1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. goimuathubaydi

    goimuathubaydi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    1
    Giao hưởng số 4 :1900
    ?oCuộc sống trên trời? :là 1 bài hát trẻ con về những điều vui sướng trên thiên đường, có nhiêù thức ăn ngon,mọi người nhảy múa vui vẻ Maler viết năm 1892.Cũng là dàn bài,cơ sở & kết luận của giao hưởng số 4.
    Chương 1 giai điệu mộc mạc gần với dân ca.Tính chất hồn nhiên ngây thơ nhưng đấy không phải bản chất của hình tượng mà do sự cố gắng thoát khỏi ?onhững vấn đề đáng ghét? của thực tại,bằng lòng với cái đang có.Đoạn giữa của chương hình tượng bị biến đổi méo mó tạo thành bức tranh hoang đường ,biến dạng.Một cuộc đấu tranh tuyệt vọng diễn ra để giữ lại tất cả những gì quí giá,không cho nó mất đi.
    Chương 2 được xây dựng bằng sự xen kẽ 2 cảnh: bức tranh dân gian(dàn nhạc nhỏ,chơi điệu lander trong một quán rươu ở nông thôn),và 1 giọng hát buồn rầu,suy tư.Ban đầu Maler định đưa bài hát ?ocuộc sống trên mặt đất? kể về cái chết của đứa trẻ vì đói.Tuy không sử dụng nữa nhưng âm nhạc chương 2 vẫn liên tưởng đến hình ảnh đó.
    Chương 3 : Cao trào của giao hưởng,Trên nền chuyển động đều đặn,giai điệu chậm rãi kể câu chuyện đắng cay,đau xót.Chủ đề 2 xúc động hơn,giống giai điệu của Tchaikovsky .Càng ngày càng trở nên căng thẳng.Luân phiên nhau 2 chủ đề phát triển cao trào của bi kịch.Phần tutti cuối chương fortissimo: bài hát ?ocuộc sống trên trời?,âm nhạc như những tiếng gào thét khủng khiếp.Ở đó như là chỗ trú ngụ duy nhất của một tâm hồn rã rời,tuyệt vọng không còn sức lực,không còn biết đi đâu.
    Chương cuối điềm tĩnh dịu dàng , giọng soprano hát lên bài ca ngây thơ,chất phác.Ở đoạn giữa dàn nhạc mang tính chua xót.Đoạn kết của giao hưởng buồn,thanh bình ,vang lên ?oniềm vui sướng ở trên đời?.Đó là điều duy nhất còn lại cho con người.
    ???
    ?oCuoäc soáng treân trôøi? :laø 1 baøi haùt treû con veà nhöõng ñieàu vui söôùng treân thieân ñöôøng, coù nhieâuø thöùc aên ngon,moïi ngöôøi nhaûy muùa vui veû Maler vieát naêm 1892.Cuõng laø daøn baøi,cô sôû & keát luaän cuûa giao höôûng soá 4.
    Chöông 1 giai ñieäu moäc maïc gaàn vôùi daân ca.Tính chaát hoàn nhieân ngaây thô nhöng ñaáy khoâng phaûi baûn chaát cuûa hình töôïng maø do söï coá gaéng thoaùt khoûi ?onhöõng vaán ñeà ñaùng gheùt? cuûa thöïc taïi,baèng loøng vôùi caùi ñang coù.'oaïn giöõa cuûa chöông hình töôïng bò bieán ñoåi meùo moù taïo thaønh böùc tranh hoang ñöôøng ,bieán daïng.Moät cuoäc ñaáu tranh tuyeät voïng dieãn ra ñeå giöõ laïi taát caû nhöõng gì quí giaù,khoâng cho noù maát ñi.
    Chöông 2 ñöôïc xaây döïng baèng söï xen keõ 2 caûnh: böùc tranh daân gian(daøn nhaïc nhoû,chôi ñieäu lander trong moät quaùn röôu ôû noâng thoân),vaø 1 gioïng haùt buoàn raàu,suy tö.Ban ñaàu Maler ñònh ñöa baøi haùt ?ocuoäc soáng treân maët ñaát? keå veà caùi cheát cuûa ñöùa treû vì ñoùi.Tuy khoâng söû duïng nöõa nhöng aâm nhaïc chöông 2 vaãn lieân töôûng ñeán hình aûnh ñoù.
    Chöông 3 : Cao traøo cuûa giao höôûng,Treân neàn chuyeån ñoäng ñeàu ñaën,giai ñieäu chaäm raõi keå caâu chuyeän ñaéng cay,ñau xoùt.Chuû ñeà 2 xuùc ñoäng hôn,gioáng giai ñieäu cuûa Tchaikovsky .Caøng ngaøy caøng trôû neân caêng thaúng.Luaân phieân nhau 2 chuû ñeà phaùt trieån cao traøo cuûa bi kòch.Phaàn tutti cuoái chöông fortissimo: baøi haùt ?ocuoäc soáng treân trôøi?,aâm nhaïc nhö nhöõng tieáng gaøo theùt khuûng khieáp.Ô> ñoù nhö laø choã truù nguï duy nhaát cuûa moät taâm hoàn raõ rôøi,tuyeät voïng khoâng coøn söùc löïc,khoâng coøn bieát ñi ñaâu.
    Chöông cuoái ñieàm tónh dòu daøng , gioïng soprano haùt leân baøi ca ngaây thô,chaát phaùc.Ô> ñoaïn giöõa daøn nhaïc mang tính chua xoùt.'oaïn keát cuûa giao höôûng buoàn,thanh bình ,vang leân ?onieàm vui söôùng ôû treân ñôøi?.'où laø ñieàu duy nhaát coøn laïi cho con ngöôøi.
    ???

    u?c Milou s?a vo 23:29 ngy 18/08/2004
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Sergei Rachmaninov - tài năng cổ điển Nga
    06:14'' 15/05/2004 (GMT+7)
    Ông là một trong những nhà soạn nhạc, nhạc trưởng và nghệ sĩ piano xuất sắc nhất trong lịch sử âm nhạc. Nhạc của ông tao nhã nhưng mạnh mẽ, đủ chuyển tải mọi thứ cảm xúc trái ngược nhau của con người với vạn vật. Nhưng nghịch lý thay, bản thân Rachmaninov lại là con người khắc kỷ, luôn là một bí ẩn lớn với công chúng hâm mộ.


    Thời thơ ấu (1873-1885)
    Sergei Vasilyevich Rachmaninov chào đời năm 1873, là con thứ tư trong gia đình. Sergei sống bình thường như bao đứa trẻ khác, được gia đình cổ vũ khuyến khích niềm say mê và tài năng âm nhạc. Cậu bé bắt đầu học piano vào năm 6 tuổi với Anna Ornatskaya tại Trường nhạc St. Petersburg. Đó cũng là nơi, Sergei giành được học bổng của trường năm 1881.
    Năm 1882, gia đình Sergei gặp những khó khăn lớn về tài chính, buộc phải chuyển tới một ngôi nhà nhỏ tại St. Petersburg và lập tức trở thành nạn nhân của dịch tả. Các anh chị em Sergei đều bị ốm, Sophia - chị thứ hai không còn.
    Không tiền bạc, mẹ Sergei là Lubov Boutakov quyết định quay về nhà mẹ đẻ. Bà ngoại cậu rất rộng lượng, thương người, bà đã tậu một nông trang ở Borivoso (gần Oneg) để các cháu đến chơi mỗi dịp nghỉ lễ. Bà thường đưa Sergei đến nhà thờ, nơi cậu bị cuốn hút thậm chí đến mê mẩn những tiếng ca lời hát của đội hợp xướng cũng như âm thanh chuông ngân. Sau này, mọi cung bậc ấy đều ảnh hưởng lớn tới sức sáng tạo âm nhạc của Sergei. Phần lớn thời gian từ 1882 - 1885, cậu thường trốn trường nhạc bỏ đi chơi. Kết quả là, nhiều môn Sergei không hoàn thành. Đến năm 1885, cậu buộc phải rời trường.
    Mẹ cậu cố gắng nhờ cậy cháu trai Alexander Siloti nói với hiệu trưởng Davidov. Davidov quyết định Sergei có thể tiếp tục theo học nếu đồng ý chịu sự dạy bảo của một giáo viên nổi tiếng nghiêm nghị là Nikolai Zverev (Trường nhạc Moscow). Sergei học tại Moscow mùa thu năm 1885. Chị gái 17 tuổi Elena định cùng em đến thành phố, khi khởi nghiệp ca sĩ tại Nhà hát Bolshoi. Nhưng vì chứng thiếu máu, Elena phải dành cả kỳ nghỉ hè về nhà bà con sống. Chỉ có 100 rúp trong tay, cậu bé 12 tuổi đi xe lửa đến Moscow tự mình bắt đầu cuộc đời của âm nhạc.
    Moscow (1885-1889)
    Nikolai Zverev đã 53 tuổi khi Rachmaninov bắt đầu thành học sinh của ông. Thầy dành một căn phòng lớn cho Sergei, chị gái Anna và hai sinh viên khác ở (Matvey Pressman và Leonid Maksimov). Buổi học nhạc bắt đầu từ 6h sáng hàng ngày, kéo dài ba tiếng đồng hồ. Zverev về nhà lúc 10h tối sau một ngày lên lớp nhưng các cậu học trò không thể có cơ hội ''''quậy phá'''' dưới sự ''''kèm cặp'''' của Anna.


    Mỗi dịp Chủ nhật, những nhạc sĩ nổi tiếng nhất Moscow lại đến dùng bữa trưa tại nhà Zverev, Sergei có cơ hội được biểu diễn trước ''''nhiều khán giả'''' như Anton Rubenstein, Modest và cả Peter Tchaikovsky, Anton Arensky. Tháng 5/1886, thày trò đến Crimea nghiên cứu học tập hoà âm với Ladukhin. Đó cũng là lúc Rachmaninov viết tác phẩm đầu tiên: bản nhạc dành cho song tấu piano chuyển biên từ bản giao hưởng của Tchaikovsky mang tên Manfred.
    Mùa hè năm đó, Rachmaninov hoàn thành tác phẩm đầu tiên nguyên gốc của mình (không may sau này thất lạc), đó là nhạc phẩm ông dành cho Pressman. Pressman nhớ lại: ''''Khi chúng tôi ở một mình, anh ấy gọi tôi đến chiếc piano và bắt đầu chơi - Bạn biết đây là gì không? - anh ấy hỏi. Tôi nói - Không. Tôi viết nó cho chính tôi - anh ấy kiêu hãnh nói - và dành cho cả bạn nữa''''. Tài năng soạn nhạc của Sergei sớm bộc lộ rõ nét, anh tham gia học lớp đối âm của Sergei Taneyev trong khi vẫn theo lớp thường. Rồi trở thành bạn của nhạc sĩ nổi tiếng sau này là Scriabin và Lhévine.
    Tin tưởng ở khả năng sáng tác của mình, Rachmaninov đề nghị thầy Zverev tách khỏi giờ luyện âm với Pressman và Maksimov để có thể dành nhiều thời gian hơn cho viết nhạc. Zverev rất nổi giận vì nghĩ Sergei muốn bỏ phí toàn bộ những gì đã học về piano. Cuối cùng, Zverev quyết định Rachmaninov không thể ở lại và đưa Sergei trở về nhà bác Varvara Satina.
    Tự do mới (1889-1892)
    Rachmaninov ở nhà bác vài tháng và hoàn thành một số nhạc phẩm. Được gia đình khuyến khích về cái gọi là ''''tự do mới'''', chàng thanh niên 17 tuổi Rachmaninov đi du lịch vào kỳ nghỉ hè. Đây cũng là lúc, lần đầu tiên, Sergei được giao sứ mệnh chuyển biên tác phẩm The Sleeping Beauty (Tchaikovsky) cho piano song tấu theo đề nghị của Siloti. Một cuộc sống bận rộn đã bắt đầu: giáo viên người chỉ huy hợp xướng, trở về thăm mẹ tại St. Petersburg dịp Giáng sinh và tiếp tục sáng tác nhạc.
    Tháng 2/1891, lần đầu tiên, anh nhận trách nhiệm chỉ huy dàn nhạc, dẫn đầu đội hợp xướng Trường nhạc Moscow trong buổi biểu diễn tác phẩm của chính mình: Deus Meus. Cũng là lần đầu tiên, Sergei sáng tác concerto cho piano. Tháng 10 năm đó, chàng thanh niên Sergei ''''như con thiêu thân'''' dồn vào việc hoàn thành vượt qua các kỳ thi: một bản giao hưởng, một opera, và bản xướng âm.
    Rachmaninov soạn vở nhạc kịch Aleko chỉ trong 15 ngày. Anh đạt điểm số cao nhất và tốt nghiệp trường nhạc Moscow cùng nhiều huy chương danh giá (trong đó có huy chương vàng dành cho nghệ sĩ tự do). Chỉ duy nhất hai người trước anh được nhận Huy chương này. Sergei rời trường năm 19 tuổi.
    Tiền sự nghiệp (1892-1897)


    Sergei Rachmaninov đã có sự chuẩn bị hoàn hảo cho cả một sự nghiệp âm nhạc: tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc, nhiều giải thưởng cao quý, học tập được những tinh hoa âm nhạc từ Zverev, truyền thống tự do, phóng khoáng của gia đình... Với bàn tay to lớn, vẻ lạnh lùng nghiêm nghị, anh đã tạo nên một ấn tượng đặc biệt trên sân khấu. Sergei còn có một trí nhớ siêu phàm cũng như trình độ chuyên môn cao.
    Sau thành công của Aleko, Rachmaninov đã ''''lọt vào sự chú ý'''' của Karl Gutheil, một chủ báo tìm kiếm sưu tầm tác phẩm của anh. Rachmaninov đã nhận được 500 rúp cho Aleko, 6 ca khúc và hai bản nhạc (cello và piano). Thời gian ấy, mỗi tháng, anh cũng kiếm được chừng 15 rúp/sinh viên.
    Năm 1892, Rachmaninov bắt tay vào sáng tác bản nhạc nổi tiếng nhất của mình Prélude in C-sharp Minor (Op.3 No.2). Tác phẩm này còn được phổ biến tới tận bây giờ. Anh cũng hoàn thành bốn chương khác của Prélude. Tuy nhiên, những tin tức không tốt đẹp đã đến với nghệ sĩ biểu diễn/nhà soạn nhạc trẻ khi Zverev và Tchaikovsky qua đời. Anh đã viết Trio Elegiaque (Op.9) như để mãi mãi ghi nhớ người có công lao và ảnh hưởng lớn đời anh - Tchaikovsky.
    Tám tháng đầu tiên năm 1895, Rachmaninov tập trung vào bản Giao hưởng số 1. Ba tháng tiếp theo, anh thực hiện tour lưu diễn với nghệ sĩ violin người Italia Teresina Tua-Franchi-Verney Della Valetta. Bản giao hưởng của anh được công diễn năm 1897 dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Alexander K. Glazunov.
    Tái thiết (1897-1902)
    Mùa hè sau những rắc rối khi bản Giao hưởng số 1 ra đời, Rachmaninov hầu như ngưng trệ việc sáng tác. Thậm chí, anh còn cho rằng, tương lai của anh có lẽ được sắp đặt ở vị trí điều khiển dàn nhạc hơn là soạn nhạc.
    Sau những nỗ lực không mệt mỏi ở cương vị quản lý công ty nhạc, tên tuổi Sergei bắt đầu lan rộng vượt qua biên giới nước Nga, Hội yêu nhạc Hoàng gia London đã đề nghị Rachmaninov chỉ huy và biểu diễn chính tác phẩm của anh tại Đại sảnh Nữ hoàng. Hồi âm lại, Sergei cần dồn sức sáng tác bản concerto cho piano. Nhưng những dị nghị, đàm tiếu, chỉ trích khiến anh suy sụp tinh thần, anh không thể làm việc nổi cho dù không ốm đau bệnh tật gì. Rachmaninov chưa từng chán nản như thế!.
    Gia đình anh khuyên Sergei đến thăm Nikolai Dahl, chuyên gia thần kinh và tâm lý. Ông này rất hâm mộ Rachmaninov, lại là một nghệ sĩ viola không chuyên.
    Trở về Moscow sau chuyến đi Ý, Sergei nhanh chóng sáng tác phần hai và ba Piano Concerto No. 2. Tác phẩm này được trình diễn ở Đại sảnh Nữ hoàng, Rachmaninov chơi ở cương vị nghệ sĩ độc tấu. Buổi hoà nhạc cực kỳ thành công, thu hút rất đông khán giả. Điều ấy đã truyền cảm hứng để Rachmaninov hoàn thành toàn bộ nhạc phẩm vào tháng 4, tháng 5 năm sau. Bản concerto trình làng ở Moscow tháng 10, tháng 11 và lập tức nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt.
    Phần đời sau
    Đầu năm sau, Sergei tuyên bố thành hôn với Natalia Alexandrovna Satin, em họ và cũng là người bạn gắn bó lâu nay với anh. Cuộc sống mới giúp Rachmaninov có thêm nhiều nguồn cảm hứng sáng tác. Anh viết 11 ca khúc, nhiều trong số này nói về gia đình bạn bè cũng như Natalia.
    Sau tuần trăng mật, Sergei nhận lời mời chơi bản Concerto số 2 tại Vienna và Prague. Rachmaninov tiếp tục soạn nhạc và biểu diễn. Thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 là giai đoạn thăng hoa của tài năng Sergei. Ông hoàn thành nhiều kiệt tác như Giao hưởng số 2 (1907), Concerto Piano số 3 (1909). Những năm cuối thập niên, Rachmaininov thực hiện tour lưu diễn tại Mỹ lần đầu tiên.
    May mắn cho nhiều pianist/nhạc sĩ đời sau, ông đã ghi âm rất nhiều bản nhạc của mình, trong đó có bốn bản concerto piano và cả tác phẩm có lẽ ông yêu quý nhất mang tên Rhapsody on a Theme of Paganini (1934). Ông trở thành công dân Mỹ vài tuần trước khi qua đời tại Beverly Hills, California ngày 28/3/1943.
    Tú Trúc tổng hợp

  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Johannes Brahms - Nhà giao hưởng tuyệt kỹ
    11:26'' 27/05/2004 (GMT+7)
    Nhạc sĩ thiên tài trong nhóm 3B


    Như một họa sỹ hiện thực, Brahms đã phác họa tinh thần thời đại trong âm nhạc của mình bằng phong cách sáng tác hết sức độc đáo. Ngôn ngữ âm nhạc của Brahms là sự kết hợp tuyệt vời giữa truyền thống của chủ nghĩa cổ điển với những thành tựu nghệ thuật tân tiến của chủ nghĩa lãng mạn.
    Các tác phẩm âm nhạc của ông thể hiện thế giới muôn màu, đa dạng, từ trữ tình êm dịu, đến anh hùng hoành tráng từ mơ mộng giả tưởng đến tinh thần chiến đấu quật cường bất khuất. Những xúc cảm sâu sắc, mãnh liệt được thể hiện qua bút pháp chân thực, logic mạch lạc kiểu cổ điển trên phương diện cấu trúc, song hình tượng âm nhạc và sự phát triển của các đường nét giai điệu lại hết sức uyển chuyển linh hoạt và phóng khoáng. Những niêm luật của chủ nghĩa cổ điển như bệ đỡ vững chắc để tôn vinh công trình kiến trúc đồ sộ, vừa mới lạ vừa thân quen.
    Tinh thần nghệ thuật - dân chủ; nguồn cội âm nhạc dân gian Đức, Áo, Hung, Slave? Quan điểm sáng tác - tìm cái mới cho nền nghệ thuật: hình tượng lãng mạn được xây dựng trên phương pháp hiện thực, thẩm mỹ trong sáng và thuần khiết, nội dung nhân bản và yêu nước. Nghệ thuật của Brahms đem đến cho âm nhạc Đức nửa sau thế kỷ 19 một dáng vẻ mới, sức vóc mới và không phải ngẫu nhiên mà ông được công nhận đứng vào hàng những vĩ nhân âm nhạc Đức: nhóm ?o3B?, đó là : ?oBach - Beethoven - Brahms?! (ý tưởng này do Hans Von Bulone khởi xướng).
    Những ngày thơ ấu
    J.Brahms sinh ngày 7/5/1833. Tổ tiên của Brahms là những người thợ kỹ nghệ. Cha của Brahms là Johannes Jacob Brahms, một nhạc sỹ nghèo chơi cho các nhà hàng - tửu quán và cuối đời thì chơi contrabasse trong dàn nhạc giao hưởng ở Hamburg. Johannes Brahms là người con thứ hai trong gia đình có 3 con, trong đó có 2 anh em Johannes và Fritz là nhạc sỹ. Mẹ của Brahms (Christin Nixen) là người có nhiều ảnh hưởng đến nhạc sỹ. Bà hơn chồng 17 tuổi, là phụ nữ cởi mở, nhân hậu và tự trọng. Bà yêu văn học, thuộc lòng các tác phẩm của Schiler và có trí nhớ đặc biệt. Brahms đã thừa hưởng những đức tính tốt đẹp ấy của bà.
    Tuổi trẻ cực nhọc để lại dấu ấn trong tính cách của Brahms: thâm trầm, kín đáo, giàu ý chí và nghị lực. Nhắc đến thời niên thiếu, Brahms ngậm ngùi: ?oRất ít người phải sống tồi tệ như tôi?. Lên 5 tuổi, tập nhờ đàn piano ở nhà hàng xóm do cha dạy, 8 tuổi chuyển sang học một thầy dạy đàn tư nhân, sự tiến bộ nhanh chóng và đáng ngạc nhiên của Brahms làm ông thầy này sau vài năm phải gửi Brahms đến học piano, sáng tác và lý luận với nhà giáo nổi tiếng khác - Eduard Marxsen. Marxsen khích lệ lòng say mê âm nhạc đối với âm nhạc cổ điển qua các tác phẩm của Bach, Beethoven, Weber? và ông dự đoán tương lai của cậu học trò tài năng Brahms là sẽ thay thế sự nghiệp của Mendelssohn sau này.
    Lúc10 tuổi, Brahms đã phải cùng cha kiếm sống bằng việc chơi đàn suốt đêm tại các nhà hàng và tửu quán. Ban ngày nhận phối khí và cải biên các bản hành khúc và các tiểu phẩm cho quân nhạc và dàn nhạc kèn đồng ở địa phương. Ngoài ra còn đi dạy nhạc tư. Brahms bắt đầu thử nghiệm sáng tác trong giai đoạn này, một cách hết sức khiêm tốn và bí mật vào những lúc trời còn chưa sáng tỏ, Brahms trở về mệt nhọc sau những giờ chơi nhạc trong những quán bar ồn ào nhộn nhạo! Tại Hamburg, Brahms đã nổi tiếng là người chơi piano xuất sắc. Buổi biểu diễn solo piano (concert) đầu tiên là năm 1848.
    Những người bạn
    Trong cuộc cách mạng 1848 - 1849, Hamburg là nơi mà dân Hungary sang cư trú chính trị rất đông. Brahms rất thú vị khi nghe âm nhạc Hung, đặc biệt là phong cách gypsy rất tự do khoáng đạt (rubato) Brahms làm quen với nhạc sỹ violon nổi tiếng người Hung Eduard Remini và họ cùng nhau đi lưu diễn khắp nước Đức. Trí nhớ âm nhạc của Brahms rất đặc biệt, ông thường biểu diễn thuộc lòng không những khi độc tấu piano, mà ngay cả khi ông chỉ huy cũng như đệm cho violon cello và clarinette. Năm 1853, trên chuyến lưu diễn cùng với Remini, có lần gặp phải cây đàn piano thấp hơn ½ cung, thay vì chơi bản Sonata của Beethoven giọng Đô thứ, Brahms đã phải dịch sang giọng Đô thăng thứ ngay tại lúc diễn, vậy mà ông đã vượt qua điều hy hữu ấy một cách xuất sắc đáng ngạc nhiên.
    Năm 1850, Brahms gặp nhạc sỹ violon Joseph Joachin, người đã giới thiệu Brahms với nhạc sỹ thiên tài Liszt và vợ chồng nhạc sỹ Robert và Clara Schumann. Schumann đánh giá cao tài năng của Brahms và dự cảm Brahms sẽ trở thành nhà cải cách âm nhạc trong tương lai. Schumann giới thiệu Brahms với nhóm nhạc sỹ Leipzig và hết sức giúp đỡ Brahms trong mọi phương diện. Trên tạp chí ?oNhững con đường mới?, Schumann đã hết lời ca ngợi Brahms: ?oLà nghệ sỹ đã thể hiện tinh thần của thời đại mình một cách hoàn thiện - hoàn mỹ. Brahms xuất hiện như một đấng sáng tạo mà mọi vẻ diễm lệ và oai hùng đều đứng xếp thành hàng danh dự...? Với uy tín và tên tuổi của Schumann, Brahms mở rộng giao thiệp với các nhạc sỹ trên toàn châu Âu.
    Brahms vô cùng biết ơn sự nâng đỡ của Schumann dành cho mình. Sau này khi Schumann lâm bệnh, Brahms đã đến sống và chăm sóc cho ân nhân trong một thời gian dài. Đồng thời, Brahms có điều kiện tận dụng được kho tàng thư viện đồ sộ của Schumann, tranh thủ sáng tác và đôi khi cùng đi biểu diễn với Clata Schumann. Với tất cả nỗ lực, Brahms mời các thầy thuốc giỏi nhất để chữa trị bệnh rối loạn thần kinh cho Schumann, song đều vô hiệu. Schumann qua đời ngày 29/07/1856, ấn tượng về kỷ niệm đau buồn này, Brahms viết Concerto số 1 cho piano và dàn nhạc giọng Rê thứ.
    Cuối năm 1853, Brahms đến Leipzig (Đức), có trường Gewandhans nổi tiếng do Mendelssohn sáng lập. Tại đây Brahms gặp gỡ các nhân vật lỗi lạc như nghệ sỹ violon David, chỉ huy Rich, piano Mocheles, sáng tác Berlioz. Buổi gặp đầu tiên, Berlioz đã cùng với Brahms biểu diễn ứng tác ngẫu hứng, và với xúc động sâu sắc, Berlioz đã viết cho Joachin về Brahms: ?oCậu ấy đã để lại cho tôi ấn tượng mạnh mẽ với bản Xonat số 1. Tôi cám ơn anh đã cho tôi làm quen với chàng trai trẻ này. Con người khiêm nhường nhưng quả cảm này sẽ sáng tác ra một thứ âm nhạc rất mới và anh ta sẽ phải trăn trở và chịu đựng nhiều áp lực đây !?. Cũng trong những năm tháng này, Brahms cũng làm quen với nhạc sỹ piano, đồng thời là nhà chỉ huy Hans von Buloue, mà sau này là một trong những người bạn thân, người đồng nghiệp sốt sắng nhất, bảo vệ tích cực nhất cho âm nhạc của Brahms.
    Hè năm 1856, sau khi Schumann qua đời, Brahms đưa toàn bộ gia đình của Clara Schumann qua Thụy Sỹ. Ba tháng liền làm việc cho Hoàng tộc Detmold, sau đó là những chuyến lưu diễn liên miên. Brahms say mê con gái của vị giáo sư nổi tiếng của Đại học tổng hợp ở Goethingen. Song mối tình đầu bất thành đã để lại cho chúng ta những ca khúc bất hủ. Brahms ở vậy suốt đời. Hai người phụ nữ giữ vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời của Brahms đó là mẹ và Clara - người bạn, người đồng nghiệp cùng chí hướng, và ngược lại Brahms trở thành người bảo trợ trung thành và tin cậy của gia đình Clara trên suốt chặng đường đời.
    Năm 1859 - 1962, Brahms sống ở Hamburg. Tại đây Brahms thành lập hợp xướng nữ, chỉ huy và sáng tác các tác phẩm cho hợp xướng. Trong đó có ?oAve maria?, ?oKhúc cầu hồn?? Giai đoạn này là thời kỳ sáng tác sung mãn nhất của Brahms, Brahms viết mọi thể loại, trong đó có ?oBiến tấu và fugue trên chủ đề của Handel? - một trong những thành tựu cao nhất của nghệ thuật piano thế kỷ 19.
    Từ khi bắt đầu chính thức bước vào con đường sáng tác (20 tuổi) Brahms đã phải đương đầu với 2 trường phái nghệ thuật Đức, một bên là Leipzig với đại diện là Mendelsohn và bên kia là ?oTrường phái Đức mới? ở Weimar với chủ xướng là Wagner và Liszt. Mâu thuẫn giữa hai trường phái này rất gay gắt, nảy lửa và không khoan nhượng cuộc chiến của họ chấn động toàn giới âm nhạc. Phong cách nghệ thuật của Brahms cũng bị đưa ra mổ xẻ, kẻ chê bai, người ca ngợi. Ngán cảnh bút chiến tơi bời, Brahms không tham gia trong cuộc đụng độ nặng nề mà âm thầm sáng tác, tự tìm tòi cho mình một con đường riêng.
    Một đôi lần Brahms ứng cử vị trí giám đốc dàn nhạc giao hưởng ở Hamburg, nhưng không thành. Năm 1863, Brahms đến Viên nhận chức giám đốc Viện thanh nhạc. Và tại đây Brahms đã định cư cho đến cuối đời. Từ một chàng trai nghiêm nghị xanh xao, nhu mì, hấp dẫn với mái tóc dài màu hạt dẻ với thời gian ở Viên, Brahms trở thành một người đàn ông oai vệ, đường hoàng, uyên bác, với vóc dáng tầm thước, bộ râu rậm oai phong, vẻ trầm tĩnh nhưng giàu lòng nhân ái, người dân Viên quen gọi ông với cái tên đầy kính trọng ?oDoctor Brahms? - ?oMaster Brahms?. Brahms lãnh đạo Viện thanh nhạc khoảng 1 năm, sau đó xin thôi để được tự do đi biểu diễn và sáng tác.
    Năm 1866, mẹ Brahms mất đột ngột. Trong niềm đau xót tột độ, Brahms hoàn thành 1 trong những tác phẩm hoành tráng nhất của mình ?oRequiem nước Đức?. Tác phẩm được viết trong thời gian rất dài : 11 năm. Buổi đầu ra mắt, tác phẩm thất bại thảm hại, nhưng sau đó 1 năm, tại đại giáo đường Bremen, tác phẩm do chính tác giả chỉ huy lại thành công bất ngờ. Vào dịp này, một tuyệt tác khác cũng ra đời, đó là bản Rhapsodie tặng đám cưới Julie (con gái của Clara) viết cho giọng nữ trung, hợp xướng và dàn nhạc.
    Năm 1872, Brahms làm giám đốc Hội âm nhạc và 3 năm liền chỉ huy hợp xướng và dàn nhạc của học viện Gesellschaft Konzerte. Cho đến năm 1876, Brahms còn chưa viết giao hưởng. Bản giao hưởng số 1 giọng Đô thứ, với nội dung ?oPathétique? ?ora lò? năm 43 tuổi đã chinh phục khán giả vô điều kiện. Liền năm sau, bản giao hưởng số 2 giọng Rê trưởng ?opastoral? có hình hài viên mãn. Lập tức Bulow cho xuất bản cả 2 bản giao hưởng của Brahms. Giao hưởng đã đem đến cho nhạc sỹ những vinh quang vang dội. Các nhà xuất bản đua nhau in các tác phẩm của Brahms. Đời sống vật chất đảm bảo, tài chính dồi dào hơn cho phép Brahms giúp đỡ những nhạc sỹ trẻ khác, Brahms thường khuyến khích những nhạc sỹ trẻ có những ý tưởng táo bạo, mạo hiểm, đôi khi phiêu lưu, trong đó có Drorak, Grieg ?
    Năm 1881, Brahms sáng tác Concerto cho violon tặng Joachin, 2 ouverture Academic festival và Tragic, Concerto số 2 cho piano giọng Si giáng trưởng có kỹ thuật rất khó, để tặng thầy giáo cũ Eduard Marxsen.
    Năm 1883, bản giao hưởng số 3 Heroie giọng pha trưởng gặt hái thành công tràn đầy và giới nhạc một lần nữa ngạc nhiên trước sự xuất hiện đột ngột của bản giao hưởng số 4 giọng Mi thứ, Tragic sừng sững như một thiên tráng sử bất hủ.
    Những năm cuối đời và di sản cho hậu thế
    Tiếng thơm đồn xa, ở Mỹ, các trường đại học tổng hợp Cambridge và Breslau chọn Brahms và Joachim là tiến dỹ danh dự. Viện Hàn lâm Khoa học ở Berlin và Viện Hàn lâm Nghệ thuật ở Paris cũng bầu Brahms là thành viên danh dự.
    Từ mùa hè 1886 - 1888, Brahms sống ở Thụy Sỹ kết bạn với Tchaikovsky trong giai đoạn này. 1896 tại một tỉnh lỵ du lịch, Brahms mắc chứng hoàng đản, sỏi gan. Buổi biểu diễn cuối cùng của Brahms với dàn nhạc giao hưởng Viên là ngày 7/3/1897 và bản giao hưởng số 4 đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Những cuộc gặp gỡ cuối cùng là với Strauss và Grieg. Ngày 3/4/1897 tin buồn ?oNhạc sỹ Brahms qua đời? lan truyền khắp châu Âu. Brahms được mai táng bên cạnh Beethoven và Schubert, hàng vạn người dân Viên tiễn đưa nhạc sỹ đến nơi yên nghỉ.
    Di sản âm nhạc mà Brahms để lại cho chúng ta vô cùng phong phú, ông viết nhiều ở mọi thể loại ngoại trừ opera và ballet. Trong số những bậc thầy của nền âm nhạc châu Âu nửa sau thế kỷ 19, nếu như Wagner và Verdi đạt tới đỉnh cao trong nghệ thuật opera, Liszt điển hình với âm nhạc piano và thể loại giao hưởng thô thì Brahms và Bruckner ngoài nhạc phím và nhạc có tiêu đề (program music), hai vị được tôn vinh là những nhà giao hưởng tuyệt kỹ và ?osiêu? hợp xướng. Thiên tài âm nhạc của Brahms thể hiện trọn vẹn trong âm nhạc giao hưởng, đặc biệt là trong 4 bản giao hưởng: phong cách và thế giới quan nghệ thuật chứa đựng những ước vọng tinh thần của thời đại, của nhân loại muốn vươn tới sự hoàn mỹ về đạo đức - luân lý.
    Âm nhạc giao hưởng của Brahms do đó được nâng cao trên tầm của âm nhạc giao hưởng Đức - Áo lúc bấy giờ. Đồng thời giao hưởng của Brahms cũng chống lại quan điểm của nhóm Wagner - cho rằng đã tận dụng triệt để và tối đa khả năng của các loại nhạc cụ, và hậu duệ của Mendelsohn - âm nhạc xa rời tư duy và cuộc sống hiện thực. Giao hưởng của Brahms là một trong những hiện tượng có giá trị và ý nghĩa đặc sắc nhất trong âm nhạc thế kỷ 19. Trong đó, sự phong phú về xúc cảm hài hòa với nội dung kịch tính sâu sắc, với tính logic ?othép? được sử dụng trong luật cấu trúc cổ điển.
    Âm nhạc giao hưởng của Brahms tiếp tục truyền thống kịch tính của Beethoven, nhưng được định hướng tới việc thể hiện những vấn đề sống động của người đương đại. Mặc dù không chú tâm đến các tiêu đề như Liszt, Wagner hay Berlioz nhưng trên thực tế các chương mục trong giao hưởng của Brahms vẫn được liên kết bởi một ý thơ nhất quán. Các hình tượng tương phản và phong phú, tinh tế đến từng chi tiết. Bốn bản giao hưởng, mỗi bản một vẻ, riêng biệt, nhưng đều hoàn thiện và hoàn mỹ. Đại đa số cho rằng bản giao hưởng số 4 là một trong những bản giao hưởng có giá trị lớn nhất trong toàn bộ văn hóa giao hưởng thế giới, đặc biệt là chương 4 (finale) là ?ochaconne? - chủ đề với 30 biến tấu đã gây rung động mãnh liệt, biểu lộ những lo lắng về số phận con người, chống trả những áp bức bất công, mơ về một tương lai tươi sáng và hạnh phúc cho tất cả mọi người. Đặc điểm nhân đạo này của Brahms gần gũi với tư tưởng nhân loại của Beethoven.
    Các bản concerto viết cho piano và violon của Brahms cũng chứa đựng những phẩm chất của nghệ thuật giao hưởng Brahms, bè solo kỹ thuật điêu luyện nhưng không dừng lại ở sự phô trương đơn thuần mà có nội dung sâu sắc, vẻ đẹp trữ tình của âm điệu, thủ pháp biến ảo mà vẫn chặt chẽ, bản concerto cho violon vẫn khẳng định giá trị hàng đầu trong các tác phẩm cùng thể loại.
    Phong cách viết cho piano cũng mang dáng vẻ riêng: nghiêm trang và sâu sắc. Sôi nổi và phổ cập nhất là những vũ khúc Hungary.
    Đối với thể loại thanh nhạc, Brahms xứng đáng là môn đệ trung thành của Schubert và Schumann. Trong lĩnh vực này, Brahms thể hiện rất rõ tính dân tộc, tình yêu và trân trọng đối với nhạc folklore; âm nhạc trở nên ấm áp, thiết tha, chân thực, gần gũi, gắn bó với lời thơ một cách hòa điệu tự nhiên. Những bài hát vang lên khắp mọi nơi chốn cho đến tận hôm nay như Ru con, Mưa rơi, Họa mi, Tình yêu màu xanh?
    Những sáng tác của Brahms
    Ông sáng tác khoảng 200 ca khúc và romance, một số ca khúc cải biên. Hợp xướng và hòa ca (20 song ca, 60 tứ ca, 5 hợp xướng nam, 28 hợp xướng nữ và khoảng 40 hợp xướng hỗn hợp nam nữ và một số cải biên.
    Tác phẩm thanh - khí nhạc phải kể đến Requiem nước Đức viết cho lĩnh xướng, hợp xướng và dàn nhạc.
    Các tác phẩm viết cho piano: gồm 3 sonate, các biến tấu trên chủ đề của Schumann, Paganini, Handel, Hungary, hapsodie, ballade, etude, romance, tiểu phẩm, một số tác phẩm cho piano 4 tay và organe.
    Nhạc thính phòng: gồm 3 sonate cho violon và piano, 2 sonate cho cello và piano, 2 sonate cho clarinette và piano, 3 tam tấu piano, tam tấu cho piano, violon và cor, 3 tứ tấu piano, 3 tứ tấu dãy, 1 ngũ tấu piano, 2 ngũ tấu dây, 1 ngũ tấu do Clarinet + 2 violon + viola + cello, 2 lục tấu dây (2 violin + 2 viola + 2 cello)
    Âm nhạc giao hưởng: 2 serenade, biến tấu trên chủ đề Haydn, 2 overture Academic festival và Tragic, 2 concerto cho clarinette và dàn nhạc, 1 concerto cho violon và dàn nhạc, 1 concerto cho violon + cello và dàn nhạc. Và 4 bản giao hưởng bất hủ: Pathtic, Pastoral, Eroica (Heroic) và Tragic.
    (Brahms không viết opera và ballet).
    Pgs.Ts. Minh Cầm

  4. maytroiqua

    maytroiqua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0

    Giao hưởng số 4 chương Final của Brahms chính xác gồm:
    -Chủ đề
    -29 biến tấu có 8 nhịp,và 1 biến tấu thứ 30 có 12 nhịp.(Biến tấu 16 có ý nghĩa như là phần tái hiện.)
    -Biến tấu 31có 28(?) nhịp & biến tấu 32 có 30 nhịp + với 1 nhịp ngân(là 31 nhịp)
    Nếu nói biến tấu 31, 32 không phải thuộc biến tấu mà thuộc phần coda là không đúng vì nếu chia chacona ra thành những biến tấu nhỏ thì phải tính hết, vì trong thể loại biến tấu phần coda cũng tính là 1 biến tấu.
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Xu thế pha trộn nhiều thể loại với nhạc cổ điển
    Jo Appleby học opera nhiều năm rồi giành được vai diễn chính trong các vở nhạc kịch, biểu diễn ở một số địa điểm danh giá nhất của nhạc cổ điển.

    Và có lẽ năm nay, bạn sẽ được nghe chất giọng nữ cao của cô ở bản phóng tác "Unchained Melody'''' nửa operatic, nửa cheesy với bốn ca sĩ cổ điển khác trong nhóm Amici - ''''ban nhạc opera đầu tiên của thế giới''''.
    "Bạn cần mở rộng lượng khán thính giả bằng cách đưa âm nhạc của mình tới những người chưa từng nghe bạn hát'''', Appleby nói. "Tôi rất hạnh phúc với những gì đang làm''''.
    Đó cũng là cách lựa chọn của ngày càng nhiều nghệ sĩ qua đào tạo nhạc cổ điển. Mùa xuân năm nay, Hayley Westenra - 17 tuổi - ca sĩ được nhiều người mệnh danh là thiên thần cổ điển Charlotte Church của New Zealand đã phát hành tại Mỹ thu âm đầu tiên Pure - một album opera, những ca khúc cổ điển và các bài hát ballad nhẹ nhàng. Verve Records, ban đầu là hãng băng đĩa jazz, nay đã sẵn sàng cho ghi âm đầu tay của Joshua Payne, nghệ sĩ tenor qua đào tạo cổ điển có chất giọng giống như Josh Groban - người từng giành nhiều đĩa đa bạch kim.
    Và ca sĩ Sissel (Na Uy) mặc dù chưa học nhạc cổ điển, cũng đã thực hiện tour diễn quanh nước Mỹ với thứ âm nhạc hoà trộn giữa ca khúc cổ điển và giai điệu pop nhẹ nhàng. "Tôi luôn luôn thử mọi phong cách khác nhau, và luôn có chút liên quan gì đó với cổ điển, pop, cũng như folk'''' Sissel giải thích. Trong album mới nhất của cô - My Heart - Sissel đã hợp tác thực hiện với Dàn nhạc giao hưởng London. "Đương nhiên, tôi phải kết hợp đa thể loại, chỉ riêng nhạc cổ điển sẽ làm tôi buồn chán''''.
    Giai điệu show Broadway là cảm hứng đầu tiên của Hayley, sau đó tới những vở nhạc kịch. Cô cũng làm việc cùng nhóm hợp xướng gọi là Canterbury Opera Youth và tiếp nhận nhiều bài học luyện thanh opera từ ca sĩ Dame Malvina Major.
    Rồi, Pure trở thành ghi âm đầu tiên bán nhanh nhất trong lịch sử nước Anh không còn là ''''album cổ điển nguyên chất''''. Hayley thậm chí còn cách tân cả ca khúc "Wuthering Heights'''' của ca sĩ pop Kate Bush. "Không nên e ngại việc phối trộn các phong cách khác nhau vào địa hạt cổ điển, bạn sẽ có những khám phá thú vị'''', Hayley nói. Album của cô đã tiêu thụ hơn 40.000 bản ở Mỹ, mức bán ''''hạng sao'''' dành cho một đĩa nhạc cổ điển. "Tôi nghĩ rằng mọi người thích kiểu nhạc cổ điển nhưng lại muốn thứ gì đó nhẹ nhàng hơn''''.

    Hoà trộn yếu tố cổ điển vào nhạc pop êm dịu thực sự góp phần làm tăng mức tiêu thụ đĩa hát. Trong khi một album cổ điển ''''nguyên chất'''' được coi là thành công nếu bán chừng vài nghìn bản, thì kiểu ''''cổ điển phối hợp'''' có thể bán tới con số hàng triệu, giống như trường hợp của Groban.
    Nam ca sĩ 23 tuổi Groban, người học hát ở lĩnh vực cổ điển và pop đã tạo nên một câu chuyện phi thường trong lịch sử cổ điển. Album mang tên anh phát hành năm 2002 đã tiêu thụ được hơn 2 triệu bản, còn đĩa hát mới nhất Closer thì đạt gần 4 triệu bản. "Thử thách chính trong hai album ấy là đưa tất cả mọi thứ tôi thích làm vào album, thử nghiệm chất giọng của tôi ở lĩnh vực cổ điển, tìm kiếm yếu tố điện tử, phối hợp cả pop và rock... Và tôi cảm thấy rằng, đó là một album hoàn thiện từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc'''', Groban trả lời trong một cuộc phỏng vấn. "Tôi đã không biết sử dụng thể loại nào khi có rất nhiều ca sĩ đều nghĩ tới điều tương tự. Phối hợp nhạc cổ điển không phải là thứ tôi nghĩ ra khi đang làm album này''''.
    Hiện tượng Groban không phải là mới mẻ. Church từng tiêu thụ hàng triệu đĩa hát trên toàn thế giới sau album đầu tiên năm 1999, nghệ sĩ opera tenor Andrea Bocelli giành được vô vàn lời tán thưởng và Russell Watson - người không hề qua đào tạo làm ca sĩ nhạc cổ điển cũng thành công rất lớn với ghi âm trình làng năm 2001.
    Ngược lại, có rất nhiều nghệ sĩ pop cũng bước chân vào thế giới cổ điển. Billy Joel phát hành Fantasies & Delusions, một album gồm những ca khúc cổ điển do chính anh sáng tác và Elvis Costello thì ghi âm với nghệ sĩ soprano Anne Sofie Von Otter cùng nhóm tứ tấu Brodsky.
    Theo Edward Bilous của Juilliard, phối trộn nhạc cổ điển xuất hiện khi khán giả đã quá nhàm chán với nhạc pop ''''trơn tru bóng mượt'''', nhưng có lẽ, nó cũng bị ''''kiểu cổ điển nguyên chất'''' đe doạ. ''''Về cơ bản, nhạc cổ điển cần đầu tư nhiều hơn nhạc pop, nó là sự phức hợp. Bạn cần dành thời gian nhiều hơn để nghiên cứu. Mọi người ngày nay không mặn mà lắm trong kiểu làm việc thiên về thẩm mỹ nghệ thuật. Những gì họ thích mang nặng tính giải trí hơn''''.
    Giọng nam trung Nick Garrett khẳng định, giải trí là yếu tố chủ yếu cấu thành nhóm của anh gồm Appleby, soprano Tsakane Valentine, tenor Geoff Sewell và baritone, David Habbin. ''''Mọi người thích hát nhạc cổ điển kết hợp chút cảm giác pop. Nó không phải là opera thực sự, nó nhiều hơn cái gọi là phong cách hát cổ điển, và không phải là pop nguyên chất''''.
    Tú Trúc tổng hợp

  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Nhạc cổ điển đi vào kỷ nguyên kỹ thuật số
    Các dàn nhạc ở Mỹ hiện đang dần tiếp xúc với cách giải quyết ''''công nghệ cao'''' nhằm đối phó với vấn đề ''''lão hoá thính giả'''' cũng như sự giảm sút lượng người theo dõi.


    Ba buổi trình diễn của New York Philharmonic Orchestra vào cuối tháng trước đã có rất nhiều người vừa nghe nhạc, vừa sử dụng các máy tính xách tay. Nhưng họ không phải là để kiểm tra thư điện tử, không lang thang internet... Tất cả đều hăm hở cho cuộc thử nghiệm công nghệ mới, truyền thêm ''''động lực và hứng thú'''' cho khán thính giả ở mỗi liveshow nhạc cổ điển.
    Concert Companion là một phiên bản ''''tổng phổ'''' của thế kỷ 21 - một máy tính xách tay gồm những bài bình luận, chú giải về âm nhạc đang được biểu diễn trong khi khán thính giả vẫn đang ở trong thính phòng.
    Tác giả của thiết bị này, Roland Valliere, cho hay, anh nảy ra ý tưởng sáng tạo sản phẩm sau khi giữ cương vị điều khiển các dàn nhạc trên toàn nước Mỹ suốt 20 năm. "Âm nhạc dường như càng ngày càng ít có thể tiếp cận được với con người, mọi người đều rất bận rộn. Âm nhạc là một thứ ngôn ngữ, nhưng chỉ có số ít người gần gũi với nó. Tôi hy vọng cung cấp cho công chúng những thông tin về âm nhạc mà vẫn theo dõi được trọn vẹn buổi hoà nhạc''''.
    Nhận thức con người
    Theo Valliere, thành công của việc sử dụng titles phụ trong opera và những chỉ dẫn âm thanh tại các viện bảo tàng đã làm cho anh hiểu rằng, những buổi trình diễn nhạc cổ điển cũng có thể ''''thu lợi'''' từ những nhận thức của con người về các điều trải nghiệm.


    "Chỉ dẫn âm thanh nâng cao thính giác có tác dụng bổ trợ rất lớn cho theo dõi bằng thị giác trong khi Concert Companion lại là cách nâng cao thị giác để bổ trợ cho thính giác''''.
    Thiết bị trên được xem là sản phẩm HP iPaq quan trọng nhất - một máy tính cá nhân xách tay với màn hình màu truyền thông tin bằng kết nối không dây với một máy chủ. Một điều hành viên sau đó sẽ theo dõi và cung cấp thông tin trên máy tính cá nhân khi dàn nhạc biểu diễn.
    Chỉ gần đây, khi máy tính cá nhân phát triển mạnh mẽ, thích ứng với việc sử dụng trong ngành giải trí, mạng không dây mới tham gia vào quá trình sản xuất cung cấp liveshow, video và tài liệu nghiên cứu âm nhạc.
    Các cuốn phim live video ghi hình nhạc trưởng hay nghệ sĩ độc tấu cũng được truyền tải trên thiết bị này.
    Bộc lộ cảm xúc
    "Bây giờ, lần đầu tiên, bạn có thể chứng kiến mọi cảm giác và động tác của vị nhạc trưởng'''' Valliere nói.
    Thiết bị được phổ biến dưới sự bảo trợ của Kansas City Symphony và do Pittsburgh Symphony cũng như New York Philharmonic tiến hành thử nghiệm.
    Theo lời nhà phê bình âm nhạc Greg Sandow, người viết phần văn bản cho thiết bị, ''''chú dẫn, bình luận, dẫn giải âm nhạc là điều khó nhất tôi từng viết''''. Ông Sandow hy vọng, thiết bị mới sẽ thu hút một thế hệ khán thính giả mới đến với những buổi hoà nhạc cổ điển. "Đó sẽ là khuynh hướng của thế giới nhạc cổ điển''''.
    Valliere cho hay, các dàn nhạc sẽ làm hợp đồng thuê thiết bị, và khán thính giả có thể trả tiền để sử dụng Companion hoặc chi phí được đưa vào giá vé chung.
    (DT tổng hợp)

  7. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0

    Cuộc đời và tác phẩm của Felix Mendelssohn - Barthody

    Với tình yêu thiên nhiên và con người trong sáng, thiết tha, những giai điệu tuyệt vời đầy ắp chất thơ và tràn trề nhựa sống tuổi trẻ, những đặc trưng lãng mạn trữ tình của nghệ thuật đầu thế kỷ 19 đã được Mendelssohn thể hiện bằng âm nhạc cổ điển.
    Cuộc đời
    Cái tên của ông - Felix - đã có nghĩa là ?oHạnh phúc?. Hiếm thấy nhạc sĩ nào có cuộc sống hoàn hảo như Mendelssohn: sung túc về tài chính, bình yên trong tình yêu và gia đình, thành danh trong sự nghiệp.
    Ông nội Felix - Moses Mendelssohn (1729 - 1786), là một người bình dân Do Thái đã phấn đấu trở thành nhà triết học của thế kỷ ?oÁnh sáng?, là bạn thâm giao của nhà triết học kiêm nhà văn và phê bình Lessing, bạn bè thường gọi ông với cái tên trìu mến và kính trọng ?oSocrat Do Thái?.
    Cha Felix - Abraham Mendelssohn (1776 - 1835), là một thương gia và chủ ngân hàng. Cùng với vợ - Lea Salomon - một phụ nữ có văn hóa cao, hai người đã tạo những điều kiện tốt nhất cho nền học vấn của cả 4 người con: Fanny, Felix, Rebecca và Paul. Felix và chị gái học piano và sáng tác, cô em học hát và cậu em học cello.
    Abraham đã cho các con mình theo đạo Tin Lành, rửa tội ở nhà thờ Tin Lành dòng Luther và từ đó dòng họ Mendenssohn có thêm chữ Barthody. Tuổi thơ, Felix được sống trong bầu không khí thân ái và hòa thuận. Nếp sống mẫu mực và văn minh được ông duy trì trong gia đình riêng với người vợ xinh đẹp và nết na Cécile Jeanrenaud (con gái một vị mục sư người Pháp di cư) và 5 người con.
    Felix chào đời trong tháng Tình yêu (3/2/1809) tại Hambourg. Gia đình chuyển lên sống ở Berlin năm 1813. Năm 7 tuổi, Felix và Fanny theo cha sang Paris, tại đây hai chị em đã học piano với nghệ sĩ lừng danh Marie Bigot.
    Trở về Berlin, Felix lại được học nhạc với người sáng lập trường phái hợp xướng Đức, giám đốc Singakademie Berlin - Carl Friedrich Zelter (1758 - 1832). Ngoài việc học nhạc, Felix trau dồi các môn kiến thức khác như: toán, vẽ, văn học, triết học, và hàng loạt các ngoại ngữ như Hy Lạp, La-tinh, Anh, Pháp và sau này là Italia
    Từ vốn hiểu biết sâu rộng và những mối giao lưu thường xuyên với giới học giả, trí thức trong xã hội Đức, đặc biệt là ảnh hưởng của thầy Zelter và người bạn lớn do thầy giới thiệu ?" đại văn hào Goethe ?" Felix đã chọn cho mình một hướng đi xuyên suốt cuộc đời: ?oXây dựng một nền văn hóa âm nhạc dân tộc và dân chủ Đức?.
    Những cống hiến trong hoạt động xã hội
    Kỳ công đầu tiên trong hoạt động công ích của Mendelssohn là việc tái sinh tác phẩm bị lãng quên của Bach ?oNỗi khổ nạn của Chúa theo lời kể của Thánh Mathieu? - (St.Matthew passion). Buổi biểu diễn (11/3/1829) thành công vang dội, và điều đáng ghi nhớ là ở chỗ: chàng thanh niên 20 tuổi gốc Do Thái đã trả lại cho thế giới một tác phẩm lớn nhất của Thiên Chúa giáo sau 100 năm im lặng. Buổi trình diễn này cũng đánh dấu việc kết thúc giai đoạn học tập ở nhà trường của Mendelssohn.
    Những chuyến viễn du dài hạn tới hàng loạt các nước Anh, Scotland, Pháp, Áo, Thụy Sĩ, Italia? đem đến cho Mendelssohn những bài học bổ ích khác. Thiên nhiên và âm nhạc ở các xứ sở lạ đã để lại cho ông nhiều ấn tượng mới mẻ làm nẩy sinh những tác phẩm như giao hưởng Italia, Scotland.. v.v?


    Sau chuyến du ngoạn dài 3 năm, Mendelssohn quyết định chọn nước Đức làm nơi cư ngụ và xả thân cho sự nghiệp âm nhạc. Hàng loạt các công việc mà ông đảm trách: giám đốc Dusseldorf festival, giám đốc dàn nhạc Gewandhaus tại Leipzig, chỉ đạo nhạc nhà thờ cho vua Phổ, sáng lập Nhạc viện quốc học đầu tiên tại Leipzig (1843). Cùng Schumann soạn thảo và trực tiếp dạy môn piano và sáng tác, còn Ferdinand David dạy violon v.v?
    Công việc quản lý và đào tạo bận rộn, Mendelssohn vẫn dành thời gian cho biểu diễn để cổ súy và truyền bá âm nhạc tới rộng rãi công chúng. Danh mục các tác giả trong chương trình biểu diễn của ông thường là Handel, Bach, Mozart, Beethoven.
    Mendelssohn là người đầu tiên dàn dựng và biểu diễn tác phẩm Great Symphony giọng Do trưởng của Schubert (1839), Giao hưởng số 1 của Schumann (1841) và cùng với Clara Schumann trình diễn tác phẩm Concerto cho piano và dàn nhạc của Schumann.
    Trải qua rất nhiều khó khăn, với nỗ lực kiên trì, Mendelssohn tổ chức được cho Berlioz biểu diễn tác phẩm Giao hưởng hoang tưởng (Fantastic symphony) ở Leipzig?
    Một thú vị bất ngờ, chính Mendelssohn là người đầu tiên chỉ huy dàn nhạc với tư thế quay lưng ra khán giả như ngày nay chúng ta vẫn thấy.
    Năm 1846 có triệu chứng đau đầu do áp lực công việc quá tải, mặc dù bác sĩ cấm tuyệt đối biểu diễn, song do quan hệ đặc biệt với nước Anh, ông đã không bỏ qua chuyến biểu diễn năm 1847. Tập trung sức quá độ, đặc biệt bị sốc khi chị gái Fanny qua đời (14/5/1847) do tai biến não, ngày 4/11 cùng năm ấy Mendelssohn cũng ra đi theo người chị mà ông hết mực gắn bó yêu thương.
    Tang lễ Mendelssohn được cử hành long trọng ở nhiều nơi trên nước Đức và các nước châu Âu. Tên của nhạc sĩ được đặt cho các học bổng âm nhạc ở Đức và ở Anh. Tượng Mendelssohn cũng được dựng lên ở nhiều nơi để tôn vinh người nhạc sĩ tài hoa.
    Tác phẩm
    Mendelssohn sáng tác khoảng 250 tác phẩm lớn nhỏ, gồm đủ thể loại: nhạc sân khấu, opéra, thính phòng, hợp xướng (46), romance & ca khúc (78), sinfonia (13) cho dàn dây, cho kèn; giao hưởng (5), concerto cho nhạc cụ độc tấu và dàn nhạc (3 ce?Tpiano, 2 cho violon và 2 cho song tấu piano), ouverture (6).
    Trong số các tác phẩm viết cho piano, tập ?oBài ca không lời? gồm 48 bản nhạc (ở thể loại nhỏ) viết dựa trên âm điệu dân ca và dân vũ, đẹp như những vần thơ, rất gần gũi với nét đẹp văn hóa trong sinh hoạt của dân tộc Đức: vào những ngày nghỉ hoặc kỉ niệm, các gia đình thường tổ chức những buổi tiệc nho nhỏ, mọi người quây quần bên nhau cùng đàn hát, ấm cúng và đầy tình thân ái.
    Một tuyệt tác không thể thiếu trong danh mục biểu diễn (repertoire) của các cây vĩ cầm tài danh là Concerto cho violon và dàn nhạc giọng Mi thứ, Mendelssohn đã khai thác kỹ thuật và khả năng biểu cảm của violon trong sắc màu tráng lệ.
    Ouverture Giấc mộng đêm hè, một bài thơ trác tuyệt tràn đầy nhựa sống của tuổi thanh xuân được Mendelssohn viết ra ở lứa tuổi 18! Phải chăng thần thánh đã thông qua Mendelssohn gửi tới chúng ta một thông điệp vô giá về tình yêu!
    Pgs. Ts Minh Cầm

  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Franz Joseph Haydn - linh hồn của nhạc cổ điển Áo
    Franz Joseph Haydn là nhà soạn nhạc lừng danh với rất nhiều bản giao hưởng nổi tiếng. Các tác phẩm đầy say mê, hứng thú của Haydn có ý nghĩa hết sức quan trong đối với lịch sử âm nhạc phương Tây. Haydn được xem là người ''''chịu trách nhiệm trực tiếp'''' xây dựng thể loại nhạc dành cho bộ tứ đàn dây. Những nhạc phẩm cổ điển mà ông sáng tác mang dấu ấn của rất nhiều nhà soạn nhạc thiên tài từ Beethoven đến Schumann. Các bản sonata cho đàn phím là những sáng tạo tuyệt vời với giai điệu tràn trề sinh lực...


    Mozart đã nói về ông: "Không ai có thể làm được tất cả - từ vui sướng đến kinh sợ, từ tiếng cười rộn rã đến những suy nghĩ thẳm sâu, tất cả đều rất tuyệt diệu - ngoại trừ Joseph Haydn''''.
    Là con trai một người đánh xe, Haydn từ nhỏ đã đã học hát thánh ca và tham gia đội hợp xướng ở nhà thờ St. Stephen ở Vienna. Ông biểu diễn cùng đội những năm 1740 - 1750. Haydn còn là một nhạc công tự do, chơi violin và đàn phím. Chính nhà soạn nhạc Porpora là người giúp đỡ và động viên ông đi sâu vào âm nhạc. Haydn bắt đầu viết một số bản thánh ca, nhạc phẩm hài kịch... Năm 1759, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy âm nhạc cho Count Morzin, nhưng ông sớm rời bỏ vị trí này để trở thành phó chỉ huy dàn nhạc rồi thành nhạc trưởng vào năm 1766. Những năm sau đó, Haydn bắt tay vào sáng tác. Trong vòng 10 năm, ông đã hoàn thành 125 bản tam tấu, đó là chưa kể tới một số cantata và nhạc thánh ca. Năm 1770, Haydn viết nhiều bản giao hưởng (số 26, 39, 49, 44 và 52), tiếp theo là ba bản nhạc dành cho bộ tứ đàn dây (1768-1772). Khả năng sáng tác của ông bấy giờ mới bộc lộ rõ rệt.
    Giữa những năm 1770, Haydn tập trung vào mảng nhạc kịch. Ba tác phẩm nổi tiếng lần lượt ra đời là Lo speziale, L''infedeltà delusa (1773) và Il mondo della luna (1777). Năm 1779, Haydn viết xong vở nhạc kịch La fedelta premiata, tác phẩm này được biểu diễn vào năm 1781. Kể từ đó, các sáng tác của ông trở nên phổ biến ở các sân khấu lớn. Hai năm tiếp theo, ông ''''trình làng'''' hai vở khác là Orlando paladino (1782) và Armida (1783). Tên tuổi Haynd nổi như cồn và vượt phạm vi quốc gia. Rất nhiều tác phẩm của ông được trình diễn ở những trung tâm âm nhạc lớn nhất châu Âu.
    Những năm 1780, Haydn mở rộng sang nhiều ''''địa hạt'''' khác. Ông viết sonata dành cho piano, nhạc phẩm dành cho tam tấu, song tấu piano, các bản giao hưởng (số 76-81 xuất bản năm 1784-1785, số 82-7 được trình diễn ở Paris năm 1785) và nhạc phẩm dành cho bộ tứ đàn dây. Tính tới năm 1782, ông đã hoàn tất 33 tác phẩm dành cho bộ tứ đàn dây được đánh giá là những ''''khúc nhạc tươi mới, mang phong cách đặc biệt'''' vì đôi khi chúng phát triển theo một chủ đề xuyên suốt mà cũng có thể là khúc scherzos mạnh mẽ hay giản đơn chỉ là đoạn nhạc quảng cáo. Tất cả những buổi biểu diễn các "công trình" của Haydn đều khiến công chúng ngạc nhiên và thích thú vì phong cách tự do, phóng khoáng và những giai điệu du dương. Tên tuổi Joseph Haydn vang vọng khắp châu Âu khi những concerto của ông được xuất bản.
    Năm 1790, người bảo trợ cho ông là Nikolaus Esterházy qua đời. May mắn hơn những nhạc sĩ đương thời, con trai của Nikolaus vẫn tiếp tục giúp đỡ Haydn. Tuy nhiên, thời gian này, Haydn được sống ''''tự do'''' hơn ở Vienna (nhiều lần ông được mời đi du lịch, thăm thú các nơi). Nhà tổ chức biểu diễn kiêm nghệ sĩ violin J.P. Salomon đã mời Haydn tới London viết một vở nhạc kịch và nhạc giao hưởng. Ông tới thành phố sương mù hai lần, 1791-92 và 1794-95, tại đây, ông sáng tác 12 bản giao hưởng cuối cùng, 12 công trình này đều thành công vang dội. Ngoài ra, Haydn còn hoàn thành nhiều bản dành cho tam tấu piano, sonata piano và một số ca khúc (trong đó có các bài hát tiếng Anh). Haydn đã giành được một vinh dự mà bấy giờ nhiều người mong muốn, đó là biểu diễn và chỉ huy dàn nhạc tại cung điện hoàng gia.
    Trở về Vienna, ông tiếp tục làm việc cho cháu trai của Nikolaus Esterházy. Tác phẩm Haydn viết được thể hiện trong ngày lễ đặt tên thánh của công chúa Áo. Ba năm ở Áo, ông tiếp tục hoàn thành nhiều bản nhạc dành cho tứ tấu đàn dây. Quan trọng nhất phải kể tới khúc oratorio The Creation, nội dung nhạc phẩm đơn giản chỉ là những cảm xúc của ông về con người và thiên nhiên, lòng biết ơn trước sáng tạo diệu kỳ của Thượng đế...


    Haydn qua đời năm 1809, sau hai lần bị ép phải thực hiện những bộ sưu tập và lập danh sách toàn bộ tác phẩm của mình. Tài năng của Haydn luôn được mến mộ mặc dầu sau này, âm nhạc của ông đã ''''lỗi thời'''' so với Beethoven. Haydn là một nhạc sĩ có sức sáng tạo phi thường. Cho tới hiện tại, vẫn còn rất nhiều bản nhạc của ông chưa được xuất bản hay ít biết tới.
    Franz Joseph Haydn soạn nhạc tới tận cuối đời (77 tuổi), hơn 100 bản giao hưởng được hoàn thành, những khúc tứ tấu trở nên ''''chuẩn mực'''' cho các nhạc sĩ đời sau. Nói về sự đóng góp của Haydn cho thế giới nhạc cổ điển, có thể nhắc lại lời một nhà phê bình: Haydn là ''''cha đẻ của giao hưởng''''. Tiếng tăm của Haydn sánh ngang thần đồng âm nhạc W.A. Mozart và cả L. van Beethoven. Tổng cộng Haydn viết 750 tác phẩm khí nhạc và khoảng 330 ca khúc. Có thể kể như sau:
    Symphonies H I 1-108
    Overtures H Ia 1-16
    Divertimenti in 4 and more Parts H II 1-47
    String Quartets H III 1-83b
    Divertimenti in 3 Parts H IV 1-11
    String Trios H V 1-21
    Various Duos H VI 1-6
    Concerti for Various Instruments H VII
    Marches H VIII 1-7
    Dances H IX 1-29
    Various Works for Baryton H X 1-12
    Trios for Baryton, Violin or Viola, Cello 1-126
    Duos with Baryton H XII 1-25
    Divertimenti with Piano H XIV 1-13
    Trios with Piano, Violin or Flute, Cello H XV 1-40
    Piano Duos H XVa
    Piano Sonatas H XVI 1-52
    Piano Pieces H XVII 1-12
    Piano 4 Hands H XVIIa 1-2
    Piano Concerti H XVIII 1-11
    Pieces for Mechanical Clock (Flötenuhr) H XIX 1-32
    Instrumental Works about The Seven Last Words H XX
    Choral Version of The Seven Last Words H XX/2
    Oratorios H XXI 1-3
    Masses H XXII 1-14
    Other Sacred Works H XXIII
    Cantatas and Arias with Orchestra H XXIV
    2, 3, and 4 Part Songs H XXV
    Songs and Cantatas with Piano H XXVI
    Canons H XXVII Sacred 1-10 Secular 1-47
    Operas H XXVIII 1-13
    Marionette Operas H XXIX
    Incidental Music H XXX
    Arrangements of (273) Scottish and (60) Welsh Folksongs H XXXI
    Tú Trúc tổng hợp

  9. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Johann Sebastian Bach - biểu tượng âm nhạc của nền văn minh phương Tây

    J.S.Bach là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của lịch sử âm nhạc phương Tây. Thành tựu chính của ông là quá trình tổng hợp và phát triển cách diễn đạt đối âm của nghệ thuật âm nhạc baroque sơ kỳ. Ông còn có công trong việc hội nhập và mở rộng chuẩn mực hoà âm của cả hệ thống trường nhạc liên quốc gia Đức, Pháp, Italia, Anh trong khi vẫn duy trì ''''linh hồn'''' và dấu ấn cá nhân của mình ở các nhạc phẩm.


    J.S.Bach được biết đến như một nhà soạn nhạc tài ba với tư duy toán học chính xác và được tôn kính như một trong những thiên tài lừng lẫy của nền văn minh phương Tây. J.S.Bach sinh tại Eisenach ngày 21/3/1685 & mất tại Leipzig ngày 28/7/1750. Ông là con trai út của nhạc công Johann Ambrosius Bach. Chính cha ông dạy ông học violin và nhạc lý. Năm Bach 10 tuổi, cha mẹ mất, ông phải chuyển đến sống cùng với người anh trai lớn là Johann Christoph, một nhạc công của nhà thờ St Michael. Thời gian này, Bach bắt đầu những bài học đầu tiên về đàn phím.
    Từ 1700 - 1702, ông theo học ở trường St Michea và tham gia trong đội hợp ca của nhà thờ. Tại đây, ông gặp gỡ và tiếp xúc với nhà soạn nhạc Georg Bohm. Chính Bohm đã mời Bach đến Hamburg tham dự buổi biểu diễn của J.A. Reinken tại nhà thờ St Chatherine.
    Sau những nỗ lực không thành công để có được vị trí chơi đàn ống tại Sanghausen, Bach dành cả 6 tháng trời để làm những việc ''''lặt vặt'''' tại hý trường Weimer trong khi vẫn tiếp tục biểu diễn violin. Cuối cùng, ông cũng đạt được tâm nguyện trở thành nhạc công đàn ống ở Neukirch. Tháng 6/1707, ông chuyển đến St Blasius và 4 tháng sau tổ chức đám cưới với người em họ là Maria Barbara .
    Năm 1708, ông tham gia dàn nhạc của công tước Saxe Weimer. Chín năm sau, Bach trở thành linh hồn của dàn nhạc với những tác phẩm khí nhạc được đánh giá cao. Năm 1717, Bach được đề xuất lên vị trí nhạc trưởng tại Cothen. Lần đầu tiên, ông từ chối ''''sứ mệnh'''' này. Bach trở thành nhạc công của hoàng tử Leopold, một người có tài, yêu và am hiểu nghệ thuật . Thời kỳ này, Bach có thời gian dồn tâm sức cho các tác phẩm nhạc khí. Ông là tác giả của các nhạc phẩm concerto cho violin, 6 bản concerto Brandenburg cũng như rất nhiều bản sonata, tổ khúc, tác phẩm cho đàn phím...
    Năm 1720, bà Maria Barbarra mất trong khi Bach đang trong chuyến viếng thăm Karisbad cùng hoàng tử. Tháng 12 năm sau, ông tái hôn với Anna Magdalena Wilcke, con gái một nhạc công trumpet ở Weissenfels. Một tuần sau, hoàng tử Leopold cũng tổ chức đám cưới, vị tân nương của Leopold không hứng thú với nghệ thuật, sự ủng hộ của hoàng tử cho âm nhạc cũng thưa thớt dần. Năm 1722, Bach ứng cử vào chức vụ chỉ huy dàn nhạc tại Leipzig và Kantor. Tháng 4/1723, ông chính thức nắm giữ vị trí này.
    Thời gian dài sau đó Bach sống tại Leipzig, chơi nhạc cho hai nhà thờ chính của thành phố vào ngày Chủ nhật và những ngày lễ. Các tác phẩm ông viết những năm sống ở đây chủ yếu dành cho nhà thờ, trong đó có 4 hoặc 5 tập cantata. Ông nổi tiếng là một nghệ sỹ đàn ống bậc thầy, một nhà sư phạm tài giỏi, nhà thiết kế và chuyên gia đàn ống. Công chúng cũng biết tới ông là một nhà soạn nhạc lỗi lạc. Từ năm 1726, ông bắt đầu xuất bản những cuốn sách sư phạm dành cho đàn phím và đàn ống.


    Từ 1729, Bach hầu như không còn cảm hứng trong việc sáng tác nhạc cho nhà thờ. Phần lớn các tác phẩm của ông thời kỳ này như B minor Mass và Christmas Oratorio đều là sự ''''nhái lại'''' hoặc ''''sắp xếp lại'''' các tác phẩm âm nhạc có trước đó. Năm 1702, Bach sáng lập và chỉ huy một dàn nhạc ''''tài tử'''' chuyên thực hiện các buổi biểu diễn tại nơi công cộng. Khả năng viết nhạc của ông tiếp tục thể hiện trong một số lượng khổng lồ các tác phẩm concerto (cho đàn clavico), cantata, serenata...
    Nghệ thuật đối âm trong sáng tác là dấu ấn đặc trưng ở các tác phẩm của Bach về sau, trở thành một khuôn mẫu cho hầu hết các thành viên trong hội âm nhạc của ông. Trong suốt hai năm cuối đời, thị lực của Bách ngày càng giảm sút . Tháng 3 - 4/1750, ông phải trải qua hai lần phẫu thuật nhưng bệnh tình ngày một nặng thêm. Ông tham gia lễ ban thánh thể cuối cùng vào ngày 22/7, và qua đời 6 ngày sau đó. Ngày 31/7, thi hài ông được chôn cất tại nghĩa trang St John .
    J.S.Bach đã mở ra một không gian rộng lớn cho sáng tạo nghệ thuật. Sự phức tạp và sâu sắc ẩn chứa trong tác phẩm của Bach hiếm khi thấy trong âm nhạc của các nhà soạn nhạc khác. Theo nhà phê bình J.A Scheibe, các tác phẩm fuga và những bản thánh ca của Bach đã trở thành khuôn mẫu cho các thế hệ nhạc sỹ trẻ sau này. J.S.Bach là đại diện vĩ đại của kỷ nguyên nghệ thuật baroque.
    Các sáng tác dành cho hợp xướng nhà thờ của Bach có thể kể: St. Jonh Passion (1724), St. Matthew Passion (1727), Christmas Oratorio (1734), Mass B (1749), Magnificat (1723); hơn 200 cantata gồm: Ein feste Burg (1744), Wachet auf (1731); 7 tác phẩm thánh ca ngắn như: Singet dem Herm (1727); Jesus meine Freude (1723)?
    Tác phẩm viết cho đàn phím : 7 toccata, 6 tổ khúc Anh, 6 tổ khúc Pháp, 15 ca kịch (1723), Italian Conc ( 1735), French Ov (1735), Goldberg Variations (1741), 16 concerto?
    Anh Đào tổng hợp

  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Richard Strauss: "Hãy như..."

    ?oHãy hứng khởi như Beethoven và Wagner. Hãy vững chắc như Brahms. Hãy làm chúa tể nghệ thuật phức điệu như Bach. Hãy biết phối khí tinh tế như Mozart. Hãy là những con người chân chính, trung thực của thời đại mình, và khi đó các vị sẽ là những con người của hiện đại!?
    Richard Strauss là một trường hợp, một hiện tượng nghịch lý của thế kỷ 20 và có lẽ là của toàn bộ lịch sử âm nhạc. Ngọn đuốc cuối cùng của chủ nghĩa lãng mạn. Một nhà thơ, nhà biên kịch bẩm sinh, nhà chỉ huy kỳ tài, nhạc sỹ huyền thoại với ý thức tôn trọng tối thượng đối với cá tính nhưng lại có phong cách không thuần nhất.
    Richard Strauss viết hầu hết các thể loại âm nhạc: hai giao hưởng, hai vở ballet, một số concerto cho các loại nhạc cụ, tổ khúc cho dàn kèn, hòa tấu, thính phòng, hợp xướng? Tất cả những tác phẩm này chỉ đại diện một phần hạn hẹp trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc của ông.
    Những thể loại tạo nên một R.Strauss huyền thoại là: 10 bản giao hưởng thơ đặc biệt, được gọi là ?oStrauss?Ts Tone Poems? với những cách tân táo bạo. 15 vở opera điển hình cho âm nhạc sân khấu trữ tình, ca ngợi nữ giới, ngoài sự phát triển tâm lý rất sâu sắc, âm nhạc đôi khi hài hước, nhục cảm - huê tình. Và khoảng 150 lieder - ca khúc trữ tình cổ điển Đức.
    Nhân vật đa tính cách
    Richard Strauss sinh ngày 11/6/1864 tại Munich, trùng họ với những nhạc sỹ của điệu valse và operette Vienna quyến rũ, nhưng Richard Strauss không có quan hệ huyết thống với dòng họ Strauss (Áo). Cha ông - Franc Joseph Strauss là nhạc sỹ chơi kèn cor trong Nhà hát Hoàng gia ở Munich. Bạn bè tặng ông cái tên vừa thân thương vừa bái phục ?oJoachim của kèn cor? (Joseph Joachim là nhạc sỹ chơi violon nổi tiếng người Đức).
    Mẹ của Richard Strauss là một phụ nữ trí thức, yêu âm nhạc. Bà đã dạy piano cho con trai từ khi lên 4 tuổi. Sau đó, Strauss học piano với Tombo, violon với Walter ..v.v? R.Strauss sáng tác từ khi chưa biết đọc và viết chữ, lên 6 tuổi đã sáng tác ?oPolra của bác thợ may? cho piano, ?oNgày lễ Noel? và 1 overture cho dàn nhạc. Song song với việc học tập âm nhạc, R.Strauss còn học văn học, triết học, mỹ học, lịch sử nghệ thuật ? ở trường đại học tổng hợp.
    Richard Strauss là một con người có cá tính mâu thuẫn. Rất đẹp trai, quyến rũ, hóm hỉnh, khiêu khích? nhưng lại là một nhà kinh doanh chín chắn, sống trong một sự sung túc mà ông biết quản lý gia sản một cách xuất sắc. Năm 30 tuổi (1894) lấy vợ, một cuộc hôn nhân hạnh phúc với nghệ sỹ opera - Pauline de Ahna, ca sỹ biểu diễn các ca khúc của chồng thành công nhất, đồng thời diễn vai chính trong các vở opera của Wagner và Strauss.
    Việc sáng tác của ông được tiến hành đều đặn, thường xuyên theo một trật tự không đổi: cứ đúng 9 giờ sáng ngồi vào bàn làm việc, tiếp tục từ chỗ dừng lại ngày hôm trước, viết một mạch không ngưng nghỉ tới 13 giờ. Sau ăn trưa, chơi thể thao rồi tiếp tục viết đến chiều. Buổi tối dành cho công việc chỉ huy tại nhà hát? Và cái ?othời khóa biểu? ấy không ảnh hưởng tới cảm hứng, cũng như những chao đảo, thay đổi của cuộc sống không cản trở việc sáng tác của nhạc sỹ. Một cường độ làm việc phi thường, một sức chịu đựng như người máy ?omáu lạnh? vậy.
    Richard Strauss đã từng là giám đốc nhà hát opera, lãnh đạo Hội âm nhạc Đức, Liên hoan âm nhạc Salzburg (Áo), viện sỹ Viện Hàn lâm nghệ thuật Berlin, danh hiệu tiến sỹ danh dự của các Đại học tổng hợp Haidelberg và Oxford?
    Richard Strauss luôn đấu tranh cho sự thật, chân lý, công bằng và tự do và ghét sự dối trá, bảo thủ và ngu xuẩn thường làm cho cuộc sống trở nên vẩn đục. Đại diện cho giới âm nhạc Đức, R.Strauss đã đấu tranh thành công cương lĩnh bảo vệ quyền tác giả và nâng cao đời sống cho nhạc công và diễn viên ở các nhà hát. Liên khúc trào lộng ?oChiếc gương của con buôn? chính là dư âm sau những cuộc bút chiến căng thẳng ấy.
    Với tính cách táo bạo và tự do, nhạc sỹ đôi khi cũng gặp phải một số điều phiền toái. Giới quý tộc Đức không ưa chuộng ông. Ông là đối tượng theo dõi của Gestapo và một thời gian bị cấm xuất ngoại. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông sống ở London và bị chính phủ Anh tịch biên tài sản.
    Sáng chói một phong cách chỉ huy
    Được nhà chỉ huy lỗi lạc Hans von Bulow dìu dắt tận tình và nghiêm khắc, Richard Strauss từ một trợ lý, trải qua các vị trí chỉ huy thứ ba, thứ hai và trở thành chỉ huy chính của các nhà hát lừng danh ở châu Âu. Sự nghiệp chỉ huy của ông cũng rất rực rỡ. Đặc biệt, trong khoảng thời gian của thập niên cuối cùng của thế kỷ 19 và đầu tiên của thế kỷ 20, khi mà cả 3 nhà chỉ huy lỗi lạc hùng cứ tại 3 nhà hát tên tuổi ở châu Âu cùng hợp tác, quyết tâm nâng cao trình độ nghệ thuật opera lên tầm cao mới: Richard Strauss (Nhà hát opera Hoàng gia Berlin); Gustav Mahler (Nhà hát opera Vienna) và Arturo Toscanini (Nhà hát Alla Scala ở Milan).
    Năm 1924, Richard Strauss thôi giữ vị trí là chỉ huy chính (chỉ giữ vai trò khách mời). Lần cuối cùng biểu diễn là sau khi hòa bình lập lại, vào năm 1947, ông xuất hiện lẫy lừng tại London khi đã ở tuổi 83.

    Richard Strauss

    Ông trở về Đức và qua đời ngày 8/9/1949, thọ 85 tuổi. Trong buổi tang lễ, theo nguyện vọng của tác giả, phần Final của ?oHiệp sỹ hoa hồng? được chơi để tiễn đưa nhạc sỹ tới nơi vĩnh hằng?
    Diễn tả về phong thái chỉ huy của Richard Strauss, Romain Roland viết: ?oKhi chỉ huy, Richard Strauss đắm mình trong điệu vũ cuồng tín, ngay sau đó những chi tiết tinh tế nhất rung lên như mặt nước trong veo gợn lên những đợt sóng lan tỏa như bị ai đó liệng hòn sỏi ?Song Richard Strauss có một lợi thế là biết cách ?onghỉ?, tự điều chỉnh, lấy lại sự cân bằng và bình thản, khi đó động tác của Richard Strauss trở nên mềm mại, lịch lãm, duyên dáng, rõ nét nhưng hết sức tiết chế như thể hướng về nội tâm. Và thật là lạ lùng, đến thời điểm tác phẩm biểu hiện cao trào vũ bão nhất, kỹ thuật khó chơi nhất thì Strauss chỉ huy rất ?olạnh?, rất ?othép?, thường thì chỉ bằng tay phải còn tay trái? Strauss đút vào túi áo gilet!??
    Để lại những chỉ dẫn cho thế hệ chỉ huy trẻ, năm 1925, Richard Strauss viết album ?o10 nguyên tắc vàng cho các chỉ huy trẻ?.
    ?oStrauss?Ts Tone Poems?
    Người ta gọi những giao hưởng thơ của Richard Strauss như vậy, bởi chúng đã đi rất xa, thoát khỏi khuôn mẫu giao hưởng thơ một chương có hình thức sonat của chủ nghĩa lãng mạn mà F.Liszt là cha đẻ. Thực chất, chúng như những tấn kịch không lời mà trong đó những yếu tố thơ và yếu tố tâm lý nhân vật dường như lấn lướt yếu tố âm nhạc - những tác phẩm fantastic khổng lồ, là bộ phận táo bạo nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông - chúng xứng đáng giữ vị trí chủ bài trong các chương trình hòa nhạc cho tới ngày hôm nay.
    Trong thời đại của mình, Richard Strauss đã trải qua một cuộc hành trình đến chóng mặt của những biến đổi mỹ học âm nhạc, những đối lập về hình thức và nội dung, chứng kiến những giao hưởng sừng sững của J.Brahms và K.H.Stockhausen, những cách tân của C.Debussy, G.Mahler và B.Bartok, những phát triển cách mạng của I.Stravinsky, những đổi thay của trường phái Viên mới, cũng như những tìm tòi của Messiaen. Và ở cuối đời thì âm nhạc điện tử đã bắt đầu nhập cuộc!
    Richard Strauss viết 10 giao hưởng thơ có tiêu đề với nhiều phong cách khác nhau: Từ Nước Ý (From Italy - 1886), Macbeth (1887), Don Juan (1889). Cái chết và biến hình (Death & Transfiguration - 1889), Till Eulenspiegel (1895), Zarathustra nói như thế (Thus spoke Zarathustra (1896), Don Quixote (1897), Cuộc đời một nhân vật (A hero?Ts life - 1898), Giao hưởng gia đình (Domestic symphony - 1903) và An Alpen symphony (1915).
    Với ?oDon Juan?, Strauss lần đầu tiên dành được sự chú ý của giới âm nhạc bởi một nghệ thuật phối khí biến ảo khôn lường. Đỉnh cao của nghệ thuật phối khí được ông thể hiện ở ?oDon Quixote?. Hiểu biết rành rẽ khả năng diễn tấu của tất cả các nhạc cụ, với trực cảm rất cao trong xử lý âm nhạc phức điệu, ông thực hiện những kết hợp hết sức khó khăn, đòi hỏi kỹ thuật tuyệt vời ở các nhạc công như một nghệ sỹ độc tấu. Tổng phổ dẫu có rậm rạp và dày đặc, với lối chơi sinfonia concertante kỳ diệu, mọi chi tiết đều hiện rõ, không hề bị che khuất, bị chìm ngập hay bị triệt tiêu.
    Những thị hiếu, những uẩn khúc tâm hồn, những khoảnh khắc biến đổi tâm lý, những bức chân dung tự họa được ông phô bày công khai, trung thực, không mất công ngụy trang, rất hồn nhiên. ?oCuộc đời của một nhân vật? và ?oGiao hưởng gia đình? ra đời trong ý thức hệ chủ quan như thế. Chủ đề thiên nhiên xuất hiện trong bản giao hưởng thơ cuối cùng ?oAn Alpen Symphony?.
    Âm nhạc của R.Strauss được viết dựa theo dàn ý có kết cấu chặt chẽ, vững vàng, song với thủ pháp liên tục gây ngạc nhiên, bất ngờ, tôn trọng sự tự do trong vận hành. Âm nhạc của ông bay bổng, không câu nệ vào cấu trúc, đồng thời ông cũng là bậc thầy khi sử dụng khả năng kích động thần kinh của những nghịch âm và tìm chọn cho chúng những điệu thức tương hợp.
    Sự duy trì không dứt của những nghịch âm, sự mơ hồ của những giai điệu được thu hẹp thành những motif phát triển liên tục cho tới điểm cực độ của cao trào. Thính giả hoàn toàn bị thu hút bởi hình ảnh, màu sắc lung linh muôn vẻ kiểu kính vạn hoa (kaleidoscop) trong âm nhạc giao hưởng của ông.
    Nghệ thuật opera
    Richard Strauss viết cả thảy 15 vở opera: Gubtram (1893); Thành phố không lửa (Fewersnot - 1901); Salome (1905); Elektra (1908); Hiệp sỹ hoa hồng (Rosenkavalier - 1910); Ariane ở Naxos (1916); Người đàn bà không bóng (1918); Intermezzo (1923); Nàng Helene Ai Cập (1927); Avabella (1932); Người đàn bà im lặng (1935); Ngày hòa bình (1936); Daphné (1937); ?oHuyền thoại vui vẻ? hay ?oTình yêu của Danae" (1940) và cuối cùng là Capriccio (1941).
    Tất thảy những biến đổi về tâm lý, về quan điểm triết học cũng như mỹ học đều được bộc lộ qua các vở opera của ông. Trong số những vở opera, Salome và Elektra là 2 vở trong thời kỳ ?ođen tối? theo "chủ nghĩa Schopenhauer". Đó là tấn thảm kịch của sự cuồng loạn, đồi bại, nhục cảm và huê tình (Salome) và là sự điên cuồng do hận thù (Elektra). Mặc dầu vậy, ngôn ngữ âm nhạc của Salome hoàn thiện hiếm thấy, nó làm Debussy say mê bởi những màu sắc, tiết tấu tân kỳ.
    Có lẽ, sau sự thái quá của Salome và Elektra, tác giả muốn quay trở lại tính chất giản dị và sự sảng khoái thính giác, ông viết ?oHiệp sỹ hoa hồng? trong phong cách cổ điển của Mozart, ướp một chút hương thơm cho âm nhạc bằng tính chất baroque nhẹ nhàng, kiệm ước về mọi phương diện. Cốt truyện không có gì nổi bật, đã có nhiều nhạc sỹ và nhà văn cộng tác trên chủ đề này như Da Ponte - Mozart, Boito - Verdi, Balzac - Bartok, song sự cộng tác ăn ý nhất và độc đáo nhất là của Hofmannsthal - Strauss.
    Với Rosenkavalier, Strauss đã rời bỏ trường phái biểu hiện Đức (Expressionisme), thu hẹp sự táo bạo trước đó của chính mình. Có lúc, người ta đã kết tội nhà soạn nhạc là tìm sự thành công trực tiếp bằng những thủ thuật, những trò "nhào lộn".
    Vở opera cuối cùng của thời kỳ baroque mới của R.Strauss là ?oNgười đàn bà không bóng?. Sau đó, ông thích thú với phong cách chuyện trò âm nhạc và Internazzo chính là một thành công lớn về kỹ thuật trong thể loại tự sự này. Một số opera tiếp theo có thể coi như rơi vào giai đoạn ?okiểu cách? của một R.Strauss khủng hoảng, nặng về gia công và có vẻ như sao chép lại chính mình.
    ?oCapriccio?, bù lại là một tác phẩm bậc thầy cuối cùng trong thể loại giải trí. Phong cách thanh nhạc và khí nhạc của ông cùng một lúc lại nở rộ, hết sức phong phú và đa dạng. Dàn nhạc trong opera của R.Strauss có quy mô vĩ đại, lớn chưa từng thấy trong thời đại của ông, chính nghệ thuật phối khí điệu nghệ đã biến dàn nhạc thành công cụ khí nhạc tuyệt vời dẫn dắt toàn bộ không khí của vở opera.
    Trải dài gần suốt thế kỷ sáng tạo với những thay đổi ngoạn mục qua nhiều phong cách, song Richard Strauss giữ vững phương châm sáng tác đã xác định từ đầu: ?oHãy hứng khởi như Beethoven và Wagner. Hãy vững chắc như Brahms. Hãy làm chúa tể nghệ thuật phức điệu như Bach. Hãy biết phối khí tinh tế như Mozart. Hãy là những con người chân chính, trung thực của thời đại mình, và khi đó các vị sẽ là những con người của hiện đại!?
    Pgs.Ts.Minh Cầm

Chia sẻ trang này