1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

những biệt thự đẹp tại Đà Lạt

Chủ đề trong 'Lâm Đồng' bởi thanhnam282, 28/08/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thanhnam282

    thanhnam282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Đà Lạt đang được thừa hưởng một gia tài rất quý giá về kiến trúc. Thế nhưng hiện nay, những ngôi nhà đẹp đang chết dần mà chưa có thuốc chữa. Không biết đến bao giờ những người lãnh đạo Đà Lạt mới có được cái tầm nhìn đúng về giá trị của những ngôi biệt thự cổ tại Đà Lạt.
    Xin chính quyền và người dân Đà Lạt hãy cùng nhau bảo vệ những ngôi nhà đang sắp "chết" vì con người bằng những hành động cụ thể hơn.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. thanhnam282

    thanhnam282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    chán quá, những bức ảnh của mình mọi khi vẫn xem được, không hiểu tại sao sang năm mới nó lại mất đi nhỉ?
  3. thanhnam282

    thanhnam282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0

    VĂN HOÁ - NGHỆ THUẬT


    Đà Lạt cần được xếp vào đô thị - di sản
    21:11:01, 15/03/2004


    Chợ hoa Đà Lạt.
    Ngày 16/3 tại Đà Lạt, Hội Kiến trúc sư Việt Nam sẽ phối hợp với UBND TP Đà Lạt và Sở Xây dựng Lâm Đồng tổ chức hội nghị chuyên gia để đánh giá quỹ kiến trúc đô thị của Đà Lạt. Dịp này, Báo Thanh Niên có cuộc trao đổi với GS-TS-KTS Hoàng Đạo Kính - Phó chủ tịch thường trực Hội Kiến trúc sư Việt Nam, người có nhiều tâm huyết với kiến trúc đô thị Việt Nam nói chung và Đà Lạt nói riêng.

    Ông Hoàng Đạo Kính.

    Ông Kính cho biết: Quỹ vật chất của các đô thị Việt Nam không lớn lắm. Chỉ có Huế và Đà Lạt là hai thành phố có thể xem là những đô thị - di sản. Huế còn giữ được nét đặc trưng kiến trúc của một đô thị Việt thời phong kiến. Đà Lạt tuy là thành phố trẻ, song là thành phố nghỉ dưỡng duy nhất Việt Nam có một "cơ thể" kiến trúc trọn vẹn mang diện mạo kiến trúc của Pháp. Những năm qua, các đô thị Việt Nam phát triển quá nhanh, quá mạnh trong khi "cơ thể" đô thị hiện hữu quá yếu kém, cho nên không tránh khỏi sự vội vã "ứng xử" với kiến trúc, đây đó vẫn còn sơ suất...
    Huế và Đà Lạt là hai thành phố rất đặc sắc; Đà Lạt là thành phố có "ngày sinh tháng đẻ", được xây dựng theo chủ trương quy hoạch và đến nay vẫn còn giữ được nét riêng về mặt kiến trúc, cảnh quan đô thị. Nghiên cứu quỹ kiến trúc đô thị hiện hữu của Đà Lạt để giúp điều tiết, điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị Đà Lạt trong thời gian tới sao cho phù hợp, để gìn giữ nét riêng độc đáo cho đô thị Đà Lạt. Mặt khác, hội nghị tạo nền tảng phương pháp luận nhằm xác nhận giá trị của các thành phần cấu thành nên kiến trúc đô thị Đà Lạt.
    - Đà Lạt phải làm gì để giữ mãi được nét riêng kiến trúc độc đáo của mình?
    - Ông Hoàng Đạo Kính: Con đường tốt nhất cho kiến trúc Đà Lạt là phát triển tiếp nối trên cơ sở những gì đã và đang có. Tôi nghĩ, Chính phủ nên ban hành những quy chế riêng cho việc cải tạo và phát triển Đà Lạt, vì Đà Lạt không thể là thành phố bình thường như bao đô thị khác, trong quá trình phát triển cần sự cân bằng đô thị. Phải biết duy trì và kế thừa, phải kết hợp được nét kiến trúc bản sắc và kiến trúc hiện đại. Đơn cử hồ Xuân Hương giữa lòng thành phố sau 110 năm vẫn sạch và không bị bao vây bởi các công trình kiến trúc là điểm nhấn đô thị đặc biệt, rất hiếm hoi trên thế giới. Chúng tôi nghĩ sau Huế, Đà Lạt xứng đáng và cần được xếp vào đô thị - di sản.

  4. thanhnam282

    thanhnam282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Xây dựng ?othương hiệu? di sản kiến trúc cảnh quan Đà Lạt
    Thứ sáu, 16/11/2007, 17:26 (GMT+7)
    Từ lâu Đà Lạt đã được biết đến là xứ sở ngàn hoa, ngàn thông. Nhưng không chỉ có vậy, với lịch sử 114 năm hình thành và phát triển, thành phố này còn tạo ra một quỹ kiến trúc phong phú và đa dạng, xứng đáng là một đô thị di sản kiến trúc cảnh quan độc đáo của Việt Nam.
    Sự khác biệt độc đáo

    Một khu biệt thự tại Đà Lạt. Ảnh: H.H

    Theo GSTS.KTS Hoàng Đạo Kính, các công trình kiến trúc của Đà Lạt ?ophong phú về thể loại, đa dạng về phong cách, nổi trội về chất lượng thẩm mỹ kiến trúc?. Kiến trúc sư di sản nổi tiếng người Pháp Jean Manuel Paoli cho rằng: ?oChất lượng và tính đa dạng trong kiến trúc biến Đà Lạt thành một nơi độc đáo.
    Tìm khắp châu Á, liệu có thành phố nào như thế không? Đà Lạt có một không hai, điều đó hấp dẫn du khách và chinh phục họ nữa. Đà Lạt tập trung nhiều thuận lợi và phải biết dựa vào thế mạnh này để trở thành một địa chỉ hàng đầu?. Có thể coi Đà Lạt như một bảo tàng các biệt thự và các công trình công cộng, tôn giáo tín ngưỡng với các thể loại kiến trúc Âu, Á, gắn liền với nét đặc trưng địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, tạo ra sự khác biệt độc đáo.
    Theo ông Huỳnh Đức Hòa, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt hiện có khoảng 45.000 biệt thự, mỗi diện tích tối thiểu 500 m2, với nhiều loại hình kiến trúc đẹp, độc đáo như nhà thờ Con Gà, nhà thờ Domain de Maria, Giáo hoàng học viện, Langbian Palace, Sofitel Palace, Viện Pasteur, Viện Nguyên tử hạt nhân, Dinh Bảo Đại, ga Đà Lạt, chợ Đà Lạt? Trong số này có hơn 1.500 dinh thự, biệt thự có giá trị đặc biệt về nghệ thuật kiến trúc. Hiện còn khoảng 4.000 biệt thự lớn nhỏ bị bố trí sử dụng sai công năng, bị chia cắt thành nhà ở tập thể. Nếu có kế hoạch đầu tư tôn tạo, nâng cấp đúng mức sẽ làm đẹp hơn nhiều bộ mặt kiến trúc đô thị cảnh quan thành phố.
    Đà Lạt có lẽ là thành phố duy nhất cả nước không có đèn giao thông. Đi trong lòng thành phố, du khách có thể nhìn thấy nhà phố trước mặt, trên đầu, và dưới chân do địa hình dốc, chập chùng, tạo ra không gian thẩm mỹ độc đáo. Nhưng nhiều người cũng đang lo ngại sự ?otole hóa? các mái nhà, biệt thự ở thành phố, làm mất đi tính thẩm mỹ mềm mại, truyền thống trong kiến trúc của Đà Lạt. Đà Lạt còn là một đô thị trong rừng và rừng nằm ngay trong lòng thành phố với độ che phủ gần 65%. Không gian được chia cắt thành những mảng riêng biệt trong phối cảnh chung, tạo ra những lớp cảnh quan đa dạng, hướng về dãy Langbian hùng vĩ - điểm mốc cảnh quan của bức tranh tổng thể thành phố Đà Lạt.
    Phát triển thương hiệu đô thị Đà Lạt
    Trong tiến trình đô thị hóa, không gian phát triển của thành phố chắc chắn sẽ được mở rộng, sẽ có nhiều công trình mới, hiện đại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nhiều mặt, phục vụ việc ăn ở, đi lại, học hành, giao thương, vui chơi giải trí của cư dân thành phố, của du khách, các doanh nghiệp và người nước ngoài đến Đà Lạt. Nhưng làm cách nào để hiện đại, hội nhập mà không mất đi truyền thống kiến trúc đặc thù đã tạo ra bản sắc riêng của Đà Lạt là một bài toán khó trong quy hoạch và phát triển thành phố. Trong luận văn tiến sĩ nghiên cứu về Đà Lạt, Victor Alneng (Trường Đại học Stockholm) cho rằng: ?oLàm thế nào để hiện đại hóa mà không phá hủy không khí lãng mạn đặc biệt của một thành phố kiểu Pháp ở phương Đông chính là một thách thức lớn nhất đối với người Đà Lạt. Bởi vì nếu ?oĐà Lạt trở thành một TPHCM của Tây nguyên, thì người ta thà ở TPHCM còn hơn?.
    Ông Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, cho rằng: Quy hoạch và phát triển thành phố phải là một ?oquy hoạch mở?, tạo ra một không gian phát triển mới, nhưng đồng thời phải là một ?oquy hoạch nghiêm nhặt?, tuyệt đối bảo vệ các di sản kiến trúc, cảnh quan của thành phố để Đà Lạt xưa và nay luôn hòa quyện vào nhau trong quá trình phát triển. Mới đây, trong buổi làm việc với lãnh đạo TP Đà Lạt, ông Huỳnh Phong Tranh chỉ đạo thành phố nên nghiên cứu tổ chức những hoạt động thiết thực kỷ niệm 115 năm hình thành và phát triển Đà Lạt (1893-2008).
    UBND thành phố cần phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hội thảo khoa học; xúc tiến xây dựng và công nhận thương hiệu Đà Lạt ?" đô thị di sản kiến trúc cảnh quan độc đáo. Cùng với các thương hiệu rau, hoa, trà, rượu vang, tranh thêu? nổi tiếng cả nước và trên thế giới, kiến trúc xây dựng, di sản kiến trúc cảnh quan đô thị Đà Lạt xứng đáng là thương hiệu cần được công nhận sớm.
    Trần Hữu Hiệp

  5. thanhnam282

    thanhnam282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Giữ gìn vẻ đẹp của Ðà Lạt
    --------------------------------------------------------------------------------

    Đà Lạt trong sương sớm.
    ND - Từ thuở niên thiếu, hai tiếng Ðà Lạt đã tạo nên trong tôi thật nhiều cảm hứng. Tiếng gọi mơ hồ từ phương nam xa xôi cứ lôi cuốn và hấp dẫn cậu bé xứ Nghệ bằng ước nguyện sẽ có một lần trong đời đặt chân đến xứ sở bát ngát sương, hoa này.
    Thế rồi, tôi trở thành công dân của thành phố cao nguyên sau một chuyến lãng du đến nơi này, không định ngày rời xa. Thấm thoắt đã gần hai mươi năm, một khoảng thời gian đủ để hiểu, để yêu và gắn bó với vùng đất mộng mơ dưới chân dãy Trường Sơn nam...
    Giã biệt vùng quê miền trung gió Lào, cát bỏng, tôi trở thành công dân của đô thị thấp thoáng bên những triền đồi, bát ngát những rừng thông, lãng đãng sương và ngút ngàn sắc hoa. Tôi được thở hít chung bầu khí trời thanh khiết và hòa nhịp sống thường nhật với hàng vạn người dân thành phố. Tôi sẻ chia với bạn bè, với đồng nghiệp, với những người thân thương và khách phương xa những xúc cảm tốt lành mà đất và người nơi này mang lại. Tháng sáu này, điểm mốc để nhớ về lịch sử 115 năm hình thành và phát triển thành phố, xin ôn lại đôi dòng ký ức của cao nguyên Ðà Lạt như nhắc nhở về một thời đã qua, để yêu thêm vùng đất nơi mình đang sống...
    Ngày xa xưa ấy, xứ Thượng mờ mây và heo hút như lạc giữa rừng già. Vài bộ tộc thiểu số miền cao sinh sống, một đời sống tương đối an bình nhưng lạc hậu, đói nghèo. Những thư tịch cổ về vùng đất này đã được lưu bút bởi Dương Văn An (thế kỷ 16), Lê Quý Ðôn (thế kỷ 18) và rồi nhà sử học Phan Huy Chú đã vẽ những ngọn núi, dòng sông vùng La Ngư Thượng trong "Ðại Nam thống toàn đồ" (in năm 1834).
    Tiếp theo, chí sĩ Nguyễn Thông (1782 - 1867), vị quan triều đình nhà Nguyễn, một trung thần yêu nước và là thi nhân đã trèo đèo lội suối đến tận nơi này. Là một trong những thủ lĩnh của phong trào chống thực dân Pháp, lên với cao nguyên, ý đồ của ông là lập một căn cứ địa bí mật, nhằm quy tụ nghĩa sĩ gần xa cùng chống kẻ thù chung.
    Việc lớn bất thành, nhưng tự đáy lòng nhà chí sĩ yêu nước đã dâng lên bao niềm cảm xúc. Với những trước tác còn lại, Nguyễn Thông đã dành cho vùng La Ngư Thượng những vần thơ, trang văn thật đẹp. Ðẹp và sáng nhất là khi ông diễn tả tấm lòng của đồng bào miền cao: "Na tu bản vũ man yên địa - Thượng hữu giang hồ lão khách tinh". (Tạm dịch: Ngờ đâu xứ Thượng mờ mây phủ - Gặp bạn tâm tình khách quý mong).
    Thiên nhiên hữu tình và tâm tính cởi mở của con người nơi đây đã tạo nên ấn tượng mạnh trong lòng nhà bác học người Thụy Sĩ mang quốc tịch Pháp A.Yersin. Những xúc cảm tốt lành đã dẫn đến trong ông sự hình thành ý tưởng khởi lập đô thị giữa miền sơn cước.
    Cùng với sự cống hiến trong lĩnh vực y học, sự gắn bó với đất nước và người dân Việt Nam, sự góp sức cho việc hình thành đô thị trên cao đã đưa tên tuổi A.Yersin vinh danh.
    Ðà Lạt từng được mệnh danh với rất nhiều tên gọi: vương quốc hoa, thành phố mộng mơ, thành phố trong rừng... Xin được đặt thêm đây là thành phố của cảm xúc và sáng tạo. Không gian Ðà Lạt là không gian đa tình, đa tâm trạng, nơi hội tụ những giây phút đam mê và thăng hoa. Một khung cảnh tự nhiên, phù hợp việc nuôi dưỡng tâm hồn sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu khoa học. Có lẽ là thông và hoa, là sương lãng đãng trên đồi cao, lũng thấp, là dòng suối trong xanh, mặt hồ gợn sóng hay bầu khí hậu nhuốm vẻ u hoài đã tạo nên những cảm xúc ấy.
    Ít có nơi nào lại hấp dẫn giới văn nhân như đất Ðà Lạt. Khách văn mọi miền đến xứ này quanh năm. Nhà sáng tác của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trên đường Yên Thế ít lúc thưa vắng các đoàn văn nghệ sĩ đến giao lưu và sáng tác.
    Các đoàn làm phim liên tục chọn những cảnh quay ở Ðà Lạt, vì góc nào của thành phố cũng tạo nên những khuôn hình đẹp. Các nhà nhiếp ảnh nổi tiếng như Võ An Ninh, Ðào Hoa Nữ và hầu hết những người cầm máy trong nước đều có những tác phẩm ấn tượng được sáng tác tại quê hương của thông và hoa. Ngay chính thành phố xinh đẹp này cũng sinh ra nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng. Còn sinh viên các trường mỹ thuật, trong thời gian thực tập, có thể ôm giá vẽ lê la suốt ngày trên các con đường uốn lượn hay lang thang bên những triền đồi rực mầu hoa dại, ngắm không biết chán những ngôi biệt thự cổ và thả sức phác thảo những họa phẩm tương lai...
    Ðà Lạt còn được coi là một trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Những viện nghiên cứu về canh nông, sinh học và nhất là khoa học hạt nhân ở Ðà Lạt từng nổi tiếng từ lâu. Ngày nay, những nền tảng đó đã và đang được phát huy, khi hầu hết các cơ sở đào tạo và nghiên cứu đều mở rộng quy mô, tầm vóc...
    Di sản kiến trúc phối cảnh giữa thiên nhiên Ðà Lạt mang dáng nét kiêu sa quyến rũ. Ðó là định giá của nhiều người khi ngồi ở một nơi nào đó của thành phố và thư thái phóng rộng tầm mắt. Có lẽ, nét kiêu sa ấy phảng phất từ không gian khoáng đạt, từ bầu khí hậu, từ hệ thống những di sản kiến trúc và cả từ tâm tính hiền hòa, thanh lịch của con người.
    Viết đến đây, tôi chợt nhớ tới kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, nhà kiến trúc tài danh và khả kính đã quá cố. Dù đã đi khắp biển Á, trời Âu, từng đoạt giải Khôi nguyên La Mã và góp công mở mang nhiều vùng cư dân từ nông thôn đến đô thị Việt Nam, nhưng ông luôn nhớ bước khởi nghiệp đầu tiên của mình từ mảnh đất này.
    Với Ðà Lạt, nhà kiến trúc họ Ngô luôn dành sự ưu ái đặc biệt. Ông từng nói: "Ðà Lạt có thế mạnh số một của vùng Ðông - Nam Á, đó là một cái máy lạnh khổng lồ. Nhà không thấy trọn, núi không thấy trọn, cảnh luôn ảo huyền. Thiên nhiên Ðà Lạt thanh thoát và uyển chuyển, núi nặng mà thấy nhẹ. Thiên nhiên ấy phảng phất như nét vẽ thủy mặc, nét kiêu sa của nghệ thuật Á Ðông. Quan điểm của tôi về sự tham gia của con người đối với Ðà Lạt là kiến trúc phải đi theo thiên nhiên, không được phá vỡ bố cục của Tạo Hóa."
    Kiến trúc sư Hoàng Ðạo Kính, cũng cùng chung quan điểm: "Rừng thông và kiến trúc những căn biệt thự cổ xưa xinh đẹp nhưng không bao giờ lạc thời đã sinh ra nỗi buồn "đặc sản", là "linh hồn" của Ðà Lạt. Có thể nói rằng, chỉ Ðà Lạt mới có, những tòa biệt thự cổ kiểu Âu, núp bóng dưới những tán thông cổ thụ, trong một không gian rợp mầu hoa dại và mơ màng khói sương, tạo nên những rung động mãnh liệt đối với người hưởng thụ và cả khách thưởng lãm. Ðó là kết quả kiến tạo của con người nhưng là sự sáng tạo "đi theo thiên nhiên" chứ không phá vỡ bố cục của đất trời.
    Giới kiến trúc nhận định, có một "bảo tàng" kiến trúc Pháp thế kỷ 19 tại Ðà Lạt. Người Pháp thời đó quảng bá đô thị mới này như một trung tâm du lịch, văn hóa, khoa học và săn bắn. Năm 1949, toàn thành phố đã có hơn 1.000 biệt thự, dinh thự. Ðiều độc đáo là không có biệt thự nào giống biệt thự nào, mỗi công trình là một tác phẩm kiến trúc hoàn thiện, hoàn mỹ. Ðặc điểm chung: nhà - biệt thự luôn có vườn hoa, cách xa nhau, có tầm nhìn thoáng và hướng đẹp, nhìn ra rừng thông, nhìn về núi Lang Bian hoặc chín mươi chín điểm cao của thành phố, trông xuống các thung lũng đầy sương.
    Tôi đã nhiều lần lang thang trên các con đường và ngắm không chán mắt. Thỉnh thoảng trên đường, tôi được gặp hình ảnh những du khách nước ngoài đứng lặng hàng giờ trước một tòa biệt thự mà ngắm, mà chụp hình và xuýt xoa khi được mời vào trong.
    Tháng sáu, ngồi trong không gian tĩnh lặng viết đôi dòng về thành phố nơi mình đang sống. Ẩn giấu phía sau mỗi con chữ là một tình yêu xứ sở và nỗi e ngại về những tác động xấu của con người đang làm cho Ðà Lạt bị mất dần vẻ đẹp riêng có của mình. Cùng với việc môi trường mất dần sự trong lành, nắng nóng, mưa gió thất thường là những rừng thông bị thảm sát và nhà cửa mọc lên không theo một trật tự nào. Phố núi bây giờ cũng na ná miền xuôi.
    Ðà Lạt đang đứng trước rất nhiều thách thức. Các nhà điều hành thành phố thật hạnh phúc khi đang được trao quyền trông coi một hệ thống di sản, nhưng cũng là gánh nặng đối với họ, vì Ðà Lạt luôn được dành sự quan tâm hết sức sâu sát của những người yêu nó. Các nhà quản lý đô thị cao nguyên hãy biết lắng nghe và kịp nắn dòng thủy lưu khi những điều bất thường ấy chưa trở thành cơn lũ.
    UÔNG THÁI BIỂU
  6. thanhnam282

    thanhnam282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Giữ gìn vẻ đẹp của Ðà Lạt
    --------------------------------------------------------------------------------

    Đà Lạt trong sương sớm.
    ND - Từ thuở niên thiếu, hai tiếng Ðà Lạt đã tạo nên trong tôi thật nhiều cảm hứng. Tiếng gọi mơ hồ từ phương nam xa xôi cứ lôi cuốn và hấp dẫn cậu bé xứ Nghệ bằng ước nguyện sẽ có một lần trong đời đặt chân đến xứ sở bát ngát sương, hoa này.
    Thế rồi, tôi trở thành công dân của thành phố cao nguyên sau một chuyến lãng du đến nơi này, không định ngày rời xa. Thấm thoắt đã gần hai mươi năm, một khoảng thời gian đủ để hiểu, để yêu và gắn bó với vùng đất mộng mơ dưới chân dãy Trường Sơn nam...
    Giã biệt vùng quê miền trung gió Lào, cát bỏng, tôi trở thành công dân của đô thị thấp thoáng bên những triền đồi, bát ngát những rừng thông, lãng đãng sương và ngút ngàn sắc hoa. Tôi được thở hít chung bầu khí trời thanh khiết và hòa nhịp sống thường nhật với hàng vạn người dân thành phố. Tôi sẻ chia với bạn bè, với đồng nghiệp, với những người thân thương và khách phương xa những xúc cảm tốt lành mà đất và người nơi này mang lại. Tháng sáu này, điểm mốc để nhớ về lịch sử 115 năm hình thành và phát triển thành phố, xin ôn lại đôi dòng ký ức của cao nguyên Ðà Lạt như nhắc nhở về một thời đã qua, để yêu thêm vùng đất nơi mình đang sống...
    Ngày xa xưa ấy, xứ Thượng mờ mây và heo hút như lạc giữa rừng già. Vài bộ tộc thiểu số miền cao sinh sống, một đời sống tương đối an bình nhưng lạc hậu, đói nghèo. Những thư tịch cổ về vùng đất này đã được lưu bút bởi Dương Văn An (thế kỷ 16), Lê Quý Ðôn (thế kỷ 18) và rồi nhà sử học Phan Huy Chú đã vẽ những ngọn núi, dòng sông vùng La Ngư Thượng trong "Ðại Nam thống toàn đồ" (in năm 1834).
    Tiếp theo, chí sĩ Nguyễn Thông (1782 - 1867), vị quan triều đình nhà Nguyễn, một trung thần yêu nước và là thi nhân đã trèo đèo lội suối đến tận nơi này. Là một trong những thủ lĩnh của phong trào chống thực dân Pháp, lên với cao nguyên, ý đồ của ông là lập một căn cứ địa bí mật, nhằm quy tụ nghĩa sĩ gần xa cùng chống kẻ thù chung.
    Việc lớn bất thành, nhưng tự đáy lòng nhà chí sĩ yêu nước đã dâng lên bao niềm cảm xúc. Với những trước tác còn lại, Nguyễn Thông đã dành cho vùng La Ngư Thượng những vần thơ, trang văn thật đẹp. Ðẹp và sáng nhất là khi ông diễn tả tấm lòng của đồng bào miền cao: "Na tu bản vũ man yên địa - Thượng hữu giang hồ lão khách tinh". (Tạm dịch: Ngờ đâu xứ Thượng mờ mây phủ - Gặp bạn tâm tình khách quý mong).
    Thiên nhiên hữu tình và tâm tính cởi mở của con người nơi đây đã tạo nên ấn tượng mạnh trong lòng nhà bác học người Thụy Sĩ mang quốc tịch Pháp A.Yersin. Những xúc cảm tốt lành đã dẫn đến trong ông sự hình thành ý tưởng khởi lập đô thị giữa miền sơn cước.
    Cùng với sự cống hiến trong lĩnh vực y học, sự gắn bó với đất nước và người dân Việt Nam, sự góp sức cho việc hình thành đô thị trên cao đã đưa tên tuổi A.Yersin vinh danh.
    Ðà Lạt từng được mệnh danh với rất nhiều tên gọi: vương quốc hoa, thành phố mộng mơ, thành phố trong rừng... Xin được đặt thêm đây là thành phố của cảm xúc và sáng tạo. Không gian Ðà Lạt là không gian đa tình, đa tâm trạng, nơi hội tụ những giây phút đam mê và thăng hoa. Một khung cảnh tự nhiên, phù hợp việc nuôi dưỡng tâm hồn sáng tạo nghệ thuật và nghiên cứu khoa học. Có lẽ là thông và hoa, là sương lãng đãng trên đồi cao, lũng thấp, là dòng suối trong xanh, mặt hồ gợn sóng hay bầu khí hậu nhuốm vẻ u hoài đã tạo nên những cảm xúc ấy.
    Ít có nơi nào lại hấp dẫn giới văn nhân như đất Ðà Lạt. Khách văn mọi miền đến xứ này quanh năm. Nhà sáng tác của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch trên đường Yên Thế ít lúc thưa vắng các đoàn văn nghệ sĩ đến giao lưu và sáng tác.
    Các đoàn làm phim liên tục chọn những cảnh quay ở Ðà Lạt, vì góc nào của thành phố cũng tạo nên những khuôn hình đẹp. Các nhà nhiếp ảnh nổi tiếng như Võ An Ninh, Ðào Hoa Nữ và hầu hết những người cầm máy trong nước đều có những tác phẩm ấn tượng được sáng tác tại quê hương của thông và hoa. Ngay chính thành phố xinh đẹp này cũng sinh ra nhiều nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi tiếng. Còn sinh viên các trường mỹ thuật, trong thời gian thực tập, có thể ôm giá vẽ lê la suốt ngày trên các con đường uốn lượn hay lang thang bên những triền đồi rực mầu hoa dại, ngắm không biết chán những ngôi biệt thự cổ và thả sức phác thảo những họa phẩm tương lai...
    Ðà Lạt còn được coi là một trung tâm giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Những viện nghiên cứu về canh nông, sinh học và nhất là khoa học hạt nhân ở Ðà Lạt từng nổi tiếng từ lâu. Ngày nay, những nền tảng đó đã và đang được phát huy, khi hầu hết các cơ sở đào tạo và nghiên cứu đều mở rộng quy mô, tầm vóc...
    Di sản kiến trúc phối cảnh giữa thiên nhiên Ðà Lạt mang dáng nét kiêu sa quyến rũ. Ðó là định giá của nhiều người khi ngồi ở một nơi nào đó của thành phố và thư thái phóng rộng tầm mắt. Có lẽ, nét kiêu sa ấy phảng phất từ không gian khoáng đạt, từ bầu khí hậu, từ hệ thống những di sản kiến trúc và cả từ tâm tính hiền hòa, thanh lịch của con người.
    Viết đến đây, tôi chợt nhớ tới kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, nhà kiến trúc tài danh và khả kính đã quá cố. Dù đã đi khắp biển Á, trời Âu, từng đoạt giải Khôi nguyên La Mã và góp công mở mang nhiều vùng cư dân từ nông thôn đến đô thị Việt Nam, nhưng ông luôn nhớ bước khởi nghiệp đầu tiên của mình từ mảnh đất này.
    Với Ðà Lạt, nhà kiến trúc họ Ngô luôn dành sự ưu ái đặc biệt. Ông từng nói: "Ðà Lạt có thế mạnh số một của vùng Ðông - Nam Á, đó là một cái máy lạnh khổng lồ. Nhà không thấy trọn, núi không thấy trọn, cảnh luôn ảo huyền. Thiên nhiên Ðà Lạt thanh thoát và uyển chuyển, núi nặng mà thấy nhẹ. Thiên nhiên ấy phảng phất như nét vẽ thủy mặc, nét kiêu sa của nghệ thuật Á Ðông. Quan điểm của tôi về sự tham gia của con người đối với Ðà Lạt là kiến trúc phải đi theo thiên nhiên, không được phá vỡ bố cục của Tạo Hóa."
    Kiến trúc sư Hoàng Ðạo Kính, cũng cùng chung quan điểm: "Rừng thông và kiến trúc những căn biệt thự cổ xưa xinh đẹp nhưng không bao giờ lạc thời đã sinh ra nỗi buồn "đặc sản", là "linh hồn" của Ðà Lạt. Có thể nói rằng, chỉ Ðà Lạt mới có, những tòa biệt thự cổ kiểu Âu, núp bóng dưới những tán thông cổ thụ, trong một không gian rợp mầu hoa dại và mơ màng khói sương, tạo nên những rung động mãnh liệt đối với người hưởng thụ và cả khách thưởng lãm. Ðó là kết quả kiến tạo của con người nhưng là sự sáng tạo "đi theo thiên nhiên" chứ không phá vỡ bố cục của đất trời.
    Giới kiến trúc nhận định, có một "bảo tàng" kiến trúc Pháp thế kỷ 19 tại Ðà Lạt. Người Pháp thời đó quảng bá đô thị mới này như một trung tâm du lịch, văn hóa, khoa học và săn bắn. Năm 1949, toàn thành phố đã có hơn 1.000 biệt thự, dinh thự. Ðiều độc đáo là không có biệt thự nào giống biệt thự nào, mỗi công trình là một tác phẩm kiến trúc hoàn thiện, hoàn mỹ. Ðặc điểm chung: nhà - biệt thự luôn có vườn hoa, cách xa nhau, có tầm nhìn thoáng và hướng đẹp, nhìn ra rừng thông, nhìn về núi Lang Bian hoặc chín mươi chín điểm cao của thành phố, trông xuống các thung lũng đầy sương.
    Tôi đã nhiều lần lang thang trên các con đường và ngắm không chán mắt. Thỉnh thoảng trên đường, tôi được gặp hình ảnh những du khách nước ngoài đứng lặng hàng giờ trước một tòa biệt thự mà ngắm, mà chụp hình và xuýt xoa khi được mời vào trong.
    Tháng sáu, ngồi trong không gian tĩnh lặng viết đôi dòng về thành phố nơi mình đang sống. Ẩn giấu phía sau mỗi con chữ là một tình yêu xứ sở và nỗi e ngại về những tác động xấu của con người đang làm cho Ðà Lạt bị mất dần vẻ đẹp riêng có của mình. Cùng với việc môi trường mất dần sự trong lành, nắng nóng, mưa gió thất thường là những rừng thông bị thảm sát và nhà cửa mọc lên không theo một trật tự nào. Phố núi bây giờ cũng na ná miền xuôi.
    Ðà Lạt đang đứng trước rất nhiều thách thức. Các nhà điều hành thành phố thật hạnh phúc khi đang được trao quyền trông coi một hệ thống di sản, nhưng cũng là gánh nặng đối với họ, vì Ðà Lạt luôn được dành sự quan tâm hết sức sâu sát của những người yêu nó. Các nhà quản lý đô thị cao nguyên hãy biết lắng nghe và kịp nắn dòng thủy lưu khi những điều bất thường ấy chưa trở thành cơn lũ.
    UÔNG THÁI BIỂU
  7. thanhnam282

    thanhnam282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Đà Lạt: Di sản kiến trúc đô thị có một không hai
    07:11'' 29/06/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - ?oPhải tiến hành những cuộc khảo sát nhằm đánh giá toàn bộ quỹ kiến trúc Đà Lạt để trình Chính phủ xem xét công nhận Đà Lạt là Di sản kiến trúc đô thị? là nội dung chỉ đạo của Tỉnh ủy Lâm Đồng đối với TP Đà Lạt tại một văn bản vừa mới ban hành. Theo đó, bắt đầu từ đầu tháng 7 tới đến cuối năm nay, công việc khảo sát và lập hồ sơ trình Chính phủ phải được hoàn tất.

    Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.

    Trong một tham luận có tiêu đề ?oĐánh giá tổng quát quỹ kiến trúc đô thị và gợi ý về hướng phát triển tiếp nối của Đà Lạt?, một trong những kiến trúc sư hàng đầu của Việt Nam ?" GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính cùng TS.KTS Đặng Việt Nga đưa ra nhận định: ?o? Duy Đà Lạt là thành phố đầu tiên và trong suốt một thời gian dài đảm nhiệm chức năng nghỉ dưỡng, từ đó phát triển tính chất đô thị đặc trưng của mình. Vị trí riêng biệt của Đà Lạt chính là ở phương diện này? Xuất phát từ tính chất đặc trưng nghỉ dưỡng, Đà Lạt kiến tạo nên quỹ kiến trúc đô thị của mình, có một không hai trong hệ thống các đô thị Việt, như một hệ quả biện chứng và trực tiếp? Đà Lạt khởi phát ở tận cuối thế kỷ XIX, với tính chất của một đô thị nghỉ dưỡng duy nhất, được xây dựng và liên tục chỉnh trang theo những đồ án quy hoạch, với quỹ kiến trúc và cảnh quan nổi trội của một đô thị phong cảnh, có nhiều cơ sở để được coi là di sản đô thị. Hoặc, nói cách khác, Đà Lạt là đô thị ?" di sản?. Cụ thể hơn, Đà Lạt là ?ođô thị nghỉ dưỡng classic vào những năm đầu của thập kỷ 40 thế kỷ qua? ?" hai vị KTS nói trên nhấn mạnh.
    Qua hơn 110 năm hình thành kể từ ngày nhà thám hiểm ?" bác sĩ A. Yersin đặt chân lên cao nguyên Langbian, nhiều đồ án quy hoạch Đà Lạt đã được thiết lập, phê duyệt và thực thi. Dẫu trải qua hơn thế kỷ với nhiều chính thể, song kiến trúc đô thị Đà Lạt là bất biến: ?oTP trong rừng ?" rừng trong TP với phong cách Pháp ?" Đông Dương cuối thế kỷ XIX?. Khái niệm đó đã trở thành một thực thể sáng tạo độc đáo về quy hoạch kiến trúc đô thị gắn với cảnh quan thiên nhiên rất riêng biệt (trở thành bản sắc) của Đà Lạt. Lịch sử đã khẳng định: Đà Lạt ngay từ lúc khai sinh và trải qua hầu hết các giai đoạn phát triển đều được xây dựng theo các đồ án quy hoạch; và công cuộc xây dựng Đà Lạt trong hơn 110 năm qua luôn luôn được điều tiết thông qua các quy hoạch chỉnh trang. Khẳng định này hoàn toàn có cơ sở. Bởi, ngay từ đầu những năm 20 thế kỷ trước, với vùng đất hoang vu của người Lạch trên cao nguyên Langbian, ý tưởng xây dựng nơi đây một thành phố nghỉ dưỡng của người Pháp đã được cụ thể hóa bằng một quy hoạch đô thị của một KTS nổi tiếng người Pháp (1923) ?" KTS E. Hebrard. Mười năm sau, theo yêu cầu phát triển, đồ án quy hoạch chỉnh trang Đà Lạt của KTS L.G.Pineau được ra đời nhằm tiếp cận sát hơn với thực tế xây dựng. Kế đến, năm 1943, Đà Lạt một lần nữa được mở mang và đồng thời cũng là để khẳng định phong cách của mình thông qua đồ án quy hoạch đô thị của KTS J.Lagisquet.
    Hơn 60 năm tiếp theo đến tận ngày nay, những quy hoạch chỉnh trang luôn dựa vào nguyên tắc bất biến ấy. ?oĐà Lạt có đủ cơ sở để coi là đô thị di sản? ?" ý kiến này của GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính được rất nhiều nhà chuyên môn ủng hộ. Bởi, cũng theo ý kiến của ông, Đà Lạt ?ođược kiến tạo ở từng giai đoạn theo những quy hoạch mang tính chất nhất quán về tổng thể, dẫn tới sự hình thành cấu trúc cơ thể đô thị trọn vẹn; bởi nó sở hữu một quỹ kiến trúc đa dạng và có chất lượng cao, bởi diện mạo nổi trội của nó là đô thị phong cảnh?. Như vậy, với Đà Lạt lúc này, vấn đề còn lại là ở chỗ làm thế nào để xây dựng hồ sơ khoa học trình Chính phủ xem xét và đi đến quyết định công nhận là "Đô thị di sản".
    VietNamNet xin giới thiệu một số công trình kiến trúc độc đáo của Đà Lạt:

    Khách sạn Palace đạt tiêu chuẩn 5 sao.


    Dinh I Bảo Đại.



    Ga Đà Lạt.



    Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt.


    Khu biệt thự Lê Lai.



    Khu biệt thự Lê Lai.



  8. thanhnam282

    thanhnam282 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2005
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Kiến trúc Đà Lạt, nét chấm phá tuyệt vời!
    Ivy on 11 Apr 2008 03:40 pm
    Đà Lạt từ lâu đã được giới kiến trúc công nhận là đô thị di sản với kiến trúc cổ châu Âu thế kỷ XIX.Những ai đã từng đến thành phố du lịch Đà Lạt đều không khỏi trầm trồ trước những đóa hoa kiến trúc biệt thự nằm ẩn mình dưới tán rừng thông. Có thể kể ra vài con đường tiêu biểu như: Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Quang Trung, Nguyễn Du, Phó Đức Chính, Phan Chu Trinh? được xem là một nửa hồn đô thị Đà Lạt với hàng trăm biệt thự theo lối kiến trúc Pháp xinh xắn nằm dọc hai bên đường.
    Công trình kiến trúc trên đất nước Pháp rất đa dạng, mỗi địa phương mang một phong cách kiến trúc khác nhau. Và khi những người Pháp sang Việt Nam thì họ đã mang theo tinh túy của mình dựng xây nên các biệt thự theo kiến trúc của chính quê hương họ.
    Hơn 1.500 biệt thự ở Đà Lạt phần lớn là loại kiến trúc miền Bắc nước Pháp. Có lẽ cũng có ảnh hưởng của kiến trúc vùng núi nên các biệt thự đầu tiên, các nhà gỗ lợp ngói, lợp tôn đều giữ nguyên kiến trúc cũ. Nếu có thay đổi chỉ là số ít bố cục.
    Nhiều nhất và cũng đặc biệt nhất là loại biệt thự có khung sườn bằng gỗ tốt xây chèn gạch. Sàn bằng một hai lớp gỗ hay bằng sàn ghép. Kiến trúc sàn gỗ, trần gỗ gây nên cảm giác ấm cúng cho xứ lạnh. Đó là loại kiến trúc miền Bắc nước Pháp từ thành phố Rouen về phía Lille. Hệ khung cột giữ cho nhà vững chắc đều bằng gỗ, sau đó xây chèn gạch, nhìn bức tường từ xa giống như có sơn cột và thanh chống, thanh giằng giả. Phổ biến là các nhà ở chung quanh viện Pasteur, khu biệt thự bên đường Trần Hưng Đạo, đường Huỳnh Thúc Kháng. Thời gian đầu xi măng chưa lên được, nhà xây gạch toàn bằng vôi tôi trộn chất nhớt lấy ra từ lá cây giã ra. Các tường gạch xen chèn vào các khung gỗ vẫn không nứt nẻ. Lúc làm họ chọn gỗ tốt kể cả gỗ thông, có nhà làm đã bảy, tám mươi năm vẫn còn tốt. ở Đà Lạt không có mối mọt nhiều, gỗ chỉ hư hỏng khi mục, khi thanh gỗ nào mục thì thay thanh đó mà mảng tường không hề nứt đổ.
    Các biệt thự đầu tiên một tầng, có loại hai mái cân xứng, có loại mái dài mái ngắn, đầu hồi nhô ra mặt trước. Biệt thự sang trọng một hai tầng thì cầu thang đặt ở trong nhà (cầu thang gỗ hay xây có tay vịn gỗ). Vào các năm 1920 - 1940 ở Đà Lạt chỉ có gỗ là nhiều, còn thép phải nhập từ Pháp và đưa từ Sài Gòn lên nên cấu trúc ít dùng thép.
    Người Pháp có hai quan niệm làm cho Đà Lạt trở thành nơi an dưỡng đẹp, đó là:
    - Xây các biệt thự có vườn hoa, xa cách nhau, có tầm nhìn đẹp: nhìn ra rừng thông, nhìn xuống thung lũng, nhìn về hướng các đỉnh núi Lang Bian. Các dinh thự đều chiếm cao điểm. Các biệt thự đều ẩn mình trong rừng thông.
    - Đà Lạt chỉ được xây cất biệt thự không quá ba tầng vì làm cao tầng sẽ phá cảnh rừng thông. Và đặc biệt là về hướng Tây - Bắc và Bắc của hồ Xuân Hương không được xây dựng nhà cửa như phía Đông - Bắc vòng về phía Tây bờ hồ.
    Mọi sự xây dựng trên thành phố đều phải do kiến trúc sư thiết kế. Có kiến trúc sư chịu trách nhiệm về thẩm mỹ. Mọi sự xây dựng phải qua phòng quy hoạch đô thị của Sở Công chánh và nơi này phải chịu trách nhiệm về mọi sự xây dựng. Người Pháp đi tha phương luôn luôn hướng về quê hương, được thể hiện trong kiến trúc và trong cuộc sống. Do đó trên 1.000 biệt thự thì kiến trúc các địa phương Pháp ảnh hưởng nhiều nhất là:
    - Kiến trúc Anglo - Normand;
    - Kiến trúc miền cao nguyên trung phần Pháp;
    - Kiến trúc miền núi Alpes và phía Nam;
    - Kiến trúc miền Pyrénées và Basques.
    Các kiểu kiến trúc này có đặc điểm là:
    - Mái nhà: Loại hai mái ít dốc, ở hai đầu có hai mái ngắn (miền Nam).
    Loại hai mái có các mái nhô: nếu các mái nhô tròn là của miền Trung và Bắc Pháp, nếu các mái nhô nhọn và cao có cửa kính lớn (có cũng hai mái) là của miền Nam Paris.
    Loại mái dài, mái ngắn dốc nhiều là loại nhà vùng núi, từ vùng Vosges xuống Alpes, mùa tuyết tan dễ tháo nước.
    Loại mái dốc xây đá chẻ là loại nhà kiểu Anglo - Normand (nhiều ở vùng biển Normandie).
    Loại mái nhà lợp ardoise (đá mài miếng mỏng màu đen) là loại của miền cao nguyên miền Trung nước Pháp.
    - Ống khói lò sưởi: ống khói lò sưởi có cái thấp nếu mái ít dốc, có cái cao nếu mái dốc nhiều. Lò sưởi ở miền Bắc Pháp thường có ba ống tròn ở trên đầu chóp để che mưa, tuyết khỏi vào nhiều hoặc chỉ có một ống tròn ở giữa tấm che.
    Ống khói, lò sưởi miền Trung và Nam cho khói ra 4 phía có tấm che bên trên.
    Ống khói lò sưởi xây có cẩn đá và một phía uốn tròn là kiểu mới cải tiến để cho hợp với nét cao nguyên.
    - Tường xây: Tường xây có khung cột bằng gỗ là kiến trúc miền Bắc Pháp, Bắc Paris (nhất là vùng Rouen, quê hương của Jeanne d?TArc).
    Tường xây bằng đá chẻ là của vùng Trung Pháp hay Đông - Nam Pháp.
    - Mái nhô: Mái tròn nhô lên có cửa sổ kính là của vùng Bắc Pháp.
    Hai mái cao nhô ra và có cửa kính lớn là của miền Trung Pháp.
    Mái nhô ra và có cửa kính dài, kiểu được cải tiến ở Đà Lạt.
    Các mái nhô cốt để sử dụng các phòng trên mái nhà mà người Pháp gọi là tầng áp mái (mansarde). Nó cũng làm đẹp cho mái nhà của biệt thự, nhất là những mái nhà quá lớn rộng.
    - Lò sưởi trong nhà: Lò sưởi trong nhà là một dạng kiến trúc trang trí vừa là để sưởi những ngày lạnh. Chỉ cần đếm số lượng lò sưởi nhiều hay ít trong biệt thự ở Đà Lạt mà biết nội thất sang trọng hay không.
    Những người quen sống ở Đà Lạt ít thấy cái lạnh của Đà Lạt. Nhưng những ai từ xứ nóng đến thì cái lạnh vô cùng thấm thía. Phòng khách biệt thự nào cũng nối liền phòng ăn, nơi đây thường có một lò sưởi và cũng thường để một khúc gỗ để trang trí khi không đốt lửa.
    Phòng ngủ của gia đình chủ nhân cũng có lò sưởi. Sở dĩ có lò sưởi mà không làm ngợp thở khi ngủ là nhờ có ống hút đi lẫn khói cả khí cacbonic.
    Ở Pháp mỗi biệt thự đều có nơi treo áo, mũ trước khi vào nhà, nhưng ở Đà Lạt rất ít nhà có, mà thường ở lối vào nhà có một khoảng lõm vào hoặc nhô ra để khi trời mưa lạnh khách đến có chỗ trút bỏ áo mưa, nón v.v?
    - Vườn cảnh và cổng ra vào: Người Pháp và kiến trúc sư Pháp rất chú ý đến ngoại thất, đặc biệt là vườn cảnh, vì họ biết khí hậu Đà Lạt thích hợp với những loại hoa từ Pháp đưa sang. Từ cổng vào nhà, lối đi trong vườn, vườn trước và sau nhà đều trồng hoa, đem lại cái đẹp cho con người. Thường thiết kế phòng khách sâu về sau để có tầm nhìn ra một vườn hoa rộng, nhìn xuống thung lũng hay rặng thông đẹp. Các biệt thự ít đất thì thường có bồn hoa đúc ở trước các cửa sổ, quanh chân tường nhà. Nó tạo nên màu sắc điểm tô cho căn nhà khi từ ngoài bước vào.
    Cổng vào cũng thay đổi tùy ý của mỗi kiến trúc sư hay mỗi chủ nhà. Số nhà có cổng đi thẳng vào mặt trước không nhiều. Cổng vào và lối đi vào thường lệch sang một phía để vườn hoa rộng dễ tạo thành một mảng lớn, khi ra vào nhà có tầm nhìn bao quát vườn hoa. Nhà vườn rộng, có xe ô tô thường làm cổng vào, cổng ra riêng biệt, đường xe vào ra không cần trở đầu.
    Mỗi biệt thự mang một vẻ đẹp riêng, một nét chấm phá tuyệt vời để rồi cùng họa nên bức tranh Đà Lạt thơ mộng trữ tình.

Chia sẻ trang này