1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    ".......Bên cạnh đó cũng có giao hưởng mang tính chất cảnh trí sinh hoạt như GH số 1 "Những ước mơ và con đường mùa đông" (1866), "Người thợ rèn Vacula", vũ kịch "Hồ Thiên Nga", ba khúc mở màn: Romeo và Juliét (1869); "Bão tố" (1873); ???"Franxétca đa Rêminhi" (1876)???..."
    Fantasia Francesca da Rimini Tchaikovsky được sáng tác năm 1876 sau khi ý tưởng viết 1 opera cùng tên không thành.Trình diễn lần đầu 25/2/1877 chỉ huy Nicolai Rubinstein.
    Giao hưởng có nội dung cua Tchaikovsky 1 chương của Tchaikovsky có nhiều thể loại :ouverture:Romeo&Juliet...
    fantasia: Francesa da Rimini,Fatum,Symphony-ballada:Voevoda.
  2. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    ".....Năm 1844, khi vào tuổi 34, Chopin sáng tác bản polonaise giọng Fa giáng thứ. Đó là bản polonaise ảm đạm nhất trong các bản polonaise nổi tiếng của ông. Giới phê bình âm nhạc thế giới đặt tên là ?oHành khúc tang lễ ?o. Tác phẩm súc tích ......"
    hehehe làm gì có giọng Fa giáng thứ bạn gì ơi! Polonase Fa thăng thứ thì cũng có nhưng mà cũng không có ảm đạm lắm đâu.Nghĩ mãi chẳng ra được polonasie nào là hành khúc tang lễ cả.Có lẽ Mi giáng thứ chăng bạn type nhầm là Fa giáng thứ chăng???
  3. TuMinhTran

    TuMinhTran Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    To maytroiqua: Xin lỗi bạn, mong bạn bỏ qua. Vì ở diễn đàn này việc viết sai chính tả nhiều lắm. [không biết tôi có gõ sai nhiều không]
    0 1 4 & 10
  4. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
  5. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đôi vợ chồng tài hoa R.Schumann & Clara Wieck Schumann
    Một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của TK 19 - Robert Schumann - cả cuộc đời và tác phẩm là hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn. Vợ ông - bà Clara Wieck Schumann cũng nổi tiếng không kém gì chồng.


    Trai anh hùng
    Ông không quá nổi tiếng với những tác phẩm lớn như giao hưởng hay concerto, sự tài hoa của ông thể hiện đầy đủ nhất trong các ca khúc và những bản nhạc dành cho piano. Schumann có khả năng phi thường trong việc truyền tải cảm xúc sâu sắc, tao nhã. Ta sẽ cảm nhận được điều ấy qua chùm ca khúc Dichterliebe (A Poet''s Love) và bộ sưu tập đoản khúc cho piano như Phantasiestucke (Fantastic Pieces), Kinderszenen (Scenes form Childhood) và Waldszenen (Forest Scenes). Schumann là nghệ sĩ đã đạt đến ''''ranh giới khó nắm bắt'''' giữa nhạc và thơ lãng mạn.
    Nhà soạn nhạc người Đức này để lại cho đời nhiều tuyệt tác, trong đó không thể không kể tới Davidsbundlertanze (1837), Dichterliebe (1840) và bản ngũ tấu cho piano & đàn dây... Những năm đầu sáng tác, Schumann đã coi piano như cuốn sổ nhật ký ghi lại suy nghĩ và cảm nhận của ông. Sau này, trong lúc xây dựng các quy tắc cơ bản cho phê bình lý luận âm nhạc ("New Journal for Music"), ông dường như vẫn tiếp tục giữ sợi dây liên kết với tất cả thể loại nhạc. Rất nhiều ca khúc, bài thơ phổ nhạc, đoản khúc cho piano đều in đậm dấu ấn ấy. Những bản giao hưởng của Schumann sau thời gian dài bị lãng quên, nay đã được đánh giá đúng mức vì sự sáng tạo trong giai điệu, hình thức.
    Schumann, Robert (Alexander) sinh ngày 8/6/1810 tại Zwickau, mất ngày 29/7/1856. Ông là con trai người bán sách, từ nhỏ đã sớm bộ lộ tài năng âm nhạc và tỏ ra hứng thú với đàn piano cũng như viết nhạc, sáng tác văn chương. Năm 1821, ông tới Leipzig học luật nhưng lại dành phần lớn thời gian vào các hoạt động âm nhạc, xã hội, văn chương. Ông bắt đầu viết một số tác phẩm cho piano và theo học âm nhạc từ Friedrich Wieck. Schumann quyết tâm thuyết phục gia đình để từ bỏ ngành luật và theo đuổi mơ ước thành nghệ sĩ piano. Năm 1830, ông tới sống cùng Wieck ở Leipzig.


    Bất hạnh thay! Schumann lại gặp rủi ro không ngờ, các ngón tay ông trở nên yếu đến nỗi phải dùng máy trợ giúp, nhưng ông không từ bỏ việc sáng tác.
    Năm 1834, Schumann thành lập tạp chí âm nhạc Neue Zeitschrift fur Musik; ông vừa là chủ bút, vừa là phóng viên hàng đầu của báo trong nhiều năm. Ông là một nhà phê bình lỗi lạc, tài ba; mọi bài viết của ông đều thể hiện rõ khuynh hướng tiên bộ trong tư duy âm nhạc thời bấy giờ. Đôi khi ông sử dụng bút danh Eusebius và Florestan. Những bản nhạc ông viết thời kỳ này phần lớn dành cho piano. Năm 1835, ông yêu con gái của Wieck là Clara, nhưng Wieck đã bằng mọi cách chia rẽ họ. Hai người thề non hẹn biển nhưng nhiều lúc Schumann vẫn rơi vào tình trạng chán chường, thất vọng. Trải qua nhiều cuộc cãi vã, thậm chí đối chất trước toà án với Wieck, họ cưới nhau năm 1840.
    Thời gian này Schumann viết tổng cộng 150 ca khúc, hầu hết là những bài hát hay nhất của ông, nổi tiếng là chùm Frauenliebe und Leben (''A Woman''s Love and Life'') và Dichterliebe (''A Poet''s Love''). Nội dung là một câu chuyện bi kịch lãng mạn về một tình yêu chóng đơm hoa nhưng cũng sớm lụi tàn, về niềm khát khao được sống và tận hưởng hạnh phúc. Schumann - một nhà soạn nhạc cho piano - đã biến cây đàn ấy thành một công cụ tuyệt vời thể hiện cảm xúc, tạo ấn tượng mạnh vào lúc ca khúc kết thúc.
    Năm 1841, Schumann trở lại với dàn nhạc, ông viết những bản giao hưởng, những đoản khúc thanh thoát, trữ tình cho piano và dàn nhạc của Clara. Năm 1842, khi Clara mải mê cho tour lưu diễn, thì Schumann dồn tâm sức sáng tác ba bản nhạc cho bộ tứ đàn dây cũng như một số tác phẩm ngũ tấu piano. Năm 1843, ông viết bản trường ca oratorio và tham gia giảng dạy ở trường nhạc mới tại Leipzig nơi Mendelssohn làm hiệu trưởng. Một năm sau, ông cùng Clara chuyển đến Dresden. Sự chán nản, mệt mỏi hạn chế khả năng sáng tác của ông. Mãi tới năm 1847, ông mới lại viết nhạc. Năm 1854, Schumann mắc chứng ảo giác, nhiều lần ông cố gắng tự vẫn (ông luôn sợ mình phát điên). Hai năm sau, ông qua đời trong một trại tâm thần.
    Gái thuyền quyên


    Clara Wieck Schumann sinh ngày 13/9/1819 tại Leipzig, mất ngày 20/5/1896 ở Frankfurt. Đây là những lời tâm sự của bà: ''''Viết nhạc mang lại cho tôi cảm giác vui thích tuyệt vời... Không gì hơn niềm vui sáng tạo, một người không muốn lãng quên bản thân chỉ khi họ được sống trong thế giới âm thanh''''.
    Cũng giống như chồng, bà vừa là nghệ sĩ piano vừa là nhà soạn nhạc. Clara Schumann với khả năng và tài nghệ của mình đã vượt qua mọi trở ngại, khó khăn với một nhà soạn nhạc nữ trong thế kỷ 19. Trên thực tế, đã có khá nhiều phụ nữ ''''có thể làm điều đó'''' cả lúc trước và trong thời kỳ của Schumann. Tuy nhiên, nỗ lực của họ lại luôn bị cản trở, bị chỉ trích.
    Clara Schumann sinh trưởng trong một gia đình âm nhạc. Mẹ bà là nữ ca sĩ thành công, còn cha Friedrich Wieck là giảng viên piano nổi tiếng. Chính ông đã khuyến khích và ủng hộ con gái biểu diễn, viết nhạc từ rất sớm. Năm 1840, bà lập gia đình với một trong số các sinh viên của cha Robert Schumann. Clara sáng tác những bản biến tấu các khúc nhạc dạo của Robert. Họ cùng nhau viết nên chùm ca khúc Friedrich Rückert. Sau khi Robert qua đời, Clara vẫn tiếp tục hoạt động âm nhạc.
    Âm nhạc của Clara Schumann là điển hình của kỷ nguyên lãng mạn. Bản thân bà cũng chính là người biểu diễn các tác phẩm của mình (đoản khúc cho solo piano hay concerto cho piano).
    Tú Trúc
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Cuộc đời và tác phẩm của Felix Mendelssohn - Barthody

    Với tình yêu thiên nhiên và con người trong sáng, thiết tha, những giai điệu tuyệt vời đầy ắp chất thơ và tràn trề nhựa sống tuổi trẻ, những đặc trưng lãng mạn trữ tình của nghệ thuật đầu thế kỷ 19 đã được Mendelssohn thể hiện bằng âm nhạc cổ điển.
    Cuộc đời
    Cái tên của ông - Felix - đã có nghĩa là ?oHạnh phúc?. Hiếm thấy nhạc sĩ nào có cuộc sống hoàn hảo như Mendelssohn: sung túc về tài chính, bình yên trong tình yêu và gia đình, thành danh trong sự nghiệp.
    Ông nội Felix - Moses Mendelssohn (1729 - 1786), là một người bình dân Do Thái đã phấn đấu trở thành nhà triết học của thế kỷ ?oÁnh sáng?, là bạn thâm giao của nhà triết học kiêm nhà văn và phê bình Lessing, bạn bè thường gọi ông với cái tên trìu mến và kính trọng ?oSocrat Do Thái?.
    Cha Felix - Abraham Mendelssohn (1776 - 1835), là một thương gia và chủ ngân hàng. Cùng với vợ - Lea Salomon - một phụ nữ có văn hóa cao, hai người đã tạo những điều kiện tốt nhất cho nền học vấn của cả 4 người con: Fanny, Felix, Rebecca và Paul. Felix và chị gái học piano và sáng tác, cô em học hát và cậu em học cello.
    Abraham đã cho các con mình theo đạo Tin Lành, rửa tội ở nhà thờ Tin Lành dòng Luther và từ đó dòng họ Mendenssohn có thêm chữ Barthody. Tuổi thơ, Felix được sống trong bầu không khí thân ái và hòa thuận. Nếp sống mẫu mực và văn minh được ông duy trì trong gia đình riêng với người vợ xinh đẹp và nết na Cécile Jeanrenaud (con gái một vị mục sư người Pháp di cư) và 5 người con.
    Felix chào đời trong tháng Tình yêu (3/2/1809) tại Hambourg. Gia đình chuyển lên sống ở Berlin năm 1813. Năm 7 tuổi, Felix và Fanny theo cha sang Paris, tại đây hai chị em đã học piano với nghệ sĩ lừng danh Marie Bigot.
    Trở về Berlin, Felix lại được học nhạc với người sáng lập trường phái hợp xướng Đức, giám đốc Singakademie Berlin - Carl Friedrich Zelter (1758 - 1832). Ngoài việc học nhạc, Felix trau dồi các môn kiến thức khác như: toán, vẽ, văn học, triết học, và hàng loạt các ngoại ngữ như Hy Lạp, La-tinh, Anh, Pháp và sau này là Italia
    Từ vốn hiểu biết sâu rộng và những mối giao lưu thường xuyên với giới học giả, trí thức trong xã hội Đức, đặc biệt là ảnh hưởng của thầy Zelter và người bạn lớn do thầy giới thiệu ?" đại văn hào Goethe ?" Felix đã chọn cho mình một hướng đi xuyên suốt cuộc đời: ?oXây dựng một nền văn hóa âm nhạc dân tộc và dân chủ Đức?.
    Những cống hiến trong hoạt động xã hội
    Kỳ công đầu tiên trong hoạt động công ích của Mendelssohn là việc tái sinh tác phẩm bị lãng quên của Bach ?oNỗi khổ nạn của Chúa theo lời kể của Thánh Mathieu? - (St.Matthew passion). Buổi biểu diễn (11/3/1829) thành công vang dội, và điều đáng ghi nhớ là ở chỗ: chàng thanh niên 20 tuổi gốc Do Thái đã trả lại cho thế giới một tác phẩm lớn nhất của Thiên Chúa giáo sau 100 năm im lặng. Buổi trình diễn này cũng đánh dấu việc kết thúc giai đoạn học tập ở nhà trường của Mendelssohn.
    Những chuyến viễn du dài hạn tới hàng loạt các nước Anh, Scotland, Pháp, Áo, Thụy Sĩ, Italia? đem đến cho Mendelssohn những bài học bổ ích khác. Thiên nhiên và âm nhạc ở các xứ sở lạ đã để lại cho ông nhiều ấn tượng mới mẻ làm nẩy sinh những tác phẩm như giao hưởng Italia, Scotland.. v.v?

    F.Mendelssohn

    Sau chuyến du ngoạn dài 3 năm, Mendelssohn quyết định chọn nước Đức làm nơi cư ngụ và xả thân cho sự nghiệp âm nhạc. Hàng loạt các công việc mà ông đảm trách: giám đốc Dusseldorf festival, giám đốc dàn nhạc Gewandhaus tại Leipzig, chỉ đạo nhạc nhà thờ cho vua Phổ, sáng lập Nhạc viện quốc học đầu tiên tại Leipzig (1843). Cùng Schumann soạn thảo và trực tiếp dạy môn piano và sáng tác, còn Ferdinand David dạy violon v.v?
    Công việc quản lý và đào tạo bận rộn, Mendelssohn vẫn dành thời gian cho biểu diễn để cổ súy và truyền bá âm nhạc tới rộng rãi công chúng. Danh mục các tác giả trong chương trình biểu diễn của ông thường là Handel, Bach, Mozart, Beethoven.
    Mendelssohn là người đầu tiên dàn dựng và biểu diễn tác phẩm Great Symphony giọng Do trưởng của Schubert (1839), Giao hưởng số 1 của Schumann (1841) và cùng với Clara Schumann trình diễn tác phẩm Concerto cho piano và dàn nhạc của Schumann.
    Trải qua rất nhiều khó khăn, với nỗ lực kiên trì, Mendelssohn tổ chức được cho Berlioz biểu diễn tác phẩm Giao hưởng hoang tưởng (Fantastic symphony) ở Leipzig?
    Một thú vị bất ngờ, chính Mendelssohn là người đầu tiên chỉ huy dàn nhạc với tư thế quay lưng ra khán giả như ngày nay chúng ta vẫn thấy.
    Năm 1846 có triệu chứng đau đầu do áp lực công việc quá tải, mặc dù bác sĩ cấm tuyệt đối biểu diễn, song do quan hệ đặc biệt với nước Anh, ông đã không bỏ qua chuyến biểu diễn năm 1847. Tập trung sức quá độ, đặc biệt bị sốc khi chị gái Fanny qua đời (14/5/1847) do tai biến não, ngày 4/11 cùng năm ấy Mendelssohn cũng ra đi theo người chị mà ông hết mực gắn bó yêu thương.
    Tang lễ Mendelssohn được cử hành long trọng ở nhiều nơi trên nước Đức và các nước châu Âu. Tên của nhạc sĩ được đặt cho các học bổng âm nhạc ở Đức và ở Anh. Tượng Mendelssohn cũng được dựng lên ở nhiều nơi để tôn vinh người nhạc sĩ tài hoa.
    Tác phẩm
    Mendelssohn sáng tác khoảng 250 tác phẩm lớn nhỏ, gồm đủ thể loại: nhạc sân khấu, opéra, thính phòng, hợp xướng (46), romance & ca khúc (78), sinfonia (13) cho dàn dây, cho kèn; giao hưởng (5), concerto cho nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc (3 ce?Tpiano, 2 cho violon và 2 cho song tấu piano), ouverture (6).
    Trong số các tác phẩm viết cho piano, tập ?oBài ca không lời? gồm 48 bản nhạc (ở thể loại nhỏ) viết dựa trên âm điệu dân ca và dân vũ, đẹp như những vần thơ, rất gần gũi với nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt của dân tộc Đức: vào những ngày nghỉ hoặc kỉ niệm, các gia đình thường tổ chức những buổi tiệc nho nhỏ, mọi người quây quần bên nhau cùng đàn hát, ấm cúng và đầy tình thân ái.
    Một tuyệt tác không thể thiếu trong danh mục biểu diễn (repertoire) của các cây vĩ cầm tài danh là Concerto cho violon và dàn nhạc giọng Mi thứ, Mendelssohn đã khai thác kỹ thuật và khả năng biểu cảm của violon trong sắc màu tráng lệ.
    Ouverture Giấc mộng đêm hè, một bài thơ trác tuyệt tràn đầy nhựa sống của tuổi thanh xuân được Mendelssohn viết ra ở lứa tuổi 18! Phải chăng thần thánh đã thông qua Mendelssohn gửi tới chúng ta một thông điệp vô giá về tình yêu!
    Pgs. Ts Minh Cầm

  7. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Xuân Giáp Thân nghĩ về ?oThánh lễ mùa xuân? của I.Stravinsky

    Nhớ lại lần đầu tiên khi nghe tác phẩm ?oThánh lễ mùa xuân? của nhạc sĩ Nga Igor Stravinsky khi còn ở tuổi sinh viên, tôi bị sốc, cảm thấy như va đầu vào đá vậy. Sự hoang mang đã làm cho tôi không dám mon men tới gần tác phẩm này trong thời gian thật là lâu?
    Thế rồi chẳng biết tự bao giờ, vào ngày Mùng một Tết hàng năm, đĩa nhạc đầu tiên mà tôi ?okhai?nhạc? lại là tác phẩm này. Tôi ngồi bất động như bị thôi miên hàng giờ từ khi âm thanh đầu tiên của tác phẩm vang lên và vẫn còn chưa hết bàng hoàng khi tiếng vỗ tay như sấm dậy của khán giả (trong đĩa nhạc) cứ kéo dài không dứt ?
    Tác phẩm "Thánh lễ mùa xuân"
    Tác phẩm được thai nghén từ một giấc mơ vào những ngày đầu tuyết tan hoa nở năm 1910 tại Petersbourg, sau thành công rực rỡ của vở ballet ?oChim lửa? ra mắt tại Paris. Ban đầu, đề cương tác phẩm ?oThánh lễ mùa xuân? (The Rite of Spring) dựa trên vũ điệu lễ hội của nước Nga đa thần giáo thời cổ với nội dung ?oLễ hiến sinh lớn?. Cuối năm 1912 tác phẩm được viết xong (tại Thụy Sĩ). Vở ballet chia làm hai phần lớn:
    1/ Phần 1: Với tiêu đề ?oVinh danh đất mẹ? (The Adoration of the Earth) gồm phần mở đầu và 7 cảnh:



    - Điềm báo xuân về
    - Vũ điệu thanh nữ
    - Nghi lễ hiến sinh
    - Vũ điệu mùa xuân
    - Cuộc diễu hành
    - Nhà hiền triết
    - Vũ điệu của trái đất
    2/ Phần 2: ?oLễ hiến sinh? (The sactifice of the chosen one) gồm 6 cảnh:
    - Dẫn nhập
    - Vũ điệu vòng tròn huyền bí của các thanh nữ
    - Lễ rước vật tế thần
    - Ký ức về tổ tiên
    - Hành lễ của tổ tiên
    - Vũ điệu tế thần
    Ngày 29/5/1913 vở ballet được ra mắt tại nhà hát Champs - Elysées (Paris). Một scandal lớn chưa từng thấy nổ ra. Và một năm sau (1914) tác phẩm được chính thức trình diễn, với một số thay đổi và rồi ? mọi sự đã trở nên sáng sủa khác thường: ?oThánh lễ mùa xuân? được mệnh danh là ?ochìa khóa để mở cánh cửa âm nhạc hiện đại của thế kỷ 20??Tiếng gầm của con hổ (Giáp Dần 1914) đã rung động toàn thế giới âm nhạc.
    ?oThánh lễ mùa xuân? có biên chế dàn nhạc với quy mô lớn gồm 38 kèn, bộ gõ được mở rộng tạo nhiều âm sắc và dàn dây khá đồ sộ để tương ứng với số lượng khá đông của bộ kèn. Tác phẩm được bắt đầu bằng một nét giai điệu nghi lễ tôn giáo nguyên sơ, đơn giản. Bằng những thủ pháp hết sức độc đáo, hầu như là độc nhất vô nhị, Igor Stravinsky đã làm giới âm nhạc châu Âu sững sờ bởi những điều chưa từng thấy:
    - Sức mạnh siêu nhiên được mô tả không phải bằng cung cách biểu cảm mà bằng những năng lượng ?ovốn có-sẵn-đủ? của bản chất âm nhạc, tạo nên một sức hút vô song.
    - Sử dụng mọi khả năng kỹ thuật của các nhạc cụ ở mọi âm vực để pha trộn và tạo ra một bảng màu âm vô cùng phong phú.
    - Kết hợp các loại điệu thức bằng bút pháp phức điệu theo chiều hướng hòa thanh, hóa biểu thay đổi liên tục. Những hợp âm nghịch được kéo dài triền miên gây căng thẳng tột độ, thách thức lý thuyết điệu tính và quy luật công năng của hợp âm.
    - Giai điệu không còn mơn trớn thính giác mà được xây dựng theo cấu trúc modal, duy trì và phát triển trên nền tiết tấu theo kiểu mạch đập. Từng chu kỳ mạch nhịp rất rõ ràng, vững chắc, nghiêm khắc nhưng luôn luôn thay đổi ?onguyên mẫu?, các điểm nhấn, cố ý dữ dằn, tạo cảm giác hoang dã, man rợ.
    - Mỗi bè chuyển động theo nhịp điệu riêng nhưng quy thuận theo một trật tự tổng thể. Một bố cục vừa mạch lạc vừa rắc rối, chằng chịt như những nút giao thông ở các thành phố công nghiệp hiện đại?

    Igor Stravinsky

    Tác phẩm của một chàng trai tuổi 30
    Igor Stravinsky sinh 5/6/1882 trong gia đình có truyền thống âm nhạc. Cha ông (Fyodor Stravinsky - 1843-1902) là ca sĩ giọng nam trầm có hạng của nhà hát Marinsky. Từ nhỏ, Igor đã được hưởng một không khí nghệ thuật đa dạng. Một may mắn tiếp theo là Igor lại được học trực tiếp ngay từ đầu với nhạc sĩ nổi tiếng Rimsky-Korsakov. Tuổi trẻ, Stravinsky học luật tại trường Đại học tổng hợp Petersbourg, song sự nghiệp mà Stranvinsky theo đuổi và cống hiến là âm nhạc. Và chính âm nhạc là ngôi nhà che chở cho ông trong suốt cuộc đời phiêu bạt. Sinh ra và lớn lên tại Nga, những năm tháng Thế chiến thứ I, ông ở Pháp, sau đó sang Mỹ. Sự nghiệp sáng tác của ông cũng sắp xếp theo 3 thời kỳ di chuyển địa lý ấy.
    1/ Giai đoạn Nga: Hình thành tính cách nghệ thuật, khai thác các yếu tố dân gian, chuyển hóa thành phong cách riêng, vượt khỏi tính chất folklor thuần túy.
    2/ Giai đoạn châu Âu: ?oTân cổ điển? (còn gọi là trào lưu cổ điển lần thứ 2) với khuynh hướng phục hồi những thành tựu tiêu biểu của âm nhạc tiền-cổ điển với những cách tân về cấu trúc, về ngôn ngữ?
    3/ Giai đoạn châu Mỹ: ?oSeries?, ?oDodecaphone? là những phong cách mà Stravinsky thể nghiệm trong các tác phẩm của mình.
    Song người ta thấy Stravinsky không áp dụng nguyên xi bất cứ hệ thống âm nhạc nào. Sau mỗi giai đoạn ẩn cư để nghiên cứu, ông lại đưa ra những đột phá táo bạo, và vươn lên cao hơn sau mỗi lần ?otự lột xác? ấy. Những năm cuối đời, đề tài sáng tác của ông liên quan tới chủ đề vĩnh hằng trong tôn giáo, hoặc những biểu tượng thần thoại Hy Lạp. Ông qua đời năm 1971, ngày 6 tháng 4 tại New York, song ông chọn Venise là nơi an nghỉ ngàn thu. Tại đây có nhà thờ Saint ?" Marc tượng trưng cho điểm gặp gỡ của 2 nền văn minh phương Đông Byzantin và phương Tây Latin.
    Một cuộc đời truân chuyên, một nghệ thuật đa phong cách, một thái độ rạch ròi giữa chính trị-xã hội và nghệ thuật - song suối nguồn tài năng nghệ thuật của ông vẫn là nền văn hoá Nga. Điều đó được ông bày tỏ trong cuộc phỏng vấn vào năm 1962 khi trở về Nga biểu diễn: ?oMỗi một con người chỉ có một quê hương, một Tổ quốc. Chính nơi sinh ra quyết định cuộc đời của họ sau này. Suốt đời tôi nói tiếng Nga, dòng máu trong tôi là dòng máu Nga, có thể điều đó không dễ dàng cảm nhận ngay được trong âm nhạc của tôi, nhưng đó chính là âm nhạc Nga được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau?.
    Mùa xuân - khởi đầu của một năm. Giáp - khởi đầu của thiên can. 2004 - năm khởi đầu cho một vận hội mới (vận 8) trong Tam nguyên cửu vận. Hy vọng những con rồng châu Á sẽ nhả những viên ngọc quý, những tác phẩm nghệ thuật chói sáng, dẫn dắt chúng ta tới lâu đài âm nhạc thế kỷ 21!
    Phó Gs-Ts Minh Cầm

  8. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Đàm Thuẫn - linh hồn nhạc cổ điển Trung Quốc
    Ông là một trong những nhà soạn nhạc có ảnh hưởng lớn nhất với âm nhạc Trung Quốc hiện đại. Kết hợp giữa âm nhạc truyền thống có lịch sử lâu đời ở đại lục với những giai điệu hiện đại Tây phương, Đàm Thuẫn đã viết nên các bản nhạc vô song, có một không hai. Đó là thứ âm nhạc sống động, giàu hình ảnh nhạc điệu của nghệ thuật tuồng; là tiếng harmoni cảm xúc, là một thế giới âm thanh như chỉ có trong tưởng tượng.


    Điển hình trong mỗi tác phẩm của Đàm Thuẫn là các ''''chuẩn mực về khoảng trống'''' và việc sử dụng ích lợi của ''''tĩnh lặng''''. Chúng ta có thể thấy rõ ràng ở Kronos Quartet, Yo Yo Ma, London Sinfonetta, Chamber Music Society of Lincoln Center, Toronto Symphony, BBC Scottish Symphony, London Philharmonic, Helsinki Symphony, Tokyo Symphony và Ensemble Modern.
    Mười bảy năm trước đây, ở một khu phố sầm uất tại Manhattan, người ta thường thấy một thanh niên Trung Quốc say sưa chơi đàn violin. Mười bảy năm sau, anh đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá: Grawemeyer Award cho nhạc cổ điển và Grammy Award. Tờ Thời báo New York đã xếp Đàm Thuẫn là một trong 10 nhà soạn nhạc quan trọng nhất thế giới.
    Đàm Thuẫn - 46 tuổi sinh ra ở làng Tứ Mao, tỉnh Hồ Nam. Thời thơ ấu, ông sống chung với bà. Sau hai năm về nông thôn lao động (cách mạng văn hoá), ông trở lại làng nhạc với vị trí nhạc công violin và tham gia đoàn nhạc kịch Bắc Kinh. Vào năm 19 tuổi, lần đầu tiên khi nghe bản Giao hưởng số 5 của Beethoven, Đàm Thuẫn đã ao ước trở thành nhà soạn nhạc tài danh. Một năm sau, ông trúng tuyển vào trường nhạc Trung Ương Bắc Kinh khoá 8 năm. Giữa thập niên 80, ông tới Mỹ nghiên cứu và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ âm nhạc tại trường Đại học Columbia. Cũng kể từ đó, Đàm Thuẫn định cư tại New York.
    Tài năng của Đàm Thuẫn thuyết phục giới phê bình âm nhạc ngay từ khi ông còn là sinh viên ở trường Nhạc trung ương. Bản giao hưởng đầu tiên Li Tao, Đàm Thuẫn sáng tác năm 22 tuổi. Đó là một nhạc phẩm phản ánh đời sống chính trị đảo lộn và những lời ca ai oán của xã hội vào khoảng thế kỷ 4 TCN. Li Tao được đánh giá là ''''bản giao hưởng đảo lộn mọi chuẩn mực nhạc giao hưởng truyền thống''''. Li Tao không mô phỏng hay áp dụng máy móc những khuôn thước truyền thống, nó mang đậm dấu ấn cá nhân hơn tất cả các tác phẩm do những nhà soạn nhạc Trung Quốc trước đó viết nên. Li Tao do Dàn nhạc Trung ương Trung Quốc (nay gọi là Dàn nhạc giao hưởng Quốc gia) biểu diễn.
    Trong một cuộc phỏng vấn, Đàm Thuẫn đã nói rằng, ông chỉ nghiên cứu học tập nhạc phương Đông, nhạc lễ hội và nhạc dân gian Trung Quốc trước năm 20 tuổi. Còn sau đó, ông bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc phương Tây. Tới năm 30 tuổi, Đàm Thuẫn đã nhuần nhuyễn với cả hai. Đó chính là nền tảng cơ bản để ông sáng tạo nên các bản nhạc có sự pha trộn của nhiều nền văn hoá, có ranh giới giữa cổ điển và không cổ điển, có duyên dáng phương Đông và sống động phương Tây.
    Nhạc của ông là ''''móc xích'''' giữa nhạc tôn giáo với thính phòng, là thứ nhạc tiên phong của tâm linh sâu thẳm với cái hối hả của thời đại máy tính, thứ nhạc mang tới cho người nghe cảm nhận sự tĩnh lặng tới mênh mông của tự nhiên. John Cage - nhà soạn nhạc người Mỹ từng nhận xét: "Nhạc của Đàm Thuẫn giúp thính giả sống giữa thiên nhiên, nơi con người sống quá lâu nhưng ít khi cảm nhận được. Âm nhạc của ông là thứ chúng ta cần, giống như đưa cả Đông Tây vào một mái nhà chung''''.
    Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Đàm Thuẫn là bản giao hưởng 1997: Thiên Địa Nhân. Đây là bản ''''sử thi'''' hoành tráng và được chấp thuận cho dàn nhạc biểu diễn ở một sự kiện lịch sử đặc biệt ''''Hong Kong trở về với Trung Quốc''''. Dàn nhạc Bắc Kinh thể hiện tác phẩm này vào đúng ngày 1/7/1997.
    ''''Yoyo Ma'''' khiến công chúng hâm mộ phải sững sờ vì sự mới mẻ. Nhạc cụ thể hiện chủ yếu là cello, nhưng lại có sự kết hợp của tiếng chuông ngân vang (quả chuông cổ có tới 2.400 năm lịch sử). Bản concerto đầu tiên của Đàm Thuẫn mang tên ''''Địa'''', ngoài những nhạc cụ thông thường của dàn nhạc giao hưởng, chuông và bộ gõ truyền thống với hồ cầm và đàn của người Mông Cổ đã tạo nên đặc trưng riêng biệt chỉ Đàm Thuẫn mới sáng tác được.
    Khúc nhạc Hồn Ma cũng là tác phẩm tiêu biểu. ''''Hồn Ma'''' là những trải nghiệm của Đàm Thuẫn từ khi còn nhỏ lúc chứng kiến các đám tang của người theo Đạo giáo. Đó là pháp sư cầu cho linh hồn người chết siêu thoát, là tiếng nói nối liền Âm Dương. Hãy nghe và thưởng thức thứ âm thanh tạo nên từ nước, đá, kim loại, giấy...


    Và rồi đến nhạc nền cho phim Ngoạ hổ Tàng long của đạo diễn Lý An. Tác phẩm này đã mang về cho Đàm Thuẫn một giải Oscar (nhạc phim hay nhất).
    Các giải thưởng gần đây nhất:


    Classical Brit Award: Ngày 23/5/2002 - Đàm Thuẫn đã được trao giải Classical Brit Comtemporary Music Award 2002 (nhạc nền phim Ngoạ hổ Tàng long).
    2001 Grammy Awards: Nhạc phim hay nhất. (Đề cử gồm: Ca khúc hay nhất "A Love Before Time"; Nhạc phẩm khí nhạc xuất sắc "The Eternal Vow" ).
    British Academy Film Awards: nhạc phim hay nhất (phim Ngoạ hổ Tàng long)

  9. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ANTONÍN DVO~ÁK
    Trong tháng 9 này, chúng ta mừng sinh nhật của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng thế giới: Bruckner (4/9), Milhaud (4/9), DvoTák (8/9), Schưnberg (13/9), Bizet (25/9), Shostakovitch (25/9), Gershwin (26/9) nên thật khó khi phải lựa chọn chỉ một tác giả nào đó để giới thiệu. Sở dĩ chúng ta dành ưu tiên cho nhà soạn nhạc Tiệp Khắc (cũ) Antonín DvoTák (1848 - 1904) vì đất nước này có không nhiều nhà soạn nhạc được cả thế giới phải ?ongả mũ ? khi nghe nhắc đến tên họ.

    Trong một bảng sắp hạng của các nhà nghiên cứu lịch sử âm nhạc, Antonín DvoTák chiếm thứ hạng 12 và sau Tchaikovsky, ông là nhà soạn nhạc thứ hai không mang quốc tịch Đức được sắp hạng. Ông cũng là người đầu tiên trong số 3 nhà soạn nhạc người Tiệp có mặt trong danh sách này, hai người kia là: Smetana và Janacek. DvoTák là một trong số những nhà soạn nhạc sau cùng của thời kỳ Lãng mạn.
    Antonín DvoTák ra đời tại Nelahozeves, Bohemia vào ngày 8/9/1841. Cha ông là một chủ quán trọ nhưng lại yêu âm nhạc, nhất là các ca khúc và biết chơi đàn zither (một loại đàn dây gảy, phổ biến ở Áo và Bavaria) khá thành thạo và biết đôi chút về violon.
    Khi còn nhỏ, Antonín thường theo cha mỗi khi ông chơi nhạc trong một ban nhạc nhỏ của làng. Cậu bé Antonín học violon và tiếp xúc nhiều với các vũ điệu dân gian, các tiết tấu đặc biệt trong âm nhạc của người bohémian. Cậu cũng đã tham gia vào ban hợp xướng nhà thờ, nhưng bài học chính của Antonín trong thời gian này là lắng nghe âm nhạc đặc biệt của vùng quê nơi ông ở. Tuy nhiên, ước mơ của cha DvoTák đặt nơi cậu con trai không liên quan gì đến âm nhạc. Ông muốn Antonín nối nghiệp ông để thành một chủ quán trọ. Vì thế, đến năm Antonín 14 tuổi, ông gởi con đến Zlonice để học thêm tiếng Đức. Tại đây, Antonín gặp gỡ và làm quen với một người bạn của bác mình là thầy dạy nhạc nhiệt tâm: Antonín Liehmann. Ông này đã nhận ra tài năng âm nhạc đặc biệt tiềm ẩn nơi cậu bé DvoTák, và đã dạy thêm cho cậu viola, organ và piano. Ông ta cố thuyết phục cha của Antonín gởi cậu đến Praha để học thêm về âm nhạc dưới sự trợ giúp tài chính của người anh. DvoTák mang nặng ơn người thầy đầu tiên của mình. Sau này, vào năm 1880, nhân ngày giỗ đầu của Liehmann, Antonín DvoTák đã chỉ huy một buổi hòa nhạc ở Zlonice để gây quĩ xây mộ cho thầy. Và sau đó, ông còn viết một vở opera mang tên ?oThe Jacobin? , hình tượng chính là một thầy giáo làng được xây dựng theo hình ảnh của Liehmann.
    Vào tuổi 16, Antonín DvoTák sống cuộc đời một du học sinh xa nhà, học tại trường dạy Organ ở Praha, nhưng sau khi tốt nghiệp lại chơi violon và viola trong Dàn nhạc Nhà hát kịch Quốc gia Praha. Mức thu nhập không thấm vào đâu so với những khó khăn trong cuộc sống xa nhà và khoản tiền trợ cấp hàng tháng từ người bác đã bị ngưng. Antonín DvoTák ngày càng túng thiếu, về sau ông đã thú nhận cảnh sống chật vật ấy: ?okhổ công học hành, thỉnh thoảng sáng tác, ôn tập nhiều hơn, có nhiều thời gian suy nghĩ và?. ăn rất ít!?. Nói về những người thầy của mình trong giai đoạn này, DvoTák đã tâm sự: ?oTôi học ở Thượng Đế, với chim muông, cây cỏ ?" và với chính mình?. Nhưng trong thực tế, ở giai đoạn này, ông chịu ảnh hưởng chính của nhà soạn nhạc người Bohemian hơn ông 17 tuổi, BedTich Smetana, một nhà chỉ huy dàn nhạc của Nhà hát kịch Quốc gia. Do tiếp xúc gần gũi với Smetana và nhất là qua sự tham dự vào buổi công diễn ra mắt vở opera dân tộc của Smetana, ?oThe Bartered Bride? (Cô dâu được tráo đổi), Antonín Dvorak đã hướng suy nghĩ của mình vào việc sáng tác âm nhạc dân tộc Bohemian.
    Năm 1873, DvoTák bỏ việc làm trong dàn nhạc để trở thành nhạc công đàn organ cho nhà thờ Thánh Adalbert, và ít lâu sau đó, cưới cô học trò là Anna Cermáková. Từ giai đoạn này trở đi, sức sáng tạo của ông phong phú hơn và mạnh mẽ hơn. Năm 1874, ông cho công diễn?oBản giao hưởng cung Mi giáng trưởng? và tác phẩm này đoạt giải thưởng quốc gia Áo vào năm sau đó. Tiếng tăm của Antonín DvoTák ngày càng lan rộng. Với tác phẩm theo phong cách Bohemian, ?oAirs from Moravia? (Những khúc nhạc từ Moravia) ông lại đoạt được giải của Hội đồng Âm nhạc Áo với phần thưởng là khoản tiền trợ cấp hằng năm. Nhưng điều quan trọng hơn cả tiền bạc đó là, nhờ giải thưởng này, ông làm quen và được sự dẫn dắt, bảo trợ của nhà soạn nhạc thiên tài Johannes Brahms, một thành viên của Hội đồng.
    Năm 1884, Antonín DvoTák được mời đến London đến chỉ huy ba buổi hòa nhạc những tác phẩm của ông. Ông đã rất nổi tiếng nên có buổi đã có đến 12.000 khán thính giả!
    Năm 1892, nhờ lời mời và sự hỗ trợ của bà Jeanette Thurber, người đã có công lớn trong việc thành lập Nhạc viện Quốc gia tại New York vào năm 1885, Antonín Dvorak được mời đến đây làm giám đốc. Đến lúc này, với mức lương hằng tháng gấp 20 lần so với mức ông có thể kiếm được tại Praha, cuộc đời ông đã thay đổi, kèm theo đó là sự trọng vọng của giới âm nhạc chuyên nghiệp còn non trẻ của nước Mỹ. Mặc dù vậy, DvoTák luôn nhớ về quê hương. Đó cũng chính là nguyên nhân ông sáng tác bản giao hưởng lừng danh làm cho tên tuổi ông trở thành bất tử. Đó là giao hưởng: ?oFrom the New World? (Từ Tân thế giới) được ông cảm hứng từ những ca khúc của người da đen (negro songs).
    Giao hưởng ?From the New World? được công diễn lần đầu tiên bởi dàn nhạc New York Philharmonic dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Anton Seidl vào ngày 15/12/1893. Sự thành công của tác phẩm này thật rực rỡ. Ngay sau buổi ra mắt đầu tiên ở New York, dàn nhạc giao hưởng Boston đã dàn dựng vào 2 tuần sau đó và suốt từ năm 1895 đến 1897, nó lại được dàn dựng mỗi mùa ít nhất là một lần.
    Cho dù những vinh quang rực rỡ như thế, Antonín DvoTák vẫn chỉ mong muốn trở về quê hương. Chỉ sau 3 năm ở New York, ông đã quay về Praha vào năm 1895. Đến năm 1901, Antonín DvoTák trở thành giám đốc Nhạc viện Praha và giữ chức vụ này đến cuối đời. Vào năm 1904, Nhà hát kịch Quốc gia giới thiệu vở nhạc kịch ?oArmida? của ông. Không lâu sau, vào ngày 5/5/1904, DvoTák qua đời tại Praha. Ngày hôm đó là một ngày quốc tang.
    Trong số các sáng tác của ông, những tác phẩm nổi tiếng nhất lại không được xây dựng trên các chất liệu bohemian mà lại từ dân ca Mỹ. Các ca khúc negro đã tạo ấn tượng sâu sắc nơi ông. Ông đã mô phỏng những giai điệu này trong bản giao hưởng số 9, ?oFrom the New World? và trong ?oConcerto cho cello và dàn nhạc?. Về giao hưởng, Antonín DvoTák đã viết 9 bản. Thật ra, bản ?oGiao hưởng số 5? cung Mi thứ được biết đến nhiều hơn và có chất lượng cao hơn ?oFrom the New World?. Ngoài ra, còn hai giao hưởng đáng chú ý khác là:?Symphony No.7, in D minor? (1885) và ?Symphony No.8, in G major? (1889). Đối với các nhà chuyên môn, chính bản giao hưởng số 7 lại là một tác phẩm hoàn chỉnh hơn cả ?oFrom the New World?.
    Ngoài ra ông còn có nhiều tác phẩm nổi tiếng khác viết cho dàn nhạc, nhạc thính phòng, nhạc cho đàn phím. Về thanh nhạc và thanh khí nhạc, Antonín DvoTák đã sáng tác 1 oratorio, 9 opera, một số cantata và nổi tiếng nhất là tác phẩm tôn giáo: ?oStabat Mater?. Antonín DvoTák đã làm việc hăng say trong suốt cuộc đời 63 năm của mình như một nhà soạn nhạc hàng đầu của đất nước Tiệp Khắc và thế giới.
    Nguyễn Bách


  10. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Béla Bartók - niềm tự hào của Hungary

    Béla Bartók (1881-1945), nhà soạn nhạc vĩ đại nhất Hungary cũng là một trong những nhạc sĩ điển hình của thế kỷ 20. Cũng giống như người bạn Zoltán Kodály, một nhà soạn nhạc hàng đầu khác ở Hungary - Bartók đã có thời gian dài học tập và nghiên cứu ở khoa âm nhạc dân tộc. Âm nhạc của Bartók như được "tiếp thêm sinh lực" từ những chủ đề, phong cách, nhịp điệu của âm nhạc dân gian truyền thống. Chính vì thế, mỗi bản nhạc của ông đều có nét riêng biệt so với các đồng nghiệp đương thời.


    Bartók sinh ra tại Nagyszentmiklós (Great St Nicholas), sau này đổi thành Sînnicolau Mare, Romania. Khi cha ông qua đời năm 1888, mẹ của Béla là Paula đã đưa gia đình tới sinh sống ở Nagyazöllös rồi di chuyển đến Vinogradov, Ukraine và cuối cùng là Pozsony.
    Béla bị bệnh đậu mùa từ nhỏ, mãi đến 5 tuổi mới lành. Thời gian chữa trị ở nhà, ông thường xuyên được nghe mẹ chơi piano. Béla sớm thể hiện khả năng cảm thụ âm nhạc và bắt đầu sáng tác một số bản nhạc khiêu vũ từ năm 9 tuổi. Việc thay đổi thường xuyên nơi ở đã giúp ông tiếp xúc cuộc sống, cùng rất nhiều kiến thức âm nhạc khác nhau.
    Năm 1894, Béla học piano với Laszlo Erkel và Anton Hyrtl, rồi bắt đầu hoàn thành những bản sonata cũng như bản tứ tấu. Năm 1898 ông trúng tuyển vào Trường nhạc Vienna nhưng lại tới Viện Hàn lâm Budapest (1899-1903) học piano cùng Istvan Thoman, đồng thời hợp tác sáng tác với Janos Koessler. Năm 1903, ông viết một bài nhạc có hình thức giao hưởng mang tên Kossuth. Nội dung nhạc phẩm thể hiện sự ngưỡng mộ, lòng kính trọng với Lajos Kossuth - vị anh hùng trong cuộc cách mạng Hungary năm 1848.
    Sau khi tốt nghiệp Viện Hàn lâm, Bartók trở thành một nghệ sĩ dương cầm chuyên nghiệp. Ông đã biểu diễn trong 630 buổi hoà nhạc ở 22 quốc gia khác nhau. Năm 1907, ông dạy piano tại Viện Hàn lâm Budapest. Mặc dù Bartók không quá quan tâm đặc biệt tới nghề này, nhưng ông vẫn tiếp tục công việc tới hơn 25 năm. Đóng góp đáng kể nhất của ông cho ngành giáo dục là xuất bản một số sách bình luận, chú giải và truyền dạy những tác phẩm của Bach, Haydn, Mozart, Beethoven và sáng tác những bản nhạc dành cho trẻ em.


    Năm 1904, trong khi tập luyện đàn và tìm cảm hứng sáng tác tại vùng ngoại ô Slovakia, Bartók đã được nghe khúc Piros alma ("Red Apple") do Lidi Dósa - một phụ nữ Hungary đến từ Transylvania thể hiện. Sau đó, ông gặp cô và đề nghị cô hát những ca khúc khác mà cô biết. Cuộc gặp gỡ tình cờ mà "như định trước" đã đánh dấu thời kỳ vang dội của Bartók với những nhạc phẩm dân ca. Hai năm sau, Bartók gặp Kodály và một tình bạn thân thiết giữa họ sớm hình thành. Kodály trở thành nhà sưu tập những đĩa hạt nhạc dân gian Hungary.
    Khác với Kodály, Bartók thích thú tìm kiếm thu âm nhạc dân gian của nhiều nước khác như Romania, Slovakia, Serbs, Croatia, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi (đương nhiên phải kể tới nhạc dân gian của cả người Hungary). Năm 1906 khi đến thăm Algeria, Bartók nhận ra rằng, ông có thể đưa những giai điệu dân gian vào tác phẩm của mình và giới thiệu trên toàn thế giới. Sau này, phần lớn thời gian còn lại, Bartók dành cho việc sưu tầm, đánh giá, nhận định, phân chia thành âm nhạc dân gian thế giới thành những dòng chính.
    Chính mối quan tâm thứ "âm nhạc đa sắc tộc" lại mang đến cho Bartók nhiều phiền toái, đặc biệt là khi Thế chiến I kết thúc. Slovakia và Romania - những nơi mà trước đây, Bartók được tự do nghiên cứu tìm hiểu đã không còn "rộng mở" đón tiếp ông. Trong khi ở bản địa, ông lại phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt của những người theo chủ nghĩa dân tộc, họ cho ông là "không có tinh thần ái quốc".
    Năm 1909, Bartók lập gia đình với Márta Ziegler. Con trai của họ là Béla Jr. chào đời một năm sau đó. Bartók là người theo chủ nghĩa khắc kỷ và yếm thế. Trong tác phẩm đầu tiên thành công của mình, vở nhạc kịch Bluebeard''s Castle, Bartók đã nói rất nhiều đến "sự cô lập trong sâu thẳm tâm hồn". Chủ đề này "tái diễn" trong tác phẩm ballet The Wooden Prince, 1917, và The Miraculous Mandarin. The Miraculous Mandarin là một bức tranh hiện thực của cuộc sống thời đó.
    Sau buổi ra mắt đầu tiên tác phẩm trên vào năm 1926, khán giả đã nổi "cơn thịnh nộ'''' với Bartók và tác phẩm không được diễn tiếp. Những nhà soạn nhạc Hungaria như Brahms và Liszt thì lên án âm nhạc của Bartók. Tuy nhiên, tên tuổi của Bartók vẫn được cả thế giới biết tới. Hai bản sonata dành cho violin năm 1921 và 1922 đã khẳng định vị trí của ông là một trong những nhà soạn nhạc hiện đại quan trọng nhất bấy giờ. Năm 1926, ông tập trung vào việc viết nhạc cho piano, ba bản concerto cho piano đã hoàn thành. Hai bản tứ tấu số ba và số bốn (1927 - 1928) thể hiện rõ nhất phong cách của sáng tác của Bartók, cũng là những tác phẩm mà giới phê bình âm nhạc thường xuyên trích dẫn.
    Năm 1923 Bartók ly dị vợ, rồi thành hôn với một sinh viên piano là ***ta Pásztory. Họ sinh cậu con trai Péter năm 1924. Bartók không hề ủng hộ chính quyền phát xít Hungary trong suốt giai đoạn giữa hai cuộc chiến. Năm 1919, ông và Kodály ngừng làm việc ở Viện Hàn lâm vì những lý do chính trị. Trong những năm 1930, Bartók đã từ chối biểu diễn cho chính quyền Đức Quốc xã và những người theo chủ nghĩa phát xít tại Italy. Thậm chí, ông còn tránh cả việc chơi đàn ở Budapest. Thời gian này, ông viết khá nhiều tác phẩm như bản tứ tấu thứ năm (1934); bản dành cho đàn dây, bộ gõ và celesta, 1936; bản sonata cho piano và bộ gõ (1937); hai bản concerto cho violin (1938) và nhạc phẩm tứ tấu cuối cùng năm 1939.


    Tình hình chính trị tại châu Âu bấy giờ có rất nhiều biến động theo chiều hướng xấu. Bartók quyết định sang Mỹ cùng vợ năm 1940. Péter Bartók đoàn tụ gia đình hai năm sau đó và gia nhập hải quân Mỹ. Béla Bartók, Jr. tiếp tục ở lại Hungary. Khi Bartók mắc bệnh bạch cầu, Hiệp hội những nhà soạn nhạc, tác giả và nhà xuất bản Mỹ (ASCAP) đã đứng ra lo toàn bộ phí tổn. Năm 1943, Bartók hoàn thành bản Concerto cho dàn nhạc. Một năm sau đó, ông viết xong bản sonata cho violin solo.
    Ngày 26/9/1945, Bartók qua đời trong một bệnh viện ở New York và được chôn cất tại Woodlawn Cemetery, New York.
    Các tác phẩm nổi tiếng

    1911: Allegro barbaro cho piano
    1943-1945: Concerto cho dàn nhạc
    1938: Bản tam tấu cho clarinet, violin và piano
    1931: Nhạc phẩm dành cho bộ đôi đàn dây
    1926-1939: Mikrokosmos, 153 Progressive Pieces cho piano
    1936: Bản nhạc cho đàn dây, bộ gõ và celesta
    1926-1929: Piano Concerto số 1 cho piano và dàn nhạc
    1930-1931: Piano Concerto số 2 cho piano và dàn nhạc
    1945: Piano Concerto số 3 cho piano và dàn nhạc
    1915: Romanian Folk Dances cho piano
    1917: Romanian Folk Dances cho dàn nhạc
    1926: Bản sonata cho piano
    1937: Sonata cho hai piano và hai nhạc cụ gõ
    1921: Sonata cho violin và piano số 1
    1922: Sonata cho violin và piano số 2
    1908: Bản nhạc cho đàn dây số 1
    1915-1917: Bản nhạc cho đàn dây số 2
    1927: Bản nhạc cho đàn dây số 3
    1928: Bản nhạc cho đàn dây số 4
    1934: Bản nhạc cho đàn dây số 5
    Tú Trúc

Chia sẻ trang này