1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    JOHANNES Brahms
    (Hamburg, May 7, 1833 - Vienna, April 3, 1897)
    German composer of the late Tahomatic period
    I .Thân thế và sự nghiệp: Johannes Brahms sinh ngày 7/5/1833 tại Hambua. Bố nhạc sĩ là nhạc công thổi kèn và đàn congt'ro-batxơ. Tuổi trẻ sống trong cảnh nghèo túng. Năm 13 tuổi cậu bé đã phải đi làm thuê trong các tiệm nhảy, sau đó kiếm sống bằng cách dạy tư và đệm đàn piano trong các giờ nghỉ giải lao ở nhà hát. Bên cạnh đó cậu học sáng tác với E.Macxen. Nhưng sáng tác thời trẻ của Brahms không nổi tiếng vì đó là những sáng tác dùng để kiếm ăn hàng ngày (gần 150 tác phẩm).
    Năm 1853 Brahms rời thành phố quê hương đi biểu diễn lưu động với một nhạc sĩ vĩ cầm người Hungari là E.Remeni. Thời kỳ ông có dịp gặp gỡ và làm quen với Schumann và Schumann rất quan tâm đến tài năng của Brahms đã viết bài ca ngợi Brahms hết lời.
    Năm 1862 bắt đầu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của BRAHMS: ÔNG DI CƯ ĐẾN VIENNA VÀ SỐNG Ở ĐÓ CHO ĐẾN LÚC CHẾT. Ở ĐÂY ÔNG THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NHIỀU TỔ chức âm nhạc, trình diễn các tác phẩm của mình và nhiều tác giả khác, dần dần gây được uy tín trong giới hâm mộ âm nhạc ở Vienna. Thời gian này ông đi thăm nhiều nước ở châu Âu như Hungari, Ba Lan, Thuỵ Sĩ, Hà Lan và 8 lần SANG Ý.
    Brahms mất ngày 3 tháng 4 năm 1897 ở Vienna.
    II.Ðặc điểm sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu:
    1.Thể loại sáng tác chủ yếu của ông là những tác phẩm cho khí nhạc (bao gồm cả giao hưởng và thính phòng) và nhạc hát (romantic và hợp xướng). Âm nhạc của Brahms đã thể hiện sự gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với nền âm nhạc dân chủ, phản ánh những sinh hoạt của NHÂN DÂN §ỨC VÀ ÁO. NHỮNG NHÂN TỐ ÂM NHẠC CỦA §ỨC, ÁO, HUNGARI VÀ XLAVƠ (Tiệp, Serbia và những nước khác) được kết thành một thể thống nhất trong nghệ thuật âm nhạc của ông.
    2.Nội dung: Sự đấu tranh cho quyền tự do cá nhân, ca ngợi sự dũng cảm và cao thượng của con người.
    3.Tác phẩm:
    Sáng tác cho piano: Brahms đã viết một số lượng lớn tác phẩm cho đàn piano trong đó có 3 sonata trong opus đầu, một loạt liên khúc biến tấu (theo chủ đề của Henden, Schuman, Paganint...), hàng loạt vũ khúc valse, vũ khúc Hungari 4 tay và nhiều tiểu phẩm. Những tác phẩm của piano của Brahms là những tác phẩm có chất lượng nghệ thuật cao, phản ánh đời sống sinh hoạt thời bấy giờ.
    Sáng tác cho giao hưởng: ông đóng góp những cống hiến lớn cho nền nghệ thuật giao hưởng Ðức thế kỷ XIX, bao gồm những tác phẩm sau: 2 Serenat, 2 Uvectuya (Bi kịch và Ngày hội), biến tấu trên những chủ đề Haydn và 4 giao hưởng (Cm, Dm, F và Em). Ngoài những giao hưởng còn sáng tác những Concertos: 2 cho piano (Dm, Bm) một cho violon (là tác phẩm nổi tiếng thường được đưa vào biểu diễn violon).
    Sáng tác cho khí nhạc thính phòng: 24 tác phẩm lớn, phần nhiều có cấu trúc c-moll op.101 là bản xuất sắc hơn cả. Ngoài ra còn bản ngũ tấu piano ( f moll op.34) là tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực âm nhạc thính phòng.
    Sáng tác cho thanh nhạc: 380 tác phẩm cho thanh nhạc trong số đó có gần 200 bài đơn ca và piano (không kể dân ca cải biên), 20 bài song ca, 60 bài tứ ca, đồng ca và đồng ca không có nhạc đệm. Ông đã soạn nhiều tuyển tập dân ca chọn lọc gọi là "những bài dân ca Ðức cho hát và piano".
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Peter Ilyich Tchaikovsky
    (Kamsko-Votkinsk, May 25, 1840 - St. Petersburg, November 6, 1893)
    Russian composer of the Tahomatic period
    1.Thân thế và sự nghiệp: Tchaikovsky??Ts sinh ngày 25/5/1840 ở Votkinsk thuộc Uran trong một gia đình kỹ sư mỏ. Sống trong gia đình quý tộc bậc trung, cậu bé được giáo dục toàn diện, rất yêu thích và có năng khiếu về âm nhạc từ nhỏ. Nhưng bố mẹ không muốn cho con theo con đường nghệ thuật nên gửi Tchaikovsky??Ts đến Petersburg để học ở trường Trung cấp luật ( từ năm 1850-1859). Trong thời gian này cậu bé say mê học âm nhạc. Theo lời khuyên của A.Rubinsten, Tchaikovsky??Ts bỏ nghề luật và thi vào nhạc viện Petersburg (1862). Sau ba năm học tập, Tchaikovsky??Ts tốt nghiệp với huy chương bạc và trở về hoạt động ở Moscow rồi trở thành giáo sư của nhạc viện thành phố (1865). Tchaikovsky??Ts hoạt động âm nhạc rất hăng say trong lĩnh vực sáng tác, lý luận, giáo dục...Trong khoảng 12 năm (từ 1865-1877) ông đã sáng tác nhiều tác phẩm.
    Năm 1877-1885, tình hình xã hội có nhiều biến đổi và với cuộc hôn nhân không thành đã làm cho Tchaikovsky??Ts rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trong một thời gian.
    Năm 1878 hòan thành bản giao hưởng số 4 và nhạc kịch "Eugene Onegin ". Ðược một bà triệu phú tên là Fông Méc đỡ đầu về kinh tế, Tchaikovsky??Ts rất yên tâm sáng tác. Giữa những năm 80, Tchaikovsky??Ts tham gia hoạt động với tư cách là nhạc trưởng, biễu diễn khắp nơi trong và ngoài nước. Năm 1893 ông được tặng học vị tiến sĩ của trường đại học tổng hợp Cambrigde ở Anh.
    Tchaikovsky??Ts mất ngày 25/10/1893 ở Petersburg sau một tuần lễ chỉ huy bản giao hưởng cuối cùng của mình.
    2.Ðặc điểm sáng tác và tác phẩm:
    - Tchaikovsky??Ts không những là nhạc sĩ Nga vĩ đại mà còn là nhạc sĩ lớn thế giới. Hoạt động âm nhạc chính là ở Moscow. Sáng tác nhiều thể loại thành công như giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, nhạc thính phòng, hoà tấu, romance.
    - Tác phẩm phản ảnh tâm tư con người thời đại, tình cảm, khát vọng dưới chế độ Nga hoàng. Miêu tả cảnh thiên nhiên nước Nga rất độc đáo như giao hưởng số 1 "Giấc mơ mùa đông", trong tác phẩm còn đề cập đến những câu truyện thần thoại, những trang sử quang vinh của nước Nga nhưng đặc điểm nổi bật là ông phản ánh thông qua tấn bi kịch như giao hưởng số 5, số 6 "Con đầm bích" là những tác phẩm bi kịch đạt đến đỉnh cao.
    - Sở dĩ ông nổi tiếng vì đã biết kết hợp nhuần nhuyễn âm nhạc Nga với âm nhạc châu Âu, âm nhạc thành thị, nông thôn. Âm nhạc trong tác phẩm của ông là âm nhạc trí thức tiểu tư sản.
    Tác phẩm:
    - Tchaikovsky??Ts sáng tác khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng gồm có: 7 bản giao hưởng (6 giao hưởng và giao hưởng có tiêu đề "Mangfrét"; nhiều concertors cho piano, violon, nhiều khúc mở màn, giao hưởng thơ và tổ khúc giao hưởng. Tính chất giao hưởng của Tchaikovsky??Ts là trữ tình đầy tính kịch. Ðây là một dòng giao hưởng mới trong lịch sử giao hưởng Nga. Bên cạnh đó cũng có giao hưởng mang tính chất cảnh trí sinh hoạt như GH số 1 "Những ước mơ và con đường mùa đông" (1866), "Người thợ rèn Vacula", vũ kịch "Hồ Thiên Nga", ba khúc mở màn: Romeo và Juliét (1869); "Bão tố" (1873); "Franxétca đa Rêminhi" (1876)
    - Giai đọan 1877 do căng thẳng với cuộc sống riêng tư ông BỎ DẠY, BỎ SÁNG TÁC VÀ ĐI NGAO DU Ở Ý, Anh, Pháp và những tác phẩm trong thời kỳ này: Nhạc kịch Eugene Onegin, Cô gái Orliăng (1870) và Madéppa(1883), concerto số 2 cho piano, concerto cho violon...
    - Thời kỳ trở về Moscow, ông viết GH có tiêu đề "Mangfrét" và bản GH số 5 (1888); nhạc kịch Con bài bích, Người đẹp ngủ trong rừng (1889), Xay hạt dẻ, Iolanta (1891)...
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  3. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Antonin Dvorak
    (1841-1904)
    1.Thân thế và sự nghiệp: Antonin Dvorak là nhạc sĩ nổi tiếng của Tiệp. Ông sinh ngày 8/9/1841 ở làng Nelagodevec bên bờ sông Tetava, cách Praha khoảng 30 cây số. Bố nhạc sĩ làm nghề mổ thịt lợn, cuộc sống gia đình eo hẹp, ông phải nuôi 8 đứa con mà Antonin là anh cả. Cậu phải làm việc giúp cha từ năm 13 tuổi để kiếm ăn thêm. Ngay từ nhỏ, Dvorak đã say mê âm nhạc: mới đầu học violon sau học viola và organ.
    Mùa thu năm 1857, lúc 16 tuổi, Dvorak được nhận vào TRƯỜNG DẠY ĐÀN ORGAN Ở PRAHA VÀ HỌC CẢ SÁNG TÁC. ÍT lâu sau, Dvorak làm việc trong một dàn nhạc của thành phố, ông đánh đàn violon, tham gia biểu diễn nhiều tác phẩm của Mozart, Beethoven, Schumann và Wagner. Trong 10 năm (1861-1871), Dvorak đánh đàn trong dàn nhạc của nhà hát kịch. Ðối với Dvorak thời kỳ này thời kỳ tìm tòi sáng tạo.
    Năm 1884 ông bắt đầu nổi tiếng ở nước ngoài từ khi sang biểu diễn ở London.
    Những năm 90, Dvorak đi biểu diễn ở nước ngoài với tư cách là một nhà chỉ huy ở Moscow, Petesborg, Berlin, Budapét, NewYork và những thành phố khác ở châu Âu và châu Mỹ.
    Năm 1890 ông dạy sáng tác ở Nhạc viện Praha. Nhưng để đảm bảo đời sống, ông sang Mỹ trong 2 năm rưỡi, giữ chức chỉ huy dàn nhạc và làm giám đốc nhạc viện New York. Nhạc sĩ trở về cùng với gia đình vào tháng 5/1894. Những năm cuối đời Dvorak hướng đến thể loại giao hưởng có tiêu đề.
    Dvorak chết vì bệnh chảy máu não vào ngày 1/5/1904.
    2. Ðặc điểm sáng tác và tác phẩm:
    Ông là tác giả của 10 vở nhạc kịch, hàng loạt căngtat và oratorlo. Còn trong lĩnh vực khí nhạc thì vô cùng phong phú. Nếu kể cả những thời kỳ đầu thì ông có 9 giao hưởng, 3 concertos cho nhạc cụ độc tấu (piano, violon, violoncen), một loạt uvectuya, nhiều Rhapsodies, các vũ khúc (trong đó có hai liên khúc "Vũ khúc Xlavien"), 5 giao hưởng thơ, 15 tứ tấu cho dây, cho piano, 5 ngũ tấu, 6 tam tấu và nhiều tác phẩm khí nhạc thính phòng khác, nhiều liên khúc và tiểu phẩm cho piano.
    Những tác phẩm khí nhạc của Dvorak có nội dung sâu sắc và nghệ thuật hoàn chỉnh. Giai điệu phóng khoáng, đẹp đẽ, tính chất xúc động tự nhiên bên cạnh cái hợp lý chặt chẽ trong cách hoàn thiện các hình tượng âm nhạc và sự chải chuốt thận trọng các chi tiết. Dvorak xử dụng những âm điệu và nhịp điệu trong các ca khúc và vũ khúc dân gian vào tác phẩm của mình, đặc biệt là những vũ khúc Furlan và Polka hay được dùng nhất.
    Tác phẩm:- Năm 1870 sáng tác nhạc kịch "Anfrét" (Theo đề tài Ðan Mạch thời Trung Cổ), Ông vua và người thợ mỏ than....
    - 1878 viết những vũ khúc XLavien, Rhapsodies Xlavien cho dàn nhạc...
    - 1890 ông viết giao hưởng "Thế giới mới".
    - 1894 viết uvectuya: Giữa cảnh thiên nhiên, Vũ hội trá hình, Otelo (1891-1892), Guồng quay chỉ vàng, Bồ câu rừng, Bài ca dũng sĩ...
    - Năm 1899 viết nhạc kịch Con quỷ và Casa, Rusalka (1901).
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  4. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Claude Debussy
    (St. Germain-en-Laye, August 22, 1862 - Paris, March 25, 1918)
    French composer of the early 20th century
    Thân thế và sự nghiệp: Claude Debussy là một trong những nhạc sĩ có ảnh hưởng lớn nhất ở thế kỷ XX. Mối quan tâm về phát triển nghệ thuật nhãn quan và văn học đã ảnh hưởng mạnh đến tác phẩm của ông.Chủ nghĩa ấn tượng của các hoạ sĩ Claude Monet (1840-1926) và thể loại thơ mới của Stephane Mallarmo và Paul Verlaine rất dễ nhận thấy trong nhạc của ông.
    Tài năng của ông được biết đến rất sớm khi ông vừa mới vào học ở nhạc viện Paris nổi tiếng vào năm 11 tuổi. Do được đào tạo một cách nghiêm túc nên sáng tác của ông mang đậm nét truyền thống và ngày càng được hoàn thiện hơn qua các chuyến lưu diễn. Bên cạnh đó ông cũng tiếp nhận những ảnh hưởng của các nhạc sĩ Nga Borodin và Mussorrgsky. Ông rất có ấn tượng về việc kết hợp các thể loại âm nhạc thiêng liêng và duy cảm từ vở nhạc kịch Parsifal của Wagner mà ông đã được xem ở Bayreuth. Có lẽ điều phi thường hơn cả là âm điệu huyền diệu gamelan của người Java (dàn nhạc sử dụng bộ gõ bằng kim loại ở Indonesia) mà Debussy đã gặp tại cuộc triển lãm thế giới ở Paris năm 1889. Những âm thanh kỳ lạ này đã đốt cháy trí tưởng tượng của Debussy cho phép ông tạo ra nhiều kết cấu và âm sắc mới trong tác phẩm của mình.
    Kiệt tác đầu tay của Debussy là bức tranh thanh âm ngắn cho dàn nhạc Prộlude l'aprốs-midi d'un faune (Prelude to the Afternoon of a Faun) (1894)( Khúc nhạc đầu cho buổi chiều của thần đồng áng) dựa trên bài thơ tình tuyệt diệu của Mallarmo. Sự tiến bộ của những ý tưởng âm nhạc, cấu trúc bài nhạc là thứ yếu so với ngữ cảnh và âm sắc. Những ấn tượng về thơ trong các tác phẩm nhạc của Debussy vừa mờ ảo vừa ngất ngây. Các tác phẩm đó của Debussy như bản giao hưởng nhịp đơn La Mer (Ðại dương) (1905) đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong dòng nhạc cổ điển mà chưa ai gây được tiếng vang lớn trong giới nhạc sĩ như ông.
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  5. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Franz Josef Haydn
    (Rohrau, March 31, 1732 - Vienna, May 31, 1809)
    Austrian composer of the Classical period
    I.Thân thế và sự nghiệp: Haydn LÀ NHẠC SĨ ÁO NỔI TIẾNG, NGƯỜI SÁNG lập trường phái âm nhạc cổ điển Vienna, "cha đẻ" của thể loại giao hưởng và tứ tấu. Ông sinh ngày 1/4/1732 tại thành phố Rohrau- một thành phố MIỀN NAM NƯỚC ÁO, TRONG MỘT GIA ĐÌNH bình dân làm nghề thủ công. Người cha của Haydn yêu nhạc biết chơi đàn hácpơ, ông thường tổ chức các buổi hoà đàn ngẫu hứng tại nhà, điều đó đã ảnh hưởng đến năng khiếu âm nhạc của cậu bé Haydn. Ông được gởi đến thành phố Hainơbuốc bên sông Ðunai, tham gia vào dàn nhạc hợp xướng, học nhạc lý, chơi violon, clavơxanh rồi trở thành ca sĩ giọng thiếu niên. Một nhạc trưởng tên là Rôitê đã phát hiện tài năng rồi đưa Haydn về thủ đô Vienna làm ca sĩ của nhà thờ Xtê-phan. Nhạc trưởng rất quan tâm đến cậu bé và đã dạy cho Haydn sáng tác.
    Năm 1851 Haydn soạn nhạc kịch đầu tiên "Con quỷ thọt". Qua tác phẩm này nhạc sĩ thấy mình non kém nên có ý ĐỊNH SANG Ý HỌC HỎI. ¤NG TỚI GẶP DANH ca Poócpor xin giúp việc và đệm đàn phục vụ các giờ lên lớp. Poócpor đã nhiệt tình truyền thụ cho ông các môn hoà âm và đối vị.
    Từ năm 23 tuổi đến 58 tuổi, là gia sư và nhạc sĩ hầu cận cho nhiều gia đình quý tộc. Thời gian sống với hầu tước Etxtêgadi kéo dài gần 30 năm, nhạc sĩ đã làm công việc vừa sáng tác, dàn dựng và quản lý trang trại.
    Từ năm 59 tuổi, Haydn bước vào thời kỳ mới. Nhạc sĩ sang nước Anh giới thiệu tác phẩm, được người Anh hoan nghênh nhiệt liệu. Hơn một năm sau ông trở về Vienna.
    Năm 1794 ông lại sang Anh hoàn thành tiếp những bản giao hưởng cuối cùng trong đó nổi bật là bản giao hưởng số 92, soạn để tặng trường đại học Oxford nhân dịp nơi này tặng ông bằng tiến sĩ và bản giao hưởng số 103 thường gọi là "Trống rung".
    Ngày 31/5/1809 Haydn buông hơi thở cuối cùng trong một căn nhà nhỏ ở ngoại ô vắng bóng những người thân thuộc.
    II.Ðặc điểm sáng tác và tác phẩm:
    -Haydn sáng tác hầu hết các thể loại đương thời như nhạc kịch, thanh xướng kịch, nhạc thính phòng...Trong đó nổi bật là sáng tác giao hưởng và bộ tứ tấu.
    - ¢M NHẠC SÁNG SỦA KHÚC CHIẾT GẦN VỚI DÂN GIAN ÁO, HOÀ THANH ÊM DỊU, CẤU TRÚC TÁC PHẨM CÂN phương.
    - Nội dung thường mô tả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN ÁO ĐƯƠNG THỜI, với lòng tin tưởng vào tương lai tươi đẹp sự lạc quan yêu đời.
    Tác phẩm:
    -Tác phẩm nhạc giao hưởng của Haydn: 104 bản giao hưởng, xuất sắc hơn cả là 12 bản giao hưởng London. Nguời ta gọi ông là cha đẻ của thể loại giao hưởng 4 chương và thể hiện tính chất phong phú muôn màu muôn vẻ và thống nhất trong cả 4 chương. Các nhạc sĩ coi đây là mẫu mực của sự sáng tác. Trong số các giao hưởng của ông có bản giao hưởng "Tan lễ", "Vĩnh biệt" là nổi tiếng nhất.
    -Tác phẩm nhạc thính phòng: Những bản tứ tấu đàn dây của Haydn rất đa dạng với nhiều đề tài phong phú. Ông đã dành gần cả cuộc đời 77 tứ tấu và cũng để lại 33 sonata piano với phong cảnh sinh động tiêu biểu là bản sonata D dur.
    -Tác phẩm nhạc hát: 24 nhạc kịch, 14 Maxa, nhiều ca khúc trong đó nổi tiếng vở "Ðấng sáng tạo muôn loài" và "Bốn mùa".
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  6. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Robert Schumann
    (Zwickau, June 8, 1810 - Endenich, July 29, 1856)
    German composer of the Tahomatic Period
    1.Thân thế và sự nghiệp: Robert Schumann nhạc sĩ Ðức nổi tiếng thời kỳ lãng mạn. Ông sinh ngày 8/6/1810 ở thành phố Zwickau thuộc tiểu vương Xắc-xôni. Gia đình thuộc loại trung lưu khá giả. Bố làm nghề bán sách, sau đó mở hiệu in sách, có tư tưởng tiến bộ và ý muốn dùng tủ sách làm nơi tuyên truyền. Từ nhỏ khả năng của Schumann sáng tác thơ, viết kịch, nghiên cứu nền cổ điển Hy Lạp, hiểu biết sâu về Xôfôc, Horatzi, Omir, Platon...Schumann cũng rất thích thơ ca đương thời như của Bairon, Sile...cũng như nhà thơ lãng mạn Zăng Pol Richte, có nhiều ảnh hưởng đến Schumann nhất. 15 tuổi dịch nhiều sách nước ngoài, viết kịch, viết tiểu thuyết. Tự học âm nhạc và trở thành người chơi đàn nổi tiếng.
    Năm 18 tuổi bố chết, mẹ của Schumann muốn ông trở thành luật gia nên đã đưa đến Leipzig học trong trường luật nhưng Schumann không học luật ngược lại Schumann tìm thầy dạy để có thể đi sâu vào âm nhạc ĐÓ LÀ FRIDRICH VIC- THẦY PIANO NỔI TIẾNG. SCHUMANN RẤT THÍCH NHẠC CỦA SCHUBERT. Ở LEIPZIG SCHUMANN ĐƯỢC NGHE PAGANINI, TAWAWMBE, Litx... biểu diễn và Schumann muốn vươn lên tới đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn. Ông đã chế ra cái máy làm cho ngón út dài và ngón 4 nhạy hơn nhưng kết quả ngược lại không thành công mà đôi tay của ông bị hỏng, vĩnh viễn phải từ bỏ con đường biểu diễn. Từ đó ông dồn tất cả sức lực vào lĩnh vực sáng tác. Ông lấy em gái thầy dạy nhạc của mình là một pianist nổi tiếng tên Clava Vích.
    Những năm cuối đời Schumann đau đớn vì bệnh tật, sáng tác thưa dần cũng như các hoạt động xã hội, cũng không thể lui tới được. Cho đến năm 1854 Schumann không viết được gì nữa vì bệnh càng trầm trọng và ông đã mất ngày 29/7/1856.
    2.Ðặc điểm sáng tác và tác phẩm:
    a.Ðặc điểm sáng tác: - Là một nhà cách tân tương đối táo bạo luôn tìm cái mới trong sáng tác như hoà thanh, tiết tấu, giai điệu nghe rất gần với hiện đại.
    - Nội dung: Có tác phẩm mang tính CM sôi sục dấy loạn (có tính chất đập phá), có những tác phẩm đi vào tâm hồn tình cảm con người, có những tác phẩm biểu hiện tình cảm xa vời thực tế và cuối đời mang tính ẩn dật.
    - Sáng tác và lý luận luôn gắn chặt với nhau
    b.Tác phẩm:
    - Cho piano: -1830 viết nhiều nhất gồm tiểu phẩm và tác phẩm có quy mô lớn như sonata, concertos. Những tác phẩm tiêu bỉêu trong thời kỳ này như: Những con **** op.2 (1831); Toccata op.7 (1832); Etuyt giao hưởng op.9 (1834); Carnaval op.9 (1835);Kreisleriana op.16 (1838); Những khúc ảo tưởng op.12 (1837); Novelti op.21 và hai sonata fmoll op.11 và g- moll op.22.
    - Ca khúc: Ða số viết năm 1840 những bài hát phỏng theo dân ca, những bài ca trẻ em, những bài ca ngợi, chính ca. Những bài hát trữ tình loại này thành công nhất.
    - 1844-1849 Schumann sáng tác nhiều nhất. Ông viết cho thanh nhạc, cho đàn piano cũng như tác phẩm thính phòng và hình thức lớn như giao hưởng thứ hai Cdur, nhạc kịch Ghênôvêba. Ông thể hiện hàng loạt tác phẩm của mình với chủ đề CM như:"Hãy cầm lấy vũ khí", "Bài ca tự do" và bốn hành khúc "Cộng hoà" cho piano.
    - Tác phẩm phê bình âm nhạc: - 1834 xuất bản "Tạp chí âm nhạc mới" tại Leipzig. Trong 10 năm vừa là biên tập chính, vừa là người công tác tích cực nhất của tạp chí.
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  7. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Giuseppe Verdi
    (Le Roncole, October 10, 1813 - Milan, January 27, 1901)
    Italian composer of the late Tahomatic period
    1. Thân thế và sự nghiệp:
    -NHẠC SĨ Ý chuyên viết nhạc kịch, ông đi theo con đường chủ nghĩa hiện thực. Verdi xuất hiện lúc này như một ngôi sáng giữa bầu đen tối của nền nhạc kịch KHỦNG HOẢNG Ở Ý. SAU KHI NAPOLEON THẤT BẠI, CHÂU ¢U BỊ XÂU XÉ VÀ NƯỚC Ỹ BỊ CHIA CẮT THÀNH NHIỀU VÙNG KHÁC NHAU, ÁO XÂM LƯỢC VÀ THỐNG TRỊ Ở Ý, PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC LÊN CAO. §ẾN 1817 NƯỚC Ý được thống nhất bởi sự thoả thuận của phe quý tộc trong nước với bọn xâm lược. Phong trào đấu tranh của tầng lớp dân chủ lúc này vẫn lên cao. Nhà hát kịch trở thành là địa điểm để tập họp đấu tranh, bàn bạc vận mệnh ĐẤT NƯỚC. SUỐT THẾ KỶ 18-19, NHẠC KỊCH Ý đi vào khủng hoảng và Verdi xuất hiện. Người ta mệnh danh cho ông là nhạc sĩ CÁCH MẠNG CỦA Ý.
    Verdi sinh ngày 10/10/1813 ở Le Roncole gần thành phố Buxétto thuộc tỉnh Pácmơ trong một gia đình nghèo, bố là chủ quán ăn nhỏ, mẹ làm nghề kéo sợi. Từ nhỏ, Verdi đã ham mê âm nhạc nhưng không được học có hệ thống. Năm 12 tuổi cậu được cha gửi ra thành phố để giúp việc cho một tiệm buôn nhờ đó mà cậu được học thêm âm nhạc. Thấy Verdi có năng khiếu, nhân DÂN GÓP TIỀN GỬI ĐẾN MILAN ĐỂ HỌC ÂM NHẠC. Ở đây cậu không được vào nhạc viện mà chỉ theo lớp học tư về tấu khúc, piano, organ và chỉ huy.
    1938 vở nhạc kịch đầu tiên của Verdi là "Oberto- hầu tước Bônifaxô" được dựng ở Milan. Mùa thu 1840 Verdi bắt tay vào viết vở nhạc "Nabuco". Nhờ tác phẩm này Verdi trở thành nhạc sĩ nổi tiếng Ở Ý. 10 NĂM TIẾP THEO VIẾT 14 VỞ KHÁC phần nhiều mang nổi dung yêu nước.
    Sau Cách Mạng 1848-1849 ở châu Âu, Verdi thay đổi lối suy nghĩ, thay đổi bút pháp theo Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác và đạt được đỉnh cao. Verdi sống ở nước ngoài 15 năm và chết ở Hà Lan ngày 27/1/1901.
    Tác phẩm:
    - Verdi đi theo con đường nhạc kịch và ông viết tất cả 26 vở. 10 năm đầu ông viết 14 vở với nhiều đề tài khác nhau nhưng phương pháp biểu hiện âm nhạc lại có những đặc điểm chung. Ðó là những tác phẩm nhạc kịch còn ảnh hưởng khuynh hướng lãng mạn như: Oberto (1839), Nabucco (1842), Un Giorno di regno (King for a Day)....
    - Năm 1851- 1853: Ðỉnh cao đầu tiên của Chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của Verdi là: Rigoletto (1851) and La Traviata (1853);Otello and Falstaff (dựa trên tác phẩm của Shakespeare), Aila (1871), Fallstaf (1893)....
    Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
    Lấy chí nhân để thay cường bạo​
  8. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Châu Đăng Khoa - Guitar và tình khúc

    Thái độ nhún nhường, cẩn trọng trong từng lời nhận định và khá e dè khi buộc phải thổ lộ về mình, Châu Đăng Khoa cho cảm giác như anh muốn thoát ra khỏi những bon chen, hơn thiệt của đời thường. Anh chỉ thật sự tỏ vẻ hào hứng khi gợi đến tiếng đàn guitar, những âm thanh diệu kỳ đã gắn bó và nuôi dưỡng tâm hồn anh trong suốt 32 năm qua như một phần số phận. Cuộc trò chuyện được diễn ra như một lời tâm sự của Châu Đăng Khoa trước đêm diễn 11-6-2002 tại Trung tâm Văn hóa Phú Nhuận.



    + Việc anh trở về sàn diễn khiến khán giả nhớ lại ??ođêm guitar huyền hoặc??? cách đây 22 năm, 15-5-1980 cũng tại sân khấu Phú Nhuận này, người người chật kín khán phòng, kể cả các lối ra vào, ngồi im phăng phắc thưởng thức tiếng đàn của Châu Đăng Khoa và Phùng Tuấn Vũ suốt hơn hai tiếng đồng hồ. Hẳn với anh đó cũng là một kỷ niệm?
    - Một kỷ niệm sâu sắc nhất trong đời tôi. Hôm ấy, lần đầu tiên sau ngày đất nước thống nhất, ở TPHCM có một đêm biểu diễn guitar cổ điển trước công chúng có bán vé. Buổi diễn vừa mới bắt đầu thì điện ??ocúp???! Chúng tôi thật sự lúng túng, nhưng sau khi hỏi ý kiến, đông đảo khán giả yêu cầu cứ tiếp tục. Thế là một ngọn nến may mắn vừa tìm được, thắp lên. Chúng tôi - Phùng Tuấn Vũ và tôi - đã chơi một đêm thật phấn khích. Để nhớ lại đêm diễn đầy ấn tượng đó, lần này, sân khấu sẽ được thắp sáng bằng 250 ngọn nến. Và tôi sẽ mời khán thính giả nghe lại những tác phẩm mà tôi đã chơi trong đêm đó. Vì vậy, đêm diễn này của tôi mang ý nghĩa như một đêm hoài niệm.
    + Đã từng tốt nghiệp thủ khoa Nhạc viện TPHCM, đồng thời có người anh ruột - nhà thơ Vũ Ngọc Giao - cũng là một guitarist nổi tiếng, phải chăng với anh, việc gắn bó với cây guitar là một truyền thống gia đình?
    - Hoàn toàn không phải vậy. Trong gia đình, họ hàng cũng chỉ có hai anh em tôi đi theo âm nhạc. Thuở tôi còn nhỏ, ở bến Bình Đông (quận 8 bây giờ) có một số văn nghệ sĩ tự phát lập nhóm gọi là nhóm Niềm Tin, gồm đủ nhạc, họa, văn, thơ... Tôi theo anh Vũ Ngọc Giao (bút danh) tham gia sinh hoạt và được các anh Nguyễn Hữu Đức, Tạ Tấn Lực... truyền cho ngón nghề guitar. Năm 1971, tôi thi đậu vào Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, học với các thầy Đỗ Đình Phương, Dương Thiệu Tước, Lê Xuân Cảnh, Tôn Thất Châu... Tốt nghiệp năm 1976, tôi theo gót các thầy tiếp tục nghề dạy đàn. Thỉnh thoảng, bạn bè gặp nhau lại cùng ôm đàn ra chơi. Cho đến một ngày, tôi chợt nghĩ tại sao chúng tôi không tụ lại với nhau, cùng biểu diễn cho công chúng nghe. Thế là CLB Guitar cổ điển Phú Nhuận ra đời.
    + Là một trong những người sáng lập CLB Guitar cổ điển Phú Nhuận, CLB duy nhất từng quy tụ hầu hết các guitarist xuất sắc của TPHCM, hoạt động sôi nổi ở thập niên 80, vì sao anh lại ??odứt áo ra đi??? đến bây giờ mới trở lại?
    - Lúc nhỏ, tôi đến với guitar là để thỏa mãn niềm đam mê. Có ngày tôi đã ngồi đàn suốt 14 tiếng đồng hồ bên bờ sông. Có lúc thức đến 3 giờ sáng mới về nhà. Tôi gọi đó là ??othời niên thiếu tuyệt đẹp??? của mình. Lúc ấy, tâm trí tôi chỉ bay bổng với cây đàn, chưa phải lo toan, chưa biết va chạm. Nhưng khi trưởng thành, tôi hiểu rằng cây đàn ??omộc??? của tôi khó mà trở thành phương tiện mưu sinh. Tôi vẫn luôn dạy nhạc, luyện tập đàn hàng ngày để ??ogiữ tay???, song để vợ con sống được, lại phải xoay xở một công việc khác. Những đòi hỏi của cuộc sống đời thường đã khiến tôi và một số bạn bè khác không đủ tâm trí dành cho việc tổ chức các buổi biểu diễn. Bởi để có thể chơi một ??ođêm??? trước khán giả, chúng tôi phải tập luyện khá nhiều ngày. Từ khi rời CLB đến nay, tôi cũng đã một lần trở lại biểu diễn (năm 1994) và đây là lần thứ hai. Thật ra, trong thâm tâm, tôi luôn tự hứa là sẽ quay lại với guitar khi cuộc sống đời thường giảm bớt nỗi lo toan.
    + Theo đuổi một bộ môn đòi hỏi nhiều chuyên sâu như guitar cổ điển, điều gì khiến anh ưu tư nhất?
    - Những bộ môn chuyên sâu thường dẫn người ta đến với nỗi niềm quạnh quẽ. Chỉ một mình mình hiểu, một mình mình thắng cái điều khó khăn. Nghệ thuật đỉnh cao thường đưa con người tới sự cô độc.
    + Nhưng guitar cổ điển vẫn còn có người chơi, người nghe?
    - Đúng vậy. Và đó là điều thật đáng quý. Chỉ những người thực sự đam mê mới chọn chơi guitar cổ điển và cũng thực sự muốn đi tìm cái đẹp, muốn đắm chìm trong thế giới âm thanh huyền diệu mới đi nghe guitar cổ điển. Người chơi và người nghe bộ môn này tuy không đông theo nghĩa ??ođại trà??? song vẫn còn và đều là những người tâm huyết. Những buổi diễn của chúng tôi, nếu được thông tin đầy đủ, khán giả tìm đến khá đông, có cả những người ở tận Bình Dương, Sông Bé, Vũng Tàu, Tây Ninh...
    + Chương trình ??oChâu Đăng Khoa - guitar và tình khúc??? còn giới thiệu một số ca khúc của anh?
    - Tôi bắt đầu viết ca khúc từ khi sinh hoạt với nhóm Niềm Tin. Đến nay, trong ký ức tôi vẫn còn đọng lại ??okhông khí??? trữ tình của thời trẻ ấy. Thường người ta viết ca khúc là để gửi gắm tâm sự. Năm 1994, tôi đã từng có một đêm giới thiệu những ca khúc ??otự biên??? tại Trường Đại học Sư phạm. Lần này tôi chọn trong số những ca khúc được viết trong 30 năm qua khoảng 10 bài phù hợp nhất với sự cộng tác của các giọng ca: NSND Trần Hiếu, Lê Nam Khánh, Phạm Thế Vỹ, Thu Giang, Nguyên Phượng, nhóm A&EM. Tôi hy vọng sẽ được khán giả đồng cảm, chia sẻ.
    Người Lao Động

    -------------------------------------------------------
    Vào một ngày đẹp trời, anh sẽ....
  9. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Hồ thiên nga
    Trong những năm 1875-1876 Tchaikovsky đã có dịp thử sức mình trong một thể loại âm nhạc mới đối với ông. Ban giám đốc các nhà hát Maxcơva đặt oong viết nhạc cho vở Ballet Hồ thiên nga, chủ đề dựa theo truyển cổ tích dân gian về lòng chung thủy.
    Hoàng tử trẻ tuối Diphrit đi săn trong rừng bị lạc. Trên bờ hồ hoang vắng chàng trông thấy đàn thiên nga mà khi màn đêm buông xuống đã biến thành những cô gái. Đấy là công chúa Ôđetta và các bạn gái của nàng bị tên phù thuỷ độc ác Rôbartơ mê hoặc. Ngay từ phút đầu tiên Diphrit đã yêu Odetta và thề sẽ chung thuỷ với nàng. Làm thế nào để phá huỷ bùa mê độc ác và trả lại cho em cùng các bạn của em hình dáng con người ? - Chàng hỏi Odetta - Hãy chung thuỷ với em, và bùa mê sẽ biến mất - Odetta trả lời.
    Khi xuất hiện những tia sáng mặt trời đầu tiên, các cô gái lại biến thành bầy thiên nga, còn Diphrit trở về hoàng thành để xin phép mẹ cho cưới Odetta.Nhưng câu truyện về lời thề của đôi trai gái bị tên phù thuỷ Robarto biến thành con cú nghe trộm và quyết định ngăn cản Diphrit cứu thoát Odetta khỏi bùa mê. Trong hoàng thành là ngày hội. Các cô gái đẹp nhất và giàu có nhất từ khắp nơi đến dự. Theo lệnh của mẹ, Diphrit phải chọnvợ cho mình trong số những co gái đó. Giữ vững trong tim hình ảnh cô gái - thiên nga tuyệt đẹp Odetta, Diphrit lạnh nhạt đi giữa đám mỹ nữ. Nhưng bỗng ngoài cửa xúất hiện cô gái xinh đẹp Odinlia, con gái tên phù thuỷ. Robartơ xảo quyệt đã biến mình hoàn toàn giống Odetta, Diphrit bị lừa, lại thề chung thủ mãi mãi với Ođinlia và đưa nàng đến trình với mẹ. Ngay khoảnh khắc đó ở ngoài cửa sổ vang lên tiếng kêu thảm thiết của Odetta thiên nga.. Robartơ đang chiến thắng bị biến thành co cúm, còn Ođinlia xin đẹp cũng biến thành chim cú. Với những tiếng kêu man rợ và độc ác chúng bay ra khỏi hoàng thành.
    Diphrit kinh hoàng. Chàng đã thấy sai lầm của mình, và biết là đã phạm lời thề chung thuỷ . Trên bờ hồ cuộn sóng chàng gặp lại Odetta đang buồn bã. Bây giờ tất cả đối với nàng và các bạn nàng đã kết thúc. Khi bình minh lên học sẽ vĩnh viễn biến thành đàn thiên nga. Thất vọng Diphrit xé nát bộ lông thiên nga của Odetta. Sấm sét vang lên, nước hồ đang tràn bờ. Diphrit và Odetta bị chìm trong làn sóng cuồn cuộn của nước hồ.
    Sau đó phần kết thúc ẩm đạm của balê được thay đổi: chính nhờ việc nhảy xuống làn sóng mà Diphrit và Odetta đã giải được bùa mê : Odetta và các bạn gái của nàng trở lại thành các co gái và vở ballet kết thúc trong ngày hội huy hoành.
    Vở ballet được trình diễn ở nhà hát Bôn-sôi ngày 20/2/1877. Với Hồ thiên nga, 1 thời kỳ mới trong sự phatr triển balê của nước Nga bắt đầu. Trước đó balê được coi như là 1 cảnh vui mà ở đó có thể thưởng thức tài nghệ của những người múa. Âm nhạc chỉ đóng vai trò thứ yếu. ĐÔi khi vở balê được ghép bằng những đoạn nhạc múa của nhiều tác giả. Chưa ai nghĩ đến việc vở balê có thể hoàn chỉnh chặt chẽ như 1 vở nhạc kịch hay vở kịch.
    Tchaikovsky đã nghĩ 1 cách khác khi sáng tác balê. Ông cố gắng diễn tả bằng âm nhạc nội dung của câu truyện cổ tích về những cô gái thiên nga. Những tiết mục múa riêng rẽ và những màn kịch câm được liên hệ khẳng khít với nhau, những hình ảnh âm nhạc được phát triển như trong nhạc giao hưởng. Chủ đề âm nhạc chính của balê thể hiện qua hình ảnh của Odetta : Fá----Sì-Đô-Rê-Mi-Fá--Rề-Fá--Rề-Fá--Sì-Rê-Sì-Sòn-Rế-Sì
    Chủ đề này mang những sắc thái khác nhau phụ thuộc vào sự phatr triển của hành động. Mở đầu, khi Odetta lần đầu gặp mặt Diphrit và kể câu truyện của mình, âm nhạc vang lên một cách mềm mại và buồn. Trong lớp vũ hội, khi hoàng tử phạm lời thề chung thuỷ, âm nhạc mang tính chất đe doạ và bi kịch. Trong cảnh cuối Diphrit van xin Odetta tha lồi vô tình chàng mắc phải, âm nhạc vang lên ai oán, đầy xúc động.
    -------------------------------------------------------
    Vào một ngày đẹp trời, anh sẽ....
  10. classic_lover

    classic_lover Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2001
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tháng 8 năm 1893, Tchaikovsky hoàn thành bản giao hưởng cuối cùng của mình được gọi tên là Pathetique. "Tôi coi đây là một sáng tác hay nhất, đặc biệt là chân thành nhất trong những tác phẩm của tôi. Tôi yêu thích bản giao hưởng này như chưa từng yêu thích đến thế một sáng tác nào khác của tôi.." Nhạc sĩ đã nói thế về bản giao hưởng Patheticque.
    Âm nhạc của bản giao hưởng Pathetique cũng như những bản giao hưởng khcá của Tchaikovsky diễn tả cuộc đấu tranh của con người cho những lý tưởng tươi sáng. Nhưng thực tế phũ phàng đã phá tan khát vọng tiến đến hạnh phúc cảu con người. Con người đấu tranh nhưng bị những thế lực áp bức và tàn bạo ấp đảo. Bị mát sức trong cuộc đấu tranh, con người chết dần chết mòn.
    Bản giao hưởng được bắt đầu bằng khúc mở đầu ngắn, chậm(Adagio). Âm điệu đau buồn(hình tượng điển hình của chủ đề chính phần thứ nhất) vabg lên ở phím thấp của fagot. Con người - nhân vật của bản giao hưởng, tw duy về cuộc sống. Cuộc sống k0 dễ dàng , cần phải có rất nhiều nghị lực để đấu tranh với những mặt xấu của nó, và k0 phải ngẫu nhiên mà nghe thấy trong âm nhạc những tiếng thở dài nặng nề. Khúc mở đầu được kết thúc bằng hợp âm bất định tắt dần. Yên lặng trước cơn bão - đó là ý nghĩa của khúc mở đầu.
    Bắt đầu phần thứ nhất - Allegro nontroppo. Chủ đề thứ nhất của nó - chủ để tích cực, đấu tranh. Giữ trong những âm điệu của mình sự gần gũi với chủ đề của khúc mở đầu, nó phát ttriển và biến tấu chủ đề đó; những nét nhạc mới ghép lại với chủ đề chính sự kích động chung ngày càng tăng. Những âm nhạc căng thẳng đầy tương phản tắ dần. âm điệu êm ái thấm sâu vào lòng người đến thay chố.
    Nó đưa ta vào thế giới hành khúc và những ước vọng trong sáng, và k0 phải tình cờ mà âm điệu đó giống như âm điệu mà Tachiân hát khi mơ ước về hạnh phúc với người yêu - "Anh đã hiện lên trong giấc mơ của em, chỉ hình bóng anh, em đã yêu thương"(màn 2 vở kịch Epghênhin Ônhêghin, lớp kịch bức thư)
    Nhưng những tiếng vang bão táp của cuọc sống đã vọng vào đâym, vào thế giới trogn sáng này - trong âm nhạc xuất hiện những âm điệu - thở dài, âm điều than vãn. Sự quay lại những âm điệu trữ tình tuyệt đẹp bắt ta quên đi tất cả những nỗi lo lắng, nó vang lên ngày càng trong sáng hơn và cao hơn. Lần cuối cùng, hình như từ xa, nó xuất hiện ở kèn clarinet, tất cả tắt dần như quy phục quyền lực mê hồn của âm điệu đó.
    Tiếng vang của những hợp âm thô thiển đưa nhân vật của bản giao hưởng về thế giới của cuộc đấu tranh tàn khốc.
    Trần đấy sự kinh hoàng , chủ đề chính được chuyển từ nhạc cụ này sang nhạc cụ khác, kúc thì nó tấn công, lúc thjì hình như nó lẩn tránh khỏi sự thay đổi. Giữa cuộc đấu tranh hỗn loạn nổi lên chủ đè khắc nghiệt ghê lợn của kèn trombone và trompet vào lúc sôi nổi nhất của cuộc đấu tranh, âm điệu đang dậng lên mãnh liệt bỗng bị cắt ngang, hình như người chiến sĩ đã kiệt sức. Trong những âm điệu mãnh liệt, tàn khốc của kèn đồng nghe rõ bài hát đưa ma Yên nghỉ với các đấng thiêng liêng. Hình như giờ phút tận số đã đến với các nhân vật của bản giao huởng... Những cuộc đấu tranh vẫn tiếp tục. Từng bước, từng bước chủ đề tích cực lại đấu tranh để chiến thắng. Sức mạnh tinh thần ẩn náu trong con người là vô tận và nó lại đấu tranh với các trở lực. Trong đối thoại đầy xúc động về mặt biểu hiện của dàn đây và kèn đồng. Âm nhạc đạt đến đỉnh cao của kịch tính.
    Và 1 lần nữa nhạc sĩ lại đưa ta về thế giới đã quen thuộc của mơ uớc trong sáng. Sau khi bão táp vừa ngừng, âm điệu êm ái trữ tình hình như lại càng đẹp hơn. Phần thứ nhất trong sáng, tràn đầy nỗi buồn man mác đã kết thúc âm nhạc.
    Phần thứ 2 - điệu valse được viết theo khuôn 5 dài bất thường(allegro congrazia). Âm điệu mê ly của nó vang lên một cách nhẹ nhàng thoải mái, tràn đấy sức sống. Âm nhạc của phần này truyền đạt tâm trạng của tuối trẻ vô tư. CHỉ mãi đến gần giữa mới nghe rõ tiếng vang của nỗi kinh hoàng và thất vọng do con người phải chịu đựng trong cuộc đấu tranh ác liệt, mà cảnh rung chuyển của nó nhác sĩ đã sáng tạo trong phần thứ nhất.
    ÂM nhạc của phần thứ 3 Allegro moltovivace) lại đưa ta về với hình ảnh sống tích cực. Trừ trong những nét nhạc lướt nhanh với tính chất của một đoạn scherzo, ta thấy xuất hiện chủ để kêu goij đấu tranh qua điệu hành khúc.
    Lúc đầu âm điệu đó hầu như k0 nghe rõ, những dần đần cả dàn nhạc vang lên và đạt đến mức rất mạnh. Trong nhịp điệu mãnh liệt của hành khúc anh hùng, ta cmả thấy một nghị lực vô tận.
    Thay vào phần kết tươi sáng thường có đối với hình thức giao hưởng cổ điển, Tchaikovsky kết thúc bản giao hưởng số 6 bằng âm nhạc đau buồn, chậm rãi - Adagio lamentoso
    Chính nhạc sĩ nói rằng âm nhạc đó thấm đượm k0 khí và tâm trạng của một lễ cầu hồn. Cuộc sống kết thức, cuộc đấu tranh quá gay go , nó tiêu hao quá nhiều sức lực. Những hình tượng âm nhạc chính của phần này liên quan đến những ý nghĩa về cái chết. Cuộc sống dù khó khăn đến đâu những khó lòng dứt bỏ nó, bởi vì trong cuộc sống còn có rất nhiều điều tốt đẹp. Những tiếng rên rỉ của cuộc chia li, vĩnh biệt được nhạc sĩ diễn tả với một sức sống nghệ thuật to lớn. Những nhạc tố thấp của âm điệu hạ xuống dần, điệu nhạc nhà thờ như an ủi ta yên lòng...
    -------------------------------------------------------
    Vào một ngày đẹp trời, anh sẽ....

Chia sẻ trang này