1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bộ phim hay về đề tài chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi t, 29/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208

    Sorry hai lão tí chứ phim như kít ấy.

    mấy việc sến sến tớ bỏ qua được nhưng xuyên tạc lịch sử để bôi hồng phe ta thì ghét lắm kia.

    Vua Mehmed 2 là một ông vua xét về khả năng quân sự, chính trị thì vô cùng sáng tạo, cực giỏi. Ông ta cũng là người có ý chí sắt đá, quyết tâm rất lớn, không sến như trong phim.

    Bên cạnh đó, ông ta cũng là kẻ siêu ác. Ngay khi vua cha băng hà, ông ta lên ngôi lần 2 lúc 19 tuổi, và việc đầu tiên khi lên ngôi là ra lệnh giết đứa em trai của mình vì lo rằng nó là nguy cơ cho ngai vàng của ông ta, cho dù đứa em trai đó mới có... 8 tháng tuôi.

    Đối lại những dư luận chỉ trích việc làm tàn ác đó, ông ta thách thức bằng cách ban hành một đạo luật, trong đó cho phép các hoàng đế Ottoman từ bây giờ trở đi được quyền giết sạch anh em ruột, lấy lý do là để ổn định chính trị. Điều này đồng nghĩa với việc ông ta chính thức cho phép và khuyến khích những đứa con cái và cháu chắt do chính ông đẻ ra giết lẫn nhau.

    Trận công thành Constantinople trong phim, thực chất sau hàng tháng trời vây hãm không thể chiến thắng được, ông ta đã tung ra đợt tấn công cuối cùng bằng tất cả những gì còn lại trong tay. Đặc biệt, để tiếp thêm sức mạnh cho đội quân cuối cùng của mình, ông đã cưỡi ngựa chạy khắp nơi giữa các hàng quân để công bố một lời hứa ghê rợn: Nếu chiếm được thành, ta cho phép các ngươi tự do giết chóc, hãm hiếp và cướp phá trong 3 ngày.

    Hậu quả là sau khi Constantinople thát thủ, lính Thổ tự do giết chóc tàn sát, hãm hiếp, cướp bóc, đốt phá. Đầu người bị chặt thả trôi đầy Bosphorus. Nhà thờ bị cướp và đốt.

    Bởi vậy tớ kinh hãi khi xem cái cảnh Mehmed bước vào nhà thờ, tuyên bố với những người dân trong đó rằng các ngươi giờ đã an toàn, mọi người được tự do tín ngưỡng, tự do thờ phượng chúa hay thượng đế của mình. Rồi bế em bé constantinople, em bé hôn nhà vua chiến thắng, mọi người cười rạng rỡ, hạnh phúc.... bla bla bla... buồn nôn cái thằng làm phim quá!

    Trong khi đó thì cái đáng khen là tài lược của Mehmed lại chả thấy ở đâu trong phim, toàn thấy nhà vua khổ sở, điên điên, sến sến.

    Bữa nào gặp nhau tớ sẽ đưa lão quyển "Những giờ rực sáng của nhân loại" của Stephan Zweig, trong đó có mô tả rất chi tiết về sự kiện này.
  2. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Mehmed đại đế, lão này là kẻ đã lấy đầu của Dracula [:D]
  3. anheoinwater

    anheoinwater GDQP - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    25/10/2007
    Bài viết:
    2.811
    Đã được thích:
    1.208

    Mehmed 2 tuy là nhận vật vĩ đại trong lịch sử, nhưng quy luật trả báo cũng biến ông ta thành kẻ bất hạnh nhất nhì lịch sử.

    Được khuyến khích bởi cách sống và cái đạo luật quái gở của Mehmed 2, con của ông ta đã cho người đầu độc ông để được lên ngôi sớm hơn, Mehmed 2 chết trong đau đớn tột cùng.

    Thằng con giết cha lên ngôi vua lập tức làm theo luật của người mình vừa giết, Mehmed 2 khi chết có 20 người con và 7 bà vợ đang mang thai, nó giết sạch hết 19 đứa còn lại và tiện tay giết luôn 7 bà đang mang thai. :-ss
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Thì xem phim Mỹ ngô nghê nhiều bi nhiêu coi phim THổ hơi sến chút cũng tạm được mà. Có điều sự thực là các đế quốc Hồi giáo thời kỳ đầu không cấm đạo như các vương quốc Kito giáo. Cái chuyện Thập tự quân bị dân Chính thống giáo và Hồi ghét là có thật. Những lần Tập Tự Chinh thứ 2, 3, 4 thì kẻ khánh cự mạnh mẽ nhất là những người Thập Tự Chinh lần đầu, lần 2 sau khi ở lại chứng kiến sự tàn bạo của Thập Tự quân đã cải đạo. Cái Nhà thờ St. Peter của Vatican thế kỷ 15 làm hay đấy chứ.
    Còn luật thừa kế thì tớ không có ý kiến, cái đó có lý do hợp lý cả. Chọn lọc tự nhiên, đấu tranh sinh tồn mà. Chỉ lưu ý là đế quốc Hồi giáo được tự do tôn giáo chứ không cấm đạo như các vương quốc Kito.
    Có điều phim Hồi giáo nên không có cảnh nóng. :(
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    ông Heo , ông Ngọc có thì giờ thì giúp cho trang lịch sử của tôi vài bài nhé
  6. Gio_Nom

    Gio_Nom Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/09/2012
    Bài viết:
    161
    Đã được thích:
    0
    Phim Việt dự Oscar: Rớt từ vòng sơ tuyển!
    Cứ đến mùa, Cục Điện ảnh lại xét chọn phim đi dự giải Oscar nhưng đã bao năm nay chưa có phim nào của Việt Nam sản xuất được lọt vào vòng tuyển chọn

    Mùi cỏ cháy của đạo diễn Hữu Mười, Hãng phim Truyện Việt Nam sản xuất, vừa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quyết định cử làm đại diện tranh giải Oscar 2013 hạng mục Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Vậy là thêm một bộ phim của Việt Nam nữa được gửi tham dự giải Oscar.
    “Sân chơi đó không dành cho mình”
    Trước Mùi cỏ cháy, Khát vọng Thăng Long của đạo diễn Lưu Trọng Ninh cũng đã từng được gửi đi tranh giải này nhưng ngoài những bản tin đăng trên các báo trong nước trước khi bộ phim được gửi đi, không một thông tin nào đề cập những bộ phim dự giải Oscar sau đó. Cũng giống như Đừng đốt của đạo diễn Đặng Nhật Minh, Áo lụa Hà Đông của Lưu Huỳnh, Mùa len trâu của Nguyễn Võ Nghiêm Minh, Chuyện của Pao của Ngô Quang Hải... các năm trước đó, chưa một phim nào lọt vào vòng tuyển chọn, trừ Mùi đu đủ xanh của đạo diễn Việt kiều Trần Anh Hùng lọt vào vòng đề cử năm 1994 vì do Les Productions Lazennec của Pháp sản xuất, lấy danh nghĩa Việt Nam để dự giải Oscar.
    [​IMG]
    Cảnhtrong phim Mùi cỏ cháy - bộ phim được đưa đi tranh giải Oscar 2013. ẢNH DO ĐOÀN LÀM PHIM CUNG CẤP

    Một đạo diễn danh tiếng từng có phim gửi dự giải Oscar khi được hỏi đã chia sẻ ông chẳng kỳ vọng gì khi phim của mình được gửi đi. “Gửi phim đi là việc của bộ (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) chứ không phải tôi. Thực sự sân chơi đó không dành cho mình. Vì thế không nên làm lớn chuyện này” - ông cho hay.

    Đạo diễn này cũng nhấn mạnh điều khó khăn nhất khi phim Việt Nam tham gia các giải thưởng điện ảnh tầm cỡ thế giới chính là chất lượng không xứng tầm. “Nội dung độc đáo, chất lượng nghệ thuật hàng đầu rồi sau đó mới đến kỹ thuật. Họ chú trọng đến việc các tác giả làm phim như thế nào, có cái gì riêng không chứ nếu cứ bắt chước người ta đem phim đi thi thì không bao giờ đạt được như mong muốn” - đạo diễn này phân tích.
    Bà Ngô Phương Lan, Cục trưởng Cục Điện ảnh, cũng thừa nhận việc lọt qua vòng sơ tuyển để vào vòng đề cử là cực kỳ khó khăn. Hội đồng tham gia tuyển chọn phim của giải Oscar lên đến 6.000 thành viên. Không chỉ xét về nghệ thuật, bà Ngô Phương Lan cho hay ở khía cạnh kỹ thuật, phim Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn khi tham dự các liên hoan phim quốc tế ở quy mô nhỏ như Bangkok - Thái Lan, Ấn Độ chứ chưa nói đến những giải thưởng lớn như giải Oscar.
    Đi thi để kích thích nghệ sĩ sáng tạo (?!)
    Trả lời câu hỏi gửi phim tham dự Oscar có phải là việc làm không “biết mình, biết ta” của điện ảnh Việt Nam, vì tất cả phim dự thi lâu nay đều không lọt được vào vòng tuyển chọn, bà Ngô Phương Lan nói nước đôi: “Không biết có quá sức hay không”. Tuy nhiên, bà Lan khẳng định việc gửi phim tham dự có ý nghĩa tích cực.

    “Ít nhất phải có đích gì đó để phấn đấu chứ nếu ra rạp mà chỉ rặt phim giải trí cũng sẽ bị khán giả “mắng”. Phải có gì đấy để nghệ sĩ thấy mình được kích thích sáng tạo, thậm chí ở một số nước, họ còn đánh vào tự ái nghệ sĩ. Tôi nghĩ điều đó đang rất cần” - người đứng đầu ngành điện ảnh Việt Nam nói. Bà Lan cũng giải thích phim tham dự Oscar phải qua một hội đồng tuyển chọn, nếu trên 9 điểm mới được gửi phim đi, còn dưới 9 điểm thì không gửi như năm 2011.
    Như nhận xét của hầu hết các đạo diễn, kỹ thuật có thể khắc phục nhờ đem ra nước ngoài in tráng, làm âm thanh…, điều cốt lõi nhất vẫn là chất lượng nghệ thuật. Một NSND nhấn mạnh: A Separation, bộ phim giành giải Oscar 2012 cho phim nói tiếng nước ngoài hay nhất của điện ảnh Iran, là ví dụ. Kỹ thuật, câu chuyện của phim cực kỳ đơn giản, không bom đạn, chết chóc, không giết người, không cảnh *** nhưng bộ phim lại khiến người ta rung động về câu chuyện của ông chủ và cô giúp việc. Thế là đủ để có Oscar!

    Chọn dự án tốt để đầu tư

    Từ năm 2005, quy định phim dự tranh hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất” của giải Oscar phải được chiếu thương mại ít nhất 7 ngày liền ở nước sở tại, trong khoảng thời gian từ ngày 1-10 của năm trước đến ngày 30-9 của năm tiếp theo. Nhờ vậy, từ năm 2006, Việt Nam chính thức nhận được thư mời tham dự tranh giải ở hạng mục “Phim nói tiếng nước ngoài hay nhất”. Từ đó tới nay, lần lượt có Mùa len trâu, Chuyện của Pao, Áo lụa Hà Đông, Đừng đốt, Khát vọng Thăng Long và nay là Mùi cỏ cháy có cơ hội gửi đi tham gia giải thưởng danh giá này. Tuy nhiên, chưa có phim nào lọt qua vòng tuyển chọn.
    Trước câu hỏi Cục Điện ảnh sẽ đầu tư cho các nghệ sĩ thế nào hòng tìm ra những bộ phim xuất sắc tranh các giải thưởng lớn trên thế giới, bà Ngô Phương Lan cho biết thời gian tới, các dự án làm phim của nghệ sĩ sẽ được tuyển chọn chứ không còn phân bổ như trước. “Không còn cách nào khác. Các nghệ sĩ sẽ phải xây dựng dự án của mình trên cùng một đề tài, chúng tôi sẽ chọn dự án tốt nhất. Sẽ buộc phải làm thế” - bà Lan nhấn mạnh.​


    HOÀNG LAN ANH

    http://nld.com.vn/20120927104324458p...g-so-tuyen.htm
  7. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    9th Company - Trailer[r32)]

    [YOUTUBE]1FjITiVVSdQ&feature=fvwrel[/YOUTUBE]

    PHIM

    [YOUTUBE]Lx9WXBXEV6U&feature=player_embedded[/YOUTUBE]
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Một trong những bằng chứng về việc tự do tôn giáo dưới chế độ Hồi giáo Trung Cổ là thực tế hiện nay ngay giữa Thánh đường Hồi giáo Hagia Sofia (thánh đường Byzantinum xưa kia) vẫn tồn tại các ảnh thánh
    http://en.wikipedia.org/wiki/Hagia_Sophia
    Mặc dù Hồi giáo cấm không vẻ tranh hay điêu khắc hình người hay động vật.

    Thử hỏi thời Trung Cổ thì Kito giáo có khoan hòa như vậy được không?
  9. kuemhoito

    kuemhoito Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2012
    Bài viết:
    2.675
    Đã được thích:
    15
  10. spetsnaz

    spetsnaz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2009
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    9

Chia sẻ trang này