1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bộ phim hay có sử dụng nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi blanchechate, 28/07/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. meongoansister

    meongoansister Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/09/2002
    Bài viết:
    622
    Đã được thích:
    0
    Apo ơi, bao giờ đi nghe Dmitri Hvorostovsky hát thì nhớ về tường thuật cho bà con cùng biết nhé. Riêng với chị, điều này cực kỳ có ý nghĩa. Bởi một điều rất đơn giản, mấy ngày hôm nay, ?oanh ấy?... bỏ bùa chị mất rồi. Tối nào về tới nhà cũng lặng đi lắng nghe giọng bariton truyền cảm của ?oanh ấy? đến mất cả ngủ, sáng sớm vừa tỉnh dậy cũng lập tức phải nghe ngay.....
    Trước đây, mèo cứ cho rằng, chỉ có 2 giọng ca xứng đáng làm bừng sáng cả sân khấu opera lên, không phải ?orào trước đón sau? thì ai trong box cũng hiểu rằng, đó chính là giọng terno huyền thoại Pavarotti hay ?oông vua? đủ sắc lẫn tài Domingo. Thế nhưng, đến khi ?ogặp? được Dmitri Hvorostovsky thì mèo chợt hiểu rằng Pavarotti chỉ còn là một... gã béo ục ịch còn Domingo thảm hại hơn, chỉ là một anh chàng èo uột chuyên... dùng nhan sắc để lấp liếm những nốt c2 thiếu sự đầy đặn và sáng rõ. Vậy một bariton Dmitri Hvorostovsky có điều gì kỳ diệu khiến cả hai ?oông vua? terno đại bại đến như vậy?
    Mới chỉ nhìn thấy hình ảnh của Hvorostovsky thì ai cũng hiểu điều đó. Một anh chàng ?oI-van ngốc nghếch? đầy kiêu hãnh nhưng lại tràn trề sự thân thiện và giản dị (mỗi tội điệu đàng quá, tóc đang sẫm màu lại đi nhuộm thành bạch kim, chả hỏi ý kiến nhà mỹ học Apo về chuyện làm đẹp gì cả. Nhưng thôi, ?ocái áo không làm nên thầy tu?). Tất cả những điều băn khoăn đều lùi lại phía sau khi Hvorostovsky cất lên tiếng hát. Khó có thể nhận xét được tiếng hát của Hvorostovsky thấu đáo như chuyên gia YIH hoặc Cobeo nhưng mèo cảm thấy trong giọng hát ấy, có cái xù xì thô mộc của đất, cái khoáng đạt, bay bổng của những ?ocánh đồng Nga? bao la, nét tinh tế, trữ tình của cánh rừng bạch dương trong gió sớm, và cái sức sống mãnh liệt cuồn cuộn của dòng sông Đông, sông Nhê-va...
    Mèo mới chỉ được nghe ?oMoscow night? nhưng quả thật, ngần ấy cũng đủ thấy được tài năng của ?oanh ấy?. Với những người yêu nước Nga, hẳn những giai điệu đầy lưu luyến thân thuộc của ?oChiều Maxcơva? của Vaxili Voloviev Sedoi đã là một trong những giai điệu không thể nào quên (sau này, chính Van Cliburn đã từng chơi bản chuyển soạn cho piano cho Gorbachov và Reagan nghe tại Nhà Trắng lẫn điện Kremli). Và nữa, khi nghe ?oBài ca ban chiều? cũng của Sê-đôi, ai cũng cảm thấy rưng rưng nhớ về một thời của thành phố Saint Perterburg (khi ấy gọi là hay Leningrad), cái thời thanh niên sôi nổi của các đoàn viên côm-xô-môn. Ca từ hết sức giản dị còn giai điệu thì sâu lắng và tình cảm: ?oThành phố bên bờ sông Nhê-va rộng lớn, thành phố của những người lao động vinh quang, hãy lắng nghe, Leningrad, tôi vẫn ca bài hát về người, bài hát của trái tim mình...? (dịch lỗ mỗ thế).
    Cũng trong dòng chảy trữ tình ấy, khúc tình ca mang bao hy vọng và niềm tin mãnh liệt về tình yêu chung thủy ?oĐợi anh về? phổ thơ Xi-mô-nôv cũng đem lại nhiều xúc cảm. Ai cũng bảo tiếng Nga là nặng với các âm r, s... nhưng chưa bao giờ tôi thấy tiếng Nga bay bổng và lãng mạn đến thế. Chính bài thơ ?oĐợi anh về? viết năm 1941 và in trên báo ?oPradva? - Sự thật năm 1942 đã nhanh chóng đến với mọi nẻo đường đất nước Liên Xô thời bấy giờ. Thông điệp đẹp đẽ của niềm tin và hy vọng ?oĐợi anh về em nghe...? đã truyền cho những người lính Hồng quân ngoài mặt trận và những cô gái thân yêu ở quê nhà sức mạnh tinh thần mãnh liệt vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Đây cũng là nguyên nhân vì sao nhà soạn nhạc Kiril Molchanov lại đưa bài thơ này vào làm một aria của nhân vật Zhenka trong vở opera ?oVà nơi đây bình minh yên tĩnh? (từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nga Boris Vaxiliev).

Chia sẻ trang này