1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    John Adams - xứng danh hai chữ tuyệt vời
    John Adams là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất nước Mỹ. Andrew Porter viết trong The New Yorker rằng ''''Adams là nhà sáng tạo nên thứ ngôn ngữ mới mềm dẻo linh hoạt, thang âm lớn cho tác phẩm âm nhạc theo kiểu mẫu vừa mạnh mẽ vừa hấp dẫn. Thứ âm thanh âm vang lại rất tinh tế tao nhã của Adams xứng đáng với hai chữ tuyệt vời...''''. Còn Le Monde bình luận: ''''âm nhạc Adams tạo nên cảm giác như vừa tìm thấy lại tự do, một cánh cửa mở rộng cho không khí thanh sạch sau trận mưa giông ùa vào nhà...''''.

    John Adams sinh ra tại Worcester, Massachusetts năm 1947 nhưng lại lớn lên ở Vermont và New Hampshire. Năm 10 tuổi, Adams bắt đầu học clarinet, lý thuyết âm nhạc và sáng tác nhạc. Thầy dạy clarinet của ông chính là Felix Viscuglia thuộc Dàn nhạc Giao hưởng Boston. Sau đó, ông theo học soạn nhạc tại Đại học Harvard cùng Leon Kirchner, David Del Tredici và Roger Session trong khi vẫn đảm nhận một vị trí chơi clarinet tại Dàn nhạc giao hưởng Boston.
    Tốt nghiệp Harvard năm 1971, ông chuyển tới California, nơi ông dạy và làm quản lý ở trường nhạc San Francisco 10 năm. Những buổi trình diễn hấp dẫn, đầy mới mẻ của ông giúp Adams trở thành cố vấn âm nhạc thứ nhất cho Dàn nhạc Giao hưởng San Francisco, rồi sau đó chính thức đảm nhận vị trí nhà soạn nhạc tại đó khoảng giữa năm 1979 - 1985. Thời kỳ này, danh tiếng của Adams bắt đầu lan rộng với hàng loạt tác phẩm thành công như Harmonium và Harmonielehre.
    Năm 1982, Adams có một tác phẩm lần đầu tiên gây sự tranh cãi lớn mang tên Grand Pianola Music. Đây là khúc đồng diễn cho hai piano, giọng nữ ca, nhạc cụ hơi, kèn đồng và bộ gõ. Tạp chí Mad mỉa mai gọi nó là ''''nhái lại'''' tác phẩm của Charles Ives. Grand Pianola Music chết yểu ngay từ buổi đầu công diễn.
    Adams tiếp tục thu âm cho các hãng New Albion và ECM, năm 1986 thì ký hợp đồng độc quyền với Nonesuch Records (kéo dài tới bây giờ).

    Năm 1985, Adams bắt đầu hợp tác với nhà thơ Alice Goodman và đạo diễn sân khấu Peter Sellars. Kết quả của sự phối hợp ấy là hai vở opera ra đời: Nixon in China và The Death of Klinghoffer được biểu diễn trên toàn thế giới với số lần kỷ lục trong lịch sử opera cận đại. Nhân vật chính trong Nixon in China là Richard Nixon, vợ ông; Henry Kissinger; Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng phu nhân. Vở opera tạo nên một ''''làn sóng bình luận'''' trên các phương tiện truyền thông. Nhiều người gọi Adams là ''''nhà hoạt động chính trị tự do'''' lạc lối vào nghệ thuật.
    Trong khi đó, The Death of Klinghoffer còn nhiều ''''lời ra tiếng vào'''' hơn nữa. Vở bi kịch dựa trên sự kiện kinh hoàng là vụ khủng bố tàu tuần tra năm 1984. Kế hoạch trình diễn tác phẩm opera này của Dàn nhạc giao hưởng Boston đã phải hoãn lại vào tháng 11/2001 sau thảm kịch 11/9.
    Vở ''''kịch hát'''' I Was Looking At The Ceiling And Then I Saw The Sky - tác phẩm sân khấu thứ ba được công diễn hơn 50 buổi ở cả Mỹ và châu Âu. Gần đây, Adams có vở El Niño (hợp tác với Peter Sellars) ra mắt lần đầu tiên tại Paris tháng 12/2000 cũng như diễn tại San Francisco tháng 1/2001.
    Những sáng tác của Adams nhận được vô vàn giải thưởng, trong đó có giải Royal Philharmonic Society năm 1994 (Chamber Symphony) và giải Grawemeyer năm 1995 (Violin Concerto). Năm 2002, Adams viết On the Transmigation of Souls cho New York Philharmonic, một tác phẩm kỷ niệm tròn một năm sau vụ khủng bố Toà tháp đôi và được trao giải Pulitzer Prize for Music năm 2003.
    Những sáng tác mới nhất của Adams có My Father Knew Charles Ives - một bức chân dung sinh động về thời niên thiếu bản thân ông tại Concord, NH. Tháng 4/5/2003, Trung tâm Lincoln Center tổ chức đại nhạc hội "John Adams: An American Master". Đây được xem là phần thưởng cao quý nhất của Trung tâm dành cho một nhà soạn nhạc vẫn đang sống và sáng tác.
    Dự kiến vở opera mới Doctor Atomic (dựa vào cuộc đời thực của Robert Oppenheimer) viết cho Dàn nhạc giao hưởng San Francisco sẽ đến với công chúng đầu tiên vào tháng 9/2005.
    Năm 1999, kỷ niệm 15 năm mối quan hệ tốt đẹp, Nonesuch Records phát hành The John Adams Earbox, bộ sưu tập 10 đĩa CD gồm hầu hết các tác phẩm âm nhạc của Adams suốt những năm 20. Năm 1985, Harmonielehre được trao giải Album cổ điển hay nhất của Time và cả USA Today. Năm 1991, Liên đoàn dàn nhạc giao hưởng Mỹ công bố kết quả một nghiên cứu rằng, John Adams là nhà soạn nhạc Mỹ (hiện còn sống) có tác phẩm được biểu diễn nhiều nhất.
    Tú Trúc tổng hợp
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Hector Berlioz - hiện thân của âm nhạc lãng mạn Pháp
    Tháng 12-2003, cả thế giới kỷ niệm 200năm ngày sinh của Hector Berlioz - người được coi là ''''cha đẻ'''' của chủ nghĩa lãng mạn Pháp trong âm nhạc. Âm nhạc của ông luôn luôn độc đáo và chuẩn mực trong từng cung bậc. Nói một cách cực đoan, Hector luôn bị những đồng sự đương thời đánh giá là kẻ ''''say mê đến mất trí, điên cuồng''''. Người ta cảm thấy may mắn khi rất nhiều tác phẩm vĩ đại của ông ''''vượt qua thời gian và không chấp nhận cái chết''''. Ngày nay, một số ''''công trình nghệ thuật'''' nổi tiếng của Hector như Symphonie Fantastique, The Damnation of Faust, và The Requiem được biểu diễn định kỳ trong các buổi hòa nhạc.


    Ảnh hưởng của nhà soạn nhạc lừng danh, tác giả của các tác phẩm giao hưởng, nhạc kịch, thánh ca bất hủ vẫn còn rất sâu đậm tới suốt thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 qua những bản hòa âm thanh nhã. Hector Berlioz là hiện thân của cảm giác lãng mạn thiên về ảo tưởng, mơ mộng. Ông có khả năng thể hiện rất thật những cảm xúc của mình, người ta thấy một tình yêu thiên nhiên lớn lao trong ''''Harold in Italy," hay nỗi ám ảnh khiếp sợ kinh hoàng ở "Te Deum". Ông làm ''''hồi sinh'''' những giai điệu nhạc đồng quê Pháp, kết hợp chúng với những thang bậc mãnh liệt để phản ánh sâu sắc bối cảnh nước Pháp thời kỳ cách mạng. "D''amour l''ardente flamme" ("The ardent flame of love") là một giai điệu vĩ đại nhất trong chuỗi tác phẩm viết nên từ tâm hồn ấy.
    H.Berlioz sinh ngày 11/12/1803 tại quận Dauphine, Pháp. Khi còn nhỏ, thời gian chính của H.Berlioz dành cho việc học ở nhà. Cha ông dạy cho ông nhiều môn học khác nhau như tiếng Latin và văn học. Đương nhiên, ông cũng muốn con theo nghiệp mình là bác sĩ, vì vậy, Hector cũng sớm được cha truyền dạy cho những kiến thức y học cơ bản. Mặc dù H.Berlioz chơi khá thuần thục sáo và guitar nhưng ông chỉ được phép xem âm nhạc là một sở thích. Mục đích và hướng phấn đấu của ông tập trung vào ngành y.
    Y học và âm nhạc
    Năm 1821, ở tuổi 18, H.Berlioz rời gia đình lên Paris vào trường y khoa. Ông mô tả cảm giác đầu tiên của mình về một cuộc giải phẫu trong bệnh viện như sau: ''''Khi bước vào cái nhà xác đáng sợ ấy, tôi thấy những gương mặt khủng khiếp với cái đầu vỡ toang, máu đầy nơi chúng tôi đứng, không khí ngập mùi xú uế, hàng đàn chim tranh nhau những mẩu thịt thừa, còn loài chuột chui vội vào xó xỉnh gặm nhấm những đốt xương dính máu... Một cảm giác ghê rợn khiến tôi muốn nhào ra cửa sổ và trốn chạy về nhà mặc dù tử thần với tất cả vẻ gớm ghiếc đang đè chặt đầu gối tôi, khiến tôi khuỵu xuống. Tôi phải mất đúng 24 giờ để tự mình thoát khỏi cơn sốc từ cái nhìn đầu tiên, tự mình thoát khỏi những âm thanh va chạm của tiếng dao kéo, của lưỡi kim loại chạm vào da thịt và thoát khỏi ý tưởng thà chết còn hơn theo đuổi nghề nghiệp này''''.


    Quá nhiều ''''xúc cảm'''' khi mới khởi nghiệp làm ''''bác sĩ'''', chán ngấy những xác chết và các bệnh viện lạnh lẽo, H.Berlioz luôn luôn ấp ủ dự định theo đuổi công việc khác. Ông tiếp tục theo học trường y hơn một năm để đáp ứng ước nguyện của cha. Thời gian này, H.Berlioz gặp Đoàn nhạc kịch Paris và lập tức ''''chìm đắm trong tình yêu'''' với nó. Ông thường xuyên tham dự các buổi biểu diễn tại nhà hát và bắt đầu xao nhãng việc học ở trường.
    Khi cha H.Berlioz phát hiện con trai mình chăm chú vào âm nhạc, cụ nổi giận và kiên quyết buộc ông trở về ngành y. Tuy nhiên, khi ấy, H.Berlioz đã bắt đầu sáng tác nhạc. Khi ông demo ''''sản phẩm đầu tay'''' trước nhà soạn nhạc Lesueur, lập tức được Lesueur nhận làm học trò. Cuối cùng, H.Berlioz đã trở thành sinh viên Nhạc viện Paris, vừa đúng niềm đam mê, vừa lựa chọn âm nhạc như một ''''nghề'''' chứ không còn là sở thích.
    Lãng mạn
    H.Berlioz luôn luôn là người đàn ông tràn đầy cảm xúc đắm say, nồng nàn. Điều này được thể hiện một cách rõ nét trong tình yêu cuộc sống của ông. H.Berlioz không bao giờ che giấu cảm xúc về một tình yêu mạnh mẽ, cuồng nhiệt. Mới 12 tuổi, Hector đã ''''mê tít'''' một cô gái hàng xóm tên là Estelle lúc ấy vừa 18. Trong Memoir, ông đã mô tả rất nhiều cảm nhận, suy nghĩ của ông về Estelle. Ông viết: "Khi tôi nhìn vào mắt cô ấy, tôi cảm thấy như có luồng điện chạy qua người. Sự thật là tôi đã yêu cô ấy, đơn phương, vô vọng. Tôi không dám mơ ước, không dám nhen nhóm trong lòng một chút ánh sáng của niềm tin, tôi cũng không rõ chuyện gì đang xảy ra với tôi nữa. Nhưng tôi vô cùng đau khổ và hằng đêm trằn trọc trong nỗi cô đơn. Tôi như một con chim nhỏ bị thương, lao vào giữa vườn cây rậm rạp không lối thoát. Tôi bị ám ảnh bởi bóng hình của nữ thần tình yêu. Tôi phát điên khi thấy bất kể người đàn ông nào đứng gần thần tượng của tôi. Thậm chí tới bây giờ, tôi vẫn còn rùng mình khi nhớ lại hình ảnh bác tôi nhảy với cô ấy''''.
    Một tên tuổi khác có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống tràn đầy cảm xúc của H.Berlioz là Harriet Smithson. Smithson vốn là một nữ nghệ sĩ chuyên biểu diễn những tác phẩm của Shakespeare năm 1827. Lần đầu tiên, H.Berlioz nhìn thấy cô trong vai Ophelia ở vở Hamlet (cũng là tác phẩm đầu tiên của Shakespeare được giới thiệu cùng công chúng Paris). Lập tức rơi vào lưới của thần tình ái, H.Berlioz gửi đến Smithson nhiều bức thư và công khai bày tỏ một tình yêu chân thành. Chưa từng đối mặt với những tình cảm ''''nóng hổi'''' ấy, Smithson sợ hãi và từ chối. H.Berlioz chán nản, thất vọng nhưng cuối cùng cũng thoát khỏi tình trạng này.
    H.Berlioz gặp nhiều phụ nữ khác trước khi ''''tái ngộ'''' với Smithson năm 1832. (Trong số những "bóng hồng'''' đã lướt qua đời ông có Camille Moke, người đã chấp thuận lời cầu hôn của ông nhưng lại cưới một người đàn ông giàu có khác khi H.Berlioz còn ở Italy.) Cuộc gặp gỡ thứ hai cùng Smithson đã ''''đốt lên đống tro tàn đã nguội lạnh'''' của Hector. Khi ấy, sự nghiệp và danh tiếng ủa Smithson gặp nhiều trắc trở, cô rất cần ai đó ủng hộ, động viên mình. Thời gian này, H.Berlioz đã hoàn tất bản Symphonie fantastique - kể câu chuyện một chàng nghệ sĩ trẻ yêu thương thiết tha cô gái trong giấc mơ. Bản giao hưởng thể hiện tình yêu vô bờ của Berlioz dành cho Smithson. Khi tác phẩm được công diễn, Smithson vô cùng xúc động, còn Berlioz tiếp tục theo đuổi, cuối cùng, họ cũng thành hôn.
    Shakespeare và Beethoven

    Phần mộ Hector Berlio
    Thế kỷ 19 ở Pháp, các tác phẩm của Shakespeare và Beethoven có ảnh hưởng rộng lớn và sâu sắc đến những nghệ sĩ theo chủ nghĩa lãng mạn. H.Berlioz cũng không nằm ngoài số ấy. Ông viết về Hamlet như sau:
    "Shakespeare tác động đến tôi như tiếng sét. Ánh sáng lóe lên trong không trung ấy làm tôi sống lại với thế giới nghệ thuật. Tôi hiểu đó là một cảm giác lớn lao, vĩ đại và đẹp đẽ, có thể cảm hóa được bất cứ ai trên thế giới này''''.
    Khi Berlioz tình cờ gặp Beethoven, ông như người ngẩn ngơ: "Cú sốc quá lớn như thể tôi gặp Shakespeare vậy. Beethoven mở ra trước mắt tôi một thế giới âm nhạc mới mẻ, giống như Shakespeare làm hồi sinh trong tôi một vũ trụ thi ca''''.
    Chuyến đi đầu tiên của H.Berlioz ra nước ngoài vào những năm 1842-1843 (tới Bỉ và Đức). Năm 1845, ông đến Vienna, Prague và Pest. Hai năm sau, ông đi thăm St. Petersburg và Moscow. Năm 1848, ông ở London khá nhiều thời gian. Trong các chuyến đi, ông tập trung vào việc nghiên cứu âm nhạc và nhận ra rằng, để trở thành một nghệ sĩ bậc thầy, ông phải rèn luyện thêm rất nhiều kỹ năng. Năm 1844, ông xuất bản cuốn sách chuyên đề đầu tiên về nghệ thuật phối khí và sáng tác.
    Tác phẩm cuối cùng của H.Berlioz là vở nhạc kịch dựa trên tác phẩm Much Ado About Nothing của Shakespeare và được trình diễn năm 1862. Năm 1854, Smithson qua đời. Những năm cuối đời của nhà soạn nhạc tài năng bao phủ bởi đám mây đen của bệnh tật và nỗi chán chường, thất vọng. Con trai ông mất khi mới 33 tuổi (năm 1867) cùng nhiều cú sốc khác khiến sức khỏe của H.berlioz suy kiệt dần. Ông từ giã cuộc sống ngày 8/3/1869 tại Paris, thọ 65 tuổi.
    Tú Trú
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Claude Debussy (1862 - 1918)
    Trong những ngày tháng còn theo học ở Nhạc Viện, Claude Debussy đã từng làm cho thầy giáo và bạn học nhiều lần sửng sốt vì những thể hiện, cảm hứng âm nhạc táo bạo, sự coi thường, phá vỡ những quy định của các bài tập hòa âm, phối khí. Khi đã trở thành một nhà soạn nhạc và chỉ huy nổi tiếng, Gabriel Pierné, bạn cùng lớp với Debussy, nhớ về bạn mình như sau: ?oAnh ấy đã làm cho chúng tôi sửng sốt vì cách chơi đàn kỳ lạ của mình?. Giáo sư hòa âm nổi tiếng, Eùmile Durand đã phát hiện ra tài năng bất thường của Debussy khi nghe những bản hòa âm trên đàn với bè Basse cho sẵn. Tuy nhiên, ông cũng đã phải lắc đầu khi nghe những hợp âm lạ thường và thốt lên: ?oThật không có chút gì là chính thống cả!?T?T
    CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM:
    Claude Debussy sinh ngày 22 tháng 8 năm 1862 tại Saint-Germain-en-Laye, gần Paris và qua đời tại Paris, ngày 25 tháng 3 năm 1918. Cha của ông là chủ nhân của một tiệm Tàu khiêm tốn, gặp lúc khánh kiệt khi Debussy mới vừa lên ba. Cảnh nghèo túng đeo đuổi gia đình ông khá lâu, đến độ cha mẹ ông phải gởi con mình đến ở và làm thuê cho người em gái. Dì của ông là một sinh viên nghệ thuật, đã giới thiệu cho cậu bé Debussy những vẻ đẹp của các tác phẩm hội họa trong bộ sưu tập của bà. Trong lúc cha ông muốn con trai mình trở thành một thủy thủ, thì người dì này lại có nhiều khát vọng cao hơn nới ông.
    Một trong những ham thích lớn lao của Debussy là đi nghe những buổi hòa nhạc ngoài trời được tổ chức tại vườn Luxembourg và Tuileries . Và khi dì cho ông có cơ hội học piano, ông đã bộc lộ không những chỉ khả năng âm nhạc bẩm sinh của mình mà còn sự tò mò thể nghiệm những âm thanh mới lạ. Khi những tố chất ban đầu này được bộc lộ rõ, ông đã được dì gởi đến học Bà Mauté de Fleurville, một thời là học trò của Chopin. Sau đó, đến năm 11 tuổi, ông thi vào Nhạc viện Paris.
    Trong 11 năm theo học tại Nhạc viện, Paris, Claude Debussy đã làm sửng sốt không những các bạn đồng lớp mà cả các giáo sư, giảng viên tên tuổi vì những thể nghiệm mới lạ, táo bạo của mình. Ông đoạt được vài giả thưởng và quan trọng hơn cả là sự khuyến khích lẫn kính phục của các thầy giáo tiến bộ như Albert Lavignac và Ernest Guiraud. Đến khi một nhà tài trợ người Nga đến nhạc viện tìm một thầy giáo dạy piano tại gia trong những tháng hè, người ta đã không ngần ngại đề cử ông.
    Người tài trợ đã mời ông về dạy là Nadezhda Filaretovna von Meck, người phụ nữ giữ vai trò bi kịch trong cuộc đời của Tchaikovsky, đã từng là ?ongười ban đáng yêu? bí ẩn và là người bảo trợ cho người nhạc sĩ Nga thiên tài này. Bà muốn Debussy về làm việc tại lâu đài của bà tại vùng Loire của nước Pháp. Ông đã trở thành người bạn cùng chơi song tấu với bà, vừa là thầy dạy nhạc cho con gái bà vừa là thành viên nhóm tam tấu trong lâu đài. Vào mùa hè năm 1880, Debussy cùng gia đình bà Von Meck du lịch các nước: Pháp, Ý và Áo. Mùa hè năm 1881 và 1882, gia đình Von Meck lại thuê ông dạy và gởi ông đến lâu đài của họ tại Nga.
    Từ đó, ông có mối quan hệ tình cảm với một trong những người con gái của gia đình Von Meck. Bà Vasnier là người học hát do Debussy đệm đàn, lớn hơn ông vài tuổi và đã có chồng. Tuy nhiên, cả hai ông bà Vasnier đều gắn bó với ông. Từ sự say đắm ông đã đi đến chỗ ngưỡng mộ bà Vasnier. Chính trong 5 năm trời tại gia đình Vasnier, ông đã tiếp tục nghiên cứu âm nhạc và sáng tác. Từ mối tình đối với bà Vasnier, Debussy đã viết và đề tặng bà những ca khúc tuyệt đẹp đầu tiên của ông: ?oEn sourdine? (Với cái hãm tiếng), ?oMandoline? và ?oClair de lune? (Aùnh trăng) và nhiều ca khúc khác.
    Đã hai lần Debussy thử tham gia giải thưởng Roma (Prix de Rome) nhưng đều thất bại. Nỗi đau lòng ấy không ngăn được bước thử nghiệm tiếp theo đó. Và, với bản cantata ?oL?TEnfant prodigue? (đứa con bị thất lạc) ông đã đoạt giải này vào ngày 27/6/1884. Với giải thưởng này, ông được đến sống 3 năm tại Biệt thự Medici tại Roma. Ông đã đến và đã ghét thành phồ này! Mỗi thứ đã làm ông bị đảo lộn, từ khí hậu, con người, thức ăn đến cả âm nhạc. Ông đã chạy trốn thời gian bằng cách vùi đầu vào nghiên cứu các nhạc kịch của Wagner mà ông đã bắt đầu thấy bị thu hút. Tuy nhiên nỗ chán ghét vẫn không rời ông, Debussy đã bỏ về Paris. Gia đình Vasniers tìm cách thuyết phục Debussy quay lại Roma cho tròn thời gian 3 năm và để thực hiện nghĩa vụ của người đoạt giải Roma. Một trong những nghĩa vụ này là: Trong một khoảng thời gian quy định, người đoạt giải phải gởi đến Nhạc viện những sáng tác phẩm âm nhạc mới, gọi là ?oenvoi?. Envoi đầu tiên của Debussy là tác phẩm ?oZuléïma? , viết phỏng theo tác phẩm văn học ?oAlamanzor? của Heine . Envoi đầu tiên này bị giới hàn lâm của Pháp phê bình là ?okỳ quái, không thể hiểu được, và không thể thực hiện được?. Bản envoi thứ hai mang tên ?oPrintemps? (Mùa Xuân), được cảm tác từ tác phẩm ?oPrimavera? của Botticelli, tuy có vẻ khá hơn, nhưng vẫn bị nhiều phê bình gay gắt.
    Mùa Xuân năm 1887, Debussy quyết vĩnh viễn trốn khỏi ?onhà tù Roma? để trở về Paris yêu dấu của mình, mặc dù chưa hết thời hạn 3 năm. Tuy nhiên ông vẫn dành tâm sức để viết envoi thứ ba: ?oLa Demoiselle élue? (Thánh nương) theo tác phẩm văn học của Dante Gabriel Rossetti. Hội đồng giám khảo đánh giá tác phẩm này là ?odưới mức chấp nhận được? của Giải Thưởng Roma. Nhưng đây lại chính là tác phẩm đầu tiên thể hiện trọn vẹn phong cách Debussy.
    Từ lúc này, Claude Debussy bắt đầu cho ra đời những tuyệt tác phẩm. Ngày 29/12/1893, bản ?oTứ tấu cung Sol thứ? của ông được ra mắt tại Paris. Bởi ngôn ngữ của ông quá mới mẻ, nên các nhà phê bình không nhận ra được nét vĩ đại của nó, họ chỉ nhằm vào cấu trúc không chính thông của tác phẩm này. Nhưng Debussy vẫn tiếp tục viết theo phong cách của ông. Một năm sau, vào ngày 22/12/1894, ông cho ra đời khúc dạo đầu nổi tiếng cho dàn nhạc mang tên ?oL?TAprès-midi d?Tun faune? (Bữa ăn xế trưa của Thần Faun ). Giữa những năm 1893 và 1899, ông hoàn tất 3 nocturnes cho dàn nhạc cùng với 2 liên ca khúc ?oProses lyriques? (Liên khúc trữ tình) và ?oChansons de Bilitis? (Bài ca của Bilitis). Cùng lúc đó, vào năm 1892, ông bắt đầu soạn dự án mang nhiều tham vọng nhất của mình, vở opera dựa trên vở bi kịch ?oPelléas và Mélisande? của Maurice Maeterlinck. Mười năm sau, vào ngày 30/4/1902, vở opéra này được công diễn lần đầu tiên ở Nhà Hát Hài Kịch Paris.
    Claude Debussy là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất và cũng gây nên nhiều tranh cãi nhất ở Pháp. Đến lúc này, ông đã trở thành trung tâm của những cuộc phê bình, tranh luận và tấn công từ mọi phía. Mặc cho tất cả hững điều đó xảy ra, Debussy vẫn tiếp tục viết nên âm nhạc của chính mình và cho ra đời nhiều tác phẩm dàn nhạc, piano, thanh nhạc giá trị. Khoảng 10 năm cuối đời, ông chịu nhiều đau khổ về tinh thần cũng như thể xác. Ông rơi vào cảnh ly dị lần thứ hai và lấy Emma Bardac, vợ của một chủ ngân hàng giàu có. Tuy bị mọi người lên án về mặt đạo đức, nhưng với bà, ông đã thực sự tìm thấy tình yêu và niềm cảm thông đến cuối đời. Ông mắc bệnh ung thư và chịu hai lần giải phẫu với nhiều hậu quả phụ đau đớn. Ông còn bị nhưng khó khăn tài chánh, đời sống xã hội đảo lộn khi Thế Chiến Thứ Nhất bùng nổ.
    Vào ngày 17/3/1918, Debussy làm đơn gia nhập Hàn Lâm Viện Pháp. Nhưng ông không còn sống để nhận được vinh dự đó, bởi sau đó 8 ngày Debussy đã qua đời, Khi quyết định công nhận được gởi đến nhà ông, cả nước Pháp mới biết tin nhà soạn nhạc vĩ đại của họ không còn nữa. Claude Debussy chết gần như trong âm thầm, chỉ có vài người thân quen đưa tiễn. Xã hội Pháp lúc này đã xuống dốc đến cùng tận bởi những thảm họa của cuộc Thế Chiến lần thứ nhất.
    Tác Phẩm nổi tíếng chính của Claude Debussy :
    Về tác phẩm dàn nhạc có:
    Ba Bức Tranh cho dàn nhạc: Gigues, Iberia và Rondes de Printemps (Những cuộc đi dạo mùa xuân); Ba bản nocturne cho dàn nhạc: Nuages (Mây), Fêtes (Lễ hội), Sirènes (Mỹ nhân ngư); vở ballet ?oJeux? (Những trò chơi); ?oL?Taprès-midi d?Tun faune? (Prélude về Bữa ăn xế của thần Faune); ?oVũ khúc thánh và thế tục? cho đàn Harp và dàn nhạc; ?oLa Mer? (Biển)
    Về nhạc thính phòng có hai tác phẩm quen thuộc: ?oBản Sonate cho Cello cung Ré thứ?, ?oTứ tấu cung Sol thứ?. Ngoài ra, trong âm nhạc dành cho các nhạc cụ khác, Debussy còn có hai bản sonate nổi tiếng khác: ?oSonate số 1 cung Ré thứ cho Cello và Piano? và ?oSonate số 3 cung Sol thứ cho Violon và Piano?
    Các sáng tác cho piano gồm có: ?oRêverie?, ?oPreludes? (hai tập), ?oClair de lune?, ?oArabesques?, ?oNhững bức tranh cho Piano? (hai tập), ?oEstampes?.
    Trong lĩnh vực thanh nhạc ông có vở opéra bất hủ: ?oPelléas et Mélisande?; tập liên ca khúc ?oChansons de Bilitis? và các ca khúc hay nhất như: ?oBeau soir?, ?oMandoline?, ?oRomance?, ?oFantoches?, ?oLes cloches?, ?oHarmonies du soir? và ?oLa chevelure?
    MỐI GIAO KẾT VỚI CHỦ NGHĨA ẤN TƯỢNG:
    Debussy cũng không còn giữ quan hệ với gia đình Vasniers. Trong suốt 10 năm sau khi từ bỏ Roma (vào năm 1897), Claude Debussy thường có mặt ở các quán ăn tại Paris, nơi có nhiều nghệ sĩ mang tư tưởng tiến bộ lui tới. Ông bắt đầu có những mối quan hệ với các nghệ sĩ như: nhà thơ thuộc trường phái Biểu tượng (expressionism) Stéphane Mallarmé, các họa sĩ Aán tượng (impressionism) như Manet, Degas và Renoir; đặc biệt là tình bạn với nhạc sĩ Pháp Erik Satie . Những tư tưởng và các cuộc đàm luận của nhóm người này đã ảnh hưởng nhiều đến ông. Debussy đã hình thành được những suy nghĩ và định hướng cho âm nhạc của mình. Ông muốn dùng âm nhạc để thể hiện những gì mà trường phái Aán tượng và Biểu tượng đang làm trong thi ca nhưng không bỏ rơi phong cách riêng của mình và chống lại khuynh hướng chủ quan và quá nhiều cảm xúc ở trường phái lãng mạn do ảnh hướng của Wagner .
    Một trong những tác phẩm thuộc loại âm nhạc Aán tượng nổi tiếng của Debussy là tổ khúc dàn nhạc ?oLa Mer? (Biển) được sáng tác vào năm 1905, gồm 3 phần mang tiêu đề do chính ông đặt:
    - phần 1: De l?Taube à midi sur la mer (Từ bình minh đến ban trưa trên biển)
    - phần 2: Jeux de vagues (Trò chơi của sóng)
    - phần 3: Dialogue du vent et de la mer (Đối thoại giữa gió và biển)
    Trong tổ khúc này, cũng như trong các tác phẩm ấn tượng khác như Iberis, Prélude à l?Taprès midi d?Tun Faune, Debussy đã dùng các kỹ thuật đặc trưng cho âm nhạc ấn tượng như sau:
    + sử dụng nhiều thức mới. Nổi bật nhất là loại thang âm toàn cung (whole-tone scale) với những bậc cách đều nhau một cung. Ví dụ:
    + bỏ âm quãng 3 trong một hợp âm, mà chỉ sử dụng những quãng 5, quãng 8 đơn thuần. Ví dụ: không dùng hợp âm Do Trưởng hay Do thứ, mà chỉ kết hợp quãng: do-sol, do-sol-do. Như vậy, cũng như các nhạc sĩ ấn tượng khác, Debussy muốn thoát khỏi các giới hạn của hệ thống điệu thức Trưởng ?" thứ.
    + không chú ý đến việc liên kết các hợp âm (gồm: chuẩn bị và giải quyết) mà quan tâm đến hiệu quả, âm thanh, âm sắc mà từng hợp tạo nên. Từ đó, các nhạc sĩ ấn tượng dùng nhiều hợp âm 7, 9, 11. thỉnh thoảng mới dùng hợp âm 3 nốt.
    + cấu trúc hình thức của những câu nhạc thường không nhất định để tạo nên sự ?omơ hồ? có chủ ý,
    + tổ chức tiết tấu, nhịp điệu cũng rất tự do.
    Cùng với Ravel , Debussy là đại diện lớn nhất cho trường phái âm nhạc Ấn tượng của Pháp và thế giới. Ảnh hưởng của trường phái đối các nhà soạn nhạc nổi tiếng của thế giới rất đáng kể, cóthể được so sánh với những đóng góp lớn lao của chủ nghĩa Ấn tượng trong hội họa vào nền mỹ thuật của nhân loại.
    Nguyễn Bách
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Fryderyk Chopin - thi sĩ của cây dương cầm

    Tất cả những ai yêu tiếng dương cầm đều biết về cuộc đời và tác phẩm của Fryderyk Chopin. Ông được đánh giá là nhà soạn nhạc cho piano vĩ đại nhất thế kỷ 19. Với cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Các tác phẩm của ông phần lớn viết cho piano solo hay piano và dàn nhạc. Cuộc đời của Chopin trở thành chủ đề chính cho nhiều cuốn sách, bộ phim. Người ta coi ông là ''''thi sĩ của cây dương cầm''''.
    Theo hồ sơ gia đình, Fryderyk Franciszek Chopin, nhà soạn nhạc người Ba Lan kiêm nghệ sĩ piano sinh ngày 1/3/1810, nhưng giấy chứng nhận rửa tội lại ghi rõ, ngày sinh của ông là 22/2. Chopin chào đời ở ngôi làng Zelazowa Wola gần Sochaczew (Mazovia, Warsaw). Cha ông - Mikolaj Chopin là thầy giáo tư, sinh ra ở Pháp nhưng lại trưởng thành và lập nghiệp tại Ba Lan.
    Năm 1806, Mikolaj Chopin thành hôn với Tekla Justyna Krzyzanowska và sinh tới bốn đứa con: ba gái Ludwika, Izabela và Emilia, Fryderyk là con trai duy nhất trong gia đình. Vài tháng sau ngày sinh của Chopin, gia đình ông chuyển tới Warsaw. Mikolaj Chopin nhận được đề nghị trở thành thày giáo dạy ngôn ngữ và văn học Pháp tại Warsaw Lyceum. Mikolaj còn làm gia sư cho nhiều nhà quý tộc khác.
    Tài năng âm nhạc của Fryderyk thể hiện từ rất sớm, thậm chí, ông còn được so sánh với ''''thần đồng Mozart''''. Năm lên 7 tuổi, Fryderyk là tác giả của hai bản nhạc dành cho điệu polonaise. Ngay lập tức, các tờ báo ở Warsaw đã đăng tải về ''''hiện tượng âm nhạc'''' này và ''''Chopin bé nhỏ'''' đã trở thành ''''điểm nóng'''' và ''''niềm vinh dự'''', ''''chủ đề thảo luận'''' trong những cuộc gặp của giới quý tộc ở thủ đô Ba Lan. Chopin bắt đầu xuất hiện ở những buổi biểu diễn từ thiện. Chính Wojciech Zywny đã cho ông những bài học piano chuyên nghiệp đầu tiên (1816 - 1822). Không lâu sau, cậu học sinh này đã vượt qua cả thày dạy. Năng lực của Fryderyk khiến Wilhelm Würfel - giáo sư kiêm nghệ sĩ piano nổi tiếng ở Trường nhạc Warsaw - ngỡ ngàng.
    Từ năm 1823 đến 1826, Fryderyk vào trường Warsaw Lyceum. Chopin dành phần lớn thời gian nghỉ hè của mình để tham gia nhiều lễ hội âm nhạc địa phương, như hai lần tới Kujawy có mặt trong buổi biểu diễn nhạc folk. Nhà sáng tác trẻ chú ý lắng nghe và ghi lại các bài hát dân gian, tham gia những bữa tiệc cưới hay ngày hội mùa, các buổi khiêu vũ, kể cả chơi nhạc cùng các nghệ sĩ địa phương... Người ta biết điều này thông qua những bức thư ông để lại. Chopin rất quen thuộc thể loại âm nhạc dân gian với giai điệu độc đáo, giàu chất thơ và những điệu nhảy đầy sức sống. Khi bản mazurka đầu tiên được hoàn thành năm 1825, Chopin hiểu rằng, ông sẽ tiếp tục theo nhạc folk đến cuối cuộc đời.

    Mùa thu năm 1826, Chopin theo học nghiên cứu lý luận âm nhạc và sáng tác tại Trường nhạc Warsaw, do Jozef Elsner đứng đầu. Nhận biết khả năng khác thường của Chopin, Elsner đã để ông được ''''tự do phát triển sở trường và khí chất'''', tập trung vào piano và không nhất thiết phải theo những môn học khác. Chopin vốn được trời phú cho tài viết những giai điệu du dương diễm lệ, ứng tác dễ dàng, hướng tới sự hài hòa cân đối trong tác khúc. Đây là thời kỳ Chopin hoàn thành các tác phẩm Variations, Sonatain C minor, Variations, Rondo à la Krakowiak, op. 14, Fantaisie, op. 13 on Polish Airs, Trio in G minor op. 8 cho piano, violin và cello. Chopin tốt nghiệp khóa học năm 1829, và nhận được tấm bằng với lời nhận xét của Elsner: ''''Chopin, Fryderyk, sinh viên khóa ba năm, thiên tài âm nhạc với khả năng kỳ lạ''''.
    Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, Chopin có kế hoạch ra nước ngoài để tìm hiểu đời sống âm nhạc châu Âu. Năm 1826, ông đi nghỉ tại Bad Reinertz (Lower Silesia). Hai năm sau, Chopin nhận lời mời từ một người bạn của cha mình là Feliks Jarocki, tới Berlin tham dự hội nghị âm nhạc. Tại đây, ông đã trở thành điểm chú ý. Chopin cũng có nhiều ý định táo bạo. Tháng 7/1829, ông thực hiện chuyến đi ngắn ngày đến Vienna. Wilhelm Würfel, người đã ở thủ đô nước Áo hơn 3 năm trời, giới thiệu Chopin với các nhạc sĩ. Ông nhận được lời đề nghị trình tấu hai buổi. Chopin đã khiến khán thính giả (phần lớn là giới quý tộc) Vienna ''''ngất ngây như bị hớp hồn'''' khi thể hiện Variations - op. 2 và Rondo à la Krakowiak - op. 14, ông còn trình tấu một số khúc tuỳ hứng. Hầu hết các nhà phê bình đều công nhận Chopin là một ''''thiên tài piano'''', họ ca ngợi hết lời những tác phẩm của ông. Lập tức, nhà sản xuất nổi tiếng ở Vienna là Tobias Haslinger đã cho in Variations. Đây là lần đầu tiên, những công trình mà Chopin dồn tâm sức sáng tác được công bố ở nước ngoài. Từ trước tới nay, tác phẩm của ông chỉ lưu hành ở Warsaw.
    Trở về Warsaw, Chopin say sưa viết nhạc. Đó là hai bản Concerto cho piano và dàn nhạc. Ông còn tham gia nhiều buổi biểu diễn tại Nhà hát quốc gia Warsaw, cũng là nơi đầu tiên công diễn hai bản concerto này. Chopin tiếp tục dự định ra nước ngoài, ban đầu ông định tới Berlin (theo lời mời của hoàng tử Antoni Radziwill). Nhưng rồi, cuối cùng Chopin lại chọn Vienna - nơi ông mơ ước sẽ gặt hái nhiều thành quả. Ngày 11/10/1830, ông hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong một buổi hòa nhạc đáng nhớ tại Nhà hát quốc gia (Chopin chơi bản Concerto in E minor và K. Gladkowska hát). Ngày 2/11, ông cùng bạn là Tytus Woyciehowski tới Áo.

    Vài ngày sau ở Vienna, hai người mới biết chiến tranh bùng nổ tại Ba Lan. Woyciechowski trở về Warsaw gia nhập quân đội còn Chopin vẫn ở lại. Lo lắng về vận mệnh và tương lai của đất nước, gia đình, Chopin đã ngưng nhiều kế hoạch. Trong bức thư gửi J. Elsner, ông viết: "Thật vô ích khi Malfatti cố gắng thuyết phục tôi rằng, tất cả nghệ sĩ đều là những người theo chủ nghĩa thế giới. Thậm chí đúng như vậy, là một nghệ sĩ, tôi cũng có cội nguồn của mình. Tôi là người Ba Lan. Tôi hy vọng sẽ không bị khiển trách vì không toàn tâm với chương trình biểu diễn''''. Mãi tới ngày 11/6/1831, Chopin mới ''''tái xuất'''' với bản Concerto in E minor. 8 tháng ở Vienna không hoàn toàn lãng phí. Nhà soạn nhạc tài danh dường như thay đổi cả bản thân với những cảm xúc dâng trào, mới mẻ. Các tác phẩm mới thể hiện rõ điều này có Scherzo in B minor và hơn cả là Etudes.
    Từ bỏ dự kiến tới Italia, Chopin khăn gói đến Paris. Trên đường đi, ông dừng chân tại Munich thực hiện buổi hòa nhạc vào tháng 8 rồi tiếp tục tới Stuttgart. Mùa thu năm 1831, Chopin đến thủ đô nước Pháp và gặp rất nhiều đồng hương: nhà văn Julian Ursyn Niemcewicz, nhà thơ trữ tình A. Mickiewicz cũng như ******z Slowacki và một số người bạn của Chopin ở Warsaw như Stefan Witwicki, Bohdan Zaleski. Tên tuổi của ông nhanh chóng lan khắp Paris. Chopin kết bạn với Liszt, Mendelssohn, Ferdinand Hiller, Berlioz và Auguste Franchomme.
    Năm 1835 tại Leipzig, ông gặp Schumann - người đã giúp cho những tác phẩm của Chopin thêm nổi tiếng. Tháng 2/1832, nghệ sĩ piano vĩ đại Friedrich Kalkbrenner (người được mệnh danh là ông vua của dương cầm) tổ chức buổi trình diễn nhạc Chopin ở Salle Pleyel. Bây giờ, Paris đã quá quen thuộc với tên ông. Mùa hè năm đó, Chopin ký hợp đồng với hãng phim Paris. Cùng thời gian này, các tác phẩm âm nhạc của ông được xuất bản tại Leipzig, rồi Breitkopf và London.
    Với vai trò là nghệ sĩ piano, Chopin đã ''''xếp hạng'''' cùng những gương mặt vĩ đại nhất bấy giờ như Kalkbrenner, Liszt, Thalberg và Herz. Mãi tới tháng 8/1825, Chopin mới được gặp lại cha mẹ. Không may, mùa đông năm 1838/1839 tại Majorca (một hòn đảo của Tây Ban Nha), Chopin bị ốm nặng và bắt đầu có những triệu chứng của bệnh lao. Trong rất nhiều tuần lễ, sức khỏe của ông vẫn không hồi phục nhưng Chopin không hề ngừng sáng tác. Đó là 24 khúc Prelude, là những bản Polonaise, Ballade và Scherzo... Năm 1848, sức khỏe của thiên tài piano bị suy giảm nghiêm trọng vì bệnh viêm phổi. Ngày 16/111848, mặc dù rất mệt mỏi và còn bị sốt, Chopin vẫn hoàn thành buổi hòa nhạc cuối cùng của mình. Vài ngày sau, ông quay về Paris.
    Mùa hè năm 1849, Ludwika Jedrzejewiczowa, chị gái Chopin rời Warsaw đến Pháp chăm sóc em trai. Ngày 17/10/1849, Chopin qua đời vì lao phổi. Thi hài của ông được đưa tới nghĩa trang Père - Lachaise, Paris. Tuy nhiên, Ludwika đã mang trái tim ông về quê hương yêu dấu Warsaw.
    Tú Trúc tổng hợp
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Fryderyk Chopin - thi sĩ của cây dương cầm

    Tất cả những ai yêu tiếng dương cầm đều biết về cuộc đời và tác phẩm của Fryderyk Chopin. Ông được đánh giá là nhà soạn nhạc cho piano vĩ đại nhất thế kỷ 19. Với cuộc đời ngắn ngủi của mình, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử âm nhạc cổ điển. Các tác phẩm của ông phần lớn viết cho piano solo hay piano và dàn nhạc. Cuộc đời của Chopin trở thành chủ đề chính cho nhiều cuốn sách, bộ phim. Người ta coi ông là ''''thi sĩ của cây dương cầm''''.
    Theo hồ sơ gia đình, Fryderyk Franciszek Chopin, nhà soạn nhạc người Ba Lan kiêm nghệ sĩ piano sinh ngày 1/3/1810, nhưng giấy chứng nhận rửa tội lại ghi rõ, ngày sinh của ông là 22/2. Chopin chào đời ở ngôi làng Zelazowa Wola gần Sochaczew (Mazovia, Warsaw). Cha ông - Mikolaj Chopin là thầy giáo tư, sinh ra ở Pháp nhưng lại trưởng thành và lập nghiệp tại Ba Lan.
    Năm 1806, Mikolaj Chopin thành hôn với Tekla Justyna Krzyzanowska và sinh tới bốn đứa con: ba gái Ludwika, Izabela và Emilia, Fryderyk là con trai duy nhất trong gia đình. Vài tháng sau ngày sinh của Chopin, gia đình ông chuyển tới Warsaw. Mikolaj Chopin nhận được đề nghị trở thành thày giáo dạy ngôn ngữ và văn học Pháp tại Warsaw Lyceum. Mikolaj còn làm gia sư cho nhiều nhà quý tộc khác.
    Tài năng âm nhạc của Fryderyk thể hiện từ rất sớm, thậm chí, ông còn được so sánh với ''''thần đồng Mozart''''. Năm lên 7 tuổi, Fryderyk là tác giả của hai bản nhạc dành cho điệu polonaise. Ngay lập tức, các tờ báo ở Warsaw đã đăng tải về ''''hiện tượng âm nhạc'''' này và ''''Chopin bé nhỏ'''' đã trở thành ''''điểm nóng'''' và ''''niềm vinh dự'''', ''''chủ đề thảo luận'''' trong những cuộc gặp của giới quý tộc ở thủ đô Ba Lan. Chopin bắt đầu xuất hiện ở những buổi biểu diễn từ thiện. Chính Wojciech Zywny đã cho ông những bài học piano chuyên nghiệp đầu tiên (1816 - 1822). Không lâu sau, cậu học sinh này đã vượt qua cả thày dạy. Năng lực của Fryderyk khiến Wilhelm Würfel - giáo sư kiêm nghệ sĩ piano nổi tiếng ở Trường nhạc Warsaw - ngỡ ngàng.
    Từ năm 1823 đến 1826, Fryderyk vào trường Warsaw Lyceum. Chopin dành phần lớn thời gian nghỉ hè của mình để tham gia nhiều lễ hội âm nhạc địa phương, như hai lần tới Kujawy có mặt trong buổi biểu diễn nhạc folk. Nhà sáng tác trẻ chú ý lắng nghe và ghi lại các bài hát dân gian, tham gia những bữa tiệc cưới hay ngày hội mùa, các buổi khiêu vũ, kể cả chơi nhạc cùng các nghệ sĩ địa phương... Người ta biết điều này thông qua những bức thư ông để lại. Chopin rất quen thuộc thể loại âm nhạc dân gian với giai điệu độc đáo, giàu chất thơ và những điệu nhảy đầy sức sống. Khi bản mazurka đầu tiên được hoàn thành năm 1825, Chopin hiểu rằng, ông sẽ tiếp tục theo nhạc folk đến cuối cuộc đời.

    Mùa thu năm 1826, Chopin theo học nghiên cứu lý luận âm nhạc và sáng tác tại Trường nhạc Warsaw, do Jozef Elsner đứng đầu. Nhận biết khả năng khác thường của Chopin, Elsner đã để ông được ''''tự do phát triển sở trường và khí chất'''', tập trung vào piano và không nhất thiết phải theo những môn học khác. Chopin vốn được trời phú cho tài viết những giai điệu du dương diễm lệ, ứng tác dễ dàng, hướng tới sự hài hòa cân đối trong tác khúc. Đây là thời kỳ Chopin hoàn thành các tác phẩm Variations, Sonatain C minor, Variations, Rondo à la Krakowiak, op. 14, Fantaisie, op. 13 on Polish Airs, Trio in G minor op. 8 cho piano, violin và cello. Chopin tốt nghiệp khóa học năm 1829, và nhận được tấm bằng với lời nhận xét của Elsner: ''''Chopin, Fryderyk, sinh viên khóa ba năm, thiên tài âm nhạc với khả năng kỳ lạ''''.
    Sau khi hoàn thành việc nghiên cứu, Chopin có kế hoạch ra nước ngoài để tìm hiểu đời sống âm nhạc châu Âu. Năm 1826, ông đi nghỉ tại Bad Reinertz (Lower Silesia). Hai năm sau, Chopin nhận lời mời từ một người bạn của cha mình là Feliks Jarocki, tới Berlin tham dự hội nghị âm nhạc. Tại đây, ông đã trở thành điểm chú ý. Chopin cũng có nhiều ý định táo bạo. Tháng 7/1829, ông thực hiện chuyến đi ngắn ngày đến Vienna. Wilhelm Würfel, người đã ở thủ đô nước Áo hơn 3 năm trời, giới thiệu Chopin với các nhạc sĩ. Ông nhận được lời đề nghị trình tấu hai buổi. Chopin đã khiến khán thính giả (phần lớn là giới quý tộc) Vienna ''''ngất ngây như bị hớp hồn'''' khi thể hiện Variations - op. 2 và Rondo à la Krakowiak - op. 14, ông còn trình tấu một số khúc tuỳ hứng. Hầu hết các nhà phê bình đều công nhận Chopin là một ''''thiên tài piano'''', họ ca ngợi hết lời những tác phẩm của ông. Lập tức, nhà sản xuất nổi tiếng ở Vienna là Tobias Haslinger đã cho in Variations. Đây là lần đầu tiên, những công trình mà Chopin dồn tâm sức sáng tác được công bố ở nước ngoài. Từ trước tới nay, tác phẩm của ông chỉ lưu hành ở Warsaw.
    Trở về Warsaw, Chopin say sưa viết nhạc. Đó là hai bản Concerto cho piano và dàn nhạc. Ông còn tham gia nhiều buổi biểu diễn tại Nhà hát quốc gia Warsaw, cũng là nơi đầu tiên công diễn hai bản concerto này. Chopin tiếp tục dự định ra nước ngoài, ban đầu ông định tới Berlin (theo lời mời của hoàng tử Antoni Radziwill). Nhưng rồi, cuối cùng Chopin lại chọn Vienna - nơi ông mơ ước sẽ gặt hái nhiều thành quả. Ngày 11/10/1830, ông hoàn thành xuất sắc vai trò của mình trong một buổi hòa nhạc đáng nhớ tại Nhà hát quốc gia (Chopin chơi bản Concerto in E minor và K. Gladkowska hát). Ngày 2/11, ông cùng bạn là Tytus Woyciehowski tới Áo.

    Vài ngày sau ở Vienna, hai người mới biết chiến tranh bùng nổ tại Ba Lan. Woyciechowski trở về Warsaw gia nhập quân đội còn Chopin vẫn ở lại. Lo lắng về vận mệnh và tương lai của đất nước, gia đình, Chopin đã ngưng nhiều kế hoạch. Trong bức thư gửi J. Elsner, ông viết: "Thật vô ích khi Malfatti cố gắng thuyết phục tôi rằng, tất cả nghệ sĩ đều là những người theo chủ nghĩa thế giới. Thậm chí đúng như vậy, là một nghệ sĩ, tôi cũng có cội nguồn của mình. Tôi là người Ba Lan. Tôi hy vọng sẽ không bị khiển trách vì không toàn tâm với chương trình biểu diễn''''. Mãi tới ngày 11/6/1831, Chopin mới ''''tái xuất'''' với bản Concerto in E minor. 8 tháng ở Vienna không hoàn toàn lãng phí. Nhà soạn nhạc tài danh dường như thay đổi cả bản thân với những cảm xúc dâng trào, mới mẻ. Các tác phẩm mới thể hiện rõ điều này có Scherzo in B minor và hơn cả là Etudes.
    Từ bỏ dự kiến tới Italia, Chopin khăn gói đến Paris. Trên đường đi, ông dừng chân tại Munich thực hiện buổi hòa nhạc vào tháng 8 rồi tiếp tục tới Stuttgart. Mùa thu năm 1831, Chopin đến thủ đô nước Pháp và gặp rất nhiều đồng hương: nhà văn Julian Ursyn Niemcewicz, nhà thơ trữ tình A. Mickiewicz cũng như ******z Slowacki và một số người bạn của Chopin ở Warsaw như Stefan Witwicki, Bohdan Zaleski. Tên tuổi của ông nhanh chóng lan khắp Paris. Chopin kết bạn với Liszt, Mendelssohn, Ferdinand Hiller, Berlioz và Auguste Franchomme.
    Năm 1835 tại Leipzig, ông gặp Schumann - người đã giúp cho những tác phẩm của Chopin thêm nổi tiếng. Tháng 2/1832, nghệ sĩ piano vĩ đại Friedrich Kalkbrenner (người được mệnh danh là ông vua của dương cầm) tổ chức buổi trình diễn nhạc Chopin ở Salle Pleyel. Bây giờ, Paris đã quá quen thuộc với tên ông. Mùa hè năm đó, Chopin ký hợp đồng với hãng phim Paris. Cùng thời gian này, các tác phẩm âm nhạc của ông được xuất bản tại Leipzig, rồi Breitkopf và London.
    Với vai trò là nghệ sĩ piano, Chopin đã ''''xếp hạng'''' cùng những gương mặt vĩ đại nhất bấy giờ như Kalkbrenner, Liszt, Thalberg và Herz. Mãi tới tháng 8/1825, Chopin mới được gặp lại cha mẹ. Không may, mùa đông năm 1838/1839 tại Majorca (một hòn đảo của Tây Ban Nha), Chopin bị ốm nặng và bắt đầu có những triệu chứng của bệnh lao. Trong rất nhiều tuần lễ, sức khỏe của ông vẫn không hồi phục nhưng Chopin không hề ngừng sáng tác. Đó là 24 khúc Prelude, là những bản Polonaise, Ballade và Scherzo... Năm 1848, sức khỏe của thiên tài piano bị suy giảm nghiêm trọng vì bệnh viêm phổi. Ngày 16/111848, mặc dù rất mệt mỏi và còn bị sốt, Chopin vẫn hoàn thành buổi hòa nhạc cuối cùng của mình. Vài ngày sau, ông quay về Paris.
    Mùa hè năm 1849, Ludwika Jedrzejewiczowa, chị gái Chopin rời Warsaw đến Pháp chăm sóc em trai. Ngày 17/10/1849, Chopin qua đời vì lao phổi. Thi hài của ông được đưa tới nghĩa trang Père - Lachaise, Paris. Tuy nhiên, Ludwika đã mang trái tim ông về quê hương yêu dấu Warsaw.
    Tú Trúc tổng hợp
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Beethoven - tài hoa song hành cùng phận bạc
    Chín bản Giao hưởng, 1 vở nhạc kịch "Fidelio", 32 bản sonata cho piano, 5 bản concerto cho piano, 16 bản nhạc cho bộ tư đàn dây; 16 bản sonata cho piano và một nhạc cụ khác (cello, violin)... Beethoven không sáng tác nhiều như Mozart hay Schubert, nhưng những sáng tác của ông - những công trình lao động thấm đẫm đam mê và sức mạnh - đã thực sự hấp dẫn thính giả. Bản giao hưởng hay concerto hoặc sonata... đều mang dấu ấn thiên tài.

    Thời thơ ấu
    Cuộc đời của Beethoven (Ludwig van Beethoven) là một chuỗi liên tiếp rủi ro, bất hạnh. Ông sinh tại Bonn ngày 17/12/1770, là con trai của một ca sĩ chẳng mấy tiếng tăm. Cha ông - một người đàn ông nghiện ngập đã "giúp" Beethoven "học nhạc" bằng những cuộc rượu thâu đêm và bắt con trai chơi đàn mua vui cho bạn nhậu. Mặc dù phải ép chơi nhạc trong nỗi sợ hãi và ghê tởm, nhưng cũng nhờ thế, mà từ rất sớm, Beethoven đã hình thành được "sự nhạy cảm" và khả năng cảm thụ âm nhạc tinh tế. chính trong những buổi dạy với đòn roi, la hét của cha, cậu bé Ludwig đã sớm thể hiện tài năng lớn. Năm 7 tuổi, cậu bắt đầu xuất hiện trước công chúng. Hơn một năm sau, nhà soạn nhạc Christian Gottlob Neefe nhận cậu làm học trò của mình. Năng khiếu và sự miệt mài học tập khiến Ludwig tiến bộ rất nhanh chóng. Ch. G. Neefe giới thiệu Beethoven với Bach và Mozart.
    Năm 1787, Beethoven tới Vienna, một trung tâm âm nhạc thời bấy giờ. Ông đã tìm được Count Waldstein - thày dạy, sau này vừa làm bạn lại vừa làm người bảo trợ cho Beethoven. Chính diện mạo của Beethoven đã khiến Waldstein bị thuyết phục. Dáng người thấp đậm, cục mịch vụng về; mái tóc đen cứng; khuôn mặt lúc nào cũng khó đăm đăm... Cũng tại Vienna, Beethoven gặp Mozart - một mẫu hình trái ngược hẳn với ông. Mozart đã rất nghi ngại khi nhận cậu bé Ludwig vào làm việc, nhưng chỉ một lần duy nhất, khi nghe tiếng đàn piano của Beethoven, Mozart đã phải thốt lên: "Hãy chú ý tới cậu bé này, chỉ không lâu nữa, cậu bé sẽ khiến cả thế giới nói về mình".
    Cái chết của mẹ Beethoven vào mùa hè năm 1787 đã mang ông trở lại Bonn.
    Thành danh
    Sau khi mẹ qua đời, Beethoven cùng chị gái phải làm việc cật lực để kiếm sống. Bốn năm hết lòng vì gia đình, Ludwig đã có nhiều người bạn tốt như Stephan von Breuning và Franz Wegeler (một trong những người đầu tiên viết nên dòng tiểu sử Beethoven). Tháng 7/1792 nhà soạn nhạc nổi tiếng Haydn dừng chân tại Bonn trên đường đi tới Vienna. Ông đã gặp Beethoven và cảm nhận rằng tài năng của chàng thanh niên ấy cần được "kiểm soát" trước khi phát triển xa hơn. Đầu tháng 11, Beethoven rời Bonn đến Vienna để học sáng tác cùng Haydn. Tuy nhiên, hy vọng "kiểm soát" được Beethoven của Haydn đã tắt ngấm. Ông không thể cưỡng lại được bước nhảy vọt của chàng thanh niên khắc khổ. Xung đột chính trị, những thay đổi trong xã hội châu Âu (đặc biệt là cuộc Cách mạng Pháp) đã tác động lớn tới âm nhạc của Beethoven. Sau khi nhận ra rằng, Haydn thực sự không phải là mẫu hình mình tìm kiếm, Beethoven tìm đến Albrechtsberger - một nghệ sĩ danh tiếng luôn gọi Beethoven là: "kẻ mang tư tưởng âm nhạc quá khích".

    Beethoven đã phải trải qua những ngày sống khó khăn khi mới tới Vienna. Cơ hội không sắp sẵn, hy vọng dần dần phụt tắt. Sự khao khát được sống bình đẳng như thiêu đốt ông, thiêu đốt cuộc sống tù túng chật hẹp trong căn xép nhỏ bé ở khu biệt thự của Hoàng tử Lichnowsky.
    Thời gian này, ở Vienna, cuộc cạnh tranh giữa những nghệ sĩ piano trở nên gay gắt, ai cũng muốn giành nhiều người hâm mộ, muốn hình ảnh của mình luôn luôn thay đổi - tươi mới trong mắt khán giả. Cuộc chiến khiến họ mệt mỏi, kèn cựa lẫn nhau. Càng có nhiều đối thủ, Beethoven lại càng thu hút được số đông tầng lớp quý tộc đến với âm nhạc của mình. Tên tuổi của ông bắt đầu lan rộng. Beethoven bận rộn túi bụi với những buổi biểu diễn tại Vienna, Berlin, Prague và nhiều trung tâm văn hoá khác ở châu Âu. Tình hình tài chính của Beethoven theo đó cũng được cải thiện, ông đã có một căn hộ riêng. Ông là một trong những nhà soạn nhạc đầu tiên tự do lựa chọn buổi biểu diễn, cũng là người tiên phong trong hoạt động chống lại sự "kiểm soát nhạc sĩ" của những vị bảo trợ.
    Tuy nhiên, vào độ tuổi 20-30, phần lớn Beethoven thiên về chơi piano hơn là soạn nhạc. Đau đớn thay, khi ông cảm nhận được những dấu hiệu đầu tiên của chứng khiếm thính thì tài năng soạn nhạc mới được thể hiện. Những bản nhạc giao hưởng ra đời, công chúng ngưỡng mộ và "nghiêng mình" thán phục tài năng, cậu bé cực khổ năm nào thực sự "bắt cả thế giới nhắc đến tên mình" còn Beethoven thì âm thầm mang nỗi đau không thể cảm thụ âm nhạc bằng đôi tai tạo hoá sinh ra.
    Ngày 2/4/1800 Beethoven giới thiệu bản giao hưởng đầu tiên. Một năm sau (1801), thiên tài nhạc cổ điển bắt đầu phải sống trong thế giới "vô thanh".
    Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
    Beethoven từ giã "nghệ sĩ chơi piano bậc thầy" khi bắt đầu cảm nhận dấu hiệu của chứng khiếm thính. Trong một bức thư gửi người bạn Karl Ameda ngày 1/7/1801, ông đã viết: Tôi ước ao biết bao bạn ở đây lúc này, để dành cho Beethoven của bạn vài giây phút trong khoảnh khắc cuộc đời khốn khổ. Đấng Tạo hoá đã sơ sẩy và gây ra một rủi ro cho đời tôi.... Đôi tai tôi, hình như đã khó nghe lắm. Có lẽ, Beethoven đã biết điều bất hạnh ấy trước đó ba năm, ông bắt đầu xa rời bạn bè, sống thu mình. Nhiều người quanh ông cho rằng, ông có quá nhiều mối quan tâm khác hoặc lơ đãng với họ. Trong một bức thư gửi tới Wegeler, ông viết: Làm sao, làm sao tôi là một nhạc sĩ, lại có thể nói với mọi người rằng "tôi bị lãng tai"? Tôi sẽ làm thế nếu tôi có thể vượt qua định mệnh?

    Nhiều nhạc sĩ có thể đã nghĩ tới con đường kết thúc cuộc đời, và Beethoven cũng có thể đã tính tới điều đó. Nhưng sự kiên cường vươn lên trong đời, sự đam mê âm nhạc đã thôi thúc ông, đã buộc ông hướng tới tương lai và coi điều bất hạnh của mình như một động lực để sáng tác. Bức thư gửi Wegeler (viết 5 tháng sau), một Beethoven bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống lại số phận đã khiến chính bạn ông phải kinh ngạc. Ông nói, việc ông bị điếc là thách thức lớn với ông, và ông nhất định chiến thắng. Tôi đã thoát khỏi nỗi u buồn và tôi sẽ là một người đàn ông chín chắn, thiết tha với cuộc sống. Bạn có thể nghĩ tôi đang cố tỏ ra hạnh phúc trong điều bất hạnh. Không! Tôi không cam chịu. Cuộc đời này đẹp lắm và tôi có hàng nghìn lý do để sống.
    Năm 1802, bác sĩ khuyên ông đến Heiligenstadt, ngôi làng vùng ngoại ô Vienna với hy vọng sống trong khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh sẽ cải thiện khả năng nghe của ông. Môi trường mới đánh thức trong Beethoven tình yêu thiên nhiên và làng quê, hy vọng - lạc quan - yêu đời trở lại tâm hồn ông. Beethoven mê say với những cánh đồng trải dài đầy nắng, hàng cây xanh thướt tha trong chiều hoàng hôn. Và.. bản giao hưởng số 2 ra đời. Mùa thu năm đó, đột nhiên sức khoẻ của ông giảm sút, thậm chí Beethoven còn nghĩ rằng, ông không thể qua nổi ngày đông giá buốt, Beethoven đã viết Chúc thư Heiligenstadt. Có những người nói tôi là cố chấp, bướng bỉnh. Đó là họ không hiểu tôi. Trái tim tôi, tâm hồn tôi từ lúc còn nhỏ đã biết và luôn sẵn sàng đón nhận sự thân thiện, hoà nhã. Và tôi háo hức thể hiện điều ấy. Nhưng 6 năm ròng, niềm hy vọng lụi tàn theo bệnh tật, khốn khổ... Tôi tự cô lập chính tôi. Tôi bị hiểu lầm, bị thoái thác bởi tôi không thể nói với mọi người: "Nói lớn lên, hét lên đi! vì tôi điếc"... Tôi không muốn đối mặt với thần chết. Hãy tới đi, tôi sẵn sàng chờ tử thần với lòng dũng cảm...
    Từ giã Heiligenstadt
    Trở về sau kỳ nghỉ ở Heiligenstadt, âm nhạc của Beethoven đã trở nên sâu hơn, quyến rũ hơn. Ông bắt đầu sáng tạo nên một thế giới âm nhạc mới. Mùa hè năm 1803, ông viết bản giao hưởng số 3 - ''Eroica''. Bản giao hưởng này đã hoàn toàn phá bỏ mọi chuẩn mực viết nhạc giao hưởng từ trước, nó tạo nên cách nhìn nhận, cách cảm thụ hoàn toàn mới mẻ. Beethoven xem đó là thành công lớn nhất sau thời gian dài lao động miệt mài. Stephan von Breuning - người ở chung nhà với Beethoven đã vỗ tay như "sấm dậy" khi mới nghe được nửa bản giao hưởng ''Eroica''.
    5 năm tiếp theo ở Vienna (1804-1808), cuộc sống của Beethoven có thể mô tả như một trạng thái đơn điệu, buồn tẻ. Tình bạn rạn nứt, âm nhạc thì trưởng thành hơn, và phần lớn thời gian của ông dành cho việc theo đuổi một người phụ nữ mà cả cuộc đời ông không tới được.
    Các bản giao hưởng số 5 và 6 được hoàn thành vào mùa hè năm 1808. Bản số 6 (Pastoral) là bức hoạ mô tả sinh động cuộc sống tươi đẹp ở vùng ngoại ô Heilingenstadt. Tháng 7/1812 Beethoven viết thư cho người phụ nữ không tên và ghi rằng: "Tình yêu bất diệt" (Immortal Beloved). Nhưng bức thư không được gửi, sau khi Beethoven qua đời, người ta đã tìm thấy trong hộc tủ bí mật của ông. Casper Carl - em trai Beethoven qua đời tháng 11/1815. Ông trở thành người bảo trợ cho cháu trai 9 tuổi Karl tới năm 1820.
    Bản giao hưởng số 9 ra đời năm 1823, cũng là thời gian Beethoven hoàn toàn không thể nghe được nữa.
    Những ngày cuối cùng
    Mùa thu năm 1826, Beethoven đi nghỉ cùng Karl (cháu trai) tại Gneixendorf. Thiên tài nhạc cổ điển dường như cảm nhận thời khắc cuối đời. Vào lúc 5:30 sáng, ông đã ngồi bên bàn, giành giật từng giây chạy đua với tử thần để sáng tác. Sau bữa sáng, ông vội vã đi ra những cánh đồng, và đi rất chậm rãi, miệng lẩm nhẩm, cánh tay đưa lên xuống nhịp nhàng, rồi lại đột nhiên dừng lại, lúi húi ghi chép vào cuốn sổ tay.
    Đầu tháng 12, Beethoven trở lại Vienna, bệnh viêm phổi đã lui dần sau những ngày nghỉ. Nhưng chỉ vài ngày sau, ông phải nằm liệt giường vì mắc chứng xơ gan, thậm chí người ta đã nghĩ ông qua đời ngay lúc đó, vì toàn thân Beethoven phù nề đáng sợ. Đầu tháng Ba năm sau, sức khoẻ của ông suy sụp nghiêm trọng. Ngày cuối cùng của Beethoven sau này được bạn ông kể lại là là cuộc đấu tranh ghê gớm với bệnh tật. 5:45 chiều ngày 26/3/1827, cơn bão lớn đột nhiên ập tới nơi ông ở, căn phòng của Beethoven ngập trong ánh chớp chói loà và những tiếng sấm rền vang. Beethoven mở mắt, ông giơ nắm tay phải lên cao, đầy vẻ hăm doạ. Rồi cánh tay rơi xuống, đôi mắt thiên tài khép lại. Một trái tim đã ngừng đập.
    Đám tang của ông có tới hàng chục nghìn người tham dự, ông được chôn cất tại Wahring Cemetery. Năm 1888, hài cốt nhà soạn nhạc thiên tài được chuyển tới Zentral (Vienna) - nơi an nghỉ dành riêng cho những nghệ sĩ vĩ đại.
    Tú Trúc tổng hợp
  7. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    Bach mất năm 1750, hai mươi năm sau Beethoven mới sinh ra đời.
  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bạn đã chỉ rõ hạt sạn này. Cũng may là bạn đọc kỹ. Tôi nhiều khi cũng ẩu và sơ suất quá.
  9. pinksubmarine

    pinksubmarine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2004
    Bài viết:
    212
    Đã được thích:
    0
    mình đọc kỹ vì mình rất thích loạt bài này. cám ơn bạn
  10. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Gil Shaham - nghệ sĩ violin tuổi trẻ tài cao

    Ở tuổi 28, nghệ sĩ violin Gil Shaham đã được công nhận ở phạm vi quốc tế là tài năng bậc thầy. Kể từ sau lần biểu diễn đầu tiên năm 1981 với dàn nhạc giao hưởng Jerusalem, cuộc đời anh gần như gắn bó với các dàn nhạc trên khắp thế giới.

    Anh tham gia trình tấu với New York Philharmonic, Boston Symphony, San Francisco Symphony, Cleveland Orchestra, Philadelphia Orchestra, Los Angeles Philharmonic, Berlin Philharmonic, Orchestre de Paris, Bavarian Radio Orchestra, Japan''s NHK, Royal Philharmonic, Philharmonia Orchestra và London Symphony. Tháng Chín năm trước, Shaham đã thực hiện chuyến đi lần đầu tiên đến Trung Quốc và biểu diễn cùng các dàn nhạc Bắc Kinh và Thượng Hải.
    Nghệ sĩ violin Gil Shaham được công chúng quốc tế đón nhận nồng nhiệt và không ít chuyên gia phê bình khẳng định, anh là một nghệ sĩ nhạc cổ điển đầy sức hấp dẫn. Tên tuổi anh hầu như không bao giờ thiếu trong những lễ hội âm nhạc danh tiếng, hay ở các sân khấu hoành tráng.
    Gil Shaham đã thu âm các bản concerto của Mendelssohn, Bruch, Paganini, Saint-Saëns, Tchaikovsky và Sibelius cùng với dàn nhạc Philharmonia Orchestra và New York Philharmonic; Concerto số 1 và 2 của Wieniawski, "Zigeunerweisen" của Sarasate với nhạc trưởng Lawrence cùng dàn nhạc giao hưởng London. Đồng thời, Gil còn thực hiện nhiều đĩa solo, biểu diễn tác phẩm của Schumann, Richard Strauss, Elgar, Ravel, Franck, Kreisler, Paganini, Saint-Saëns và Sarasate.
    Những đĩa nhạc khác còn bao gồm hai thu âm hợp tác với Orpheus Chamber Orchestra, "Four Seasons" của Vivaldi và "Romances for Violin and Orchestra"; "Paganini for Two" cùng tay guitar Göran Söllscher; "Dvorak for Two" cùng chị giá, Orli; "The Fiddler of the Opera" chuyển thể từ nhạc aria opera; hai đĩa concerto với Andre Previn và dàn nhạc giao hưởng London; Các bản concerto Barber và Korngold, Prokofiev, cả hai đều giành đề cử Grammy; và cuối cùng là "Meeting in Moscow", kết hợp giữa concerto của Kabalevsky và Glazunov dưới sự chỉ huy của Mikhail Pletnev cùng dàn nhạc quốc gia Nga.

    Đỉnh cao trong sự nghiệp của Shaham năm 2002-03 là tam tấu lưu diễn Bắc Mỹ cùng nghệ sĩ piano Yefim Bronfman và nghệ sĩ cello Truls Mørk, một chuyến đi đến châu Âu cùng nhạc công guitar Goran Söllscher. Anh cũng thực hiện các buổi diễn độc tấu tại Viễn Đông và Mỹ...
    Gil Shaham giành một giải thưởng Grammy danh giá vào năm 1999 cho album ''''American Scenes" (André Previn chơi piano). Một số thu âm phát hành gần đây gồm đĩa Bartok (Violin Concerto số hai và hai bản Rhapsody cho Violin và dàn nhạc) cùng với dàn nhạc giao hưởng Chicago Symphony (nhận hai đề cử Grammy). Đĩa nhạc mới nhất của anh là "Quartet for the End of Time" của Messiaen với Myung-Whun Chung, Mischa Maisky và Paul Meyer; "Devil''s Dance" - đĩa song tấu cùng nghệ sĩ piano Jonathan Feldman.
    Shaham sinh ra ở Champaign-Urbana, Illinois, năm 1971. Năm 1973, anh cùng bố mẹ chuyển đến Israel. Lên 7 tuổi, anh theo học violin cùng Samuel Bernstein tại Viện hàn lâm âm nhạc Rubin và lập tức giành học bổng hàng năm của Quỹ phát triển Văn hoá Mỹ - Israel.
    Năm 1981, trong khi học tập với Haim Taub tại Jerusalem, anh đã biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Jerusalem và Israel Philharmonic. Cùng năm đó, anh theo học với Dorothy DeLay và Jens Ellerman tại Aspen. Năm 1982, sau lần đầu tiên nhận giải thưởng trong cuộc thi tài Claremont của Israel, anh giành được suất học bổng tại Juilliard. Anh cũng là sinh viên trường Đại học Columbia.
    Hiện nay, Gil Shaham đang sống tại New York City cùng vợ là nghệ sĩ violin Adele Anthony và con trai Elijah.
    (DT tổng hợp)

Chia sẻ trang này