1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bộ phim hay về đề tài chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi t, 29/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Tùy cụ ơi, nhiều phim Nga mới làm hay lắm.
  2. 1962

    1962 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2015
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    120
    Có ai có link: "Đại đội 9" đưa lên cho anh em xem để biết phim chiến tranh Nga thời nay, cá nhân mình xem song thấy giống chiến tranh tây nam
  3. bubibubi01

    bubibubi01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/04/2009
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    187
    Các bác hay xem phim" đi trên lưỡi dao" , " đội nữ trinh sát". Hay lắm.
  4. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    Cho bạn nào thích phim chiến tranh Nga nhé. Từ 6h rưỡi tối 6/5 đến 9/5 tại trung tâm văn hóa khoa học Nga tại 501 kim mã hà nội sẽ chiếu phim chiến tranh do Nga làm, vào cửa tự do nhé
  5. ttanh919

    ttanh919 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    148
    Các bác có link phim Ngày tàn của Phát xít không ạ? Hôm chủ nhật trên kênh QPVN có chiếu nhưng em bận xem phim "Nơi đây bình minh yên tĩnh" trên VTV1 nên không xem được phim này :(
  6. 1962

    1962 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/01/2015
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    120
    Đại đội 9. 9th Company
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    https://www.fshare.vn/folder/O2ZLM5IXU73M

    Tại Liên hoan Phim Quốc tế Maskva thứ 26 tháng 6/2004, bộ phim "Phe ta" (Svoi) của Dmitri Meskhiev đã giành thành công vang dội. Phim nhận được Giải thưởng lớn - Thánh Georgi Vàng - cho Phim hay nhất, cùng Giải Đạo diễn Xuất sắc nhất và Nam Diễn viên chính Xuất sắc nhất (diễn viên Bogdan Stupka, cũng sẽ đóng vai Taras Bulba 2009). Trong 6 tháng trước đó, những tranh luận sôi nổi giới thạo phim ở Nga có vẻ như rất khớp với đã về tựa đề của phim: làm sao để "phe ta" đánh bại "phe họ" (tức phim nước ngoài)? Một số bình luận nghe như một ám ảnh thập niên 1970, cho rằng chủ đề "lớn" về Thế chiến thứ 2 đóng vai trò quyết định trong ban giám khảo, hoặc thậm chí phim của Meskhiev là một sản phẩm Nhà Nước đài thọ (sotszakaz) nhân dịp kỷ niệm 60 chiến thắng Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại sắp tới. Cũng có thể nói vậy, bởi với kinh phí 2,5 triệu đô-la, quy tụ nhiều diễn viên nổi tiếng và tay nghề cứng cáp của nhà quay phim Sergei Machilsky (giải Nika Best Cinematographer năm 2003 cho bộ phim "Chuyển động" của Filipp Iankovsky - từng đạo diễn phim Afganskiy Izlom và sau này là phim Raspoutin2 2011 có tài tử Gerard Depardieu), bộ phim của Meskhiev là một tác phẩm nghiêm túc, chuyên nghiệp.

    Thực ra, phim "Phe ta", thuộc loạt phim Nga gần đây, trong đó phim "Xạ thủ Cúc-cu" 2002 của Aleksandr Rogozhkin là ví dụ tiêu biểu nhất, đã cụ thể hóa những vấn đề của Chiến tranh Vệ quốc. Trên nhiều khía cạnh, đây là một tác phẩm điện ảnh rất đặc trưng Nga về sự thử thách nhân tính trong tình huống không thể có lựa chọn tốt đẹp hơn, cô đọng trong đó sự giản dị vô cùng trang trọng và mang tính đặc trưng từng cá nhân. "Phe ta" lấy bối cảnh những tháng đầu của Chiến tranh Vệ quốc, khi những cơn triều tàn nhẫn của quân phát xít xâm lược đẩy lùi liên tục Hồng quân về phía đông. Giống như phim "Xạ thủ Cúc-cu", bộ phim của Meskhiev lấy một ngoại cảnh quay phim không rõ ràng: nó có thể là tại Nga, Belorussia hay vùng Lapland thuộc Phần Lan. Vấn đề này chính là yếu tố gây kích thích - đây là một "vùng bị chiếm đóng", vùng nằm giữa hòa bình và chiến tranh, giữa "phe ta" và "phe địch", giữa nhân bản và tàn bạo. Còn bản thân chiến tranh thì chưa đạt được tới sự rõ ràng ngay thẳng của Chiến tranh vệ quốc Vĩ đại, mà đang là cuộc tranh đấu thần thoại khi phe ta và địch còn chưa phân định được rõ ràng.
    "Phe ta"là một phim về sự chạy trốn và bị xua đuổi. Chạy thoát khỏi làn đạn địch, hai nhân vật chính - một thượng úy NKVD Dân ủy Nội vụ (hàm ngang với một thiếu tá Hồng quân) người Nga do Sergei Garmash thủ vai và một chính ủy Do Thái do Konstantin Khabensky thủ vai (Do Thái, Digan, Nga, Ukraina là các quốc tịch ghi trong hộ chiếu Liên Xô nhưng đều là công dân của Liên bang Xô-viết chung) vội vã đổi quân phục lấy quần áo thường dân rồi bị quân Đức bắt làm tù binh. Trong đoàn tù binh, họ gặp một nông dân trẻ là xạ thủ bắn tỉa Mitka (Mikhail Evlanov thủ vai). Mitka cho họ hay là làng mình gần đấy, và cả 3 chạy trốn đến làng. Tại đấy, họ gặp bất ngờ khó chịu: cha của Mitka (Bogdan Stupka thủ vai), từng đi đày lao động cải tạo ở Sibiri vì là phú nông gulak, nay là starosta (trưởng làng) và hợp tác với chính quyền Đức. Ba người phải đối mặt với thử thách: phải sống sót giữa chính người của mình.
    Tựa phim rất khó dịch vì gắn kết với cuộc đấu tranh ý thức hệ Xô-viết, giữa sự kình chống "phe ta" "phe địch". Theo ý thức hệ Stalinist, không một nam nhân vật chính nào hoàn toàn xứng là "phe ta": 3 tù binh chiến tranh, một cựu gulak, và chánh cảnh binh (Fedor Bondarchuk thủ vai). Tuy nhiên, bộ phim cho ta thấy tựa đề này mang logic phân định giữa cộng đồng hơn là ý thức hệ. Ví dụ, Mitka Blinov người làng Blinovo và có quan hệ họ hàng với nửa cư dân làng, gồm cả nhiều cảnh binh polizei. Lựa chọn của các nhân vật- giết hay không giết, phản bội hay cứu sống- đều dựa trên các quan hệ họ hàng và hoàn cảnh chứ không phải ý thức hệ. Đấy là một thế giới đổi chác: Katya (Anna Mikhalkova, con gái đạo diễn Nikita Mikhalkov, thủ vai) thuyết phục một cảnh binh đổi chiếc kính ngắm lấy đôi hoa tai mẹ mình; người cha dự tính chuộc 2 con gái lấy 2 đồng tiền vàng. Ý thức hệ chỉ thành vấn đề khi một nhân vật không có lựa chọn, như Liv****s chẳng hạn, một người Do Thái bị nhiễm bệnh, lại là chính ủy và chắc chắn sẽ chết.
    "Phe ta" làm nhòe ý nghĩa của chiến tranh. Một bên là bi kịch cuộc xâm lược của quân Quốc Xã, diễn ra qua những cảnh quay chậm, dựng phim đan xen liên tục với sự sợ hãi và hủy diệt, với âm thanh cháy nổ chen với âm nhạc bi thương. Cuộc tấn công bất ngờ của lính biệt kích (lính dù Đức đội mũ sắt không vành che tai) Đức Quốc Xã vào Sở chỉ huy Hồng quân đã mở đầu chuỗi sự việc và gom các nhân vật lại với nhau. Sự xuất hiện của lính Đức ở cuối phim lại làm phân tán nhóm người này và kết thúc phim. Đồng thời, lính Đức lại là những nhân vật thứ yếu nhất trong phim, rõ ràng không phải "phe ta". Các đoạn hội thoại tiếng Đức không được dịch, và lính Đức ngồi trên xe tải chạy qua thị trấn bị chiếm đóng trông thật tương phản với người Nga: sạch sẽ, râu cạo nhẵn, trẻ, và quan trọng nhất là xa lạ, không có cá tính. Biểu hiện duy nhất trên mặt họ là hoang mang trước cuộc sống ở Nga. Họ không thể kiểm soát cuộc sống ấy và không hiểu mấy về lối chiến tranh khốc liệt, vô hệ thống kiểu "Tolstoi" trong Chiến tranh và Hòa bình đang chống lại họ.
    Các nhân vật chính của “Phe ta” chỉ giết những ai đe dọa tới tình trạng biệt lập của cộng đồng của họ. Người bị giết đầu tiên là một tù binh dọa sẽ tố giác Liv****s là chính ủy Do Thái nếu anh này không đưa suất cháo của mình cho hắn. Hắn bị viên sĩ quan NKVD cắt cổ, người này thấm đẫm logic phe ta của phim vì anh ta bảo vệ sự toàn vẹn của "phe ta".
    Quân Đức xem nước Nga chỉ như kích cỡ một ngôi làng, một nhà tắm hơi, một nhà kho. Nhưng nhà kho này lại là thiên đường ở Nga. Nó che lấu những kẻ chạy trốn như cái kén, Qua vết nứt trên tường, họ có thể dõi ra xem đám phụ nữ "phe ta" vắt sữa bò; họ nấp trong đống rơm và uống rượu mạnh của "ta", đem lại sự ấm áp và sức mạnh.
    Một số nhà phê bình than phiền là phim này chưa trọn vẹn về tâm lý. Các nhân vật chính chỉ được nhận diện qua chức năng là chính - chính ủy, tay an ninh Cheka, xạ thủ và ông già. 3 nhân vật chính đại diện những chiến sĩ huyền thoại đã chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc: sĩ quan NKVD là sức mạnh quốc gia; người chính ủy dũng cảm biết hy sinh là giấc mơ lý tưởng của xã hội cộng sản, còn xạ thủ nông dân là tinh thần quần chúng. Họ đại diện những nam tính mẫu mực, nhưng chỉ 2 người trong số đó sống sót để trở thành biểu tượng mới của Nga: quốc gia vững chãi và sức mạnh của nông dân.

    Liên hoan phim Quốc tế Maskva đầu tiên năm 1959 trao Giải thưởng lớn cho phim "Số phận con người" của Sergei Bondarchuk, bộ phim về một tù binh chiến tranh, lần đầu tiên xóa nhòa sự phân biệt thời Stalin giữa "Ta" và "địch". Trong "Phe ta", con trai của Bondarchuk đóng vai kẻ cộng tác với Quốc xã. 45 năm sau "Số phận con người", thể loại chiến tranh vẫn là trọng tâm của xã hội Nga, tranh cãi quanh "phe ta".

    https://www.fshare.vn/folder/O2ZLM5IXU73M
    ngthi96, thanhVNW, Khucthuydu21 người khác thích bài này.
  8. vn_wot

    vn_wot Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    18/12/2014
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    83
    Có sub việt ko bác?
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Có Vietsub add cứng rồi
    Khucthuydu2 thích bài này.
  10. thanhVNW

    thanhVNW Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2008
    Bài viết:
    373
    Đã được thích:
    56
    Phim hay (svoi)!... nhưng sao 1/4 cuối phim hay bị cà giựt và không khớp hình với tiếng nhỉ ?
    --- Gộp bài viết: 01/07/2015, Bài cũ từ: 01/07/2015 ---
    Hic, tại tối qua copy phim vào USB rồi cắm vào laptop nằm xem. chắc đến cuối phim nóng USB nên mới bị cà giật :( Hôm nay xem lại không bị :D
    --- Gộp bài viết: 01/07/2015 ---
    Chán thật, lười tí nên giảm ít nhiều độ sướng :((

Chia sẻ trang này