1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Carmen có phải hoàn toàn là sáng tạo của Bizet?


    Trong tháng 10, chúng ta có sinh nhật của các nhà soạn nhạc lừng danh như: Dukas (1/10), Saint-Saens (9/10), Verdi (10/10), Liszt (22/10) và Bizet (25/10). Chúng tôi chọn Georges Bizet (1838-1875) để giới thiệu đến độc giả bởi đây là trường hợp duy nhất trong lịch sử âm nhạc thế giới mà một nhà soạn nhạc được sắp loại ?otop? nhưng chỉ nhờ vào một tác phẩm. Đó là trường hợp của Bizet với vở opera ?oCarmen".. Nhưng nàng Carmen có phải hoàn toàn là sáng tạo của Bizet?
    Đôi dòng tiểu sử
    Là một nhà soạn nhạc thuộc trường phái lãng mạn Pháp, Georges Bizet được coi như có công hiện thực hóa và định hình opera Pháp nửa sau TK. 19. Trước đó, opera Pháp chịu ảnh hưởng nhiều của opera buffa và các đề tài về tình yêu như trong opera Ý.

    Georges Bizet tên thật là Alexandre-César-Léopold Bizet. Cái tên ?oGeorges? là do người cha đỡ đầu hay dùng để gọi ông. Bizet sinh ngày 25/10/1838 tại Paris. Cha ông là một thầy dạy ca hát người Pháp và mẹ ông mang dòng máu Tây Ban Nha, rất giỏi piano. Có lẽ đó là những cơ sở cho ông trong việc sáng tác opera và có lẽ đó cũng là lý do khiến âm nhạc ông mang nhiều chất Tây Ban Nha.
    Ông vào học ở Nhạc viện Paris năm mới lên 9 tuổi và học ở đó trong 9 năm về các môn: piano, organ ( loại đàn đại phong cầm - pipe organ - trong các nhà thờ, tất nhiên không phải đàn orgue điện tử) và sáng tác. Việc học tập ở nhạc viện của Bizet thật tốt. Năm 13 tuổi, ông đoạt giải nhì piano, và giải nhất piano vào năm sau đó. Đến năm 16 tuổi Bizet đoạt cả hai giải nhất, nhì về tẩu pháp (fugue) và giải nhất về organ vào năm sau. Ông đến Rome lần thứ hai như một phần thưởng vì đoạt giải Prix de Rome dành cho một operetta (vở nhạc kịch nhỏ) được viết trong năm 1855 và để tham dự giải Prix de Rome được tổ chức vào năm 1856. Và trong năm này, khi mới vừa 18 tuổi, Bizet đoạt giải Prix de Rome.
    Sau khi ở Ý trong 3 năm với nhiều thành đạt, ông quay về Pháp sống cho tới khi qua đời. Tại Ý, Bizet đã viết được một số opera và nhận ra đây là thể loại mà ông cần phải tập trung vào. Năm 1872, khi Saint-Saens ngỏ lời với ông cả hai nên rời bỏ Nhà hát Opéra Comique Paris mà chuyển sang viết giao hưởng vì cả hai đều không thành công qua các vở nhạc kịch đầu tiên, Bizet đã trả lời: ?oTôi phải ở lại sân khấu. Không có nó, tôi sẽ không là gì cả?.
    Trên đường từ Ý trở về Paris, Bizet được tin mẹ mất và lúc đó ông cũng phải tự kiếm sống. Ông đã phải tạm gác việc sáng tác opera cũng như sáng tác cho dàn nhạc để chuyển sang viết loại nhạc khiêu vũ và nhạc cho piano cũng như tham gia mọi hoạt động âm nhạc khác chỉ cốt để kiếm sống. Trong thời gian này, ông kết bạn với Pablos Sarasate. Đây là một nghệ sĩ biểu diễn violin và là bạn đồng diễn với Bizet. Phong cách Tây Ban Nha của nghệ sĩ này hòa với dòng máu Tây Ban Nha trong huyết quản ông đã giúp Bizet đưa các giai điệu hay nhất mang chất Tây Ban Nha đó vào trong các opera của mình.
    Có người cho rằng, ?oBizet chết sớm vì đã dồn hết tâm huyết vào để viết vở opera Carmen. Vậy mà, khi vở nhạc kịch mới được biểu diễn xong màn 1, lại bị khán giả công kích. Điều đó làm ông suy sụp tâm lý và chết ngay sau đêm diễn đó?. Thật ra, sau đêm công diễn lần đầu vở Carmen, Bizet mới qua đời vì một cơn nhồi máu cơ tim. Việc thành công hay thất bại của đêm diễn đó chẳng ảnh hưởng gì đến sức khỏe của ông. Bởi vì, Bizet đã phải chịu đựng một căn bệnh đau cuống họng, giống như ung thư đã từ nhiều năm trước. Bệnh tình trầm trọng đó đã dẫn ông đến cơn đột qụy, nhồi máu cơ tim và qua đời vào ngày 3/6/1875 tại Bougival, gần Paris.
    Carmen có phải hoàn toàn là sáng tạo của Bizet?
    Georges Bizet đã bắt đầu sáng từ năm 17 tuổi. Đó là một bản giao hưởng 4 chương cung Do trưởng. Nhưng về sau, Bizet lại đem dùng vào một vở ballet sau này được trình diễn tại Nhà hát Ballet New York.
    Vở opera trọn vẹn đầu tiên của Bizet mang tên Những người đi mò ngọc trai (Les pêcheurs de perles) được công diễn tại Paris vào năm 1863. Phản ứng của công chúng cũng không có gì đặc biệt. Một số người cho rằng đây là bản sao chép phong cách của Wagner. Chỉ một mình người bạn Berlioz của ông nhận ra vở opera này ?ođầy chất lửa và màu sắc phong phú?. Ba năm sau, Bizet lại thử nghiệm với opera Cô gái Ba-tư xinh đẹp (La jolie fille de Perth) dựa trên tiểu thuyết của Sir Walter Scott. Lần này, công chúng đón nhận tuy có nồng ấm hơn một chút. Phần libretto (phần lời cho các đoạn nói và hát trong một vở nhạc kịch) của cả hai vở trên đây đều khá tệ. Cả hai đều thuộc thể loại opéra comique ( loại nhạc kịch hài hướcbắt chước thể loại opera buffa của Ý).
    Bên cạnh vở Carmen và hai vở nhạc kịch trên đây, Bizet còn sáng tác 2 opera khác nhưng không nổi bật lắm. Khi vở nhạc kịch Carmen được công diễn (1875), giới chuyên môn cũng như công chúng yêu nhạc Paris mới sửng sốt vì một Bizet hoàn toàn khác.
    Ngày nay, khó tìm thấy một lời phê bình mang tính chỉ trích về bất cứ điểm nào trong Carmen, mặc dù nó là vở nhạc kịch được bàn cãi cũng như được trình diễn nhiều nhất. Vở opera này có 4 hồi, lời thơ và lời thoại của Henri Meilhac và Ludovic Haley với một cốt truyện rút ngắn từ một tác phẩm văn học của Prosper Merimée. Phần âm nhạc do Georges Bizet sáng tác. Có hai điểm cần được làm rõ về tổng phổ của Carmen:
    1/- Từ đầu, Bizet viết phần âm nhạc cho một vở Carmen thuộc thể loại opéra comique nhưng mang tính bi kịch nhiều hơn. Trong opéra comique, phần thoại luôn luôn là phần nói thay vì hát. Ngày nay, ở Paris, người ta vẫn giữ truyền thống dàn dựng Carmen theo phong cách đó. Tại Mỹ, khi Carmen được du nhập, phần thoại bằng lời nói đã được thay thế bằng các phần recitative (hát nói, hát kể). Âm nhạc của các phần thay thế này do Ernest Guiraud thực hiện.
    2/- Ngay từ thời Bizet, người ta đã đưa phần múa ballet vào trong hồi IV. Phần múa này không có liên hệ mật thiết với nội dung của vở nhạc kịch, mà trái lại, thường tạo ra cảm giác phân tán đến gần như đánh lạc hướng. Âm nhạc của phần ballet này được trích từ các tác phẩm khác của Bizet, chủ yếu là từ tổ khúc L?TArlésienne.
    Sau gần 130 năm kể từ ngày công diễn đầu tiên của vở Carmen, người ta có thể nói đó là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất của thể loại âm nhạc sân khấu. Các số mục nổi tiếng nhất, thường được trình diễn độc lập nhiều nhất của Carmen gồm có:
    + Từ Hồi I: các aria ?oHabanera? (được gọi như vậy do tiết tấu của điệu vũ Habanera của Cuba), ?oL?Tamour est un oiseau rebelle? (Tình yêu là một con chim bất trị) cho giọng mezzo-soprano, ?oParle-moi de ma mère? (Hãy kể cho tôi về mẹ tôi), bản duet (song ca) của giọng soprano và tenore.
    + Từ Hồi II: Vũ khúc Zi-gan (Gypsy dance), ?oBài ca Zi-gan? cho giọng mezzo-soprano, ?oBài ca của người đấu bò? (Toreador song) cho giọng baritone và hợp xướng. Đây là một trong những bản aria dành cho giọng baritone hay nhất, các bản aria dàn hcho giọng tenor như: ?oBài ca Hoa? (Flower Song), ?oĐoá hoa mà em đã ném cho anh? (La fleur que tu m?Tavais jetée).
    + Từ Hồi III: ?oBài ca đánh bài? (Card song), ?oMuốn tránh cũng hoài công thôi? (En vain pour éviter)
    Nguyễn Bách

  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Aaron Copland (1900 ?" 1990)
    Tuy là cường quốc trong nhiều lãnh vực, nhưng về âm nhạc bác học thì nước Mỹ chỉ có 2 nhà soạn nhạc thuộc thời kỳ hiện đại là George Gershwin và Aaron Copland được thế giới ngưỡng mộ. Chính vì lý do đó, trong số các nhà soạn nhạc có ngày sinh trong tháng 11 như: Borodin (11/11), Weber (18/11), Britten (22/11), Falla (23/11), Donizetti (29/11), chúng tôi chọn Copland, sinh ngày 14/11, để giới thiệu với độc giả?.
    Nhà phê bình Arthur V. Berger đã nhận xét về Aaron Copland như sau: ?oCuối cùng thì đây cũng là một nhạc soạn nhạc Mỹ mà chúng ta có thể sắp bên cạnh những nhân vật sáng tạo điển hình vĩ đại trong nền âm nhạc bác học của bất cứ quốc gia nào trên thế giới?.
    Tiểu sử và các giai đoạn sáng tác:
    Aaron Copland là người đồng hương đúng nghĩa với George Gershwin, cùng sinh ra tại Brooklyn, New York. Ông sinh ngày 14/11/1900.
    Cũng như trường hợp G. Gershwin, xét về dòng dõi, nền tảng, môi trường mà Aaron đã sống thì không có dấu hiệu gì cho thấy ông có thể trở thành một nhà soạn nhạc cả, chứ chưa nói là thành một nhà soạn nhạc người Mỹ được nể trọng nhất của thế kỷ XX. Tuổi thơ của ông trôi qua trên những khu phố buồn tẻ của Brooklyn, nơi mà âm nhạc là thứ cuối cùng để con người giữ được mối liên hệ với khu phố của họ.
    Tuy anh và chị của ông là những người chơi violon, piano nghiệp dư, nhưng gia đình ông không thích nói chuyện về âm nhạc cũng như không đi dự một buổi hòa nhạc nào. Cha mẹ ông cũng không có ý định cho ông học âm nhạc bởi vì họ luôn nghĩ rằng những số tiền dành cho anh chị ông học nhạc đã trở thành vô ích. Nhưng đối với Aaron, từ bản năng, ông cảm thấy mình cần có âm nhạc. Năm 14 tuổi, ông theo học piano ở một thầy giáo địa phương. Qua người thầy piano này, Copland được gửi đến học lớp hòa âm của Rubin Goldmack. Dù là một nhà lý thuyết âm nhạc và hòa âm giỏi đã giúp học trò của mình những nền tảng âm nhạc tốt, nhưng Goldmack không bao giờ thích những điều mới lạ. Ông bắt đầu cảm thấy khó chịu khi học trò có biểu hiện thích những điều mới mẻ của âm nhạc hiện đại.
    Lần đầu tiên, Aaron Copland hướng cái nhìn về châu Âu. Lúc bấy giờ tại Fontainebleau, Pháp, người ta xây dựng một trường âm nhạc mới có dành chỗ cho người Mỹ. Aaron Copland ghi tên và trở thành sinh viên đầu tiên của trường. Chẳng bao lâu, ông thấy rằng những bài học nhận được từ Paul Vidal của nhạc viện Fontainebleau cũng không thoát khỏi màu sắc kinh viện và khô cứng như ở Brooklyn. Nhưng một ngày nọ, tại lớp hòa âm của ông xuất hiện một nữ giảng viên mới, Nadia Boulanger. Chính Nadia đã có nhiều ảnh hưởng đến ông, ông trở thành học trò riêng của bà mặc dù cho đến lúc đó, chưa bao giờ người ta nghe nói việc học sáng tác với một nữ giảng viên. Bên cạnh đó, ông bắt đầu được nghe những tác phẩm thuộc nền âm nhạc mới của Pháp.
    Tháng 6, năm 1924 ông trở về Hoa Kỳ. Vậy là sau ba năm du học, ông đã hoàn tất việc học, đã bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc hiện đại và đã viết được vài tác phẩm, trong đó có vở ballet ?oGrohg?, một vài bản hợp xướng và nhạc cho piano. Vào mùa thu năm 1924, Hiệp hội các nhà soạn nhạc đã chọn 2 tác phẩm piano của Copland để diễn trong một buổi hòa nhạc. Đây là cơ duyên nối kết ông với Hiệp hội này để về sau trở thành chủ tịch Hội đồng giám đốc của nó. Hai tháng sau, buổi công diễn lần đầu bản giao hưởng cho organ và dàn nhạc của ông được tổ chức dưới sự chỉ huy của Walter Damrosch và phần organ do Nadia Boulanger đảm nhiệm.
    Serge Koussevitzky, vị giám đốc mới vừa được bổ nhiệm của dàn nhạc giao hưởng Boston, đã có mặt trong buổi diễn ở Boston đó và đã có ấn tượng mạnh mẽ với bản giao hưởng của Copland. Ông ta đặt Copland viết một tác phẩm mới cho một buổi hòa tấu nhạc hiện đại do Hiệp hội các nhà soạn nhạc sẽ tổ chức tại New York mà ông ta nhận lời chỉ huy. Như thế, tác phẩm ?oMusic for the Theatre? (Nhạc cho nhà hát kịch) với ngôn ngữ jazz đã ra đời. Koussevitzky trở thành người giới thiệu ?okhông mệt mỏi? hàng loạt những tác phẩm của Aaron Copland trong một thời gian dài. Có thể nói, chính ông là nhân tố quan trọng đem lại thành công cho Copland.
    Với tư cách là một nhà soạn nhạc, Copland đã tiến xa hơn những gì ông dám nghĩ đến. Chỉ mới 25 tuổi mà ông đã được hai trong số những dàn nhạc lớn nhất của Mỹ biểu diễn tác phẩm. Tuy nhiên, như bao nhiêu nhà soạn nhạc khác (ngoại trừ Gershwin), Aaron phải đối đầu với những yêu cầu gay gắt của cuộc sống. Cũng may, trong một thời gian ngắn sau năm 1925, ông được một nhà bảo trợ giúp đỡ ông khỏi gánh nặng của những lo toan kinh tế. Từ đó, ông có thể tập trung cho sáng tác mới: ?oConcerto for piano and orchestra? (Bản concerto cho piano và dàn nhạc), cũng dùng ngôn ngữ jazz. Chính ông đã biểu diễn concerto này với dàn nhạc giao hưởng Boston dưới sự chỉ huy của Koussevitzky. Sau đó, giao hưởng ?oDance? (Vũ khúc) của ông đoạt giải thưởng trị giá 5.000 USD (theo thời giá) trong một kỳ thi sáng tác giao hưởng do công ty đĩa RCA Victor tổ chức. Tác phẩm tiếp theo khá nổi tiếng của ông là ?oSymphonic Ode? (Bản tụng ca giao hưởng) được viết nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập dàn nhạc giao hưởng Boston.
    Đến giữa những năm 1930, phong cách sáng tác của ông đã thay đổi với nhiều tác phẩm giá trị. ?oEl Salón México? ra đời năm 1936. Sau đó là một loạt các tác phẩm viết cho ballet được xây dựng trên những chủ đề dân gian Mỹ ra đời, như: ?oRodeo?, ?oBilly the Kid? và ?oAppalachian Spring? (tác phẩm này đoạt giải thưởng Pulitzer lẫn giải của giới phê bình âm nhạc). Ngoài ra, ông còn viết loại âm nhạc thực dụng cho nhà hát kịch (tác phẩm ?oQuiet city? ?" Thành phố lặng yên), cho điện ảnh (?oOf Mice and Men? ?" Của Chuột và Người, ?oThe Red Pony? ?" Chú ngựa con màu đỏ), cho đài phát thanh (?oMusic for Radio? ?" Âm nhạc cho Radio) và cho các trường công cộng (opera ?oThe Second Hurricane? ?" Cơn lốc thứ hai, và overture ?oOutdoor? ?" Ngoài trời)
    Đặc điểm âm nhạc và tác phẩm :
    Đa số các tác phẩm quan trọng của Copland và thường xuyên có trong các danh mục biểu diễn được viết sau năm 1935. Giai đoạn jazz trong thời gian mới vào nghề sáng tác của ông rất ngắn, với các tác phẩm như ?oMusic for the Theatre? và ?oConcerto for piano and orchestra?. Chẳng bao lâu, Copland cảm thấy cạn kiệt trong việc ứng dụng khả năng của jazz vào các hình thức âm nhạc lớn. Giai đoạn tiếp theo của ông là những sáng tác dựa trên khuynh hướng tạo những tổ hợp phức tạp giữa hòa âm và cấu trúc tiết tấu. Phong cách của ông trở nên nghiêm khắc, khổ hạnh và bí hiểm. Các nghịch âm được dùng chỉ vì chúng là nghịch âm hơn là vì sự cần thiết của tác phẩm. Đó là phong cách được dùng trong các tác phẩm như giao hưởng ?oDance? và ?oSymphonic Ode?. Tiếp theo đó, trong ?oNhững biến tấu cho piano? và ?oStatements?, cấu trúc âm nhạc trở nên cô đọng hơn và âm vang tiết kiệm hơn, nhưng phong cách vẫn phức tạp và âm nhạc khó diễn đạt.
    Sự định hướng lại phong cách sáng tác của ông bắt đầu được thể hiện trong tác phẩm ?oEl Salón México? dựa trên những điệu thức Mexico phổ thông. Những thành công vang dội và sự đón nhận tích cực của thính giả khắp nơi đã chứng tỏ Aaron Copland đã đi đúng hướng. Ông đã bắt đầu sử dụng nhuần nhuyễn kỹ thuật của mình để phục vụ cho ý đồ xây dựng tác phẩm.
    Ông tìm thấy được sự phong phú của các chất liệu âm nhạc trong âm nhạc dân gian Mỹ, vay mượn nó để đưa vào tác phẩm mình một cách tự nhiên. Để viết ?oBilly the Kid?, ông sử dụng các ca khúc của người chăn bò (cowboy). Trong tác phẩm ?oAppalachian Spring? ông dùng các giọng điệu của dân tộc Shaker và của các bài ca tôn giáo của người Mỹ da trắng. Tuy nhiên không có tác phẩm nào là hoàn toàn dựa trên dân ca cả. Ở các tác phẩm lớn khác như ?oGiao hưởng số 3?, chất liệu âm nhạc hoàn toàn là của ông.
    Sẽ là một thiếu sót lớn khi viết tiểu sử Aaron Copland nếu không đề cập đến những hoạt động của ông để hỗ trợ, khuyến khích các nhà soạn nhạc hiện đại. Trong lãnh vực này, chúng ta có thể coi ông như một Mendelssohn của nền âm nhạc Mỹ. Ông đã tổ chức và điều hành Liên hiệp các nhà soạn nhạc Mỹ để tìm kiếm và bảo trợ cho các nhà soạn nhạc Mỹ. Với tư cách là một nhà giảng thuyết, nhà văn, giảng viên, ông đã trở thành người tuyên truyền đơn độc cho nền âm nhạc Mỹ hiện đại. Ông còn là một nhà lý luận phê bình âm nhạc không biết mệt mỏi. Rất nhiều bài báo, bài phê bình của ông về âm nhạc Mỹ hiện đại đã góp công lớn trong việc truyền bá loại âm nhạc bác học Mỹ đến các nơi trên thế giới.


  3. duyk6

    duyk6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/12/2003
    Bài viết:
    1.164
    Đã được thích:
    0
    Bạn có biết Concerto for piano & orchestra No. 1 in E minor, Op. 11, CT 47 by Fryderyk Chopin
    sáng tác vào năm nào không?
    Nghe giai điệu buồn buồn.. 1 cảm giác mơ hồ về nơi xa vắng. Từng nốt nhạc trên phím dương cầm thánh thót vang vọng và xa dần...
    Được duyk6 sửa chữa / chuyển vào 10:59 ngày 21/04/2004
  4. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Hi!Tớ quên mất rồi.
    Giao hưởng sáng tác trong những năm chiến tranh của Shostakovich là 2 bản số 7 Đô trưởng & số 8 Đô thứ.Còn số 9 viết thời gian cuối cuộc chiến,ngôn ngữ ÂN khác với số 7,8.
    Tuy Gh 7,8 có ngôn ngữ chung,nhưng giữa 2 Gh có một số phân biệt:
    -Gh số 7 chuyển đạt sự kiện,biến cố,hành động nào đó.(Ở chương cuối linh cảm về sự chiến thắng)
    -Gh số 8 là sự ngẫm nghĩ,chương nhạc chính trong Gh là chương chậm.Ngay đến chương 1 hình thức sonate cũng tempo Adagio.Motiv ở Gh số 7:chủ đề xâm lược,ở Gh số 8 cũng xuất hiện,nhưng ở tempo Adagio.
    Thế nên Gh 7 giới thiệu các biến cố,mang tính lạc quan,tin tưởng vào sức mạnh của con người để chiến thắng.
    Gh 8 suy tư về cuộc chiến,cảm giác hoảng sợ trong cuộc sống.
    Chủ đề của GH7: Chiến tranh & Con người.
    GH 8 là :Con người & Cuộc chiến.(Ở gh này con người được đưa lên đầu)
    -Tháng 11 năm 41 Peterburg bị bao vây,rất nguy hiểm khi phải ở lại,Shostakovich dời đến Samara.(Shostakovich đã nghĩ về GH này trước chiến tranh,và bắt đầu viết trong thời gian cuộ chiến). Ở Samara cuối năm 41 hoàn tất Gh.
    Tất nhiên trong thời chiến thì điều kiện cuộc sống rất khó khăn(Chắc chỉ có bánh mì với nước lã mà sáng tác thôi,nhưng vẫn viết được những kiệt tác như thế).
    Phần Episode xâm lược được viết theo nguyên tắc giống như Bolero- Ravel:Chủ đề được biến đổi bằng những âm sắc nhạc cụ khác nhau.(Từ rất nhỏ đến Fortissimo).Nó mang 2 ý nghĩa là:Cuộc xâm lược của kẻ thù& sức mạnh của cái ác tiềm ẩn bên trong.
    -Cũng trong thời gian này Prokofiev viết giao hưởng số 5 và opera chiến tranh và hòa bình.Chủ đề chính trong chương 1 của GH 7 không rộng lớn&đẹp như GH Prokofiev ,nhưng cũng mang tính chất bao la,yên bình+ cứng cáp.
    Tema xâm lược mang tính cơ khí,sức mạnh của cái ác trên nền Tamburio(trống nhỏ).Phần phát triển cũng là cao trào của chương 1,từ CĐ chính mạnh mẽ......
    --->GH số 7 khắc hoạ cuộc sống của người Nga vào thời kì Lênin.Cái ác tuy mạnh nhưng cũng sẽ bị tiêu diệt.Tác giả đề tặng thành phố Leningrad,nên bản giao hưởng mang tên :"Giao hưởng Leningrad"
    Nói thêm 1 chút về kĩ thuật:GH 7 là gh nổi tiếng,nhưng khi đánh,ghép với nhau các vị ngồi trong dàn nhạc không gặp nhiều khó khăn lắm.(Khó khăn xảy ra khi các bè vào xanh-cốp (Vd gh 6 Tchaikovsky C1 đảo phách trong thời gian khá dài,đánh đến cuối là thành đi cùng bè với nhau luôn.),hoặc chạy quá nhanh như gh Rachmaninov hay Franseka da Rimini -Tchaikovsky....)Không hiểu dirigent người Pháp chỉ huy nhạc Nga có hay hơn người Nga chỉ huy không nhỉ???
  5. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Vẳng trong kí ức vang lên những tiếng chuông,rất nhỏ,xa xăm;sau đấy lớn dần,lớn dần....rất mạnh! Một hình ảnh hiện ra trong mắt: Từng cơn sóng: Dòng người lầm lũi, buồn rầu bước đi,cùng với lòng oán thán chế độ Sa hoàng:" Chúng tôi đói khổ,chúng tôi cần lương thực....", những "đợt sóng người" chứa đựng một sức mạnh tiềm ẩn khủng khiếp, và chính tiếng chuông đã thúc giục,tiếp thêm nguồn năng lượng cho những con người này.(Hình ảnh này cũng giống hình ảnh đoàn người trong giao hưởng 1905-Shostakovich).
    -Ta muốn cố quên đi hình ảnh đau xót này,dẫn dụ kí ức cắt đứt với hình ảnh đoàn người.Ta muốn nghĩ đến những giấc mơ đẹp hơn,và ta đã nghĩ đến thiên nhiên bao la,rộng lớn,với ánh nắng lung linh xuyên qua từng kẽ lá,phản chiếu bảy sắc cầu vồng...của vùng Trung Á.Ta mơ...cho đến khi có thể cùng giấc mơ bay vào không trung :bỗng nhiên có những cơn gió(hay những luồng suy nghĩ kéo ta xuống trở lại cuộc đời thực.
    -Nghe xa tiếng hành khúc,ta cảm giác sắp sửa có những sự kiện lớn sắp sửa xảy ra.Và đây,hình ảnh người Cô-dắc phi ngựa đeo lục lạc chiến đấu bằng những thanh gươm cong vút.Lòng dũng cảm,trái tim sôi sục đầy nhiệt huyết.Thiên nhiên cũng như như họ,mạnh mẽ,cuồng nhiệt.Họ chính là những anh hùng,chiến đấu đòi lại sự công bình.
    -Cuộc chiến đấu thật ngang sức, những người anh hùng được sự ủng hộ của nhân dân,cả hai đồng hành bên nhau tràn đầy hi vọng.Nhưng cái tàn bạo mạnh hơn,không thể đánh thắng được....Sức mạnh,niềm hi vọng của con người cố gắng vùng lên,nhưng yếu dần,yếu dần....và tàn lụi.Chỉ còn lại những giấc mơ,giắc mơ về gia đình,về hạnh phúc.Ta nghĩ đến những người đã chiến đấu,thua cuộc với sự day dứt,thương cảm.Không như giấc mơ lúc đầu,bây giờ chỉ là ảo tưởng,hư vô.Nghe xa xa hình như có tiếng chuông ???
    -Sự ảo tưởng càng ngày càng dẫn ta đến cảm giác ma quái.Và hình ảnh Những luồng gió đêm thổi trên các ngôi mộ(hay thi thể) của những người đã chết.(Hình ảnh giống như chương 4 sonate số 2 Chopin) ào đến. Và cơn gió rất lớn cuối cùng đã cuốn trôi tất cả,cũng là nhắc lại lần cuối về cuộc sống.
    +Đó là những điều mtq tưởng tượng về chương 1 Concerto số 2 của Rachmaninov(Không phải là phân tích nội dung,100% fantasie).Concerto này nếu phân tích về hình thức thì đầy đủ cả 3 phần;Trình bày-phát triển-tái hiện+Coda.Nhưng nếu phân tích theo diễn biến âm nhạc thì:TRình bày-phát triển cao trào,thoái trào-Coda.Ngoài Concerto này ra mtq chưa thấy concerto thứ 2 nào có cách viết 1 chương nhạc bố cục hoàn chỉnh như vậy.Chương 2 Mi trưởng chênh với chương đầu 7 dấu nên Rachmaninov viết 1 đoạn chuyển điệu cho dàn nhạc mở đầu.(Không như Brahms Ghưởng số 1 chương 2 vào chủ đề ngay không cần chuyển gì cả).
    Được maytroiqua sửa chữa / chuyển vào 16:35 ngày 29/04/2004
  6. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Bài viết giống này rất hay,giống như được chép lại từ 1 buổi học Lịch sử âm nhạc.Chương 1,4 không có gì phải bàn.Nhưng về chương 2,đặc biệt là chương 3 của giao hưởng, người giảng bài(thầy hay cô) đã hiểu sai,ngược hoàn toàn với ý đồ sáng tác của Tchaikovsky.
    Cần phải biết đây là giao hưởng cuối đời, mang tính ẩn dụ rất cao.Sự hiểu lầm này do nghe nhạc một cách hời hợt rồi sau đó viết ra phân tích tác phẩm.
    Chương 3 giống như hành khúc nhưng ý nghĩa của nó cũng như trong giao hưởng hoang tưởng Berlioz chương 4 "cuộc diễu hành ra pháp trường".Tuy nhiên đây là của người đã chết rồi.2 chương này đập chung 1 nhịp đập.Có lẽ người viết bài này nghe chương 3 này nhanh,mang tính hành khúc nên nghĩ đó là hình ảnh sống tích cực,đấu tranh???
    Chương 2 là ranh giới giữa sự sống và cái chết.
    Nếu hiểu như thế toàn bộ giao hưởng sẽ trở nên có ý nghĩa và đúng với nó hơn rất nhiều.Chương 1 cuộc sống,mơ ước của con người,chương 2 ranh giới sống chết,chương 3 con người đã chết thật sự nhưng không vì thế mà mất đi sức mạnh,chương 4 lễ cầu hồn.
    Có thể vào những năm chiến tranh và những năm sau đó mọi người không thích lối suy nghĩ bi quan này,có khi còn bị cấm nên mới có lối hiểu kì cục như thế.
    -Đây chỉ là ý nghĩa ngắn gọn,cóp ra từ những tài liệu về giao hưởng này.
  7. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Concerto Mi thứ 1830.
    Được maytroiqua sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 04/05/2004
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Ba thế hệ, một cây vĩ cầm

    Ảnh: Lữ Đắc Long
    TTCN - Trong chương trình biểu diễn của Nhà hát Giao hưởng và vũ kịch TP.HCM ngày 9-7, có tiết mục song tấu violon của hai cha con nghệ sĩ Tạ Bôn và Tạ Tôn.
    Cây vĩ cầm Tạ Tôn từng dự Liên hoan tài năng trẻ TP.HCM, hai lần được chọn vào Dàn nhạc trẻ châu Á, vừa trở về nước sau khi tốt nghiệp hạng danh dự môn biểu diễn violon Đại học Tổng hợp Melbourne (Úc).
    Đây là lần đầu tiên anh ?ođĩnh đạc? song tấu cùng bố với tư cách một bạn diễn trong một chương trình lớn. Còn giáo sư - nghệ sĩ nhân dân Tạ Bôn, trưởng dàn nhạc Nhà hát Giao hưởng và vũ kịch TP.HCM, được coi như một cây đại thụ, đã trực tiếp đào tạo hầu hết các tài năng violon trong nước.
    Cuộc song tấu của hai tinh hoa trong một gia đình này gợi nhớ đến một tên tuổi lớn đã mất thuộc thế hệ thứ nhất: Tạ Phước. Ông chính là người đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển tài năng của những cây vĩ cầm họ Tạ. Nghệ sĩ Tạ Phước thuộc lớp những người VN đầu tiên tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của nền âm nhạc phương Tây.
    Lòng đam mê nghiên cứu và tự học đã đưa ông trở thành nhà sư phạm âm nhạc phương Tây hiếm hoi vào những năm đầu thế kỷ 20. Cùng với nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, Tạ Phước đã từng dự định mở trường tư thục âm nhạc trước năm 1945. Ông là một trong những người sáng lập và đã giữ chức hiệu trưởng Trường Âm nhạc VN (tiền thân của Nhạc viện Hà Nội) suốt 16 năm (1956-1972). Ông đã xuất hiện với cây viola trong buổi hòa nhạc tứ tấu đàn dây lần đầu tiên tổ chức ở Hà Nội sau ngày giải phóng thủ đô.
    Nhà sư phạm Tạ Phước hướng cả năm người con trai của mình theo âm nhạc, và trong số ba cây violon ở thế hệ thứ hai, Tạ Bôn - con trai cả - tỏ ra xuất sắc nhất. Được bố ?oấn? đàn vào tay từ khi mới lên năm, Tạ Bôn ngày ngày phải miệt mài tập luyện theo giáo trình nghiêm nhặt của bố, lắm khi vừa kéo archet vừa... khóc vì không được đi chơi đùa với trẻ con đồng lứa.
    Trong kháng chiến, hễ bố đi dạy nhạc ở đâu thì cậu bé Tạ Bôn phải xách đàn đi theo để biểu diễn, thực tập, và cho đến khi được chọn đi học ở Trung Quốc năm 12 tuổi thì cây vĩ cầm trở thành niềm đam mê của cậu. Tốt nghiệp trung cấp, Tạ Bôn được tuyển thẳng vào Nhạc viện Tchaikovsky (Liên Xô), học cho đến khi lấy được bằng phó tiến sĩ mới về nước giảng dạy. Từ ấy đến nay đã tròn 40 năm.
    Cho đến nay, gia đình nghệ sĩ Tạ Bôn cũng là gia đình duy nhất mà hai cha con đều ở cương vị lãnh đạo Nhạc viện Hà Nội (bảy năm sau khi hiệu trưởng Tạ Phước về hưu, Tạ Bôn được cử làm phó giám đốc, phó hiệu trưởng nhạc viện từ 1979 - 1988). Gần 60 năm gắn bó với cây đàn, điều mà nghệ sĩ nhân dân Tạ Bôn mãn nguyện nhất là đã học được ở người cha sự nghiêm khắc đối với nghề, lúc dạy học cũng như khi biểu diễn.
    Lúc Tạ Tôn chào đời được 12 ngày, ông nội mất. Và cũng như cha mình, từ ngày còn rất bé anh đã được trao cho cây đàn violon. Cứ thế, học hết trung cấp Nhạc viện TP.HCM, anh được học bổng sang Úc. Năm nay, Nhạc viện San Francisco (Mỹ) đã đồng ý cấp cho anh học bổng c hết trung cấp Nhạc viện TP.HCM, anh được học bổng sang Úc. Tạ Tôn đang chuẩn bị thủ tục để lên đường. Cũng như ông và bố, anh ước ao bến đỗ cuối cùng của sự nghiệp chính là trở về góp phần xây dựng nền âm nhạc nước nhà.
    CÁT

    u?c Milou s?a vo 02:09 ngy 15/07/2004
  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Gustav Mahler
    06:32'' 30/07/2004 (GMT+7)

    Gustav Mahler
    Gustav Mahler được xem là người nhạc sĩ "gây rối" ngay từ tác phẩm đầu tiên của mình. Ông là người Đức - Áo gốc Do Thái, lập cư ở một thị trấn nhỏ Kaliste của xứ Bohemia không xa biên giới Moravie. Xuất hiện không báo trước, theo dòng chủ nghĩa lãng mạn thế kỷ 19 cùng với J.Brahms, Wagner và Bruckner, G.Mahler mở đầu cho một hình thức giao hưởng mới: ?oGiao hưởng kết hợp thanh nhạc? (song-symphony hoặc lied-symphonie).
    Sự kết hợp giữa ca hát và giao hưởng đã trở thành cái cớ để người ta có những nhìn nhận sai lệch về những sáng tác của G.Mahler, rằng đó chỉ là những bài ca (lied) được "phồng" lên thành giao hưởng.
    Xúc cảm âm nhạc của Mahler là sự xáo trộn rất khác biệt và phong phú: sự căng thẳng tột cùng với những mơ ước dịu dàng, chủ nghĩa anh hùng bi thương với tính châm biếm cay độc, những chống đối gay gắt không mãn nguyện với thế giới quan nhân đạo sâu sắc. Cuộc sống của nhạc sỹ sôi động giống như lịch sử một cuộc đấu tranh, đầy ắp những tư tưởng tự phủ định. Đó là cuộc chiến nhân danh sự phát triển có tính ?otiến hóa? của nghệ thuật đương đại, chống chủ nghĩa bảo thủ và thủ công trong sáng tác âm nhạc. Khi mà cuộc sống xã hội loài người ngày càng đóng kín, khắp nơi tràn ngập không khí lãnh đạm thờ ơ và vị kỷ .
    Mahler luôn tin rằng âm nhạc có thể liên kết mọi người lại gần nhau hơn, và như vậy âm nhạc đã hoàn thành sứ mệnh đem lại hạnh phúc cho con người.
    Những tư tưởng lớn được Mahler thể hiện bằng những giai điệu rút ra từ dân ca Đức, Áo, Slave. Với mỹ cảm của chủ nghĩa cổ điển Vienna, chủ nghĩa lãng mạn Áo và chủ nghĩa biểu hiện (expressioninisme), là sự kết hợp tuyệt vời giữa ?onhạc hát? và ?onhạc đàn?. Và sự kết hợp giữa hát và giao hưởng (song-symphony) là một phẩm chất độc đáo nhất và quan trọng nhất trong hầu hết tác phẩm âm nhạc của Mahler.
    Toàn bộ sáng tác của Mahler không nhiều. Phần quan trọng nhất là giao hưởng (10 symphony). Cantata ?oKhúc ca sầu thương?; kiệt tác cantata-symphony ?oBài ca trái đất" (The song of the Earth) cho giọng nam cao, nữ trung và dàn nhạc giao hưởng. Khoảng 45 lied tổ hợp theo một số chủ đề nhất định. Nói một cách khác, Mahler chỉ chuyên tâm sáng tác lied và symphony. Trong các bản lied có sự tham gia của dân nhạc giao hưởng, và ngược lại trong các bản symphony có sự tham gia của các giọng ca hay hợp xướng.
    Mahler không thiết tha với chủ nghĩa vô điệu tính của Schoenberg, cũng không mặn mà với âm nhạc có tiêu đề. Vì thế thẩm mỹ của ông được bảo tồn trong tinh thần dân chủ, quảng đại và dễ tiếp thu. Về điều này Mahler là nhà hiện thực, nhà cải cách, có ảnh hưởng lớn tới các nhạc sỹ như Stravinsky, Prokofiev, Hindemith, Dneger và nhất là Shostakovich.
    Tuổi thơ màu xám
    Mahler sinh ngày 7/ 7/1860 tại thị trấn Kaliste thuộc Tiệp Khắc khi đó là vùng của đế quốc Áo. Là người con thứ hai trong gia đình có 12 con. Vài năm sau, gia đình dọn đến ở Fihlara, một tỉnh nhỏ với đầy đủ trường học, nhà hát, nhà máy, công viên, doanh trại quân đội .v.v? Nhưng tại đây, gia đình gặp rất nhiều bất hạnh: vì nghèo đói, 5 trong 12 người con qua đời.
    Cha mẹ thì bất hòa, trong nhà thường xảy ra cảnh ?ocơm chẳng lành, canh chẳng ngọt?. Ngoài đường, lúc đó lại diễn ra cảnh tượng trái ngược, tiếng nhạc mua vui tẻ nhạt và nhàm chán ?oAch! Du liebet Augustin!? cứ đập vào thính giác nhạy bén của Mahler. Xa xa, điệu kèn nhà binh của trại lính xé nát không gian ngột ngạt? Một tâm trạng bất an, hãi hùng, xen kẽ trào lộng, chua xót cứ xoắn xuýt vào nhau như một ấn tượng bất di bất dịch trong tâm hồn và ngay cả trong âm nhạc của Mahler.
    Mặc dầu khả năng kinh tế rất eo hẹp, nhưng cha ông vẫn quyết tâm cho các con được ăn học đàng hoàng để thoát khỏi cảnh nghèo túng. Mahler tỏ ra có năng khiếu âm nhạc, lên 4 tuổi đã thuộc hàng trăm bài hát dân ca và tự mày mò nhắc lại trên cây dương cầm cũ kỹ. Được cha cho học nhạc (năm lên 5), Mahler quên ăn quên ngủ, mới 8 tuổi đầu đã có thể kèm đứa em nhỏ hơn học đàn và dạy thêm trẻ em hàng xóm để giúp đỡ gia đình. Mahler có khả năng thị tấu, đặc biệt và thích thử nghiệm ứng tác ngẫu hứng.
    Năm 1875, Mahler học tại Nhạc viện Vienna 3 năm. Ngoài âm nhạc, Mahler còn đăng ký học thêm các môn thuộc khoa học nhân văn - xã hội ở Đại học Tổng hợp. Thời sinh viên, Mahler sáng tác một số tác phẩm theo chương trình của nhà trường như: Ngũ tấu piano, Sonate cho piano và violon, Vũ khúc phương Bắc, Opera Argonauti. Các giáo sư khen ngợi Mahler là sinh viên giỏi, nhưng không một ai trong số họ đánh giá đúng tài năng và nghị lực khổng lồ ẩn chứa trong chàng thanh niên nhỏ nhắn và khó tính. Mahler đã tự hủy bỏ tất cả những sáng tác trong thời đi học của mình!
    Khởi nghiệp

    Gustav Mahler
    Sự nghiệp âm nhạc của Mahler được bắt đầu bằng công việc của người chỉ huy tại nhà hát Hall, thành phố nghỉ mát của miền thượng du nước Áo trong một hợp đồng 3 năm (1880 - 1883). Sau đó, là Olmutz (1883), Cassel (các mùa biểu diễn từ 1883 - 1888), Prague (1885 - 1886), Leipzig (1886 - 1888), Budapest (1889 - 1891), Vienna (1897 - 1907), New York (1907 - 1910) ?
    Nghiệp vụ nhạc trưởng song song bên cạnh nghiệp vụ sáng tác này đã đưa Mahler lên đỉnh cao. Nó cũng ngốn của ông không ít thời gian nên ông không thể tập trung toàn bộ trí lực cho sáng tác được. Vả lại, cha mẹ mất sớm, Mahler còn lãnh trách nhiệm nuôi dưỡng đứa em còn lại.
    Những tác phẩm được viết trong giai đoạn khởi đầu là ?oTiếng hát buộc tội? (Klagende Lied), liên khúc ?oNhững âm điệu tuổi trẻ? (1882) gồm 14 bài phỏng theo thơ ?oCây kèn cor kỳ diệu của cậu bé? , ?oTiếng hát người bạn đường lang thang? (1883), gồm 15 lied do chính tác giả soạn lời. Cantata ?oKhúc ca sầu thương? (1880) cho đơn ca, hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng.
    Tại Leipzich, năm 1888, Mahler hoàn thành bản giao hưởng số 1, giọng Re trưởng, có tên là ?oTitan?. Tại Hambourg năm 1894, hoàn thành bản giao hưởng số 2, giọng Do thứ, với tên gọi ?oPhục sinh?, viết cho giọng nữ cao, nữ trầm, hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng.
    Năm 1896, viết xong bản giao hưởng số 3, giọng Re thứ, ?oGiấc mơ sớm mùa hạ?, cho giọng nữ trầm, hợp xướng nữ, hợp xướng thiếu nhi và dàn nhạc giao hưởng.
    Trong khi Mahler khẳng định thiên tài chỉ huy thì những sáng tác của ông thời kỳ này gặp phải chống đối dữ dội. Âm nhạc của Mahler bị coi là xu thời, dễ dãi, thủ công, ?
    Vai trò sáng tác của ông bị phủ nhận. Nhạc sỹ đàn anh duy nhất bảo vệ Mahler lúc này là Brahms. Và sau khi Brahms lên tiếng thì các nhạc sỹ R.Strauss và Felix Vaingartner đã dũng cảm đảm trách việc biểu diễn một số tác phẩm của Mahler.
    Thời hoàng kim
    Năm 1897, ngoài công việc chỉ huy, Mahler được đề cử vào vị trí chỉ đạo nghệ thuật, và nhanh chóng sau đó là vai trò giám đốc nhà hát opera Vienna. Đó là vị trí quan trọng và uy tín nhất trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Mahler. 10 năm liền, âm nhạc thành phố Vienna tưng bừng náo nhiệt chưa từng thấy. Các nhà hát opera, nhà hát giao hưởng ?ođỏ đèn? quanh năm với các chương trình âm nhạc chất lượng tuyệt vời.
    Sang năm đầu tiên của thế kỷ 20, bước ngoặt của cuộc đời: Định mệnh đã sắp đặt để Mahler gặp Alma Maria Schindlet, một thiếu nữ huyền thoại, xinh đẹp vào loại nhất thành Vienna. Sinh trưởng trong gia đình họa sỹ, hội họa, điêu khắc, âm nhạc, cô đều tinh thông. Người đàn ông 41 tuổi say mê cô gái thông minh kiều diễm kém mình 19 tuổi, đã khẩn trương tiến hành hôn lễ ngay đầu năm 1902.
    Các sáng tác của Mahler trong giai đoạn Vienna:
    - Bản giao hưởng số 4, giọng Sol trưởng cho nữ cao và dàn nhạc (1990).
    - Bản giao hưởng số 5, giọng Do thăng thứ (1902)
    - Bản giao hưởng số 6, giọng La thứ (1904) ?oBi thương?
    - Các bản lied được sáng tác trong khoảng thời gian 1901 - 1904 là ?oNhững bài hát cho các trẻ em đã chết? (Songs about the deathsof children) như dự cảm niềm bất hạnh sẽ tới cho đứa con gái đầu lòng bị mất tích lúc 5 tuổi.
    - Bản giao hưởng số 7, giọng Mi thứ (1905).
    Trong đó bản Giao hưởng số 8 được xem như là một kiệt tác. Tác phẩm gồm hai chương, giọng Mi giáng trưởng, còn có tên gọi là ?oGiao hưởng cho 1000 người? (1907), gồm thành phần lớn chưa từng thấy: 8 solist, 2 hợp xướng hỗn hợp, 1 hợp xướng thiếu nhi và dàn nhạc giao hưởng vô cùng đồ sộ. Tác phẩm đề tặng Alma.
    Giao hưởng số 8 đem lại vinh quang lớn nhất cho nhà soạn nhạc. Tác phẩm ra mắt lần đầu tại Munich nhân dịp khánh thành phòng hòa nhạc 3000 chỗ vào mùa xuân 1910 do chính tác giả chỉ huy. Mặc dù sức khỏe đã suy sút, Mahler vẫn xả thân với 117 buổi tập luyện để hoàn chỉnh tác phẩm khổng lồ này.
    Tháng 9/1907, Mahler rời Viên.
    New York - cuối đời
    Hiệp hội Giao hưởng New York thành lập với các chương trình biểu diễn vòng quanh châu Âu và Bắc Mỹ đã mời Mahler là chỉ huy chính nhà hát opera Metropolitan và dàn nhạc đại giao hưởng New York Philharmonic. Trong những năm này, vào mùa đông, Mahler sống ở New York và xuân-hè thì ông lại trở về châu Âu. Cuộc sống và hoạt động âm nhạc gắn liền với các mùa biểu diễn.
    Năm 1908, tác phẩm thứ hai làm rạng rỡ tên tuổi của ông đó là symphony - cantata ?oDashid von de Erde? (Bài cá Trái đất), viết cho giọng nam trầm, nữ trầm và dàn nhạc giao hưởng. Đó là sự hòa quyện hết sức xúc động giữa dân nhạc và giọng ca với các sắc thái tinh tế.
    Năm 1909, bản Giao hưởng số 9 với 4 chương khác với cấu trúc truyền thống 2 chương chậm ở ngoài, hai chương nhanh ở giữa.
    Bản Giao hưởng số 10 thì đang còn dang dở. Ở những tác phẩm cuối cùng này, Mahler vẫn sử dụng âm nhạc điệu tính, nhưng điệu tính ở đây vang lên chỉ như một biểu tượng màu sắc. Chính Mahler đã từng phát biểu một cách khách quan là điệu tính không tồn tại nữa, những tác phẩm cuối đời của Mahler như một sự cáo chung cho âm nhạc điệu tính và không thể quay trở lại với nó được nữa. Nhưng thật nghịch lý vì chính ông lại chưa bao giờ từ bỏ được nó.
    Năm 1910, vì một hợp đồng biểu diễn rất lớn (65 buổi trong một mùa), Mahler dù sức khỏe kém ông vẫn sang Mỹ để thực hiện hợp đồng. Rủi ro đã đến, ông chỉ kịp thực hiện 48 buổi diễn vì bị bạo bệnh: viêm họng do liên cầu khuẩn. Ông lâm nạn chính ở đợt tập tác phẩm đã đem lại cho ông niềm vinh hạnh lớn lao nhất: ?oGiao hưởng số 8?. Lao lực vì công việc nặng nề, luôn ?ohò hét? với hàng ngàn diễn viên trong các buổi tập, Mahler 51 tuổi không còn đủ sức chịu đựng. Quay về Paris chữa bệnh, cảm thấy kết cục đến gần, Mahler yêu cầu được trở về Vienna. Tại đây, ông qua đời ngày 18/5/1911 (có sách viết 18/11/1911).
    Sau khi Mahler chết, bọn Nazi đã đốt các tác phẩm của ông, nhưng chúng không thể thiêu rụi vầng hào quang thiên tài của ông.
    Pgs.Ts. Minh Cầm
  10. goimuathubaydi

    goimuathubaydi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    1
    Giao hưởng số 4 :1900

Chia sẻ trang này