1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bài viết về tác giả, tác phẩm...(mục lục trang 1)

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi classic_lover, 12/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bạn vì bức thư trên nhiều lỗi chính tả quá ( do tôi gõ lại trên Word bằng font VnTime nên khi copy lên mới bị vậy )
    Dưói đây là những phân tích về bức thư ( rất khoa học nhé ) nhưng cũng lại bằng tiếng Pháp nốt.

    Cette lettre a été traduite en respectant scrupuleusement le fac-similé é***é par la Beethoven-Haus en 1986.
    Dans la mesure du possible la ponctuation de Beethoven a été respectée, tant que les tournures de phrases ne perdaient pas leur sens en traduction. Les tirets (importants car ils supposent une "pause" de l'esprit et sont typiques de l'écriture Beethovénienne) sont tous indiqués. Ils démontrent l'agitation dans l'esprit de Beethoven au moment où il rédigeait cette missive et s'ils paraissent parfois hors de propos certains sont néanmoins lourds de sens et peuvent être rapprochés des "soupirs" en musique.
    En ce qui concerne les ratures indiquées celle de la page 3 est de Beethoven, celle de la page 7 très probablement faite par Schindler qui voulait donner à cette lettre une tournure moins "physique" et limiter la liaison à un aspect purement spirituel (cf. le livre "Beethoven as I knew him" du*** Anton Schindler).
    Il est à noter que "Geliebte" signifie, en allemand "amant" ou "amante". Nous avons malgré tout utilisé "Bien-aimée" et "Bien-Aimé" qui ont toujours été privilégiés par tous les traducteurs. A l'époque de Beethoven les mots "amant" ou "maîtresse" (amante) n'avaient pas le sens péjoratif qu'ils ont pris de nos jours.
    En italien on *** "traduttore = tra***ore", littéralement "traducteur = traître". Il a fallu remplacer des tournures de phrases typiquement allemandes justifiant des virgules, faisant parfois disparaître celles-ci au profit d'une traduction compréhensible en français, ceci afin d'éviter que le texte ne paraisse du "petit nègre" ce qu'il n'est absolument pas dans la langue d'origine.
    Beethoven lisait énormément et aimait la poésie. Contrairement à des affirmations légères il n'était pas dépourvu d'instruction - et encore moins d'intelligence, cf. ses "uvres ! Toute sa correspondance le démontre. Cette lettre particulière est un cri d'amour jeté à la hâte sur le papier? et si on veut se forger une idée supplémentaire de l'importance de cette "geliebte" pour Beethoven, il suffit de remarquer ces trois petits mots de la page 1 : "avec le tien ", qu'il a rajoutés entre deux lignes, voulant lui montrer à quel point ce simple objet lui tenait à c"ur.
    La fin de la lettre "à jamais à toi, à jamais à moi, à jamais à nous" n'est pas sans rappeler le finale de certaines "uvres musicales du Maître? et les trois parties de la lettre semblent trois mouvements différents d'une sonate ou d'une symphonie?
    Il est clairement établi que la lettre a été écrite en 1812. Les recherches concernant la destinataire sont jusqu'ici restées vaines. En conservant cette lettre avec le "Testament d'Heiligenstadt" Beethoven nous démontre qu'il donnait un sens particulier à ces deux points forts de son existence. Il n'a cependant pas dévoilé l'identité de sa bien-aimée? Faut-il respecter ce secret? Faut-il assouvir notre curiosité? Cela aiderait-il à mieux comprendre l'homme de savoir qui il a vraiment aimé ? A chacun de faire son propre choix sur la question.
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  2. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Tìm thấy bản tiếng Anh
    The First Letter
    July 6, in the morning
    My angel, my all, my very self - Only a few words today and at that with pencil (with yours) - Not till tomorrow will my lodgings be definitely determined upon - what a useless waste of time - Why this deep sorrow when necessity speaks - can our love endure except through sacrifices, through not demanding everything from one another; can you change the fact that you are not wholly mine, I not wholly thine - Oh God, look out into the beauties of nature and comfort your heart with that which must be - Love demands everything and that very justly - thus it is to me with you, and to your with me. But you forget so easily that I must live for me and for you; if we were wholly united you would feel the pain of it as little as I - My journey was a fearful one; I did not reach here until 4 o'clock yesterday morning. Lacking horses the post-coach chose another route, but what an awful one; at the stage before the last I was warned not to travel at night; I was made fearful of a forest, but that only made me the more eager - and I was wrong. The coach must needs break down on the wretched road, a bottomless mud road. Without such postilions as I had with me I should have remained stuck in the road. Esterhazy, traveling the usual road here, had the same fate with eight horses that I had with four - Yet I got some pleasure out of it, as I always do when I successfully overcome difficulties - Now a quick change to things internal from things external. We shall surely see each other soon; moreover, today I cannot share with you the thoughts I have had during these last few days touching my own life - If our hearts were always close together, I would have none of these. My heart is full of so many things to say to you - ah - there are moments when I feel that speech amounts to nothing at all - Cheer up - remain my true, my only treasure, my all as I am yours. The gods must send us the rest, what for us must and shall be -
    Your faithful LUDWIG
    The Second Letter
    Evening, Monday, July 6
    You are suffering, my dearest creature - only now have I learned that letters must be posted very early in the morning on Mondays to Thursdays - the only days on which the mail-coach goes from here to K. - You are suffering - Ah, wherever I am, there you are also - I will arrange it with you and me that I can live with you. What a life!!! thus!!! without you - pursued by the goodness of mankind hither and thither - which I as little want to deserve as I deserve it - Humility of man towards man - it pains me - and when I consider myself in relation to the universe, what am I and what is He - whom we call the greatest - and yet - herein lies the divine in man - I weep when I reflect that you will probably not receive the first report from me until Saturday - Much as you love me - I love you more - But do not ever conceal yourself from me - good night - As I am taking the baths I must go to bed - Oh God - so near! so far! Is not our love truly a heavenly structure, and also as firm as the vault of heaven?
    The Third Letter
    Good morning, on July 7
    Though still in bed, my thoughts go out to you, my Immortal Beloved, now and then joyfully, then sadly, waiting to learn whether or not fate will hear us - I can live only wholly with you or not at all - Yes, I am resolved to wander so long away from you until I can fly to your arms and say that I am really at home with you, and can send my soul enwrapped in you into the land of spirits - Yes, unhappily it must be so - You will be the more contained since you know my fidelity to you. No one else can ever possess my heart - never - never - Oh God, why must one be parted from one whom one so loves. And yet my life in V is now a wretched life - Your love makes me at once the happiest and the unhappiest of men - At my age I nedd a steady, quiet life - can that be so in our connection? My angel, I have just been told that the mailcoach goes every day - therefore I must close at once so that you may receive the letter at once - Be calm, only by a clam consideration of our existence can we achieve our purpose to live together - Be calm - love me - today - yesterday - what tearful longings for you - you - you - my life - my all - farewell. Oh continue to love me - never misjudge the most faithful heart of your beloved.
    ever thine
    ever mine
    ever ours
    [​IMG]
    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
    [​IMG]
  3. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Một người thì nhìn tên và chữ ký biết ngay dân tiếng Pháp. Một người tiếng Anh ổn trên cả ổn... Thế mà không dịch luôn ra tiếng Việt luôn đi! Làm ơn nào, dịch giùm, không hiểu gì cả!
    Mèo trắng (blanchechate ơi, có phải tên bạn nghĩa như thế hông? () dịch bản tiếng Pháp nhé! Anh Milou dịch bản tiếng Anh. Hai người bổ sung cho nhau. Thế là mọi người được thưởng lãm và ngâm cứu bản Việt hay nhất... Nhỉ? Hay có ai đó nữa cũng đang dịch dở?
    To anh Milou: bản viết tay tuyệt quá. Anh nhớ vào Nhạc cổ điền thường xuyên nhé. Mọi người cần nhiều tư liệu quý như thế lắm đấy ạ!
    I hope some day you will join us...
  4. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Tôi cũng sẽ cố gắng như Milou !!!
    Thi xem ai xong trước nhé. Và thi cả trình độ tiếng Việt nữa.
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  5. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
     Chopin, linh hồn của piano
     Từ polonaise,mazurka cho tới concerto
     
    Bệnh dịch tả lại hoành hành ở Paris, những người học trò cuối cùng của Chopin lần luợt ròi Paris. Chopin đứng trên bờ vực thẳm khốn cùng và thiếu thốn. Chopin tự tay thiêu hủy rất nhiều bảnthảo cua rmình. Ông còn dịnh đốt cả bản sonate bất hủ viết cho đàn violoncello. Năm 1849, một người bạn của ông, bà bá tước Potocka đến bên giường nhạc sĩ thiên tài đang hấp hối và hát cho ông nghe những bài ca của Mozart. Trong di chúc của mình, nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan cầu mong được chôn cất ở nghĩa địa Chaleser, còn trái tim thì đưa về tổ quốc Ba Lan xa xôi của mình. Lời nguyện ước ấy của Frederich Chopin đã được toại nguyện.
     
    Frederich Chopin sinh ở Ba Lan, cha là người Pháp, mẹ là người Ba Lan. Con người Chopin chính là sự hòa trộn giữa tính cách Slave và tâm hồn La tinh. Những giai điệu dân ca, những vũ khúc thôn dã thấm vào dòng sữa mẹ nuôi dưỡng cậu bé, nhà soạn nhạc thiên tài không chỉ của riêng đất nước Ba Lan. Đó là những tố chất làm nên một thiên tài âm nhạc thuần khiết, đôn hậu, mãnh liệt và da diết.
     
     Khi còn nhỏ, cậu bé Chopin đã tự kê ghế ngồi trước cây đàn piano. Khúc nhạc đầu tiên của cậu là một khúc ứng tác. Lớn lên một chút, Chopin học nhạc dưới sự chỉ dẫn của giáo sư Voisech Gipnew. Năm lên 7, sáng tác đầu tiên của Chopin là một bản polonaise. Đó là một trong những giai điệu dân ca quen thuộc của ngưòi nông dân Ba lan chân chất và sôi nổi, giai điệu ấy thấm vào trong máu Chopin từ bé, đến năm lên 9 tuổi Chopin đã nôi tiếng là một nghệ sĩ tài ba trong các buổi biểu diễn trước những người hâm mộ và có vẻ sùng bái. Năm ông 14 tuổi, giáo sư Voisech thú nhận rằng ông ?okhông còn gì dể dậy cho cậu bé thiên tài?. Giáo sư nhận xét: ?đối vói một thiên tài lớn các quy tắc sinh ra là để bác bỏ?. Chopin chính là con người như thế. Sau đó, Chopin được giới thiệu đến học nhạc sĩ sáng tác nổi tiếng Guizep Enxe. Năm 15 tuổi, Chopin đã rong ruổi trên khắp đất nước Ba Lan, cậu bé vừa biểu diễn, vừa quan sát, học hỏi và lắng nghe, thu lượm các làn điệu dân ca. Âm nhạc các miền đất, vùng quê thấm dần vào cậu bé. Năm 1826, vừa tròn 16 tuổi, Chopin vào học trường cao đẳng âm nhạc .Năm 18 tuổi Choipin đã sáng tác hai bản rondo cho đàn piano. Trong chuyến đến thủ đô Viên biểu diễn lấn đàu tiên liến trong hai buổi, cả kinh đô Âm nhạc Châu Âu nồng nhiệt đón tiếp và ngưỡng mộ tài năng của nhạc sĩ trẻ thiên tài trên cây đàn piano với một sức hút kỳ diệu. Từ Viên, Chopin tiếp tục hành trình lưu diễn ở Dresden (Đức)
    Vừa tròn 20 tuổi, chàng thanh niên lòng tràn ngập tình yêu quê hương, phải dứt áo từ giã tổ quốc Ba Lan. Đó là năm 1830, Chopin mang theo bên mình nắm đất quê hương đựng ttrong một chiếc cốc bằng bạc  .Trước khi ròi tổ quốc, Chopin chơi bản concerto giọng mi thứ như một  lời vĩnh biệt người thân, bạn bè để sang sinh sống tại Pháp, quê hương của cha mình. Ông đến Paris đúng vào thời kỳ rực rỡ nhất của chủ nghĩa lãng mạn. Tại đây, ông gặp Liszt, nghệ sĩ chơi piano điêu luỵện người Hung và nhà thơ vĩ đại người Đức Heine. Ngay lập tức, Chopin trở thành thần tượng trong các phòng nhạc của giới quý tộc và quyền quý. Đây cũng là nơi những tâm hồn nhạy cảm, ngây ngất khi được nghe những bản polonaise  bất hủ hoặc những điệu vũ mazurka của Chopin.
    Thời đó, người ta gọi Chopin là nhà thơ - nhạc sĩ điêu luyện trên cây đàn piano đầy uy quyền. Hơn thế, ông còn là một người luôn tìm tòi khám phá những tính năng tiềm ẩn của nhạc cụ này. Khi biểu diễn piano, ông thường có một người thợ đàn để cân chỉnh lưỡng từng sợi dây, từng nốt nhạc.
    Năm 1836, Chopin gặp nữ văn sĩ George Sanz.Thế là bắt đầu một cuộc tình kéo dài suốt 10 năm ròng rã. Hai người trải qua những ngày hè cháy bỏng yêu đương ở Nohan, miền trung nước Pháp. Giai diệu dào dạt, da diết tràn đầy tình yêu cuộc sống, thiên nhiên và con người trong bản concerto giọng Si giáng thứ được ông ấp ủ vào mùa hè cháy bỏng tình yêu này. Sau khi từ Malorca trở về, Chopin đã hoàn thành tác phẩm tuyệt vời này. Toàn bộ bản concerto chứa chan nỗi khát khao, lòng nhiệt tình như ngọn lửa rực cháy. Tính chất mạnh bạo khác thường trong kết cấu các chương của bản concerto mà Choipin sử dụng  để hợp nhất thành một thể thống nhất gồm 4 phần, dường như tương phản nhau. Bản nhạc khiến những người đương thời quen với thể loại này cũng phải sửng sốt. Mỗi chương có một cuộc sống riêng đầy rạo rực nhưng đều thấm đẫm một thứ tình cảm tràn trề. Đó là cảm giác về một cuộc đấu tranh căng thẳng, mãnh liệt. Ngay hợp âm đầu tiên đã báo hiệu điều đó. Đồng thời những nét nhạc tương phản dữ dội lại hết sức hợp lý .Những giai điệu hợp lý nhưng chứa đầy  ý nghĩa và tuyệt đối .Chính George Sanz đã nhận xét ?obản concerto tuyệt đẹp và nghe đau đớn như xé ruột ?o Chương hai với những hồi ức xiết bao sung sướng và xa xôi, khiến cho giai điệu tươi sáng ở đoạn giữa phần Schetzo. Chương 3 trở lại giai điệu này và sau đó, gần như ở phần cuối, âm nhạc lại ngoái nhìn một lần nữa bức tranh phong cảnh thanh bình thời ấu thơ niên thiếu.Tuyệt vọng, lo lắng và buồn rầu, những tình cảm đó, Chopin không bao giờ thể hiện trong Âm nhạc mặc dù những năm đó,Chopin mắc bệnh lao. Nhạc sĩ người Đức Medelssohn thốt lên ?oChopin là cả một lò lửa. Ông nung nóng chảy tất cả những gì mà cuộc sống ban cho. Và ông ấy đã rút ra từ đó kho báu hết sức quý giá?
     
      Suốt cả mùa đông hai năm 1838-1839, George Sanz đưa ông đến đảo Balearet ?" vùng Marloca. Nàng hy vọng rằng với sóng gió,nắng biển và bầu trời trong xanh, Chopin sẽ sớm khỏi bệnh, song vô vọng. Thời gian này Chopin đã sáng tác 25 bản prelude và các bản marzurka. Năm 1843, nhạc sĩ Liszt hết sức thán phục và nói ?okhác với Chistopher Columb, cậu đã phát hiện ra, không phải một thế giới má là nhiều thế giới?
      Thời gian Chopin mắc bệnh nặng, ông thay đổi nhiều, sức khỏe giảm sút, yếu đi rất nhanh. Năm 1844, khi vào tuổi 34, Chopin sáng tác bản polonaise giọng Fa giáng thứ. Đó là bản polonaise ảm đạm nhất trong các bản polonaise nổi tiếng của ông. Giới phê bình âm nhạc thế giới đặt tên là ?oHành khúc tang lễ ?o. Tác phẩm súc tích toát lên nỗi đau thương vô hạn. Song âm hưởng của khúc nhạc cũng gợi lên trong lòng người niềm xúc động sâu thẳm nuôi dưõng tinh thần và dấn bước đi lên vượt qua những mất mát đau thương. Bản nhạc không có đoạn kết hân hoan, thực ra mỗi bản nhạc trong thể loại này đáng giá bằng một bản concerto hoặ sonate. Thậm chí, khi tác phẩm khép lại thì cùng lúc mở ra cả một thế gíới âm nhạc đồ sộ. Đôi khi người ta ví nó như những giao hưởng tầm cỡ
       Những bản mazurka của Frederich Chopin thực sự là những bức tranh xinh xắn, những bức họa bằng những âm thanh mỹ lệ. Mỗi bản nhạc chứa đầy mầu sắc lung linh huyền diệu, giới phê bình âm nhạc đương đại đánh giá là cuốn? bách khoa toàn thư? âm nhạc về những tình cảm của con người. Đặc biệt, thể loại étude, trước thời Chopin vốn là những bài tập cho người nghệ sĩ  trên cây đàn piano, nhưng đến khi qua bàn tay kỳ diệu của Chopin hầu hết  các étude đã trở thành những tác phẩm âm nhạc đích thực. Giá trị của nó cũng sánh ngang với bất cứ thể loại âm nhạc nào, trước đó và sau này.
     
    Trái tim nằm trong lòng đất mẹ   
    Những năm sống ở Paris cho đên ngày cuối đời, đối với Chopin là những năm tháng dài dằng dặc. Nhất là những ngày mùa thu và đông giá lạnh, khi dịch cúm hoành hành dữ dội. năm 1845, khi Chopin 38 tuổi, sau 17 năm sống  ở Paris, ông quyết định chuyển sanhg sống ở London. Âm nhạc của ông lập tức được gười dân Anh quốc đón nhận và yêu thích. Công chúng ở xứ sở sương mù đón nhận những bản nhạc viết cho đàn piano của nhạc sĩ thiên tài người Ba Lan như những dòng suối tuôn trào không bao giờ cạn.Sống giữa thủ đô nước Anh ảm đạm, ẩm ướt và khó chịu,nhưng Chopin vẫn phải vừa dạy đàn piano, vừa biểu diễn để kiếm sống. Quả thật ở đây, ông không làm sao có cảm hứng mà sáng tác nổi một dòng nhạc dù là nhỏ nhất.Trái tim ông vẫn hằng mơ về Paris,về những cánh rừng,những ngày hè chan hòa ánh nắng. Nhất là lòng ông không sao nguôi ngoai nỗi nhớ về chuỗi ngày sống tràn đầy yêu thương  với bạn bè và những người thân thiết. Cuối cùng,nỗi mong nhớ Paris đã buộc nhạc sĩ rời bỏ London, vĩnh viễn không bao giờ trở lại đất nước ảm đạm, dầy đặc sương mù, luôn thiếu ánh mặt trời và những nụ cười.
    Trở lại nước Pháp, nhưng Chopin vẫn không sao quên được nỗi lo sợ bị chôn sống luôn ám ảnh tâm trí. Amadeus Mozart mất năm 36 tuổi, Franz Schubert chết sớm hơn, vào tuổi 31.Còn Ludwig van Beethoven cuộc sống kéo dài hơn 50 năm. Những năm cuối cuộc đời đối với nhạc sĩ thiên tài thật nặng nề, khủng khiếp. Ông chiến đấu với bệnh điếc cùng những nỗi bất hạnh triền miên. Còn Johan S. Bach, mặc dù sống đến già nhưng cuộc sống hoàn toàn cách biệt với thế giới bởi mắt hoàn toàn bị mù. Frederich Chopin thường bị ám ảnh trước những số phận tài danh bạc mệnh ấy. Những ngày cuối đời, ông sống ở Paris hoàn toàn cô đơn,cách biệt. Bản polonaise cuối cùng của nhạc sĩ chính là lời từ biệt cuộc đời. Bản nhạc này toát lên những cảm xúc mỏng manh, nhẹ nhàng, tựa như 1 hơi thở, một làn gió.
     
    (st)
    ATC
  6. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Lá thư đầu tiên
    6 tháng 7, Vào buổi sáng
    Thiên thần của anh, em là tất cả, là chính bản thân anh ?" Chỉ vài chữ hôm nay viết bằng bút chì (của em) ?" Phải đến mai anh mới quyết định được chỗ ở nhất định ?" Thật phí thời gian vô ích ?" Tại sao lại buồn sâu thảm thế này khi nhu cầu lên tiếng ?" tình yêu của chúng ta có thể phải trải qua các hy sinh, không đòi hỏi lẫn nhau tất cả; làm sao em có thể thay đổi được sự việc em không hoàn toàn thuộc về anh, và anh không hoàn toàn của em ?" Trời ơi, em hãy nhìn vào vẻ đẹp thiên nhiên để làm dịu tim mình ?" Tình yêu đòi hỏi tất cả và rất công bằng ?" nó đối với anh và em như thế và như thế với em và anh. Nhưng sao em chóng quên là anh phải sống cho anh và cho em; nếu chúng ta hòa hợp với nhau hoàn toàn, em sẽ cảm thấy nỗi đau đó ít như anh vậy ?" Hành trình của anh thật đáng sợ; 4 giờ sáng hôm qua anh mới tới đây. Thiếu ngựa, người đánh xe chọn một lối khác, nhưng là một lối đi khủng khiếp; ở trạm kế chót anh được báo là không nên đi ban đêm; người ta làm anh sợ khu rừng, nhưng đó chỉ làm anh hăng hơn ?" và anh đã lầm. Xe hỏng trên con đường khốn nạn đó, con đường bùn không đáy. Nếu không có các phu trạm xe như thế, anh đã kẹt trên đường rồi. Esterhazy, thường đi con đường này, cũng chịu cảnh đó với 8 con ngựa mà anh thì với 4 con ?" Thế nhưng anh tìm được chút thú vị từ đó, như anh luôn luốn thấy thú vị khi thành công vượt qua các khó khăn ?" Bây giờ việc ngoài chuyển nhanh sang việc trong. Chúng ta chắc chắn sẽ sớm gặp lại nhau; hơn nữa, hôm nay anh không thể chia sẻ với em ý nghĩ qua liên quan đến đời anh trong mấy ngày qua ?" Nếu tim chúng ta luôn gần nhau, anh đã không như thế. Con tim anh có quá nhiều điều để nói với em ?" a ?" có những lúc anh cảm thấy lời nói không chất chứa cái gì hết ?" Hãy vui lên ?" mãi mãi làbáu vật duy nhất trung thực của anh, là tất cả của anh như anh là của em. Trời sẽ đem cho chúng ta những điều còn lại, những gì sẽ là của chúng ta.
    Anh trung thành của em
    Ludwid
    EBDBDBD - "That's all, folks"
  7. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Bức thư được tìm thấy sau khi Beethoven mất, cùng thời gian với chúc thư Heligenstadt. Được viết trên hai tờ giấy đúp trên cả hai mặt, tổng cộng là 8 trang. kích thước chu vi giấy là 200*238mm. Và thêm một tờ giấy đơn nữa kích thước 201*119mm cũng viết trên hai mặt. Vậy toàn bộ là 10 trang.
    Chữ được viết băng bút chì. Một chuyên gia phân tích đã chỉ ra rằng một số từ đã được tô lại cũng bằng bút chì để dễ đọc hơn. Không nghi ngờ gì về việc tô lại là do Anton Schildler, người đã sử dụng một phần bản chụp lại của bức thư trong tiểu sử Beethoven xuất bản lần thứ 3. Số đánh trong mỗi trang là của Schildler. và có thể nhận thấy 2 dấu niêm trên đầu trang 1 và 5 đươc đóng bởi thư viện Berlin.
    Beethoven đọc nhiều và rất thích thơ, trái với những khẳng định không nghiêm túc là ông không những thiếu được dạy giỗ mà còn kém thông minh. Tất cả những thư tín liên lạc của ông đã chỉ ra điều ấy. Bức thư đặc biệt này là một tiếng nói của tình yêu được cất lên vội vã trên giấy...Và nếu người ta muốn thêm thắt vào tầm quan trọng của gelieble này ( gelieble : tiếng Đức; amant hay amante : tiếng Pháp; lover : tiếng Anh ), cũng đủ để nhận ra những từ nhỏ ở trang 1 : với cái ( bút chì ) của em mà ông đã thêm vào giữa 2 dòng để chỉ ra rằng cái vật đơn giản ấy được ông giữ ở trong tim.
    Ba dòng cuối của bức thư không phải là không gợi nhắc đến đoạn cuối một số tác phẩm của bậc thầy...và 3 phần của bức thư giống như 3 chương khác nhau của một bản sonata hay giao hưởng.
    Rõ ràng rằng bức thư được viết năm 1812. Những người tìm hiểu về người nhận thư cho đến nay vẫn còn mơ hồ. Việc Beethoven giữ bức thư này cùng với di chúc cho chúng ta thấy rằng ông có tình cảm đặc biệt với chúng trong cuộc đời mình.
    Có cần phải tôn trong bí mật này không ?Có cần phải thoả mãn trí tò mò của chúng ta không ? Điều này liệu có giúp hiểu rõ hơn về con người ông đã yêu thực sự không ? Mỗi người đều có thể có quan điểm riêng về vấn đề này.
    To Milou : theo mình , không nên dịch là lá thư đầu tiên
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  8. blanchechate

    blanchechate Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2003
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Ten ten ten teèn... Sau đây là bản dịch bức thư của tôi :
    Trang 1 :
    Ngày 6 tháng 7 buổi sáng
    Thiên thần của tôi, tất cả của tôi, bản thân cả tôi ơi - hôm nay chỉ có vài lời thôi và viết bằng bút chì ( với cái bút của em đấy ) .ối ông Beethoven ơi sao đoạn sau ông viết trừu tượng thế. Mà đến giờ tôi phải đi ăn cơm với cá, cả đi ngủ nữa ( một con mèo trung bình ngủ 19 tiếng một ngày ). Cứ với tốc độ dịch này thì blanchechate thua mất thôi !
    Je voudrais maintenant vider jusqu'à la lie
    Ce calice mêlé de nectar et de fiel !
    Au fond de cette coupe où je buvais la vie,
    Peut-être restait-il une goutte de miel ?
  9. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của Dau_khong_co_toc:
     
     MUSORGSKY và kiệt tác cho Piano ?oNHỮNG BỨC TRANH TRONG PHÒNG TRIỂN LÃM?
    MUSORGSKY là một trong những nhạc sỹ xuất sắc nhất trong ?oNhóm khoẻ? ( nhóm 5 người BALAKIREP, X.A.KIU, RIMSKY-KORSAKOV, MUSORGSKY, BORODIN ), là nhà soạn nhạc hiện thực vĩ đại của Nga và cả thế giới. Với những tác phẩm lớn nổi tiếng như Khúc phóng túng giao hưởng ?oĐêm trên núi trọc? (Night on the bald mountain), nhạc kịch dân tộc ?oBoris Gadunov?, ?oKhovachina? và tổ khúc cho piano độc tấu ?oNhững bức tranh trong phòng triển lãm? ...
    Năm 1974, Xtaxop đã tổ chức tại Pêtécbua một cuôc triển lãm những bức tranh và phác thảo điêu khắc của hoạ sỹ Hacman - bạn thân của nhạc sỹ. Sau khi xem triển lãm, MUSORGSKY đã rất xúc động và chỉ sau một tuần lễ ông đã hoàn thành tác phẩm piano ?oNhững bức tranh trong phòng triển lãm? vô cùng đôc đáo này, đó cũng là món quà của ông kỷ niệm một năm ngày mất của Hacman.
    Đây là một trong những tác phẩm tầm cỡ thế giới có nhiều nét hiện đại và là một tác phẩm biểu hiện lớn vô cùng sinh động. Toàn bộ là một tổ khúc gồm 10 khúc nhạc dạng Rondo. Mỗi khúc nhạc là một bức tranh độc lập về điệu tính cũng như nội dung, được gắn kết với nhau bởi một đoạn nhạc chen lấy từ khúc nhạc mở đầu, làm cho tác phẩm vừa thống nhất vừa biến hoá rất đa dạng, có thể thoả mãn ngưòi vốn thích những tiểu phẩm nhỏ thú vị lẫn người ưa những tác phẩm lớn.
    Đoạn mở đầu là một sáng tạo rất độc đáo mà MUSORGSKY gọi là chủ đề ?oDạo chơi trong phòng triển lãm?, khúc ?odạo chơi? rất gần gũi với dân ca Nga được nhắc lại nhiều lần trong suốt bản nhạc nhưng mỗi lần xuất hiện lại với một mầu sắc riêng, tương ứng với cảm xúc khác nhau của tác giả sau khi xem mỗi bức tranh, lúc vui tươi hưng phấn, lúc buồn bã suy tư.
    Về các khúc nhạc đây là một tập hợp rất phong phú đa dạng: Số 1 ?oQuỷ sứ? Tiểu phẩm này dựa trên phác thảo một đồ chơi bằng gỗ hình con quỷ sứ nhỏ của Hacman. Con quỷ có bề ngoài xấu xí và nội tâm đau khổ giằng xé, được nhạc sỹ thể hiện qua những âm thanh gẫy khúc, tiết điệu bất thường vội vã. Lúc thì ngân dài lúc lại nhảy đột ngột. Cái hay là ở hình tượng âm nhạc tiếp sau, nội tâm của con quỷ được nhấn mạnh, người ta như nghe thấy nó đang rên rỉ, thét lên những tiếng kỳ quái như muốn vươn lên thoát khỏi hình hài quái dị của mình, nhưng cuối cùng không thể nên lại rên rỉ, than thở thất vọng. Tiếp theo là khúc ?oDạo chơi? được nhắc lại nhưng có lẽ những suy nghĩ về số phận của con quỷ gỗ đã khiến tác giả ?odạo bước? với một tâm trạng trầm tĩnh và suy tư hơn ban đầu.
    Số 2 ?oLâu đài cổ? Đây là một bản Romance chính hiệu, hơi hướng đồng quê buồn bã. Giai điệu du duơng uyển chuyển trên một cái nền (phần đệm) trầm trì trục gợi nên quang cảnh lâu đài cổ kính thời trung thế kỷ với một nghệ sỹ hát rong đang ca lên những khúc nhạc trữ tình sáng sủa thơ mộng.
    Khi giai điệu du dương cuối cùng vừa dứt, khúc ?oDạo chơi? vang lên đột ngột đầy hứng khởi hân hoan, như thể khung cảnh thơ mộng vừa qua đã xua tan những suy nghĩ buồn rầu của nhạc sỹ.
    Số 3 ?oTrong vườn Tulơri? Bọn trẻ đang chơi đùa, không có những hình ảnh cụ thể mà đây chỉ là một bức tranh sinh hoạt vui vẻ chỉ gợi lên cái không khí sôi nổi hào hứng với những tiếng chí choé tranh giành nhau của bọn trẻ khi chơi
    Bức tranh thứ 4 miêu tả một ?ochiếc xe Buđôlư? - chiếc xe chở đồ kiểu Balan do mấy con bò đang kéo lên dốc một cách nặng nhọc. Những hợp âm nặng nề ở tay trái diễn đạt sự vận chuyển khó khăn của chiếc xe.Giai điệu giản dị hồn nhiên gần với dân ca ngày càng dồn dập mạnh mẽ dần lên như những nỗ lực leo dốc (Em rất thích đoạn nhạc này vì cũng có thể hiểu khác đi, đây không chỉ là một ?ocuộc vượt dốc? mà còn giống như một con người đầy nghị lực đang kiên trì cố gắng vươn lên hoàn cảnh không biết mệt mỏi).
    Khúc ?oDạo bước trong phòng triển lãm? tiếp sau lại lắng xuống chậm giãi và mơ hồ nhưng dần dần rõ ràng, sáng tỏ.
    Số 5 ?oVũ khúc của bầy gà con? Tiểu phẩm này đuợc gợi ý từ phác thảo của Hacman cho vở Bale ?oTrinba?, bức tranh vẽ những chú bé đang bận những bộ đồ hoá trang gà con quá khổ rất ngộ nghĩnh. Đây là một khúc Scherzo đặc sắc bằng những nét láy.
    Tương phản với hình ảnh bầy gà con thật vui nhộn ở trên, Số 6 ?oHai người Do Thái giầu và nghèo? lại là những suy tư về thân phận con người và xă hội. Chân dung của 2 người Do Thái được đặc tả độc đáo và khác biệt, qua đó cũng thấy được tình cảm của nhạc sỹ dành cho những người khốn khó.
    Nguời Do Thái giầu được hiện lên bằng những nét nhạc mạnh nhấn mạnh rõ vào từng âm, chậm rãi với tiết tấu thất thuờng thể hiện sự hách dịch ngạo nghễ của hắn (Em còn thấy hắn rất là to béo nữa cơ he he !!!)
    Hình ảnh của người nghèo lại khác hẳn. Sự láy lại của một âm thanh với đường nét giai điệu đi xuống miêu tả sự run rẩy yếu đuối của kẻ nghèo hèn.
    Cả 2 chủ đề trên được quyện lại với nhau ở đoạn sau như một cuộc đối thoại giữa 2 nhân vật (Nếu ai thấy đó là chửi bới hoặc oánh nhau thì post lại cho em biết nhé)
    Số 7 ?oChợ Limôdơ? Tiểu phẩm này miêu tả cảnh một thành phố nhỏ ở miền Nam nước Pháp, nơi vốn tràn ngập ánh nắng mặt trời và sóng biển rì rầm, còn con người thì hoạt động tấp nập. Giai điệu đoạn này rất sôi nổi, càng về cuối âm thanh vang lên càng nhanh và gấp gáp và đột nhiên đứt quãng...như thể nhạc sỹ đã quá mệt mỏi với những cảnh tượng xô bồ, ồn ào náo nhiệt nên liền vội vã quay đi nơi khác. (Chắc các bác còn sẽ nghe thấy cả tiếng cãi vá í éo mua bán nữa đấy)
    Số 8 ?oHầm mộ? Bức hoạ mầu nước của Hacman vẽ cảnh một hầm mộ cổ kiểu La mã ở Pari xưa. Ở đoạn đầu âm thanh ở âm vực trầm, nặng nề xen kẽ với những âm thanh nhẹ, mỏng manh tạo nên những hợp âm không ổn định thể hiện sự trầm tư suy nghĩ về cái chết và người bạn đã mất của nhạc sỹ.
    Số 9 ?oChiếc lều chân gà? của mụ phù thuỷ Babaiga Dựa trên bức vẽ phác thảo chiếc đồng hồ cổ chữ cái Xlavơ thay thế cho chữ số được cấu tạo trạm trổ theo phong cách Nga ( Thế mà tác giả lại nghĩ đến lều chân gà của mụ phù thuỷ, em cũng chẳng hiểu tại sao hic hic ) Đoạn nhạc này rất hay và thú vị như thể một điệu nhảy kỳ quái của chiếc lều và mụ phù thuỷ.
    Số 10 ?o Cổng lớn ở Kiev? Tiểu phẩm này là phần kết của cả tập liên khúc, gồm 3 đoạn nhỏ, khá gần với chủ đề ?oDạo bước? tạo nên sự thống nhất cao độ cho toàn tác phẩm và một cái kết hoàn toàn rực rỡ và lộng lẫy. Đoạn cuối này dựa trên bức phác hoạ đề án xây dựng cổng thành Kiev của Hacman (Theo em các kiến trúc sư bây giờ nên nhờ nhạc sỹ sáng tác ?ominh hoạ? cho đề án của mình, có khi như thế sẽ dễ được nhà đầu tư chấp nhận hơn)
     

    Magic Blue
  10. Thuongnguyen

    Thuongnguyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2002
    Bài viết:
    703
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của aivoges
     (Đây là một đoạn trích bài viết về bản Asturias của một nhà nghiên cứu âm nhạc châu Âu, tôi xin dịch tạm. Có thể đọc xong sẽ khiến nhiều người bất ngờ).
     
    Những điều cần biết về Asturias (Leyenda)
    1. Vài nét về lịch sử ra đời và tên gọi: Bản prelude ?oAsturias-Leyenda? có lẽ là một tác phẩm ?oguitar Tây Ban Nha?. Bản chuyển soạn tác phẩm này của Andrés Segovia đã trở nên nổi tiếng và phổ biến rộng rãi trong giới guitar đến nỗi thậm chí nhiều người không biết rằng đầu tiên nó được sáng tác dành cho piano.Isaac Albeniz (1860-1909) viết tác phẩm này vào đầu những năm 1890, hầu như là ở London (nơi ông đang sống, biểu diễn và sáng tác). Tác phẩm lần đầu tiên được nhà xuất bản Juan Bta. Pujol & Co. phát hành năm 1892 với vị trí là khúc mở đầu (prelude) trong một tổ khúc gồm 3 chương có tên ?oNhững bài ca xứ Tây Ban Nha? (Chants d?T Espagne), op. 232. Năm năm sau đó, một lần nữa Juan Bta. Pujol cùng với Hội âm nhạc Tây Ban Nha lại xuất bản một tập tác phẩm gồm có 5 chương, vẫn với Asturias (lúc này chưa có tên gọi như vậy) là khúc mở đầu.
    7 năm sau, vào năm 1911 (hai năm sau khi Albeniz mất), nhà xuất bản của Đức tên là Hofmeister đã cho xuất bản bộ ?oTổ khúc Tây Ban Nha? (Suite Espanola) ?ohoàn chỉnh? đầu tiên, op.47. Cần phải nói là, vào năm 1886 nhà xuất bản này đã quảng cáo về một tổ khúc gồm có 8 chương sẽ được phát hành (do lời hứa của Albeniz với nhà xuất bản), tuy nhiên cho đến thời điểm đó thì nhà xuất bản mới chỉ xuất bản được có 4 chương. ?o4 chương? mới thực chất là do chính nhà xuất bản này nhặt các tác phẩm đã được biết đến trước đó (với những tên gọi khác nhau) và cho vào trong tập tác phẩm ?oSuite Espanola?, thay đổi tên gọi để cho phù hợp với các tên gọi trong bản quảng cáo 25 năm trước đó. Và trong tập tác phẩm này bản ?oPrelude? của chúng ta có tên gọi mới ?oAsturias? (phụ đề là Leyenda), chương thứ 5 trong ?oSuite Espanola?.(Albeniz đã từng hứa là sẽ cho xuất bản ?oSuite Espanola? có 8 chương vẽ nên những bức tranh về các vùng đất của Tây Ban Nha: Aragon, Andalucia, Castile, Catalonia, cũng như vùng đất mỏ phía bắc Asturias.) Tập tác phẩm ?oChants d?TEspagne? mà Asturias lần đầu tiên có mặt hoàn toàn toàn là nói về vùng Andalucia (chứ không phải Asturias), xứ sở của những điệu flamenco, nơi người Moor sinh sống. Chúng ta chỉ cần lấy một một ví dụ đơn giản là vùng Asturias thường được đặc trưng bởi tiếng kèn túi (nhạc cụ truyền thống của vùng này) để thấy rằng ý định sáng tác bản Prelude của Albeniz hoàn toàn không phải để dành cho Asturias. Ngay trong bản thân tác phẩm cũng có sự hiện diện những nét văn hoá đặc trưng vùng Andalucia.
    Vậy là đã rõ, tên gọi Prelude do Albeniz đặt cho thì chẳng nói lên điều gì nhiều, còn Asturias thì khiến người ta hiều nhầm. Ngay chính nhà xuất bản cũng đã có phụ đề gọi là Leyenda, tuy rằng đây không phải là do Albeniz đặt cho nhưng tên gọi này có lẽ dễ chấp nhận hơn cả.
    2. Ý nghĩa của tác phẩm:Bản Leyenda (Asturias) của Albeniz là tác phẩm thuộc loại ?ohình tượng?, trong đó mô tả những câu chuyện thần thoại, từ những trận sấm sét trong Kinh Thánh cho tới những trận động đất có sức tàn phá ác liệt. Tuy nhiên, nỗi nhớ quê hương của Albeniz đã được thể hiện trong tác phẩm một cách lãng mạn hơn nhiều, và rất sáng tạo. Để nói về tổ tiên của người Moor, ông vẽ nên bức tranh âm nhạc mà phần lớn là nói về Alhambra - cung điện và pháo đài của người Moor hướng ra thành phố Andalucia của vùng Granada. Trong cung điện này (nơi mà Albeniz đã ghé thăm vài lần) ông tưởng tượng ra những bản Serenade và Juergas (những bữa tiệc flamenco thâu đêm của người Gipsy) ban đêm, cùng với tiếng guitar và ?onhững ngón tay lười biếng lướt trên phím đàn? guzla, một loại nhạc cụ truyền thống của người Ảrập. Câu trên được trích ra khi Albeniz nói về bản Serenade ?oGranada? năm 1886:?oTôi sống và viết một bản Serenade.... chìm trong những nỗi tuyệt vọng, trong hương thơm của hoa, trong bóng râm của những cây bách, và tuyết Sierra. Tôi sẽ không sáng tác trong cơn say của đêm Juerga nữa. Giờ đây tôi tìm về với truyền thống, với guzla, với những ngón tay lười biếng lướt trên phím đàn. Và trên tất cả, một tiếng than thở xé tim..... Tôi muốn Granada, đó là xứ sở của nghệ thuật, của vẻ đẹp và cảm xúc...?.
    Những điều ẩn chứa sau Leyenda là gì? Sống ở nước ngoài (hầu hết các tác phẩm mang phong cách Tây Ban Nha của Albeniz đều được sáng tác ở London và Paris), ông luôn nặng nỗi nhớ nhà tha thiết, tới âm thanh của điệu flamenco, tới sự cổ kính, tới những giá trị của người Moor vùng Andalucia. Mặc dù Albeniz là người Catalan, ông vẫn hoá thân mình là một người Moor đi xuyên suốt tác phẩm. Âm nhạc của Albeniz còn phản ánh sự xung đột giữa người Moor với người Cơ đốc ở Tây Ban Nha qua những nét kiến trúc kinh hoàng của nhà thờ Granada, Sevilla và Cordoba, những nhà thờ mà sau đó đã trở thành những Thánh đường Thiên Chúa giáo.
     Magic Blue Được thuongnguyen sửa chữa / chuyển vào 11:02 ngày 25/04/2003

Chia sẻ trang này