1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bí ẩn của Lịch sử

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Hector, 07/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Một bài viết trên báo của cộng đồng hải ngoại
    Chuyện Một Người Việt Làm Vua Chiêm Thành
    Người Việt làm vua nước Việt, Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư, sự kiện đó là chuyện đương nhiên, chẳng có gì lạ thường để phải dài dòng bàn luận. Nhưng đây lại là chuyện người Việt làm vua Chiêm Thành, và sự kiện này có nhiều nét đặc thù liên hệ đến lịch sử nước nhà, nên đáng để hậu thế chúng ta biết tới và lưu tâm tìm hiểu thêm.
    Chuyện xẩy ra vào đời vua Lê Đại Hành, cuối thế kỷ thứ 10, lúc nền tự chủ của Đại Cồ Việt còn đang ở giai đoạn củng cố để tự khẳng định, còn Chiêm Thành thì đã là một quốc gia độc lập gần 800 năm nay, và đang ở vào thời kỳ cực thịnh.
    Chiêm Thành lập quốc và tranh chấp biên cương với Giao Châu. Nước Chiêm Thành vốn là đất quận Nhật Nam, thuộc Giao Chỉ Bộ nhà Hán. Năm 192 sau Công Nguyên, niên hiệu Sơ Bình thứ 3 đời Hán Hiến Đế, con trai của viên công tào huyện Tượng Lâm tên là Khu Liên (trên bia đá tìm được ở Khánh Hòa có khắc tên tiếng Phạn là Xri Mara) nổi lên chiếm cứ huyện thành, dựng cờ độc lập. Quận Nhật Nam lúc bấy giờ có 5 huyện: Lư Dung, Tỵ Cảnh, Tây Quyển, Tượng Lâm, và Châu Ngô. Huyện Tượng Lâm nằm ở phần đất tỉnh Quảng Nam ngày nay. Vì địa thế Tượng Lâm xa xôi hiểm trở, quan binh Lĩnh Nam không có khả năng đánh chiếm lại, mà triều đình lại gặp lúc suy vi không thể điều động quân nơi khác đến tăng viện, nên nhà Đông Hán đành để cho Tượng Lâm tự chủ, và gọi địa phương tân lập này là Lâm Ấp, ý nói là đô ấp của huyện Tượng Lâm. Gặp lúc Trung Hoa loạn lạc, đất nước bị chia ba (Thời Tam quốc), Lâm Ấp kiêm tính luôn huyện Châu Ngô (Bình Định), định quốc đô ở Trà Kiệu (Sinharpura), bành trướng lãnh thổ lên Tây Nguyên và vào phía nam đèo Cả, thế lực mỗi ngày một mạnh. Chỉ nửa thế kỷ sau khi độc lập, Lâm Ấp đã tính đến chuyện tiến ra miền bắc tranh phong với Đế quốc Hán. Năm 248, niên hiệu Xích Ô thứ 11 nhà Đông Ngô, Lâm Ấp đánh chiếm thành Khu Túc (ở xã Nguyệt Biều trên bờ nam sông Hương) của quận Nhật Nam, rồi kéo quân ra cướp phá hai quận Cửu Chân (Thanh Hóa) và Giao Chỉ (Bắc Bộ), san bằng hai quận thành này. Ngô Chúa Tôn Quyền sai Lục Dận làm Thứ Sử Giao Châu, An Nam Hiệu Úy, đem đại binh từ Kim Lăng sang ứng phó, Lâm Ấp mới lui quân, nhưng vẫn giữ thành Khu Túc. Từ đó, Lâm Ấp sửa sang Khu Túc thành căn cứ quân sự xuất phát các cuộc tiến binh cướp phá Giao Châu khiến nhà Tấn phải lấy phần đất của huyện Tây Quyển tiếp giáp với Lảm Ấp để lập thêm huyện Thọ Lãnh (huyện Phú Lộc tỉnh Thừa Thiên) nhằm mục đích củng cố việc bảo vệ cương giới cực nam của Giao Châu. Năm 347, đời Tấn Mục Đế, niên hiệu Vĩnh Hòa thứ 3, vua Lâm Ấp Phạm Văn cử đại binh đánh chiếm quận Nhật Nam, bắt giết Thái Thú Hạ Hầu Lãm, san bằng thành Tây Quyển (phía bắc Huế), xây lũy Bình Chánh (mạn bắc Quảng Bình) để làm đường phân ranh Giao Châu-Lâm Ấp, mưu tính chuyện chiếm đóng lâu dài. Nhưng liền sau đó, nhà Tấn cử Đằng Tuấn làm Chinh Tây Đốc Hộ huy động quân lính hai châu Giao Quảng, năm 349, vào tái chiếm Nhật Nam, nhưng bị Phạm Văn đánh bại, phải lui về Cửu Chân. Trong trận này, Phạm Văn cũng bị thương và chết ít lâu sau đó, con là Phạm Phật lên thay. Đằng Tuấn thừa cơ hợp binh với Thứ Sử Giao Châu Dương Bình và Thái Thú Cửu Chân Quán Súy, năm 351, tiến vào chiếm lại Tây Quyển, đuổi đánh quân Lâm Ấp qua Thọ Lãnh đến Khu Túc, rồi hai bên giảng hòa. Nhưng chỉ ít lâu sau khi Đằng Tuấn bãi binh, năm 359, vẫn đời Tấn Mục Đế, niên hiệu Thăng Bình năm đàu, Phạm Phật lại từ Khu Túc tiến ra xâm lấn Nhật Nam, khiến Thứ Sử Giao Châu là Ôn Phóng Chi phải cử đại binh thủy lục vào đánh. Phạm Phật rút quân lui về giữ vững thành Khu Túc. Hai bên nghị hòa, Phạm Phật trả lại đất Nhật Nam, lấy bến Ôn Công (mũi Chân Mây, cực nam Thừa Thiên) làm ranh giới Giao Châu-Lâm Ấp. Nhật Nam yên ổn được một thời gian. Đến đời Tấn An Đế, con Phạm Phật là Phạm Hồ Đạt (Bhadravarman I) lên nối ngôi cha, năm 399, niên hiệu Long An thứ 3, lại tiến binh đánh hãm quận Nhật Nam, bắt giết Thái Thú Cảnh Nguyên, rồi thừa thắng tiến ra đánh chiếm quận Cửu Đức (nhà Tấn lấy phần đất phía nam quận Cửu Chân mà lập ra, ngày nay là Nghệ Tĩnh), bắt giết Thái Thú Tào Bính, và vây hãm quận thành Giao Châu, nhưng bị Thái Thú Giao Chỉ là Đỗ Viện đánh bại phải rút quân về. Nhờ quân công này, Đỗ Viện được thăng làm Thứ Sử Giao Châu, đến khi mất, con là Đỗ Tuệ Độ thay thế. Năm 413, Phạm Hồ Đạt vượt biển ra cướp phá quận Cửu Chân, gia tướng của Đỗ Tuệ Độ là Đỗ Tuệ Kỳ đánh giết được Âu Tri là con nối ngôi của Phạm Hồ Đạt, và Phạm Kiện là tướng chỉ huy quân Lâm Ấp, và bắt sống một người con khác của Phạm Hồ Đạt là Na Năng cùng hơn một trăm tùy tướng lớn nhỏ. Phạm Hồ Đạt thảm bại, rút quân về, rồi mất trong năm đó. Con cháu Phạm Hồ Đạt không giữ được vương nghiệp, ngôi báu về tay người khác họ là Phạm Dương Mại. Lúc bấy giờ nhà Tấn mất, và Trung Hoa chia làm Nam Bắc triều. Năm 420, Lưu Dũ lên ngôi, lập ra nhà Tống (Nam triều), tức là Tống Vũ Đế, và vẫn dùng Đỗ Tuệ Độ làm Thứ Sử Giao Châu. Năm 421, niên hiệu Vĩnh Sơ thứ 2, Đỗ Tuệ Độ hàng phục được Phạm Dương Mại. Tống Vũ Đế bèn phong Phạm Dương Mại làm Lâm Ấp vương, và từ đó Lâm Ấp chính thức trở thành phiên bang của Trung Quốc. Năm 433, đời Tống Văn Đế, niên hiệu Nguyên Gia thứ 10, vua Lâm Ấp kế tiếp là Phạm Dương Mại II cử sứ bộ sang xin nhà Tống cho kiêm tính Giao Châu nhưng bị từ chối, nên đem lòng oán hận, một mặt lơ là việc triều cống, mặt khác thường xuyên đem quân cướp phá Giao Châu. Tống Văn Đế bèn sai Đàn Hòa Chi đem bọn Tiêu Cảnh Hiến, Tông Xác, Khương Trọng Cơ, Kiều Hoằng Dân, năm 446, niên hiệu Nguyên Gia thứ 23, cử đại binh đánh Lâm Ấp, hạ được thành Khu Túc, rồi tiến vào kinh đô Trà Kiệu đốt phá chém giết, thu vét được nhiều vàng bạc châu báu. Từ đó, Lâm Ấp suy yếu, chịu giữ phận phiên thuộc nên biên cương phía nam của Giao Châu (mũi Chân Mây) được tạm yên. Nhà Tề thay nhà Tống, năm 492, niên hiệu Vĩnh Ninh thứ 10, lại gia phong cho vua Lâm Ấp Phạm Chư Nông tước vị An Nam Tướng quân Lâm Ấp vương. Nhưng đến khi nhà Lương lên ngôi vua Nam triều, nhân việc Lý Bôn nổi lên độc lập ở Giao Châu, lập ra nước Vạn Xuân vào năm 541, đời Lương Vũ Đế, niên hiệu Đại Đồng thứ 7, vua Lâm Ấp là Luật Đà La Bạc Ma (Rudravarman) thừa cơ đem quân lấn chiếm Nhật Nam rồi kéo ra cướp phá Cửu Đức. bị tướng nhà Tiền Lý nước Vạn Xuân là Phạm Tu đánh bại, nên phải rút quân khỏi Cửu Đức, nhưng vẫn chiêm cứ Nhật Nam. Đây là lần đụng độ quân sự đàu tiên giữa Lâm Ấp và Giao Châu độc lập. Từ đó, suốt 62 năm tồn tại của nước Vạn Xuân, trãi qua các đời Lương, Trần (Nam triều) cho đến khi nhà Tùy thống nhất Trung Quốc, Lâm Ấp tiếp tục chiếm cứ Nhật Nam. Sau khi hàng phục Lý Phật Tử, chiếm lại Giao Châu, nhà Tùy sai Lưu Phương làm Hoan Châu đạo Hành quân Tổng quản đem đại binh đi kinh lược Lâm Ấp. Năm 605, đời Tùy Dượng Đế, niên hiệu Đại Nghiệp năm đàu, Lưu Phương cùng Thứ Sử Khâm Châu là Ninh Trường Chân hợp binh thủy bộ chiếm lại Nhật Nam, hạ thành Khu Túc, rồi kéo quân vào quốc đô Trà Kiệu đánh đuổi vua Lâm Ấp là Phạm Phạn Chí chạy vào Panduranga, thu vét nhiều vàng bạc châu báu và kinh sách. Nhà Tùy chia đất mới bình định làm 3 quận là Tỵ Cảnh (Quảng Bình), Hải Âm (Quảng Trị, Thừa Thiên), và Lâm Ấp (Quảng Nam, Bình Định). Nhưng triều Tùy quá ngắn ngủi, Trung Hoa rơi trở lại vào cảnh loạn lạc, nhân đó Phạm Phạn Chí nổi lên khôi phục đất cũ. Đến lúc nhà Đường lên thay, Phạm Phạn Chí và các vua kế vị tuy cung thuận Trung Quốc nhưng vẫn giữ đất Nhật Nam. Từ năm 758, đời Đường Túc Tông, niên hiệu Càn Nguyên năm đàu, sử Tàu gọi Lâm Ấp là Hoàn Vương. Các vua Hoàn Vương không triều cống Trung Quốc, và thuờng xuyên kéo quân ra cướp phá An Nam. Đến mạt diệp nhà Đường, triều đình suy yếu, quan binh An Nam Đô Hộ phủ lại bận bịu đối phó với nạn Nam Chiếu thường xuyên từ mạn tây bắc tràn xuống cướp bóc, không còn hơi sức để lo việc phương nam, nên Nhật Nam mất hẳn về Lâm Ấp. Biên giới Giao Châu-Lâm Ấp là ở Hoành Sơn. Năm 875, Lâm Ấp thiên đô về Đồng Dương (Indrapura), cũng trong địa hạt Quảng Nam. Bắt đàu từ đây, sử sách Trung Quốc dùng danh xưng Chiêm Thành (Champapura) có nghĩa là đất nước của người Chiêm, thay thế danh xưng Lâm Ấp có nghĩa là đô ấp của huyện Tượng Lâm. Sự kiện này hàm ý từ bỏ tham vọng khôi phục quận Nhật Nam đời Hán và nhìn nhận Chiêm Thành là một xứ sở tự chủ ở ngoài cương vực sinh hoạt của dân tộc Trung Hoa.
    Giao Châu tự chủ bước đầu lấn đất Chiêm Thành.
    Vào đàu thế kỷ thứ 10, nhân lúc Trung Hoa loạn lạc, ở Giao Châu, Khúc Thừa Dụ nổi lên tự lập làm Tiết Độ sứ. Năm 907, nhà Đường mất. Nhà Hậu Lương lên thay, cử Lưu Ẩn làm Tiết Độ sứ Quảng Châu, tước Nam Bình vương, và mặc nhiên công nhận Khúc Hạo thay thế cha giữ chức Tiết Độ sứ Giao Châu. Năm 911, Lưu Ẩn chết, Lưu Cung lên thay, tách Quảng Châu thành nước độc lập, và xưng đế, lấy quốc hiệu là Đại Việt, định đô ở Phiên Ngung. Trong lúc đó, tại Giao Châu, năm 917, khi Khúc Hạo chết, nhà Lương giao chức Tiết Độ sứ cho con Khúc Hạo là Khúc Thừa Mỹ. Lưu Cung bèn cất quân đi đánh Khúc Thừa Mỹ. Năm 923, Khúc Thừa Mỹ bại trận, Quảng Châu và Giao Châu lại thống nhất sau hơn nửa thiên niên kỷ chia cắt. Nhưng Lý Khắc Chính và Lý Tiến cùng bọn quan lại Lưu Cung đưa sang Giao Châu là bọn tham tàn, dân Giao Châu không phục, nên chỉ ít lâu sau, năm 931, bị tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ nổi lên đánh đuổi. Dương Đình Nghệ tự lập làm Tiết Độ sứ. Thừa lúc Giao Châu có nội loạn (Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn), năm 938, Lưu Cung cử đại binh sang đánh Giao Châu. Quân hai bên giao chiến trên sông Bạch Đằng, và quân Lưu Cung đã bị Ngô Quyền đánh bại. Ngô Quyền xưng vương, nhưng sau khi Ngô Quyền chết vào năm 944, Giao Châu rơi vào nạn 12 sứ quân cát cứ. Tại Quảng Châu, Lưu Cung nghĩ mình thuộc tông thất nhà Hán nên vào năm 947 đổi quốc hiệu Đại Việt lại thành Nam Hán. Tại Giao Châu, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân, tự lập làm vua, xưng là Đinh Tiên Hoàng, được quần thần tôn là Đại Thắng Minh Hoàng Đế, lấy quốc hiệu là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình, và định đô ở Hoa Lư (Ninh Bình). Trong khoảng thời gian này, Triệu Khuông Dẫn thống nhất Trung Hoa, lập nên nhà Tống. Vua Tống sai Phan Mỹ đem binh đánh bắt Lưu Thành, diệt nhà Nam Hán. Quảng Châu lại thuộc bản đồ Trung Quốc. Trước tình hình đó, liên tiếp các năm 970, 971, Đinh Bộ Lĩnh cử sứ bộ sang Tống triều cầu phong, và năm 972, vua Tống phong cho Đinh Bộ Lĩnh tưóc vị Giao Chỉ Quận vương. Giao Châu được chính thức thừa nhận tự chủ. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích ám hại, vua kế vị còn nhỏ tuổi, triều thần khuynh loát lẫn nhau. Nhà Tống thừa cơ sai Hầu Nhân Bảo và Lưu Trừng, năm 980, đem quân thủy bộ hai mặt cùng tiến vào đánh, đồng thời đưa thư uớc hẹn vua Chiêm Thành là Tỳ Mi Thuế tiến công cương giới phía nam của Đại Cồ Việt. Trước tình thế nguy cấp như vậy, do sự sắp xếp của Phạm Cự Lượng và sự đồng tình của bà Thái hậu họ Dương, quân sĩ tôn Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua, lấy hiệu là Đại Hành Hoàng Đế. Tháng 3 năm 981, quân Tàu tiến vào nội địa Đại Cồ Việt. Lê Hoàn chia quân giữ chặt mặt thủy, ngăn chặn quân Lưu Trừng không vào được sông Bạch Đằng, đồng thời đón đánh đạo quân Tàu đi đường bộ qua ngã Ôn Châu, bắt giết chủ tướng Hầu Nhân Bảo và cầm tù bọn bộ tướng Quách Quân Biện và Triệu Phụng Huấn. Năm 982, Lê Hoàn cử sứ bộ qua Tống triều cầu hòa và được phong chức Tĩnh Hải Tiết Độ sứ. Về sau, Lê Hoàn còn được Tống triều gia phong Giao Chỉ Quận vương vào năm 993, và Nam Bình vương vào năm 997. Yên được mặt bắc, ngay trong năm 982, Lê Hoàn cất quân chinh phạt Chiêm Thành.
    Lúc này, Chiêm Thành là một quốc gia tự chủ từ bảy tám trăm năm nay và chịu ảnh hưởng đậm đà văn minh Ấn Độ. Từ năm 749 đời Đường Huyền Tông, niên hiệu Thiên Bửu thứ 8, Lâm Ấp vĩnh viễn chiếm cứ Nhật Nam và không còn gửi sứ bộ thông hiếu với Trung Quốc. Đã vậy, các vua Hoàn Vương lại thường xuyên kéo quân ra cướp phá miền Hoan Ái. Từ năm 875 là năm quốc gia này được sử Tàu bắt đàu gọi là Chiêm Thành thì nước này đã trở nên cường thịnh, nhất là dưới các triều vua Indravarman II và Indravarman III. Chiêm Thành đánh thắng Chân Lạp nhiều trận lớn, mở rộng biên cương về phía nam và phía tây, kiến thiết kinh đô Đồng Dương và khu thánh địa Mỹ Sơn vô cùng tráng lệ. Chiêm Thành không thông hiếu với Trung Quốc, nhưng đến khi Triệu Khuông Dẫn chấm dứt thời Ngũ Đại, lên ngôi vua lập ra nhà Tống thì vua Chiêm Thành lúc bấy giờ là Jaya Indravarman ngay trong năm 960 đã nhanh chóng gửi sứ bộ mang lễ vật sang chúc mừng và xin nối lại bang giao với Trung Quốc. Sau đó, Jaya Indravarman cũng như vua kế vị là Paramecvaravarman mà sử ta gọi là Tỳ Mi Thuế đều đặn giử lệ triều cống nhà Tống. Do có mối giao hảo này mà có vụ Tống triều năm 980 gửi thư ước hẹn Tỳ Mi Thuế liên minh cất quân đánh vào biên giới phía nam của Đại Cồ Việt.
    Lê Hoàn là một vị Hoàng đế Tướng quân có thực tài cả về quân sự lẫn chính trị. Vừa lên ngôi vua, Lê Hoàn một mặt tích cực chuẩn bị lực lượng vũ trang để đối phó với quân nhà Tống, mặt khác đẩy mạnh công tác ngoại giao tìm cách thông hiếu với Chiêm Thành. Năm 981, niên hiệu Thiên Phúc thứ 2, vua Lê sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chiêm Thành giao hiếu. Nhưng vua Chiêm Thành Tỳ Mi Thuế ỷ vào thế liên minh với nhà Tống, lại thấy quân Tống đang sửa soạn tiến vào nội địa Đại Cồ Việt, nên chẳng những không chịu bàn việc hòa hiếu mà còn trở mặt bắt giữ sứ giả. Vua Lê vô cùng tức giận, nên ngay sau khi đánh bại hai đạo quân thủy bộ cũa nhà Tống, và thành công trong việc gửi sứ bộ sang Tống triều nghị hòa và cầu phong, năm 982, niên hiệu Thiên Phúc thứ 3, nhà vua ngự giá thân chinh cất đại quân đi chinh phạt Chiêm Thành. Vua Chiêm Thành Tỳ Mi Thuế xuất quân chống cự, và chiến trận đã xẩy ra trong vùng Bình Trị Thiên ngày nay. Tỳ Mi Thuế bị chém chết ngay tại trận tiền, và binh lính Chiêm Thành bị giết và bị bắt sống hàng mấy vạn người. Người Chiêm tôn Indravarman IV lên làm vua để lo việc chống giữ, nhưng không cản được đà tiến quân như vũ bão của Đại Cồ Việt. Vua Lê Đại Hành đánh chiếm kinh đô Đồng Dương (Quảng Nam), Indravarman IV bỏ thành chạy trốn vào Panduranga (Phan Rang). Quân nhà Tiền Lê san thành Đồng Dương thành bình địa, và thiêu hủy tông miếu hoàng gia Chiêm Thành. Vua Lê Đại Hành chia quân đóng giữ các nơi xung yếu của Chiêm Thành đến tận Vijaya (Bình Định). Nhà vua ở lại trên đất Chiêm một năm mới hạ chiếu ban sư. Khi rút quân về, nhà vua mang theo 100 cung nữ người Chiêm giỏi múa hát và một thầy tăng người Ấn Độ, cùng rất nhiều vàng ngọc châu báu. Nhà vua lưu lại một đạo quân trú phòng dưới quyền chỉ huy của Quản giáp Lưu Kế Tông để chiếm đóng phần phía bắc nước Chiêm Thành (từ Hoành Sơn đến mũi Varella).
    Chuyện người Việt làm vua Chiêm Thành.
    Chuyện xẩy ra vào triều vua Lê Đại Hành. Năm 983, niên hiệu Thiên Phúc thứ 4, vua Lê Đại Hành rút đại quân về Hoa Lư, và cử Quản giáp Lưu Kế Tông ở lại Đồng Dương chỉ huy đạo quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành, bao gồm bắc bộ quận Nhật Nam cũ (Bình Trị Thiên), miền Amaravati (Quảng Nam) và miền Vijaya (Bình Định). Vua Chiêm Thành Indravarman IV chạy trốn vào nam, chỉ còn giử được miền Panduranga (Khánh Thuận). Năm 985, niên hiệu Thiên Phúc thứ 6, Indravarman IV cử sứ bộ sang Tống triều dâng cống phẩm và khiếu nại với vua Tống Thái Tông về chuyện Giao Châu (Đại Cồ Việt) xâm chiếm đất đai và phá hủy tông miếu của Chiêm Thành. Vì quân nhà Tống vừa mới bị Lê Đại Hành đánh bại, nên Tống triều cũng e ngại không muốn xen vào công việc của hai nước Chiêm Việt, chỉ biết một mặt phủ dụ sứ bộ Chiêm Thành nên cư xử hòa mục với lân bang, mặt khác hứa hẹn sẽ làm trung gian trong việc thương nghị với Đại Cò Việt để giải quyết tranh chấp bằng con đường thỏa hiệp hòa bình. Năm 986, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7, Indravarman IV chết, Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành và cử sứ giả mang phẩm vật sang triều cống vua Tống (1). Người Chiêm Thành nổi lên chống đối và bị Lưu Kế Tông đàn áp nên phải chạy trốn sang Hẳi Nam và Quảng Châu tỵ nạn. Vua Tống Thái Tông bèn cử sứ giả mang tặng vật qua Hoa Lư ban cho vua Lê Đại Hành và đưa thư hỏi về việc Lưu Kế Tông tự lập làm vua và đàn áp người Chiêm Thành, và việc bọn Bồ La Át đem hơn 100 người trong thị tộc chạy sang Đạm Châu (Hải Nam) xin qui phụ nhà Tống (2). Vua Lê Đại Hành sai Ngô Quốc Ân cầm đàu sứ bộ sang Tống triều đáp lễ và biện giải về các vụ Lưu Kế Tông và Bồ La Át (3). Trong những năm tiếp theo, người Chiêm Thành tiếp tục chống đối Lưu Kế Tông, và bị đàn áp mạnh, nên bỏ chạy sang qui phụ Trung quốc mỗi ngày một nhiều (4). Năm 988, niên hiệu Thiên Phúc thứ 9, người Chiêm Thành nổi dậy chiếm lại miền Vijaya, và tôn người lãnh đạo cuộc nổi dậy lên ngôi vua tại thành Phật Thệ (còn gọi là Chà Bàn, ở Bình Định). Vua mới đưọc tôn lên ngôi lấy hiệu là Ku Xri Harivarman II, sử ta gọi là Băng vương La Duệ. Lưu Kế Tông lo buồn sinh bệnh. Qua năm sau, 989, niên hiệu Hưng Thống năm đầu đời Lê Đại Hành, Lưu Kế Tông mất. Harivarman II thừa cơ tiến ra khôi phục miền Amavarati và bắc bộ Nhật Nam cũ đến tận châu Địa Lý. Năm 990, niên hiệu Hưng Thống thứ 2, vua Lê Đại Hành sai quân sang đánh châu Địa Lý, bắt được nhiều tù binh. Harivarman II liền cử sứ bộ mang tê ngưu và sản vật quí giá sang Tống triều tiến cống và dâng biểu tố cáo Đại Cồ Việt lại sang xâm chiếm đất đai Chiêm Thành. Vua Tống Thái Tông đích thân đứng ra giảng hòa hai nước Chiem Việt. Ngay trong năm 990, niên hiệu Thuần Hóa năm đàu triều Tống Thái Tông, vua Tống gửi chiếu cho vua Lê yêu cầu bãi binh, và khuyến dụ nước nào hãy giữ nguyên biên cảnh nước đó, không được xâm lược lẫn nhau. Vua Lê Đại Hành vì mới được nhà Tống phong Kinh Triệu Quận hầu, và gia phong Kiểm Hiệu Thái úy (5), lại vì việc năm trước vua Chiêm Thành Harivarman II không chứa chấp bọn phản thần Dương Tiến Lộc (6), nên chấp nhận việc bãi binh nghị hòa. Vua Lê Đại Hành ra lệnh rút quân khỏi châu Địa Lý, đem về đóng giữ châu Bố Chính. Năm 992, niên hiệu Hưng Thống thứ 4, vua Lê Đại Hành trao trả cho Chiêm Thành 360 người bị bắt tại châu Địa Lý trong trận đánh năm 990. Cũng trong năm 992, nhà vua sai Phụ Quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người mở đường bộ dọc theo bờ biển từ cửa Nam Giới (cửa Sót ở Hà Tĩnh) vượt đèo Ngang và xuyên suốt qua châu Bố Chính để đến thẳng châu Địa Lý (miền giữa Quảng Bình).
    Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành chỉ được 3 năm (986-989), thời gian làm vua không đủ dài và sự nghiệp không có gì hiển hách để lưu lại dấu ấn trong lịch sử bang giao hai nước Chiêm Việt. Tuy vậy, việc Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành là chuyện có thực. Điều đáng nói là sự kiện lịch sử này sử cũ nước ta hoàn toàn không đả động đến, trong lúc đó thì sử nhà Tống ghi chép rất rõ ràng việc Lưu Kế Tông lên ngôi vua và gửi sứ bộ qua Tống triều cầu phong (1), cũng như biểu tấu của các biên thần ở Quảng Châu và Đạm Châu về việc những người Chiêm Thành chống đối Lưu Kế Tông chạy sang Trung Quốc xin qui phụ (2,4). Sử cũ nước ta không hề nhắc nhở đến nhân vật Lưu Kế Tông, thảng hoặc có đề cập đến Lưu Kế Tông thì hoàn toàn không nói đến việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành mà chỉ nói đến chuyện Lưu Kế Tông trốn ở lại. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép rằng Lưu Kế Tông vốn là một viên Quản giáp trong đạo quân của Lê Đại Hành đi chinh phạt Chiêm Thành năm Thiên Phúc thứ 3 (982). Khi vua Lê rút quân về nước năm Thiên Phúc thứ 4 (983), Lưu Kế Tông trốn ở lại. Vua Lê sai người con nuôi (không tường danh tính) đưổi theo bắt được, đem chém. Điều ghi chép này của Toàn Thư có mấy điểm không ổn. Thứ nhất, Quản giáp đời Tiền Lê là chức quan võ phụ trách việc binh bị của một châu, tương đương với chức vụ Tiểu Khu trưởng hay Tư lệnh Quân khu ngày nay, như vậy, việc đào nhiệm của một Quản giáp là một sự kiện quan trọng, sử quan không thể giản lược chép Lưu Kế Tông trốn ở lại mà không nói rõ thêm vì sao trốn ở lại, trốn ở lại rồi đi đâu, làm gì v.v. Thứ hai, việc đuổi bắt thành công một Quản giáp đào nhiệm là một công trạng khá lớn, người được vua sai phái thi hành công tác lại là con nuôi vua, thế mà sử quan không có được một vài chữ để nói về thân thế nhân vật này, chỉ ghi chú không tường danh tánh . Thứ ba, việc vua Lê sai con nuôi đưổi theo bắt được, đem chém được Toàn Thư ghi là xẩy ra vào năm Thiên Phúc thứ 4 (983) đời Lê Đại Hành, trong lúc đó thì Tống sử lại chép năm Ung Hy thứ 3 (986) đời Tống Thái Tông, tức là 3 năm sau, Lưu Kế Tông sai sứ giả là Lý Triều Tiên sang cầu phong. Chả lẽ Lưu Kế Tông bị chém chết rồi sống lại? Chả lẽ sử quan nhà Tống đặt chuyện ra để chép bậy? Mà nếu sử nhà Tống chép đúng sự thực thì việc đưổi theo bắt được đem chém là chuyện không hề xẩy ra. Cứ thế mà suy thì việc con nuôi vua Lê được sai phái đi đuổi bắt cũng không hề có, và việc Lưu Kế Tống trốn ở lại khi vua Lê rút quân về Hoa Lư chỉ đúng sự thực có nửa phần, nghĩa là Lưu Kế Tông đã ở lại chứ không phải trốn ở lại. Nói khác đi, Lưu Kế Tông đã công khai ở lại, Lưu Kế Tông được chỉ định ở lại để thi hành nhiệm vụ. Mà nhiệm vụ gì thích đáng hơn để giao phó cho một Quản giáp (là viên chức trông nom việc binh bị một châu) nếu không là nhiệm vụ chỉ huy đạo quân lưu lại chiếm đóng phần lãnh thổ mới bình định của nước Chiêm Thành, từ đèo Ngang đến mũi Varella.
    Tóm lại, chuyện Lưu Kế Tông tự lập làm vua Chiêm Thành là chuyện có thực. Nguyên ủy của việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành là do vua Lê Đại Hành khi rút quân về Hoa Lư năm 983 đã lưu lại một đạo quân để chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành, và cử Quản giáp Lưu Kế Tông chỉ huy đạo quân đó. Nhưng tại sao sử nước ta hoàn toàn không đề cập đến việc Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành? Tại sao sử nước ta không ghi chép việc vua Lê có lưu quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành? Và tại sao sử nước ta lại quanh co bịa đặt chuyện Lưu Kế Tông đào nhiệm, bị bắt và bị xử chém? Đó là những vấn đề cần được nêu lên để làm sáng tỏ một số dữ kiện lịch sử quan yếu trong giai đoạn nền tự chủ của nước ta vừa phôi thai, nhân đề cập đến chuyện một người Việt làm vua Chiêm Thành.
    Những vấn đề xoay quanh chuyện Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành.
    Hầu hết sách sử nước ta không nói đến chuyện Lưu Kế Tông, thảng hoặc có nói tới thì chỉ nói Lưu Kế Tông trốn ở lại chứ hoàn toàn không nói vì sao trốn ở lại, trốn ở lại để làm gì. Đương nhiên là không có trước tác lịch sử nào, kể cả truyện dã sử và lịch sử tiểu thuyết, nói đến chuyện Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành. Ngay cả sách sử soạn thảo từ thời cận đại ấn hành bằng chữ quốc ngữ cũng không có tác phẩm nào đề cập đến chuyện Lưu Kế Tông, ngoại trừ cuốn Việt Sử: Xứ Đàng Trong của Phan Khoang có trích dẫn Toàn Thư nói về việc Lưu Kế Tông trốn ở lại, bị bắt, và bị chém, và Tống sử khẳng định chuyện Lưu Kế Tông có làm vua Chiêm Thành. Nhưng Phan Khoang chỉ đơn thuần trích dẫn sử ta và sử Tàu mà không đối chiếu, không đánh giá và không kết luận.
  2. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Như đã trình bày ở trên, chuyện Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành là chuyện có thực. Vậy ta thử tìm hiểu tại sao sử cũ nước ta hoàn toàn không đề cập đến?
    Lưu Kế Tông lên ngôi vua Chiêm Thành là do có nhiều điều kiện khách quan làm tiền đề, nhưng tựu trung chủ yếu vẫn là do chiến công oanh liệt của Lê Hoàn đã chém chết Tỳ Mi Thuế, đốt cháy Đồng Dương và chiếm đóng già nửa nước Chiêm Thành. Sự nghiệp bình Chiêm của nhà Tiền Lê quả là lớn lao, dẫu các đời thịnh trị Lý Trần về sau, trong lãnh vực này, cũng không hơn được. Do đó, luận giải giản đơn và dễ dàng được chấp nhận nhất về vấn đề sử cũ nước ta không đề cập đến chuyện Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành là một khi đã nói đến chuyện Lưu Kế Tông lên ngôi vua Chiêm Thành, thì phải nói đến chuyện Lưu Kế Tông được cắt cử ở lại chỉ huy đạo quân chiếm đóng già nửa nước Chiêm Thành, nghĩa là phải nói đến sự nghiệp bình Chiêm vô cùng hiển hách của Lê Hoàn. Gia dĩ, Lê Hoàn không có sử thần để lưu lại các trước tác tán tụng công đức, triều Tiền Lê lại quá ngắn ngủi, con không nối được nghiệp cha, còn nói gì đến việc ghi chép công trạng mở nước của đời vua trước. Tiếp đến các triều Lý Trần, sự nghiệp bình Chiêm, hoặc là không có gì vượt trội hơn, hoặc là bị lu mờ trước vai tuồng trọng yếu của giới khăn yếm (Ỷ Lan (7) đời Lý, Huyền Trân (8) đời Trần), cho nên đối với công nghiệp của Lê Hoàn, các sử quan đời sau đã vì chúa của mình mà lược bớt. Cũng cùng một lề lối suy luận giản đơn và dễ dãi như vậy, có người cho rằng hành động phản phúc của Lưu Kế Tông, cho dù tội nhẹ bỏ ngũ trốn ở lại, hay tội nặng hơn tự lập làm vua Chiêm Thành, là một chuyện không mấy tốt đẹp theo tinh thần chính thống nho giáo, bởi lẽ Lưu Kế Tông, dưới con mắt phán xét của các sử quan các triều đại phong kiến, là kẻ phản thần bạn nghịch, là tấm gương xấu xa không đáng để người đời sau biết đến, nên lược bỏ không chép.
    Chuyện Lưu Kế Tông liên quan mật thiết đến việc vua Lê Đại Hành lưu quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành. Cũng như đối với vụ Lưu Kế Tông tự lập làm vua, sử cũ nước ta hoàn toàn không đề cập đến vụ Lê Hoàn lưu quân. Hơn nữa, không phải chỉ có các sử gia đời sau không nhắc nhở đến việc lưu quân, mà chính ngay đương thời triều đình Tiền Lê cũng tránh né đả động đến chuyện này. Rõ ràng là nhà cầm quyền ở Hoa Lư tìm cách phủ nhận tất cả mọi liên hệ với các vụ việc xẩy ra ở phía nam đèo Ngang sau năm 983 là năm Lê Hoàn rút đại quân ra khỏi Chiêm Thành, và lưu lại một đạo quân trú phòng dưới quyền chỉ huy của Lưu Kế Tông để chiếm đóng một miền rộng lớn vừa được bình định, kéo dài từ đèo Ngang đến mũi Varella. Vấn đề lưu quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành là một hạng mục gay go trong các cuộc thương thảo ngoại giao giữa nhà Tống Trung Quốc và triều đình Tiền Lê Đại Cồ Việt. Tuy đã đánh bại 2 đạo binh thủy bộ của nhà Tống vào tháng 3 năm 981, Lê Hoàn luôn luôn tiến hành các cuộc vận động ngoại giao với nhà Tống để cầu phong. Liên tiếp trong các năm 981, 982, 983, Lê Hoàn gửi sứ bộ mang cống phẩm sang Tống triều lo việc thông hiếu. Mặt khác, Chiêm Thành là nước phiên thuộc của nhà Tống, vuốt mũi phải nể mặt, triều đình Đại Cồ Việt luôn luôn phải giải thích với nhà Tống lý do của việc chinh phạt Chiêm Thành năm 982 cũng như phải biện bạch về các dữ kiện chính trị và an ninh xẩy ra ở Chiêm Thành từ năm 983 trở về sau. Chính sách ngoại giao của nhà Tống lúc bấy giờ đối với 2 nước phiên thuộc phương nam là làm trung gian hòa giải cuộc xung đột Chiêm Việt, đồng thời sử dụng lá bài công nhận ngoại giao (tấn phong) một cách nhỏ giọt đối với Đại Cồ Việt để tạo áp lực ngăn cản Lê Hoàn thôn tính Chiêm Thành. Do đó mà năm 982, Lê Hoàn chỉ được nhà Tống phong Tĩnh Hải Tiết Độ sứ. Đến năm 989, qua bao nhiêu biến cố dồn dập và những nổ lực liên tục của các sứ bộ, Lê Hoàn cũng chỉ mới được phong An Nam Đô Hộ Tĩnh Hải Tiết Độ sứ Kinh Triệu Quận hầu, gia phong Kiểm Hiệu Thái Úy. Chỉ sau khi Lê Hoàn chịu bãi binh nghị hòa (năm 990), rút quân ra khỏi châu Địa Lý theo chiếu chỉ của Tống Thái Tông, và trao trả tù binh cho Chiêm Thành (năm 992), năm 993, niên hiệu Thuần Hóa thứ 4 đời Tống Thái Tông, Lê Hoàn mới được nhà Tông phong làm Giao Chỉ Quận vương (5). Những hoạt động ngoại giao quanh co khúc mắc vừa kể trên đã giải thích lý do triều đình Hoa Lư phủ nhận sự liên hệ với các hành trạng của Lưu Kế Tông trên đất Chiêm Thành từ năm 983 trở về sau. Triều đình Hoa Lư trước sau đều nói với các sứ giả nhà Tống rằng Lưu Kế Tông là một tên đào ngũ, đã bị vua Lê sai con nuôi đi đuổi bắt và chém chết từ năm 983. Triều đình Hoa Lư nhất mực chối từ trách nhiệm về hoạt động của những người lính Đại Cồ Việt đồn trú trên đất Chiêm Thành dưới quyền Lưu Kế Tông bằng cách rêu rao rằng họ là những người trốn ở lại. Triều đình Hoa Lư giả tảng không biết Lưu Kế Tông là ai, làm ngơ để mặc Lưu Kế Tông muốn làm gì thì làm, kỳ thực thì tất cả các hoạt động của Lưu Kế Tông đều do Hoa Lư chỉ đạo. Thậm chí việc Lưu Kế Tông tự lập làm vua sau khi Indravarman IV chết cũng do sự dàn dựng của Hoa Lư. Thực vậy, nếu vua Lê Đại Hành rút hết đại binh về năm 983, không lưu quân chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành, thì hà cớ gì triều đình Hoa Lư phải quanh co, úp mở, che dấu, thậm chí bịa đặt chuyện Lưu Kế Tông trốn ở lại, bị bắt, và bị chém chết. Nếu Lưu Kế Tông là một kẻ phản bội, năm 983 đào ngũ, trốn ở lại một thân một mình, không có đạo quân trú phòng trong tay, thì làm sao năm 986 lại có thể tự lập làm vua Chiêm Thành. Nếu Lưu Kế Tông là một kẻ phản bội, năm 986 tự tung tự tác lên ngôi vua, cử sứ bộ sang Tống triều cầu phong, thì tại sao vua Lê Đại Hành không phát binh hỏi tội Lưu Kế Tông, mà phải đợi đến sau khi Lưu Kế Tông chết, Xri Harivarman II khôi phục hầu như toàn bộ đất cũ, vua Lê Đại Hành mới sai quân đánh châu Địa Lý lúc này đã trở lại trong tay người Chiêm Thành.
    Kết luận.
    Chuyện một người Việt tên Lưu Kế Tông, vốn là một võ quan trong đạo quân nam chinh của vua Lê Đại Hành, đã lên làm vua Chiêm Thành là một chuyện có thực, được sử nhà Tống ghi chép rành rẽ, nhưng sử cũ nước ta hoàn toàn không dề cập đến. Với tài trí siêu việt của vua Lê Đại Hành, cùng với quân lực hùng hậu của Đại Cồ Việt thuở bấy giờ, nước ta có thừa khả năng thu phục toàn bộ quận Nhật Nam ngày trước. Nhưng nhà Tống không muốn Giao Châu trở nên quá mạnh, đích thân vua Tống Thái Tông đã đứng ra hòa giải để ngăn cản Đại Cồ Việt thôn tính Chiêm Thành, dùng lá bài tấn phong làm áp lực buộc vua Lê Đại Hành rút quân. Mặt khác, vua Lê Đại Hành tuy vừa oanh liệt đánh bại quân Tống, nhưng vẫn muốn thông hiếu với Trung quốc, nên trước đòi hỏi của Tống triều, vua Lê lúc đầu, bề ngoài thì minh thị rút quân nhưng bên trong thì âm thầm bố trí đạo binh Lưu Kế Tông ở lại chiếm đóng miền bắc Chiêm Thành, và về sau, khi Lưu Kế Tông chết, người Chiêm Thành nổi dậy chiếm lại đất cũ, vua Lê buộc lòng ra mặt cất quân đánh châu Địa Lý để rồi cuối cùng chịu bãi binh chỉ giử lại châu Bố Chính (9) và đổi lấy việc phong vương trong mục đích tranh thủ Tống triều tiếp tục chính thức thừa nhận nền tự chủ của Đại Cồ Việt.
    Cái tước quận vương Giao Chỉ của nhà Đinh và nhà Tiền Lê Đại Cồ Việt buổi đàu dựng cờ tự chủ đã mở đường cho cái tước quốc vương của các triều đại sau này và việc hình thành quốc gia Đại Việt, Đại Nam, Việt Nam, độc lập và thống nhất. Chính sách ngoại giao kiên trì, mềm dẽo và khôn khéo của vua Lê Đại Hành xuyên qua câu chuyện Lưu Kế Tông làm vua Chiêm Thành đã góp phần không nhỏ vào sự nghiệp mở nước của dân tộc ta.
    Và Lưu Kế Tông là kẻ có công chứ không phải là người có tội.
    Tháng 5 năm 2001
    Minh Vũ Hồ Văn Châm
    Chú thích.
    (1) Sử nhà Tống chép rằng trong năm 986, đời Tống Thái Tông, niên hiệu Ung Hy thứ 3, sứ giả của Lưu Kế Tông là Lý Triều Tiên mang phẩm vật sang tiến cống.
    (2) Sử nhà Tống chép rằng trong năm 986, đời Tống Thái Tông, niên hiệu Ung Hy thứ 3, biên thần Đạm Châu (Hải Nam) tâu rằng người Chiêm là bọn Bồ La Át bị Giao Châu bức bách nên đem hơn 100 người trong họ chạy sang xin qui phụ.
    (3) Tiếc rằng ngày nay không tìm thấy sử liệu nào đề cập đến các lời biện giải này.
    (4) Sử nhà Tống chép trong năm 987, huyện Thanh Viễn, Nam Hải, thuộc Quảng Châu, tiếp nhận 150 người Chiêm đến xin tỵ nạn. Năm 988, niên hiệu Đoan Cung năm đàu, biên thần Quảng Châu lại tâu có thêm 301 người Chiêm xin qui phụ.
    (5) Lê Hoàn được nhà Tống tấn phong như sau: -Năm 982 Tĩnh Hải Tiết Độ sứ;
    -Năm 989 An Nam Đô hộ Tĩnh Hải Tiết Độ sứ Kinh Triệu Quận hầu, gia phong Kiểm Hiệu Thái úy;
    -Năm 993 Giao Chỉ Quận vương; -Năm 997 Nam Bình vương.
    (6) Năm 989, niên hiệu Hưng Thống năm đầu triều Lê Đại Hành, Quản giáp Dương Tiến Lộc làm phản, đem một số thủ hạ người châu Hoan châu Ái chạy sang Chiêm Thành xin qui phụ, nhưng vua Chiêm Harivarman II không thu nhận.
    (7) Năm 1069, Lý Thánh Tông đem 5 vạn binh đi đánh Chiêm Thành. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép:Tháng 2, vua thân chinh Chiêm Thành, đánh mãi không thắng, đem quân trở về, đến châu Cư Liên, nghe tin nguyên phi Ỷ Lan trông nom việc nội trị, lòng dân hòa hợp, trong nước yên tĩnh, thẹn nghĩ mình là phận mày râu mà không bằng khách má phấn, bèn quay binh trở lại đánh, và thắng trận.
    (8) Năm 1306, Trần Anh Tông gã em gái là công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân (Jaya Simhavarman III) để đổi lấy 2 châu Ô, Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên và Đà Nẵng).
    (9) Sử cũ chép năm Kỷ Dậu (1069), niên hiệu Thiên Huống Bửu Tượng thứ 2, tháng 2, ngày Mậu Tuất, vua Lý Thánh Tông thân chinh đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là Chế Củ. Chế Củ dâng 3 châu Bố Chính, Địa Lý và Ma Linh, và được tha về. Sử cũ chép như vậy là đã chép để chính thức hóa châu Bố Chính vốn đã thống thuộc Đại Việt trong thực tế từ đời Lê Đại Hành. Thực vậy, năm 990, vua Lê Đại Hành sai quân đánh châu Địa Lý, và năm 992, sai Ngô Tử An đắp đường bộ từ cửa Nam giới để đến châu Địa Lý, như vậy, nếu châu Bố Chính trong thực tế chưa thống thuộc Đại Cồ Việt thì lẽ ra vua Lê phải sai quân đánh châu Bố Chính trước, cũng như phải đặt vấn đề làm sao Ngô Tử An có thể mở đường xuyên qua châu Bố Chính nghĩa là trên đồng đất nước người. Hơn nữa, năm 1075, niên hiệu Thái Ninh thú 4, vua Lý Thánh Tông xuống chiếu đổi châu Địa Lý làm châu Lâm Bình, châu Ma Linh làm châu Minh Linh, và chiêu mộ dân đến lập nghiệp ở các châu ấy, không nhắc nhở gì đến châu Bố Chính. Điều này phù hợp với nhận xét của giáo sĩ Cadière rằng từ Bố Trạch (Địa Ly) đến Gio Linh (Ma Linh), dân Việt qui tụ người cùng họ để lập thành làng (Ngô xá, Phan xá, Hoàng xá, Hồ xá v.v.), một hiện tượng không thấy có ở Quảng Trạch, Tuyên Hóa (Bố Chính). Nói khác đi, khi dân Việt hưởng ứng chiếu di dân của Lý Thánh Tông đến lập nghiệp ở Lâm Bình và Minh Linh thì ở Bố Chính đã có dân Việt đến định cư từ trưóc rồi.
    Note: LTS: Trong Việt Sử Thông Luận, nhà cách mạng Lý Ðông A có viết về câu chuyện Khu Liên, người Việt mở mang bờ cõi phương Nam lập nên nước Chiêm thành. Tác giả Lý Ðông A không đi sâu vào chi tiết vấn đề nầy. Nhưng tiên sinh có đưa ra ý kiên về nền văn minh Ðại Nam Hải mà trong đó Ðại Việt đã có những đóng góp đáng kể. Câu chuyện Khu Liên chỉ được nhắc đến rất ngắn ngủi trong chính sử. Trong Việt Nam Sử Lược (chương bắc thuộc lần thứ 2, nhà Tấn năm 265-420), sử gia Trần Trọng Kim có viết như sau: "Ðến cuối đời nhà Hán, có người huyện Tượng Lâm tên lả Khu Liên giết huyên lệnh đi, rồi tự xưng vua, gọi là nước Lâm ấp. Dòng dõi Khu Liên thất truyền,bởi vậy cháu ngoại của Phạm Hùng lên nối nghiệp:". Hôm nay, chúng ta được tác giả Minh Vũ Hồ Văn Châm cho thêm nhiều chi tiết về Khu Liên, vô cùng trân trọng sự đóng góp tài liệu quí giá của tác giả cho lịch sử nước nhà.
    One for all, all for one!
  3. TruongLaoCaiBang

    TruongLaoCaiBang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ là sử cũ có nói chuyện này nhưng không rõ là trong sách nào cả.Để xem lại cái đã.
  4. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Những Ẩnsố Chínhtrị của Thếkỷ XX
    Bài của Nguyễn Cường
    Cách đây khoảng gần hai năm, trong chương trình bình bầu các nhânvật của thếkỷ 20 do tuầnbáo TIME tổchức, Sir Winston Churchill (1874 - 1965), cựu thủ tướng Anh hai lần trong thời Ðệ nhị thếchiến và hậu chiến, đã bị sắp hạng gần chót trong 20 người có số phiếu bầu cao nhất. Người được chọn làm nhân vật của thếkỷ là Einstein. Ngượclại cáchđây hơn 50 năm, Churchill đã được cùng tờbáo trên chọn là nhânvật xuấtsắc cho nữa thếkỷ đầu 20, trongkhiđó Einstein lại bị lọtsổ. Tạmbỏ qua lối đềcử bằng mạng vitính có quánhiều sơhở và không mấy chínhxác, dĩnhiên, đã cónhiều người không đồngý với kếtqủa trên. Ðasố đã bàytỏ ýkiến bằng những bàibáo cangợi những đónggóp tíchcực của Churchill. Lýdo, vì họ chỉ biết hay nghenói đến những thànhtích nổi của ông, mà không hề biết những sinhhọat chìm , những mưulược chínhtrị độcđáo vào hàng tốimật, đôikhi rất táobạo gầnnhư là khôngtưởng, trong thờikỳ trước và sau hai thếchiến.
    Ngườiviết cũng đasõ là mộttrongsố những người bị thấtvọng nhưtrên. Nhưng cũng chính do từ thắcmắc, nhấtlà saukhi đã tìmhiểu đọcthêm nhiều về Churchill, thì ngườiviết mới tin là đámđông thườngthường đúng và cólý hơn, dùlà lý của đasố thắng thiểusố! Với những biếncố xảyra trong thậpniên 50 và sauđó để kiểmchứng, nhấtlà những thànhquả tiếnbộ về dânchủ cùngvới kỷthuật khoahọc, đã chophép các sửgia thếgiới lầnlần khámphá tìmhiểu, biết thêm được nhiều về ông. Ðểrồi từđó hìnhảnh của một thầntượng chínhtrịgia Churchill đốivới thếgiới bị lumờdần theo thờigian.
    Ngườiviết khôngcó chủý để khen hay chê, nhấtlà cũng khôngthấy cầnthiết để phải catụng hay nóixấu về cánhân Churchill! Ðãlà một danhnhân thếgiới như ông, thì cũng đã có vôsố các họcgỉa thôngthái hay sửgia nghiêmtúc làm chuyện đó rồi. Bàiviết này chỉ nhằm nêura mộtvài sựkiện, với mụcđích làm sángtỏ những vấnđề lịchsử đã ảnhhưởng nhiều đến vậnmệnh Việtnam, mà các chuyêngia Sử Việt chưatừng nghiêncứu, hay khônghề biết đến, Churchill cóthể đãlà nhânvật chủđộng chính! Dùsao, nhằm tránh mọisự hiểunhầm, nhữnggì trìnhbày trong bàiviết này sẽ được đặt trêncơsở của nghivấn hơn là sựthật hiểnnhiên với những bằngchứng đentrắng rỏràng phânminh! Bỡilẽ thườngtình "tốt khoe, xấu che," khôngcó một thếlực hay cánhân nào nằm trongcuộc lại dạidột tiếtlộ những bímật quốcgia, nếu thấy khôngcó íchlợi gìhết.
    Saucùng, ngườiviết cũng tin một điều chắcchắn rằng: Quyền phêbình và phánđóan, chấpnhận hay không, vẫnlà của đọcgiả.
    Quốcsách nuôi ongchúa lấy mật
    Chúngta đã biết việc Tháitử VĩnhThuỵ được vua cha KhảiÐịnh quyếtđịnh cho qua Pháp duhọc. Chuyệnnày thì ai cũng biết khôngphải là ngẩunhiên tìnhcờ xuấtphát từ hoàngtộc. Nhưng nếu cholà sángkiến hayâmmưu của Pháp, thì cũng chỉ đúng phầnnào trên thựctế. Thậtra tấtcả cũnglà do Pháp bắtchước theo quốcsách "Nuôi ongchúa lấy mật" của Anh, và Churchill đã đóngvaitrò nếukhônglà tácgỉa, thì cũnglà nhânvật ủnghộ và thihành chínhsách.
    Nhờvào những kinhnghiệm trong thờigian phụcvụ tại các xứthuộcđịa, và lạilà một côngdân của nướcAnh quáquen với truyềnthống bảohoàng, Churchill hiểurỏ được lòngkínhtrọng của thầndân đốivới vuachúa nhưthếnào, nhấtlà ở các xứ chậmtiến, dântrí còn quáthấp. Tại các nước ÁPhi thờibấygiờ, tháiđộ của ngườidân đối với bậcVuachúa khôngchỉlà vừa sợhải lẫn kínhtrọng, mà đôikhi cònđược tônthờ sùngbái hơncả các vịgiáochủ các tôngiáo! Thídụ như Việtnam mãiđến thời vua BảoÐại, tại những quậnhuyện vẫncòn tụclệ lập bàn hươngán ngoài cổngnhà để lạy, mỗikhi xegiá của Vua đi ngangqua.
    Dođó, giảipháp tốiưu để tránh những rắcrối do chốngđối, hay tháiđộ hợptác miễncưởng với chínhquyền thuộcđịa từ dânchúng, thì cầnphải có một đấngquânvương tuy thểxác thuầntuý là ngườibảnxứ nhưng tâmhồn sẽ giốngnhư một đứaconnuôi luôn yêumến và hướngvề mẫuquốc. Ðây cóthể nói giốngnhư dùng condao hailưỡi, nếukhôngkhéo thì hậuquả sẽ taihại nhiều hơn cólợi. Lịchsử đã cho Pháp kinhnghiệm từ vụ chốngđối của Vua DuyTân, vì họ quá chủquan không theođúng sáchvở.
    Vấnđề thựchiện quốcsách nóitrên tuy khôngdễ, nhưng cũng khôngkhó cho một cườngquốc sốmột trênthếgiới, với những bộóc thuộcloại đỉnhcaotrítuệ như Churchill vào thờiđiểm lúc bấygiờ của nướcAnh. Ngoàiviệc nhắmvào con Vua hay các quanlớn đạithần, đốitượng nóichung cần phải đọc và nói thôngthạo tiếngquốcngữ. Ðây cũng chỉlà với dụngý không muốn có một ông Vua caitrị thầndân màlại không nói được thôngthạo ngônngữ của dântộc mình. Suy từđó ra, nếu đưa đi duhọc lúc còn nhỏ quá thì đốitượng sẽ dễbị mùchữ về vănhóa ngônngữ của nướcnhà. Cònnhư đã vào tuổi trưởngthành rồi, thìlại khó huấnluyện hay dẫndụ, nhất là khó hấpthu một cách tựnhiên nền vănhóa mẫuquốc.
    Tổnghợp từ các dữkiện tâmlý trên, Anhquốc đã đưara một chánhsách tốiưu cho chủnghĩathựcdân. Mờimọc, chiêudụ, hay thuyếtphục để đưa các thiếuniên cònnhỏ, concháu vươngtriều các xứ thuộcđịa cho qua Anh duhọc. Ðúngnghĩa là được huấnluyện và giáodục để trởthành những nhà lãnhđạo tươnglai cho đấtnước. Nghevậy thì ai mà khôngthích, dùlà Vua cha hay Hoànggia có bảothủ và bàingọai cáchmấy, cũng cảmthấy là hợplý. Vãlại, nếucó nghingờ thiệnchí của mẫuquốc thì cứviệc cho những hầucận hay ngườigiámhộ đitheo để canhchừng và kiểmsóat. Nhìnchung bềngoài quảthật là một sáchlược hoàntòan quangminh chínhđại khôngthể phủnhận được, nhưng bêntrong thì lạilà một tínhtóan thâmsâu về nhânsự nhưđãnói.
    Cólẽ do từ các sángkiến trên và những hiểubiết nhiều về các vấnđề thuộcđiạ, Churchill đã hai lần được đềcử vào chứcvụ Thứtrưởng Thuộcđịa (1905-08) và Bộtrưởng QuốcPhòng kiêm Thuộcđịa (1918-23). Tài của Churchill chínhlà thuyếtphục được nhiềungười nghetheo mình. Trongkhoảng thờigian nhấtlà vào lúc thếchiến I bùngnổ, chươngtrình mời khéo hoàngthân quốcthích còn nhỏtuổi, tại các xứ thuộcđiạ trong khối Ảrập và Ấnđộ qua Anh duhọc càng được giatăng mạnhmẻ hơn, vìđó cũnglà cách tránhbớt mầmmóng các vụkhởinghĩa nổidậy của dân. Chachú hay anhem dù có bấtmãn hay muốnlàm một chuyệngì đó cho hảgiận thì cũng phải nghỉlại đến tươnglai của ngườiruộtthịt mình đangcòn ănnằm hay thọơn bên mẫuquốc.
    Về lịchsử và phươngdiện địalý chínhtrị, Pháp với Anh vừalà đồngminh lánggiềng khăngkhít với nhau, mà cũnglà hai cườngquốc mạnhnhất Âuchâu thời bâygiờ, nên chuyệngì bênnày làm, thì bênkia theodõi và tiếpthu ngay. Chonên cũng chẳnglạgì, khi Pháp đã saolại nguyên chánhbản.
    Pháp đã chuẩnbị và dànxếp để Hoàngtử VĩnhThụy (BảoÐại) được tấnphong Tháitử cho có chínhdanh ngôivị, trướckhi đưa qua Pháp duhọc vào năm 1922. Có điều cũng phải khen ngườiPháp cũng xứngđáng với danhhiệu là Thầy của thếgiới! NướcAnh coinhư là có sángkiến trước, nhưng cũngchỉ mời đi duhọc được các Hoàngtháitử là cùng, trongkhi Pháp thì làm được chuyện cả đến Vua nữa mới là tàitình (Hoàngđế BảoÐại được tấnphong năm 1926 rồi đi duhọc trởlại đến 1932 mới vềnước.)
    Cũngnên nhắclại đây, Pháp đã rút kinhnghiệm thấtbại trướcđó vì ápdụng sai bàibản. Khi thựchiện chánhsách trên cho Vua DuyTân cũngnhư cho mở các trườngcaođẳng chuyênnghiệp ngaytại Việtnam vào thậpniên 1910-20, thayvì mời hẳn qua Pháp duhọc. Lýdo làvì ngaytừđầu, cólẽ người Pháp chủquan và ngại tốnkém khi phải đàithọ các chiphí tại mẫuquốc, nhấtlà sợ phảnứng từnhững phephái cựchữu nặng đầuóc kỳthị chủngtộc. Nhưng có một yếutố duynhất để quyếtđịnh thànhcông cho chánhsách nóitrên, mà lúcđầu họ đã khôngthấy, chính là yếutố đấtnước thường ảnhhưởng nhiều và mạnhnhất cho cái tuổi mớilớn của một đờingười. Bằngchứng là mặcdù Vua DuyTân được huấnluyện và baovây xungquanh bởi những nhânvật, nếu không là Pháp thì cũng hoàntòan thân Pháp, nhưng làmsao cấmđược mắtthấy, cheđược tainghe, tiếngnói thiêngliêng kỳlạ của đấtnước. Ðểrồi sauđó, khi đã sống gần 30 năm trên một thuộcđịa khác, thì ông lại sẵnsàng tìnhquyện đilính cho Pháp, chịu đeolon Thiếutá để được đưaề nước làm Vua! Ðây, khôngthể kếtluận là Vua DuyTân lúc 45 tuổi khôn hay dại hơn Vua DuyTân lúc 17 tuổi. Nhưng dámchắc một điều là, yếutố đấtnước đã đóng góp khôngít vào hànhđộng và tháiđộ lúc còntrẻ của ông.
    Yếutố tâmsinhlý hay câuchuyện của đấtnước cũng cóthể được giảithích theo bảntính tựnhiên của conngười. Thôngthường, kỷniệm khóquên và nhớ nhiềunhất trong một đờingười chínhlà giaiđọan của tuổi mớilớn. Chínhxác hơn là độ tuổi từ 10 chotới khoảng 20, vì nãobộ phátriển mạnh và thunhận được nhiều nhất trong thờikỳ này. (Ðể kiểmchứng, chúngta cóthể thấy tạisao các hội áihữu trường Trunghọc thường hoạtđộng lâudài và tốtđẹp hơn bấtcứ các hộiđoàn áihữu nàokhác, vì chính nhờvào sơịdây tìnhcảm của thời mớilớn. Ðó cũng là lýdo giảithích tạisao không thấy có hội áihữu của trườngTiểuhọc nào xuấthiện cả! )
    Kếtquả chothấylà Pháp đã thànhcông với Hoàngđế BảoÐại rấtnhiều. Nhìnlại trongsuốt giaiđoạn cầmquyền của BảoÐại từ khi vềnước năm 1932, phảinói đólà thờikỳ cựcthịnh của chủnghĩa thựcdân tại Việtnam. Ai đọc cuốn hồiký Con Rồng Việtnam của cựuhoàng, cũng cóthể nhậnthấy ngay mộtđiều, thỉnhthoảng Ông cũng khôngđồngý về mộtvài vấnđề với đạidiện Pháp tại Việtnam, trong mộtthờigian ngắn, và chỉtới một giớihạn nàođó màthôi! Khi bị các báochí Pháp chỉtrích mạnh, cholà kẻ phảnbội, thì ông đã vôtình phảnứng lại bằng một câunói lịchsử trongcuộc họpbáo tại kháchsạn Ritz, và cóghi trong cuốn hồiký nhưsau: "Làm sao tôi cóthể phảnbội nướcPháp, khi Pháp đã ruồngbỏ tôi rồi?" Rõràng là một câunói dấu đầu, hở đuôi , chothấy tâmtrạng của ông trong bấtcứ hoàncảnh nào cũng bị ámảnh bởi một nguyêntắc, ông không baogiờ làm Hoàngđế cho nước Việtnam, mà là làm Hoàngđế Việtnam cho nước Pháp!
    Chánhsách Lưỡngcực Phântranh
    Chođến bâygiờ, dámchắc rấtít người tinrằng Churchill cóthể đãlà Chađẻra cuộc chiếntranhlạnh giữa tưbản và cộngsản, làm cho hàng tỷ người trên thếgiới bị ảnhhưởng, trongđó có hàng chục triệu người bị chết, và Việtnam đã là một trong số những nạnnhân chính, với consố thươngvong lên đến gần 5 triệu trong vòng 40 năm, kểtừ 1945! Diễntiến sựkiện nêutrên bắtđầu từ các biếncố lịchsử và những thủ đoạn tinhvi trên trường chínhtrị quốctế, mà nếu không nghiêncứu kỷ, thì sẽ dễdàng bị đánh lạchướng bởi vôsố các diễntiến cùng thờiđiểm, nhưng lạicho ấntượng khác mạnhmẽ hơn.
    Sau biếncố tháng 10/1917, chínhquyền Cộngsản đầutiên trên thếgiới đã thànhhình ở Nga. Biếtrõ chủnghĩaCộngsản sẽ là lựclượng chốngđối lại cả hai Chủnghĩa thựcdân và tưbản, nên Churchill là người đầutiên hăngsay yểmtrợ, ủnghộ hết mình cho khángchiến BạchNga, một tậphợp các quânnhân thuộc nhóm bảohoàng trungthành với cựuhoàng Nicholas II. Bướcđầu, lựclượng khángchiến khá thànhcông trongviệc đánhthắng Hồngquân Nga và chiếmlại được mộtsố các khuvực thịtrấn thuộc vùng tâybắc. Thếnhưng chỉđược mộtthờigian ngắn, rồisauđó bỗngnhiên việntrợ cho các đạoquân BạchNga bị cắtngang, và những lựclượng khángchiến tìnhnguyện (có cả Mỹ) cùng đồnglọat rútquân vềnước. Kếtqủa dĩnhiên là lựclượng chính bảnxứ cònlại đãbị tiêudiệt hoàntòan bởi Hồngquân Sôviết. Khôngai biếtrõ được lýdo vìsao. Các sửgia vềsau chorằng có sựlủngcủng, không thốngnhất về quyềnlợi trong nộibộ của các quốcgia thamdự (?).
    Dùsao, điều đượcbiết chắcchắn thủtướng Anh lúc bâygiờ là Lloyd George, đã khôngđồngý với Churchill về chuyện trên (6), nhưng vì nểtình Hoànggia Anh (Nicholas II có liênhệ huyếtthống bàcon với Nữhoàng Elizabeth) mà cho thựchiện mộtcách miễncưởng! Ðây cũng là một thấtbại đángkể trong cuộcđời làmchínhtrị của Churchill. Nhưng chuyện rủi lại hóara hay, và phải nhìn nhận ông có tài của một chínhtrịgia. Chẳngnhững Churchill đã thayđổi lậptrường ngaykhi biết mình sai, mà ông còn biết họchỏi từ ngườikhác để biếnnó thành sởtrường của mình! Ðólà lýdo khiến Ông quyếtđịnh bỏ đảng Tựdo (Liberal) sang đảng Bảothủ (Conservatives). Ðồnglúc, ông cũng họcđược bàihọc lớn về Ðịalý ChínhTrị.
    Lloyd George và ban cốvấn chínhtrị của ôngta cóthể đã thấyngay trên lýthuyết, nếu chủnghiãCộngsản thànhcông ở Nga và pháttriển mạnh, thì nạnnhân trựctiếp theo bảnđồ chínhtrị, phải là Balan chịutrận trước, kếlà nướcÐức, và saucùng là Pháp. Trongkhi Anhquốc cách hẳn lụcđịa Âuchâu bằng biển thì việcgì phải loxa! Thựctế chothấy còn chínhxác hơnnữa, nước Ðức baogiờ cũng muốn trởthành địavị báchủ của Âuchâu. Vậy thì khôngcần đoán, cũng biết chuyệngì sẽ xảyra giữa hai thếlực mạnh nằmsát bênnhau! Chẳngcần phảichờ có sựxuấthiện của chủnghĩa Phátxít hay Cộngsản, ngay từxưa nước Nga baogiờ cũng là kẻthù số 1 của Ðức.
    Sau thếchiến I và cộngthêm vào những thànhquả tiếnbộ về khoahọc kỹthuật như máybay, xehơi cánhân, nhấtlà phươngpháp sảnxuất dâychuyền, thì ai cũng thấyđược rõ là nướcMỹ đang trên đà tiếntới vịtrí sốmột trên thếgiới. Ðịavị đạicường Anhquốc chắnchắn sẽ bị lunglay. Ðếquốc Anh vào đầu thếkỷ 20 trong thời cựcđại vàngson, đã thốngtrị và ảnhhưởng mạnh đến nhiều quốcgia mà diệntích lãnhthổ tổngcộng gần 1/3 quả địacầu, sẽ khôngcòn uytín và sứcmạnh để tiếptục bảovệ hay duytrì nhưcũ, và sớmmuộngì cũng sẽ bị tanhàng theo luậttựnhiên. Nếu đasố côngdân Anh đều nhìnthấyđược viễnảnh của một Tổquốc lâmnguy , thì chắcrằng Churchill phải là người biếtrõ hơnaihết. Khôngphải chờđợi lâu, thếchiến 2 bùngnổ thì Anhquốc đã phải lệthuộc vào việntrợ của Mỹ để sốngcòn, cũng đủ chứngtỏ ai là xếplớn.
    Vấnnạn bâygiờ khôngphải là chốnglại hay ngănchận khôngcho Nước Mỹ trởthành một siêucườngquốc, vì không ai cóthể cảntrở được đàtiếnbộ vănminh của một dântộc có chủquyền thậtsự. Tuynhiên, một giảipháp cóthể thựchiện được trong trườnghợp này là làmcáchnào để khôngcho nướcMỹ nắm độcquyền báchủ thếgiới.
    Anhquốc về tàinguyên và nhânlực thì quáyếu, tuy có ảnhhưởng và đang nắmchủquyền trên một diệnđịa và nhânsự gấpđôi nước Mỹ, nhưng chỉ tạmthời cóđược bằng võlực từ chủnghĩathựcdân, và lạilà không thuầnnhất ổnđịnh. Mặtkhác, nướcAnh vì thểdiện và uytín, cũng khôngthểnào trựcdịên đươngđầu với Mỹ trong cuộc chạyđua về quyềnlực kinhtế hay quânsự được! Vậy thì cầncó một thếlực khác làmgiùmcho. Nhìn khắpcả thếgiới bâygiờ, thì chỉ mayra có Sôviết, với một lãnhthổ rộnglớn và dânsố tươngđương, là còncó cơhội để trởthành một sứcmạnh đốiđầu với Mỹ.
    Tuyvậy, trởngại duynhất nếucó lúc bâygiờ là Sôviết quáyếu trênnhiều lảnhvực sovới Mỹ, nhấtlà về kỹthuật và kinhtế. Vậy, để giảiquyết mối thắtgút cuốicùng đó, chỉ còn cócách là chuyểngiao trithức về khoahọc và kỹthuật hiệnđại nhất cho Sôviết! Kháchquan mànói, đây quảlà một nướccờ chínhtrị hơiliều, nhưngcó tínhtoáan, và cóthểnói mà không sợsailầm, chỉ Churchill và chỉ mộtmình ông mới dám nghĩđến và thựchiện màthôi.
    Tómlại cóthể hiểuđược sáchlược đó nhưsau: Giúp SôViết trởthành một cườngquốc đốiđầu với Mỹ, và Anhquốc sẽ ngầm đóngvai trọngtài giữa hai anh khổnglồ đang hămhe socựa vớinhau. Kếtqủa, dù nếu khôngđược hai anh coi trọngtài là chamẹ , thì cũng được kínhnể phầnnào! Mộtbên mangơn thì khỏinói rồi, còn mộtbên vì muốn lấylòng đồngminh ruộtthịt, cũng chẳngdám làm mấtlòng. Nhưvậy cuốicùng quyềnlợi của Anhquốc trênthếgiới sẽ được giántiếp bảovệ, mà chẳngphải tốncôngsức gìnhiều, nhấtlà khỏiphải dùngđến những phươngtiện quânsự tốnkém gấpả trămngàn lần, mà chưachắc sẽ cho kếtqủa tốt hơn.
    Lịchsử chứngminh Churchill đúng khá nhiều! Trong suốt thờigian Stalin cầmquyền, Liênsô khônghề ủnghộ hay trựctiếp giúpđỡ tổchức các lựclượng dukích Cộngsản tại các thuộcđiạ của Anh. Khoảng thờigian 1994 trướckhi lấylại HồngKông, một cựu Chínhủy của quânđoàn giảiphóng Trungquốc có tiếtlộ là vào những ngàychót, nếu đơnvị ông không nhậnđược mậtlệnh tốicao từ trungương, thì chỉcần vài tiếngđồnghồ là HồngKông đã cóthể trởvề Trungquốc từ năm 1949!
    Trởlại trong thậpniên 30-40, vào thờikỳ khủnghoảng kinhtế thếgiới dobởi thịtrường chứngkhoán của Mỹ bị tuộtdốc (Ðây khôngcòn là bímật, vì đãcó giảthuyết chorằng đólà do thếlực tưbản nhằm hãmlại đà pháttriển khổnglồ của kinhtế Mỹ. Thờiđó, các cơsở tàichánh của Mỹ còn nằm hầuhết trongtay của nhữngngười Anh hay Mỹ gốc Anh, và cóthêm gốc phụ nữalà Dothái), thì Churchill không còn thamchính nữa, tuy vẫn giữ ghế dânbiểu tại địaphương. Ông có nhận làm Việntrưởng một trườngđạihọc trong một thờigian ngắn, và trởlại hànhnghề kýgiả quốctế.
    Ðốivới nhậnxét của mộtsố sửgia thì cho là thờikỳ nghỉhưu bấtđắcdĩ, hay thấtsủng bị chầurìa của Churchill. Nếuai đã từng nghĩnhưvậy là lầmto!, và nhấtlà khônghiểugì về conngười chínhtrị của Churchill. Một chínhtrịgia lãothành như Churchill thì khôngthể nóiđến chuyện khônglàmgì cả. Ðây mới chínhlà thờikỳ lótđường chuẩnbị cho têntuổi của ông tiếnlên đàivinhquang sángchói, đểcho ông cáivinhdự là chínhtrịgia lỗilạcnhất của tiềnbán thếkỷ 20!
    Ông đã làmgì quantrọng nhất tronggiaiđoạn nóitrên? Ông "điđêm" ! Churchill đãlà chínhtrịgia đầutiên thựchiện chuyện điđêm để dọnđường cho chánhsách Lưỡngcực phântranh saunày.
    Ðasố chúngta đãbị sáchvở đánh lạc hướng vì tưởng rằng CS là kẻ thù số 1 của ông, mà quên rằng trong thếchiến 2, Churchill chuyên khaithác và xửdụng tốiđa các kế nghibinh để đánhlừa đốiphương. Mụcđích cũng chỉ là đàosâu thêm hố ngăncách giữa hai anh khổnglồ mà thôi, vì phải đượcnhưvậy thì vaitrò trunggian của trọngtài mới có giátrị!
    Tưởng cũngnên nóithêm ởđây là mãi vềsau, một thiêntài chínhtrịgia khác đã họclóm được sách của Thầy và cũng đã thànhcông lớn. Ðólà Kissinger! Vào thập niên 60, với cươngvị là GS Ðạihọc, đạidiện cho một đảngphái lớn không nắm chínhquyền, Kissinger đã tạora những cơhội riêng nhằm điđêm với những người bênkia bứcmànsắt (Xin nhắclại, tácgiả của từ "Iron Curtain" cũng chính là của Churchill.) Khôngai biết là Kissinger đã nói và hứahẹn gì với Chủtịch Mao! Chỉ biết saukhi nắmchínhquyền rồi, thì Nixon hãnhdiện đi BắcKinh, và Liênsô với TrungQuốc thì... tiếptục cắnnhau như Mèo với Chó!
    Khôngai biếtrõ sựliênhệ giữa Churchill và Stalin nhưthếnào, từ lúcnào, và đã hứahẹn vớinhau nhữnggì ? Nhưng chắcchắn là phải đixahơn rấtnhiều những gì bìnhthường trong lãnhvực ngoạigiao giữa hainước đang ở tưthế đốinghịchnhau về ýthứchệ. Thử đọc một đoạn chínhsử viết bởi sửgia Taylor, nóivề mối liênhệ giữa hai người:
    Trước những khókhăn cáchtrở về địahình, Anh và Mỹ đã việntrợ cho Nga tấtcả nhữnggì gởiđược. Thêmvàođó, Churchill đã tạođược mốiquanhệ thânthiết với Stalin...hơn bấtcứai cóthể làmđược (ámchỉ luôncả các đồngchí thâncận với ông), và với Churchill, Stalin đã trởthành một conngười bìnhthường (?).
    (In the face of geographic obstacles, Britain and America sent Russia what aid they could. Furthermore, Churchill established "relations of personal intimacy with Stalin . . . more than any other man could have done; with Churchill, Stalin became a human being.) (6)

  5. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Thậtvậy, đốivới một người đanghi, sắtmáu và lạnhlùng như Stalin, giết bấtcứ ai dùlà đồngchí thâncận sốngchết bênnhau với ông từ lúc chưa thànhcông, chỉ vì một chút nghingờ (3), thì làmsao Churchill cóthể tạo được mối quanhệ thânthiết với Stalin trong một thờigian quángắn nhưvậy được? Thờigian quángắn ởđây, theo như chínhthức là từ lúc Churchill được bầu làm thủtướng Anh 6/1940, cho tới 4&8/1941 khi xảy ra hai sựviệc sau:
    Vào thángtư 1941 thì tìnhbáo của Mỹ và Anh đã nắmchắc trongtay kếhoạch của Ðức về cuộchànhquân được gọilà Barbarossa nhằm đánhvào Nga. Trong lúc Roosevelt theođúng thủtục ngoạigiao thôngbáo qua tòa đạisứ Nga ở Mỹ, thì Churchill đã gởi phụtá qua tận Moscow để đưathư riêng báocho Stalin! Bỏqua mọi yếutố chủquan khác, và nếu chỉ xétvề diện tâmlý, chothấy mứcđộ thântình của ông nhưthếnào đốivới Stalin!
    Chỉ hơn hai tháng (25/8/1941) kểtừ saukhi Hồngquân bị tấncông và thua trên khắpcác mặttrận, thì Churchill đã cóthể rũ Stalin thamgia chungvào cuộc hànhquân chiếmđóng xứ BaTư (Iran), vì vua xứnày có thiệncảm và khuynhướng ngãtheo Ðứcquốcxã. Bềngoài của vấnđề thì Anhquốc muốn bảovệ túi dầuhỏa và các nhàmáy sảnxuất nhiênliệu, nhưng quantrọng nhất chínhlà Churchill muốn thiếtlập conđường tiếpliệu tiệnlợinhất cho Liênsô. Dĩnhiên Stalin sẵnsàng làmtheo, nếu không muốn nói là mangơn nướcAnh đã hếtlòng giúpđỡ, cứunguy! Hơn 80 triệu tấn võkhí và nguyênliệu việntrợ cho LiênSô trongthờikỳ chiếntranh đã được chuyểnvận qua Iran, chưa nóiđến số chuyênviên tìnhquyện cốvấn về kỹthuật của Anh trong các nhàmáy sảnxuất võkhí ở hậuphương miền đông nước Nga. Cóthể nói Churchill là người đã tíchcực vậnđộng bằng mọi cách, từ ngoạigiao đến cả truyêntruyền, để Mỹ chịu gởi việntrợ nhanhchóng cho Liênsô. Cáihay của Churchill là ở chổ, những gì ông đã làmcho Stalin hay LiênSô, đều cóthể dựa vào lậpluận rất hợplý "Kẻthù của kẻthù ta là bạn ta trong thờikỳ thếchiến 2."
    Có hai câuchuyện lịchsử mà đasố đều nghenóiđến.
    Trướchết, chuyệnvề danhtướng Patton.
    Ðầu thángchín 1944 và chỉ trongvòng 3 tháng saukhi đổbộ lên Normandie, các quânđoàn thiếtgiáp của tướng Patton đã vàosát biêngiới miềnTây nướcÐức. Trongkhi ở mặttrận miềnÐông, Hồngquân Liênsô chỉ mới tiếnvào ngoạithành của Warsaw, thủđô Balan. Vì losợ Patton tiếnvào lảãhthổ Ðức trước sẽ làm hỏng kếhoạch(?), nên Churchill đã dựavào thỏahiệp tại Tehran (12/1943) canthiệp thẳng với Tổngthống Roosevelt, yêucầu Patton dừngquânlại để chờ. Nhưng, dùcó tướng tưlệnh mặttrận Âuchâu là Eisenhower ralệnh, Patton vẫn cốtình làmlơ để cho xetăng vượt biêngiới tiến vào Ðức. Biết quárõ ôngtướng cótài nhưng bướngbỉnh và cứngđầu này, và cũngvì khôngthể thay ngựa giữađường, nên Eisenhower đã phải dùng biệnpháp cho ngưng tiếptế nhiênliệu. Kếtqủa, tướng Patton đã nổi khùng nói với Eisenhower một câu đểđời: " Lính tôi có thể nhai giâylưng (bằng da) để chiếnđấu, nhưng tăng của tôi thì phải có xăng để chạy!" Và, Patton đã bàytỏ sựbựctức bằngcách ralệnh binhđòan thiếtgiáp tiếnquân cho đến khinào cạnhết xăng mớithôi!
    Các nhàphêbình quânsự saunày đều đồngý là vì có sựchậmtrễ đó, nên Hitler đã có cơhội điềuđộng các sưđoàn Panzer thiệnchiến cònlại, để thựchiện cuộcphảncông táobạo cuốicùng ở mặttrận Ardennes, và kếtthúc bằng trậnđánh ở thịtrấn Bulge ,lừngdanh trong quânsử Mỹ. Hậuquả là các đạoquân Mỹ bị chậmmất tổngcộng hơn ba tháng mớicóthể tiếnquân vào lãnhthổ Ðức. Nhưng cũng chưahết, trong những thángcuối của cuộcchiến, đạoquân thứ Ba của Patton nóiriêng và lựïclượng Mỹ nóichung cũng bị kềmhãmlại và chỉ đóngvaitrò thứyếu ở mặttrận miềnTậyNam nướcÐức.
    Câuchuyện trên được ghilại với lời giảithích là Churchill muốn dànhvinhdự đánhvào Berlin, chocác quốcgia đồngminh Âuchâu có thủđô bị tànphá hay chiếmđóng như Paris, Moscow, và London. Pháp thì khôngcó đủ khảnăng về nhânlực. Trongkhi Anh tuycó khảnăng, nhưng vì kếhoạch riêng muốn tiếtkiệm xươngmáu (Churchill luônluôn có lý!) đã khôngmấy tíchcực! Từđó suyluậnra thì chỉ cònlại một mình LiênSô độcquyền trảthù!
    Ðầutháng 2/1945, khi các đạoquân Liênsô chỉcòn cách Berlin khoảng 35 dậm, thì được lệnh ngưnglại. Stalin đã trựctiếp chỉthị cho Thốngchế Zukhov đánh chẻ ra haibên hướng bắcnam để chừa Berlin ra, với dụngý tranhthủ thờigian tiếnchiếm nước Ðức càngnhiều càngtốt, trướckhi những chiếnlợiphẩm quýgía lọt vào tay đồngminh. Trênđường tiến của Hồngquân, tấtcả các cơxưởng kỷnghệ caocấp cùng toànbộ chuyênviên kỹthuật Ðức, đã được tậntình chiếucố và tiếpthu sạchsẽ khôngcònsót một conốc(7)!
    Các sửgia saunày chỉ phêbình sựviệc trên nhưlà một sailầm vôtình của pheđồngminh khốitựdo.
    Câuchuyện thứhai sauđây chothấy rõrệt thiêntài của Churchill. Nhânvật chính là Harold Kim Philby (1912 - 1988), và cũnglà một điệpviên haimang (nhịtrùng) nổitiếng cómộtkhônghai trong lịchsử chiếntranhlạnh.
    Philby chínhgốc Anh nhưng sinhra ở ẤnÐộ và lúcnhỏ sống ở TrungÐông theo chamẹ. Ðầu thậpniên 1930 vào thời khủnghoảng kinhtế, Philby trởlại Anhquốc học tại trường Ðạihọc Cambridge, và có khuynhhướng thiêntả. Ðược mócnối bởi hai bạnhọc là Guy Burgess và Anthony Blunt để làmgiánđiệp cho Liênsô, Philby cùng hoạtđộng chung với một sinhviên khác tên là Donald Maclean. Saukhi ratrường, Philby xin làm kýgiả cho tờ Times of London .
    Thếchiến 2 bùngnổ vào năm 1939, thì Maclean đang làmviệc tại BộNgoạiGiao, trongkhi Philby và Burgess chỉmới xinđược vào làmcho tìnhbáo Anh, hay cơquan MI5. Vàolúcnày, Churchill đã đượcmời làm ThốngÐốc Hảiquân, còn gọilà Lord of Admiralty. Theo tàiliệu (4) chobiết, dù tácgỉa chỉ nhắc thoángqua, thì Churchill đã quen với Burgess từ những năm 1932 khi Burgess còn là sinhviên tại Ðạihọc Cambridge. Vào thời chưa trởlại với chínhquyền, Churchill thườngxuyên tiếpxúc và thảoluận tìnhhình chínhtrị với nhóm Burgess tại nhàriêng! Nênnhớ là dù bị thấtsủng, nhưng uytín và danhvọng Churchill cũng còn rất cao, sovới đám sinhviên hay kýgỉa còntrẻ. Nhânđây, cũng nên nóithêm một tàinăng độcđáo khác của Churchill. Ông là kýgiả có sángkiến tổ chức mạnglưới thôngtin quốctế đầutiên của tưnhân, hay cònđược gọilà tìnhbáo quốctế . Nhờ uytín cánhân và lợitức khácao (hay do một nguồn tàitrợ bímật nào đó?), ông đã tổchức được một hệthống những người chotin ở rảirác khắpnơi trênthếgiới, trong chínhquyền địaphương cũngnhư ngoài dânsự. Nếucó tintức gì quantrọng hay cầnbiết điềugì, Churchill cóthể liênlạc thẳng với đạidiện tại địaphương đó. Nhờvậy, cókhi ông biết chínhxác những tinnóng trướccả bộNgoạigiao hay thủtướng Anh! Chínhquyền Anh làmngơ vì thấy cólợi cho nghành tìnhbáo, do Churchill cũng là một dânbiểu của quốchội.
    Trongvòng hainăm làmviệc cho tìnhbáo Anh, Philby đã dễdàng (?) tạođược sự tínnhiệm ở cấptrên, và được bổnhiệm vào các vịtrí thenchốt cầmđầu phòng tuyêntruyền chống quốcxã Ðức, rồi tiếptheo là ngành phảngián, chuyên khối CS, kểcả SôViết! Thànhtích của Philby trong 8 năm(1941-1949) chẳngcógì đángkể, nếukhôngmuốnnóilà tạo thấtbại liênmiên cho phía đồngminh. Ðiểnhình là chuyện một điệpviên tàigiỏi của Liênsô ở Âuchâu, Alexander Rado có ýđịnh muốn hợptác với tìnhbáo Anh. Ðược giaocho côngtác làmviệc với Rado, Philby đã giànxếp khéoléo để nhânvật trên bị triệuhồi vềnước và vôtù, trướckhi có cơhội hànhđộng.
    Vài trườnghợp tươngtự nhưtrên xảyra ngaycả saukhi chiếntranh chấmdứt, nghĩalà Anhquốc khôngcòn được chínhthức côngkhai coi Liênsô là đồngminh chiếnlược nữa. Chẳnghạn như Konstantin Volkov, một điệpviên LiênSô caocấp khác ở ThổNhĩKỳ muốn xin tỵnạn tại tòaÐạisứ, với lờihứa sẽ tiếtlộ ba têntuổi nằmvùng (Philby, Maclean, và Burgess) cho tìnhbáo Anh. Chỉvài tuần sau, thì Volkov đã được cho tỵnạn vĩnhviễn trong một nghĩatrang ở Moscow!
    Mặcdù các đồngnghiệp bắtđầu nghingờ khảnăng của Philby, thậmchí biếtcả chuyện ngườivợ lydị trước của Phily đã bị lộtẩy là điệpviên Liênsô ở ÐôngÐức, thượngcấp chínhthức đàng sau hậutrường vẫn hoàntòan hếtlòng tintưởng vào ông. Philby vẫn được thăngquan tiếnchức mauchóng, và được bổnhiệm làm đệnhất thamvụ tòađạisứ Anh tại Mỹ (1949-1951). Một chứcvụ tộtđỉnh của nghềnghiệp, coinhưlà đạidiện chínhthức của tìnhbáo Anh tại Mỹ. Trong vịtrí nóitrên, tấtcả các chitiết của tổchức NATO, chiếntranh Triềutiên, Chiếntranh ÐôngDương hay vùng Trungđông đều quatay của Philby. Nhưng quantrọng hơnhết, là cơquan tìnhbáo Mỹ thườngxuyên thôngbáo chitiết và hợptác chặtchẻ với Philby, trong tấtcả các hoạtđộng chống SôViết hay khối Warsaw. Theo tàiliệu thamkhảo (2) thì cơquan tìnhbáo của Mỹ trong giaiđoạn đầu gọilà OSS (tiềnthân của CIA) còn rất nontrẻ, và phải nhờvào giúpđỡ về tổchức, cũng như cốvấn kỹthuật của tìnhbáo Anh.
    Trongkhiđó thì đồngnghiệp của Philby là Donald Maclean lại được cài vào làm thànhviên nồngcốt, đạidiện Anhquốc trong ủyban Nguyêntử của khốiđồngminh. Với chứcvụ này, Maclean có thể ravào bấtcứ lúcnào, và coi bấtcứ tàiliệu nào của ủyban tại Washington! Chẳng cógì lạ vì chỉ 4 năm sau, 1949, Liênsô đã có võkhí nguyêntử. Ðiều mà ít người đểý đến là hai khoahọcgia đầutiên bị Mỹ tốcáo tiếtlộ bímật Nguyêntử cho LiênSô, Alan Nunn May và Klaus Fuchs (côngdân Anh gốc Ðức), đềucó liênhệ nguồngốc phátxuất từ Anh.
    Maclean chỉ bị nghingờ do sựbấtcẩn của một thưký tại tòađạisứ LiênSô, khi chuyển tínhiệu về Moscow, đã sơý dùng bộkhóa mậtmã cũ mà Mỹ đã biết. Do nộidung của tínhiệu bắtđược, tìnhbáo Mỹ biết chắnchắn là có giánđiệp nằmvùng trong ủyban Nguyêntử. Nhờđó, anninh Mỹ mới tổchức điềutra sâurộng, và đồngthời Maclean bị phátgiác là hay thườngxuyên vào các cơsở của ủyban sau giờlàmviệc vào banđêm. Khi biết Maclean có được đặcquyền nóitrên, ôngtrùm nổitiếng của FBI lúc bấygiờ là Edgar Hoover đã phải nói mộtcách mỉamai: "Nếu tôi muốn tới thăm các cơsở của ủyban Nguyêntử, thì cũng phải cầncó ngườihộtống mới đượcvào!"
    Kếtcuộc của màn giánđiệp haimang chấnđộng cả thếgiới lúcbấygiờ thì lại rất cóhậu .
    Ðánhhơi được nguycơ bịlộ, Philby liền thuxếp cho Burgess, đệnhị thamvụ tại tòa đạisứ và đang sốngchung trongnhà với giađình Philby, trởvề Anhquốc trước. Ðểcó lýdo chínhđáng, Burgess phải giảbộ say và láixe quá tốcđộ cho cảnhsát NewYork bắt tới ...ba lần trong cùng một ngày! Burgess về lại London không lâu thì Maclean bị gọivề để phòng MI5 điềutra. Burgess lại là một thànhviên của ban điềutra! Khôihài ở chổ, một nhânvật nguyhiểm nhưvậy mà tìnhbáo Anh coinhư pha, không quảnthúc cũngnhư cho nhânviên thườngtrực theodõi. Chỉ vàingày trước khi được chấpcung, Burgess đã dễdàng thuxếp cho Maclean vượtbiên qua Pháp, rồi trốnluôn qua LiênSô. Giờchót, tuy chưa bịlộ, khôngbiết Burgess nghĩsao đã quyếtđịnh đàotẩu luôn với Maclean. Hậuquả là Philby bị kẹt nặng, vì có liênhệ quánhiều với Burgess. Sauđó ítlâu, Philby cũng bị triệuhồi vềnước theo yêucầu của Mỹ, và cũng bị điềutra gần hainăm, trướckhi được xửvôtội vì thiếu bằngchứng! Bị cho vềhưu non, Philby xin xuấtngoại qua sống ở Beirut, Lebanon.
    Tôngtích làm giánđiệp haimang của Philby chỉđược khẳngđịnh vào năm 1960, do một điệpviên Liênsô xin tỵnạn qua Mỹ cungcấp. Nhưng tìnhbáo Anh vẫn còn chưatin, vì chorằng cóthể là đòn phảngián của Liênsô. Philby luôn gặp maymắn đếncùng. Mãi ba nămsau 1963 (Vào thờiđiểm này sứckhỏe Churchill rấtyếu, khôngcòn có bấtcứ liênhệ nào với chínhquyền nữa), thì tìnhbáo Anh mới biếtchắcchắn và quyếtđịnh cho bắt Philby, nhưng ông lại được bímật báotin trước vàigiờ để kịpthời đàothoát sang Moscow. Cuộcđời ông lại được đãihậu thêm một lầnnữa. Philby được Liênsô tuyêndương côngtrạng và phonghàm Tướng Côngan!.
    Sau vụ giánđiệp độngtrời đó thì Mỹ chỉ biết ngậmbồhòn làm ngọt vì rõràng là tình thì gian, mà lý thì ngay , biết nói sao! Bấtquá, cũngchỉ cóthể côngkhai chỉtrích cơquan tìnhbáo Anhquốc trongviệc xửdụng, khôngchỉ một mà đến những ba tên nằmvùng phảnbội!
    Churchill và Chiếntranh ÐôngDương
    Hầunhư các sửgia Việt cũngnhư nướcngòai khi viếtvề chiếntranh Ðôngdương đều bắtđầu bằng cộtmốc thờigian từ 1945, mà không nghĩrằng đólà kếtquả của một thỏahiệp ngấmngầm giữa Churchill và De Gaule trướcđó hainăm. Nênnhớ là saukhi chiếntranh chấmdứt, nướcPháp bị suyyếu toàndiện, kểcả quânsự. Nếu khôngcó hậuthuẩn tíchcực của Churchill về việc táichiếm thuộcđiạ, thì De Gaule đã khôngthể gởi lựclượng quânđội trựctiếp theochân lính Anh để trởlại Việtnam.
    Khi các đạoquân thiệnchiến của Hitler bị đánh cho tanhàng ở mặttrận Stalingrad vào mùaÐông 1943, thì ai cũng thấyđược chiếnthắng cuốicùng trong tầmtay, khôngsớmthì muộn. Nhưng với Churchill thì ông còn thấy xahơnnữa, là làmthếnào để phụchồi kinhtế đang bị tànphá, kiệtquệ sau chiếntranh. Tấtnhiên, một trong các biệnpháp thíchđáng nhất vẫn là tiếptục khaithác tốiđa tàinguyên đã cósẵn tại các thuộcđịa cũ. Ðồngminh cùng chíhướng trong chươngtrình này khôngai kháchơn là Pháp. Trởngại duynhất lúc bấygiờ chínhlà việc đasố dânMỹ nóichung, qua Tổngthống Roosevelt, đã khôngmấy ủnghộ chủnghĩa Thựcdân. Ðể làmgương cũng như tuyêntruyền chốnglại chủthuyết Ðại ÐôngÁ của Nhật, Tướng MacArthur đã đượcchỉthị hứa trước với các lựclượng khángchiến Phi chống Nhật, là Mỹ sẽ traolạicho Phi nền độclập saukhi chiếntranh chấmdứt.
    Muốn hóagiải khókhăn trên, điều mà Churchill đã tiênliệu trướcđó hàng chục năm, thì chínhsách lưỡngcực phântranh phảiđược mauchóng thànhhình với bấtcứ giánào. Maymắn hay tàinăng của trítuệ thì khôngthể nóiđược ởđây, nhưng kếtquả chothấy ông đã thànhcông vượtmức hơncả nhữnggì cóthể mơước. Từ hộinghị Yalta chođến Postdam, và tấtcả các diễntiến khác đã xảyra đúng như rậpkhuôn. Chiếntranhlạnh của hậubán thếkỷ 20 đã bắtđầu thànhhình!
    Nhớlại vào khoảngthờigian sau chiếntranh, Mỹ có đưara kếhoạch Marshall nhằm giúp các nước Âuchâu phụchồilại nền kinhtế hậuchiến, trongđó cócả Anh và Pháp. Trongvòng vàinăm đầu, chươngtrình đưara bị trìtrệ bởi nhiều lýdo, nhấtlà những kỳkèo tranhchấp về nhânsự lẫn tàinguyên đadạng ở hậutrường chínhtrị. Ðể trảgía cho tháiđộ kẻcả và sựchậmtrễ đó, cả nước Mỹ đãbị hùdọa bằng "Ôngngáo Cộngsản" , mà caođiểm là phongtrào Tốcộng rầmrộ khắpnơi, nhấtlà khi Sôviết cóđược vỏkhí nguyêntử. Hậuquả là chínhquyền của Tổngthống Truman phải cấptốc thựchiện ngay chươngtrình việntrợ, khôngnhững về kinhtế màcòn quânsự nữa, cho các nước đang chiếnđấu chống Cộngsản (kể luôn nướcPháp đang chốngcộng ở ÐôngDương), vì sợ nếu chậmtrễ thì cả toàncầu sẽ bị nhuộmđỏ! Thuyết Domino rađời trong bốicảnh nóitrên. Bàntay nào đã giựtdây phíasau và ai được hưởnglợi thì khôngrõ lắm, chỉ biết là saukhi cơnbãotố cộng đã qua, thì cóhơn cả chụcngàn dânMỹ bị mấtviệc, và vài ngàn tríthức khác bị ghitên vào sổ đen.
    Trởlại chuyện người tính thì cũng chưabằng trời tính! Churchill cóthể nhândanh quyềnlực của nướcAnh để thayđổi vậnmệnh cả thếgiới, nhưng lại khôngthể làm đượcnhưvậy cho vậnmệnh của chính ông và nướcAnh. Khôngmay cho Churchill và De Gaule là chỉ trong mộtthờigian ngắn sau chiếntranh, cả hai đều bị thaythế. Nếukhông, thì chưachắc rằng ẤnÐộ cóthể được độclập trong năm 1948, và chiếntranh Ðôngdương đãđược tạmthời kếtthúc vào 1954 bằng trận ÐiệnBiên với hiệpđịnh Geneve. Trước 1948, giốngnhư lậptrường đồngđiệu của De Gaule với Ðôngdương, Churchill đã côngkhai tuyênbố nhiềulần là Anhquốc khôngnên từbỏ thuộcđịa Ấnđộ!
    Nhân nói đến hiệpđịnh Geneve, tưởng cũng nên tìmhiểu tạisao có chuyện chiađôi đấtnước tại các xứ thuộcđịa sau chiếntranh. Ðúngra, việc chiahai lảnhthổ coinhư là một đòn tốiđộc của Churchill, nhằm trừngphạt riêng cho nướcÐức của Hitler, và cũng để phòngngừa trong tươnglai, không cho Ðức sớm khôiphục lại địavị cườngquốc để hămdọa cả thếgiới. Thếnhưng kếtquả lại chora tốtđẹp vượt quá mức tưởngtượng nhờ tài đạodiễn của Stalin, điểnhình là Mỹ buộc phải thiếtlập cầu khôngvận để cứuđói Berlin, nên nhânđó thuậntay họ làmluôn cho các nước đangbị nộichiến giữa Quốcgia và Cộngsản.
    Mụcđích chính của các cựu đếquốc Âuchâu lúc bấygiờ chỉ nhắmvào một chuyện duynhất, dùng Cộngsản để mặccả lợinhuận và nhấtlà làm chậmlại đà pháttriển kinhtế của Mỹ càng nhiều càngtốt, để họ có cơhội phụchồi và đuổi theokịp. Thoạtđầu, Trungquốc đượccoi nhưlà mụctiêu chính. Nhưng maycho Trungquốc (mà rủicho các tiểuquốc khác?) lànhững đỉnhcao trítuệ của thếgiới lúc bấygiờ đã kịp thấyngay cógì khôngổn. Lụcđịa Trunghoa quálớn, dù bị chia hai thì một nữa phía nam thuộc họ Tưởng, cũng là quá nhiều cho Mỹ. Cuộc chơi sẽ không côngbằng nếu cáncân quá nghiênglệch, nhấtlà HồngKông và Macao chưachắc được đểyên, nếu họ Tưởng ngả hẳn vào lều chú Tom, rồi dựahơi chú mà làmbậy (?). Trunghoa sau thếchiến 2 đâu códễ ănhiếp như trong thếkỷ 19 trướcđó! Nhưng trênhết và là nguyênnhân chính làmcho các chínhtrịgia sángsuốt của Âuchâu, kểcả Churchill, phải hoảngsợ thựcsự, khôngphải là một Trunghoa bị nhuộmđỏ, mà chínhlà một Trunghoa theo chủnghĩa tưbản thân Mỹ! Vấnđề đã được giảiquyết khẩncấp, cả Trunghoa phải bị kềmkẹp dưới chủnghĩa Cộngsản, thuộc trong vùng ảnhhưởng của Sôviết. Khôngbiết lịchsử Trunghoa saunày có baogiờ đặtra câuhỏi lớn nhưsau: Phảichăng vì sự thiếu khônngoan ngoạigiao của họ Tưởng trong việc côngkhai thùđịch với chủnghĩa Cộngsản, cũngnhư cầuthân với Mỹ lộliểu mộtcách quáđáng, đãlà yếutố duynhất quyếtđịnh cho sựthànhcông chớpnhoáng của họ Mao?
    Saucùng, theođúng lôgíc của địalý chínhtrị, thì Ðạihàn, Việtnam và Ðôngdương, phải nằmluôn trong khốiCộngsản. Nhưng rũi (hay may?) cho lịchsử, vì đến thờiđiểm 1950, các thếlực ủnghộ Churchill đang sắpsửa chuẩnbị đưa ông ra thamchính mộtlần chót (1951-55). Chẳngphải vì họ muốn giúp đồngminh Pháp duytrì thuộcđịa, mà vì saukhi mất Ấnđộ rồi, các thếlực tưbản sợ sẽ mấtluôn Hongkong và các nhượngđiạ! Dođó, dù khi trởlại cầmquyền Thủtướng, Churchill thấyngay rằng nếu khôngcó mồingon nhữ cho hai anh khổnglồ tiếptục hầmhừ vớinhau, thì các giámkhảo và trọngtài sẽ bị mấthết uyquyền, và khôngbiết chuyệngì sẽ xảyra. Cái ngòinổ ở Âuchâu thì tốt thật đó, nhưng quá nguyhiểm vì nằmsát bêncạnh nhà. Chonên cuốicùng cònlại các quốcgia nhượctiểu như Ðạihàn, nhấtlà Việtnam, phải chịu sốphận hẩmhiu của những convật bị tếthần.
    Gầnđây, có dưluận ngoài đườngphố ở các xứ theo Ấnđộ giáo chorằng, sởdĩ mà bệnh Bòđiên chỉ xuấthiện ở Anhquốc, khiếncho cả triệu conbò bị giếtchết, là vì luật nhânquả! Khi xâmchiếm Ấnđộ làm thuộcđịa, khôngnhững Anhquốc đã giếthại rất nhiều người thờ Bò, màcòn giết nhiều bò để ăn Beefsteak , xúcphạm đến convật thiêngliêng ở Ấn. Chonên hiệnnay ông ThầnBò táithế xuấthiện dưới dạng con vikhuẩn để trừngphạt lại nướcAnh! Mặcdù câuchuyện nghe cóvẻnhư mêtín dịđoan, nhưng cũng là điều đángsuynghĩ cho những ai tin vào thuyết nhânquả!
    Cũng maycho cả Pháp và Anhquốc, đasố dânViệtnam, nóichung là Ðôngdương, chẳngcó thờ convật nào đặcbiệt cả, trừ ông Bụt. Mà ông Bụt hay ông Phật thì baogiờ cũng nhìnđời bằng conmắt Từ-Bi-Hỷ-Xả!
    Nguyễn Cường
    Sacto 9/2001

    ThamKhảo:
    Ronald H. Bailey, The Air War in Europe, Time-Life Books, Virginia, 1980.
    Douglas Botting, The Aftermath: Europe, Time-Life Books, Virginia, 1983.
    Nicholas Bethell, Russia Besieged, Time-Life Books, Virginia, 1979.
    William Manchester, The Last Lion, Winston Spencer Churchill, Wesleyan U., 1987.
    I. C. B. Dear, The Oxford companion to WW 2, Oxford University Press, Oxford, 1995.
    Taylor, A.J.P., and others, Churchill Revised: A Critical Assessment, Dial, 1969.
    John, Toland, The Last 100 Days, Random House, NewYork, 1965.

    One for all, all for one!
  6. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Chà , bài viết ấn tượng thật ! Hic , các bác ạ , thế mà Churchill lại được giải Nobel Văn học đấy ! Viêt thì cũng chả hay lắm .
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  7. nennho

    nennho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/05/2002
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    khiep that
    de moi thay cai topic nay chua kip binh luan duoc gi may huynh hector voi kieu phong huynh da noi het ca roi cha con gi cho anh em noi them ca
    nhung de con mot cai thac mac nay huynh de chi giao cho nha
    ve nghi an trang nguyen LE VAN THINH hoa ho hanh thich vua tren ho dâm đàm ay ma (trong vo tuong NGUYEN PHI Y LAN cung co nhac toi thi phai)
    em thi em ko tin dau
    mot nguoi co cong doi lai dat bi trung quoc chiem ve lai cho to quoc ma lam phan thi kho nghe qua
    va lai thoi dai nay tien bo roi lam gi co chuyen nguoi hoa ho chu
    phai ko
    may huynh thong hieu su sach chi giao cho moi nguoi nghe voi
    troi dang nong lam may vai bia tham giong nao cac huynh
    huy
  8. Yasunari

    Yasunari Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    895
    Đã được thích:
    0
    Nhân Tông về già đa nghi thôi . Sử sách sau này đã minh oan cho Thịnh rồi .
    Có cuốn " Nghi án hồ Dâm Đàm " hay lắm
    -*-*-*-*-*-*-*-
    Bầy quạ bay qua
    Làng xưa
    Đông giá .
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, Churchil viết diễn văn hơi bị giỏi. Chắc ông ta đoạt giải Nobel văn học vì viết diễn văn giởi

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  10. Hector

    Hector Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    280
    Đã được thích:
    0
    Hành trình dân tộc trong thế kỷ XX
    Thử nhìn lại vị trí của Phan Bội Châu
    Vĩnh Sính​
    Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng loà,
    Đêm sao đêm mãi thế ru mà ?
    Tú Xương, Đêm dài, đầu thế kỷ XX
    Khoảng một trăm năm trước, khi tại các quầy rượu, quán cà-phê ở những thành phố tiêu biểu cho văn hoá Tây phương vào cuối thế kỷ XIX (fin de siècle) như Paris, Vienne, Berlin, khách văn nhân nghệ sĩ gặp nhau luận đàm về những tư trào trong văn học nghệ thuật Tây phương lúc bấy giờ như " nghệ thuật vị nghệ thuật " (l?Tart pour l?Tart), chủ nghĩa duy mỹ (aestheticism) hay trường phái tự chiêm ngưỡng (narcissism), thì ở xứ Đông Dương xa xôi bên kia nửa vòng trái đất, nước ta hãy còn im lìm trong giấc nồng của đêm dài mất nước và ngay cả cái tên Việt Nam vẫn chưa được mấy ai nghe biết đến. Ngọn lửa Cần Vương kháng chiến cuối cùng ở Vũ Quang do Phan Đình Phùng lãnh đạo cũng đã bị dẹp tắt (1896). Dưới chính sách của toàn quyền Paul Doumer là triệt để khai thác nhân lực cùng tài nguyên của xứ thuộc địa này nhằm phục vụ tối đa cho quyền lợi của mẫu quốc, từ 1902 - năm ở Hà Nội người Pháp rầm rộ làm lễ khánh thành cầu Doumer (tức cầu Long Biên sau này) - Đông Dương đã bắt đầu mang lại những lợi lộc kinh tế và tài chánh cho nước Pháp trong khi tuyệt đại đa số người Việt phải chịu cảnh tôi đòi ngay chính trên quê hương của họ. Về sau, khi viết hồi ký Doumer đã kiêu hãnh ghi lại như sau : " Khi Pháp mới đến Đông Dương, nước An Nam đã chín muồi trong tình trạng nô lệ " 1 !
    Trong hoàn cảnh đất nước bi đát như thế, Phan Bội Châu (PBC) và Phan Châu Trinh (PCT) là hai sĩ phu, hai bậc đại hào kiệt đi hàng đầu trong vận động giành lại độc lập dân tộc vào giai đoạn giao thời 25 năm đầu thế kỷ XX. Tuy cùng chung một hoài bão cứu nước, lập trường của hai nhà chí sĩ họ Phan trên một số vấn đề căn bản của đất nước lại rất khác nhau, thậm chí có khi tương phản. Trong nhiều năm gần đây, sau nhiều lần đọc lại các trước tác của hai nhân vật kiệt hiệt này, chúng tôi nhận thấy có nhiều kinh nghiệm của người xưa - thành công cũng như thất bại - vẫn còn có ý nghĩa cho đến ngày nay. Trong khuôn khổ của bài viết này, ta thử nhìn lại vị trí và đánh giá vai trò của PBC trong hành trình dân tộc vào thế kỷ XX.
    " Gọi hồn nước "
    Vào những năm đầu thế kỷ XX, làn sóng duy tân từ Nhật Bản dội sang nước ta qua những " tân thư " (sách mới) và " tân văn " (báo mới) của Lương Khi Siêu cùng các nhà cải lương Trung Quốc khác. Những trang sách " tân thư " " tân văn " mang đến cho các sĩ phu yêu nước không khí rạo rực của cuộc Minh Trị Duy tân ở Nhật Bản và khí thế sôi sục của Mậu Tuất Chính biến (1898) ở Trung Quốc. Sĩ phu Việt Nam lần đầu tiên nghe đến các học thuyết dân chủ, dân quyền, chủ nghĩa lập hiến và làm quen với các tên nghe lạ tai như Mạnh-đức-tư-cưu (Montesquieu), Lư-thoa (Rousseau), Phúc-lộc-đặc-nhĩ (Voltaire), v.v... Từ chỗ " ếch ngồi đáy giếng thấy bao nhiêu trời ", họ bắt đầu có tầm nhìn " doanh hoàn " (toàn cầu) - dĩ nhiên điều này không có nghĩa là ai ai nay cũng có thể nhìn một cách khách quan về đất nước hay về thế giới bên ngoài. Quan điểm cạnh tranh sinh tồn, mạnh được yếu thua (survival of the fittest) qua thuyết tiến hoá xã hội (social Darwinism) của Dật-nhĩ-văn (Darwin) mà ngày đó hãy còn gọi là thuyết " vật cạnh " (vạn vật cạnh tranh để sinh tồn), " thiên diễn luận " (sự tiến hoá tự nhiên của sự vật), hay thuyết " tự do đào thải ", khiến họ ý thức sâu sắc hơn về hiểm hoạ mất nước. PCB về sau đã ghi lại trong tự truyện : " Tôi vì xem những pho sách ấy mới hiểu qua được tình trạng cạnh tranh ở trong hoàn hải, thảm trạng mất nước diệt chủng lại càng kích thích trong đầu sâu sắc hơn ".2 Nỗi lo diệt chủng cũng được nhắc nhở trong bài Đề tỉnh quốc dân ca (không rõ tên tác giả) lưu truyền rộng rãi trong nước vào năm 1906 :
    Nỗi diệt chủng bề thương bề sợ,
    Nòi giống ta biết có còn không ?
    Trong hàng ngũ các sĩ phu yêu nước vào đầu thế kỷ XX, PBC có lẽ là người đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thức tỉnh hồn nước. Thơ văn PBC có ảnh hưởng sâu rộng đối với người đọc không chỉ vì những dòng thơ Phan mang nhạc điệu khi trầm hùng thiết tha, khi rạo rực sôi nổi, mà cũng vì những gì Phan nói lên thường khi dậy nỗi nhục mất nước và kích động những xúc cảm sâu xa của tình tự dân tộc. Những câu sau đây ngày nay đọc đến ta vẫn thấy xao xuyến trong lòng, huống hồ là đối với độc giả sống trong tình trạng " mất nước " vào đầu thế kỷ XX :
    Lời huyết lệ gửi về trong nước,
    Kể tháng ngày chửa được bao lâu
    Nhác trông phong cảnh Thần châu,
    Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ...
    Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn,
    Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han.
    Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn,
    Khói tuôn khí uất, sóng cuồn trận đau...
    Hải ngoại huyết thư (1906), Lê Đại dịch
    Hoặc giả :
    Than ôi ! Lục tỉnh Nam Kỳ
    Nghìn năm cơ nghiệp còn gì hay không
    Mịt mù một giải non sông,
    Hỏi ai, ai có đau lòng chăng ai...
    Ai cáo Nam Kỳ phụ lão (1907), PBC tự dịch
    Trong bài Sinh vãn cụ Phan Sào Nam (1940), Huỳnh Thúc Kháng đã diễn tả một cách sống động về sức rung cảm lòng người của ngòi bút của PBC :
    Miệng giọng cuốc vạch trời kêu giật một,
    giữa từng không mù cuốn mây tan,
    Tay ngòi lông vỗ án múa chầu ba, đầy mặt giấy
    mưa tuôn sấm nổ.
    Núi cao reo bốn phía dậy vang,
    Buồng kín tỉnh ngàn năm giấc ngủ.3
    Do ảnh hưởng văn thơ của PBC, mà " hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt tóc bím, vất hết sách vở văn chương cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc, nhà cửa vợ con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ sở, để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây ".4 Ngoài ra, cũng cần để ý là ảnh hưởng của PBC không chỉ giới hạn trong những thế hệ trưởng thành trong nửa đầu thế kỷ XX, mà ngay cả trong thời gian " đất nước phân kỳ ", bất luận Nam Bắc, văn thơ Phan đã khơi dậy lòng yêu nước của không biết bao nhiêu thanh niên.
    Ý thức " Quốc Gia Quốc dân "
    So với người cùng thời, PBC sớm ý thức về vận mệnh đất nước và cũng là một trong những sĩ phu đầu tiên đối đầu với các vấn đề liên hệ đến Việt Nam như một " quốc gia quốc dân "(nation-state). Vì từ " quốc gia quốc dân " (hay " nhà nước quốc dân ") vẫn chưa được nhắc đến ngay trong các cuốn từ điển tiếng Việt, Anh Việt, hay Pháp Việt, v.v. xuất bản gần đây (những năm cuối cùng của thế kỷ XX!), ta thử tạm mượn định nghĩa của từ này trong một cuốn từ điển tiếng Nhật Bản - một ngôn ngữ có nhiều tự vựng hiện đại " xuất cảng " sang chữ Hán và tiếng Việt vào buổi đầu thế kỷ XX.
    Kokumin kokka (" quốc-gia quốc-dân ", hay " nhà nước quốc dân ") : " một quốc gia thống nhất được hình thành dựa trên cơ sở của ý thức về sự đồng nhất của quốc dân, hay dân tộc " (Nihongo daijiten [Nhật-Bản-ngữ đại-từ-điển], Tokyo: Kôdansha, 1989, trang 691).
    Ngay từ hồi chưa xuất dương, Phan đã từng chu du nhiều nơi trong nước _ miền Nam xứ Nghệ (quê Phan) từ Huế vào Nam Ngãi, Bình Phú, rồi Gia Định, cho đến tận vùng Thất Sơn ở Châu Đốc ; miền Bắc từ Nam Định, Hà Nội, lên tận rừng Yên Thế của Đề Thám - nhằm tìm cách kết giao đặng mưu đồ việc nước với những người có nghĩa khí, từ sĩ phu cho đến các " hảo hán " trong giới " lục lâm giang hồ " sống ngoài vòng pháp luật. Trong thời kỳ Đông Du (1905-1909), hàng ngày tiếp xúc và lo việc ăn học cho các thanh niên từ Nam chí Bắc, Phan ý thức sâu sắc về tình trạng thiếu đồng thuận giữa người Việt với nhau do một lý do khá đơn giản : đây là lần đầu tiên các thanh niên này có dịp tiếp xúc, đối thoại, và sinh hoạt với nhau. Trong Việt Nam quốc sử khảo (1908), Phan nêu lên 5 điều khiếm khuyết trong dân trí nước ta : hay nghi kỵ lẫn nhau, coi trọng những điều xa hoa vô ích (như trong việc hôn nhân, cúng bái, v..v.), biết lợi mình chứ không biết hợp quần, tiếc của riêng mà không nghĩ đến lợi chung, biết thân mình mà không nghĩ đến nước.5 Ý thức " quốc gia quốc dân " trong tư tưởng cũng như trong hành động của Phan phải nói là một sự đề kháng đối với chính sách " chia để trị " của chính quyền đô hộ, khác hẳn với đầu óc địa phương hẹp hòi thường thấy ngay ở các nhân vật tai to mặt lớn trong nước lúc bấy giờ. Bình tình mà nói, bệnh chia rẽ, óc địa phương không chỉ do chính sách cai trị của người nước ngoài, bởi lẽ ngay khi người Việt nắm lấy vận mệnh của đất nước, vẫn không thấy những biện pháp tích cực nhằm khắc phục tư tưởng cục bộ " ăn cây nào rào cây đó " hay tình trạng " phép vua thua lệ làng ". Đóng góp của Phan trên mặt này ngay từ hồi đầu thế kỷ đúng là một điểm son đáng trang trọng, cần được ghi nhớ.
    Cũng cần để ý rằng " vong quốc " (mất nước), " đồng bệnh " (cùng bệnh) và " quang phục " (khôi phục lại vinh quang đã mất) là những từ thông dụng trong thuật ngữ chính trị ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam - ba nước " cùng mang bệnh mất nước " - vào đầu thế kỷ XX. " Vong quốc " ở đây có nghĩa là mất độc lập, mất chủ quyền. PBC giải thích : " Gọi là một nước thì phải có nhân dân, có đất đai, có chủ quyền. Thiếu một trong ba cái ấy đều không đủ tư cách làm một nước ".6 Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà những nỗ lực khôi phục độc lập ở ba nước Đông Á nói trên thường lấy tên " quang phục " : vận động lật đổ triều đình Mãn Thanh ở Trung Quốc do Thái Nguyên Bồi khởi xướng năm 1904 lấy tên là Quang phục Hội (về sau gia nhập Đồng minh Hội của Tôn Dật Tiên) ; ngày Hàn Quốc lấy lại độc lập, thoát khỏi ách cai trị của người Nhật gọi là ngày Kwangbok (tức là Quang phục, 15/8/1945); và cái tên Việt Nam Quang phục Hội (QPH) do PBC cùng các đồng chí thành lập ở Quảng Đông (1912) cũng không ngoài nghĩa đó.

Chia sẻ trang này