1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    Bài này được viết bởi Odetta
    Romance - Những chặng đường lịch sử
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chắc chúng ta ai cũng đã từng nghe Romance - những khúc nhạc đằm thắm thấm sâu vào lòng người làm rung động hàng triệu con tim. Có nhiều người thường hiểu Romance là tình ca nhưng không hẳn như vậy, tình ca chỉ là một khía cạnh trong nghệ thuật Romance vô cùng phong phú và đa dạng.
    Romance - đôi khi còn mang tên gọi "Ca khúc nghệ thuật" là một thể loại âm nhạc hòa tấu thính phòng dành cho giọng ca và bè đệm đàn. Thuật ngữ này xuất hiện ở Tây Ban Nha thoạt đầu mang ý nghĩa "Bài hát thế tục" được sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha để phân biệt với các ca khúc Tôn giáo bằng tiếng Latinh. Dần dần, ngôn từ Romance được phổ biến, phát triển rộng rãi ra ngoài biên giới Tây Ban Nha và trở thành tên gọi cho một thể loại thơ ca trữ tình và một thể loại âm nhạc dành cho giọng ca. Trong âm nhạc Pháp thế kỷ 18, Romance đồng nghĩa với "Chanson" - đơn giản là một bài hát không cần bè đệm đàn. Thời gian sau đó, ngôn từ này được hiểu đồng nghĩa với "giai điệu" và chỉ đến đầu thế kỷ 19, Romance mới được khẳng định như thể loại ca khúc nghệ thuật hàn lâm, nhất thiết phải có phần đệm.
    Tính chất âm nhạc của Romance vô cùng phong phú, xen kẽ cùng với những bản nhạc trữ tình đặc trưng cho thể loại âm nhạc này là những bản nhạc mang tính chất vui nhộn, chất anh hùng ca ... ở Romance, các đường giai điệu thường tinh tế, tỷ mỉ hơn ở các tác phẩm này thường được sáng tác dựa trên thơ ca. Âm nhạc không chỉ biểu hiện tính chất chung của đoạn thơ hay cấu trúc của khổ thơ mà còn phải biểu hiện rõ hình ảnh, đường nét phát triển của nhịp điệu, ngữ điệu. Trong Romance, bè đệm đóng vai trò biểu cảm vô cùng quan trọng như một nhân tố cấu thành bình đẳng trong hòa tấu thính phòng chứ không đơn thuần chỉ là bè phụ họa cho giọng ca. Từ đây đã sinh ra một số thể loại có gốc Romance như ballade, elegie, barcarolla, Romance theo các nhịp của vũ điệu như Menuete ...
    Romance như thể loại tổng hợp giữa thơ ca và âm nhạc đã trải qua quá trình phát triển đa dạng và phong phú bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 18, trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức - Agrikola, E.Bach và trường phái Pháp - Méhul, Berton, Dalayrac. Sang thế kỷ 19, trong sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc lãng mạn, Romance trở thành một trong những thể loại hàng đầu biểu hiện một cách đặc sắc những trào lưu của thời đại - đó là xu thế hướng nội nhằm biểu hiện những chiều sâu tinh tế nhất của tâm hồn con người đồng thời kết hợp và phát huy những tinh hoa quý báu nhất của dân ca. Từ đây, giá trị nghệ thuật của Romance không ngừng được nâng cao đặc biệt trong sự nghiệp sáng tạo của các nhạc sĩ trường phái Đức - áo: Schubert, Schuman Bramhs, Wolf, trường phái Pháp: Berlioz, Gounod, Bizet, Massenet và trường phái Nga: Glinka, Tchaikovsky, Rachmaninov.
    Cùng với các tác phẩm Romance kinh điển mẫu mực mang nội dung trữ tình, nửa sau thế kỷ 19 đã xuất hiện các bản Romance mang tính chất dân dã dành cho ca hát đại chúng có phong cách gần gũi với ca khúc thường nhật. Hai khía cạnh này của Romance không tách biệt và đôi khi được kết hợp nhuần nhuyễn trong sáng tạo của các nhạc sĩ như Alyabev, Varlamov mà vẫn không mất đi ý nghĩa nghệ thuật cao của loại hình này. Điều đáng chú ý là lịch sử phát triển Romance liên quan mật thiết đến lịch sử phát triển thơ ca. Cụ thể là các bản tình ca bất hủ của Schuman với Heine, Glinka với Puskin và Tchaikovsky với Tolstoi. Trong sự phát triển của nghệ thật Romance thế kỷ 19, các nhạc sĩ đặc biệt chú trọng đến tính chất hát nói. Các bản Romance của Tchaikovsky và Rachmaninov đôi khi gần gũi với thể loại Aria trong Opera với sự phát triển kịch tính giao hưởng mang quy mô lớn. Một hướng đi khác của thể loại này ở chỗ, các nhạc sĩ thường tập hợp các bản Romance thành tổ khúc thanh nhạc lớn, trong đó bao hàm các ý tưởng và chủ đề âm nhạc vô cùng đa dạng thường mang tính chất tương phản rõ rệt - những điều khó có thể đạt được nếu chỉ sáng tác trong phạm vi một bản Romance. Từ đây đã hình thành nên thể loại. Tổ khúc thanh nhạc gắn liền với tên tuổi những nhạc sĩ tiên phong - Beethoven (Đến với người yêu dấu phương xa 1816), Schubert (Cô thợ xay xinh đẹp 1923. con đường mùa đông 1827) và nhiều nhạc sĩ khác.
    Sang thế kỷ 20, ngay từ những thập kỷ đầu tiên, nghệ thuật Romance đã tạo nên bức tranh phát triển phức tạp. Song song với việc phát huy những truyền thống tốt đẹp của thế kỷ 19, các nhạc sĩ luôn cố gắng tìm tòi những phương thức sáng tạo mới. Mỗi tác phẩm là một cách xử lý riêng biệt không lặp lại trong sự kết hợp giữa âm nhạc và thơ ca. Từ đây hình thành nên loại hình mới của Romance có tên gọi "thơ với âm nhạc" đặc biệt rõ nét trong sáng tạo của Debussy (năm bài thơ của Baudelaire) và prokofiev (Năm bài thơ của Achmatov). Dựa trên thẩm mỹ âm nhạc mới, các nhạc sĩ cố gắng để cho Romance gần gũi đến mức tối đa với ngữ điệu tự nhiên của ngôn ngữ. Chính vì vậy nên họ thường tìm đến các thể thơ tự do, thậm chí cả văn xuôi (những bài ca Bilitis của Debussy, Con vịt xấu xí của Prokofiev). Nhưng có lẽ bước đột phá táo bạo nhất theo phong cách hát nói phải kể đến tổ khúc Pierrot Lunaire Lunaire của Schonberg được sáng tác vào năm 1912. Mặt khác, nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đặc biệt đề cao vai trò của bè đệm. Bè piano chưa bao giờ mang tính chất độc lập với hình tượng sắc nét như trong các tác phẩm của Debussy và Rachmaninov, chính vì vậy nên các tác phẩm kiển này còn mang tên gọi Ramance - Prelude. Một khía cạnh quan trọng khác, đó là Romance mang ảnh hưởng của dân ca như trong các tác phẩm của Stavinsky, Ravel và De Falla. Mặc dù nghệ thuật Romance thế kỷ 20 đạt được nhiều nhiều thành tựu mới nhưng cũng không biện hộ được cho một số khía cạnh làm mất đi tính chất đại chúng vốn đặc trưng cho thể loại này. Từ giữa thế kỷ 19, Romance đã được mở rộng thành phần biểu diễn đánh dấu sự ra đời của các tổ khúc Romance cho vài giọng ca hoặc cho một giọng ca với bè đệm gồm nhiều loại nhạc cụ. Điều này làm cho tổ khúc thanh nhạc gần gũi với Kantate và các tác phẩm giao hưởng hợp xướng. Tổ khúc kiểu mới này đã trở thành tinh hoa âm nhạc thế kỷ 20 trong sự nghiệp sáng tạo của Bulez, Britten, Prokofiev, Schostakovich, Sviridov và nhiều nhạc sĩ khác.
    Trong âm nhạc hàn lâm của nước ta hiện nay, thể loại Romance - ca khúc nghệ thuật ngày càng thu hút sự chú ý của nhiều thế hệ nhạc sĩ. Một số ca khúc nghệ thuật có giá trị đã chiếm các vị trí xứng đáng trong Giải thưởng âm nhạc 1998 vừa qua của Hội Nhạc sĩ VN. Hy vọng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ có nhiều ca khúc nghệ thuật hay phản ánh đặc sắc đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.
    (Văn hóa Thể thao - 27/7/1999)
  2. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    Bài này được viết bởi Odetta
    Schubert - Nhà trữ tình vĩ đại
    --------------------------------------------------------------------------------
    Nếu như gọi Bếtôven là người anh hùng, người cách mạng vĩ đại trong lĩnh vực âm nhạc, thì phải gọi Schubert là nhà trữ tình vĩ đại. Mọi vấn đề của cuộc sống, quan hệ giữa con người và con người và với thiết thực bao quanh, Schubert đều nhìn nhận và thể hiện bằng những cảm xúc trữ tình.
    Schubert sinh ngày 31 tháng 1 năm 1797 trong một gia đình bố là nhà giáo có nế nếp. Nhà nghèo, một căn nhà nhỏ bé ở ngoại ô thành Viên. Schubert cất tiếng khóc chào đời và vĩnh biệt cuộc đời cũng ở dưới mái nhà này.
    Trong căn nhà nhỏ bé này luôn có tiếng đàn tiếng hát vì bố và hai anh lớn của Schubert đều là giáohọc, mà thời đó dạy học văn hóa phải kiêm luôn dạy nhạc cho học sinh, cho nên làm thầy là phải biết nhạc lý cơ bản, biết hát và chơi được một thứ nhạc cụ nào đó. Cho nên Schubert ngay từ nhỏ đã yêu nhạc và có năng khiếu khác thơờng về âm nhạc. Cũng là một thần đồng âm nhạc như Môda, chỉ khác là bố Schubert không có trình độ nhạc giỏi như ông Lêôpôld - bố của Mozart, để đào tạo được Schubert thành một "Môda" thứ hai không có tiền thuê thầy dạy, cho nên Schubert được học nhạc muộn hơn so với Môda.
    Tuy vậy Schubert cũng được bố dạy chơi đàn violon, anh cả dạy chơi đàn clavơxanh và cha cố Hôlxerơ dạy lý thuyết âm nhạc và chơi đàn oogan. ông Hôlxerơ nhớ lại: "Khi tôi muốn giới thiệu cho Franx (Schubert) một cái gì mới thì hóa ra cậu ta đã biết rồi... Do đó không phải tôi dạy, mà là nói chuyện với anh ta để rồi ngạc nhiên vì sự hiểu biết của cậu ấy..."
    Năng khiếu trời phú đả giúp Schubert được nhận vào học trường dạy nhạc nội tú của nhà thờ, gọi là "Cônvích", trường dạy giỏi nhất ở Viên, nơi vốn chỉ nhận con em các gia đình quí tộc. Schubert đến trường xin học, dáng dấp rụt rè vì thất tòa nhà của trường quá đồ sộ, lại bị học sinh nhà trường chê giễu vì quần áo quá nghèo nàn. Nhưng nhờ có giọng hát tốt và khả năng đọc nhạc nhanh nên Schubert đã được nhận học. Đó là vào năm 1808 khi Schubert đã 11 tuổi.
    Học ở trường, Schubert đau đầu nhất với môn toán, ngoài ra ăn không đủ no, vì chế độ ăn nội trú quá tồi tàn, thường gia đình phải tiếp tế thêm mà gia đình Schubert không có điều kiện vì quá đông con. Nhưng âm nhạc thì rất được nhà trường chú trọng, có dàn nhạc học sinh, những tứ đấu và tứ ca của học sinh, hợp xướng. Tối nào dàn nhạc cũng phải hòa nhạc nhiều loại tác phẩm. Schubert chơi violon trong dàn nhạc do đó có điều kiện làm quen với nhiều tác phẩm, tác giả. Chính nhờ đó mà ông học được kỹ thuật sáng tác, và đã sáng tác rất nhiều. Tính từ sáng tác đầu tay của ông năm 1810, cho đến năm 1813 là khi ông rời ghế nhà trường, Schubert đã viết hàng loạt ca khúc, ba lát, tứ đấu đàn dây, hợp xướng và bản giao hưởng số 1.
    Ra khỏi trường, ông buộc phải đi dạy học, làm phụ giảng tại trường nơi bố ông dạy, vì nếu không sẽ bị gọi và phục vụ trong quân đội 14 năm liền (nghĩa vụ quân sự ở nước Aáo thời đó là 14 năm). Việc dạy học chiếm nhiều thời gian, lương thấp, Schubert phải nhận dạy tư thêm để kiếm sống. Nhưng chính thời gian này sức sáng tác của ông thật dồi dào và ở một số lĩnh vực đã đạt đến độ chín, có bản lĩnh cao.
    Có lần trong một ngày ông viết 8 ca khúc. Chỉ trong một năm 1815, vừa đi dạy học, kể cả dạy tư, Schubert đã sáng tác 144 ca khúc, 4 ôpêra, 2 bản giao hưởng một tứ đấu đàn dây, hai bản xônát cho piano và hàng loạt tác phẩm khác nữa. Sáng tác của ông thật phong phú về thể loại, đến năm 1817, ông đã có hơn 300 ca khúc, trong đó có những bài nổi tiếng cho đến tận ngày nay, như: "Con cá phôren", "Thần rừng", "Người lữ hành", "Cô gái quay xa".v.v... 5 bản giao hưởng (ông viết tất cả 9 bản). 7 trong số 15 xônát và nhiều tác phẩm lớn khác.
    Schubert vốn chán nghề dạy học do bị mất quá nhiều thời gian sáng tác âm nhạc, nên sau khi dạy đủ số năm qui định, ông thôi việc để tập trung vào sáng tác. Nhưng vì không còn lương để sống, lại bị bốt cắt đứt quan hệ do giận ông không theo nghề truyền thống của gia đình, nên Schubert lâm vào cảnh túng quẫn. Dạy đàn tư thì tiền thu được nhiều khi không đủ tiền thuê đàn (không có tiền mua đàn, phải thuê). Trong khi đó, vì lòng tự trọng, ông khước từ không đến diễn tại các phòng khách của những gia đình quí tộc giàu có, một công việc có thể giúp ông vượt qua cảnh đói nghèo, nghèo đến mức không đủ tiền mua đủ giấy nhạc để ghi lại các tác phẩm của mình.
    Bản "Xêrênát" nổi tiếng của ông chính là đã ra đời trên một thực đơn của nhà hàng, Schubert viết ở mọi nơi có thể, dường như trong đầu ông chen chúc nhiều giai điệu, chỉ chờ có dịp là tuôn trào ra như thác lũ (trong cuộc đời ngắn ngủi 31 năm Schubert đã viết hàng ngàn tác phẩm trong đó có hơn 600 ca khúc).
    Schubert sống thêm được sau cái chết của Betôven - người nhạc sĩ mà ông yêu quí và khâm phục nhất - hơn một năm. Ông ra đi vào ngày 19 tháng 11 năm 1828, vì thiếu thốn, bệnh tật, kiệt sức. Bi kịch trong đời người nghệ sĩ này là cho đến khi chết hầu như không được dự một cuộc trình diễn nào những tác trình diễn vào những tác phẩm lớn của mònh. Bản "Giao hưởng bỏ dở" nổi tiếng của ông viết năm 1822. Khi ông còn sống, tổng phổ bị thất lạc. Người ta chỉ tìm lại được sau khi ông chết mấy chục năm.
    Cuộc đời của ông thể hiện tính bi kịch nội tâm của người sẽ nhận biết được sự xấu xa của hiện thực thời gian ấy nhưng không nhìn ra những con đường và phương thức khắc phục. Ông thu mình trong những suy tư của mình, chao đảo giữa tuyệt vọng và hy vọng, giữa bóng tối và ánh sáng. "Giờ đây không còn thời kỳ hạnh phúc mà mỗi thứ tưởng chừng như được bao bọc trong ánh hào quang của tuổi thanh xuân, thay vào đó là điều bất hạnh khi nhìn thấy hiện thực đau buồn mà nhờ trời, tôi cố tô điểm bằng trí tưởng tượng của mình cho nó đẹp lên...". Đó là những dòng nhật ký ảo não của chính Schubert viết trong mấy năm cuối đời.
    Đời sống của Schubert giản dị và ngắn ngủi, hầu như chỉ ở thành phố Viên, không phải trong những tòa lâu đài lộng lẫy nơi Môda được đón tiếp khi đang là một thần đồng, nơi Hayđơn được hoan nghênh nồng nhiệt và Betôven còn tìm được những người hâm mộ. Schubert chỉ sống tại vùng ngoại ô Viên, nơi những căn nhà nhỏ bé và lụp xụp, dân chúng nghèo. Ông không biết được sự thành công rực rỡ nào, không đóng một vai trò gì đáng kể trong đời sống âm nhạc thời ấy. Nhưng hậu thế biết đến ông và đã đánh giá đúng cống hiến to lớn của ông cho kho tàng âm nhạc của nhân loại. Bia mộ của ông ghi dòng chữ: "Ơở đây, cái chết đã chôn vùi một kho báu và cả những niềm hy vọng còn quí báu hơn".
    (Giáo dục & Thời đại - số 17/1998)
    --------------------------------------------------------------------------------
  3. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    Bài này được viết bởi Odetta
    Mozart - Một thiên tài âm nhạc
    --------------------------------------------------------------------------------
    Wolfgang Amadeus Mozart (1756 - 1791) - nhà soạn nhạc vĩ đại người Aáo, đỉnh cao của trườõng phái cổ điển Viên thế kỷ 18, thiên tài lớn nhất trong nền văn hóa âm nhạc thế giới. Nếu nói về "thần đồng âm nhạc" thì cổ khí kim hiếm có một thần đồng nào sánh được với ông.
    Mozart sinh ra trong một gia đình mà người bố - ông Leopold Mozart - là một nhạc sĩ có tài, cho nên người thầy dạy nhạc đầu tiên của Mozart chính là ông bố ông. Mozart học chơi violon, đàn clavơ xanh, đàn oocgơ.
    Lên 3 tuổi ông đã tập lập những hợp âm trên đàn, ứng tác, đàn lại bằng trí nhớ những đoạn nhạc, giai điệu được nghe. 4 tuổi đã chơi clavơ xanh (một loại đàn tiền thân của đàn piano) thành thạo. Có lần ông bố và người bạn ông Sácne, về nhà thấy Môda đang ngồi ở bàn hí hoáy viết vào giấy chép nhạc.
    Mỗi lần chấm mực thì không chỉ có bút chấm mà cả ngón tay cũng chấm mực luôn! Ông bối hỏi viết gì thì Môda trả lời đang viết côngxectô cho đàn Clavơ xanh. Ông bố cầm tờ giấy nhạc lên xem và quả có thấy những nốt nhạc và cả những vết mực giây vào. Thoạt đầu ông bố và ông Sacne cho là trò trẻ con, nhưng sau đó hai người cùng mừng rỡ vì thấy những câu nhạc viết đúng qui cách và có dụng ý hẳn hoi. Như vậy là mới lên bốn, Mozart đã sáng tác được một bản côngxectô.
    Lên 6 tuổi, Mozart đã cùng bố và người chị gáo Maria - Anna lớn hơn Mozart 3 tuổi và cũng giỏi đàn piano đi lưu diễn tại nhiều thành phố lớn. Mozart còn chơi viôlông, đàn oocgan. Điều kỳ diệu nữa là không những sáng tác được giai điệu và phần đệm, Mozart còn rất giỏi ứng tác, tức là trong số khán giả, một người nào đó, và căn cứ vào đó đề ra một giai điệu nào đó, Môda sáng tác ngay tại chỗ trên đàn một bài nhạc hoàn chỉnh, liền một mạch không hề phải sửa sang chút nào. Đó là phương pháp biến tấu tại chữ một giai điệu có sẵn, biển đổi nhưng làm sao giai điệu cho sẵn vẫn có mắt qua mọi lần thay đổi hình dạng và cấu trúc.
    Trí nhớ âm nhạc của Mozart cũng thật phi thường. Có một lần khi đến biểu diễn ở Rôma, được biết tại Nhà nguyện Sixtine trong tòa thánh người ta hát một bài hợp xướng 8 bè rất hay, nhưng không cho phép ai ghi chép bản nhạc để không phổ biến dang nơi khác, Mozart đến nghe chỉ một lần, về nhà ghi lại theo trí nhớ không sai một nốt nhạc nào.
    Những cuộc lưu diễn của V với chị và bố ngày càng mở rộng sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh, Hà Lan, Bỉ, Italia. Đâu đâu cũng được hoan nghênh nhiệt liệt, nhưng Mozart vẫn luôn luôn giản dị, hồn nhiên, vui tươi, chân thật. Có lần ở lâu đài Schonbrunn, khi bị trượt chân ngã trên sàn đánh xi bóng lộn của lâu đài và được một nàng công chúa trẻ tuổi đến nâng dạy, để cảm ơn Mozart đã hồn nhiên hứa lớn lên sẽ lấy nàng công chúa đó làm vợ.
    Năm 1767, vào lúc 11 tuổi, Mozart đã sáng tác vở ôpêra "Apollo và Hiacinthus" - ôpera đầu tay của ông. Hai năm sau, chỉ trong hai tháng, Mozart đã hoàn thành ôpêra hài hước "Cô gái giả ngây thơ", tiếp đó là ôpêra theo phong cách dân gian - dân tộc "Bastien và Bastienne". Cho đến cuối cuộc đời quá ngắn ngủi 35 năm của ông Mozart đã sáng tác hơn 20 vở ôpêra, trong đó có những tuyệt tác có giá trị vĩnh vửu như "Đám cưới Figarô", "Đông Gioăng", "Cây sáo thần".
    Các ôpêra thuộc nhiều thể loại: ôpêra kiểu seria, kiểu hài hước (lauffa) và kiểu dân gian - dân tộc (như "cây sáo thần"), nhưng ở loại nào ông cũng đổi mới và làm phong phú thêm bằng cách đưa vào những nhân tố của loại khác và những nguyên tắc của chủ nghĩa cổ điển Viên. Một trong những thành tựu to lớn của Mozart trong phương pháp cấu tạo kịch bằng âm nhạc là khắc họa được đậm nét những cá tính nhân vật, khiến các nhân vật của ông không còn là những mô hình xơ cứng, chung chung, mà trở nên sống động, gắn với cuộc đời.
    Trong lĩnh vực nhạc giao hưởng, thành tựu cao nhất của Mozart tập trung vào ba bản giao hưởng cuối: số 39, số 40 và số 41. Còn về nhạc thính phòng và nhạc cho pianô, ông cũng phát huy đến cao nhất những thành tựu của những người đi trước ông, như I.X.Bach, I.Hayđơn trong các tác phẩm như "Făngtedi và xônát giộng Đô trưởng", "Xônát giọng La trưởng"...
    Tài cao như vậy, nhưng Mozart luôn chịu những sự hành hạ của những kẻ có quyền thế, phải ở vào thế những người nô bộc. Thời gian còn ở Danxbuốc, hàng ngày ông phải ngồi chầu chực vài giờ liền trong tiền sảnh nhà vị ************* giáo phận để chờ sai phái, viết nhạc chiều theo ý của ngài ************* và khách khứa của ông. Làm không đúng là bị chửi mắng nhục nhã. Bản chất độc trực, đầy lòng tự trọng của Mozart không chịu được sự lăng nhục ấy, nên có lần ông viết thư bộc lộ sự phẫn nộ của ông: "...Với tôi, chuyện có được mọi thứ huân chương còn dễ dàng hơn nhiều so với điều ông có thể làm như tôi, cho dù ông có hai lần chết đi sống lại cũng vậy...!". Trong một bức thư cho bố ông, Mozart viết: "... Trái tim nâng cao phẩm giá con người ở, và mặc dù con không phải là bá tước, nhưng có lẽ phẩm giá con người ở trong con còn nhiều hơn ở một lão bá tước nào đó...".
    Sau này khi bỏ Danxbuốc để về Viên tự kiểm sống quyết không dựa dẫm vào miếng ăn ở các nhà quí tộc, Mozart đã rơi, vào cảnh khó khăn, túng quẫn. Lớn lên rồi, ông không còn được người ta quan tâm đến như khi còn nhỏ, khi còn là một "thần đồng". Những tác phẩm đẹp nhất của ông như "Đám cưới Figarô", "Đông Gioăng" ít được sự tán thưởng. Có những kẻ đố kỵ lên tiếng chê bai, những ca sĩ vì không ưa ông mà bóp méo âm nhạc của ông khi biểu diễn.
    Mozart không làm sao xin được việc làm ở Viện mặc dù ở cái thủ đô âm nhạc này không thiếu chỗ làm cho các nhạc trưởng, người đàn oocgan, người sáng tác nhạc. Mozart buộc phải làm công việc soạn nhạc, chuyên soạn nhạc thuê cho người khác, sáng tác nhạc cho những vở balê loại rẻ tiền, dạy nhạc tư với giá quá bèo bọt.
    Ông ngày càng tụt xuống thấp trong nấc thang xã hội, nhà ở ngày thu hẹp lại, những lo nghĩ về cuộc sống ngày càng tăng... và âm nhạc ông viết ra ngày càng hay, càng đẹp. Năm 35 tuổi ông bị ốm nặng. Ngay gần nhà ông, có nhà hát diễn vở "Cây sáo thần" của ông. Những người bạn trung thành với ông cứ tôi tối đến thăm, kể cho ông nghe những đoạn nào trong vở được vỗ tay nhiều nhất. Họ thấy ông nằm trên giường, tay run vì sốt vẫn hối hả sáng tác.
    Tác phẩm này dường nhơ cuốn hút ông muốn hoàn thành sớm, vì theo Mozart có một người mặc toàn đồ đen đến đặt ông viết một bản kịch cầu hồn. Ông linh cảm thấy đó là triệu chứng của cái chết của ông đang đến nên cố gắng hoàn thành, không muốn bỏ lại tác phẩm dở dang khi giã biệt cuộc đời. Tuy vậy ông đã đi trước khi viết xong - di chúc lại cho một người học trò ông viết tiếp trên cơ sở những chỉ dẫn cụ thể của ông.
    Thiên tài Mozart - cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại đã trở thành bất hủ.
    (GD - TĐ số 11/1998)
  4. pimpim

    pimpim Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2001
    Bài viết:
    2.541
    Đã được thích:
    0
    Bài này được viết bởi Odetta
    Ngành múa Việt Nam có hai tác phẩm vừa được Đảng và Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh: Kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (Tổng cục Chính trị - QĐND VN), và kịch múa Tấm Cám (Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam). Đây là hai tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành trong lịch sử phát triển ngành múa Việt Nam.
    Múa là bộ môn nghệ thuật sản sinh từ cuộc sống, phản ánh chân thực cuộc sống và mang tính thẩm mỹ cao, bắt đầu xuất phát tử các vũ điệu mùa dân gian, phát triển lên thành các thể loại múa cung đình, sân khấu. Múc khắc họa, diễn đạt những tư tưởng nhân văn cao cả, nhân đạo hóa đời sống tình cảm và tâm linh con người, đem đến sự cảm thụ trong sáng cho người xem. Ngôn ngữ của nghệ thuật múa là vẻ đẹp được thể hiện thông qua các động tác của cơ thể, bắt nguồn từ những cảm xúc mãnh liệt của con người. Một nghệ sĩ múa tài năng bao giờ cũng biết tạo sự hài hòa diễn xuất ở cả nét mặt, và mỗi bắp thịt đều phải biết "hát". Một đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên múa tài năng sẽ mang lại cho sân khấu vẻ đẹp lộng lẫy, sáng chói nhất. "Người đã múa không còn là mình nữa, mà hóa thân thành nhịp điệu của trần gian".
    Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngành nghệ thuật múa đã dàn dựng nhiều tác phẩm sống động mang hơi thở của thời đại. Những tác phẩm múa trở thành vũ khí sắc bén mang tính chiến đấu, kêu gọi tinh thần yêu nước, xã thân hy sinh vì nền độc lập dân tộc, vì thống nhất tổ quốc và CNXH.
    Tại các cuộc liên hoan quốc tế, nghệ thuật múa Việt Nam đã đoạt trên 30 Huy chương vàng, như các điệu Múa sạp, Múa nón, Tuần đuốc, Xòe hia, Múa chuông, Múa trống Tây Nguyên, Múa Sà dăm, Rông chiêng, Chàm rông... Đó là những tiết mục mang đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc. Chúng ta còn tiếp thu tinh hoa các nền nghệ thiật múa cổ điển và hiện đại trên thế giới. Nghệ thuật múa Việt Nam tiếp xúc với vũ ballet Xô viết đã trên 40 năm. Ngay từ những năm sáu mươi, nhiều chuyên gia Liên Xô đã sang Việt Nam dàn dựng các trích đoạn và cở diễn nổi tiếng như Người đẹp ngủ trong từng, Hồ Thiên Nga, Spartacus, Cô tiểu thư và tên du đãng... Chúng ta cũng tiếp cận với trào lưu múa ballet hiện đại Australia, Pháp, Cuba, đã bắt đầu nghĩ tới một nền múa ballet Việt Nam có nội hàm dân tộc và hiện đại.
    Hiện tại cả nước có 75 đoàn nghệ thuật hoặc tập thể chuyên trình diễn múa; trong đó có Nhà hát Nhạc vụ kịch VN, Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc TƯ, Đoàn Ca múa quân đội, Đoàn ca múa Thăng Long, Đoàn Ca múa dân gian Việt Bắc, Đoàn ca múa Bông Sen, Đoàn ca múa Sơn La, Đoàn Aánh bình minh, Đoàn múa Khơ me Sóc Trăng, Đoàn múa truyền thống cung đình Huế, Đoàn Ca múc Bình Thuận, Đoàn ca múc Đam San, và nhiều đoàn tự lập ở TP. Hồ Chí Minh, với trên 1.000 nghệ sĩ múa chuyên nghiệp.
    Hội Nghệ sĩ múa VN đã thành lập và ra mắt CLB Biên đạo múa với sự tham gia của gần 50 nhà biên đạo, NSND, NSƯT cùng các GS nghệ sĩ chuyên ngành. Muốn có những kịch bản hay cần phải đi từ cuộc sống để phát hiện, sáng tác. Nhưng phải nói việc sưu tầm nghiên cứu các vốn múa truyền thống dân gian là việc làm đầy khó khăn vất vả. Nếu không có lòng say nghề, yêu và quý trọng di sản văn hóa dân tộc thì khó có thể dựng nên các tác phẩm và các giáo trình hệ thống múa từ dân tộc Kinh, múa Chèo, đến hệ thống múa H'mông, Banar, Giarai, rồi múa Tuồng, múa Thái... và các tác phẩm múa hiện đại, hoành tráng.
    Bao giờ nhịp điệu múa bắt đầu với những con sóng lớn? Hiện tại chúng ta đã có Huyền tích Trường Sơn (Nhà hát NVK VN), Bông lau trắng (Đoàn CMQĐ), Roméo và Juliette (Nhà hát CVK VN). Nhịp điệu này đã bắt đầu náo nhiệt ngay từ những ngày cuối năm 1998. Nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn - TP.Hồ Chí Minh, hàng loạt tác phẩm kịch múa lớn ra đời nổi lên như một sự kiện văn hóa trong đêm đại vũ điệu "Đất lành chim đậu": Mặt trời trong lòng đất, Bất Khuất - Đồng Khởi.
    Đặc biệt là "Ngọc Trai đỏ" (Nhà hát Giao hưởng kịch TPHCM), công trình tuyệt vời của một tập thể nghệ sĩ, nhạc công vật lộn trên sàn tập suốt 6 tháng trời. Ngọc trai đỏ khái quát hóa một giai đoạn lịch sử bang giao từ ngàn xưa giữa Việt Nam - Trung Quốc, những phong tục tập quán, chiến tranh, nghĩa vua tôi, tình phụ tử, và bao trùm lên tất cả là ngợi ca tình yêu đôi lứa thủy chung trong sáng. Hình tượng múa trong duo Mỵ Châu - Trọng Thủy đầy gợi cảm thẩm mỹ, mang vẽ đẹp Aá Đông trong tâm hồn người Việt Nam, sống động, rực rỡ.
    Sức Xuân đang trỗi dậy cho những sự kiện lớn năm 2000, những nhịp điệu bắt nguồn từ cuộc sống đang khai diễn hóa hẹn năm 1999 là năm kịch múa Việt Nam được mùa. Tháng 5/1999 có Hội diễn ca múa nhạc tại Hà Nội, dành cho các đoàn ca múa nhạc dân tộc các tỉnh phía Bắc. Tháng 8/1999 Hội diễn ca múa tại Đà Nẵng, dành cho các đoàn ca múa nhạc nhẹ. Tháng 12/1999 Hội diễn ca múa nhạc tại Cần Thơ (hoặc TPHCM), dành cho các đoàn ca múa nhạc các tỉnh phía Nam. Năm con Rồng mở đầu thiên niên kỷ mới, và sự kiện 1000 năm Thăng Long đến gần, thôi thúc ngành múa phấn đấu bắt kịp đòi hỏi của đất nước.
    (Doanh Nghiệp - 24.4.1999)
  5. Ricci

    Ricci Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    162
    Đã được thích:
    1
    Concerto D'aranjuez ( J Rodrigo 1902-?)
    Aranjuez là tên một thành phố cổ gắn với truyền thống quật cường đấu tranh của Tây Ban Nha(Như 'Quảng Trị' ở VN). Rodrigo đã xâm nhập khá sâu sắc vào đời sống tinh thần nói chung và âm nhạc nói riêng của người dân nơi đây.
    Mở đầu, qua việc sử dụng tiết tấu của những các vũ điệu dân gian trên tiếng guitar, tác giả đã giới thiệu một bức tranh về đời sống dân chúng nơi này. Đoạn Adagio tiếp theo đầy xao xuyến mà giới phê bình đánh giá rất 'adaluza' và đoạn kết rộn ràng niềm vui sướng 'Allegro Gentile' mà vẫn mang vẻ hài hước. Tất cả đã vẽ nen trước người nghe một tuyệt tác hội hoạ về đất nước Tây ban Nha nói chung dưới nắng chiều, màn đêm rồi lại bình minh. Cái hay ở Concerto này là sự phối hợp nhạc cụ trong sáng với việc sử dụng rất đạt tiếng 'tù và' trong phần chậm và tiếng kèn leo lẻo ở phần cuối, cộng với việc chú ý cân bằng giữa âm hưởng guitar và các nhạc cụ riêng rẽ trong dàn nhạc sao cho không có chỗ nào người diễn đơn bị tiếng dàn nhạc ồn ào át mất.
    Văn hoá Tây Ban Nha phần lớn kế thừa từ bắc Phi và Tây á, 7 thế kỷ dưới sự thống trị của người Mo để lại khá nhiều di tích, nếp sinh hoạt. Bản concerto A'ranjuez như câu chuyện kể mà nét giai điệu guitar là nhân vật tự sự trữ tình tuyệt diệu hết vui lại buồn rồi lại vui.
    Rodrigo viết Concerto này tặng De Maja, trưởng khoa guitar NV Madrid nên Segovia tự ái không bao giờ chơi bản này. Tuy vậy dù sao nó cũng được thừa nhận là concerto điển hình nhất của guitar. Những Ns biểu diễn xuất sắc bản này gồm Narciso Yepes, M.L Anido, R Tarrago(vợ Rodrigo), A Diaz, Bream , John Williams
    Ricci Simms
  6. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Concierto de Aranjuez
    Concierto de Aranjuez lấy tên theo khu cung điện hoàng gia Aranjuez. Âm nhạc(chính xác hơn là ở 2 chương ngoài 1 và 3) không chỉ là về thời gian mà Rodrigo đã nghỉ trăng mật ở đó với vợ mình , mà còn về cuộc sống trong cung ở vào những thế kỷ 18 và 19.
    Vào cuộc ra mắt năm 1940, Concerto de Aranjuez ngay lập tức là một thành công lớn, và đã làm mang lại tiếng tăm cho tác giả Joaquin Rodrigo, chủ yếu nhờ vào sức mạnh của chương thứ 2. Sau buổi diễn, ông đã được công kênh dọc phố phường bởi những đám đông lớn. Ông cũng được báo chí ca tụng là nhà soạn nhạc TBN vĩ đại nhất của thời hiện đại.
    Nhiều năm sau buổi ra mắt, công chúng đều muốn được hỏi Rodrigo cảm xúc nào đã làm ông viết nên chương thứ 2 nổi tiếng đó. Theo lời vợ ông, Rodrigo sẽ chỉ nhún vai và nói đó chỉ là những suy nghĩ cảm xúc bình thường, "gió qua những cành cây" xung quanh Aranjuez. Khá gần đây, điều này mới được tiết lộ.
    Tác phẩm được viết trong thời kỳ mà Rodrigo và Victoria(vợ ông), sau này đã gọi là thời kỳ đau buồn nhất trong cuộc đời họ. Chương I và III, dầu vậy, lại tràn đầy hạnh phúc và sức mạnh, nhìn lại những thời gian hạnh phúc. Khi mà bản concerto đã hoàn thành một nửa, Victoria lúc bầy giờ đang mang thai đứa con đầu lòng, cảm thấy rất không được khoẻ. Bà được nhận vào bệnh viện Madrid, và ở một sân khấu, Rodrigo đã được biết rằng vợ và con mình sẽ khó mà qua khỏi. Ngay sau khi nghe tin Rodrigo về nhà, ngồi vào piano và viết nên phần đầu của chương thứ 2 của bản concerto. Victoria nhất định sống, còn đứa bé thì đã không thể.
    Rodrigo rất ít khi nhắc tới sự kiện này với mọi người, trừ những người thân thiết nhất. Một trong số mà ông đã thổ lộ là Pepe Romero, một người của nhóm Romeros, nhóm bao gồm người cha Celedonio Romero, và 3 người con. Riêng Pepe, lớn lên rất gần gũi với nhà Rodrigos, là một người bạn ngoài đời cũng như bạn diễn, đã rất may mắn được nghe câu chuyện, và cả chơi bản nhạc với nhạc sĩ.
    Trong một cuộc phỏng vấn cho MPR****, Pepe Romero đã nói về "mạch"("Pulse") xuyên suốt chương II như là "biểu thị cho cuộc sống"(signifying life), "nhận thức của Rodrigo về cuộc sống(??~Rodrigo??~s awareness of life??~). Rodrigo đã tả nó như là "nhịp tim", cuộc sống và tâm hồn của cả Victoria và đứa bé.
    Đây là cuộc phỏng vấn
    Bill McLaughlin: Có lẽ tác phẩm nổi tiếng nhất với thính giả Mỹ là Concierto de Aranjuez.
    Pepe Romero: Dĩ nhiên! Không chỉ với thính giả Mỹ, mà nó đã trở thành một trong những - nếu không phải là một - concerto nổi tiếng nhất trong thời đại của chúng ta.
    BML: Và anh đã nói với tôi là Rodrigo đã viết nên chương II dựa trên cảm xúc về gió qua những cành cây vào mùa hè TBN ở Aranjuez. Nhưng anh cũng đã nói là có một câu truyện khác ?
    PR: Đó là một câu chuyện trong một thời gian dài. Nhưng mà Rodrigo, ông ta không thích nó lắm, hoặc là không thích nói đến nó thực sự tượng trưng cho cái gì. Nhưng tác phẩm thực sự được viết vào thời gian đau buồn, tồi tệ nhất của họ. Họ đã mất đứa con đầu lòng. Và toàn bộ chương II là một cách mà ông đối thoại với Chúa. Và anh nhận thấy cái "mạch" xuyên suốt thời gian của bản nhạc và được chơi bởi dàn nhạc,- "mạch" này, tiếp nối mãi, biểu thị cho cuộc sống, và sự tiếp nối, sự nhân thức của ông về cuộc sống.
    Và giai điệu, đầu tiên là bằng kèn Anh, sau đó là guitar, và rồi qua tất cả các nhạc cụ khác nhau trong dàn nhạc - lên đến đỉnh điểm với một nhạc dữ dội chơi bởi cả dàn nhạc - là tất cả những cảm xúc khác nhau mà ông cảm thấy : tình yêu đứa bé, tình yêu vợ, cầu xin chúa đừng mang cô ấy đi.
    ML: Anh có thể nhắc lại đoạn đó ?
    PR: Được chứ
    ML: Và sau đó trở lại "mạch" ?
    PR: "Mạch" luôn ở trong đó. Và cuối cùng của đoạn nhạc dữ dội bởi cả dàn nhạc, tiếng guitar trở lại, đó là sự chấp thuận ý Chúa, cảm giác hoà bình, chương II kết thúc là linh hồn của đứa bé bay lên thiên đàng.
    Được sửa chữa bởi - classic_lover vào 24/05/2002 00:33
  7. Desert_Rose_new

    Desert_Rose_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Âm nhạc diễn giải.
    (note: nên đọc bài này khi đang nghe "The Four Seasons" của Vivaldi)
    THE FOUR SEASONS​
    VIVALDI​
    Tác phẩm nổi tiếng nhất của Vivaldi là The Four Seasons (Bốn mùa). Kể từ sự phục hưng âm nhạc Vivaldi từ giữa thế kỉ, ngày nay, Bốn mùa trở thành một trong những tác phẩm âm nhạc cổ điển nổi tiếng nhất và được ghi âm nhiều nhất. Nếu bạn muốn bắt đầu với Vivaldi, Bốn mùa là một sự khởi đầu dễ dàng và hợp lí.
    Bốn mùa là bốn bản concerto cho solo violon, violon I, violon II, viola, cello và continuo [bè hát chạy liền] ( thường được chơi bởi đàn clavico). Những bản concerto này là bốn bản đầu tiên của opus 8 của Vivaldi, thí nghiệm giữa sự hài hoà và sự sáng tạo. Tiêu đề gợi nhớ đến một tuyên bố nghệ thuật, sự cân bằng giữa logic sáng tạo âm nhạc và năng lực sáng tạo phát minh.
    MÙA XUÂN: Mùa xuân đã tới, lũ chim vui vẻ chào mừng mùa xuân bằng một bài ca vui tươi; và với hơi thở của những cơn gió nhẹ, mùa xuân tan ra với một tiếng thì thầm đáng yêu. Dông và chớp, được chọn để thông báo điều đó, đến và bao trùm không trung với chiếc áo khoác màu đen. Chỉ sau một chút yên lặng, lũ chim lại trở lại với bài ca say mê của chúng. Sau đó, trên cánh đồng hoa tươi đẹp, một chàng chăn dê với con chó trung thành của anh ta ở bên cạnh thiếp đi trong tiếng thì thầm ngọt ngào của cây lá và hoa cỏ. Theo âm thanh vui vẻ của một chiếc kèn túi mộc mạc, các nữ thần và các chàng chăn cừu nhảy múa trên mặt đất thân thương trong sự xuất hiện bừng sáng của mùa xuân.
    MÙA HẠ: Trong một mùa khắc nghiệt bị thiêu đốt bởi ánh nắng mặt trời, con người trở nên yếu ớt, những cây thông bị đốt cháy. Chim cu cất tiếng gáy, và chẳng bao lâu sau ta được nghe chim cu gáy và chim sẻ cánh vàng hót. Zepher (gió tây) thổi nhè nhẹ, nhưng bỗng nhiên gió bắc xuất hiện, đối lập với người đồng loại của mình; và cậu bé chăn cừu kêu lên, bởi vì cậu sợ một trận bão mạnh sẽ xảy ra trong một tương lai gần - và số phận của cậu. Hai bàn tay, bàn chân mỏi rời của cậu không được nghỉ ngơi bởi nỗi sợ sấm và sét lớn gây xáo động, và bởi một đàn ruồi và ong vò vẽ hung dữ. Thật không may, nỗi sợ hãi của cậu đã được chứng minh là đúng. Bầu trời nổi sấm chớp, mưa đá san phẳn ruộng ngô và những lớp lớn ngũ cốc.
    MÙA THU: Những người nông dân ăn mừng sự hạnh phúc vui sướng của một mùa màng bội thu với những điệu nhảy và bài ca, đỏ bừng hăng say lên với rượu của thần Bacchus, nhiều người kết thúc sự vui sưỡng của họ bằng giấc ngủ. Không khí được hoà trộn bằng niềm vui thích, làm mọi người ngung những điệu nhảy và bài ca. Mùa này mời gọi rất nhiều người đến sự vui thích lớn lao của một giấc ngủ ngọt ngào. Vào lúc bình minh, những người đi săn bước vào cuộc săn với tù và, súng và chó săn. Con thú hoang chạy trốn, và họ lần theo dấu vết của nó. Hoàn toàn sợ hãi, và cho mệt mỏi bởi tiếng súng và chó săn, bị thương, con vật rũ ra kiệt sức vì chạy trốn, nhưng, vượt qua, nó chết.
    MÙA ĐÔNG: Run rẩy vì cái lạnh trong băng tuyết, trong hơi thở khắc ngiệt của một cơn gió khủng khiếp; chạy, giẫm chân chúng ta mỗi phút giây, răng chúng ta run lập cập trong cái lạnh cực độ. Những ngày dễ chịu trôi qua một cách yên bình trước đống lửa trong khi bên ngoài đang đor mưa. Bước trên băng và, bằng những bước đi chậm vì sợ ngã, chuyển đọng nhẹ nhàng. Quay một cú táo bạo, trượt chân, ngã xuống. Đi trên băng một lần nữa và chạy mạnh cho tới khi lớp băng vỡ ra. Nghe thấy gió sa mạc, gió âm phương Nam và tất cả các ngọn gió thù địch rời khỏi cánh cổng sắt của chúng: đây là mùa đông, nhưng, dù như vậy, nó mang lại nhiều niềm vui làm sao!
    Được Desert Rose sửa chữa / chuyển vào 20:14 ngày 23/07/2002
  8. DRACULA11a12

    DRACULA11a12 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2002
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    0
    Nghệ sĩ ghi-ta Đặng Ngọc Long:
    ''Dù sống ở đâu và làm gì, tôi vẫn là người Việt Nam!''​
    Rất xởi lởi, dễ gần, nhìn anh và nói chuyện với anh, không ai có cảm giác rằng mình đang được tiếp xúc với một nghệ sĩ ghi-ta rất nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam. Anh không vắng mặt trong bất cứ một buổi tập duyệt hay buổi thi nào của Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc vừa kết thúc tối qua. Nhất là đêm đầu tiên anh được ra mắt khán giả trong lễ trao giải, tiết mục của anh nằm gần cuối chương trình, trong suốt hơn hai tiếng đồng hồ, sự hồi hộp, lo lắng thể hiện rõ trên gương mặt anh và không biết làm gì, anh lại cầm cây đàn ghi-ta của mình để ôn luyện trước khi ra sân khấu.
    Anh tâm sự với VASC Orient: ''Tôi thực sự hồi hộp khi được gặp lại những khán thính giả của mình, nhất lại là trong một dịp trọng đại như Đại nhạc hội ghi-ta toàn quốc - một sự kiện lớn trong đời sống âm nhạc ghi-ta Việt Nam. Đúng 17 năm rồi, tôi mới được diễn trên sân khấu quê hương và tôi không thể nào xua những xúc động không thể kìm nén được. Tôi được gặp lại thầy cô, bạn bè, những người thân trong gia đình, được chứng kiến các em, một thế hệ mới đầy năng lực và lòng say mê với bộ môn này, không còn gì vui hơn thế!''.
    Trước sự cổ vũ và những tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả sau phần biểu diễn tuyệt vời của mình với tác phẩm ''Núi rừng Tây Nguyên'' do anh sáng tác và biên soạn, anh đã nói trong niềm hạnh phúc rạng ngời trong ánh mắt: ''Tác phẩm này là tiết mục sau cùng trong mỗi buổi biểu diễn của tôi để giới thiệu với bạn bè quốc tế về núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ của quê hương mình, và cứ sau mỗi buổi như vậy, khán giả lại yêu câu tôi chơi lại và có người đã nói với tôi rằng: ''Nghe anh đàn, tôi cảm giác như mình đang được ở Tây Nguyên mặc dù tôi chưa bao giờ đến và chưa biết Tây Nguyên ở đâu cả''. Và điều tôi muốn tâm sự với những khán giả thân yêu của tôi là: Dù tôi ở đâu và làm gì, tôi vẫn là người Việt Nam''.
    Và một điều bất ngờ thú vị, anh đã tặng đĩa nhạc mới nhất của mình (được sản xuất và bảo hộ bản quyền tại Đức) cho độc giả của Mạng thông tin trực tuyến VASC Orient như một món quà và một lời cảm ơn bởi những tình cảm họ đã dành cho anh. Để nghe và dowload đĩa nhạc này, quý vị và các bạn có thể vào địa chỉ: http://www.vnn.vn/vnn3/music/
    Nghệ sĩ Đặng Ngọc Long là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải đặc biệt cuộc thi ghi-ta quốc tế mang tên Vi-la Lô-bốt tại Hungary vào năm 1987. Từ năm 1991, anh là giảng viên Trường Âm nhạc Béc-lin. Đặng Ngọc Long là người đã từng lưu diễn tại nhiều nước ở châu Âu, xuất bản nhiều sách, đĩa, tác phẩm cho ghi-ta và có hàng trăm thí sinh người nước ngoài theo học. Năm 1994, đã có một cuộc thi ghi-ta mang tên Đặng Ngọc Long tại Trường Âm nhạc Béc-nơ. Từ năm 2001, Đặng Ngọc Long là Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Liên hoan âm nhạc ghi-ta quốc tế tại CHLB Đức


    Nguyễn Việt Dũng_Sống chết với CFC
  9. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nghe Nhạc Và Chơi Nhạc
    Trần Dzũng Minh Dân

    Âm nhạc là gì? Theo định nghĩa: "Âm nhạc là sự xếp đặt của các âm thanh". Âm thanh thì gồm có bốn tính chất căn bản là: Cao Ðộ - trầm, trung, cao; Cường Ðộ - nhẹ, trung, mạnh; Trường Ðộ - dài, ngắn; và Âm Sắc - các thinh âm với đặc thù riêng biệt chẳng hạn như tiếng đàn nghe khác tiếng sáo. Sự xếp đặt nói lên sự tính toán, dự tính từ đầu; hay các âm thanh được cố tình sắp xếp để diễn tả cảm tưởng của người sắp xếp (sáng tác gia) và làm người nghe ưa thích.
    Ðể lưu giữ, truyền bá, và diễn tả âm nhạc; các Ký âm và âm luật được đặt ra ngõ hầu người khác có thể diễn tả được những gì người sáng tác muốn. Thật đơn giản, các âm thanh được ký âm bằng 7 note đi từ thấp tới cao là C, D, E, F, G, A, B (Ðô, Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si). Có bát âm (Octave) cao hơn và bát âm thấp hơn. bẩy note này có thể thăng (#) hay giảm (b): C#, D#, E#, F#, G#, A#, B#. Tuy nhiên E# chính là F và B# chính là C, vì từ E tới F và từ B tới C là nửa bậc (half step) không như từ C tới D, từ D tới E, từ F tới G, từ G tới A, và từ A tới B là nguyên bậc (whole step). Thăng note này lại chính là giảm note kia, thí dụ như C# là Db, D# là Eb, Fb là E, ... Tổng cộng có tất cả 12 note. Mười hai note này sẽ biến hóa thiên hình vạn trạng. Ta có thể ví 12 note này như những chữ, các chữ khi ghép lại thành câu, nhiều câu ghép lại thành đoạn, nhiều đoạn ghép lại thành bài văn. Cũng thế, nhiều note có thể ghép lại với nhau để thành câu (Phrase). cần ít nhất là hai trường canh (Measure) để tạo thành một câu. Nhiều câu ghép lại trở thành đoạn (Period), và nhiều đoạn ghép lại để trở thành bài nhạc. Trường độ của một note trong nhịp (Time Signature - 4/4, 4 nhịp trong một trường canh; 3/4, 3 nhịp trong một trường canh vân vân) của một trường canh được chia ra như sau: một note tròn (whole note) là bốn nhịp (Beat) và bằng hai note trắng (half note - tức một note trắng là hai nhịp). Một note trắng lại bằng hai note đen (Quarter note - một note đen là một nhịp). Một đen bằng hai móc đơn (Eighth note - nửa nhịp). Một móc đơn bằng hai móc đôi và cứ như thế. Thật ra chỉ chơi được tới móc năm (tức 64 note trong một trường canh) là hết cỡ và cũng còn tuỳ vào nhịp nhanh hay chậm (Maelzel's Metronome). Giả dụ có người là thiên tài của các thiên tài đánh được móc sáu (128 note trong một trường canh!) thì cũng chẳng có ai nghe kịp, tựa như một làn sét thoáng qua tai!
    Thay vì đánh từng note một, ta có thể đánh nhiều note một lúc. Ðây chính là hợp âm (chord). Thông thường một hợp âm gồm có ba note (Triad). Note chính (root) và hai note phụ âm. Hợp âm có rất nhiều loại nhưng chính thì vẫn là trưởng (major), thứ (minor), augmented, diminished, và dominant. Từ trưởng có thể sinh ra tất cả các hợp âm khác bằng cách biến đổi hoặc thêm một hay hai note. Một hợp âm trưởng được tạo thành bởi note chính (root), quãng (interval) 3 và 5. Thí dụ như Cmaj = 1, 3, 5 = C, E, G. Ðể đổi trưởng thành thứ, luôn luôn giảm quãng 3, Cmin = 1, b3, 5 = C, Eb, G. Hoặc Caug = 1, 3, #5 = C, E, G#. Hay Cdim = 1, b3, b5 = C, Eb, Gb. Cmaj7 = 1, 3, 5, 7 = C, E, G, B vân vân. Tần số (Frequency) của note A trung được quy định là 440 hertz. Cao độ của note A kếp tiếp hay bát âm là 880 hertz. Ðể tính tần số của note kế tiếp ta nhân cho 1.0595, vì như đã nói ở trên ta có tất cả là 12 note và lũy thừa 1/12 của 2 là 1.0595. Sự quy định này tránh được tình trạng hỗn độn lên giây đàn tùm lum, lúc cao quá, lúc thấp quá. Bản nhạc đã không chơi ở cao độ đã được chọn, mà ca sĩ ca cũng bị bể vì có thể bị ca quá thấp hoặc quá cao. Loại nhạc hiện hành thường chơi tiết điệu (rythm) rập theo một khuôn mẫu từ đầu đến cuối bản nhạc. Tuỳ theo cảm hứng của tác giả, một bản nhạc có thể được viết dựa theo hợp âm trưởng hay thứ. Quy tắc thì "Trưởng vui, thứ buồn". Loại nhạc Heavy Metal chơi hợp âm lạ nhất. Không ra hẳn trưởng hay thứ. Thay vì chơi hợp âm ba note, hợp âm hai note được dùng. Note dược dùng là 1 và 5. Theo luật thì quãng ba quyết định một hợp âm sẽ là trưởng hay thứ, nhưng quãng 3 lại không được chơi nên không thể quyết định được âm thanh là trưởng hay thứ.
    Khi đánh từng note ta gọi là âm đìệu (Melody). Ðây là phần chính của bản nhạc. Âm điệu tuỳ thuộc vào 4 scale: Melodic, Natural, Harmonic và Blue. Ngoài ra ta còn có 7 mode: Ionian, Dorian, Phrysian, Lydian, Mixolydian, Aeolian và Locrian. Tuỳ vào hợp âm trưởng hay thứ và cách đổi các hợp âm trong bài nhạc mà xài mode nào. Thí dụ những hợp âm trong một bài nhạc được xài như sau: Am - F - G - Am. Hợp âm chính là Am, thì Aeolian mode (1 2 b3 4 5 b6 b7) hay là Natural scale của hợp âm thứ được dùng. Các tay chơi nhạc Rock thường sử dụng Blue scale chung với một trong 7 mode này, chẳng hạn như Tony Iommi (Black Sabbath) và Ritchie Blackmore (Deep Purple) xài Blue và Dorian. Randy Rhoad (Ozzy Osbourne) xài Blue và Aeolian. Các sáng tác gia của loại nhạc Cổ Ðiển dùng tất cả scale, ngoại trừ Blue scale vì thời đó chưa có Blue scale. Với Heavy Metal vì hợp âm dùng để chơi tiết điệu không hẳn là trưởng hay thứ nên có thể xài scale trưởng hay thứ đều được. Nhưng thông thường scale của hợp âm thứ được dùng vì âm thanh buồn buồn hợp với cách diễn tả (dark mood) của loại nhạc này. Âm điệu có khi được chơi chậm, có khi được chơi nhanh tuỳ vào tâm tình của người chơi. Chẳng hạn âm điệu chậm của hợp âm thứ nghe buồn bã, than van; nhưng khi chơi với một tốc độ thật nhanh nghe như uất hận, đau thương thấu tận trời xanh.
    Căn bản tổng quát về nhạc lý cho người chơi nhạc là vậy. Còn người nghe? Người nghe có thể chia ra làm ba loại. Loại thứ nhất nghe nặng về phần âm điệu, hầu hết những người thích nhạc Cổ Ðiển, nhạc buồn hoặc êm dịu thuộc về loại này. Loại thứ hai nghe nặng về phần tiết điệu, đa số những người thích nghe loại nhạc có tính cách khích động như New Wave, Funk, Disco, Rap ... nói chung là loại nhạc hiện hành (Pop music), hay thích khiêu vũ, nghiêng nặng về loại này. Loại thứ ba đương nhiên là người thích nghe cả âm điệu và tiết điệu, loại này khi so sánh thì ít hơn hai loại kia và những người chơi nhạc đa số thuộc loại này. Tại sao lại có người thích nghe loại nhạc này, loại nhạc kia? Dĩ nhiên một phần do bẩm sinh, đã gọi là bẩm sinh thì không giải thích được. Trời sinh ra đã phú cho một sở thích như vậy rồi. Phần còn lại do môi trường sinh sống mà bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng bởi gia đình, bạn bè, xã hội, cảnh vật nơi mình sinh sống.
    Khi nghe nhạc hoặc chơi nhạc tuỳ thuộc rất nhiều vào tâm tình người nghe lúc đó. "Người vui, nhạc buồn nghe cũng vui. Người buồn, nhạc vui nghe cũng buồn." Ðiều này rất quan trọng với những người chơi nhạc. Chẳng thế người xưa khi chơi nhạc phải tắm rửa, gội đầu, thắp hương trước khi chơi nhạc! Dễ hiểu thôi, tâm hồn lâng lâng sản khoái, tiếng đàn nghe lả lướt du dương. Một sáng tác dở, gặp người chơi hay nghe cũng còn đỡ. Một sáng tác hay mà người chơi dở, nghe đương nhiên là dở. Thử hỏi người dính nhơm nhớp mồ hôi, ngứa ngáy cùng mình khó chịu, đầu nhức như búa bổ, thì làm sao mà chơi được một bản nhạc du dương êm dịu hoặc vui tươi! Cái quan trọng của người chơi nhạc là phải làm sao hòa mình vào với bản nhạc mình đang chơi (get into the music!) Ta là nhạc, nhạc là ta! Ðiều này không phải dễ, chỉ có những người sau một thời gian dài tập luyện hay thật tự tin vào tài năng của mình mới có thể thực hiện được điều nằy. Cứ thử tưởng tượng hàng trăm cặp mắt đang dồn vào nhìn mình. Hàng trăm lỗ tai đang chờ đợi nghe mình chơi. Ai mà không khớp! Hễ đã khớp thì dễ bị trật. Ca sĩ ca câu trước quên câu sau. Hoặc quên phải đưa hơi khúc nào, ngân khúc nào cho hay. Ca xong được bản nhạc là mừng rồi. Nhạc sĩ thì lúng túng một hồi rồi đánh tùm lum. Ðây là lý do tại sao một số các nghệ sĩ xài ma tuý hoặc nghiện rượu. Cái cảm giác lâng lâng làm họ khoẻ lại. Tâm thần họ hoàn toàn tập trung vào bản nhạc, chẳng biết gì về không gian xung quanh, và họ chơi xuất thần! Nhưng đôi khi họ phải trả một giá quá mắc.
    Có những người khi đã thích loại nhạc nào rồi thì chỉ coi loại nhạc đó là nhất. Loại nhạc khác là dở. Ai không thích những gì mình thích tức là người đó không biết nghe hoặc chưa đủ trình độ để thưởng thức. Thí dụ một người thích nghe nhạc Cổ Ðiển cho là loại nhạc Heavy Metal chỉ dành cho những người mới lớn, không biết gì, thích náo loạn và bạo động. Nhạc gì mà chỉ thấy đánh ầm ầm, nghe dở ẹt, ai đánh cũng được. Sao kỳ vậy? Cũng cùng một bản nhạc mà lại hay với người này dở với người kia? Thật ra chẳng có loại nhạc nào dở cả. Loại nhạc nào cũng có giá trị riêng biệt của nó. Chỉ có người nghe thích hay không thích như đã nói ở trên là tuỳ thuộc vào tâm tính của người nghe. Ðiển hình là người nghe nhạc Cổ Ðiển chưa chắc đã thích nhạc Jazz nhưng cũng chẳng dè bỉu chê bai. Tại sao? Vì nhạc Jazz thường được gọi là loại nhạc dành cho nhạc sĩ nghe (music for musician). Nghe không thích đấy nhưng cũng không dám chê vì biết loại nhạc này cũng thuộc thứ thiệt. Thời nay có một số nhạc sĩ sáng tác nhạc Cổ Ðiển hay thường nghe nhạc Heavy Metal để hấp thụ cách diễn tả sự cuồng loạn của tâm hồn theo một lối mới. Và ngược lại dân Heavy Metal cũng say sưa nghe nhạc Cổ Ðiển để học cách diễn tả của người xưa. Loại nhạc nào cũng có thể diễn tả sự cuồng loạn, uẩn ức, hay đau đớn tới mức độ điên cuồng phải hét lên mới hả. Âm điệu được chơi rất nhanh để diễn tả cảm giác này. Hầu như người nào cũng có nghe qua Moon Light Sonata của Beethoven. Phần đầu nghe thật tình tứ du dương. Phần hai vui tươi nhí nhảnh. Phần thứ ba của Sonata này làm người nghe có cảm giác gì? Phong ba bão táp nổi lên? Ðã coi ai nghe nhạc Fussion của Jazz chưa? Nó cỡ như Heavy Metal. Không hơn thì thôi chứ không kém. Thời kỳ chưa có đàn điện, loại nhạc Flamenco cũng đâu có thua gì như Heavy Metal đâu! Âm sắc nghe thì khác nhưng cách diễn tả nghe cũng y chang. Thử tưởng tượng trong đêm khuya người vũ công mắt nhắm nghiền, tóc rối man dại, mồ hôi nhỏ thành vệt dài trên khuôn mặt, trên chiếc cổ thon dài, cặp chân nhẩy nhanh như gió tạo ra một nhịp điệu hòa lẫn với tiếng nhạc cuồng loạn. và người nghe nín thở nhìn! Thời nay có Paco De Lucia là tay đệ nhất danh cầm trên thế giới về loại nhạc Contemporary Flamenco, trái ngược với John Williams, Christopher Parkening hay Julian Bream (cả ba đều là học trò của Andrés Segovia) là những tay chuyên chơi loại nhạc Classic êm đềm.
    Ngay chính các loại nhạc cũng tự chia ra làm nhiều tiểu loại khác nhau. Cổ Ðiển thì có người thích Baroque, người thích Renaissance, người thích Cận Kim. Thời Baroque có thiên tài J. S. Bach, ***** về Harmonic scale và Diminished Run. Bài Toccata and Fuge mở đầu bằng Diminished Run nghe thật rùng rợn. Những phim kinh dị thường hay xài khúc nhạc này. Thật trái ngược với The Fifth Symphony của Beethoven cũng mở đầu bằng Diminished Run nhưng nghe kiêu hùng ngạo nghễ dến kinh người! Nói về nhạc Cổ Ðiển không thể không nhắc qua thiên tài Paganini của cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19, khoảng giữa thời Romantic. Thiên tài Paganini trau giồi và tập luyện vĩ cầm (Violin) ở trong tù. Khi ra khỏi tù, đi tới đâu thì thiên hạ nhăn mặt, bịp tai chạy toán loạn chỗ đó. Người ta gọi âm nhạc của ông là âm nhạc của quỷ (devil music - y như nhạc Heavy Metal hiện nay vậy!) Ông là người sáng chế ra ngón khẩy tay trái (Pizzicato hay Pull-offs), chơi cả bài bằng một giây đàn! Tạo ra tiếng thú kêu (Ai tưởng Rock và Heavy Metal là những người đầu tiên tạo ra tiếng thú kêu?) Nhạc ông sáng tác là những giòng nhạc liên miên bất tận như điên khùng. Chơi được nhạc của ông được coi như thiên tài. Vivaldi với Four Seasons, bốn bản Xuân, Hạ, Thu, Ðông này luôn luôn được nhắc đến mỗi khi đề cập tới ông. Và các thiên tài khác không ai không biết tới như Brahms, Debussy, Handel, Hayden, Gershwin, Tchaikovsky, Schumann, Mozart, Chopin, Rossini, Schubert, Popper, Liszt ... Nhạc Jazz cũng chia ra làm nhiều tiểu loại. Consevative Jazz như Louis Armstrong, Eđie Lang, George Barnes, Charlie Christen, Django Rheinhardt (Loại nhạc Jazz sử dụng hợp âm rất thiện nghệ, Django bị hư mất hai ngón tay trái trong một cuộc hỏa hoạn tức chỉ còn ba ngón. Tuy nhiên ông chơi những hợp âm mà những nhạc sĩ còn năm ngón tay chơi còn lúng túng! Không ai biết ông chơi ra làm sao. Khiếp đảm! Ông được mệnh danh là Hoàng Tử của nhạc Jazz); loại nhạc Jazzêm dịu như Earl Klug, George Benson; loại contemporary Jazz với Al Di Meola; loại Progressive Jazz tức Fussion như Jean Luc Ponty. Loại nhạc Country cũng chia ra làm nhiều tiểu loại như Blue Grass, Country, Country Rock với Hank Williams, Willie Nelson, Humberdick, Chet Atkin, Albert Lee (tay này là danh thủ về Lead Guitar của Country Music cũng như Chet Atkin là danh thủ về loại Country êm địu), Garth Brooks, George Strait ... Rock cũng không ra ngoài thể lệ đó. Ta có Light Rock, Rock, Southern Rock, Hard Rock, Speed Metal, và Heavy Metal như Eagles, Lobo, Dire Strait, Lynerd Skynerd, Led Zepplin, Steppen Wolfs, Bread, Guess Who, Grand Garfunkel and Rail Road, Jimi Hendrix, Van Halen, Black Sabbath, Ozzy Orsbourne, Joe Santriani, Eric Johnson, Metallica, Motley Crue, Vinnie Moore, Megadeth ...
    Nhạc Rock được phát sinh ra từ Blue. Các nhạc sĩ nổi tiếng với loại nhạc Blue như T-Bone Walker, Guitar Slim, Clarence Gatemouth Brown, Jeff Beck, Eric Clapton ... Nhạc sĩ B. B. King, vua của loại nhạc Blue, phát biểu khi nghe nhạc sĩ quá cố Stevie Ray Vaughn chơi " Hắn chơi ngón (techniques) quá vững nhưng âm nhạc của hắn không có hồn!" Chỉ vài năm sau, khi nghe lại, ông thốt lên "Bây giờ hắn là nhạc!" Quả thật giới yêu nhạc sững sờ khi nghe đĩa "Couldn't Stand The Weather" của Stevie và Double Trouble. Nhạc Rock có thể được coi như là một phương tiện của giới trẻ thời nay dùng để diễn tả sự bực tức, sự nổi loạn của tâm hồn qua âm thanh. Ða số ai cũng muốn người khác sống theo ý mình nhưng không bao giờ chịu sống theo ý của người khác. Mình thích cái gì thì cái đó là nhất. Ai cũng cho là mình đúng cả! Chẳng hạn như thời xưa tất cả mọi người để tóc dài, ai để tóc ngắn bị coi là dị hợm. Sau này ai cũng cắt tóc ngắn và lại không thích những người để tóc dài. Ðể phản kháng, các nhạc sĩ nhạc Rock để tóc dài như thầm bảo "Tôi có quyền sống theo sở thích của tôi nếu tôi không phương hại đến ai". Và từ đó nó trở thành một cái "mode" cho gìới trẻ bắt trước. Như bị thách đố, xã hội càng ngày càng chỉa mũi dùi công kích loại nhạc này. Càng nghiêm khắc, sự phản kháng lại càng mạnh và dần dà trở thành một vấn đề của xã hội. Lần đầu tiên nghe loại nhạc này ai cũng phải nhăn mặt. Nhạc gì mà nghe ầm ầm, eo éo như người đang tập đánh rồi đánh tầm bậy tầm bạ. Lầm to! Ðây là một loại nhạc rất khó chơi. Phải là những tay nhạc sĩ ngoại hạng mới có khả năng chơi loại nhạc này, không phải ai muốn chơi cũng được. Người có công nhất phải nói là Jimi Hendrix. Năm lên 12 được ông bố mua cho cây đàn khi thấy Jimi tối ngày cầm cái cán chổi đánh. Mười bẩy tuổi đi lính Nhẩy Dù bị ngã lọi chân được giải ngũ. Tiếp tục sự nghiệp chơi đàn nhưng không nổi tiếng. Sau được Brian Chandler (tay đàn Bass của The Animals nổi tiếng với bản The House of Rising Sun) bốc qua bên Anh và thành lập ban nhạc "The Jimi Hendrix Experience" nổi tiếng bên Âu Châu với hai bài nhạc tuyệt vời "Hey Joe" và "Purple Haze" lúc đó. Năm 1967 khi Paul McCartney của ban nhạc Beatles qua bên Mỹ trình diễn nói: "Ở bên Anh có một tay đàn tuyệt vời. Trời đất quỷ thần ơi, hắn đánh đàn bằng răng!" Jimi liền được bốc về Mỹ trình diễn nhưng giới trẻ Mỹ thời đó vẫn chưa chịu nổi những âm thanh nặng (distortion) do Jimi tạo ra. Nên nhớ thời đó chưa có những cục biến âm như ngày nay. Jimi phải tự chỉnh amplifier để tự tạo ra. Rồi màn đốt đàn, đập đàn. Hắn làm cái gì vậy! Không được giới trẻ Mỹ ưa thích, Jimi lại khăn gói quay về Anh. Nhưng không lâu, năm 1968 Jimi quay trở về lại Mỹ và trở thành thần tượng của giới trẻ và dân chơi đàn. Lối chơi đàn của Jimi Hendrix ảnh hưởng hầu như tất cả các tay nhạc Rock, trực tiếp hay gián tiếp, cho đến nay. Những cú Nhấn (Bending) nghe nhức nhối, cách chơi Tay Rung (Tremono Arm - Whammy Bar) tạo thành những tiếng gầm gừ, cho đến nay nhiều tay âm thanh nghe thật lạ tai do Jimi tạo ra vẫn chưa ai chơi lại được. Chữ tài đi liền chữ tai! Jimi chết năm 1970 vì xài thuốc quá độ. Từ đây nhạc Rock càng ngày càng trở nên nặng ký và sự ló dạng của loại nhạc Heavy Metal bắt đầu với ban nhạc Black Sabbath. Sở dĩ gọi là Heavy Metal là do sự biến âm tiếng đàn trở nên nặng nề (distortion - deep sound - heavy), và cú đánh có thể tạo ra âm thanh nghe như hai thanh sắt đập vào nhau (harmonic sound - metal) ở bất cứ nơi nào trên cây đàn. Loại nhạc này chơi âm điệu quá nhanh cộng thêm âm sắc nặng nề nên người nghe không quen chỉ nghe một cái "ầm". Nhưng với những người nghe quen thì họ nghe rõ từng note. Và khi đã nghe quen rồi thì chỉ có loại nhạc này nghe mới đã. Năm 1978, Eđie Van Halen với ngón láy tay phải (tapping) trong bài "Eruption" làm xôn xao dân chơi nhạc. Với ngón láy tay phải này, những giòng nhạc trước kia Guitar không thể chơi được vì sự giới hạn của tay trái, trở nên dễ dàng với một tốc độ kinh khủng. Stanley Jordan áp dụng kỹ thuật này cho cả hai tay và một người trở thành ba người chơi đàn. Tuy nhiên lối chơi hai tay này chỉ áp dụng cho loại nhạc nhẹ nhàng vì thiếu khả năng làm âm thanh trở nên mạnh bạo. Vào khoảng giữa thập niên 80, lại một quái kiệt khác ra đời. Yngwie Malsteen với cú Quét (Sweeping) có thể chơi 64 note trong một trường canh! Hơn thế nữa , Yngwie hoàn toàn áp dụng loại classical scale (harmonic và diminished run - Diminished run là loại scale khó tập nhất trong các loại scale) với ảnh hưởng của J. S. Bach và Paganini vào Heavy Metal thay vì chơi Blue scale. Tới lúc này Heavy Metal đòi hỏi người chơi phải "master" hết tất cả các techniques cùng với lối chạy giây thần sầu quỷ khóc mới có thể le lói với đời như Eric Johnson, Steve Vai, Vinnie Moore, Michael Angelo, Joey Tafolla, Blue Saraceno ... Hiện tại, thay vì chơi âm điệu thật nhanh, loại nhạc Speed Metal chơi tiết điệu rất nhanh làm người nghe choáng váng nếu nghe không quen. Heavy Metal không hẳn là chỉ chuyên chơi nhạc nhanh, có rất nhiều bản chơi chậm làm người nghe tơi tả như "So Tired", "Goodbye to Romance" của Ozzy Osbourne, "fade to Black" của Metallica, hay "November Rain" của Guns & Roses.
    Chơi nhanh đã khó nhưng chơi chậm cũng khó không kém. Âm nhạc có thể được ví như một giòng sông, nước luôn luôn liên tục không đứt đoạn. Lúc chẩy nhanh tạo tiếng reo vui; lúc chẩy cuồn cuộn như phong ba bão táp; từ trên cao đổ xuống như nổi cơn thinh nộ; nhưng cũng có lúc nước chẩy dịu dàng, tình tứ, khoan thai. Những vị nào chơi piano chắc hẳn đều cảm thấy điều này khi chơi phần đầu của bài Moon Light Sonata. Khi note này còn đang ngân nga, sắp sửa tan biến trong không trung liền được tiếp nối bằng note khác trong khi nhịp phải giữ cho đều. Ðây là một điều không dễ. Có người bỏ cả đời chỉ để tập đánh chậm! Có một vị nhạc sĩ Dương cầm (lâu quá rồi tôi không nhớ tên) mặc dù đã nổi tiếng trên thế giới, bỏ ngang không đi trình diễn nữa. Ðóng cửa luyện tập cả 5 năm trời. Khi ông tái xuất hiện thì không ai có thể chơi bài Moon Light Sonata chậm bằng ông. Tiếc thay chỉ khoảng một năm sau ông bị đau tim và liệt mất một cánh tay (ai bảo chỉ chơi nhạc nhanh và ồn mới bị đứng tim?) Nghe nhạc mà được nhìn người nhạc sĩ đang đánh nữa thì tăng thêm vạn phần thích thú. Ðã có ai coi Horowitz (King of the Piano) trình diễn chưa? Trời đất quỷ thần ơi, mười ngón tay của ông như mười người vũ công bay lượn nhẩy múa trên những phím ngà!
    Thời đại càng tân tiến, người nghe nhạc càng thích thú. Muốn tiếng Treble cao thì tiếng Treble cao. Muốn tiếng Bass nhỏ thì tiếng bass nhỏ. Chỉ một cái nhích của ngón tay. Ngày xưa làm gì được như vậy, muốn nghe nhạc cũng phải chờ đợi. Tiếng nhạc lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào người chơi và người nghe ngồi gần hay xa. bây giờ muốn ban nhạc nào chơi bài gì bất cứ lúc nào cũng được. Băng sẵn, điã sẵn hoàn toàn tuỳ thuộc vào người nghe. dân nghiền nghe nhạc luôn luôn nghe nhạc lớn. Không lớn tới mức độ có thể làm thủng màng nhĩ của người nghe như một thiểu số trẻ, nhưng lớn tới độ có thể nghe từng tiếng vuốt giây, từng tiếng thở lấy hơi của người ca sĩ. Nói chung, không một âm thanh nào bị bỏ sót. Càng nghe càng lên đô. Người không quen nghe lớn khi bước vào phòng cảm thấy như bị ngộp thở. Và khi nghe, dân nghiền nghe nhạc làm mỗi một điều là NGHE, ngoài ra không làm gì khác. Nghe để thưởng thức chứ không phải nghe để giết thì giờ (tức không chú tâm), hoặc vừa làm vừa nghe để công việc đang làm đỡ nhàm chán. Tâm thần của họ hoàn toàn tập trung vào âm nhạc. Tưởng tượng ra người nhạc sĩ nào đang chơi nhạc cụ gì, ra làm sao, tay đang ở khúc nào trên cây đàn, người đang ngã ra, rướm lên hay đang cúi gập xuống. Cả một giàn nhạc đang chơi sống động trước mặt họ. Thử hỏi với sự tập trung như vậy mà tiếng nhạc kêu nhi nhí như dế kêu thì nghe cái gì? Ðang nghe nhạc hay đang nghe tiếng động?
    Một giòng nhạc hay, được chơi hay hoặc không, dĩ nhiên là tuỳ thuộc vào người chơi và tuỳ thuộc vào nhạc cụ được đóng tốt hay xấu. Người chơi đàn hay nhưng cây đàn lại đóng quá dở, không có cách chi mà người chơi có thể tạo ra được âm thanh mà mình muốn thì giòng nhạc hay cũng trở thành dở. Vì vậy nhạc cụ được đóng cho từng loại nhạc. Chẳng hạn như đàn đóng cho dân chơi Classic phải dùng loại gỗ tương đối dầy và hơi mềm hoặc có khả năng hút âm thanh mạnh hầu tiếng đàn phát ra nghe nhẹ nhàng. Trái lại, đàn đóng cho loại nhạc Flamenco phải dùng loại gỗ mỏng và thật cứng để âm thanh phát ra nghe mạnh bạo và lớn, hợp với sự cuồng loạn. Cần đàn cho bất cứ loại nhạc nào cũng cần phải thật thẳng. Cần đàn tròn hoặc hơi dẹp tuỳ thuộc vào người chơi nếu thấy thoải mái khi tay di động lên xuống. Cần đàn to hoặc nhỏ tuỳ thuộc người chơi tiết điệu hay âm điệu. Loại nhạc Jazz êm dịu cũng thường hay dùng đàn thùng, nhưng nếu vui hơn một chút nhưng vẫn giữ âm sắc nhẹ nhàng và cần kêu lớn thì sử dụng loại đàn thùng điện. Nếu cần phát ra thật lớn và âm sắc mạnh bạo hơn thì cần tới đàn điện thân đặc, hầu độ rung của giây đàn khi chuyển xuống thân đàn được mạnh hơn khi chuyển tới Pickup. Dân chơi nhạc Rock nhà nghề không bao giờ chỉ có một cây đàn vì sự đòi hỏi của tuỳ bản nhạc mặc dù cùng loại nhạc. Có bản nhạc đòi hỏi giây đàn phải thật mỏng (light gauge), trung (medium gauge) hoặc dầy (heavy gauge). Hoặc loại pickup nào khi cần tiếng nặng hay thanh vân vân. Vì vậy ta thường thấy nhiều nhạc sĩ mỗi bản nhạc lại đổi đàn là vậy.
    Nói chung, chơi hoặc nghe loại nhạc nào tuỳ thuộc vào từng người. Chẳng có loại nhạc nào dở cả, chỉ người nghe thích hay không thích. Một sáng tác có thể dở nhưng loại nhạc thì không. Không thích mà cố ra vẻ thích, đó là một cái khổ khi phải nghe. Thích nhiều loại nhạc, đó là người được sung sướng vì hưởng thụ được nhiều cảm giác khác nhau. Chẳng nên vì sự phê bình của người này, chê bai của người kia mà ép mình nghe những loại nhạc mà mình không thích. Một câu nói từ ngàn xưa tới giờ thật đơn giản là "Thích thì nghe, không thích thì thôi." Chẳng ai có thể ép mình được cả.


  10. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Nhạc Mozart có thể chữa động kinh

    Sau khi bệnh nhân nghe nhạc Mozart, ảnh hưởng của động kinh chỉ còn lại ở một số vùng hẹp trong não.

    Âm nhạc, đặc biệt là các tác phẩm của Mozart, có lẽ là liệu pháp rất hiệu quả đối với bệnh động kinh. Chẳng hạn, bản Sonata K448 của nhạc sĩ thiên tài người Áo đã giảm hẳn số lần bị lên cơn của bệnh nhân (hiệu ứng Mozart).
    Đó là kết quả một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh, sẽ được công bố hôm nay (2/4).
    Người ta đã tiến hành thử nghiệm bằng cách cho các bệnh nhân động kinh nghe nhạc Mozart trong 10 phút, sau đó kiểm tra sức khỏe của họ. Kết quả cho thấy khả năng hình dung không gian ba chiều của bệnh nhân tăng lên rõ rệt, ví dụ khả năng gấp, cắt giấy.
    Người ta cũng thấy rằng, trẻ em học đánh đàn trong 6 tháng với những giai điệu đơn giản, trong đó có nhạc phẩm của Mozart, thao tác tốt hơn những em nào chỉ dành thời gian trên máy tính. Nghiên cứu ở chuột cũng cho thấy những con nào đã ??othưởng thức??? bản Sonata K448 của Mozart có thể lần ra khỏi mê cung nhanh hơn đồng loại không được nghe nhạc, hoặc nghe ở mức tối thiểu.
    Hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy não người được sử dụng nhiều hơn khi nghe nhạc. Bán cầu não trái có xu hướng chuyên về xử lý nhịp, bán cầu não phải thì cảm nhận âm sắc và giai điệu.
    Sau khi dành nhiều thời gian xem lại các nghiên cứu trước đây của thế giới về trị liệu âm nhạc, Giáo sư John Jenkins, Đại học Y Hoàng gia Anh, cho biết rất có thể tác phẩm của các nhạc sĩ khác cũng mang lại ??ohiệu ứng Mozart??? cho bệnh nhân. Nghe nhạc là một cách chăm sóc những vùng não khác nhau. Tuy nhiên, để liệu pháp âm nhạc có tác dụng thực tiễn, cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa về hiệu ứng này.
    Đoan Trang (theo BBC)
    VNEXPRESS


Chia sẻ trang này