1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bộ phim hay về đề tài chiến tranh

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi t, 29/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bài này tau chôm bên nuocnganet:
    ?oĐại đội 9? được đề cử tham dự ?oOscar?
    Bộ phim ?oĐại đội 9? của đạo diễn Fedor Bondarchuk đã được Nga đề cử tham dự giải thưởng ?oOscar? trong hạng mục -?ophim nước ngoài xuất sắc nhất?. Hôm thứ ba 26/9 đạo diễn Vladimir Menshov cho biết đó là quyết định của Ủy ban Oscar Nga.
    Theo lời ông Menshov, Ủy ban Oscar Nga mà ông là chủ tịch đã lựa chọn bộ phim ?oĐại đội 9? trong số 13 bộ phim muốn tranh tài. Trong danh sách 13 bộ phim đó có những phim như ?oSống? của Alekxandr Veledinsky, ?oDiễn tả nạn nhân? của Kirill Serebrianikov, ?oĐảo? của Pavel Lungin và ?oEuphoria? của Ivan Vưrưpaev.
    Trong số 13 thành viên của Ủy ban thì có 7 người bỏ phiếu cho ?oĐại đội 9?, còn 6 người ?" cho ?oEuphoria? ?" ông Menshov cho biết
    Khi nói về khả năng nhận giải thưởng của phim này, ông Menshov nói rằng dự báo Oscar là một việc làm phức tạp và khó mà thành công

    N.D. (NuocNga.net) dịch theo Vesti

    Còn cái này là chính tau dịch :
    Đạo diễn Alexander Rogozhkin nói về ?~Peregon?T (Trạm trung chuyển)
    [​IMG]
    Peregon là bộ phim mới của nhà đạo diễn kiêm viết kịch bản người Nga có vốn sáng tác rất khoẻ Alexander Rogozhkin, được giới thiệu tại cuộc thi của Festival phim Karlovy Vary. Rất nhiều phim của ông từng được chiếu tại đây, gồm có phim Kukushka (2002), phim Zhizn Idiotom (Sống với gã khờ) và bộ phim về chiến tranh Tresnhia Blokpost (Trạm kiểm soát), mà ông đã giành giải Đạo diễn xuất sắc năm 1998. Peregon là một câu chuyện về một căn cứ quân sự trung chuyển bí mật tại vùng Chukotka xa xôi, nơi máy bay của phe Đồng minh bay tới từ Alaska, do một nhóm nữ phi công Đồng Minh lái, vì thế dĩ nhiên là thu hút sự chú ý của hầu hết nam phi công người Nga tại sân bay.
    Boyd van Hoeji, biên tập viên của europeanfilms.net, đã có bài phỏng vấn với đạo diễn phim Peregon trong liên hoan phim:
    Ý tưởng làm bộ phim Peregon xuất phát từ đâu?
    Ý tưởng này đến với tôi cách đây 20 năm, nhưng tôi từng nghĩ rằng mình sẽ làm nó hơi khác. Người Mỹ có 3 cách để viện trợ Nga thời kỳ đó (Thế chiến thứ 2): chuyển qua Ba Tư, qua Biển Bắc và xuyên qua Chucotka, mặc dù tuyến Chucotka là tuyệt đối bí mật, và ấn phẩm đầu tiên về tuyến đường này chỉ xuất hiện vào đầu những năm 1990s. Tôi đã có một bản thảo kịch bản về thời kỳ này và những con người này, nhưng do có lẽ không thể quay tại Ba Tư, tôi đã thay đổi cảnh quay về Chucotka.
    [​IMG]
    Các nhân vật là hoàn toàn do sáng tạo hay ông có lấy mẫu từ những người có thật đã từng làm việc tại những trạm chung chuyển thời Thế chiến thứ 2?

    Tôi đã đọc rất nhiều về đề tài này, nhưng các nhân vật là hoàn toàn giả tưởng. Điều làm tôi ngạc nhiên khi viết kịch bản và nghiên cứu trên các tài liệu là những người làm việc tại các căn cứ quân sự đều rất trẻ; họ sinh năm 1925 hoặc 1927. Vào thời đó, những người tham gia đều hy sinh hoặc bị thương trong chiến tranh. Kurt Vonnegut đã nói về thế hệ tham gia Thế chiến thứ 1 rằng chiến tranh đã khiến họ lùn hơn bốn xăngtimét ?
    [​IMG]
    Chukotka
    Ông đã quyết định cấu trúc bộ phim như thế nào, vốn cung cấp một bức tranh toàn cảnh về rất nhiều nhân vật khác nhau?
    Sự quyết định khá đơn giản, bởi tôi yêu thích tiểu thuyết và các tiểu thuyết gia cuối thế kỷ mười chín và đầu thế kỷ hai mươi như Tolstoy, Faulkner, Updike và Dostoyevsky. Thực chất, tôi muốn gọi bộ phim của mình là một ?otiểu thuyết dạng phim?. Tom Woolfe, khi viết về Faulkner, đã nói rằng cuốn truyện tựa như một cái dấu bưu điện: không phải cuốn truyện quan trọng, mà là cuộc đời bên trong (truyện) của các nhân vật. Tôi đã rất hạnh phúc khi có thể viết về họ, và tôi đã viết bộ phim như thể một cuốn tiểu thuyết. Những nhà sản xuất ghét nó, bởi họ luôn muốn cái gì đó ngắn hơn và khi họ dịch kịch bản ra tiếng Anh, nó thậm chí còn trở nên dài hơn: gần gấp đôi bản tiếng Nga! Bộ phim dẫu vậy vẫn dài hơn dự định ban đầu một chút. Nếu tôi có tài hơn, bộ phim đã có thể ngắn hơn! [Cười dài]
    [​IMG]
    Cảnh đón tiếp các nữ phi công Đồng Minh. Chủ nhiệm sân bay chỉ đạo bật quốc ca Mỹ, tất cả các nữ phi công hát theo. Và rồi là bài Quốc tế ca của đám phi công Nga.
    [​IMG]
    Sau đó là thư giãn
    Có một vụ giết người bí ẩn trong phần hai của bộ phim. Trong khi phần một là bức chân dung ấn tượng về các nhân vật, khi cuộc điều tra vụ giết người bắt đầu, mạch truyện trở nên cứng nhắc hơn bởi nó đòi hỏi một hình thức trong đó những điều như vậy có thể được giải quyết một cách hợp lý.
    Tôi làm điều này một cách có mục đích, nhằm tạo ra một phần đầu ấn tượng hơn trong đó mọi điều diễn ra như trong đời thường và không có vẻ được sắp xếp. Và rồi, khi điều tra viên tới và cố gắng tìm hiểu điều gì đã xảy ra, chúng tôi bắt đầu sắp xếp các chất liệu. Từ lúc này [khán giả] bắt đầu hiểu về các nhân vật, mối quan hệ khác biệt của họ đối với mỗi người khác, và mỗi người có một cuộc sống thứ hai khác biệt thế nào ẩn giấu đằng sau cuộc sống đời thường. Điều này cho ta thấy rằng thông thường sự việc diễn ra bên ngoài vẫn hay khác hẳn thực chất của chúng : anh nhìn thấy một con người từ một mặt, và rồi anh chợt nhận thấy cũng con người ấy nhưng là một kẻ nào đó hoàn toàn khác. Những người tốt trở thành kẻ xấu, người xấu thành kẻ tốt, một số trở thành kẻ chỉ điểm dù ta không bao giờ ngờ tới điều ấy. Là đạo diễn, tôi cố gắng làm một kẻ kích động, cố gắng dẫn dắt người xem tham gia, khiến họ tạo ra quyết định của riêng mình và cũng khiến họ thay đổi quan điểm của mình về những nhân vật chính, như thực tế đời thường vẫn xảy ra.
    Ông có cho rằng bộ phim là một tác phẩm ái quốc?
    Đúng, tôi cho rằng đây là một bộ phim yêu nước, nhưng không chỉ cho người Nga mà cho tất cả phe Đồng minh đã từng giúp đỡ nhau trong Thế chiến 2. Tại Nga, chúng tôi phân biệt giữa ?ocó màu đỏ?, vốn thể hiện một kiểu chủ nghĩa yêu nước rất hời hợt, đơn giản và chủ nghĩa yêu nước chân thực, và bộ phim này có lẽ thuộc về loại sau. Điều thú vị với người nghệ sĩ trong tôi là, tất nhiên, rất tồi tệ khi con người tham gia và giết hại lẫn nhau trong các cuộc chiến tranh, nhưng đồng thời, tôi có thể trưng diễn và ngắm nhìn một cách khâm phục rằng thậm chí trong những tình huống tồi tệ nhất, một con người có thể vẫn là một con người.
    [​IMG]
    Ông có suy nghĩ gì về phản ứng của công chúng Nga, mặc dù bộ phim chỉ đến tuần này mới được công chiếu ở Nga?
    Sẽ rất thú vị khi theo dõi phản ứng của họ đối với kiểu phim thế này. Trong thời đại Xôviết, người ta nói rằng chúng tôi (người Nga) là những người yêu thích văn học và thích đọc nhất thế giới, nhưng giờ đây chúng tôi nói rằng người Nga không thích đọc, ít nhất là những người đi tới rạp chiếu phim. Có rất nhiều đoạn phụ đề trong phim (Peregon) : một đoạn hội thoại tiếng Anh kiểu Mỹ, một đoạn bằng thổ ngữ Chukotka [không liên quan chút gì tới tiếng Nga] và không hề có voice-over (điều chỉnh cho nghe rõ), cho nên sẽ rất thú vị khi theo dõi khán giả phản ứng ra sao. Đó là thời gian mà những câu chuyện đơn giản thắng thế, nơi mọi thứ diễn tiến theo những tuyến có thể dự đoán và chỉ có hai nhân vật đang gặp nhau trên một đoàn tàu hay trong một chiếc máy bay. Tất nhiên những câu chuyện đó cũng có thể xây dựng thú vị, nhưng dường như những người đó không muốn cố gắng để làm cho câu chuyện của họ thú vị hơn.
    Ông có thể nói một chút về bộ phim sắp tới của mình không?
    Hiện tôi đang viết kịch bản cho một bộ phim dựng về thế kỷ mười một. Bây giờ nó dàn dựng ở nước Nga, nhưng có lẽ sẽ thay đổi sang Na Uy và Constantinople. Phim sẽ về những di chuyển vĩ đại của các bộ tộc và sẽ chiếm khá nhiều thời gian chuẩn bị trước khi sản xuất. Trong lúc này, tôi sẽ không làm điều gì đó đơn giản hơn, một câu chuyện đương thời.
  2. Buratinos

    Buratinos Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    227
    Đã được thích:
    0
    Phim 9 Pota ấy thực ra không có gì hay, chẳng đặc sắc và nhiều cảnh vô lý. Cảnh An-24 bị bắn thì trông biết ngay là computer animated, bắn nhau với bọn Afghan thì như đóng kịch hay giống phim chiến đấu Trung Quốc, làm chó gì có bọn nào ngu mà dàn hàng ngang ra đi cứ như là đi xem hội ấy. Bố trí cảnh chiến trường thì quá hẹp (chắc không có tiền để quay cảnh hoành tráng). Nhình chung, phim này chỉ được 5/10 điểm.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Đồng ý về Đại đội 9. Phim này là đồ đặt hàng của Putin,
  4. T_80_U

    T_80_U Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    146
    Phim Чис,или?е (Chistilische) đây:
    http://ltteam.net/2006/07/29/chistilisze__1997_.html
    Bác vào đó mà đao lốt về.
    Chú ý là phải đao về hết và cho 9 file nén này vào 1 thư mục. Sau đó giải nén file thứ nhất (có pass kèm theo) rồi nó sẽ lần lượt giải nén các file còn lại.
    Rar Password: www.LTteam.NET
  5. Linhcabincrew

    Linhcabincrew Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Tôi mới xem topic này lần đầu tiên và thấy cũng khá thú vị, tuy nhiên sau khi đọc tất cả các bài viết, tôi có vài câu như sau.
    các bạn hầu hết đều là người cũng có đôi chút về lịch sử chiến tranh nhưng chẳng có mấy ai hiểu thế nào là làm phim nghệ thuật về chiến tranh. Không phải cứ đưa đám lính lên đánh nhau chạy quanh, xe tăng, máy bay đúng thời kỳ là coi như thành công. Vấn đề bộ phim đó định nói lên cái gì, nội dung đó phẩn ánh bản chất gì của cuộc chiến: Tình yêu trong chiến tranh, sự độc ác bạo tàn hay mất mát của con người.
    Tôi không phải nói gì nhưng cũng được hân hạnh là đã xem hết tất cả các bộ phim mà các bạn đã kể trong topic này. Nhiều người theo tôi hình như xem mà chưa hiểu hết nội dung bộ phim, bộ phim đó định nói lên cái gì. Người Mỹ làm phim có cách nhìn của người Mỹ, người Pháp có cách nhìn hài hước của người Pháp, người anh hay nhà làm phim Việt nam cũng vậy, mỗi nhà làm phim chịu ảnh hưởng về nội dung và văn hoá của học. Phim Việt nam chủ yếu là manh tính tuyên truyền (đương nhiên là vẫn có nhiều phim mang tính nghệ thuật). Phim Mỹ thì thường đề cao chủ nghĩa anh hùng cá nhân, Phim Đức thì mang hơi hướng dân tộc, phim Pháp thì hài hước, nhẹ nhàng. Cho nên không nên chê phim này hay, phim kia dở vì nhiều lúc không tránh khỏi có cái nhìn phiến diện. Phim Kẻ thù bên ngoài cổng thành là một bộ phim hay về WW2, cảnh quay đẹp giống như phim giải cứu binh nhì Ryan. Một bộ phim hay về tình cảm và chiến tranh. Có bạn nói rằng đạo diễn người Pháp của phim này chỉ thích đưa cảnh nọ kia vào phim, xin thưa đó là cái làm mềm đi cảm xúc người xem về tính khốc liệt của cuộc chiến để cho ta thấy rằng giữa chiến tranh khốc liệt vẫn có những tình yêu đẹp, những cái đời thường nhất. Tôi cũng đã xem bộ phim Đức tạm dịch là phim" Thập tự sắt" do diện ảnh đức làm. Bộ phim này mang tính chủ nghĩa dân tộc nói về một sĩ quan Đức quốc xã. Nội dung phim chẳng có gì toàn là cảnh bắn giết nên mới cấm trẻ em dưới 18 tuổi. Đây là bộ phim nếu bạn nào muốn tìm hiểu đơn thuần về chiến tranh WW2 thì nên xem. Về tính nghệ thật phim này không có gì để bàn. Còn bộ phim Chúng ta là những người lính của mỹ sản xuất các bạn nói rằng thế nọ thế kia. Đúng là bộ phim này nội dung không có nhiều, cái phản ảnh về người lính giải phóng cũng là ko xác thực, nhưng đó là cách nhìn của họ, của người Mỹ về chiến tranh, họ muốn phản ánh cái khốc liệt về chiến tranh, sự hy sinh của người lính Mỹ. Nhưng điều không một bộ phim nào không có thể phủ nhận được 1 điều là nước Mỹ đã thua trong chiến tranh vì bản chất nó là phi nghĩa. Không phải bất cứ tác phẩm điện ảnh nào cũng mang tính xác thật, không phải trận đánh nào trong lịch sử quân sự phần thắng cũng chỉ nghiêng về một phía. Nếu bạn muốn xác thật thì nên xem phim tài liệu, điện ảnh là hư cấu, là phản ánh ý đồ của đạo diễn và tác phẩm.
    Về phim chiến tranh, nếu là phim Việt nam sản xuất thi những bộ phim đáng xem như sau : Ván bài lật ngửa - DV: Chánh tín (bộ phim chân thật, từ nhân vật đến đạo cụ, nhà cửa, đường xá..), Người đi tìm dĩ vãng: DV: Trần Lực. Chiến trường chia nửa vầng trăng (Phim này về nội dung thì đáng xem nhưng cảnh chiến trang thì như trò đùa). Hà nội mùa đông năm 46...
    Còn phim Xô viết thì xem phim : Họ đã chiến đấu vì tổ quốc, Khi đàn sếu bay qua, Tinh cầu, vòng cung Cuôcxcơ, 17 khoảnh khắc mùa xuân và một số phim chiến tranh làm từ thời xô viết.
    Phim Mỹ : Kẻ thù bên ngoài cổng thành, Đồi thịt băm, Trung đội, Sinh ngày 14 tháng 7, cánh đồng chết (phim này rất hay về chiến tranh và diệt chủng ở Campuchia), Chân châu cảng, Blackhock downt (Phim chiến tranh ở Somali), Sahara, Bệnh nhân người Anh, Cầu trên sông Kwai, Giải cứu binh nhì Ryan,
    Phim pháp: Điện Biên phủ.
    Phim ý : Cuộc đời tươi đẹp.
    Phim Anh : Cuộc chiến trên bầu trời.
    Một điều mà các bạn nên hiểu, phim chiến tranh không nhất thiết là phải có cảnh chiến đấu, súng đạn nổ. Chiến tranh có nhiều góc cạnh, không nên chỉ nhìn phiến diện. Phim hay không nhất thiết phải mang tính thời sự hay đậm tính chính trị. Đã là điện ảnh, bộ phim chiến tranh nào cũng hay vì nó phản ánh những cái khốc liệt của một thời đã qua bằng cách nhìn của nhà làm phim. Đã là phim thì đôi lúc còn có cái sai sót về đạo cụ, hoá trang, phục trang đôi khi cả nội dung. Nhưng vấn đề bạn nhìn nó ở góc cạnh nào thôi.
    Góp ý đôi câu với topic.
    Quán em mở ven đường
    Mua đi bán lại cái ... nhiều thứ.
    u?c chiangshan s?a vo 21:21 ngy 04/10/2006
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Ối mẹ ơi!
  7. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    Bác nào khen phim HN mùa đông năm 46 thì có hoạ hâm. Phim như dở hơi, trẻ con nó cũng chả xem đ][cj. Ấn tượng nhất là cảnh mấy chú vác dao đuổi xe thiết giáp Pháp chạy có cờ???
  8. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Hê hê, em cá 10 ăn 1 là bác đã nhầm HN mùa đông 46 với Sống mãi với thủ đô. Trong HN mùa đông 46 chỉ có chừng 10'' cuối là cảnh chiến đấu ở Bắc Bộ phủ chứ không có đánh xe tăng
    Còn cái danh sách mà bác gì ở trên đưa ra thì em xin phép bỏ phiếu chống cho Tinh cầu, Kẻ thù trước cổng với Trân Châu Cảng, còn vài phim chưa xem nên không ý kiến
  9. Rockerfeller_III

    Rockerfeller_III Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/09/2004
    Bài viết:
    814
    Đã được thích:
    31
    Khi con chim họa mi cất tiếng hót. Phim Liên Xô.
  10. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Ai biết chỗ có thể tìm được phim "Họ đã chiến đấu vì tổ quốc" thì giới thiệu cho tớ cái! Tớ đọc truyện rồi, thấy rất hay nên muốn được xem phim coi nó thế nào!
    Nếu làm một list về phim chiến tranh xuất sắc mà không kể đến phim LX "Bài ca người lính" thì thật đáng tiếc!
    Cái cảnh cuối phim, hai nhân vật ngồi ở cửa toa tàu trước lúc chia tay thật đẹp!

Chia sẻ trang này