1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của Beethoven
    ---------------
    Cuộc gặp mặt giữa Beethoven và Mozart
    Bê-tô-ven là nhạc sĩ thiên tài ngúời Đức. Ԯg sinh ở thành phố Bon, là tác giả của những tác phẩm âm nhạc vĩ đại: 9 bản giao húởng, 32 bản xô-nát và rất nhiều tác phẩm xuất sắc khác. Trong cuộc đời, ông gặp rất nhiều khó khăn đau khổ và mắc bệnh điếc. Tuy vậy, ông vẫn sáng tác đều đặn. Càng về già, ông càng sáng tác những tác phẩm âm nhạc xuất sắc hơn, hoàn hảo hơn.
    Năm 1787, lần đầu tiên Bê-tô-ven đến Viên, thủ đô núớc Aáọ Việc chính của ông là đến thăm Mô-da, một nhạc sĩ thiên tàị Khi Bê-tô-ven tới nhà thì đúng lúc nhà soạn nhạc Mô-da đang sáng tác vở nhạc kịch 'Đông Gioăng'.
    Búớc ra mở cửa, Mô-da thấy một thành niên khỏe mạnh, dáng dấp hơi thô: vai rộng, trán cao, duy có đôi mắt thì lúc nào cũng nhú sáng rực lên. Chàng thanh niên rụt nè nói:
    - Thúa nhạc sú, tôi biết nhạc sú rất bận, nhúng quả thực tôi vừa từ Bon tới đây, rất mong đúợc nhạc sú chỉ bảọ
    Từ ngày nổi tiếng, Mô-da rất sợ những vị khách tự nhận là 'thần đồng' đến xin đúợc dạy bảọ Hơn ai hết, Mô-da hiểu rất rõ nghệ thuật đâu phải là con đúờng đầy hoa hồng. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đánh giá sai về một con ngúời chính là làm khổ con ngúời đó suốt đờị
    Mô-da chỉ vào cây đàn piano bảo:
    - Anh bạn trẻ thành Bon, hãy chơi một bài mà anh yêu thích nhất.
    Bê-tô-ven ngồi xuống ghế, khẽ đặt hai bàn tay to lên mặt đàn, những đầu ngón tay lúớt nhẹ trên những phím đàn.
    Tiếng nhạc mở đầu gợi cho Mô-da một bản xô-nát khá quen thuộc, đòi hỏi rất nhiều kĩ xảo phức tạp. Với phong cách mạnh mẽ, phóng khoáng, chàng thanh niên này đã đạt tới trình độ kĩ thuật điêu luyện.
    Đúa mắt nhìn Mô-da, Bê-tô-ven cứ túởng nhạc sú bị cuốn hút vào bài biểu diễn 'tủ' của mình. Nào ngờ, anh rất ngạc nhiên khi thấy nhạc sĩ bậc thầy tỏ vẻ lơ là...
    Tiếng nhạc vừa dứt, Mô-da gật gù bảo Bê-tô-ven:
    - Khá đấy! Có nhạc cảm và kĩ thuật tốt. Cứ khổ luyện đi, anh sẽ trở thành nhạc sú giỏị
    'Nhạc sú giỏi' - mơ úớc của Bê-tô-ven không phải húớng theo con đúờng đó. Điều chàng mong muốn chính là để lại cho đời những bản nhạc bất hủ! Chàng cố nén hồi hộp, mạnh dạn nói:
    - Thúa nhạc sú, tôi rất muốn tập sáng tác. Xin ngài hãy chỉ ra cho tôi một chủ đề, tôi sẽ cố gắng sáng tác tùy theo hứng để ngài dạy bảo chọ
    Mô-da nhìn chàng trai, suy nghĩ một lát, rồi búớc tới gần cây đàn, múời ngón tay lúc nhanh, lúc chậm, nhấn trên phím đàn dựng thành một chủ đề âm nhạc. Ԯg đúa mắt nhìn vị khách trẻ nhú có ý bảo:
    - Chủ đề đấy! Anh bạn hãy thử tạo nên một bản nhạc xem saọ
    Phút yên lặng thoáng quạ Bê-tô-ven không hề lúng túng. Dúới những ngón tay mềm mại, những âm nhanh êm dịu lan ra, có lúc nhịp nhàng thánh thót, có lúc sôi động mãnh liệt khiến Mô-da phải ôm đầu, nhăn trán vì tâm hồn bị dòng nhạc cuốn hút mỗi lúc thêm mạnh mẽ.
    - Hãy dừng lại! - Mô-da giơ tay ra hiệụ
    Đúợc nghe đúng những tiếng nhạc bật ra từ trái tim đầy xúc cảm và kì diệu của Bê-tô-ven, Mô-da xúc động hỏi:
    - Tên anh là gì?
    - Thúa, tôi là Lut-vich van Bê-tô-ven ạ!
    Mô-da tiến lại gần đặt hai bàn tay còn run rẩy vì cảm xúc lên vai chàng trai trẻ và nói khẽ nhú thầm thì nhúng khẳng định:
    - Rồi đây anh bạn sẽ buộc thế giới phải nhắc đến tên mình.
    Chàng trai trẻ thành Bon cảm thấy rất xúc động khi nghe những lời nói nhú vậy từ Mô-da thiên tàị
    Từ đó, trên con đúờng nghiệt ngã, gian lao và vinh quang của nghệ thuật sáng tạo, Bê-tô-ven đã để lại cho nhân loại những bản nhạc bất hủ.
    (Sưu tầm từ sách Lịch sử âm nhạc thế giới)

    CLASSIC FOREVER​
  2. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Symphonie
    (Giáo dục và Thời đại số 41/1998)
    --------------------------------------------------------------------------------
    ý nghĩa của ngôn từ "giao hưởng" (symphonie) bắt nguồn từ ngôn ngữ Hy Lạp - có nghĩa là hòa hợp âm hưởng. Qua quá trình lâu dài suy tưởng các thuật ngữ, "giao hưởng" được dùng để đặt cho các tác phẩm viết cho dàn nhạc giao hưởng ở các thành phần cấu trúc lớn nhỏ, đa dạng gồm có các đàn chính: đàn dây (viôlông, viôlôngxen, viôla, côngtrơbas), dàn kèn trong đó có kèn gỗ (fluýt, oboa, claninet, fagốt), kèn đồng (trompét, trombôn, cor, tube) và bộ gõ. Thể loại âm nhạc này bắt đầu hình thành từ những năm 30 thế kỷ XVIII, khi các khúc dạo đầu trong các vở opera ngày càng phát triển và mang tính độc lập, từ đó, giao hưởng như một thể loại âm nhạc độc lập đã ra đời.
    Nói đến ý nghĩa và tầm quan trọng của giao hưởng trong âm nhạc người ta thường ví với kịch và tiểu thuyết trong văn học. Đó là hình thái cao nhất của nhạc đàn, trong đó bao hàm mọi ý tưởng âm nhạc với mọi khả năng biểu cảm phong phú và đa dạng ở bất kỳ nội dung nào từ chất trữ tình cho đến chất anh hùng ca, từ niềm lạc quan yêu đời cho đến nét bi thương thảm khốc. Đầu tiên, giao hưởng được sáng tác ở hình thức tổ khúc sonate gồm 3 chương theo phong cách trường phái Napoli - ý. Dần dần, qua quá trình phát triển, trong thành phần của tác phẩm giao hưởng bắt đầu có thêm khúc dạo đầu (của chương I) và menuett (một loại vũ điệu) đóng vai trò chương cuối của giao hưởng 3 chương. Sau đó, giao hưởng 4 chương được hình thành, trong đó chương cuối được sáng tác ở hình thức sonate hoặc rondo - sonate. Các chương chậm (chương II hoặc chương III) thường mang nội dung trữ tình biểu hiện sự tương phản với các chương còn lại. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã hình thành nên nhiều tác phẩm giao hưởng ngoài quy luật kinh điển như giao hưởng từ 5 chương trở lên hoặc chỉ có 2 hoặc 1 chương duy nhất ví dụ như giao hưởng thơ (symphonie poème). Ngoài các tác phẩm chỉ dành cho dàn nhạc giao hưởng - thành phần chính, có nhiều tác phẩm giao hưởng còn kết hợp cả với lĩnh xướng và hợp xướng (như giao hưởng số 9 - "Niềm vui" của Betthoven) và đặc biệt phải kể đến giao hưởng kết hợp với nhạc cụ độc tấu (concerto - symphonie). Ngoài ra, thể loại âm nhạc này còn liên kết với các thể loại khác để tạo nên những tác phẩm mang hình tượng nghệ thuật tổng quát như: giao hưởng chiêu hồn, giao hưởng balê, giao hưởng thanh xướng kịch v.v... Điều quan trọng nhất trong giao hưởng, đó là sự phát triển và mối liên kết các ý tưởng âm nhạc theo logich kết hợp với sự tương phản giữa các chương nhằm tạo nên sự phong phú về hình tượng nghệ thuật và kịch tính âm nhạc sâu sắc.
    Người sáng lập ra nghệ thuật giao hưởng cổ điển là nhạc sĩ thiên tài người Aáo Hayđơn, chính vì vậy ông được gọi là "cha đẻ của giao hưởng". Có thể nói, nghệ thuật giao hưởng đã tìm thấy đỉnh cao trong các tác phẩm của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên (Hayđơn, Mozart, Betthoven). Các bản giao hưởng Es-dur (số 39), g-moll (số 40), C - dur (số 41) của Mozart là sự hiển diện của một năng lực sáng tạo huyền thoại. Giới âm nhạc gọi đó là "Sức mạnh Apôlông", "Sức mạnh quỷ thần", "... vượt lên trên khả năng của con người". Với các bản giao hưởng "Anh hùng ca" - số 3, "Định mệnh" - số 5, "Đồng quê" - số 6 và "Niềm vui" số 9, Betthoven đã làm nên kỳ tích trong lịch sử giao hưởng và mở ra bước ngoặt phát triển mới cho loại hình nghệ thuật này. Từ giao hưởng của ông, đã hình thành thể loại giao hưởng mang nội dung và tên gọi cụ thể được phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX, XX trong sự nghiệp sáng tạo của các thiên tài Schubert, Tchaikovsky, Berlioz, List, Debussy, Malher, Prokofiev và Shostakovic v.v...
    Trong dòng nhạc hàn lâm của nước ta, nghệ thuật giao hưởng tuy còn non trẻ nhưng đã cống hiến cho nền âm nhạc của đất nước những tác phẩm đặc sắc như các giao hưởng "Quê hương Việt Nam" (Hoàng Việt), "Đồng Khởi" (Nguyễn Văn Thương), "Trăm sông đổ về biển đông" (Trần Ngọc Sương), "Rapdodie Việt Nam" (Đỗ Hồng Quân) v.v... mong rằng nghệ thuật giao hưởng của chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp âm nhạc và văn hóa của dân tộc.

    CLASSIC FOREVER​
  3. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Hector Villa-Lobos, nhà soạn nhạc vĩ đại của thế kỷ 20
    Nhắc đến Villa-Lobos, chỉ cần nêu ra vài con số nhỏ trong khối lượng tác phẩm đồ sộ của ông, ta cũng đủ hình dung được qui mô hoạt động sáng tạo của ông vĩ đại đến mức nào. Đó là 9 vở opera, 15 vở ballet, 12 giao hưởng và thơ giao hưởng, 9 concertos, trên 60 tác phẩm nhạc thính phòng các loại: sonata, trio, quater, quatet, và nhiều loại khác cho xướng ca, romance, hợp xướng. Riêng việc soạn cho các nhạc cụ thì có tới hàng trăm, âm nhạc cho trẻ em của ông có tới mấy mươi bài. Sau đó phải kể đến trên 300 bài hát và điệu vũ dân gian được Lobos sưu tầm và phối âm. Nếu như Ricci còn nói thêm rằng Villa-Lobos còn là nhạc trưởng, nhà chỉ huy hợp xướng, nhà sư phạm, nhà sưu tầm, nhà nghiên cứu nhạc dân gian, nhà phê bình âm nhạc và cuối cùng là nhà tổ chức và lãnh đạo suốt bao năm đứng đầu những cơ quan âm nhạc lớn nhất Brazil thì trước mắt ta sẽ hiện lên đầy đủ hình ảnh một nghệ sĩ kiêm nhạc sĩ và nhà hoạt động xã hội lớn. Ở đây, Ricci không muốn đi sâu phân tích về người nghệ sĩ toàn năng này nên chúng ta chỉ dừng lại ở những giai đoạn chính trong tiểu sử của ông và những thời kì có liên quan trực tiếp đến nghệ thuật guitar mà thôi.
    Hector Villa-Lobos sinh ngày 5/3/1887 tại Rio de Janero. Cha ông, một nghệ sĩ chơi Cello không chuyên, nên sớm cho con trai mình làm quen với nhạc lý cơ bản và các nhạc cụ đàn dây từ lúc còn nhỏ. Ngay từ khi biết chơi piano sơ sơ, năm 7 tuổi, Villa-Lobos đã bắt đầu học chơi guitar. Đấy là một cây guitar nhỏ mà ông không cho ai biết. Ông học guitar rất bí mật, luôn giấu cây đàn ở đầu giường trong khi cha mẹ luôn muốn ông trở thành bác sĩ. Vì thế họ không bằng lòng lắm trước sự say mê nhạc của con, nhất là đàn guitar(sau khi phát hiện ra).
    Lobos kể lại rằng lúc đầu ông không chú ý lắm đến kĩ thuật guitar và cũng chẳng có tài liệu hay sách dạy nào cả. Vốn đã biết những kỹ sảo trên cây Cello, ông cứ dựa trên đó để chế thành những kỹ thuật guitar cho riêng mình. Cũng nhờ vậy, ông vượt qua khó khăn ban đầu tương đối nhanh. Sau khi chơi guitar đã tàm tạm, mặc dù kiến thức còn rất lộn xộn ông đã bắt đầu viết một số bản phối âm cho guitar. Đó là những bản soạn lại của Bach, Mendelson, Chopin...Dù đó là những bản nhạc chưa hoàn chỉnh song đã bắt đầu bộc lộ những ý tưởng sâu xa cho sau này.
    Villa-Lobos sớm phải bắt đầu tự lập với cuộc sống, cái chết của người cha cộng với điều kiện vật chất túng thiếu của gia đình bắt ông phải bỏ học để vật lộn kiếm tiền giúp mẹ và các em. Suốt thời gian này, ông phải buôn bán lặt vặt, chơi đàn trong các tiệm coffee, thậm chí còn theo các đoàn nhạc sĩ hát rong lang thang trên đường phố Rio để kiếm sống. Ông đã thử cố học nhạc cho có hệ thống hơn ở Nhạc viện Rio song ít lâu sau phải bỏ vì không thể vừa học vừa làm đủ các công việc chân tay vì miếng cơm manh áo. Sau khi bán hết cái thư viện nhỏ của người cha để lại, Lobos quyết định một chuyến đến các miền đất hoang vu trên đất Brazil. Ông tìm hiểu nét nghệ thuật chất phác của của người da đỏ sống trên các triền sông Amazon, lắng nghe những bài ca của người da đen. Bảy năm sau lần thứ nhất, ông lại đi một chuyến như vậy. Những chuyến đi đã mang lại cho Lobos những ấn tượng sâu sắc. Ông sáng tác nên nhiều tác phẩm đượm hương vị những bài ca dân gian thông qua những ấn tượng đó.
    Một sự kiện có ý nghĩa bước ngoặt trong đời Lobos là những buổi chuyện trò với các nhạc sĩ Brazil du học bên châu Âu về nước, với nhà soạn nhạc Pháp Đa-ri-uýt Mi-yo lúc ấy được cử làm tuỳ viên đại sứ quán Pháp ở Rio, với nghệ sĩ piano Actor Rubinstein trong chuyến biểu diễn tại Brazil. Rubinstein đánh giá rất cao tài năng của Lobos. Được biết hoàn cảnh khó khăn của Lobos, ông này liền thuyết phục một triệu phú của Brazil nâng đỡ cho "thiên tài mai sau". Nhờ vậy năm 1925 Lobos lên đường đi Paris, bồi dưỡng thêm kiến thức âm nhạc. Tại đây, ông làm quen với nhiều nhạc sĩ thời đại như M.Ravel, M.Falla, X.Prokofiev... Vừa lắng nghe xem xét cảnh sắc muôn mầu muôn vẻ của vườn hoa âm nhạc, ông vừa giới thiệu luôn với dân chúng Paris những tác phẩm mới của mình. Các tác phẩm này được trình bày trong các buổi hoà nhạc, gây ra nhiều chú ý trong dư luận và được giới phê bình nhận xét rất khả quan.
    Ít lâu sau, Lobos làm quen với Segovia và đánh cho ông này nghe những bản phối âm cho guitar của mình. Người NS Spanish này đã lấy làm kinh hoàng trước những thủ thuật do Lobos "tự phịa ra" và nhất là lối soạn ngón bấm của ông. Nhưng điều đó không ngăn cản hai người làm thân với nhau và thường mở những cuộc tranh luận nảy lửa, bàn cãi về phương diện kĩ thuật chơi guitar. Một bất đồng lớn nhất là Lobos cho rằng cần có micro cho guitar để làm ngân vang những âm sắc lạ trong khi Segovia dứt khoát phản đối để bảo vệ vẻ đẹp cổ điển.
    Trong thời gian sống ở Paris, hàng năm Lobos vẫn về Brazil tham gia chỉ huy trong các buổi hoà nhạc, giới thiệu với công chúng những công trình sáng tác của mình cùng các tác phẩm cổ điển và hiện đại. Năm 1931, chính phủ Brazil trao cho Lobos trọng trách tổ chức một hệ thống giáo dục âm nhạc thống nhất trên toàn đất nước. Suốt 10 năm Lobos phải tạm rời bỏ công cuộc sáng tạo của mình, vùi đầu vào nghiên cứu những vấn để có tính chất phức tạp, liên quan đến việc giảng dạy âm nhạc trong các trường mẫu giáo và trung học ở Brazil, tổ chức thành lập những trường trung cấp âm nhạc chuyên nghiệp, những buổi hoà nhạc cho thanh niên, các đội hợp xướng học sinh,....Vào những ngày lễ truyền thống của dân tộc, Lobos chỉ huy cả một dàn hợp xướng hàng ngàn người trình diễn trên sân vận động "Vasco de Gama" lớn nhất ở Rio.
    Đến khi quay về với công việc sáng tạo, Lobos lại tiếp tục sáng tác nhạc với đủ loại khác nhau, đặc biệt là giao hưởng. Nhiều lần ông qua châu Âu trong những chuyến biểu diễn, chỉ huy trình bày những tác phẩm nhạc của mình. Paris vẫn là nơi ông lưu lại lâu nhất, ở đó tại nhà cũ của ông, những tài năng trẻ vẫn thường tề tựu đông đủ dể chờ đón người thầy kính mến.
    Tuy chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái và xu hướng sáng tác khác nhau trong những giai đoạn khác nhau, Lobos vẫn tỏ ra là một nhà soạn của dân tộc Brazil mang phong thái hết sức độc đáo và rõ nét. Ông rất yêu nhạc Bach, người mà ông đề tặng tác phẩm" Những người ngưỡng mộ Bach từ Brazil", một liên khúc gồm 9 tổ khúc, sử dụng những hình thức phức điệu đưa vào trong tác phẩm với nhiều nét âm nhạc dân tộc rất phong phú. Được viết cho nhiều thành phần nhạc cụ khác nhau, những tổ khúc ấy càng chứng minh thêm cho sở trường xuất sắc về phức điệu của nhà soạn nhạc Brazil.
    Bản sắc dân tộc biểu hiện rõ nét nhất trong những tác phẩm của Lobos mang tên gọi "Choros". Ở Brazil , hai tiếng Cho-ro dùng để chỉ những người hát rong, và cả những bản nhạc mà họ diễn. Trong biến chế(cách thể hiện) của Choros chủ yếu có các nhạc cụ "Hơi" (Flute, Clarinet, Saxophone,...) và hầu như bao giờ cũng có đàn guitar. Lobos đã mở rộng thể Choros ra cho nhiều loại nhạc cụ khác nhau, trong một vài tác phẩm, ông còn đưa cả đơn ca và thậm chí còn cả hợp xướng. Choros mang đến cho người nghe hơi thở của thành phố Rio náo nhiệt và những đoàn hát rong trên đường phố, nơi mà tiếng hát của những thổ dân da đỏ hoà lẫn với nhịp điệu nhịp nhàng của người da đen và giai điệu của người da trắng di cư, quấn quít bên những âm thanh của các bài hát và điệu vũ hiện đại.
    Nói về các tác phẩm guitar có phong thái nghiêm túc, chính bản thân Lobos đã nhấn mạnh rằng khi chơi những tác phẩm như vậy, phải hết sức tránh những lối chơi có tính phóng khoáng(như Alhambra ở NTranh-Hà nội), và phải có những cách nghĩ,cách tập nghiêm túc y như nhạc Bach. Chỉ riêng một bản Gavotte-Choros soạn cho guitar thôi, ông đã đề nghị tập thật chậm vì nội dung tác phẩm này của ông nghe gần với tiếng khóc nỉ non của nhân dân hơn là một vũ điệu Gavotte thông thường.
    Hầu hết các tác phẩm của Lobos viết cho guitar đều làm nên từ ảnh hưởng của Segovia và chủ yếu là tặng Segovia. Trong số đó những tác phẩm chính như: Concerto in Em viết năm 1951 được Segovia lần đầu biểu diễn ở Paris(rất tiếc Ricci chưa được nghe Segovia chơi bản này); 5 Preludes và 12 Etudes viết từ năm 1929. Bên cạnh đó còn các bản "Valse Choros", "Gavotte Choros" (1955), "Carinho"(1956) và các bản chuyển soạn cho song tấu guitar "Canva viron" và "Therenzinha de Ieus"(1957). Những năm cuối đời, Lobos không sáng tác cho guitar nữa (thế mới tiếc chứ) mà dành cho sáng tác giao hưởng, concerto cho piano hay cello. Có nhiều cao thủ guitar hỏi là liệu ông thay đổi tình cảm cho guitar rồi, Lobos vẫn nói rằng ông giữ nguyên một tình yêu đằm thắm với guitar như trước. Và lại các bản viết cho piano và cello rất dễ chuyển cho guitar nên Lobos không muốn mua thêm việc làm gì. Năm 1958, ông tỏ ý rất hài lòng khi Segovia soạn lại rất thành công các bản nhạc trong tập"Hướng dẫn thực hành", một bộ bách khoa toàn thư đặc sắc của những tác phẩm âm nhạc dân gian Brazil do Lobos biên soạn cho học sinh các trường âm nhạc thiếu nhi. Tập này gồm những khúc nhạc ngắn soạn cho hợp xướng hai hoặc ba bè không có dàn nhạc đệm hoặc phần đệm piano.
    Trong số những NS guitar có khả năng thể hiện đặc biệt xuất sắc những tác phẩm của ông, ngoài Segovia(of course), Lobos chú ý tới Julian Bream(1933).
    Lobos từ trần ngày 22 tháng 11 năm 1959. Ông mất đi song các tác phẩm của ông vẫn sống mãi. Lobos đã được công nhận là nhà soạn nhạc, nhạc sĩ tiêu biểu toàn năng của thế kỷ 20.
    P/S: Ở Hà nội, mọi người có thể thu Julian Bream chơi concerto ,5 Preludes và 12 Etudes(Lobos) tại Quang Trung. Tuyển chọn Cello, Opera Lobos tại Bảo Khánh.

    Ricci Simms
  4. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Tây Ban Nha là chỉ có thể nói là một trung tâm lớn cho sự phát triển kỹ thuật diễn tấu và các trào lưu sáng tác cho guitar. Còn guitar bắt đầu từ đâu? Nó là sự kết hợp đông tây, có nguồn gốc từ các dân tộc Arập cổ đại rồi trải qua thời gian được hiệu chỉnh để có hình dáng, tính năng như ngày nay. Bất kỳ loại nhạc gì cũng có thể thể hiện trên guitar một cách hiệu quả đáng ghi nhận. Và guitar được tiên đoán là nhạc cụ cổ điển "Vua" của thế kỷ 21 vì tiềm năng phát triển của guitar là một ẩn số trong khi các nhạc cụ khác đã được phát triển hết(trừ âm thanh điện tử).
    Thế kỷ 16:- Thời kỳ này đã có những tác phẩm viết theo lối ký âm cổ cho những loại đàn dây có phím bấm như Vihuela, Luth, Guitar...Tại Tây Ban Nha, Vihuela lên ngôi thay cho Luth. Các nhà khảo cổ tìm được những tác phẩm như vậy viết vào 1536.
    - Quyển sách đầu tiên nói về guitar, nhiều tác giả, viết năm 1586.
    - Những nhạc sĩ đàn dây thời kỳ này: F de Milano(1497-1543), Luis Milan(1500-1565), L Narvaez(1500-1555), A.Mudarra(1546-1580), M Fuenllana(?-1579), John Dowland(người Anh 1562-1625), D Pisador(1552)...
    Thế kỷ 17:
    - Lần đầu tiên, guitar được nhiều người mến mộ và phổ biến rộng.
    -Những nhạc sĩ thời kỳ này: F Corbetta(1615-1681), R de Visse(1650-1752), G Sanz(1674-1710)...
    -Cuối thế kỷ 17, đàn dây bấm mất ưu thế.
    Thế kỷ 18:
    -Guitar không còn một chút tiếng tăm nào, Luth cũng như vậy . Riêng ở Đức, Luth vẫn có vị trí vì các nhạc sĩ Đức giỏi sáng tác cho đàn này rất nhiều. J Bach viết một số bài cho Luth rất tuyệt (như Prelude mà mọi người xem băng hình John Williams hay đĩa Christopher Parkening)
    -Cuối 18, Guitar bắt đầu trỗi dậy. Các nhạc sĩ Luth và guitar như :S.l. Weiss(1686-1750), JL Krebs(1713-1780), L Boccherini(1743-1805)...có những tác phẩm rất hay. Mọi người thu đĩa Julian Bream hay một số đĩa guitar Segovia có chơi.
    Note: Các bản nhạc thời này dễ thuộc nhưng chơi ra chất thì cực khó đấy các bác. Ngay cả các cao thủ thế giới muốn chơi cũng phải nghe băng mẫu của một số nghệ sĩ mất công khảo cứu như Bream, Segovia...
    Thế kỷ 19:
    -Đàn guitar có hình dáng hiện nay ra đời với 6 dây đơn bởi Antonio Torres(1854)
    -Kỹ thuật diễn tầu và trào lưu sáng tác guitar phát triển vượt bậc. Các nhạc sĩ tên tuổi trong âm nhạc cổ điển hàn lâm rất nhiều: Carulli, Giuliani(Ý), F Sor,Aguado(Tây ban Nha)... cho đến Paganini,Carcassi, Coste,Legnani, Molino..
    -Cuối 19, guitar lại mất ưu thế do quá nhiều dàn nhạc giao hưởng xuất hiện...trong khi Guitar chủ yếu là chơi đơn.
    Thế kỷ 20:
    -Sự xuất hiện của nhạc sĩ F Tarrega cùng hai môn đệ MLlobet và E Pujol gây được nhiều sự chú ý và ngạc nhiên của giới nghiên cứu.
    -Segovia(1893-1987) cách mạng toàn diện về kỹ thuật, phát triển phong trào biểu diễn và sáng tác trên khắp thế giới.
    Những nghệ sĩ guitar lớn của thế kỷ có thể kể đến như : Segovia, Julian Bream, A Lagoya, N Yepes, A Diaz, John Williams...
    Thế kỷ 21:
    - Guitar đã phổ biến tại mọi châu lục phát triển thành nhiều trường phái nhỏ khác nhau và khi kỹ thuật xây dựng nhà hát đã phát triển, guitar sẽ lên ngôi]
    Ricci Simms

    Được sửa chữa bởi - ricci vào 16/05/2002 11:07
    Được sửa chữa bởi - ricci vào 16/05/2002 19:13
  5. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Guitar thế kỷ 17
    Đầu 17, hệ thống dây đàn đã cố định (A, D, G, B, E) với bốn hàng dây đôi và dây Mí đơn. Nhiều nhạc sĩ xuất sắc đã xuất hiện như : G Sanz, Pisador, R de Visee, Kasperger, Corbetta...Thời kỳ này Spanish Guitar rất phổ biến từ quần chúng đến các cung đình. Các vua chúa rất chuộng guitar và mời các nghệ sĩ giỏi vào triều dậy đàn như Gaspar Sanz, Robert de Visee... Tiếng đàn guitar thời này tròn, dày và ấm hơn guitar hiện nay. Nhiều bức vẽ về các nghệ sĩ guitar với cây đàn đã ra đời(các bạn xem bộ phim Julian Bream cùng lịch sử guitar có thể thu ở Triệu Việt Vương Hà nội).
    Cuối 17, đàn Clavecin xuất hiện(tiền thân piano). Loại đàn này có âm lượng to, hoà thanh lại hoàn chỉnh nên các loại đàn dây bị mất vị thế nhanh chóng. Guitar không tránh khỏi điều này.
    Guitar thế kỷ 18
    Suốt nửa đầu thế kỷ 18, guitar sống thầm lặng song vẫn có những người yêu mến guitar âm thầm nghiên cứu, truyền thụ. Ở châu Âu, guitar được lưu truyền trong dân gian và chính điều này lại là một may mắn lớn cho guitar. Người ta đã thêm ra sửa vào cấu trúc đàn cho âm thanh guitar gần gũi hơn chứ không kiểu lịch lãm hàn lâm như ở thế kỷ 17. Bầu đàn hẹp lại và dần chuyển hình số 8, dây Mì được thêm vào để hiệu chỉnh âm trầm tôt hơn. Quyển sách của ns F Moretti viết năm 1799 có nói về điều này.
    Một người có công nhất với guitar trong 18 là Miguel Garcia. Ông này đã cổ vũ cho các nhạc sĩ trẻ sáng tác cho guitar ở rất nhiều nơi. Đây chính là thế hệ làm nên thành công cho guitar trong thế kỷ 19.
    Còn việc hình đàn guitar chuyển dần sang hình số 8 với 6 dây đơn thì chưa có ai khẳng định là do nước nào. Có lẽ là nhờ sự uyển chuyển học hỏi lẫn nhau của các trường phái. Trường phái Tây Ban Nha thì phần bầu đàn tiếp với cần cong hơn kiểu số 8 còn các trường phái Đức, Ý thì chỗ đó hơi vuông hơn.
    Guitar thế kỷ 19
    Do sự định hình cây đàn và hệ thống dây hoàn chỉnh với 6 dây đơn, cả kỹ thuật sáng tác và nghệ thuật trình tấu guitar phát triển nhanh chóng . Mọi trường phái đều xuất hiện những thiên tài. Ở Ý có Giuliani, Carulli, Carcassi, Paganini..còn ở Tây Ban Nha phải kể đến D Aguado, Sor. Đặc biệt là Sor, một nhạc sĩ xuất thân từ vốn hoà thanh phong phú của Piano song lại sáng tác, dựng nên một kho tàng lớn cho guitar. Có thể nói nửa đầu 19 là thời kỳ hoàng kim thứ hai của guitar.
    Năm 1854, những cây đàn guitar có cấu trúc mới(như hiện nay) hình thanh và âm sắc tuyệt hảo. Một nghệ nhân tên Antonio Torres đã nghiên cứu tìm ra cách chỉnh cấu hình bên trong đàn và nghệ thuật tinh chế gỗ. Các cây đàn có âm thanh vừa đẹp lại vừa chuẩn xuất hiện. Phải nhiều chục năm sau đó người ta mới phát hiện ra những bí kíp làm đàn của Torres. Tuy nhiên trong thời kỳ này, guitar lại phát triển mạnh nhất ở Pháp chứ không phải Tây Ban Nha. Paris tụ hợp được những nhạc sĩ danh tiếng nhất. Có lẽ do Pháp (very powerful).
    Thế nhưng không lâu sau đó, các dàn nhạc giao hưởng xuất hiện, sự vượt trội của âm lượng dương cầm, sự vượt trội về giai điệu của violin đã đẩy guitar vào một tình thế cấp bách. Khối lượng tác phẩm guitar thì sao bì được với các loại đàn kia. Và người ta những tưởng guitar thế là hết.
    Thế nhưng trong rủi có may, các tác phẩm của các loại đàn kia(Albeniz, Granados...) trong thế kỷ 20 được soạn lại cho guitar mà lại rất hiệu quả. Nhìn từ góc độ hiện tại này thì có lẽ guitar chỉ nhún mình để lùi 1 tiến 2.
    Trong tình cảnh này,một nhạc sĩ có công lớn là Napoleon Coste(1806-1883, người Pháp) vẫn viết cho guitar, vẫn âm thầm nghiên cứu cho dù cây đàn ít được ưa chuộng.
    Song rồi "sau cơn mưa trời lại sáng", một tia sáng từ cuối đường hầm bắt đầu hiện ra. Đó chính là Tarrega quen biết của các bạn Việt nam. F Tarrega(1852-1909) được xem là người mang lại sự hồi sinh thứ ba của guitar. Ông này hoàn toàn có thể thành đạt với piano về cả biểu diễn cũng như sáng tác lý luận song lại chọn guitar để dấn thân. Đó là sự quyết định dũng cảm, nguy hiểm song đầy vẻ vang.
    Tarrega cùng hai môn đệ chính là Llobet và Pujol đã soạn lại các tác phẩm nổi tiếng cho guitar. Họ cùng sáng tác, biểu diễn và kêu gọi phong trào cho guitar.
    Guitar thế kỷ 20
    Tuy vậy phải chờ đến Segovia ra đời, vị trí của cây đàn mới thật sự thăng hoa. Người này đã bỏ 40 năm ròng rã tự nghiên cứu cây đàn để phát triển toàn diện kỹ thuật. Bên cạnh đó cá tính và nhân cách của ông đã thu phục, cuốn hút rất nhiều nhạc sĩ để họ đến và viết cho guitar.
    Từ 1918 thì ngày càng có nhiều nhà soạn nhạc viết cho guitar, người học cũng đông dần. Đàn guitar phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Từ đây, cây đàn là một thứ nhạc cụ huyền diệu vô song.
    Tất cả pop, rock cũng nhờ Segovia mà có guitar. Song thiên hướng của Segovia là muốn guitar là một nhạc cụ cổ điển đầy mực thước, đẹp lỗng lẫy. Chính sự nghiêm túc này làm những Horowitz của piano hay Menuhin của violin cũng thừa nhận cây đàn guitar thật kỳ diệu.
    Và từ đây, guitar được công nhận như nhạc cụ mang tính"nhân bản" nhất vì nguồn âm do hai tay con người phát ra(chỉ sau Opera). Âm sắc và hoà thanh guitar vô cùng phong phú mở ra rất nhiều phong cách nghệ sĩ biểu diễn cũng như trường phái sáng tác. Hiếm có nhạc cụ nào mà ngôn ngữ biểu cảm gần bằng giọng hát con người. Vì vậy đàn guitar của Segovia còn gọi là cây đàn biết hát.
    Xin cảm ơn
    Ricci Simms
  6. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Francisco Tarrega(1852-1909)
    Người đã cứu sống cây đàn guitar cho nhân loại.

    Trên sườn cao nguyên Aragono Castine, nằm về phía đông bán đảo Iberia là xứ Valencia, một miền quê ven biển. Ở đó, tại tỉnh Castayon, thành phố Villareal de los Infantez, ngày 21/11/1852, cậu bé Francisco Tarrega đã ra đời trong một gia đình nghèo nghèo. Ít lâu sau, gia đình này chuyển đến Castayon de Plana, một huyện lỵ bấy giờ. Ở đây, Tarrega đã sống qua thời niên thiếu của mình. Thuở nhỏ, ông thường nghe một nghệ sĩ guitar mù tên Manuel Gonzalez chơi đàn, người này là một nghệ sĩ dân gian nổi tiếng khắp xứ Valencia với biệt hiệu "sư tử biển". Tarrega đã có ý muốn học guitar như người này từ đó. Ông già mù đã truyền đạt cho Tarrega những gì ông có. Tuy vậy những bộc lộ năng khiếu của Tarrega làm nhiều người chú ý và nhờ một gia đình quý tộc giàu có giúp đỡ, ông đến thủ đô Madrit và thi vào nhạc viện. Lúc này, guitar không được dậy( vì không là nhạc cụ hàn lâm), Tarrega theo học piano và sáng tác. Vừa học, ông vừa gia sư cho con cái những nhà khá giả. Và ông đã tốt nghiệp thủ khoa cả hai chuyên ngành piano và sãng tác.
    Sau khi ra trường, Tarrega vẫn chưa biết mình sẽ đi theo hướng nào. Mặc dù rất có khả năng về piano song Ông lại có tình cảm riêng cho guitar. Cả hai loại nhạc cụ, Tarrega đều giỏi và đủ khả năng tổ chức những buổi hoà nhạc của riêng mình. Sau buổi hoà nhạc tại nhà hát Alhambra tại Madrit mà nửa phần đầu chơi piano, nửa sau chơi guitar, ông đã quyết định dấn thân cho guitar bởi những tiềm tàng mà ông nhận thấy. Hơn nữa , guitar lại là nhạc cụ gắn với nhiều nét văn hoá quê hương Tây ban Nha. Khán giả đã gọi ông là "Sarasate của guitar" (tên nghệ sĩ violin nổi tiếng nhất Tây ban Nha lúc này). Tháng 5/1881, ông đi biểu diễn ở Lion(pháp) rồi một vài nước châu Âu khác. Mặc dù lúc này, guitar không được ưa chuộng lắm song các buổi diễn của Tarrega để lại những ấn tượng rất tốt đẹp.
    Một bước ngoặt lớn trong đời Tarrega là tại Pháp, ông đã chở thành trung tâm chú ý khi Victor Huygo(đại văn hào, người đứng đầu Uỷ ban Thế giới) mời ông tham gia lễ kỉ niệm 100 năm ngày mất Pedro Calderon de la Barca(1600-1681), nhà thơ, nhà soạn kịch vĩ đại Tây Ban Nha. Từ đó, giới thượng lưu đua tranh mời Tarrega về nhà dạy guitar. Tarrega còn được mời vào cung điện Elyse biểu diễn rồi được ví với Rubestein của piano và Sarasate của violin.
    Rồi Tarrega đến London, Brusel, Viena, Roma..để biểu diễn. Những buổi diễn guitar đó đã gây tiếng vang lớn ở châu Âu...
    Tarrega quay về Tây Ban Nha và biểu diễn khắp nơi. Cuối cùng ông chọn Barcelona để định cư, sáng tác, giảng dạy guitar. Ông sống bằng nghề dạy đàn, sáng tác. Vào những năm cuối đời ông chỉ chơi đàn trong gia đình và cho học trò nghe. Lần cuối cùng biểu diễn của ông tại nhà hát "Endorado" khi cả hai mắt đã loà. Tarrega mất ngày 15/2/1952. Giờ đây, ai đến Vilareal quê hương ông vẫn thấy bức tượng Tarrega ở quảng trường trung tâm với nét mặt đầy hào hứng và chòm râu quăn rậm rạp.
    Những tác phẩm viết cho guitar của ông thì không nhiều lắm, chỉ 34 bản song mỗi bản đều là một khúc nhạc đi vào lòng người cho đến nay. Những ai chơi guitar không thể không biết ba bản đặc sắc nhất biểu hiện cho ba thời kỳ thử nghiệm với cây đàn guitar của Tarrega. Đó là khúc hồi tưởng cung điện Alhambra( Recuerdos de la Alhambra), khúc tuỳ hứng Ả rập ( Caprichio Arabe), Điệu hò đi săn hay điệu hò xứ Aragon (Grand Jota). Ở Grand Jota, ta thấy Tarrega đã sử dụng hết hiệu quả âm thanh mà guitar đạt đến. Có tiếng mô phỏng kèn Fagos, trống nhỏ, trống lớn, chơi một tay trái, âm bồi, chơi ở các thế tay cao.. Riêng về mặt kĩ thuật và âm sắc guitar, các tác phẩm của Tarrega thật mẫu mực vô song . Tuy nhiên tất cả vẫn bị hạn chế bởi chỉ là những tác phẩm nhỏ cho guitar diễn đơn. Segovia đã nhận xét đó là "những bông hoa nhỏ trong vườn hoa âm nhạc bao la". Thế nhưng nhạc của Tarrega chứa rất nhiều mầu sắc dân gian Tây Ban Nha. Điều này đã quyến rũ các nhạc sĩ sau này sáng tác cho guitar, bản thân Segovia cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng và mê guitar từ những tác phẩm đó.
    Tarrega để lại rất nhiều bản phối âm giá trị cho guitar( các bản chuyển soạn). Có lần chính Albeniz(nhạc sĩ piano) sau khi nghe những bản nhạc của mình được Tarrega chuyển biên cho guitar và biểu diễn đã khẳng định rằng hiệu qủa của chúng còn trội hơn cả những bản gốc. Albeniz(1860-1909) là nhạc sĩ vĩ đại thời kỳ này, ông biết rằng nều Tarrega cũng sáng tác cho piano như ông thì tên tuổi Tarrega có lẽ cũng lớn(đàn piano vẫn được ưa chuông hơn ở châu Âu). Những lời khen của Albeniz là những lời chân thành nhất bởi khi soạn, Tarrega cố gắng bám sát nguyên bản tối đa. Ngoài ra Tarrega còn soạn các bản của Bach, Beethoven, Mendelson, Suman, Chopin..Riêng về mảng chuyển soạn Tarrega có tổng thể khoảng 200 tác phẩm( nếu ai học thầy Phúc hay thầy Tôn...thì biết những tuyển tập tác phẩm của Tarrega). Có vốn hoà thanh, nghiên cứu lý luận quá tốt(chuyên ngành ông từng học), Tarrega tỏ ra là người biết cách lựa chọn giọng điệu hợp với cây đàn và tận dụng những đặc trưng kỹ thuật của guitar( vuốt, âm bồi...) và soạn các thế bấm rất hợp lý để tạo điều kiện cho người chơi đàn.
    Về mặt kỹ thuật, Tarrega đã đạt đến một đỉnh cao mới lạ với guitar. Những ai gần gũi và hiểu Tarrega đều tấm tắc ca ngợi về sự chuyên cần của ông trong lao động sáng tạo nghệ thuật. Tarrega luyện tập thường xuyên hàng ngày để có thể rút ra những vấn đề về lý thuyết cách tập. Những công trình này đặt nền móng và cơ sở rất lớn cho Segovia tiếp tục con đường. Trong đó, Tarrega chú trọng đến thể chất người chơi đàn, cách đặt tay và ngón bấm để xử lý âm thanh. Chính tính chất âm sắc tinh vi của Tarrega đã mở ra một chân trời mới. Người ta vẫn thường ca ngợi Segovia, điều này rất đúng và công bằng song nếu không có Tarrega thì cũng không chắc có Segovia sau này.
    Tarrega là người giản dị, sống nội tâm sâu sắc. Ông là tip nghệ sĩ thiên về thuyết phục người khác hơn kiểu chinh phục của Segovia. Có lẽ vì vậy mà sự nghiệp của Tarrega không vang dội như Segovia chăng?. Bản thân Tarrega cho biết ông chỉ yêu mến cây đàn chứ không có thiên hướng muốn nổi tiếng. Vì vậy ông chỉ có số ít những học trò thân thuộc (Khác SEgovia luôn luôn kêu gọi, cổ động). Ông không có ý viết sách dạy hay in thành tập các tác phẩm. Tất cả những cống hiến đó nhờ các môn đệ của ông sưu tập sau này. Một ví dụ điển hình là bản Alhambra lúc đầu chỉ là Etude thử nghiệm kĩ thuật vê móc tứ của Tarrega. Nếu không ai hiểu ông thì nó vĩnh viễn là một Etude song Llobet đã khám phá nội cảm tinh tế của bản nhạc và mặt đột phá kỹ thuật guitar cổ điển(tremolo)...để đặt lại tên là Hoài tưởng cung điện Alhambra(Nơi chứng kiến bao chuyển biến lịch sử Tây ban Nha với các dấu tích văn hoá..)
    Cuối cùng, Ricci muốn nói chơi nhạc Tarrega cần nhất là sự tinh tế về nội cảm. Mỗi một chuyển biến âm sắc nhỏ đều có ý đồ và lý do của nó. Chúng ta không tập thì thôi, nếu tập thì kỹ thuật thật vững vàng rồi sau đó nghiên cứu kỹ tác phẩm để dựng bài rồi mới gọt dũa...Những bạn tập không chuyên thì không thể trách còn những tay đàn chuyên nghiệp cần tìm hiểu thêm nhé. Những ai thực sự hiểu Tarrega đều thấy rằng đây là một người giản dị mà rất vĩ đại. Ricci cũng như nhiều người chưa được nghe Tarrega chơi song riêng Ricci có lẽ trân trọng Tarrega có phần nào đó hơn Segovia bởi những sáng tác của ông.
    Xin cảm ơn
    Ricci Simms
  7. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Văn vẻ em hơi củ chuối các bác đọc tạm đi
    ---------------------------
    Ludwig van Beethoven, thiên tài âm nhạc người Đức, là người đã làm tinh tuý thêm cho âm nhạc cổ điển bằng cách chuyển hoá nó thành một công cụ mạnh mẽ thể hiện những ý tưởng triết học cũng như cảm xúc. Dấu ấn thiên tài của ông nằm ở cách mà ông tô điểm những khúc tức hứng của mình và thiết lập chúng thành những kỹ thuật, mở ra những khu vực mới, những con đường mới cho những người đi sau khám phá. Ông chính là người khơi nguồn cho trào lưu âm nhạc Lãng Mạn. Và ông đã đạt được điều này mà vẫn không cự tuyệt với những di sản của thời Cổ điển. Điều mang thêm lại sự sâu sắc cho âm nhạc của ông chính là việc ông đã kiên nhẫn duy trì chiến đấu anh hùng chống lại tật điếc tai quái ngày càng nặng, ông đã soạn ra nhiều kiệt tác của mình trong những năm cuối cùng của đời mình khi ông đã điếc hoàn toàn.
    Cuộc đời
    LV Beethoven sinh ngày 16 tháng 12 năm 1770 ở Bonn, Đức. Một điều thú vị là đến 40 tuổi ông mới biết là mình nhầm, ông cho là ông sinh năm 1772.
    Tiền sử gia đình
    Bonn là nơi ở của Đức ************* - Tuyển hầu (Archbishop-Elector) của Cologne trong thế kỷ 18. Người ông nội tài giỏi âm nhạc của Beethoven, Ludwig Van Beethoven(ông) đã từ Flanders đến định cư ở Bonn theo lời mời của Đức Tuyển hầu. Ông làm việc
    giàn hợp xướng của Đức Tuyển hầu, đầu tiên là hát giọng nam trung và sau đó là chỉ huy. Ông đã cưới một cô gái Bonn, Marie Poll. Trong số những đữa con mà họ có, chỉ có một người Johann sống sót.
    Bố của Beethoven, Johann van Beethoven, cũng yêu thích âm nhạc nhưng trình độ của ông lại ở mức bình thường. Ông trở thành một ca sĩ giọng nam cao ở trong đội hợp xướng của Đức Tuyển hầu nhờ vào ảnh hưởng của Ludwig(người ông). Ông cưới cô Maria Magdalena Keverich Laym, con gái của bếp trưởng của Cung Điện Tuyển hầu ở Treves, Ehrenbreitstein. Học đã có 7 đứa con nhưng chỉ có 3 người sống sót, đó là Ludwig, Caspar Karl và Nikolaus Johann. Gia đình Beethoven sống ở khu nghèo của Bonn. Tính cách mạnh mẽ, dữ dội của Beethoven chính là ảnh hưởng của những năm thơ ấu này.
    Giáo dục
    Việc đi học chính thống của Beethoven gần như là không có. Ông học ở Tỉonicium trong 4 năm và phải thôi học vào năm 11 tuổi
    Ông đã cố gắng học một chút tiếng Latin và tiếng Pháp. Nhưng ông chẳng thể đánh vần chính xác bằng bất kỳ thứ tiếng nào. Về sau thì ông đã được đọc một ít sách hay từ tiểu thuyết của Walter Scott tới thơ Ba Tư.
    Những nốt nhạc đầu tiên
    Beethoven được học nhạc từ khi ông mới 4,5 tuổi. Cha ông muốn con mình trở thành một thần đồng như Mozart. Ông đã bắt Beethoven tập piano suôt hàng giờ, nhiều đến mức mà Beethoven phải khóc. Nhưng sau một thời gian, Beethoven đã hình thành khiếu âm nhạc. Johann đã rất tự tin về tài năng của đứa con trai 8 tuổi của mình, và đã đưa Beethoven đi biểu diễn trước công chúng vào ngày 26/3/1778. Thành công của buổi diễn đã động viên ông đưa con trai đến học nhạc với những giáo viên khác.
    Thấy giáo đầu tiên của Beethoven là Van den Eeden, một người chơi organ cho cung điện nhưng đã quá già. Đứa bé Beethoven phải luyện bằng cách chơi organ vào sáng sớm mỗi hôm cho các nhà thờ ở Bonn. Người thầy tiếp theo là Tobias Friedrich Pfieffer, một pianist giỏi. Pfieffer và Johann thường về muộn vào nửa đêm, say mềm, và lôi đứa bé tội nghiệp dậy, rời khỏi giường và ngồi vào piano. Beethoven đã tìm thấy một người thầy tốt hơn đó là chú ngoại Franz Rovantini, violinist của cung điện. Nhưng thật bất hạnh vì ông này đã chết rất bất ngờ năm 1781.
    Học nhạc ở Cung điện
    Cuối năm 1781, Beethoven trở thành học viên của Christian Gottlob Neefe, organist mới của cung điện. Neefe dạy Beethoven chơi organ và piano. Ông đa nhận thấy thiên tài âm nhạc ở người học trò và cho Beethoven làm phụ tá của mình năm 1872. Neefe đã giúp Beethoven xuất bản tập sáng tác đầu tiên : " Những biến tấu dựa trên một hành khúc của Dressler" vào năm 1783.
    Năm 1784, Maximilian Francis trở thành Đức *************-Tuyển hầu mới ở Cologne. Ông là một người rất yêu âm nhạc. Ông đã biến Bonn thành một thành phố ngân vang ( đoạn củ chuối này khó dịch quá : culturally vibrant city) và đã mời nhiều đoàn opera tới Bonn. Vì thế mà Beethoven được làm quen với những tác phẩm của Gluck và Salỉeri. Cung điện bấy giờ có dàn nhạc 31 người, và Beethoven được chỉ định là người chơi viola ở tuổi 14 và sau đó là organist đại diện của Cung điện. Ông được trả 150 gulden một năm.
    Gặp gỡ Mozart
    Tài năng nở rộ của Beethoven sớm được nhận ra, và vào năm 1787, Đức Tuyển hầu cho phép ông tời Vienna để học sáng tác nhạc với Mozart. Beethoven đã gây ấn tượng mạnh cho Mozart bằng sự sáng tạo của mình. Nhưng những bài học không kéo dài được lâu. Bố của Mozart mất và Beethoven thì phải tức tốc về Bonn để gặp người mẹ đang ở trong những giây phút cuối đời. Mẹ ông đã mất vì bệnh lao vào ngày 17/7, điều nay gây cho Beethoven nỗi đau khôn xiết.
    Nỗi đau mất vợ và việc giọng hát ngày càng tồi tệ đã dẫn Johann tới con đường nghiện ruợu. Ông và bà của Beethoven cũng là những người uống rượu rất nhiều, và chính Beethoven về sau cũng dính vào ruợu. Beethoven phải gánh vác trách nhiệm cuả gia đình và bổ sung thu nhập của mình bằng việc dạy học piano cho Eleonore và Lorenz, con của Đại Quan Pháp đã mất Joseph von Breuning. Việc tiếp xúc với gia đình gia giáo này càng làm ông tao nhã (refined) hơn.
    Qua gia đình Breuning, Beethoven đã nhận được một số đề nghị dạy nhạc của các gia đình khá giả. Ông cũng đã gặp bá tước Ferdinand von Waldstein, một người yêu âm nhạc. Ông đã thường xuyên tặng tiền cho Beethoven và bảo ông đó là quà của Đức Tuyển hầu. Thấy được hoàn cảnh khốn khó của gia đình Beethoven, ông dùng ảnh hưởng của mình để cho bố Beethoven hưởng lương hưu, và một nửa trả trực tiếp cho Beethoven.
    Khi hoàng đế La Mã Thần Thánh (Holy Roman Emperor) băng hà năm 1790, Waldstein đã yêu cầu Beethoven sáng tác một khúc tang nhạc. Nhưng nó đã không được chơi vì các nhạc công đã không thể chơi nổi. Beethoven cũng đã sáng tác một khúc nhạc tôn vinh hoàng đế mới Leopold II. Sau này, ông đã tặng bản sonata 21 cho piano ở cung Đô trưởng, op 53 cho Waldstein.
    Gặp gỡ Haydn
    Franz Joseph Haydn, nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của Viennna thời bấy giờ đã có dịp dừng chân ở Bonn trên đường trở về từ một chuyến đi London năm 1970. Beeethoven đã gặp Haydn và trình tấu một bản cantata mới sáng tác. Haydn đã rất ấn tượng và đề nghị mang ông về Vienna. Đức Tuyển hầu đã đồng ý. Beethoven rời Bonn năm 1792. Về sau thì quân đội Napoleon chiêm Bonn và Beethoven đã không trở về Bonn nữa.
    Học nhạc ở Vienna
    Beethoven đến Vienna với tư cách là một chàng chai hứa hẹn tuổi 22. Ông thấp, da ngăm đen. Ông có bộ mặt rỗ, không hấp dẫn, với cái mũi dẹt, và đôi mắt sâu hoắm. Vũ khí duy nhất của ông để chiếm giữ thành phố mới này, thành phố mà tiêu chuẩn âm nhạc đòi hỏi rất cao, chính là tài năng âm nhạc của mình. Nhưng ngay tháng sau đó, cha ông mất vì bệnh phù tim. Đức Tuyển hầu đã không những không cắt bỏ phần chia lương hưu của cha ông mà còn gâp đôi nó lên.
    Haydn bắt đầu dạy Beethoven với học phí rất thấp. Beethoven đã rất sớm xa rời khỏi những luật lệ sáng tác đã được thiết lập, cũng như ông thấy rẳng những kỹ thuật đã được chấp nhận là không đủ. Haydn cảm thấy những sự đổi mới này là không thể chấp nhận được. Beethoven thì cảm thấy ông chẳng phải học gì nhiều ở Haydn nữa, và vì thế thôi học vào năm 1793. Sau đó ông đến với organist ở Nhà thờ St.Stephen's, Johann Georg Albrechtsberger, để học về đối âm (counterpoint). NHững bài học này đã giúp ông phát triển về kỹ thuât một cách toàn diện. Người thầy tiếp theo của Beethoven là Antonia Salieri, giám đốc
    nhà hát Opera Vienna. Ông đã dạy Beethoven về sáng tác thanh nhạc. Thái độ phản đối của Beethoven đối với nhạc lý hình thức khuôn mẫu chính là điều làm cho tất cả các thầy giáo của ông khó chịu. Một chuỗi các cuộc biểu diễn năm 1795 đã đánh dấu sự kết thúc việc học nhạc chính thức của ông.
    Giai đoạn thứ nhất 1792-1802
    Hầu hết các sáng tác của Beethoven trong giai đoạn thứ nhất thuộc về âm nhạc thình phòngm chủ yếu dựa trên piano. Mặc dù ông cố gắng thoát khỏi những quy ước, nhưng những ảnh huởng của Haydn và Mozart có thể được nhận thấy rõ qua những tác phẩm này. Ông cũng thành công trong việc làm ngạc nhiên thính giả bẳng việc mang lại những nhân tố mới thông qua những kỹ thuật có được từ những khúc tức hứng.
    Buổi trình diễn đầu tiên của Beethoven được tổ chức ở Burgtheater vào 29-30/3/1795. Ông đã chơi Op19, Piano concerto số 2. Ông cũng đã viết một số vũ khúc. Ông cũng đã xuất bản Op 1, 3 Trios cho piano, violin và cello vào ngày 17/10/95. Thế giới âm nhạc đã phát hiện ra người tiếp nối di sản của Mozart.
    Việc Bonn bị chiếm giữu đã cắt đứt nguồn viên trợ kinh tế cho Beethoven. Beethoven đã trở thành một pianist nổi tiếng. Ông đã tìm được 2 nhà tài trợ ở Vienna. Hoàng tử Karl Lichnowsky đã mời ông đến chơi nhạc thứ sáu hàng tuần. Sau đó năm 1799, Beethoven đã tặng bản sonata số 8 cho piano Op 13, "Pathetique" cho ông. Một nhà tài trợ khác quan tâm hơn tới âm nhạc đó là Hoàng tử Lobkowitz, chính ông cũng là một violinist vĩ đại. Bất chấp những chuyện bất hoà nhỏ, mối quan hệ này đã tồn tại rất lâu.
    Beeethoven tham dự những buổi diễn ở Berlin và Prague suốt những năm tiếp theo. Những dự định biểu diễn tiếp theo của ông đã phải huỷ bỏ vì quân đội Napoleon đã tiến gần Vienna vào năm 1797. Quân Pháp tràn qua Vienna. Nhưng do Beethoven ủng hộ những người cộng hoà, ông đã ngưỡng mộ Napoleon. Ông đã không băn khoăn tham gia tiệc chiêu đãi của đại sứ Pháp, tướng Bernadottle. Beethoven đã sáng tác 2 bản concerto, một bản thất tấu, bản giao hưởng số 1 năm 1800 và Sonata Ánh trăng năm 1801.
    Bị điếc : chúc thư Heiligenstadt

    Từ trước 1800, Beethoven đã bắt đầu nhận ra rằng tai ông ngày càng tồi tệ. Đối với một nhạc sĩ thì quả là không còn điều gì có thể tồi tệ hơn được. Ông đã không đủ can đảm để tiết lộ điều này với công chúng. Ông trở nên rất cáu kỉnh và đã thôi tham gia các hoạt động xã hội. Ông thổ lộ nỗi ưu phiền này đầu tiên với những người bạn thân của mình Franz Gerhard Wegeler và Carl Amanda vào năm 1801. Nhưng Beethoven vẫn nuôi hi vọng. Ông tới Heiligenstadt, một làng quê nhỏ gần Göttingen, nơi có những nhà tắm lưu huỳnh mà người ta cho là có công dụng y học. Một hôm, ông thấy một người chăn cừu thổi sáo, nhưng ông không thể nghe thấy gì cả. Đó chính là lúc mà ông nhận ra sự trầm trọng của căn bệnh. Ông chỉ có thể nghe được những âm thanh to của dàn nhạc. Vào tháng 6 năm 1802, ông viết chúc thư Heiligenstadt.
    Beeethoven viết chúc thư này cho các em của mình " để thực hiện sau cái chết của ông". Nhưng ông đã không gửi nó cho họ, nó chỉ được tìm thấy trong đống giấy tờ của ông sau khi ông chết. Văn bản này đã cho thấy ông đã phải chịu đựng rất nhiều trong im lặng, biết rằng bệnh tình đang tồi tệ hơn, không thể đảo ngược được. Việc mất khả năng nghe đã làm cho ông không thể thưởng thức âm nhạc, mà cũng chẳng thể hưởng thụ những cuộc vui nữa. Chúc thư đã cho thấy tính cách mạnh mẽ của con người đối mặt với sự thật nghiệt ngã.
    Giai đoạn thứ hai, 1803-1816
    Beethoven sáng tác càng nhiêu hơn trước khi bệnh tình trở nên tồi tệ. Ông chẳng có cách nào tự chơi các sáng tác của mình. Các bản nhạc của ông trong giai đoạn này mang nhiều tính phiêu lưu, vượt khỏi những ước lệ truyền thống trong sáng tác. Beethoven sáng tác phần lớn những tác phẩm trong giai đoạn này.
    Chỉ ngay sau khi viết bức chúc thư, ông đã hoàn thảnh bản giao hưởng số 2 vào tháng 11 năm 1802. Vào năm 1803 ông sáng tác bản giao hưởng số 3 Eroica, một trong những kiệt tác vĩ đại. Bản giao hưởng đánh dấu sự bắt đầu của giai đoạn sáng tác thứ 2 của ông, rất độc đáo và không một chút nào nằm trong phong cách truyền thống.
    Beethoven coi Eroica là bản giao hưởng hay nhất trong số các bản giao hưởng của ông. Là một người Cộng hoà từ trái tim, ông đã định tặng nó cho Napoleon. Ông nghĩ rằng Napoleon là hình ảnh thu nhỏ của tinh thần Cộng hoà. Nhưng sau đó, Napoleon đã tự lên ngai, và Beethoven đã hoàn toàn thất vọng. Bản giao hưởng được xuất bản vào năm 1805, tiêu đề là " Bản giao hưởng anh hùng ca ngợi ký ức về một con người vĩ đại ". Nó được trình diễn ở nhà hát Theatre-an-der-Wien vào ngày 17/4/1805.
    Vào ngày 20/11/1805, một tuấn sau khi quân Napoleon chiếm đóng Vienna, buổi ra mắt vở opera Leonore của ông được tổ chức. Nhưng chỉ có vài quan chức Pháp tham dự. Beethoven đã rút ngắn và sửa đổi nó nhưng lần thứ 2 trình diễn vào năm 1806 cũng không thành công. Ông đã rút nó khỏi chương trình biểu diễn vì lý do bất đồng với nhà quản lý. Lần thứ 3 biểu diễn 8 năm sau, lúc ấy đã đổi tên là Fidelio, mới thành công.
    Sau đó, Beethoven đã cho ra đời vài tác phẩm khác, mà sau này phần lớn đều trở thành kinh điển. Đó là bản Piano Concerto số 4, bản Sonata Appasionata và các bản tứ tấu Razumovsky. Buổi trình diễn hai bản giao hưởng số 5 và 6 được tổ chức vào 22/12/1808. Sau đó ông đã viết nên bản piano concerto tuỵet vời nhất, bản concerto "Hoàng đế".
    Năm 1808, Beethoven nhận lời đề nghị của vua xứ Westphalia, Jérôme Bonaparte, làm chỉ huy dàn hợp xướng và dàn nhạc hoàng gia ở Cassel với mức lương 600 ducat vàng một năm. Hoàng tử Rodoft đã giữ ông ở lại Vienna bằng cách bảo đảm cho ông thu nhập hàng năm 4000 florin, được góp bởi Hoàng tử Lobkowitz, Công tuớc Kinsky và chính ông.
    Buổi trình diễn cuối cùng của ông với vai trò là người biểu diễn piano là vào tháng 4/1814. Ông chơi tác phẩm trong sáng nhất Op 97, một bản tam tấu cho piano, violin và cello. Bản giao hưởng số 7 và 8 cũng được sáng tác trong giai đoạn này. Vào ngày 8/12/1813, Beethoven cho biểu diễn bản giao hưởng số 8 Battle(tạm dịch "Chiến trận") để ca ngợi chiến thắng của Wellington trước Napoleon. Bản giao hưởng đã trở nên rất phổ biến, Beethoven lần đầu tiên được nếm vị thành công.
    (còn tiếp)
    --------------------------------------------------------
    "Music - the one incorporeal entrance into the higher world of knowledge which comprehends mankind but which mankind cannot comprehend" - Beethoven

    Được sửa chữa bởi - classic_lover vào 20/05/2002 02:22
    Được sửa chữa bởi - classic_lover vào 20/05/2002 22:54
  8. lola

    lola Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    Fernado Sor, cuộc đời và sự nghiệp
    Guitar đã từng bị coi là 1 nhạc cụ rẻ tiền của quán rượu, 1 nhạc cụ mà không thể đáp ứng được yêu cầu của nhạc cổ điển. Vào đầu thế kỷ 19, Fernando Sor đã đánh dấu 1 bước cho 1 cuộc cải tổ, 1 cuộc cách mạng mà vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay, đó là tôn vinh cây guitar lên hàng nhạc cụ cấp cao nhất có thể được. Sor là một trong những nhà soạn nhạc ??omắn nhất [:D]??? và là 1 trong những người đã đặt những tiếng vang cho cây guitar như là một nhạc cụ giao hưởng trong vòng khoảng 200 năm trở lại đây. Ông cũng như một số người khác đã đặt nền móng để Andrés Segovia say này làm rạng danh cây guitar và đưa nó trở nên hết sức phổ biến và được tôn trọng như ngày nay .
    Fernando Sor sinh ra trong một gia đình khá giả và có uy tín, vào một khoảng thời gian nào đó trong tháng 2 của 1778 (chắc hồi đấy chưa có giấy khai sinh như bây giờ[:D])
    Thời gian chính xác thì ko được rõ nhưng ông được rửa tội vào 14 / 2 / 1778 ở Barcelona, Tây ban Nha và từ đó thế giới được đón nhận 1 cái tên mà sau này sẽ rất nổi tiếng ??oJosé Fernando Macaruria Sors??T(Jeffery Sor) (Tên dài vãi cả )
    Sinh trưởng trong 1 gia đính có chỗ đứng trong xã hội, Sor đã từng được kỳ vọng có thể theo nghiệp nhà binh và thực ra là ông đã từng vào quân ngũ. Nhưng (và rất may mắn có cái chữ ??onhưng??? ấy ) ông cũng bắt đầu bị nữ thần tình yêu bắn trúng tim mũi tên của âm nhạc khi mà cha ông giới thiệu ông tới dàn hát của người Itali.
    Đây chính là sự kiện mà gây một ảnh hưởng rất lớn đến những sáng tác của ông sau này Cha của Sor cũng chính là người đã đưa ông đến với cây guitar duyên nợ. Khi mà Sor tròn 8 tuổi, ông cũng đã là một nhạc công và là một tay guitar (kinh vật cái hồi mà có khi em đi vũ trụ vẫn cần ... ). Sự thông minh và tái năng của ông thật là đáng kinh ngạc vào 1 cái tuổi quá trẻ như vậy, và chính tài năng thiên phú ấy đã cho ông 1 suất vào tu viện tại Montserrat khi tân tu viện trưởng nghe thấy khả năng âm nhạc của ông.
    Sor được gửi đi học nhạc và các bài học giúp cho nghiệp nhà binh của mình tại tu viện (chỗ này khó hỉu vật [:D]). Cha mẹ ông không mong đợi ông lấy âm nhạc làm nghiệp nhưng lại mong ông gia nhập quân ngũ để có được một chỗ đứng trong nhà nước.
    Khi ông 18 tuổi thì cha ông qua đời, và mẹ của ông thì cũng không thể đủ khả năng để duy trì việc hoạc của ông tai tu viên và ông thôi học. Sor trở lại Barcelona nơi mà ông nhận được 1 nhiệm vụ tạ quân đoàn Villa từ tướng Vives. Nhiệm vụ này có vẻ khá đáng giá với Sor bời vì nó mang cho ông một cơ hội và thời gian để viết 1 vở opera và 1 số tác phẩm guitar. Jeffery chỉ ra rằng Sor xứng đáng thăng chức lên trung uý vì những kết quả tuyệt vời của ông trong piano và guitar. Quả thật điều này đã chứng tỏ rằng Quân đội TBN rất ủng hộ và khuyến khích âm nhạc (rá việt nam cũng xế nhỉ ). Sau khi hết hạn 4 năm tại trường lính Sor đã vài lần đến Madrid. Ở đây ông đã tìm được ngưòi bảo trợ đầu tiên của mình, Vợ công tước Alba nổi tiếng, người mà cũng là đõ đầu cho nhà hội hoạ lừng danh TBN Goya. Quý bà này thật sự là khá khác biệt so với 1 số nhà quý tộc cũng ủng hộ nghệ thuật khác. Thay vì gây áp lực để thúc ông viết độc quyền cho mình, bà đã để cho ông 1 chỗ học trong nhà và để ông thoải mái làm việc với hứng thú của mình
    (Hết phần 1, thông cảm nhá em đang bận ôn thi nên chỉ tạm dịch thế thui, trong bài có nhiều chỗ em sửa đi cho nó văn hoa, có nghe chuối quá thì cũng thông cảm nhá)

    đời mình là 1 khúc quân hành
    kẻ thù làm ta mang cây súng
    pang MUFC

  9. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    Bài này được viết bởi Odetta
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nằm tại quận 19, gần ga điện ngầm Porte de Pautini, trên một diện tích rộng gần chục ha là thành phố âm nhạc Paris. Đây là một quần thể gồm ba khu riêng biệt: nhạc viện, Bảo tàng âm nhạc và hội trường lớn biểu diễn.
    Khuôn viên của khu vực này rất rộng, là nơi biểu diễn ngoài trời của các ban nhạc quốc tế, sức chứa đến vài vạn người. Xa trung tâm thành phố nhưng sự hấp dẫn của nó đã làm nhiều du khách và mọi người tấp nập đến đây. Sự thu hút chính, ngoài Nhạc viện là nơi đào tạo các nghệ sĩ, nhạc công, các nhạc sĩ ... đến nghiên cứu học tập hàng ngày còn là sự trưng bày độc đáo, giới thiệu phong phú lịch sử âm nhạc của thế giới. Tại đây hơn 900 nhạc cụ đã được trưng bày một cách khoa học, hiện đại, đã làm cho du khách say mê, lý thú, bởi những âm thanh phát ra từ những chiếc loa rất nhỏ đặt rất khéo léo và hợp lý. Khi ta đi đến từng hiện vật, nhìn xem nó thì âm thanh giới thiệu tính năng, công dụng, giá trị, nơi tìm thấy và người sử dụng nó là ai ... Nhẹ nhàng nhưng đầy kín đáo và hấp dẫn phát ra (tùy bạn thích nghe bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp do bạn lựa chọn bằng chiếc ống nghe "hear phone" nhỏ đeo trên tai mà khi vào cửa bảo tàng, người ta đã hỏi bạn và trao cho bạn sử dụng trong suốt quá trình đi tham quan). Bạn cũng có thể bật các màn hình tivi để chọn xem một chương trình riêng về một loại nhạc cụ nào bạn thích thú.
    Những hiện vật trưng bày ở đây thật phong phú và đa dạng. Nhiều cây đàn cổ từ xa xưa được thu nhập từ nhiều vùng xa xôi khác nhau trên thế giới, nhiều cây đàn quý hiếm là nhạc cụ của các bộ tộc ở châu Phi, châu Mỹ, của các bậc vĩ nhân, các nhạc sĩ, nhạc công có danh tiếng. ở đây cũng có những cây đàn của các vua chúa - vương giả - công nương - quý tộc, của các Viện hàn lâm âm nhạc, các cây đàn chơi trong các lễ hội, các dàn nhạc nổi tiếng, các cây đàn lớn đệm cho các dàn nhạc của nhà thờ Thiên chúa giáo.
    Bảo tàng âm nhạc Paris đúng là nơi tập hợp sống động, phong phú các bộ sưu tập, các hiện vật về âm nhạc, mỗi gian, mỗi phòng, mỗi chủng loại nhạc cụ được trưng bày trân trọng và kèm bên là bản lịch sử giới thiệu sự ra đời, xuất xứ, nguồn gốc khá chi tiết và đầy đủ. Chính vì tính riêng biệt và cách thể hiện độc đáo trên mà nó luôn thu hút đông đảo người du lịch, nhà nghiên cứu văn hóa, các nhạc sĩ, các người sành sỏi âm nhạc và các thanh niên, sinh viên đến xem. Tại Thủ đô nước Pháp với hơn 200 Viện bảo tàng, nhưng bảo tàng âm nhạc trên không pha trộn và lẫn lộn với các viện khác, giá vào cửa khoảng 6 USD nhưng người đến với nó không phải ít.
    Những dòng người tấp nập vào xem và thích thú, phấn khởi bởi sự khám phá ra những âm thanh kỳ diệu, những tiếng động của hàng trăm loại nhạc cụ khác nhau được trưng bày và giới thiệu ở đây. Một số loại nhạc cụ của Việt Nam cổ xưa như chiếc chuông bằng đồng nặng vài chục kg, được đặt ngay tại chính gian đầu tiên cùng với cồng, chiêng, thanh la, sáo ... và một chiếc trống lớn đã được xếp hạng cũng góp phần làm phong phú và đa dạng bộ sưu tập của Viện. Riêng bộ đàn đá Tây Nguyên thì lại được trưng bày ở bảo tàng nhân chủng học ở gần quảng trường Tsô Cadênô Paris. Trong ngày nghỉ chủ nhật ở thủ đô nước Pháp không thiếu gì chỗ chơi và nghỉ ngơi, nhưng nhiều người cả già lẫn trẻ, họ đi tập thể, cả đoàn hoặc các trường học tổ chức do các thầy cô giáo hướng dẫn, có các nhạc sĩ giới thiệu cùng đi vẫn thích thú tò mò, lặn lội ra tận quận 19 xa trung tâm thành phố để được chiêm ngưỡng và thưởng thức âm nhạc phát ra từ những nhạc cụ đầy hấp dẫn - lôi cuốn con người trở lại với lịch sử của từng bộ gõ, bộ khí, kèn hơi.... mà chúng ta cảm thấy không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày.
    (Văn hóa - 26/5/1999)
  10. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    Bài này được viết bởi Odetta
    ý nghĩa của ngôn từ "âm nhạc thính phòng" (ÂNTP) có nguồn gốc từ ngôn ngữ Latinh (camera) - có nghĩa là nhạc để biểu diễn trong phạm vi không gian nhỏ (như phòng hòa nhạc) để phân biệt với nhạc giao hưởng, nhạc sân khấu (thí dụ opera, oratoria, cantata) dành cho các gian hòa nhạc lớn. Thuật ngữ này được hình thành từ thời Trung cổ nhưng mãi đến cuối thời đại Phục Hưng mới được khẳng định rõ ý nghĩa mà hiện nay chúng ta vẫn hiểu về nó. Trước kia, ÂNTP theo nguyên tắc được trình diễn ở các buổi hòa nhạc trong phạm vi gia đình, chính từ đây đã hình thành nên thành phần các nhạc công của loại hình nghệ thuật này: từ một độc tấu (hay được gọi là solist) cho đến vài ba nhạc công đủ để biểu diễn trong phạm vi nhỏ và liên kết với nhau thành nhóm nhạc thính phòng. Khi sáng tác cho ÂNTP, các nhạc sĩ thường chú trọng đến từng phương thức biểu cảm của từng cấu trúc âm nhạc phù hợp với từng loại nhóm cụ thể. Đặc tính của ÂNTP biểu hiện ở sự cân bằng giữa các giọng nhạc (khác biệt với các tác phẩm trong đó phân biệt rõ bè chính, bè đệm) và tính chất cô đọng, tinh tế trong từng ngữ điệu, giai điệu, nhịp điệu và phương thức biểu cảm. Vai trò vô cùng quan trọng ở đây là sự phát triển của các "chủ đề âm nhạc" mang giàu hình tượng nghệ thuật, ÂNTP có ưu thế đặc biệt biệt về khả năng biểu hiện những cảm xúc trữ tình với tất cả các mặt nhạy cảm và tinh tế nhất của tâm hồn con người.
    Giữa thế kỷ XVI, hình thành rõ sự phân biệt giữa nhạc nhà thờ và nhạc thính phòng trong các thể loại nhạc dành cho giọng hát. Một trong những tác phẩm đầu tiên tiêu biểu nhất của ÂNTP phải kể đến "L'antica musica ridotta alla moderna" của Nicolo Vitrentino (1555). Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, ÂNTP bắt đầu phát triển mạnh ở các loại hình âm nhạc dành cho nhạc cụ hay còn gọi là khí nhạc. Ơở những giai đoạn đầu tiên này giữa nhạc cho giọng hát và khí nhạc hầu như không phân biệt về phong các nghệ thuật. Cho đến giữa thế kỷ XVIII, sự phân biệt giữa chúng mới được thể hiện rõ nét đúng như lời nhận định của nhà âm nhạc học trứ danh Kvanz "ÂNTP đòi hỏi sự sống động và tự do trong ý tưởng âm nhạc hơn âm nhạc nhà thờ". Thể loại cao nhất của ÂNTP dành cho khí nhạc thời kỳ này là tổ khúc sonate (sonata da camera) có nguồn gốc từ tổ khúc vũ điệu. Nửa sau thế kỷ XVIII cùng với tên tuổi các thiên tài Hayđơn, Mozart, Betthoven đã hình thành các thể loại ÂNTP cổ điển - độc tấu, song tấu, tam tấu, tứ tấu, ngũ tấu..v...v.. trong đó ý nghĩa đặc biệt quan trọng là các nhóm dành cho các đàn dây (violông, viola, viôlôngxen). Chính bởi vì ở các thể loại này hội tủ mọi điều kiện để có thể diễn tả cảm xúc, hình tượng nghệ thuật một cách phong phú nên chúng đã thu hút nhiều nhạc sĩ thiên tài từ cổ điển cho đến hiện đại, ngoài các nhạc sĩ đã kể trên còn có Bramhs, Dvozak, Smetana, Grieg, Frank, Borodin, Rachmaninov (thế kỷ XIX), Debussy, Ravel, Reger, Bartok, Prokofive, Soxtakovich.v.v.v (thế kỷ XX).
    Quá trình phát triển của phong cách ÂNTP đã trải qua nhiều biến đổi trong đó đặc biệt phải kể đến mối liên quan tương tác giữa ÂNTP và âm nhạc giao hưởng. Từ đó đã nảy sinh ra các tác phẩm ÂNTP mang ảnh hưởng của nhạc giao hưởng (như sonate dành cho violông - "Kreisler" của Betthoven, sonate dành cho violông của Frank) và ngược lại - âm nhạc giao hưởng của ÂNTP (như giao hưởng số 14 của Soxtakovich). Chính vì vậy đã xuất hiện khái niệm âm nhạc mới - "Dàn nhạc thính phòng" và "Giao hưởng thính phòng" để chỉ những tác phẩm giao hưởng dành cho các dàn nhạc nhỏ với số lượng nhạc cụ hạn chế. Vai trò vô cùng quan trọng trong ÂNTP phải kể đến các tiểu phẩm dành cho các loại nhạc cụ trong đó nổi bật nhất là các tác phẩm dành cho dàn pianô bao gồm nhiều thể loại khác nhau: valse, nocturne, prelude.v.v.. của Schubert, Schuman, Sopanh, Skryabin, Rachmaninov, Prokofie.v.v.. Tuy dòng nhạc hàn lâm du nhạc vào nước ta chưa được lâu nhưng các nhạc sĩ Việt Nam cũng đã sáng tác nhiều bản nhạc thính phòng ngay từ những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong đó nổi bật phải kể đến các tác phẩm của Hoàng Việt, Đỗ Nhuận, Nguyễn Đình Tấn..v..v... góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của văn hóa dân tộc.
    (Theo GD - TĐ chủ nhật số 44/1998)

Chia sẻ trang này