản symphonies của ông, nhứt là những bản cuối được coi như ngang ngửa với Haydn. Wilhelm Friedrich Ernst Bach, con trai của Bach of Buckerburg, người đàn ông duy nhứt còn lại của cả dòng họ Bach lại không có con nối dõi, khi W.F.E chết đi thì dòng họ Bach coi như hết chuyện kế thừa !
    Johann-Christian Bach (1735-1782) : Bach of Milan & London, học nhạc cùng lúc với anh là Carl-Philippe-Emmanuel ở Berlin. Tại đây ông mê say opera nên rời Berlin để qua Milan trau dồi nghệ thuật này. Nổi tiếng nhờ viết ba vở operas và là nhà soạn nhạc cho nhạc viện Kings?Ts Theatre ở London. Sáng tác rất nhiều, các tác phẩm của ông dễ chơi và đượm màu sang trọng đài các.
    * * *
    Riêng về ông J.S Bach cha thì có chuyện vầy nè : Ông tới Lubeck để nghe coi Buxtehude trình tấu organ với ban hợp xướng. Tại đây Bach sửng sốt về cách thức tuyệt vời mà Buxtehude đã luyện cho họ. Buxtehude đề nghị Bach kế nghiệp mình. Thường theo đúng tục lệ thì ... Bach phải cưới con gái của Buxtehude, nhưng phiền cái là cô Ann-Marguerite ni đã 30 tuổi (tuổi quá thì vào thời đó) và lại chẳng duyên dáng mặn mà chi, trước đây cô cũng đã từng bị Handel và Mattheson lờ tít, khi ấy thì Bach đã có tình quyến luyến với cô em họ Maria-Barbara mất rồi
    Khi học xong, J.S.Bach giữ chân organist kiêm dạy nhạc cho ban hợp xướng của giáo đường tại Amstadt. Tuy là nhạc sĩ có tài, nhưng Bach thiếu năng khiếu giảng dạy nên rồi ông phải từ chức. Sau đó ông kết hôn với Maria-Barbara cũng tại Amstadt, chơi orgues ở Mulhausen rồi ở Weimar.
    Tại Weimar, Bach đã đảo lộn phương pháp cổ điển của clavier trước đây (chỉ chơi với 4 ngón) bằng cách dùng luôn cả ngón cái. Có thể chính Bach đã tạo ảnh hưởng nơi Couperin vì trong dòng nhạc của đại nhạc sĩ pháp quốc này người ta thấy ngón cái được xử dụng rất nhiều.
    So với Handel cùng thời thì Bach hẩm hiu hơn. Khi còn sống nhạc của ông ít được để ý tới và bị chê là già cỗi. Trong khi Handel thành công rực rỡ và được trọng đãi tại Anh, được chôn cùng hoàng tộc Anh trong tu viện Westminster, thì Bach sống im lìm, cái chết của ông cũng không hề được thông tin trên báo chí ! Sau khi qua đời, tên tuổi Bach chìm vào quên lãng trong hai mươi năm ...
    Mãi sau này Mozart nhìn ra và ngưỡng mộ các tác phẩm Cantor. Năm 1792 Beethoven trình tấu trước công chúng 48 préludes và fugues cho clavecin. Năm 1829 Passion according to St Matthew được Mendelssohn trình diễn ... khi ấy người ta mới nhận ra tài nghệ của người quá cố !
    Cioran, nhà tư tưởng đương thời lúc ấy đã nói rằng : Chúng ta mắc nợ ông quá nhiều. Chỉ một người duy nhứt không nợ nần chi với ông, người ấy chính là Thượng đế !
  3. Hungmn

    Hungmn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    có ai có tài liệu nào phân tích về Romance của Bartoli gửi vào cho mình học tập với Thanks nhiều
    ..Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người
    Còn cuộc đời ta cứ vui Dù vắng bóng ai...
  4. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Mời bạn click vào đây để đọc về Romnace:
    http://www3.ttvnol.com/ncd/239515.ttvn
  5. Hungmn

    Hungmn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bạn, mình cần thêm chút tài liệu về riêng bài này. Tiếng việt càng tốt, có thể gửi link cho mình được ko
    ..Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người
    Còn cuộc đời ta cứ vui Dù vắng bóng ai...
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Antonio Vivaldi - Nhạc sĩ của sắc màu và hy vọng
    Giữa những ồn ào, náo nhiệt của ngày hôm nay, ta tìm đến với âm nhạc của Vivaldi như tìm về một khu vườn rợp mát, yên bình, tĩnh lặng, nơi con người có được những giây phút thư giãn hiếm hoi để tìm lại ?onguồn năng lượng sống?, để con người trở nên thánh thiện hơn, nhân hậu hơn, lạc quan hơn?
    Âm nhạc của Vivaldi là một ?ocõi thiền? thực sự, một trạm dừng chân?cần có cho nhân loại giữa thế kỷ 21 đầy âu lo, căng thẳng, ồn ào và nhiều biến động này.
    Mozart của Venice

    Cuộc đời của Vivaldi có rất nhiều điểm tương đồng với thiên tài âm nhạc Mozart, vì thế, sau này nhiều người đã gọi ông là Mozart của Venice.
    Ông sinh ngày 04/03/1678 tại Venice, từ nhỏ ông học nhạc với cha, một nhạc công Violin của nhà thờ Saint Mark. Cha Vivaldi vẫn thường cho ông cùng biểu diễn trong các buổi hòa nhạc tại nhà thờ, tại đó, ông đã bộc lộ tài năng bẩm sinh từ rất sớm. Ông chơi được nhiều nhạc cụ khác nhau. Sau khi tốt nghiệp trường dòng năm 1703, ông trở thành giáo viên âm nhạc cho một trường dành cho những bé gái mồ côi và ông đã gắn bó với ngôi trường này gần như suốt cuộc đời mình (đến năm 1740). Trong thời gian ấy, ông sáng tác, giảng dạy và cùng với học sinh biểu diễn những tác phẩm của mình. Từ năm 1813, Vivaldi mở rộng lĩnh vực sáng tác sang Opera và tổ chức các buổi biểu diễn Opera trong và ngoài nước. Vivaldi mất ngày 28/07/1741 tại Vienna, để lại một khối lượng tác phẩm khổng lồ gồm hơn 500 bản Concerto, 70 bản Sonata, 45 vở Opera, những ca khúc sáng tác cho nhà thờ như Oratorio, Motet?
    Cũng như Mozart, Vivaldi chết trong im lặng, toàn bộ tác phẩm của ông bị phát tán khắp nơi và rơi vào quên lãng?Có một chi tiết khá lý thú, trong đám tang ông có sự tham dự của Joseph Haydn (một nhạc sĩ tài ba của nhân loại), khi ấy còn là một chú bé hát trong dàn đồng ca tang lễ.
    Hai trăm năm quên lãng và cuộc trở về

    Trong suốt gần hai trăm năm sau đó, các tác phẩm của ông hầu như không được biểu diễn và rất nhiều bản thảo âm nhạc của ông nằm yên bám bụi trên ngăn tủ của các gia đình quý tộc và các nhà sưu tầm đồ cổ?Có thể nói nhạc sĩ người Đức Sebastian Bach là một trong những người đã ?ophát hiện lại? Vivaldi và âm nhạc của ông. Trong quá trình nghiên cứu và sáng tác, Bach đã gặp một số tác phẩm bị bỏ quên của Vivaldi, phần lớn là dưới dạng sơ thảo, ông đã bắt tay hoàn chỉnh các tác phẩm này. Dấu ấn Vivaldi trong âm nhạc của Bach là một điều không khó nhận ra.
    Từ những năm 20 của thế kỷ trước, Vivaldi đã thực sự quay về bằng một chuỗi các sự kiện rất đáng ngạc nhiên ?" các tác phẩm của ông bất ngờ được phát hiện trong những lần di chuyển, dọn dẹp của các nhà sưu tầm, buôn bán đồ cổ với sự góp sức của các tên tuổi như: Arnold Schering, Karl Straude, Ludwig Landshoff, Afred Einstein và Wolfgang Forner.
    Sau gần hai trăm năm im lặng, những giai điệu tuyệt vời của âm nhạc Vivaldi đã ngân lên, chinh phục trái tim người yêu âm nhạc, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được của ông trong dòng nhạc cổ điển của nhân loại.
    Âm nhạc của sắc màu và hy vọng.

    Đến với nhạc Vivaldi, ngoài âm thanh quyến rũ, ta còn ngỡ như đang được ngắm nhìn những bức tranh thiên nhiên rực rỡ sắc màu. Khái niệm màu sắc trong âm nhạc thể hiện khá đậm nét trong âm nhạc của Vivaldi, có người gọi ông là họa sĩ dùng âm thanh tạo nên sắc màu thiên nhiên, đẹp chẳng kém gì Levitan mô tả thiên nhiên Nga trong những bức tranh: Mùa thu vàng, Tháng ba, Nơi yên tĩnh đời đời?
    Bản giao hưởng bốn mùa của Vivaldi mãi là những giai điệu trác tuyệt đưa tâm hồn ta bay bổng, đưa ta đến với thiên nhiên tươi đẹp của vùng bắc Ý Lombardy và Venice quê hương ông. Mỗi người cảm nhận âm nhạc Vivaldi theo một cách riêng, nên không có gì lạ khi có đến hàng trăm cách thể hiện khác nhau bản giao hưởng bốn mùa của nhiều dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thế giới. Âm nhạc của ông là tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, yêu thương những con người bất hạnh mà cuộc đời ông là một minh chứng?
    Khu vườn yên tĩnh giữa thế kỷ đầy biến động.

    Giữa những ồn ào, náo nhiệt của ngày hôm nay, ta tìm đến với âm nhạc của Vivaldi như tìm về một khu vườn rợp mát, yên bình, tĩnh lặng, nơi con người có được những giây phút thư giãn hiếm hoi để tìm lại ?onguồn năng lượng sống?, để con người trở nên thánh thiện hơn, nhân hậu hơn, lạc quan hơn?Âm nhạc của Vivaldi là một ?ocõi thiền? thực sự, một trạm dừng chân?cần có cho nhân loại giữa thế kỷ 21 đầy âu lo, căng thẳng, ồn ào và nhiều biến động này.
    (Theo vnn.vn)
    Chó hư
  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Thời Cổ-Điển.
    Rococo là giai đoạn chuyển tiếp giữa Baroque và Cổ- điển. Nhạc của thời Cổ điển so với Baroque kém hẳn về số lượng.
    Khái quát thì các nhạc sĩ thời cổ điển không sáng tạo, họ chỉ phát triển dòng nhạc thời Baroque mà họ đã kế thừa. Nhạc thời Baroque với âm thanh tương phản to nhỏ đột ngột - điển hình như phần mở đầu trong Four seasons của Vivaldi chẳng hạn ?" việc tương phản này ít được xử dụng trong thời cổ điển. Các nhà soạn nhạc cổ điển thích để cho các nốt nhạc thay đổi từ từ êm ái hơn và thích dùng nốt lặng để tạo cảm xúc (như trong 1st mouvement symphony 41 của Mozart,).
    Chuyện tạo thêm cảm xúc bằng cách dùng nốt lặng hổng phải ai cũng ưa và bị nhiều người chỉ trích. Đại đế Frederic còn hài hước la làng rằng vì nó mà âm nhạc dám ... lặng luôn hổng chừng !
    Dòng nhạc cổ điển hài hòa và giản dị, tương phản với nhạc rococo lả lơi buông thả ?" người ta cho rằng nhạc dưới thời Louis 15 còn lẳng lơ đến độ ... vô luân (nhạc vô luân, kỳ hén !)
    Christoph Willibald Gluck (1714-1787) là nhạc sĩ đầu tiên đã mang âm hưởng Đức vào dòng nhạc cổ điển, nhạc và văn chương cổ điển đã phát triển song song trong thời này (điển hình là Johann Wolfgang von Goethe của Đức 1749-1832)
    Ông Gluck ni lập dị thấy bà, còn làm màn lần còn lôi piano ra ngoài ruộng đặng sáng tác có thêm mùi vị thiên nhiên. Chuyên về opera, sáng tác tổng cộng hơn 100 vở nhạc kịch, nhưng bị thất lạc phần lớn.
    Handel (thời Baroque) đã chê Gluck như sau : Ông bếp nhà tui dám cũng giỏi nhạc y chang hắn ! (Nói quá thấy mà khiếp ha?)
    Thời Baroque có Fugue và Concerto thì thời cổ điển có Sonata và Symphony.
    Symphony và Sonata là hai thể nhạc phong phú và toàn vẹn nhứt của thời cổ điển.
    Tui nói có thiếu sót về Fugue. Fugue viết cho 4-5 bè nhạc hoặc được dàn nhạc trình tấu hoặc được hát lên (xin xem thời Baroque) Tui mới nghe Leonard Bernstein nói về Fugue thế này trong một buổi hoà nhạc cho trẻ con ở New-York năm ... 1959. (Khi ấy ổng còn sống, còn hào hoa đẹp trai và có duyên hết ý. Bây giờ thì ổng hoá kiếp luân hồi rồi và y hình tối tối cứ đòi đắp chung mền với tui thì phải ! Ai làm siêng tò mò ráng chạy vô thư viện quốc gia New-York kéo ra một serie 6 tapes phim thu hình tại đại hí viện Carnegie trong những buổi hoà nhạc của ổng dành riêng cho nhi đồng, hấp dẫn lắm lận!)
    ... Tưởng tượng vầy nha : Người ta xây một căn nhà có 4 từng, nên có 4 tốp thợ, và dựng sườn nhà là chuyện quan trọng hàng đầu. Tốp thứ nhứt khởi đầu dựng cái sườn của tầng một xong thì họ quay sang làm những cái vặt vãnh khác (làm vách làm sàn chẳng hạn) trong khi đó thì tốp thứ hai dựng sườn của tầng hai, rồi lại qua làm chuyện vặt vãnh khác trong khi tốp thứ ba dựng sườn cho tầng ba vv .. Nghĩa là khi nghe dàn nhạc chơi một bản fugue thì ta phải để ý cái nhạc đề, vì cả 4 hay 5 bè nhạc sẽ tuần tự xoay quanh cái nhạc đề ấy .
    Trở lại với Sonata và Symphony.
    Sonata : Thể loại Sonata là một món quà quí giá. Sonata nghĩa là âm sounded trong tiếng ý. Sonata thực ra đã có từ thời Baroque nhưng không được để ý, mãi tới khi Mozart và Haydn phát triển và toàn hảo nó thì Sonata mới thực sự được tán tụng. Cho tới bây giờ Sonata đã là thể loại hoàn chỉnh nhứt. Cũng qua Sonata mà Mozart và Haydn đã được coi như hai cột trụ tiêu biểu của dòng nhạc cổ điển (lại nói quá !)
    Sonata là một tác phẩm gồm nhiều đoạn, viết cho một hay hai nhạc cụ (piano, violin, cello vv ..) Chữ Sonata có lẽ được dùng từ 1616, nhưng Johann Kuhnau (1660-1722) một nhạc sĩ ít tiếng tăm của thời Baroque mới là người đầu tiên viết những Sonata ngắn ?" sau này gọi là biblical sonatas - cho nhạc cụ harpsichord. Những bản Sonatas đầu tiên ấy chỉ có một đoạn duy nhứt. Nếu được hát lên thì nó gọi là Cantata vì Cantata trong tiếng ý có nghĩa là hát sung.
    Qua Haydn và Mozart (cũng như Beethoven sau này) Sonata nhờ bị cắt ra thành nhiều đoạn gọi là mouvements, nên mouvement có thể chơi như một bài nhạc riêng rẽ, mặc dù chúng được viết dính chung với nhau. Các nhà sáng tác cổ điển quan niệm rằng để tránh nhàm chán, dòng nhạc cần phải có thay đổi. Bằng cách thay đổi tiết tấu, các nhạc sĩ cổ điển đã làm nhạc thêm biến ảo, cứ một đoạn chậm tiếp theo một đoạn nhanh hơn để dòng nhạc thêm khởi sắc.
    Symphony : Một hình thức khác của nhạc, cũng chia thành mouvements. Đây là một biến thể của Sonata. Thực vậy, Symphony chỉ là một Sonata viết không phải cho một nhạc cụ mà là cho cả dàn nhạc đại hoà tấu.
    Tính vui vẻ phóng khoáng của Haydn đã chạy vào những nốt nhạc của chính mình. Ông đã có công rất lớn với symphony. Người ta cho rằng nhờ Haydn mà symphony đã phát triển toàn vẹn như ngày nay. Haydn viết tổng cộng một trăm lẻ tám bản symphonies (wow !) Mozart thì trái lại chỉ viết có 41 bản (nhưng bản nào cũng xuất sắc)
    Franz-Joseph Haydn (1732-1809) : Người Áo, với sức sáng tác kinh hồn. Haynd tự học nhạc lấy (Trái ngược với Mozart và Beethoven có thày bà đàng hoàng) Tuy buồn vì lập gia đình mà không có con. Haydn vẫn luôn luôn vui vẻ khoáng đạt, được mệnh danh là ?~Papa?T
    Năm lên tám Haydn sanh sống bằng nghề hát lễ cho ca đoàn Vương cung thánh đường St Etienne ở Vienna. Sau đó thì bị ?~bể giọng?T (chào ngài Lê Nguyễn Hiệp) và năm 1949 được mời đi chơi chỗ khác. Haydn bèn đi dạy nhạc, chơi đàn (violon và organ) để kiếm ăn. Mãi tới năm 28 tuổi thì được vời về dưới trướng của ông hoàng Esterhazy, người giàu có nhứt xứ Hung thời ấy. Esterhazy giao cho Haydn trông coi dàn nhạc và ca đoàn tại nhà nguyện của lâu đài ?" Maitre de chappelle hay Kapellmeister (tức ông Quản). Tại đây Haydn đã nổi tiếng ngay với những bản Symphonies tiêu biểu cho thời cổ điển. Nội trong 30 năm làm việc cho Esterhazy, Haydn đã viết hơn 80 bản Symphonies, hơn 60 bản Quartuors cho đàn dây (quartuors có 4 người), rất nhiều Concertos cùng thánh nhạc (Mariazell?~s mass 1782 đã được coi như một tuyệt phẩm) Haydn cũng viết cả opera và mở đường cho Mozart sau này. Haydn gặp Mozart năm 1784 tại Vienna và họ đã thành bạn vong niên của nhau.
    Haydn là người đầu tiên tán dương Mozart là ?~nhà soạn nhạc vĩ đại nhứt của nhân loại?T Trong khi đó thì Mozart chỉ lẳng lặng làm thinh viết sáu quartuors tặng bạn già. Gọi là vong niên vì Mozart trẻ hơn Haydn 24 tuổi lận (ông Anmomad, mạnh giỏi ông?)
    Năm 1790 ông hoàng Nicholas Esterhazy qua đời, Haydn bỏ Vienna sang London và được tiếp đón rất nồng nhiệt. Trong một buổi du lịch Haydn gặp ?~cậu?T Beethoven và thu nhận cậu làm học trò. Một số Symphonies khác được viết tại đây. Sau London, Haydn về Vienna làm việc lại với dòng họ Esterhazy, vẫn tiếp tục sáng tác.
    Năm 1808, được vinh danh trong lần xuất hiện lần cuối cùng trước công chúng vào dịp trình diễn ra mắt oratorio The Creation. Haydn qua đời ít lâu sau, khi còn đang viết dở dang tác phẩm oratorio thứ ba có cái tên định mệnh ''The last judgement?T .
    Một giai thoại lý thú về khả năng giao tế của Haydn : Esterhazy đi nghỉ xả hơi tại cung điện mùa hè mang theo dàn nhạc giúp vui, nhưng cung điện vào mùa thu lạnh quá xá, các nhạc sĩ chỉ mong muốn Esterhazy ?~hồi loan?T. Haydn bèn sáng tác một Symphony với phần kết thúc là các nhạc sĩ tuần tự ngưng chơi, tắt ngọn nến của mình (hồi đó chưa có điện ha) rồi nhẹ nhàng rút êm. Khi nốt nhạc cuối cùng của bản nhạc chấm dứt thì dàn nhạc chỉ còn vỏn vẹn có hai người. Esterhazy hiểu ý nên ngay ngày hôm sau cùng đoàn tùy tùng ... rút trại. Bản Symphony này sau đó được gọi là ?~Bản Giao Hưởng Tạ Từ - Symphonie des Adieux !
    Hào quang của Mozart và Beethoven có làm lu mờ Haydn chút đỉnh. Brahms của thời Lãng-mạn sau này đã làm hào quang này sáng lại bằng những ?~Variations sur un thème de Haydn?T. Ngày giỗ 100 của Haydn đã được tổ chức long trọng với những tên tuổi chói sáng thời đó như Ravel (nhắc cho bạn nhớ Ravel là tác giả của bản Bolero) Debussy, Paul Dukas vv..
    Trước đó tại Mannheim Đức quốc, quận công Karl Theodor van Pfalz do lòng yêu chuộng âm nhạc nên đã chi phần lớn gia sản của mình để phát triển nó. Ông giao cho Johann Stamitz (717-1757) trách nhiệm thành lập một giàn nhạc. Stamitz người xứ Boheme, đã qui tụ một số đồng hương của mình và lần lượt huấn luyện từng nhạc sĩ vĩ cầm một, từ người thứ nhứt cho đến người thứ 42, tất cả đều thiện nghệ xuất chúng. Rồi Stamitz nhường chức lại cho Franz Xavier Richter, và lần lượt sau đó là Carl Stamitz, Ignaz Pleyel. Chẳng may ngài quận công ''philharmonic'' nói trên phải từ giã Mannheim để về Bavière nên rồi ánh sáng nghệ thuật Mannheim từ đó cũng tắt lịm !
    Các nhạc sĩ ngoại hạng của Mannheim đã tạo những ảnh hưởng quan trọng để các nhà soạn nhạc như Haydn và Mozart phát triển và toàn hảo thể loại symphony cho dàn nhạc sau này. Mozart năm 1777 trên đường đi Paris có ghé nghe dàn nhạc Mannheim trình tấu, người ta cho rằng 41 bản symphonies xuất sắc của ông có được là một phần do kinh nghiệm rút tỉa khi này.
    Symphony từ Mannheim chỉ là những ấn bản thô sơ, lỏng lẻo và nghèo nàn, nhưng tới Haydn nó đã đạt trình độ : sáng sủa, chặt chẽ và sang trọng. Các tác phẩm symphonies của Haydn là một tổng hợp xuất sắc của thời Baroque và thời Cổ điển.
    Cũng chính Haynd đã biến hoá cho quartuors : quartuor là một concerto chơi bằng violin đi kèm bằng 3 cây đàn dây khác và chúng đi độc lập riêng rẽ với nhau. Quartuors của Haydn thành thông dụng trong nhạc thính phòng (chamber music), tạo ảnh hưởng trên các nhà soạn nhạc khác về sau như Beethoven, Mozart, Schbert vv..
  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    .....thời cổ điển ( tiếp)
    Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791) người Áo, thiên tài của âm nhạc. Cha ông là nhạc sĩ vĩ cầm kiêm soạn nhạc gia, có thời giữ chức ông Quản ở Salzburg, nhờ thế ngay từ năm 6 tuổi ông đã đi khắp âu châu và được coi là thần đồng âm nhạc từ khi ấy.
    Bắt đầu viết nhạc ngay từ lúc lên 6. Bản symphonie đầu tiên viết năm lên 8, opera đầu tiên năm mới ngoài 10 tuổi (Má ơi !) và không ngừng sáng tác. Sự nghiệp tuy ngắn ngủi, dưới 30 năm, nhưng lẫy lừng.
    Sau một hồi đi lòng vòng và được tán thưởng nhiệt liệt. Gia đình Mozart trở về Salzburg và làm việc cho bá tước Colloredo dở hơi và khó tánh. Tuy bị chèn ép Mozart vẫn viết được 6 quartuors, một vở opera và the 1st concerto for piano.
    Năm 1777, chịu hết nổi Colloredo, Mozart bèn từ chức cho dù cha ông phản đối. Ông đi Mannheim (nghe dàn nhạc Mannheim trình tấu như đã nói ở trên) sang Paris rồi thất vọng : Chuyện tiếp đón nồng hậu của công chúng trước kia đã không còn. Năm sau mẹ ông mất, ông về lại Salzburg, rồi nhận ra rằng y hình mình hổng còn là thiên tài gì ráo nữa. Đau khổ cực kỳ, ông tuân theo ý muốn của cha trở lại làm việc cho Colloredo.
    Dưới trướng Colloredo, ông giữ chân chơi organ, viết bản concerto for violin & alto và hoàn tất vở opera Thomas the king of Egypt.
    Năm 1781 đi Vienna để dựng vở opera Idomenee. Do việc đối xử lạnh nhạt của Collerado, Mozart hát tuyệt tình ca và ở hẳn lại Vienna. Để mưu sanh, ông phải đi dạy nhạc. Rồi trái lệnh cha (lại lệnh cha nữa, chán quá xá !) kết hôn với Constance Weber và viết vở Enlèvement au sérail 1782 để tặng nàng. Cũng thời gian này viết symphonies Haffner và Linz.
    Chuỗi ngày hạnh phúc ngó chừng ngắn ngủi, chết đứa con đầu tiên và nợ ngập đầu.
    1784 thiên tài biểu lộ trong 5 bản concertos for piano, và viết tặng bạn vong niên Joseph Haydn sáu quartuors (đã nói ở trên).
    Sau đó viết opera les noces de Figaro, thành công chỉ tương đối ở Vienna, nhưng năm sau khi mang qua tới Prague thì thành công rực rỡ. Cũng tại Prague viết La Petite Musique de nuit, symphonie de Prague và nhứt là Don Gionanni thành công vượt bực. Năm 1787, giữ chức soạn nhạc gia hoàng triều Áo của Đại đế Joseph 2nd. Có tiếng nhưng hổng có miếng, lương lậu chẳng khấm khá chi nên vẫn nợ như chúa chổm !
    Y hình càng khổ bao nhiêu thì nhạc Mozart ngược lại càng vui bấy nhiêu. Dù có tang cha, dù làm bà con với Cả-đọi, dù Constance bịnh rề rề, năm 1789 viết vở hài kịch Cosi fan tuite cho Joseph 2nd . Đại đế băng hà Mozart hết nơi nương tựa, rồi liên tục thất bại. Các buổi hoà nhạc của ông vắng như chùa bà đanh, sức khoẻ của ông suy sụp. Tuy vậy trong thời gian này đã viết hai vỡ nhạc kịch ngoại hạng La flute enchantée và La Clémence de Titus, một Concerto pour clarinette và viết dở dang bản nhạc cầu hồn Requiem.
    Kiệt sức vì suy thận, Mozart mất ngày 5 tháng 12 năm 1791, khi ấy mới 35 tuổi. Lệ phí ma chay gia đình không lo nổi, phải nhờ cậy vào chuyện quyên góp. Đám ma ông nghèo nàn buồn tẻ. Ngó chừng trời cũng buồn theo, nên mưa rơi thảm thiết ngày tang lễ, cho tới nỗi bạn bè đưa đám ông có hơn một chục người khi tới cửa nghĩa địa thì sình lầy quá nên họ đành quăng đại quan tài ở đó mà đi dzìa. Mozart có hai con trai nhưng không một ai lập gia đình. Dòng họ tới đó là tuyệt tự.
    Xung quanh Mozart đã có biết bao huyền thoại chỉ vì ông là thiên tài. Dĩ nhiên đã là huyền thoại thì có cái đúng cái sai. Hỏi vậy chớ có được mấy người viết ra một sáng tác tuyệt diệu như phần mở đầu của vở Don Giovanni chỉ trong có một đêm (để sáng hôm sau chờ tập dợt ra mắt ngay khi mực còn chưa ráo) ? Có ai trong vỏn vẹn 6 tuần lễ viết những bản symphonies diễm lệ như 3 bản cuối cùng ? Có ai viết nổi từ 84-86 mười hai bản concertos ác liệt, xen giữa là vở Noces de Figaro ngoại hạng ?
  9. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    "...và 4 giao hưởng (Cm, Dm, F và Em).."
    Theo người viết thì Cm là đô thứ,Em là mi thứ,F la pha trưởng----->Dm là rê thứ????
    Xin đính chính lại giao hưởng số 2 Brahm giọng rê trưởng.
  10. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    "...hai sonata fmoll op.11 và g- moll op.22..."
    2 sonate schuman Fa thăng thứ &Sol thứ.Hình như người post bài chỉ biết có chữ chứ không biết nốt nhạc???!!!!!!

Chia sẻ trang này