1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Eugene Ysaÿe - cây vĩ cầm vàng
    Nhà sáng tác âm nhạc kiêm nghệ sỹ violin đại tài Eugene Ysaÿe sinh ngày 16/7/1858 tại Liege, Bỉ. Từ năm lên 5, ông bắt đầu những bài học nhạc lý đầu tiên của mình từ người cha, sau đó có một thời gian ngắn thụ giáo Desire Heynberg và Rodolphe Massart, hai thầy giáo âm nhạc nổi tiếng thời đấy.

    Lên bảy tuổi, Ysaÿe có cuộc trình diễn đầu tiên trước công chúng, tuy không được thành công như cha ông mong đợi. Ysaÿe chắc chắn không phải là thần đồng như nhiều nghệ sĩ tài năng khác, đây là bất lợi lớn trong cuộc đời âm nhạc của ông. Thậm chí, có lúc ông đã bị đuổi ra khỏi Nhạc viện Liege vì biểu diễn âm nhạc quá kém. Tuy nhiên, ông không chấp nhận thất bại.
    Năm 1873, Ysaÿe bắt đầu theo học nhạc sĩ vĩ đại Henryk Wieniawski và được truyền thụ tổng cộng 12 bài học vô giá. Ysaÿe ngưỡng mộ Wieniawski sâu sắc, và hoàn toàn có thể nói rằng những bài học này chính là bước ngoặt trong sự nghiệp đầy tham vọng của nghệ sĩ bậc thầy này. Không lâu sau, ông được sự nâng đỡ của một nghệ sĩ violin tài danh khác ?" Henri Vieuxtemps. Tâm hồn cao thượng này đã xin cho Ysaÿe một suất trợ cấp của chính phủ để ông có thể tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học hành.
    Năm 1879, vào giai đoạn sự nghiệp đang nở rộ, Ysaÿe đến Cologne để tham gia biểu diễn trong một số buổi hòa nhạc. Tại đây, ông được giới thiệu với Joseph Joachim và biểu diễn bản sonat cung Do trưởng của Beethoven với Clara Schumann đệm piano. Buổi biểu diễn được hoan nghênh nhiệt liệt. Sự nghiệp của Ysaÿe bắt đầu lên đến đỉnh cao. Năm 1880, ông trở thành người phụ trách hòa nhạc của dàn nhạc Bilse ở Berlin, và đến năm 1881 thì thôi giữ chức và bắt đầu chuyến lưu diễn sang Na Uy.
    Năm 1883, ông biểu diễn cho Nhạc viện Paris, gặp gỡ và kết bạn với Cesar Franck, người sau này viết bản sonat violin nổi tiếng dành cho ông, và Chausson, người dành cho ông bản Poeme, cũng như các tên tuổi lớn của giới âm nhạc lúc bấy giờ. Năm 1886, ông trở thành giáo sư âm nhạc tại Nhạc viện Brussels trong suốt 11 năm liền.
    Con đường đến với thành công trong sự nghiệp biểu diễn solo của Ysaÿe không hề đơn giản. Mãi đến năm 32 tuổi, sau nhiều đêm miệt mài biểu diễn ở Vienna, ông mới được cộng đồng quốc tế công nhận. Thành công mà ông có được chủ yếu là nhờ vào phong cách sáng tạo không ai có thể bắt chước được. Mặc dù nếp sống hoang dã đôi lúc gây tác động trái ngược đến việc trình diễn của ông, Ysaÿe không bao giờ khiến cho khán giả phải thất vọng.

    Đơn cử, một đêm đã được lên lịch biểu diễn nhưng ông lại hơi quá đà với món rượu vang Bordeaux khoái khẩu (điều trùng hợp là buổi hòa nhạc lại được tổ chức tại Bordeaux). Kết quả là ông lên sàn diễn trong tình trạng "dưới phong độ." Khán giả bắt đầu chế nhạo, la ó. Nhưng, trong suốt nửa sau của buổi hoà nhạc, với dòng lệ giàn giụa trên gương mặt, Ysaÿe đã biểu diễn tác phẩm Poeme của Chausson một cách cảm động nhất từ trước đến nay, khiến cho khán giả cũng phải khóc theo.
    Năm 1894, Ysaÿe thành lập dàn nhạc Ysaÿe Concerts ở Brussels do ông tự chỉ huy, đồng thời thành lập tứ tấu dây Ysaÿe với Mathieu Crickboom, người sau này được ông tặng bản sonat thứ năm trong số sáu bản sonat ông viết cho độc tấu violin. Cũng trong năm này, ông khởi đầu những thành công của mình ở nước Mỹ.
    Ysaÿe dành phần lớn cuộc đời sống tại nước Bỉ yêu quý. Năm 1896, ông cưới Louise Bourdeau de Coutrai và có ba người con trai. Vợ ông mất vào năm 1924, cũng là năm ông sáng tác sáu bản sonat dành cho violin. Tuy nhiên, ngay liền sau đấy ông cưới luôn Jeanette Dincin, 36 tuổi, và cô đã làm Ysaÿe cảm thấy như trẻ lại ở tuổi 70.
    Ysaÿe có vóc dáng tương đối ấn tượng: cao 1,8 m, và với bản tính thích ăn uống, ông thực sự to lớn. Thiên tài âm nhạc qua đời ngày 12/5/1931, trước khi kịp tổ chức lễ mừng thọ tuổi 73. Các bản ghi âm thu riêng tác phẩm âm nhạc của Ysaÿe không có nhiều, và cũng rất khó kiếm. Những tác phẩm biểu diễn tuyệt vời nhất của ông nằm rải rác trên các album của nhiều nhạc sĩ, và do những nghệ sĩ violin hiện đại thể hiện. Sau đây là một số đĩa như thế:
    1. Six Sonatas for Solo Violin, Op. 27/Nimbus NIM7715, Oscar Shumsky (violin)
    2. Complete Violin Recordings/Sony Classical MHK 62337, Eugene Ysaÿe (violin và chỉ huy)
    3. "Poeme"/London 433519-2, Joshua Bell (violin)
    (Hà Lê tổng hợp
  2. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Evgeny Kissin - Thần đồng piano Nga

    Với những ngón tay điêu luyện lướt trên phím đàn piano, khi còn niên thiếu, nhạc sĩ Evgeny Kissin đã khiến cho khán thính giả phải say đắm tiếng đàn của anh.

    Lên hai tuổi, Evgeny Kissin bắt đầu chơi và ngẫu hứng sáng tác với đàn piano. Sớm phát hiện ra tài năng của anh, gia đình Kissin dồn hết mọi thứ có thể để vun đắp cho sự nghiệp của người nhạc sĩ tài ba tương lai. Kissin nhớ lại: "Tôi nhớ lúc đấy tôi mới khoảng ba tuổi rưỡi. Tôi ngồi chơi nhạc bên chiếc đàn piano Bechstein cũ kỹ của gia đình và hát một bài gì đấy, còn bố tôi thì ghi âm lại bằng một cái máy to đùng và một chiếc micrô khổng lồ.
    Năm lên sáu tuổi, cậu bé Evgeny vào học tại trường Năng khiếu Âm nhạc Gnessin (Moscow). Tại đây, cậu được học cùng Anna Pavlovna Kantor, giáo viên âm nhạc duy nhất của cậu. Ngày nay, bà vẫn là cô giáo của anh, và gần đây bà đã dọn đến sống cùng gia đình Kissin. Anh cho biết: "Cô ấy là người cực kỳ chính trực. Cô giúp gia đình tôi rất nhiều. Ngoại trừ một số dòng âm nhạc đương đại, chúng tôi luôn có sự thống nhất về mặt phong cách và thể hiện."
    Evgeny Kissin sinh ngày 10/10/1971 tại Moscow. Mẹ anh là một nghệ sĩ piano, còn bố anh là một kỹ sư bỏ việc khi gia đình chuyển tới miền Tây năm 1992. Theo anh, con đường để anh từ một thần đồng âm nhạc trở thành người nhạc sĩ trưởng thành được xây đắp nên nhờ bố mẹ và cô giáo của anh. Kissin nói: "Họ chỉ cho phép tôi tham gia vài buổi hòa nhạc trong một năm thôi, và họ rất thận trọng để đảm bảo rằng tôi không bao giờ bị vắt kiệt sức cả. Cả bố mẹ lẫn cô giáo đều không có ai ép tôi biểu diễn?"nếu có ép chăng nữa thì họ chỉ ép tôi nghỉ ngơi mà thôi."
    Ngày nay, Kissin vẫn luôn cẩn thận để không bao giờ phải làm việc quá sức, và anh hạn chế số buổi hòa nhạc trong một năm quanh con số 40. Anh tâm sự: "Tôi tự nhận thấy không thể nào tiếp tục biểu diễn độc tấu nếu như chỉ có một ngày nghỉ duy nhất. Tôi đã từng cố gắng vài lần và thấy rằng một ngày là không đủ để tôi hồi phục sau khi đã dốc toàn bộ sức lực vào một đêm độc diễn. Nhưng biểu diễn với cả dàn nhạc thì khác, bởi vì tôi phải chơi ít hơn rất nhiều."

    Năm lên 10 tuổi, Kissin khởi đầu sự nghiệp biểu diễn của mình bằng bản concerto K. 466 viết cho đàn piano của Mozart. Lên 11 tuổi, anh biểu diễn độc tấu lần đầu tiên tại Moscow. Nhưng nghệ sĩ piano trẻ tuổi chính thức được làng âm nhạc quốc tế biết đến vào năm 1984, khi anh biểu diễn hai bản concerto của Chopin tại đại sảnh của Nhạc viện Moscow cùng với dàn nhạc Ulyanovska.
    Cho đến nay, âm nhạc của Chopin vẫn chiếm một phần quan trọng trong các tiết mục biểu diễn của Kissin. Anh cho biết: "Âm nhạc của Chopin rất gần với nỗi lòng của tôi từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Tôi tin rằng ông là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất cho đàn piano. Đặc biệt là vào thời của ông, nếu nói về kỹ thuật piano, Chopin là một nhà cách mạng thực thụ."
    Một lần nữa, Kissin lại chọn hai bản concerto viết cho đàn piano của Chopin khi lần đầu tiên biểu diễn tại thị trường Bắc Mỹ trước cộng đồng yêu nhạc New York, dưới sự chỉ huy của Zubin Mehta vào tháng 9/1990. Anh bắt đầu biểu diễn tại Tây Âu vào năm 1987 tại Liên hoan Berlin. Năm 1988, anh lưu diễn khắp châu Âu, khởi hành tại dàn nhạc giao hưởng London. Một mốc đáng nhớ nữa trong sự nghiệp của người nhạc sĩ trẻ là anh đã mở đầu mùa kỷ niệm 100 năm Carnegie Hall bằng một buổi độc tấu tuyệt vời. Năm 1997, Kissin đã làm nên lịch sử khi biểu diễn độc tấu tại các buổi hòa nhạc đứng danh tiếng của London. Anh nói: "Tôi rất thích các buổi hoà nhạc đứng ở London. Đây là một sự kiện đặc biệt trong đời tôi, vì vậy tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi được trở lại."
    Ngày nay, ở tuổi 33, Kissin đang là nhạc sĩ tiên phong trong thế hệ các nghệ sĩ piano trẻ. Anh thường xuyên xuất hiện với các nhạc trưởng như Claudio Abbadio, Vladimir Ashkenazy và Daniel Barenboim. Anh đã được trao tặng nhiều giải thưởng âm nhạc trên khắp thế giới và đã không ít lần được tôn vinh nhờ các album thu âm, chẳng hạn như giải Edison Klassiek (Hà Lan), Diapason d''Or, và giải Grand Prix of La Nouvelle Academie du Disque (Paris). Năm 1997, anh nhận được giải thưởng Chiến thắng Ưu tú danh tiếng nhờ những đóng góp của anh cho nền văn hóa Nga. Ngoài ra, anh còn nhận được giải thưởng của một số tạp chí âm nhạc trên thế giới như tạp chí Classic CD.
    (Thảo Dân - Tổng hợp
  3. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Tìm nhà cho các tác phẩm của Shostakovich
    Người ta đang tìm kiếm một căn hộ mới cho hàng nghìn đĩa nhạc thu âm và rất nhiều bản thảo viết tay của nhà soạn nhạc lừng danh Dmitri Shostakovich.

    Bộ sưu tập từng thuộc về nhạc trưởng Roman Matsov, một người hợp tác gần gũi với Shostakovich.
    Các đĩa nhạc chất đống trong một căn hộ của người Estonia, nơi Matsov sinh sống trước lúc từ giã cuộc đời vào năm 2001 (thọ 84 tuổi).Con trai của Matsov, Mark, hiện đang gặp trục trặc về vấn đề trả tiền thuê căn hộ và sợ rằng bộ sưu tập sẽ bị mất mát.
    Gia tài quý giá
    Yevgeny Pasternak, con trai của nhà văn người Nga đoạt giải Nobel, Boris Pasternak, cảnh báo rằng, nếu quá trình lưu trữ không đảm bảo, thì ''''một trong những gia tài văn hoá quan trong nhất của con người sẽ bị hư hỏng''''.
    Shostakovich được xem là một trong những người sáng tác nhạc giao hưởng vĩ đại nhất thế kỷ 20. Ông viết vô vàn tác phẩm: giao hưởng, concerto, nhạc thính phòng, ballet, opera, cantata và oratorio cũng như nhiều bản dành cho trình tấu nhạc khí khác.
    Shostakovich và Matsov đã xây dựng quan hệ tốt đẹp kể từ khi họ gặp nhau lần đầu tiên năm 1927. Shostakovich đề nghị Matsov trình diễn những tác phẩm của mình tại thủ đô Tallinn (Estonian).
    Leon Botstein, chỉ huy dàn nhạc American Symphony Orchestra, đánh giá: Những tác phẩm mà Shostakovich để lại có thể giúp cho nhà nghiên cứu, nghệ sĩ và công chúng hâm mộ hiểu biết được chiều sâu ý thức và tài năng nghệ thuật cũng như mong muốn khát vọng của ông.
    Shostakovich là tác giả của hai bản ''''trường ca'''' Giao hưởng số 7 (Leningrad) và số 8.
    Dmitri Shostakovich

    Dmitri Shostakovich sinh ngày 25/12/1906 tại St. Petersburg, Nga. Cha ông là một kiến trúc sư nhưng rất yêu thích âm nhạc, mẹ ông là nhạc công piano chuyên nghiệp, cũng là người thầy đầu tiên của Dmitri. Năm 1919, Shostakovich thi đậu vào trường nạhc Petrograd. Ông viết bản Giao hưởng số 1 lúc tốt nghiệp năm 1925. Chính tác phẩm này làm ông nổi tiếng thế giới.
    Shostakovich sống và làm việc trong thời kỳ khó khăn với các nhà soạn nhạc. Năm ông viết vở opera có tên là Lady Macbeth of Mtsensk. Tuy nhiên, vở nhạc kịch này không được công diễn mãi tới năm 1963.
    Shostakovich đã bỏ dở Bản giao hưởng số 4 vì nhiều lý do, rồi bắt tay vào viết bản giao hưởng số 5 năm 1937. Tác phẩm này đã được cả thế giới đón nhận. Thậm chí đến tận ngày nay, các dàn nhạc vẫn thường xuyên biểu diễn nhạc phẩm ấy.
    Sau Thế chiến II, Stalin mong muốn Shostakovich viết bản ''''trường ca'''' Giao hưởng số 9 như của Beethoven để kỷ niệm ngày quân đồng minh chiến thắng. Nhưng Shostakovich đã không hoàn thành đúng theo ý nguyện của Stalin.
    Bên cạnh vị trí là nhà soạn nhạc trứ danh, Shostakovich còn là người thầy tận tâm và người cha trách nhiệm. Ông dạy học tại trường nhạc Moscow, sau đó trở về trường nhạc Leningrad.
    Shostakovich qua đời ngày 9/8/1975.
    (DT tổng hợp
  4. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Evgeny Kissin - Thần đồng piano Nga

    Với những ngón tay điêu luyện lướt trên phím đàn piano, khi còn niên thiếu, nhạc sĩ Evgeny Kissin đã khiến cho khán thính giả phải say đắm tiếng đàn của anh.

    Lên hai tuổi, Evgeny Kissin bắt đầu chơi và ngẫu hứng sáng tác với đàn piano. Sớm phát hiện ra tài năng của anh, gia đình Kissin dồn hết mọi thứ có thể để vun đắp cho sự nghiệp của người nhạc sĩ tài ba tương lai. Kissin nhớ lại: "Tôi nhớ lúc đấy tôi mới khoảng ba tuổi rưỡi. Tôi ngồi chơi nhạc bên chiếc đàn piano Bechstein cũ kỹ của gia đình và hát một bài gì đấy, còn bố tôi thì ghi âm lại bằng một cái máy to đùng và một chiếc micrô khổng lồ.
    Năm lên sáu tuổi, cậu bé Evgeny vào học tại trường Năng khiếu Âm nhạc Gnessin (Moscow). Tại đây, cậu được học cùng Anna Pavlovna Kantor, giáo viên âm nhạc duy nhất của cậu. Ngày nay, bà vẫn là cô giáo của anh, và gần đây bà đã dọn đến sống cùng gia đình Kissin. Anh cho biết: "Cô ấy là người cực kỳ chính trực. Cô giúp gia đình tôi rất nhiều. Ngoại trừ một số dòng âm nhạc đương đại, chúng tôi luôn có sự thống nhất về mặt phong cách và thể hiện."
    Evgeny Kissin sinh ngày 10/10/1971 tại Moscow. Mẹ anh là một nghệ sĩ piano, còn bố anh là một kỹ sư bỏ việc khi gia đình chuyển tới miền Tây năm 1992. Theo anh, con đường để anh từ một thần đồng âm nhạc trở thành người nhạc sĩ trưởng thành được xây đắp nên nhờ bố mẹ và cô giáo của anh. Kissin nói: "Họ chỉ cho phép tôi tham gia vài buổi hòa nhạc trong một năm thôi, và họ rất thận trọng để đảm bảo rằng tôi không bao giờ bị vắt kiệt sức cả. Cả bố mẹ lẫn cô giáo đều không có ai ép tôi biểu diễn?"nếu có ép chăng nữa thì họ chỉ ép tôi nghỉ ngơi mà thôi."
    Ngày nay, Kissin vẫn luôn cẩn thận để không bao giờ phải làm việc quá sức, và anh hạn chế số buổi hòa nhạc trong một năm quanh con số 40. Anh tâm sự: "Tôi tự nhận thấy không thể nào tiếp tục biểu diễn độc tấu nếu như chỉ có một ngày nghỉ duy nhất. Tôi đã từng cố gắng vài lần và thấy rằng một ngày là không đủ để tôi hồi phục sau khi đã dốc toàn bộ sức lực vào một đêm độc diễn. Nhưng biểu diễn với cả dàn nhạc thì khác, bởi vì tôi phải chơi ít hơn rất nhiều."

    Năm lên 10 tuổi, Kissin khởi đầu sự nghiệp biểu diễn của mình bằng bản concerto K. 466 viết cho đàn piano của Mozart. Lên 11 tuổi, anh biểu diễn độc tấu lần đầu tiên tại Moscow. Nhưng nghệ sĩ piano trẻ tuổi chính thức được làng âm nhạc quốc tế biết đến vào năm 1984, khi anh biểu diễn hai bản concerto của Chopin tại đại sảnh của Nhạc viện Moscow cùng với dàn nhạc Ulyanovska.
    Cho đến nay, âm nhạc của Chopin vẫn chiếm một phần quan trọng trong các tiết mục biểu diễn của Kissin. Anh cho biết: "Âm nhạc của Chopin rất gần với nỗi lòng của tôi từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Tôi tin rằng ông là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất cho đàn piano. Đặc biệt là vào thời của ông, nếu nói về kỹ thuật piano, Chopin là một nhà cách mạng thực thụ."
    Một lần nữa, Kissin lại chọn hai bản concerto viết cho đàn piano của Chopin khi lần đầu tiên biểu diễn tại thị trường Bắc Mỹ trước cộng đồng yêu nhạc New York, dưới sự chỉ huy của Zubin Mehta vào tháng 9/1990. Anh bắt đầu biểu diễn tại Tây Âu vào năm 1987 tại Liên hoan Berlin. Năm 1988, anh lưu diễn khắp châu Âu, khởi hành tại dàn nhạc giao hưởng London. Một mốc đáng nhớ nữa trong sự nghiệp của người nhạc sĩ trẻ là anh đã mở đầu mùa kỷ niệm 100 năm Carnegie Hall bằng một buổi độc tấu tuyệt vời. Năm 1997, Kissin đã làm nên lịch sử khi biểu diễn độc tấu tại các buổi hòa nhạc đứng danh tiếng của London. Anh nói: "Tôi rất thích các buổi hoà nhạc đứng ở London. Đây là một sự kiện đặc biệt trong đời tôi, vì vậy tôi luôn cảm thấy hạnh phúc khi được trở lại."
    Ngày nay, ở tuổi 33, Kissin đang là nhạc sĩ tiên phong trong thế hệ các nghệ sĩ piano trẻ. Anh thường xuyên xuất hiện với các nhạc trưởng như Claudio Abbadio, Vladimir Ashkenazy và Daniel Barenboim. Anh đã được trao tặng nhiều giải thưởng âm nhạc trên khắp thế giới và đã không ít lần được tôn vinh nhờ các album thu âm, chẳng hạn như giải Edison Klassiek (Hà Lan), Diapason d''Or, và giải Grand Prix of La Nouvelle Academie du Disque (Paris). Năm 1997, anh nhận được giải thưởng Chiến thắng Ưu tú danh tiếng nhờ những đóng góp của anh cho nền văn hóa Nga. Ngoài ra, anh còn nhận được giải thưởng của một số tạp chí âm nhạc trên thế giới như tạp chí Classic CD.
    (Thảo Dân - Tổng hợp
  5. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Eugene Ysaÿe - cây vĩ cầm vàng
    Nhà sáng tác âm nhạc kiêm nghệ sỹ violin đại tài Eugene Ysaÿe sinh ngày 16/7/1858 tại Liege, Bỉ. Từ năm lên 5, ông bắt đầu những bài học nhạc lý đầu tiên của mình từ người cha, sau đó có một thời gian ngắn thụ giáo Desire Heynberg và Rodolphe Massart, hai thầy giáo âm nhạc nổi tiếng thời đấy.

    Lên bảy tuổi, Ysaÿe có cuộc trình diễn đầu tiên trước công chúng, tuy không được thành công như cha ông mong đợi. Ysaÿe chắc chắn không phải là thần đồng như nhiều nghệ sĩ tài năng khác, đây là bất lợi lớn trong cuộc đời âm nhạc của ông. Thậm chí, có lúc ông đã bị đuổi ra khỏi Nhạc viện Liege vì biểu diễn âm nhạc quá kém. Tuy nhiên, ông không chấp nhận thất bại.
    Năm 1873, Ysaÿe bắt đầu theo học nhạc sĩ vĩ đại Henryk Wieniawski và được truyền thụ tổng cộng 12 bài học vô giá. Ysaÿe ngưỡng mộ Wieniawski sâu sắc, và hoàn toàn có thể nói rằng những bài học này chính là bước ngoặt trong sự nghiệp đầy tham vọng của nghệ sĩ bậc thầy này. Không lâu sau, ông được sự nâng đỡ của một nghệ sĩ violin tài danh khác ?" Henri Vieuxtemps. Tâm hồn cao thượng này đã xin cho Ysaÿe một suất trợ cấp của chính phủ để ông có thể tiếp tục theo đuổi sự nghiệp học hành.
    Năm 1879, vào giai đoạn sự nghiệp đang nở rộ, Ysaÿe đến Cologne để tham gia biểu diễn trong một số buổi hòa nhạc. Tại đây, ông được giới thiệu với Joseph Joachim và biểu diễn bản sonat cung Do trưởng của Beethoven với Clara Schumann đệm piano. Buổi biểu diễn được hoan nghênh nhiệt liệt. Sự nghiệp của Ysaÿe bắt đầu lên đến đỉnh cao. Năm 1880, ông trở thành người phụ trách hòa nhạc của dàn nhạc Bilse ở Berlin, và đến năm 1881 thì thôi giữ chức và bắt đầu chuyến lưu diễn sang Na Uy.
    Năm 1883, ông biểu diễn cho Nhạc viện Paris, gặp gỡ và kết bạn với Cesar Franck, người sau này viết bản sonat violin nổi tiếng dành cho ông, và Chausson, người dành cho ông bản Poeme, cũng như các tên tuổi lớn của giới âm nhạc lúc bấy giờ. Năm 1886, ông trở thành giáo sư âm nhạc tại Nhạc viện Brussels trong suốt 11 năm liền.
    Con đường đến với thành công trong sự nghiệp biểu diễn solo của Ysaÿe không hề đơn giản. Mãi đến năm 32 tuổi, sau nhiều đêm miệt mài biểu diễn ở Vienna, ông mới được cộng đồng quốc tế công nhận. Thành công mà ông có được chủ yếu là nhờ vào phong cách sáng tạo không ai có thể bắt chước được. Mặc dù nếp sống hoang dã đôi lúc gây tác động trái ngược đến việc trình diễn của ông, Ysaÿe không bao giờ khiến cho khán giả phải thất vọng.

    Đơn cử, một đêm đã được lên lịch biểu diễn nhưng ông lại hơi quá đà với món rượu vang Bordeaux khoái khẩu (điều trùng hợp là buổi hòa nhạc lại được tổ chức tại Bordeaux). Kết quả là ông lên sàn diễn trong tình trạng "dưới phong độ." Khán giả bắt đầu chế nhạo, la ó. Nhưng, trong suốt nửa sau của buổi hoà nhạc, với dòng lệ giàn giụa trên gương mặt, Ysaÿe đã biểu diễn tác phẩm Poeme của Chausson một cách cảm động nhất từ trước đến nay, khiến cho khán giả cũng phải khóc theo.
    Năm 1894, Ysaÿe thành lập dàn nhạc Ysaÿe Concerts ở Brussels do ông tự chỉ huy, đồng thời thành lập tứ tấu dây Ysaÿe với Mathieu Crickboom, người sau này được ông tặng bản sonat thứ năm trong số sáu bản sonat ông viết cho độc tấu violin. Cũng trong năm này, ông khởi đầu những thành công của mình ở nước Mỹ.
    Ysaÿe dành phần lớn cuộc đời sống tại nước Bỉ yêu quý. Năm 1896, ông cưới Louise Bourdeau de Coutrai và có ba người con trai. Vợ ông mất vào năm 1924, cũng là năm ông sáng tác sáu bản sonat dành cho violin. Tuy nhiên, ngay liền sau đấy ông cưới luôn Jeanette Dincin, 36 tuổi, và cô đã làm Ysaÿe cảm thấy như trẻ lại ở tuổi 70.
    Ysaÿe có vóc dáng tương đối ấn tượng: cao 1,8 m, và với bản tính thích ăn uống, ông thực sự to lớn. Thiên tài âm nhạc qua đời ngày 12/5/1931, trước khi kịp tổ chức lễ mừng thọ tuổi 73. Các bản ghi âm thu riêng tác phẩm âm nhạc của Ysaÿe không có nhiều, và cũng rất khó kiếm. Những tác phẩm biểu diễn tuyệt vời nhất của ông nằm rải rác trên các album của nhiều nhạc sĩ, và do những nghệ sĩ violin hiện đại thể hiện. Sau đây là một số đĩa như thế:
    1. Six Sonatas for Solo Violin, Op. 27/Nimbus NIM7715, Oscar Shumsky (violin)
    2. Complete Violin Recordings/Sony Classical MHK 62337, Eugene Ysaÿe (violin và chỉ huy)
    3. "Poeme"/London 433519-2, Joshua Bell (violin)
    (Hà Lê tổng hợp
  6. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Gil Shaham - nghệ sĩ violin tuổi trẻ tài cao

    Ở tuổi 28, nghệ sĩ violin Gil Shaham đã được công nhận ở phạm vi quốc tế là tài năng bậc thầy. Kể từ sau lần biểu diễn đầu tiên năm 1981 với dàn nhạc giao hưởng Jerusalem, cuộc đời anh gần như gắn bó với các dàn nhạc trên khắp thế giới.

    Anh tham gia trình tấu với New York Philharmonic, Boston Symphony, San Francisco Symphony, Cleveland Orchestra, Philadelphia Orchestra, Los Angeles Philharmonic, Berlin Philharmonic, Orchestre de Paris, Bavarian Radio Orchestra, Japan''s NHK, Royal Philharmonic, Philharmonia Orchestra và London Symphony. Tháng Chín năm trước, Shaham đã thực hiện chuyến đi lần đầu tiên đến Trung Quốc và biểu diễn cùng các dàn nhạc Bắc Kinh và Thượng Hải.
    Nghệ sĩ violin Gil Shaham được công chúng quốc tế đón nhận nồng nhiệt và không ít chuyên gia phê bình khẳng định, anh là một nghệ sĩ nhạc cổ điển đầy sức hấp dẫn. Tên tuổi anh hầu như không bao giờ thiếu trong những lễ hội âm nhạc danh tiếng, hay ở các sân khấu hoành tráng.
    Gil Shaham đã thu âm các bản concerto của Mendelssohn, Bruch, Paganini, Saint-Saëns, Tchaikovsky và Sibelius cùng với dàn nhạc Philharmonia Orchestra và New York Philharmonic; Concerto số 1 và 2 của Wieniawski, "Zigeunerweisen" của Sarasate với nhạc trưởng Lawrence cùng dàn nhạc giao hưởng London. Đồng thời, Gil còn thực hiện nhiều đĩa solo, biểu diễn tác phẩm của Schumann, Richard Strauss, Elgar, Ravel, Franck, Kreisler, Paganini, Saint-Saëns và Sarasate.
    Những đĩa nhạc khác còn bao gồm hai thu âm hợp tác với Orpheus Chamber Orchestra, "Four Seasons" của Vivaldi và "Romances for Violin and Orchestra"; "Paganini for Two" cùng tay guitar Göran Söllscher; "Dvorak for Two" cùng chị giá, Orli; "The Fiddler of the Opera" chuyển thể từ nhạc aria opera; hai đĩa concerto với Andre Previn và dàn nhạc giao hưởng London; Các bản concerto Barber và Korngold, Prokofiev, cả hai đều giành đề cử Grammy; và cuối cùng là "Meeting in Moscow", kết hợp giữa concerto của Kabalevsky và Glazunov dưới sự chỉ huy của Mikhail Pletnev cùng dàn nhạc quốc gia Nga.

    Đỉnh cao trong sự nghiệp của Shaham năm 2002-03 là tam tấu lưu diễn Bắc Mỹ cùng nghệ sĩ piano Yefim Bronfman và nghệ sĩ cello Truls Mørk, một chuyến đi đến châu Âu cùng nhạc công guitar Goran Söllscher. Anh cũng thực hiện các buổi diễn độc tấu tại Viễn Đông và Mỹ...
    Gil Shaham giành một giải thưởng Grammy danh giá vào năm 1999 cho album ''''American Scenes" (André Previn chơi piano). Một số thu âm phát hành gần đây gồm đĩa Bartok (Violin Concerto số hai và hai bản Rhapsody cho Violin và dàn nhạc) cùng với dàn nhạc giao hưởng Chicago Symphony (nhận hai đề cử Grammy). Đĩa nhạc mới nhất của anh là "Quartet for the End of Time" của Messiaen với Myung-Whun Chung, Mischa Maisky và Paul Meyer; "Devil''s Dance" - đĩa song tấu cùng nghệ sĩ piano Jonathan Feldman.
    Shaham sinh ra ở Champaign-Urbana, Illinois, năm 1971. Năm 1973, anh cùng bố mẹ chuyển đến Israel. Lên 7 tuổi, anh theo học violin cùng Samuel Bernstein tại Viện hàn lâm âm nhạc Rubin và lập tức giành học bổng hàng năm của Quỹ phát triển Văn hoá Mỹ - Israel.
    Năm 1981, trong khi học tập với Haim Taub tại Jerusalem, anh đã biểu diễn cùng Dàn nhạc giao hưởng Jerusalem và Israel Philharmonic. Cùng năm đó, anh theo học với Dorothy DeLay và Jens Ellerman tại Aspen. Năm 1982, sau lần đầu tiên nhận giải thưởng trong cuộc thi tài Claremont của Israel, anh giành được suất học bổng tại Juilliard. Anh cũng là sinh viên trường Đại học Columbia.
    Hiện nay, Gil Shaham đang sống tại New York City cùng vợ là nghệ sĩ violin Adele Anthony và con trai Elijah.
    (DT tổng hợp)
  7. Pastorale

    Pastorale Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    170
    Đã được thích:
    0

  8. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Yehudi Menuhin - nghệ sĩ violin huyền thoại
    Yehudi Menuhin (1916-1999) là một trong những nghệ sĩ violin trứ danh nhất của thế kỷ 20. Từ lúc bắt đầu đến với sự nghiệp âm nhạc (8 tuổi) tới khi từ giã cuộc đời (82) tuổi, ông luôn nổi tiếng ở cương vị nhạc công, nhạc trưởng.
    Tên:
    Yehudi Menuhin

    Ngày sinh:
    16/4/1916

    Ngày mất:
    12/3/1999

    Nơi sinh:
    New York, Mỹ

    Nơi mất:
    Berlin, Đức

    Quốc tịch:
    Mỹ

    Nghề nghiệp:
    Nghệ sĩ violin, chỉ huy dàn nhạc

    Những giải thưởng
    Hiệp sĩ Đế chế Anh 1966; Huân chương danh dự Đức; Huân chương Bắc đẩu bội tinh Ordre des Arts và Lettres Pháp; Hiệp sĩ Hoàng gia Hy Lạp; Huân chương vinh quang Leopold & Ordre de la Couronne Bỉ; giải thưởng Jawaharlal Nehru của Tổ chức trí tuệ quốc tế 1968; Huy chương vàng của Hiệp hội người yêu nhạc Hoàng gia London...
    Menuhin sinh ngày 22/4/1916 trong một gia đình nhập cư người Do Thái. Yehudi chào đời ở New York nhưng gia đình ông chuyển tới San Francisco khi ông mới 9 tháng tuổi. Cha ông, Moshe Menuhin, dạy tiếng Do Thái, còn mẹ ông, Maratha Menuhin, là một người ,mẹ hết lòng vì con. Cha mẹ Mehuhin dạy con ngay tại nhà.
    Thần đồng
    Lần đầu tiên, Menuhin thể hiện lòng say mê với âm nhạc là vào năm 2 tuổi, khi cùng cha mẹ đến buổi hoà nhạc của Dàn nhạc giao hưởng San Francisco. Cậu bé mới chỉ biết đi ấy chăm chú lắng nghe và không hề gây ra tiếng động nào. Khi lên 5 tuổi, Menuhin bắt đầu theo học violin với Sigmund Anker, một giáo viên có biệt tài dạy trẻ em. Sáu tháng sau, thần đồng bắt đầu xuất hiện trước công chúng tại phòng thu của Anker. Năm 1923, Menuhin theo học Louis Persinger, nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng San Francisco. Mới lên 8 tuổi, cậu bé đã biểu diễn độc tấu. Khi Persinger chuyển đến New York năm 1925, Menuhin cũng theo thầy, 1 năm sau đã trình tấu tại Nhà hát Opera Manhattan.
    Một vị chưởng lý giàu có tại San Francisco, Sidney Behrman, trở thành người bảo trợ cho Menuhin. Ông viết tờ cam kết tài trợ gửi tới gia đình Yehudi và cung cấp tài chính cho chuyến đi đến châu Âu, giúp Menuhin theo đuổi sự nghiệp âm nhạc. Tiếng tăm Menuhin đã sớm lan rộng khắp châu Âu như một nghệ sĩ bậc thầy. Cậu thiếu niên đã có buổi công diễn đầu tiên tại Paris và Brussels năm 1927, tại Berlin và London năm 1929. Sau một buổi trình tấu năm 1929 ở Berlin, Albert Einstein đã chờ sẵn nơi hậu trường, hôn thần đồng 13 tuổi này và nói: "Ngày hôm nay, Yehudi, cậu đã một lần nữa minh chứng cho tôi thấy rằng, có một vị Chúa nơi Thiên đường'''', tờ New York Times đã đăng tải lời nói nổi tiếng ấy.
    Menuhin bắt đầu thu âm năm 1928. Anh thường thực hiện đĩa nhạc cùng với chị gái, Hephzibah, người biểu diễn piano cùng với Yehudi suốt 40 năm trời ròng rã. Khi chị gái qua đời năm 1981, Menuhin đã nói với New York Times rằng: "Chúng tôi cũng có những khi tranh luận, chúng tôi chơi một cách tự động, và chúng tôi là một''''.
    Phong cách biểu diễn của Menuhin ngày càng trở nên thuần thục. Sau buổi độc tấu bản Concerto dành cho violin của Beethoven với Dàn nhạc giao hưởng New York (11 tuổi), một nhà phê bình của Herald Tribune đã nhận xét: ''''Menuhin, một phong cách đường hoàng và thực sự chín muồi. Những gì bạn nghe thấy, sẽ mang hơi thở của bạn đi xa, đưa bạn đến cõi tâm linh sâu thẳm, huyền bí nhất của con người''''.
    Năm 1934, Menuhin thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới, thăm 63 thành phố tại 13 quốc gia và biểu diễn hơn 110 buổi. Sau tour lưu diễn này, gia đình ông chuyển về California. Menuhin có hai năm xa rời âm nhạc mà không hề đưa ra bất kỳ lời giải thích nào. Ông dành thời gian để học tập, nghiên cứu và tự kiểm tra bản thân. Không ít nhà viết tiểu sử cho rằng, do được công nhận từ quá sớm, nên việc giáo dục âm nhạc của Menuhin thiếu kỹ thuật chuyên môn.


    Khi Menuhin trở lại sân khấu năm 1937, ông đã được xem là một trong những nghệ sĩ violin lỗi lạc nhất thế kỷ. Ông thường sử dụng những nhạc phẩm nguyên gốc hơn là các bản phóng tác hay đã được biên tập lại trong khi các nghệ sĩ violin lại thích biểu diễn kiểu này. Menuhin hiếm khi thể hiện nhạc phẩm được đề cao hay phổ biến như Concerto violin của Elgar, bản Concerto violin ''''thất lạc'''' của Schumann, hay một số tác phẩm của Bartok, Enesco, Ernest Bloch, William Walton...
    Ngày 26/5/1938, Menuhin kết hôn cùng Nola Ruby Nicholas, con gái một nhà tư bản công nghiệp người Australia. Họ có một con gái, Zamira, và một con trai, Krov. Hai người chia tay nhau năm 1947.
    Những năm 1940 là thời kỳ căng thẳng với Menuhin bởi cuộc hôn nhân đổ vỡ, bởi hiểm hoạ chiến tranh. Ông thực hiện hơn 500 buổi biểu diễn cho quân đội Mỹ và đồng minh, chủ yếu ở vùng chiến sự. Thời hậu chiến, Menuhin đã trình tấu và đi thăm nhiều trại tập trung, trại nhập cư trái phép...
    Năm 1947, Menuhin cưới Diana Rosamon Gould, một nữ diễn viên người Anh kiêm vũ nữ ballet. Họ có hai con trai, Jeremy và Gerard. Gould có ảnh hưởng rất lớn với đời sống âm nhạc của Menuhin và giúp ông ''''hồi sinh tinh thần'''' sau chuỗi ngày dài chán chường, thất vọng.
    Bất đồng chính trị
    Thời gian này, sự nghiệp âm nhạc của Menuhin đã bị tác động rất nhiều vì những bất đồng chính trị. Những nhóm người Do Thái đã không chấp thuận việc ông biểu diễn với Berlin Philharmonic Orchestra dưới sự dẫn dắt của Wilhelm Furtwangler hồi sau Thế chiến II. Năm 1949, Furtwangler đã được bổ nhiệm vào cương vị nhạc trưởng Dàn nhạc giao hưởng Chicago. Rất nhiều nhạc công tuyên bố, họ sẽ không bao giờ chơi trong dàn nhạc nếu như Furtwangler đảm nhận vị trí này. Menuhin vẫn tiếp tục ủng hộ bạn mình. Năm 1950, khi lần đầu tiên thực hiện lưu diễn ở Israel, ông đã bị rất nhiều người Do Thái tẩy chay như hồi trình tấu tại Berlin năm 1947.
    Menuhin thu hút sự chú ý nhiều hơn của giới phê bình vào năm 1967, khi ông biểu diễn những buổi hoà nhạc từ thiện cho các tổ chức nhân đạo Israel hay giúp đỡ nạn dân Arab ở Trung Đông. Mặc dầu Menuhin được công nhận là một nhạc công tài năng tại Israel, nhưng sự nổi tiếng của ông vẫn bị che khuất.
    Menuhin tự coi mình là một người theo chủ nghĩa quốc tế. Thập niên 50, ở những buổi trả lời phỏng vấn, ông thường nói với báo giới rằng, hoà bình chỉ có thể đạt được khi mỗi chính phủ trên thế giới thực hiện sự ôn hoà. Thông qua ảnh hưởng của Menuhin, Mỹ và Liên Xô đã có buổi giao lưu văn hoá năm 1955.
    Menuhin là người sinh ra ở Mỹ, nhưng sống phần lớn cuộc đời tại châu Âu. Ông trở thành một ''''thần dân Anh'''' trong khi vẫn là công dân Mỹ. Menuhin được phong tước Hiệp sĩ năm 1966.
    Hứng thú nhiều hơn với vị trí nhạc trưởng
    Suốt những năm 50, 60, Menuhin trở thành nghệ sĩ không thể thiếu được trong các liên hoan âm nhạc tại Gstaad, Switzerland năm 1956 và Bath, England năm 1959. Mặc dầu sự ra mắt chính thức ở cương vị nhạc trưởng đầu tiên của ông là tại Dallas năm 1942, nhưng thực chất ở Gstaad và Bath, công chúng đã coi đây là ''''chuyện thường ngày''''.
    Cuối thập niên 60, Menuhin bắt đầu xa rời các dàn nhạc nổi tiếng thế giới cũng như những công ty ghi âm.
    Menuhin hoàn tất tour lưu diễn đầu tiên ở vị trí nhạc trưởng với Royal Philharmonic Orchestra tại Mỹ năm 1985. Ông nói với U.S. News and World Report năm 1987 rằng, chỉ huy dàn nhạc là một ''''hình thái hoàn chỉnh của rèn luyện - đó là một công việc tổng hợp trong con người từ trí não, trái tim, cảm xúc, hoài niệm và trí tuệ''''. Những năm 1990, bệnh điếc đã buộc ông phải dừng chơi violin, nhưng Menuhin vẫn tiếp tục chỉ huy dàn nhạc.
    Trách nhiệm với nghệ sĩ trẻ
    Menuhin là người rất tận tâm với giới trẻ tiếp nối. Ông thường dạy trẻ em say mê âm nhạc. Menuhin kể với BBC, ông cảm thấy có ''''trách nhiệm đặc biệt'''' trong việc giúp đỡ các nghệ sĩ trẻ nâng cao trình độ và phát huy hết tài năng của mình. "Tôi cố gắng giúp họ cảm thấy rằng, họ là những thành viên trong một cộng đồng vĩ đại, và thông qua âm nhạc, có thể đến với tất cả mọi người trên trái đất''''.
    Menuhin xây dựng trường nhạc Yehudi Menuhin tại Stoke d''Abernon, Anh năm 1963. Trường chủ yếu dạy nhạc cho trẻ em từ 8-14 tuổi. Menuhin cũng đảm nhận các lớp như nhiều giáo viên khác. Ông là hiệu trưởng Trường nhạc Trinity, London năm 1971 và thành lập Học viện Menuhin tại Gstaad, Thuỵ Sĩ năm 1977.
    Chân trời rộng mở
    Hứng thú của Menuhin ngoài âm nhạc ngày một mở rộng. Ông là một nhà hoạt động môi trường, một người tập luyện chuyên cần yoga. Ông thường sử dụng môn này để thư giãn trước mỗi buổi hoà nhạc. Menuhin còn là người chủ trương ăn kiêng và cảnh báo những nguy hiểm của việc ăn nhiều gạo trắng, đường tinh chế, bánh mỳ trắng.
    Đặc biệt, ngoài cổ điển, Menuhin còn đến với nhiều thể loại âm nhạc khác. Ông thu âm các album jazz với Stephane Grappelli và Eastern cũng như nghệ sĩ sitar người Ấn Độ Ravi Shankar. Menuhin ngưỡng mộ nhóm nhạc The Beatles. Năm 1979, Menuhin và Curtis W. Davis viết The Music of Man, một nghiên cứu âm nhạc quốc tế từ thời cổ xưa đến punk rock.
    Menuhin tiếp tục chỉ huy dàn nhạc tới lúc qua đời vì bệnh tim ngày 12/3/1999 ở Berlin. Ông được người hâm mộ mãi mãi ghi nhớ như một thần đồng, một tài năng violin hơn 70 năm hoạt động trên sân khấu âm nhạc thế giới.
    Tú Trúc tổng hợp

  9. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    ?oThánh lễ mùa xuân? của I.Stravinsky qua P.Boulez




    Chào đón mùa xuân về, chúng ta cùng nghe lại một tác phẩm kinh điển của I.Stravinsky - Thánh lễ mùa xuân (The Rite of Spring) - và GĐX xin giới thiệu sau đây bài viết của nhạc sĩ hiện đại lừng danh Pierre Boulez về tác phẩm kiệt xuất này. 



    [​IMG]

     


    I.Stravinsky
    Thánh lễ mùa xuân (The Rite of Spring)
    được xem là tác phẩm biểu tượng của I.Stravinsky, thậm chí, của toàn bộ âm nhạc ?obác học? thế kỉ 20. Buổi ra mắt tác phẩm này tại Théâtre des Champs-Elysées ngày 29/5/1913 là một trong những vụ scandal nổi tiếng nhất trong lịch sử sinh hoạt nghệ thuật phương Tây. Khán thính giả thấy ?obuồn cười? vì khúc dẫn nhập vừa êm ả lại vừa linh hoạt. Khi màn mở và vũ công Nijinsky bắt đầu vũ thì cử tọa nổi cơn thịnh nộ, ?ocảm quan tinh tế? của họ bị xúc phạm. M.Ravel và C.Debussy cũng có mặt và bị âm nhạc cuốn hút, nhưng chẳng mấy chốc thì khán phòng chìm trong một cuộc ẩu đả ầm ĩ, nắm đấm cũng được tung ra. Buổi diễn chỉ có thể kết thúc với sự trợ lực của Nijinsky, chênh vênh trên thành ghế bên cánh gà, hô vang nhịp nhảy cho các vũ công.
    Vụ scandal nhanh chóng tạo ra hình ảnh một nhà soạn nhạc cách mạng, đạp đổ thần tượng, một enfant terrible, tác giả của một nhạc bản làm rung chuyển - và theo một số người - lật đổ toàn bộ nền âm nhạc cũ? Hôm nay, với khoảng cách của thời gian, người ta dễ dàng nhận ra rằng, bên cạnh những cái mới, tác phẩm còn chuyên chở những khía cạnh truyền thống, cắm sâu trong âm nhạc chủ âm, trong cách sử dụng hợp âm chủ ba nốt, trong âm nhạc dân gian Nga, và ngay cả trong âm nhạc của các nhà soạn nhạc như Scriabin, Debussy, và Ravel ? Nhưng sức tác động mạnh mẽ của tác phẩm, nhất là năng lực sáng tạo sôi sục đằng sau, vẫn tràn ngập người nghe cho tới hôm nay.
    Thánh lễ mùa xuân là một địa chỉ chính xác cho ai muốn đi tìm khai sinh cho cái vẫn còn được gọi là âm nhạc ?ođương đại?. Là loại tác phẩm tuyên ngôn, trong cùng cung cách, và có lẽ, trong cùng lí do như bức hoạ Các thiếu nữ ở Avignon của Picasso, Thánh lễ mùa xuân không ngừng tạo ra, đầu tiên, các cuộc luận chiến, sau đó, những lời ngợi ca, và cuối cùng, việc gạn đục khơi trong cần thiết. Suốt 7 thập niên, sự hiện diện của tác phẩm liên tục gây tác động. Cho đến những năm gần đây, một cách nghịch lí, Thánh lễ mùa xuân đã khẳng định vị trí của nó như một tác phẩm hòa tấu giao hưởng hơn là một vở ballet; cả cho hôm nay, số lần biểu diễn giao hưởng vượt rất xa số lần biểu diễn ballet.
    Như cái tên Schönberg đã gắn với Pierrot Lunaire, trong cùng phương thức, cái tên Stravinsky đã



    [​IMG]

     


    Ballet  "Thánh lễ mùa xuân"
     gắn với Thánh lễ mùa xuân, hoặc phải nói, hiện tượng Thánh lễ mùa xuân đã hợp nhất tác phẩm và bối cảnh của nó. Nhạc bản này đã trở thành (tự nó và bởi huyền thoại nhanh chóng tỏa ra chung quanh việc sáng tạo nó) một tác phẩm nền tảng của âm nhạc hiện đại. Cho dù hôm nay cảnh quan lịch sử có vẻ đa dạng hơn và tính cách của Stravinsky được nhìn nhận phức tạp hơn, nhưng không gì có thể làm loãng đi niềm kích động khơi dậy bởi độ mãnh liệt và sinh lực tiết tấu của tádc phẩm. Không khó để hình dung niềm kinh ngạc được khơi gợi trong cái thế giới nơi mà nền mĩ học ?ovăn minh hóa? thường tự cạn kiệt qua một tính cách tao nhã hấp hối. Ðây chính là một dòng máu ?oman dã? tươi rói, một cú sốc điện trên một cơ thể âm nhạc úa vàng. Ngôn ngữ chiết giản này dứt khoát thu hồi một yếu tố đã từ lâu đã bị bỏ rơi: phương thức vận dụng tiết tấu đẳng tiết (isorhythmic), đó là khi một mô thức tiết tấu được sử dụng xuyên suốt trong một nhạc bản và là một qui trình quan trọng, nếu không nói là nổi bật nhất trong bản nhạc. Phương thức này được sử dụng rộng rãi trong các thánh ca ngắn (motet) ở thế kỉ 14 và đầu thế kỉ 15.
    Ngay sau khúc mở đầu và xuyên qua các đoạn quan trọng nhất của Thánh lễ mùa xuân, tính chiết giản này đã khẳng định quyền lực của nó: các mối quan hệ về hòa âm hoặc các đoạn thức giai điệu được rút lại thành những công thức rõ ràng, cực kì ấn tượng; chúng được sử dụng để hỗ trợ cho một hành trình mới mà truyền thống âm nhạc phương Tây chưa từng biết đến: hành trình sáng tạo tiết tấu. Mặc dù âm nhạc Tây Âu đã từng chứa đựng những hạt giống ưu tư về tiết tấu, đặc biệt ở thời kì đầu; nhưng trong quá trình truy tìm giải pháp ở khu vực phức điệu, khu vực giai điệu và khu vực cấu thức, vai trò của tiết tấu đã dần dần bị rút lại thành một nền móng, đôi lúc được cải tiến, dựa trên một số nguyên mẫu hoặc ?omô hình?. Nói chung, tiết tấu đã tuân theo dòng diễn biến chung của âm nhạc: viết để đạt đến sự tinh tế, sự uyển chuyển và sự phức hợp.
    Nhưng với Stravinsky, sự nổi bật về tiết tấu được bày tỏ qua phương thức qui rút tính phức điệu và hòa âm thành những chức năng phụ. Khúc ?oDanses des adolescentes? là một ví dụ điển hình cho cục diện mới này, nơi một hợp âm chuyển tải toàn bộ sự sáng tạo. Rút lại thành một phương tiện biểu hiện giản dị và giản lược nhất (một hợp âm đơn lẻ không thể sản sinh bất kì một quan hệ về chức năng nào), hòa âm được sử dụng như chất liệu để tạo dựng tiết tấu, nhận thức qua thủ pháp nhấn âm. Phối khí dàn nhạc càng giúp chúng ta nghe rõ các chỗ nhấn âm ấy qua tiếng ?othé? của kèn cor trên dòng liên tục của đàn dây.
    Chúng ta nhận thức loại âm nhạc được dự kiến này như sau: trước khi bận tâm là đang nghe hợp âm nào, thì chúng ta đã chịu tác động bởi cái mạch nhịp phát ra từ nó. Khúc ?oGlorification de l?Télue?, hoặc ?oDance sacrale?, dù ít sử dụng tính chiết giản hơn, gây ấn tượng trong cùng một cung cách; vì rằng, bên trên những mẩu giai điệu ngắn (mà sự lặp lại cho phép chúng ta nhận ra chúng cũng nhanh như đánh mất tác động của chúng), cái được nghe là một xung lực tiết tấu gần như ở trạng thái tinh ròng. Stravinsky chuyển hướng xung lực tiết tấu như thế nào? Cho đến thời ông, việc viết nhạc, về cơ bản, dựa trên một nhịp thức cơ sở. Trong khuôn khổ đó, các ?~xung đột?T được kiến tạo qua các thủ pháp chồng chập, ráp hợp và chuyển dời những dạng thức tiết tấu chủ yếu gắn liền với việc sáng tạo ra giai điệu và việc thể hiện chức năng hòa âm. Cho nên, đã có một kiểu trật tự và qui cách đôi lúc bị các yếu tố xa lạ làm xáo trộn.
    Với Stravinsky, đặc biệt nhất, trong Thánh lễ mùa xuân , trước tiên, có sự tồn tại của một mạch nhịp cơ sở, hầu như cảm thấy được một cách vật lí. (Không phải không có lí do, nhạc của ông luôn luôn được dự kiến một cách chính xác theo các giá trị được qui định bởi máy giữ nhịp, một hiện tượng ít thấy trong các nhà soạn nhạc hơn người ta nghĩ). Mạch nhịp cơ sở này, tùy theo một đơn vị cho sẵn, được nhân lên, theo hoặc không theo qui tắc nào. Ðương nhiên, các hiệu ứng ?okích động? nhất được khơi dậy từ phép bội nhân bất qui tắc này, vì rằng nó tạo ra một qui mô ?okhông thể dự kiến?, bên trong một nhạc cảnh ?ocó thể dự kiến?.
    Như một tác phẩm tự thân, Thánh lễ mùa xuân không phụ thuộc vào chủ đề của vở ballet; nó đã chứng tỏ điều ấy qua việc không cần bất cứ một sự cải biên nào khi được chuyển từ sân khấu ballet sang phòng hòa nhạc. Có thể cho rằng cốt truyện của vở ballet đã hòa quyện với cấu thức âm nhạc thành một thể đơn nhất: cấu thức của vở ballet chính chủ đề của nó. Những năm sau đó, Stravinsky thường truy tìm một sự trùng khớp giữa cấu thức và biểu hiện; ở đây, trong Thánh lễ mùa xuân, ông tình cờ bắt gặp cách giải quyết hầu như không ý thức, và đã biến sự phân cách (dù có cằn cỗi thế nào), giữa âm nhạc thuần túy và âm nhạc ?otiêu đề?, giữa âm nhạc cấu thức và âm nhạc biểu hiện, thành vô hiệu và trống rỗng.
    Thánh lễ mùa xuân quả thực đã đạt được một chiều kích vượt xa điểm xuất phát của nó; chính nó đã trở thành nghi lễ và huyền thoại của âm nhạc hiện đại. (Giaidieuxanh)
  10. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    Phát hiện một bản cantana bị thất lạc của J.S.Bach tại Nhật

    [​IMG]

     J.S.Bach TTO - Một bản cantana của nhạc sĩ bậc thầy thế kỉ 18 Johann Sebastian Bach bị thất lạc sau nhiều thập niên nay đã có một đời sống mới tại Nhật. Nhà âm nhạc học người Mỹ Joshua Rifkin được mời để hoàn tất toàn bộ tác phẩm.
    Bản cantana Đám cưới mang số hiệu BWV216 được tìm thấy trong trong đống giấy tờ cũ của Chieko Hara, một nữ nghệ sĩ dương cầm lão làng của Nhật đã qua đời 12-2001 vì bệnh ung thư. Mặc dù không hề hay biết sự tồn tại của nó trong nhà mình, Hara vẫn được nhìn nhận là thừa kế hợp pháp bản cantana này.
    Đây là di vật từ chồng cô - nghệ sĩ cello quá cố Gaspar Cassado người Tây Ban Nha, người rất thân với con cháu của nhà soạn nhạc Đức Felix Mendelssohn, gia đình được tin là đã cất giữ bản cantana của Bach cho tới thập niên 1920.


    Tám trang bản cantana được tìm thấy bao gồm hầu hết phần nhạc bằng tiếng Đức, soạn cho giọng nữ cao và giọng nữ trầm với bảy phần trải dài tổng cộng 20-25 phút. Phần nhạc cho dàn nhạc gần như bị thất lạc tất cả, ngoại trừ hai phần được phục hồi, là song tấu và aria từng được sử dụng đâu đó trong tác phẩm của Bach. Phần lời là đối thoại ẩn dụ giữa hai dòng sông ở Saxony, dòng Pleisse và Neisse ám chỉ cô dâu và chú rể.Bản copy này đã lưu lạc giang hồ, qua tay hết nhà sưu tập này tới nhà sưu tập khác để rồi bị thất lạc trong 80 năm qua.
    Theo giáo sư Isoyama, việc tái phát hiện bản cantana Đám cưới này rất quan trọng vì sẽ hiểu rõ hơn về con người và âm nhạc của Bach, 1685 - 1750.
    Mặc dù đã có nhiều nỗ lực tái dựng lại bản cantana ở đầu thế kỉ 20, tuy nhiên, theo ông Isoyama, bản tổng phổ mới này khác vì nhờ tài năng và kiến thức am tường về Bach của nhà âm nhạc học Rifkin, người được đánh giá là tái hiện ?ophong cách Bach thật thụ nhất?.
    Hai bản Cantana Đám cưới của Bach mang số hiệu BWV202 và BWV210 đã trình diễn đầu tiên vào 20-3 vừa qua tại nhà hát Ánh Dương ở Tokyo, một trong những nơi gặp gỡ âm nhạc cổ điển uy tín nhất thế giới.
    ANH NGUYỆN (Theo AFP)

Chia sẻ trang này