1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bức ảnh có thể bạn chưa biết trong Kháng chiến chống Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 28/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. P20

    P20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2006
    Bài viết:
    5.619
    Đã được thích:
    203
    Trong đó ông dân biểu có nói đến mảnh giấy của tay CIA đưa cho, chắc hẳn nó đã được thể chế thành văn bản nhà nước nên phía bên kia mới ko phản bác lại luận điệu đó.
    Ta có thể tạm tin là vậy cho đến khi có ai đó chứng minh được là văn bản đó không hề tồn tại.
    Sở dĩ em tin là tuyên truyền họ thường phóng đại, nhưng cũng dựa trên một sự việc có thực mới có thể phóng tác, chứ những người CS ko có truyền thống dựng chuyện nói có thành không, nói không thành có như phe TB.
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Tuy chưa bao giờ thấy chứng cớ rõ ràng nhưng tớ cũng không dám nói văn bản đó là không có thật nhưng dù văn bản đó có thật đi thì theo tinh thần của nó cũng không chứng minh được Mỹ có mưu đồ lâu dài gì từ Babylift. Nó xuất phát từ lợi ích của VNCH đang giẩy chết.

    Một vài tài liệu có liên quan:

    http://digitalnewspapers.libraries..../1975/04/11/036-DCG-1975-04-11-001-SINGLE.pdf

    Đặc biệt là tài liệu dưới đây cho thấy nhiều góc khuất của babylift ít được biết tới

    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]Thư Gửi Bà Betty Tisdale[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]PHAN QUANG TUỆ[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]LTS: Bài tường thuật của ký giả Hà Giang viết về chuyện một phụ nữ Mỹ đã mang được 219 cô nhi Việt Nam rời khỏi Sài gòn trong những ngày cuối của cuộc chiến Việt Nam, có nhắc đến câu nói của BS Phan Quang Đán, lúc đó là Thứ trưởng Bộ Xã Hội của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, để giải thích vì sao thay vì có 400 em sẽ được đi cuối cùng chỉ có 219 em thôi. Cuộc di tản 219 cô nhi Việt Nam trong thời điểm dầu sôi lửa bỏng này là một sự kiện lịch sử, và những lời nói hay hành động trong thời điểm này được ghi lại cũng là những yếu tố có tính cách lịch sử. Do đó, tưởng niệm những biến cố đau thương 35 năm trước đây ngày Sài gòn thất thủ, trong khi cám ơn những người như bà Betty Tisdale đã cứu thoát các trẻ em Việt Nam, chúng ta hãy công bằng với những người đã can đảm thi hành nhiệm vụ của họ trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn bằng cách tôn trọng và trả lại sự thực cho lịch sử lời nói và hành động của những người trong cuộc. Toà soạn xin được gửi đến bạn đọc bức thư này của ông Phan Quang Tuệ như là một ánh sáng soi rõ một sự kiện trong thời điểm lịch sử đã 35 năm qua. Ông Phan Quang Tuệ, tác giả bức thư này là con trai trưởng của Bác sĩ Phan Quang Đán. Tháng Tư, 1975, tác giả là Công cán Ủy viên Văn phòng Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện ở Sài gòn. Từ 1995 đến nay, ông là Thẩm phán tại Toà án Di Trú Liên bang San Francisco.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Phan Quang Tuệ
    4162 Rockcreek Drive
    Danville, CA 94506[/FONT]
    [FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Ngày 26 tháng 4 năm 2010.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Kính gửi Bà Betty Tisdale
    H.A.L.O.
    2416 2nd Avenue North
    Seattle, WA 98109[/FONT]
    [FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Kính thưa Bà Tisdale,[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [FONT=&quot]Nhật báo Người Việt xuất bản tại Westminster, California ngày 11 tháng 4 năm 2010 có đăng một bài của ký giả Hà Giang phỏng vấn bà về cuộc di tản 219 trẻ em từ cô-nhi-viện An Lạc qua Mỹ trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Vài ngày sau đó, bài phỏng vấn nầy đã được đăng lại trong nhật báo “Người Việt Tây Bắc” xuất bản tại Seatle, Washington. Kể từ đó, bài nầy đã được in lại trên nhiều cơ quan truyền thông khác, kể cả nhiều trang nhà trên mạng lưới điện tử. [/FONT]
    [FONT=&quot]Trong bài phỏng vấn nầy, ký giả Hà Giang viết là bà chỉ có thể di tản 219 trẻ em thay vì 400 em như bà muốn vì Thứ trưởng Bộ Xã Hội là Bác-sĩ Phan Quang Đán đã từ chối không cho phép trẻ em trên 10 tuổi được ra đi. Theo bài phỏng vấn của ký giả Hà Giang thì Bác-sĩ Đán đã nói với bà như sau: “Chúng tôi cần tất cả các em trên mười tuổi ở lại để giúp đánh trận. … Đó là quyết định của chính phủ tôi.”[/FONT]
    [FONT=&quot]Câu nói nầy, được gán cho Bác-sĩ Đán, là mục đích của lá thư tôi viết cho bà ngày hôm nay. Trong thời điểm của tháng Tư năm 1975, tôi là một luật sư tại Văn phòng Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện của Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Khi đó, thân phụ tôi, Bác-sĩ Phan Quang Đán, nay đã qua đời, giữ chức vụ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xã Hội, trong chính phủ Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Ba mươi lăm năm đã trôi qua, những trẻ em của cô-nhi-viện An Lạc bây giờ đã đi vào tuổi 40. Trong 35 năm nữa, chuyến di tản của các em có thể sẽ đựợc ghi lại như một chú thích của một trang sử về những ngày chót của Sài Gòn. Nhưng những thế hệ sau cũng có thể lục lại các trang sử và tìm ra bài phỏng vấn này của ký giả Hà Giang. Và lúc đó một câu hỏi sẽ được đặt ra: Trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975, chính quyền VNCH có dùng trẻ con để đánh trận hay không?[/FONT]
    [FONT=&quot]Tôi đã bỏ ra rất nhiều thì giờ để duyệt lại hàng ngàn trang tài liệu về “Chiến dịch Babylift (Di Tản Trẻ Sơ Sinh)” là một chiến dịch bao gồm cả chuyến di tản 219 em của cô-nhi-viện An Lạc. Tôi cũng tìm tòi trên mạng lưới điện tử. Sử liệu về cuộc chiến 21 năm tại Việt Nam từ Hoà-ước Genève năm 1954 đến ngày Cộng sản chiếm miền Nam vào cuối tháng Tư năm 1975 đã được viết lại đầy tràn. Tôi tìm ra được cả một cuốn phim về cuộc di tản nầy tên là “Những Đứa Bé Của Cô-Nhi-Viện An Lạc (The Children Of An Lac)” mà tài tử Shirley Jones đã đóng vai bà Tisdale. Tôi đã đặc biệt chú ý đến hai bài trong cuốn sách “Cháo Gà Cho Những Tâm Hồn Được Nhận Nuôi (Chicken Soup For The The Adopted Soul)” xuất bản năm 2000, năm mà bà sáng lập tổ chức H.A.L.O. “Helping and Loving Orphans (Giúp Đỡ và Yêu Thương Trẻ Mồ Côi)”. [/FONT]
    [FONT=&quot]Trong bài “Bà Ta Đã Cứu 219 Mạng Sống (She Saved 219 Lives)” của hai đồng tác giả Jack Canfield và Mark Victor Hanson, phần liên hệ đến cuộc di tản đã được diễn tả như sau: “ … Thình lình Bác-sĩ Đán tuyên bố là ông chỉ có thể cho phép các em dưới 10 tuổi được ra đi và tất cả các em phải có giấy khai sanh …” Bà Betty đã đến khu Nhi đồng của nhà thương để xin 225 mẫu giấy khai sanh rồi điền vào ngày, giờ và nơi sanh một cách nhanh chóng cho 219 em bé thơ sinh và trẻ em.” Bài nầy được viết tiếp:[/FONT]
    [FONT=&quot]“Tôi hoàn toàn không biết các em nầy là con của ai, sinh ra lúc nào, nơi nào. Những ngón tay của tôi cứ viết đại ra để tạo ra những bản khai sanh … Khi bà Betty trở lại Sài Gòn, bà tức khắc đến gặp Đại sứ Graham Martin và xin phương tiện di tản cho các em … Ông Đại sứ bằng lòng giúp với điều kiện các thủ tục giấy tờ hành chánh được chính quyền Việt Nam chấp thuan. Bác-sĩ Đán ký tên trên bảng danh sách trong lúc các em đang được chuyển vào hai máy bay vận tải của Không quân Mỹ”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Bài báo hoàn toàn không đề cập gì đến chuyện trẻ em phải ở lại vì lý do cần thiết cho nhu cầu của chiến trận. [/FONT]
    [FONT=&quot]Bên cạnh đó, bài “Giúp Đỡ và Yêu Thương Trẻ Mồ Côi: Câu Chuyện của Betty Tisdale (Helping and Loving Orphans: Betty Tisdale’s Story”, mà chính bà là tác giả, cũng có đoạn viết:[/FONT]
    [FONT=&quot]“Vì tôi không phải là một cơ quan lo chuyện nhận con nuôi nên tôi đã không được quyền sử-dụng các máy bay quân sự dành cho “Chiến Dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh ” … Khi tôi đến cô-nhi-viện An Lạc, tôi hứa với bà Ngãi là tôi sẽ cứu được các trẻ em. Tôi đến văn phòng ông Đại sứ và cầu xin ông giúp cứu mạng các em. Ông trả lời là nếu tôi đưa cho ông ta một danh sách với đầy đủ tên tuổi, giấy khai sanh thì ông ta có thể cung cấp được cho tôi một máy bay của Không Quân. Tôi trả lời: “Có ngay” và chạy đến một bệnh viện để xin các mẫu giấy khai sanh còn để trống. Tôi đã bịa đặt ra tên tuổi để điền vào vì trẻ mồ côi thì không được ai đặt tên và cũng không được cấp giấy khai sanh”.[/FONT]
    [FONT=&quot]Đoạn nầy trong bài tự thuật của bà cũng cho thấy không có nói gì đến câu nói được gán cho Bác-sĩ Đán đã đề cập ở trên về chuyện trẻ em trên mười tuổi phải ở lại Việt Nam để làm nghĩa vụ quân sự. [/FONT]
    [FONT=&quot]Trong hằng hà sa số sách về Chiến Tranh Việt Nam xuất hiện sau 1975, đối với tôi, luận án đầy đủ nhất về chủ đề tỵ nạn là cuốn “Nạn Nhân và Kẻ Sống Sót, Người Di Cư và Những Nạn Nhân khác của Cuộc Chiến tại Việt-Nam từ 1954 đến 1975 (Victims and Survivors, Displaced Persons and Other War Victims in Vietnam, 1954-1975)” của tác giả Louis A. Wiesner. Ông Wiesner là một nhân viên cao cấp Bộ Ngoại Giao và đã giữ chức cố vấn và điều hành viên chương trình y tế của Uỷ ban Cứu trợ Quốc tế (International Rescue Committee/IRC.). Cuốn sách nầy có một trang rưỡi nói về “Chiến dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh (Operation Babylift)” như sau:[/FONT]
    [FONT=&quot]“Từ năm 1974, một số lớn trẻ em Việt-Nam đã được cha mẹ Mỹ nhận làm con nuôi (năm 1974 có 1,352 em) và nhiều văn phòng có giấy phép lo dịch vụ con nuôi đã hoạt động hợp tác với Bộ Xã Hội. Số trẻ em có thể được nhận nuôi là một con số nhỏ vì điều kiện là phải hoàn toàn mồ côi (nghĩa là cả cha lẫn mẹ đều đã qua đời) hoặc phải được cha mẹ ký giấy cho phép được người khác nhận nuôi . . . Cho đến ngày 8 tháng Tư năm 1975, có khoảng 1,348 em mồ côi đã được di tản qua (căn cứ Không quân) Clark, Phi Luật Tân và từ đó 1,311 em đã được chuyên chở qua căn cứ Travis ở California. Tổng thống Ford đã đến đón các em một lần và được báo chí chụp hình đăng tải. Đến ngày 28 tháng Tư, đã có khoảng 2,700 em được “Chiến dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh (Babylift Operation)” đưa qua Mỹ. Sự lo âu của người miền Nam trước sức tiến công của quân Bắc Việt là nguyên nhân không thể tránh của những lạm dụng trong chuyện di tản trẻ mồ côi. Trên cả hai loại máy bay chính thức và máy bay thương mại thuê bởi các cơ quan lo chuyện nhận con nuôi đã có những trẻ em không phải là trẻ mồ côi và lại có cả những người lớn đi theo là vợ hoặc bạn gái của người Mỹ. Mặc dầu vậy,“Chiến dịch Di Tản Trẻ Sơ Sinh” cũng đã là một thành công. Sự kiện nầy không những đã tạo cảm tình cho các em bé mà tạo cả cảm tình cho một nước Việt Nam Cộng Hoà đang trong cơn nguy biến mà ai có theo dõi tình hình cũng thấy như vậy”. [/FONT]
    [FONT=&quot]Để được chấp thuận cho di tản, các em phải “hoàn toàn mồ côi” hoặc đã được cha mẹ thoả thuận cho con làm con nuôi. Những em nào không hội đủ các điều kiện luật định thì không thể được chấp thuận. Không phải là vì các em bị giữ lại để chiến đấu. [/FONT]
    [FONT=&quot]Để có thể hiểu được hoàn toàn và đúng mức những biến chuyển trong việc di tản các em khỏi Sài gòn vào tháng Tư, 1975, chúng ta có thể nhận xét một biến cố gần đây sau cuộc động đất ngày 12 tháng 1 năm 2010 tại Haiti. Tạp chí Time số tháng Hai đã viết:[/FONT]
    [FONT=&quot]Không có trẻ em nào có thể dễ bị hại hơn là trẻ em ở Haiti. Vì vậy khi quốc gia nghèo nhất Tây bán cầu nầy bị động đất tàn phá ngày 12 tháng Một, những quốc gia giàu có đã mở con mắt nhân từ loại tài tử Brad-và-Angelia để nhìn về phiá hàng vạn em bé trở thành mồ côi trong hoang phế. Cả thế giới đều có ý tốt muốn đến nhận trẻ em Haiti làm con nuôi đã làm cho chính quyền Haiti phải có biện pháp ngăn chặn vì lo ngại rằng, trong cơn hỗn loạn, trẻ em sẽ bị mang đi một cách bất hợp pháp. Ngày 29 tháng Một, nỗi lo ngại đó đã thành hình khi 10 nhà truyền giáo đạo Baptist đến từ tiểu bang Idaho, Hoa Kỳ đã bị bắt giữ vì tội tổ chức đưa 33 trẻ em Haiti ra khỏi nước mà không có giấy tờ hợp lệ. Người Mỹ nói là họ chỉ làm việc bác ái nhưng nhiều người dân Haiti đã đồng ý với Thủ tướng Jean-Max Bellerive khi ông gọi những nhà truyền giáo nầy là “những người bắt cóc trẻ con” – nhất là phần nhiều các em nầy không phải là mồ côi gì hết. Chuyện nầy đã trở thành một vụ tai tiếng ầm ĩ trong nước Haiti, nơi mà các em bé là mồi ngon của những tên buôn bán trẻ con và hàng ngàn trẻ em bị đày đọa như nô lệ.[/FONT]
    [FONT=&quot]Tháng 4, 1975 Đại sứ Graham Martin đã đòi hỏi các trẻ mồ côi phải được sự chấp thuận trước của Chính phủ Việt nam trước khi ông cung cấp máy bay di tản. Bác-sĩ Đán, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Xã Hội đòi hỏi phải có một danh sách đầy đủ với tên, ngày và nơi sinh của các em. Cả Bác sĩ Đán lẫn Đại sứ Martin đã hành xử quyền hạn và bổn phận của họ trong một tinh thần trách nhiệm. Các em trên 10 tuổi không được chấp thuận vì các em không phải hoàn toàn là trẻ mồ côi, và do đó không hội đủ điều kiện làm con nuôi, chứ không phải vì các em này bị Chính phủ Việt Nam giữ lại để chiến đấu. Không ai biết được là Bác-sĩ Đán và Đại sứ Martin có biết hay không sự kiện các giấy khai sanh đã bị giả mạo. Vì thực tế là, cho dầu có hậu ý tốt chăng nữa, các giấy khai sanh đã bị ngụy tạo. Điều gần như chắc chắn là các em trên 10 tuổi không được chấp thuận là vì các em không thật sự là trẻ mồ côi, do đó không thể được “nhận làm con nuôi”, chứ lý do không phải là vì các em phải ở lại để đánh giặc.[/FONT]
    [FONT=&quot]Theo tổ chức Coalition to Stop the Use of Child Soldiers (CSUCS), thì tại Á Châu đã có hàng ngàn trẻ em bị xử dụng trong các lực lượng chiến đấu tại Afghanistan, Burma, Indonesia, Laos, Philippines, Nepal và Sri Lanka. Lực lượng Khmer Đỏ được ghi nhận là một tổ chức đã khai thác và cưỡng ép trẻ em vào những tội ác có tính cách diệt chủng. Việt Nam Cộng Hoà không bao giờ nằm trong danh sách các quốc gia này. [/FONT]
    [FONT=&quot]Trong suốt 21 năm từ 1954 đến 1975, chính quyền VNCH không bao giờ có chính sách dùng trẻ con trong mục tiêu quân sự. Ngược lại, chính quyền VNCH luôn luôn chủ trương bảo vệ và xúc tiến sự an toàn của trẻ em. Ngân sách năm 1974 của Bộ Xã Hội dành 28.98% cho các chương trình phục vụ các trẻ em. Trước khi Sài gòn thất thủ, tại Việt Nam đã có 61 cơ quan thiện nguyện do người Việt quản trị trong đó 21 cơ quan lo cho trẻ em và gia đình và 29 cơ quan phụ trách các công tác lo cho các thanh thiếu niên. Về mặt các cơ quan ngoại quốc, lúc ấy tại Việt Nam đã có 102 cơ quan thiện nguyện trong đó 42 cơ quan chuyên về các công tác bảo vệ trẻ em và gia đình, 8 cơ quan chuyên về con nuôi, 4 cơ quan phụ trách các thiếu nhi phạm pháp. Trong 10 ngày, từ 14 đến 23 tháng Giêng năm 1975, chỉ 3 tháng trước khi Cộng sản cưỡng chiếm miền Nam, Bộ Xã Hội đã tổ chức một Hội nghị Quốc tế về Nhi đồng và Phát triển Quốc gia. Trong buổi họp tổng kết của Hội nghị, VNCH đã thông qua một Tuyên ngôn Nhân quyền cho Nhi Đồng. Tôi đã tham dự Hội nghị nầy cùng với ông Chánh án Toà án Nhi đồng tại Sài Gòn và cả hai chúng tôi đã là thành viên của ủy ban soạn thảo bản tuyên ngôn đó. Đây mới thật là chính sách của chính quyền VNCH về trẻ em. Khi người ta khảo sát một biến cố trong quá khứ, nhất là biến cố đó đã xẩy ra trong một thời kỳ chiến tranh hỗn loạn của cách đây hơn một phần ba thế kỷ, điều quan trọng là phải đặt biến cố trong hoàn cảnh toàn diện của thời điểm bây giờ. Kinh nghiệm cho thấy nếu chỉ dùng ký ức để nhớ lại thì nguồn tin sẽ thiếu tin cậy. Các sự kiện phải được kiểm chứng và kiểm soát với những dữ kiện khác cũng đồng thời được xẩy ra trong cùng một thời điểm. [/FONT]
    [FONT=&quot]Chúng ta tưởng niệm những biến cố đau thương 35 năm trước đây khi Sài gòn thất thủ. Chúng ta cũng chào mừng và khen ngợi nhau đã thành công trong việc cứu thoát các trẻ em Việt Nam. Chúng ta hãy công bằng với những người đã can đảm thi hành nhiệm vụ của họ trong những hoàn cảnh cực kỳ khó khăn bằng cách tôn trọng và trả lại sự thực cho lịch sử.[/FONT]
    [FONT=&quot]Kính chào Bà.[/FONT]
    [FONT=&quot]Phan Quang Tuệ[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
  3. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Nguyễn Văn Hàm - “Ông dân biểu” và câu chuyện Babylift
    (Cadn.com.vn) - Ông Nguyễn Văn Hàm là người nổi tiếng trên chính trường miền Nam trước năm 1975 với cái tên gọi “Ông dân biểu”. Trước khi trở thành Nghị sĩ Hạ viện Sài Gòn, ông từng là Giáo sư văn chương tại Trường trung học và đại học ở Quảng Trị, Huế, Quảng Ngãi (Trường Trần Quốc Tuấn), Sài Gòn (Trường Chu Văn An)... Ông cũng là tác giả nhiều tập sách văn học với bút danh Ngũ Hà Miên. Sau ngày giải phóng, ông từng là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Cách mạng Sài Gòn/TPHCM (1975) - Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TPHCM (1977) - Phó Ban Tôn giáo TPHCM kiêm Tổng Biên tập báo Giác ngộ của Thành hội Phật giáo TPHCM (1985 - 1990)...
    Ông Nguyễn Văn Hàm sinh năm 1931 tại Thi Phổ, Mộ Đức, Quảng Ngãi. Thời niên thiếu, ông đã trải qua kháng chiến, nên khi trưởng thành, dòng máu cách mạng vẫn luôn thôi thúc ông tham gia vào các hoạt động xã hội với tấm lòng nhiệt huyết lý tưởng. Họa sĩ Ớt miêu tả về ông Hàm: “Ông Hàm có giọng nói rất tha thiết đặc biệt. Lời nói như phát từ tâm can, một suy tư nào đó từng ấp ủ lâu ngày... Nhớ tới ông Hàm, người ta nhớ ngay tới giọng nói, nhớ tới vóc người nhỏ, ốm yếu, gương mặt xấu, dáng đi chậm rãi nghiêm trang. Gặp ông Hàm nhiều lần, người ta sẽ thấy đây là một người luôn khao khát hành động, luôn muốn đổi mới cảnh đời chung quanh, một người nổi loạn theo cái nghĩa không chấp nhận thực tế bất công thối nát chung quanh, không bằng lòng khoanh tay ngồi yên mà muốn đem sức người ra thử lửa...”.
    Suốt thời gian từ năm 1967-1975, ông Nguyễn Văn Hàm đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động chiến đấu vì hòa bình không mệt mỏi. Trong lễ ra mắt cứu đói ngày 22-9-1974, ông Hàm có mặt với tư cách là Tổng Thư ký và người điều khiển chương trình. Ngày 1-10-1974, ông là một thành viên vô cùng quan trọng tổ chức và điều hành cuộc biểu tình có tên Ký giả ăn mày. Ông cũng là linh hồn của cuộc biểu tình ngày 17-1-1974 để bày tỏ ý dân... Ngày 11-11-1974, trên đường đi, một chiếc xe hơi bám theo lao thẳng vào ông Hàm, do chính quyền Thiệu tổ chức tìm cách ám sát ông. Vậy mà ông không chết. Trong thời gian nằm viện, ông đã viết thư gửi Tổng thống Mỹ để lên án sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam và phản đối cuộc chiến tranh tàn bạo đang diễn ra trên xứ sở chúng ta.
    [​IMG]
    “Ông dân biểu” Nguyễn Văn Hàm qua biếm họa của họa sĩ Ớt. ​

    Là người đứng giữa chính trường Sài Gòn, có quan hệ sâu sát với các bên, ông Nguyễn Văn Hàm nắm giữ nhiều tư liệu quý giá và đã ghi chép lại 1.000 trang hồi ký, tựa đề “Ông dân biểu”. Đặc biệt, trong số đó, có tư liệu liên quan về Chiến dịch Babylift - một vấn đề đang được công chúng khắp nơi hết sức quan tâm.
    Ông Hàm nhắc lại, trong những ngày đầu tháng 4-1975, ông gặp Albert Francis, nhân vật quan trọng của CIA kiêm Tổng Lãnh sự tại Đà Nẵng vừa di tản vào Sài Gòn. Qua câu chuyện thân mật, khi ông đặt câu hỏi: “Tình hình VNCH xem chừng quá tuyệt vọng. Liệu chính phủ Mỹ có tái can thiệp không?”, Francis chỉ trả lời qua loa vài câu rồi thò tay vào túi, lấy ra một mảnh giấy đưa cho ông Hàm và nói: “Tôi tặng ông dân biểu cái này”.
    Đó chính là bức thư của Phó Thủ tướng, bác sĩ Phan Quang Đán, Quốc vụ khanh đặc trách Xã hội - gửi Thủ tướng VNCH, để xin đưa 4.000 trẻ em Việt mồ côi sang Mỹ với mục đích: “Sẽ gây thêm xúc động trên khắp thế giới, đặc biệt là Hoa Kỳ, rất có lợi cho VNCH... Đại sứ Hoa Kỳ cũng can thiệp trực tiếp với tôi để số cô nhi trên được xuất ngoại tập thể... Việc xuất ngoại tập thể này, thêm vào việc hàng triệu đồng bào nạn nhân chiến cuộc lìa bỏ những vùng cộng sản chiếm đóng, sẽ giúp xoay chuyển dư luận dân chúng Hoa Kỳ, sẽ được các hãng truyền thanh và truyền hình cùng báo chí Hoa Kỳ mục kích, tường thuật, do đó có ảnh hưởng rất lớn lao...”. Công văn này có ấn ký của bác sĩ Đán, số 1388 đề ngày 2-4-1975.
    Francis tiếp tục nói: “Đấy là việc riêng của người Việt Nam. Tôi đã phải từ Đà Nẵng tháo chạy theo họ vào đây. Việc của tôi bây giờ là phụ với ông Laymann tổ chức cho công chức, binh lính cuối cùng người Mỹ rời Việt Nam...”.
    4 ngày sau, một bức thư “Làm tại miền Nam Việt Nam ngày 6-4-1975”, ký tên Thay Mặt Toàn Thể Cô Nhi Viện Toàn Quốc, mang con dấu của cô nhi viện Ngọc Ninh (Phan Rang), hai cô nhi viện Nhất Chi Mai ở Lâm Đồng và Biên Hòa gửi Quốc hội và nhân dân Hoa Kỳ, Hội đồng Thập tự quốc tế, Cơ quan Bảo trợ Nhi đồng Liên hợp quốc, toàn thể các hội đoàn, các tổ chức từ thiện quốc tế, tố giác rằng: “Lịch sử chiến tranh thế giới xưa nay dù người ta có sử dụng vô số các âm mưu thủ đoạn nào để đạt mục tiêu đi chăng nữa, nhưng chưa bao giờ sử dụng phương thức xuất cảng cô nhi như chính phủ mới đây. Chúng tôi đau đớn mà tố giác rằng trong khi đời sống của 4.000 cô nhi đang bình lặng tại các cơ sở nghĩa dưỡng toàn quốc, thì chính phủ Sài Gòn do sự khuyến khích của Tòa Đại sứ Mỹ đã bất ngờ đưa hết số cô nhi trên về Sài Gòn để chờ lên máy bay rời bỏ quê hương. Chúng tôi cũng gay gắt lên án các hội nghĩa dưỡng quốc tế tại Việt Nam đã câu kết chặt chẽ với âm mưu trên nhằm ý đồ chính trị, bội phản lại chủ trương nhân đạo nhân chánh một cách bỉ ổi. Chúng tôi cực lực phản đối nhà cầm quyền Sài Gòn đã bất chấp tình đồng bào ruột thịt khi tuân hành mệnh lệnh quái ác...”.
    Tài liệu này được phát tán nhanh chóng đi khắp nơi, nhất là những chỗ người ta đưa trẻ mồ côi tới, gây xôn xao lớn trong chính giới. Ông Nguyễn Văn Hàm cho biết, nhờ vào đó mà 30 năm sau, một đoàn làm phim đến TPHCM năm 2005 tìm gặp ông. Ông đã giới thiệu hai nhà đạo diễn người Australia, cô Trang Đài (gốc Việt) và cô Lake đến nhà ông Mai Chí Thọ cùng một số trí thức cũ thời đó để hỏi và tái hiện Babylift. Phim Babylift đã được trình chiếu ở Australia vào dịp kỷ niệm 30 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và được chiếu lại trong dịp 30-4-2007. Những người làm chương trình Babylift tại Đài Truyền hình VN cũng cho hay: “Trong lúc tìm hiểu đề tài Babylift, liên quan đến “MS 118-Tiffany Goldson tìm mẹ ở Việt Nam”, chúng tôi được tiếp cận với một “nhân chứng lịch sử”.
    Cần nói thêm, một chi tiết thú vị khác: ông Nguyễn Văn Hàm gọi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng bằng cậu, nhưng mãi đến năm 1975 ông mới gặp được người cậu của mình, với danh nghĩa một Phó Chủ tịch UBND Cách mạng TPHCM khi cố Thủ tướng vào thăm thành phố. Tuy nhiên, lúc đó cố Thủ tướng không biết ông Hàm là cháu mình. Ông cũng không chịu nói ra quan hệ huyết thống ấy với cố Thủ tướng, vì e ngại, cậu mình đang giữ một vị trí quá lớn của đất nước, mình nói ra có người lại nghĩ mình trục lợi cá nhân. Chỉ đến khi cố Thủ tướng nghỉ hưu ông mới đến mà thưa: Cậu là cậu của cháu.
    Trần Trung Sáng
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    Operation Babylift World Airways Photographs

    Những tấm ảnh của hãng World Airways trong chiến dịch Babylift

    These wonderful photographs of Operation Babylift were provided by World Airways.
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Saigon 1961

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Quảng cáo bẩn không phải tới bây giờ mới có [​IMG]

    Mỹ viện trợ xe [​IMG]

    Quân trường [​IMG]

    Le Loi Avenue [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Tu Do Street [​IMG] Soldiers on guard duty on Tu Do street near the National Assembly building during the 1961 Presidential Election in South Vietnam.

    1961 Presidential Election in South Vietnam [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Ngô chấy sĩ [​IMG]
    trên tháp Tòa Đô Chánh [​IMG]

    Saigon River 1961 by Howard Sochurek [​IMG]
    [​IMG]

    Một phụ nữ tâm thần trên lề đường Bến Bạch Đằng [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Những người vô gia cư [​IMG]
    Trong một trại mồ côi [​IMG]
  6. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Con nuôi nước Úc:

    Nguồn gốc Việt của tôi

    Indigo Willing Williams sinh ra tại Sài Gòn năm 1971 và được nuôi ở làng trẻ mồ côi ở quận Gia Định. Cô gái có tên tiếng Việt Huỳnh Thị Điệp Thúy này gần như là con nuôi Việt đầu tiên ở Úc nói riêng và phương Tây nói chung, kể từ cuối cuộc Chiến tranh Việt Nam.

    Mồ côi

    Indigo (tên gọi thân mật là Indi) đã được gia đình ông bà Cedric và Annette Williams ở Sydney nhận làm con nuôi và được đưa đến Úc ngày 23/12/1972. Mẹ nuôi của Indi, bà Williams, đã bay đến Việt Nam từ đầu năm 1972 để xin một đứa bé gái về nuôi. Bà mong muốn hai đứa con trai ruột của mình sẽ có một cô em gái.

    Bà ngoại nuôi của cô, Lorraine Moseley, là người giúp đỡ để Indi được nhận về gia đình của con gái mình. Bà là thành viên của tổ chức thiện nguyện Theosophical Society (Thần trí, hoặc có tài liệu dịch là Thông Thiên hay Thông Thần học) ở Sydney. Tổ chức này cũng thành lập cô nhi viện ở Gia Định nơi Indi được nuôi dưỡng.

    Indi kể bà ngoại nuôi tỏ ra thất vọng với thái độ phản ứng của phần lớn người dân Việt Nam lúc bấy giờ đối với việc cho con nuôi. Nhiều người liên hệ với bà để cho con nuôi cứ như thể họ cho đi một con búp bê vậy.

    Hồ sơ của Indi tại cô nhi viện được đánh số 1848, trong đó chỉ ghi vài dòng ngắn gọn bằng tiếng Anh về sự ra đời của một con người:

    Tên tiếng Việt: Huỳnh Thị Điệp Thúy
    Sinh: 16/01/1971
    Nơi sinh: Làng Hạnh Thông
    Cha: Không biết
    Mẹ: Huỳnh Thị Phui/Phai
    Nghề nghiệp: Ở nhà
    Địa chỉ: Gò Vấp (không có chi tiết)

    Cũng như bao nhiêu đứa trẻ được nhận nuôi bởi người nước ngoài, Indi lớn lên với những trăn trở về nguồn gốc thật của mình.

    Mạng con nuôi Việt toàn cầu

    Trong thời gian cuối và sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, đã có khoảng 3.000 trẻ Việt được đưa đến các nước phương Tây để làm con nuôi. Phần lớn trong số đó là mồ côi, một số là do cha mẹ cho đi để mưu cầu may mắn cho đứa bé trong thời điểm chiến tranh loạn lạc.

    Vào năm 2000, 30 năm kết thúc chiến tranh, Indi khi đó đang học cao học tại Đại học Công nghệ Sydney (UTS) đã xây dựng website Mạng con nuôi Việt toàn cầu (Adopted Vietnamese International - AVI) với địa chỉ là www.adoptedvietnamese.org.

    Theo Indi, chừng ấy năm đủ để thế hệ con nuôi Việt Nam thời chiến tranh trưởng thành. Rất ít người tìm lại được cha mẹ đẻ của mình nhưng câu hỏi về nguồn gốc vẫn luôn ám ảnh họ.

    Mạng AVI nhằm kết nối con nuôi Việt ở khắp mọi nơi trên thế giới, họ chia sẻ những câu chuyện của cá nhân, những tư liệu lịch sử có thể trả lời phần nào câu hỏi họ từ đâu đến. Và quan trọng nhất là các thành viên nhận thấy mình được an ủi khi có liên hệ với bạn bè cùng hoàn cảnh.

    Indi nói: “Cũng như những người Việt Nam hải ngoại, con nuôi Việt sống rải rác khắp mọi nơi trên thế giới. Mỗi người chúng tôi chia sẻ những câu chuyện về mình vì chúng tôi đều có cùng kết nối về quá khứ với Việt Nam”.

    Luận án tiến sĩ về con nuôi

    Indi tốt nghiệp cử nhân ngành truyền thông tại Đại học UTS, sau đó tiếp tục học lên cao học tại đây và vừa hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Đại học Queensland.

    Sự nhận diện bản thân cũng như những người cùng hoàn cảnh với mình đã theo đuổi Indi một cách nghiêm túc trong suốt quá trình nghiên cứu hàn lâm. Cô lấy bằng cao học với công trình nghiên cứu về con nuôi Việt Nam thời kỳ chiến tranh trong xã hội phương Tây. Luận án tiến sĩ của cô mở rộng thêm đối tượng nghiên cứu bao gồm con nuôi gốc Châu Á và cả gốc Ethiopia.

    Indi vừa nộp luận án đầu tháng 5 vừa rồi. Cô nói đó là niềm vui và tự hào khi thời điểm đó rơi vào đúng dịp kỷ niệm 35 năm chiến tranh kết thúc. “Điều thú vị và cũng phức tạp mà tôi nghiên cứu đó là về những gia đình đa văn hóa và đa chủng tộc khi mà thế hệ con nuôi chiến tranh đã trở thành những ông bố bà mẹ.

    Mong muốn của Indi là sẽ giảng dạy môn xã hội học về vấn đề cho và nhận con nuôi xuyên quốc gia. Cô nói sẽ tiếp tục công việc với mạng lưới AVI, để những người con nuôi ở mọi nơi có thể tìm lại được phần nào quá khứ và gia đình mà họ bị tách khỏi trong chiến tranh Việt Nam và để hỗ trợ những thế hệ con nuôi sau này có thể tự hào về di sản Việt của họ.

    Năm 2001, lần đầu tiên Indi và một nhóm bạn trong mạng lưới đã về lại Việt Nam. Indi chia sẻ với Bay Vút những tâm sự về nơi gốc gác của mình.

    Phóng viên: Sự trở về Việt Nam mang lại cho chị những cảm xúc gì?

    Indigo: “Cả hai lần tôi về Việt Nam đều nhằm vào dịp Tết, ở lại chừng 10 ngày. Tôi đã thể hiện sự tưởng nhớ với tổ tiên mình và chung vui năm mới với bạn bè ở Việt Nam, nơi mà tôi bị tách ra từ khi còn là đứa trẻ.”

    “Tôi không thể tìm được cha mẹ đẻ và họ hàng nhưng trong tiềm thức, tôi luôn cảm thấy một phần về họ và tôi muốn thể hiện điều ấy. Khi ở Việt Nam, tôi luôn tự nhủ với chính mình: Ngay cả khi chúng ta không bao giờ gặp nhau trên thế gian này, con vẫn không bao giờ quên cha mẹ.”

    Phóng viên: Hình ảnh nào về Việt Nam được ghi lại trong suy nghĩ của chị?

    Indigo: “Tôi không nói được tiếng Việt, do đó có những rào cản trong việc kết nối với mọi người. Thế nhưng tôi yêu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh như nhau. Mỗi nơi có những vẻ đẹp và phong cách riêng. Văn hóa Việt rất phong phú và sắc đậm, có nhiều điều đáng để tự hào. Tôi đã mua một bộ áo dài truyền thống nhưng tôi cũng thích cách sống của các bạn trẻ hiện đại.”

    “Tôi cực kỳ ấn tượng với những người trên phố, với một niềm tin rằng mẹ đẻ của tôi chắc hẳn cũng giống như những người mà tôi gặp hàng ngày.”

    “Tôi còn đi thăm các di tích lịch sử, chùa chiền và bảo tàng chiến tranh. Tôi không biết nhiều về chính trị nhưng tôi muốn thể hiện sự kính phục đối với những người Việt ở cả hai phía đã ngã xuống trong chiến tranh.”

    “Lần trở về sau tôi định sẽ thăm làng trẻ mồ côi và ráng đền đáp với quê hương bằng tất cả khả năng của mình. Tôi ngưỡng mộ những người con nuôi Việt Nam đã làm được điều đó.”

    Phóng viên: Chị nghĩ như thế nào về nguồn gốc Việt của mình?

    Indigo: “Nước Việt Nam có rất nhiều câu chuyện, mỗi câu chuyện đều có ý nghĩa của nó.”

    “Khi tôi nói với mọi người tôi sinh ra ở Việt Nam nhưng được nhận làm con nuôi ở nước Úc, tôi thường được hỏi: vậy thì bạn nhận diện mình là người Việt hay người Úc?”

    “Không có câu trả lời dễ dàng nhưng tôi luôn nói “Tôi yêu nguồn gốc Việt Nam của tôi”. Và tôi cũng hạnh phúc nắm giữ những gì tương lai sẽ mang đến cho tôi, cũng như những người mà số phận đã khiến họ thuộc về hai miền đất, hai nền văn hóa với nhận diện khác nhau.”

    Phóng viên: Và riêng với tư cách là người gốc Việt Nam, chị mong ước điều gì?

    Indigo: “Tôi hy vọng thế giới sẽ biết về Việt Nam nhiều hơn là cái tên của một cuộc chiến. Chúng ta có nhiều hơn là chỉ món phở nổi tiếng, hay điểm đến du lịch. Chúng ta có nhiều hơn là khái niệm quốc gia. Chúng ta là những người đến từ một quá khứ phức tạp và đẹp đẽ (beautiful).”

    “Chúng ta đang sống trong một hiện tại sinh động, nhiều màu sắc nhờ sự tiến bộ và tinh thần bác ái, nhờ vào những gì mà ông cha ta đã đi qua và đã hy sinh. Và chúng ta có thể làm cho họ tự hào về chúng ta ngày hôm nay.”

    Nhìn lại chiến dịch Di tản trẻ em

    [​IMG] Ảnh minh họa- Nguồn: img10.imageshack.us

    Chiến dịch Di tản trẻ em (Operation Babylift) lớn nhất trong lịch sử đã đưa hơn 3.000 trẻ em Việt Nam tới phương Tây. Các con số từ các nguồn tài liệu tuy có vênh nhau nhưng ước tính khoảng 2.000 trong số đó đã tới Hoa Kỳ, số còn lại đến châu Âu, Canada và gần 300 trẻ ‘babylift’ đã đến Úc.

    Margaret Moses (1940-1975)

    Từ điển Tiểu sử người Úc (Australian Dictionary of Biography), số 15, trang 48, in năm 2000 của Nhà xuất bản Đại học Melbourne có ghi lại chân dung một người phụ nữ Úc đã tử nạn trong thời gian diễn ra chiến dịch Di tản trẻ em.

    Margaret Moses là một giáo viên kiêm người bảo mẫu từ thiện và chăm sóc trẻ mồ côi. Cô sinh ngày 5/2/1940 tại Launceston, Tasmania.

    Margaret là con thứ hai trong bảy người con của ông Harry Moses và bà Margaret Elizabeth, cả hai đều là giáo viên. Sau khi li dị, người mẹ đưa các con đến Adelaide. Năm 1957, Margaret vào học ở tu viện và tốt nghiệp ba năm sau đó, với tên thánh là Miriam. Cô lấy bằng cử nhân tại Đại học Adelaide năm 1963, chuyên ngành Pháp ngữ và Anh ngữ.

    Margaret được mô tả là người đi chân vòng kiềng, nhưng cô vẫn là một người phụ nữ hấp dẫn, lanh lợi, tóc đen, mắt xám. Cô có vẻ mặt suy tư và giọng nói truyền cảm đặc biệt ấn tượng đối với người nghe. Cô làm việc hai năm tại một trường trung học nữ sinh ở Adelaide. Tại đó, cô khuyến khích học sinh của mình - phần nhiều là những em có hoàn cảnh khó khăn - thể hiện bản thân họ bằng thơ ca và nhật ký.

    Năm 1970, Margaret được tiến cử làm việc cho Hội đồng khảo thí khối công, nơi đang muốn áp dụng chương trình dạy Anh ngữ ít văn chương hơn nhưng nhiều thực tế cuộc sống. Moses bắt đầu ý thức về lẽ công bằng xã hội và nhìn nhận vai trò của mình vừa như một người mục sư vừa như một nhà giáo dục, thái độ này không được ủng hộ bởi Phòng Giáo dục Nam Úc lúc bấy giờ. Thất vọng, cô từ chức.

    Năm 1971, Moses tham gia với bạn mình là Rosemary Taylor, người đang ở Sài Gòn vận hành một tổ chức của Mỹ chăm sóc trẻ mồ côi mang tên “Bạn của Trẻ em”. Tổ chức này được thành lập nhằm giải cứu những trẻ em mồ côi hoặc bị bỏ rơi trong Chiến tranh Việt Nam và gửi chúng cho các gia đình ở phương Tây nuôi nấng.

    Ở Việt Nam, Margaret làm phiên dịch tiếng Pháp và hộ tống trẻ em sang châu Âu và Hoa Kỳ. Cô được biết đến là một người hòa nhã, lịch thiệp và duyên dáng; và bằng trực quan, cô cũng có thể nhận ra ngay những kẻ đạo đức giả. Sinh thời, cô hay viết xuống những trăn trở của mình bằng thư từ và thơ. Một vài trong số những bài thơ buồn được viết trong lúc cô thức trắng đêm chăm sóc các bé bị bệnh, đã được xuất bản trong cuốn ‘Turn my eyes away’ (Quay mặt đi). Cô viết: “Tôi không thể thoát được nỗi sợ hãi của những đứa trẻ đang mất dần sự sống trên cánh tay mình”.

    Khi quân đội miền Bắc tiến sát Sài Gòn năm 1975, Taylor và các đồng nghiệp của bà phải di tản trẻ em từ bốn cô nhi viện của họ. Ngày 4/4/1975, bà nhận lệnh đăng ký chỗ cho 250 trẻ em và tình nguyện viên, y tá lên máy bay Galaxy C-5A của không quân Hoa Kỳ. Margaret cũng có mặt và tử nạn cùng với hơn 100 trẻ em và 25 người phụ tá, trong đó có một y tá người Nam Úc, Lee Makk. Mẹ của Maraget, bà Moses đã dùng số tiền bồi thường của hãng máy bay để lập một quỹ tưởng niệm mang tên cô Maraget Moses nhằm giúp các bà mẹ ở Việt Nam, Thái Lan và Campuchia nuôi nấng con cái họ.

    Chuyến bay thảm họa

    Galaxy C-5A là máy bay quân sự lớn nhất lúc bấy giờ, trên khoang không có ghế ngồi, cũng không có phòng vệ sinh cho hành khách.

    Sau khi cất cánh rời khỏi Sài Gòn được 40 dặm, một vụ nổ đã làm bay cánh cửa của khoang chính. Ở độ cao 23 ngàn feet, tương đương hơn 7.000 mét, không có đủ mặt nạ dưỡng khí để thở, nhiều người đã bị sốc và ngất.
    Các phi công đã phải quyết định quay trở lại Sài Gòn. Chiếc máy bay cố gắng đáp xuống một nơi cách sân bay Tân Sơn Nhất hai dặm. Nó trượt đi trên mặt đất chừng 500 mét rồi bất ngờ lại bay ngược lên nửa dặm cao, ngoài sự kiểm soát của tổ lái. Cuối cùng, thảm họa ập đến khi C-5A lao sầm xuống đất, húc vào một bờ kè ruộng và vỡ thành nhiều mảnh. Một phần máy bay bốc cháy.

    Những chiếc trực thăng cứu hộ từ Sài Gòn đã có mặt ngay lập tức nhưng không thể hạ cánh trên mặt nước của các thửa ruộng bao quanh. Đáng tiếc, tai nạn kinh hoàng đã lấy đi sinh mạng của hơn một nửa trong tổng số 300 trẻ em và người lớn đi kèm. Các tài liệu công bố sau đó cho biết, toàn bộ những người ngồi phía đuôi khoang máy bay đã tử nạn, trong đó phần lớn là trẻ em dưới hai tuổi.
    Safi Thi-Kim Dub, một con nuôi sống sót kể lại: “Tôi đã may mắn. Tôi được đặt ngồi ở hàng phía trên và thoát chết, nhưng bị thương nặng phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện Sài Gòn. Tôi bị chấn thương vùng đầu và hai bên xương hông đều bị vỡ. Nhiều năm sau, tôi phát hiện ra mình bị thương tổn não dạng nhẹ do bị thiếu ô-xy trên chuyến bay khi thảm họa xảy ra.”

    Những câu hỏi còn lại

    Allison Martin, sáng lập viên của nhóm các gia đình có con nuôi Việt Nam, viết về chiến dịch Di tản trẻ em rằng rất nhiều người Mỹ xem vụ tai nạn của máy bay Galaxy như là một bi kịch trong hàng chuỗi bi kịch tiếp nối xung quanh chiến tranh Việt Nam. Theo Allison, một cuộc chiến đã để lại nhiều dấu hỏi và tốn không ít giấy mực tranh cãi về ý nghĩa và hậu quả của nó đến tận bây giờ. Tương tự, chiến dịch Di tản trẻ em cũng vậy.
    Chiến dịch di tản trẻ mồ côi lớn nhất trong lịch sử, nhiều hơn cả sau chiến tranh Triều Tiên này cuối cùng đã đưa khoảng 3.000 trẻ em Việt Nam tới phương Tây. Các con số từ các nguồn tài liệu tuy có vênh nhau nhưng ước tính khoảng 2.000 trong số đó đã tới Hoa Kỳ, số còn lại đến châu Âu, Canada và gần 300 trẻ ‘babylift’ đã đến Úc.

    Rất nhiều công trình nghiên cứu, các bài báo, phim ảnh về chương trình di tản do Tổng thống Ford phát động đã đặt lại những câu hỏi về ý nghĩa của chương trình. Nhiều bài viết trong số đó khá mạnh bạo chỉ trích chính phủ Hoa Kỳ cố vắng vớt vát lại chút ít hình ảnh nước Mỹ sau chiến tranh.

    Kevin Minh Allen, một con nuôi ở Mỹ, viết trên tờ ‘The Humanist’: “Có một câu hỏi mà tôi biết chắc rằng rất ít người sẵn sàng hoặc dám trả lời, đó là câu hỏi: ai đã làm cho chúng tôi mồ côi?”

    Nhưng cũng không ít người nhìn nhận ‘Operation Babylift’ là chiến dịch nhân đạo cần thiết để cứu vớt tương lai cho những đứa trẻ mồ côi và bị bỏ rơi trong chiến tranh loạn lạc trước thời điểm Sài Gòn sụp đổ mà người ta không thể biết chuyện gì sẽ xảy ra.

    Ở Úc, Ian Harvey, trong luận án cao học tại Đại học Macquarie ở Sydney công bố năm 1980, cho biết lúc bấy giờ có hơn một vạn đơn thư và điện thoại từ tiểu bang New South Wales được gửi đi để yêu cầu nhận con nuôi. Hơn 90% gia đình ở tiểu bang New South Wales có nhận trẻ mồ côi Việt Nam đều cảm thấy họ ‘mãn nguyện’ hoặc ‘rất mãn nguyện’. Cũng theo nghiên cứu này thì mặc dù nhiều trẻ em khi được nhận nuôi có vấn đề về sức khỏe và tinh thần, nhưng sau hai đến ba năm, phần lớn đều lớn lên mạnh khỏe, được che chở an toàn trong gia đình và biểu hiện tâm lý bình thường như những trẻ em cùng tuổi.

    Những người con nuôi xuyên quốc gia này lớn lên có gặp những trở ngại trong một xã hội phương Tây những năm 1980s, thời điểm mà vẫn còn tình trạng kỳ thị sắc tộc ở Úc? Mời bạn đọc cùng tìm hiểu cuộc sống của họ vào kỳ tới: Trưởng thành ở đất mới.

    Nguồn: Con nuôi nước Úc - bayvut.com.au
  7. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]


    [​IMG]







  8. maruko_ganbatee

    maruko_ganbatee Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2012
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    :-ss phụ nu ngay xua lam dang cha kem bay jo nhi
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    =D>
    =D> de thuong wa
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    =D>
    =D> de thuong wa
  9. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Con nuôi nước Úc:

    Trưởng thành trên đất mới

    “Tôi đang cùng một vài người bạn chơi trên sân trường thì bất ngờ bị một gã học lớp 10 ngáng chân. Hắn ta bực bội vì tôi là người gốc Á. Đó cũng là nếm trải đầu tiên của tôi về sự kỳ thị mà tôi không thể nào quên được,” Kim Edgar kể lại.[​IMG] “Tôi đã say sưa tìm hiểu về nơi mà mình đã sinh ra: Việt Nam!” (Ảnh do nhân vật cung cấp)

    Nhiều người trong số những con nuôi Việt ở Úc không muốn nhắc lại thời kỳ khó khăn khi họ lớn lên vào những năm 1980. Lúc đó ở Úc, nhất là những vùng hẻo lánh, vẫn còn tình trạng kỳ thị sắc tộc hướng vào người gốc Á. Những câu chữ đầy ác ý có thể nhìn thấy trên tường nơi công cộng như “Asians go home” (Dân Á cút về nhà).

    Sarai Le ở Perth và Zen Thu Hà Fitzpatrick ở Victoria đã lo sợ khi vào độ tuổi trung học và nhận ra sự khác biệt của mình với bạn bè. Chỉ đến khi được mẹ nuôi chuyển đến một trường Công giáo đa sắc tộc, Sarai mới thực sự cảm thấy thoải mái và tự tin. Zen cũng có trải nghiệm tương tự khi cô học vào đại học.

    Câu chuyện dưới đây là một ký ức nhiều nỗi buồn của Kim Edgar mà anh muốn chia sẻ với Bay Vút. Chúng tôi tôn trọng những gì anh kể lại, với lời nhắn gửi đến bạn đọc rằng, những điều tốt đẹp ngày hôm nay chúng ta có được không phải là lẽ tự nhiên.

    Bị bắt nạt

    Mount Gambier nằm ở phía đông nam tiểu bang Nam Úc, nơi những người con nuôi Việt là Dominic Golding, Tran Vanheeswyk, Sonn Thompson, Nguyen Mathias, và Kim Nguyễn Edgar bắt đầu cuộc đời mới của mình. Giấy chứng sinh của Kim không có một dòng thông tin nào về cha mẹ.

    “Những năm tiểu học qua đi như một làn gió và tôi bước vào trung học, tôi không bao giờ nghĩ rằng bản thân mình khác một ‘người Úc’,” Kim nhớ lại.

    Nhưng mọi thứ đã thay đổi vào ngày đầu tiên Kim đến trường Trung học Mount Gambier.

    “Tôi đang cùng một vài người bạn chơi trên sân trường thì bất ngờ bị một gã lớp 10 ngáng chân. Hắn ta bực bội vì tôi là người gốc Á. Khi ấy, năm 1987, tôi mới có 12 tuổi. Đó cũng là lần nếm trải đầu tiên của tôi về sự kỳ thị mà tôi không thể nào quên được.”

    Kim kể, cũng năm đó, cậu còn bị một đám học sinh lớp 12 chặn đường chửi rủa và lăng mạ. Một kẻ trong số đó tên là Brett mà sau này Kim có dịp gặp lại. “Điều mỉa mai nhất là trong đám có một cậu người Á Châu, tên David, nếu tôi nhớ không lầm,” Kim kể lại.

    Và phản kháng

    Ban đầu, Kim không thể hiểu tại sao những người đó lại làm như vậy. Kim nói, anh vừa tức giận cùng cực, lại vừa bối rối. Tức giận cùng cực vì chúng đã làm như thế với mình, nhưng bối rối vì không lí giải được động cơ và nguyên do.

    “Khi ấy tôi không đánh lại được những gã lớp 12 đó, nhưng tôi không thể cưỡng lại sự phản kháng bằng cách chọi đá và chửi lại chúng!” - Kim thú nhận. Sự thù hằn vẫn còn in sâu trong tâm trí cậu thiếu niên và đến bây giờ nó vẫn còn ám ảnh Kim.

    Kim kiếm được một chân xếp hàng ca tối và làm việc chung với chính gã Brett.

    Anh kể: “Mỗi lần gã đó nói chuyện đều kết thúc bằng câu: ‘Mày có hiểu tao nói gì không?’, như thể tôi là một thằng Á Châu khốn kiếp không thể nghe được tiếng Anh. Điều này làm tôi phát ớn và sôi máu. Tôi nói với hắn: 'Tao có thể đánh mày nhừ đòn, rồi tao sẽ có cả hành vi phạm tội lẫn động cơ phạm tội’ (tiếng La-tinh mà Kim dùng ‘actus reus’ và ‘mens rea’). Và hỏi lại: ‘Mày có hiểu tao nói gì không, Brett?’”

    Nổi loạn

    Năm 1989, Kim hy vọng sẽ có khởi đầu mới khi chuyển đến gần tiểu bang Victoria và theo học tại Hamilton College, nơi có nhiều học sinh gốc Á và nhiều nước khác.

    “Nhưng tôi đã lầm. Tôi nhận ra điều đó trên đường tới trường, trên bức tường là dòng chữ mà mọi người đều có thể nhìn thấy: ‘All Asians eat dogs’ (Bọn Á Châu ăn thịt chó).”

    Lần này Kim lại gây hấn với chính tác giả câu kích động ấy. Cậu bị săn lùng suốt thời gian ở trường, dù chỉ kéo dài có một học kỳ vì cha bị bệnh nặng và sau đó mất vì ung thư vào tháng 7 cùng năm.

    Kim kể rằng anh đã không thể làm chủ bản thân trong giai đoạn nổi loạn của tuổi mới lớn, cả về thể chất lẫn tinh thần. “Tôi thậm chí còn hờn giận vì cha tôi chỉ có thể ở với tôi có vài giờ vào ngày sinh nhật thứ 15, và tất cả khách mời hôm đó chỉ là bạn của ông ấy, không phải của tôi!”

    “Tôi đã không hiểu rằng đối với họ đó là những giờ phút cuối cùng họ gặp cha, và rằng đó là lần cuối cùng ông đánh liều trốn khỏi bệnh viện trước khi chết, vì ông chỉ muốn ở bên cạnh tôi thêm lần nữa. Tôi thật là quá ngu ngốc,” Kim đau lòng nói. Anh ước giá như có thể quay trở lại để nói lời cảm ơn với người cha duy nhất trong cuộc đời mà mình yêu kính.

    Và trưởng thành

    Kim còn bị đám học sinh da trắng đeo bám, gây sự và gọi điện thoại chửi rủa trong suốt thời gian quay lại trường Hamilton. Nhưng anh dần học được tính nín nhịn và nhắm mắt cho qua.

    Thay đổi đó là nhờ việc Kim gia nhập Trường huấn luyện thiếu sinh quân. Ở đây, anh gặp lại người bạn cũ ở Mount Gambier là Dominic Golding. Dominic có tên Việt là Hồng Đức, bị khiếm thính và liệt não, và cũng trải qua những năm tháng tuổi thơ không êm đềm như Kim (Bay Vút sẽ đề cập đến anh trong bài kế tiếp).

    “Hầu hết những nỗi căm hận và thất vọng dường như tan biến khi tôi được huấn luyện những kỹ năng đã giúp ích cho cuộc đời của mình sau này. Tôi đã dành toàn bộ tâm trí tham gia tập luyện và cố gắng trở thành một người tốt hơn,” Kim nói.

    Giữa năm lớp 12, Kim chuyển đến trường Grant High. Tại đây, anh may mắn gặp được một thầy giáo dạy môn ‘Lịch sử thế giới hiện đại’ tên Chris Collins, người đã gợi mở cho Kim tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam để làm bài luận cuối môn học.

    Kim bắt đầu đặt câu hỏi về toàn bộ cuộc đời của mình, về quá khứ, hiện tại, về những người con nuôi giống như mình mà anh gọi là ‘sản phẩm của chiến tranh’. Những câu hỏi thức tỉnh tâm trí Kim, như thể nó đã được định hình một cách vô thức từ rất lâu rồi.

    “Tôi bỏ ra rất nhiều thời gian say sưa tìm hiểu để học được càng nhiều điều càng tốt về đất nước kỳ lạ này - đất nước bị tàn phá bởi rất nhiều cuộc chiến tranh. Đó là nơi mà tôi đã sinh ra: Việt Nam!”

    Anh Đức (Bayvut)

    Hành trình ngày trở về

    [​IMG] Ảnh minh họa- Nguồn: nld.vcmedia.vn

    Những người con nuôi đều có chung một định mệnh: được đưa đi khỏi nơi sinh ra từ lúc còn đang ẵm ngửa nhưng mỗi người lại có những số phận riêng và những cách trở về không giống nhau.

    Tìm được mẹ ruột

    Câu chuyện của Catherine Turner đi tìm mẹ giống như một phép nhiệm màu. Cha cô là một sỹ quan quân đội miền Nam đã tử trận. Điều duy nhất cô biết về mẹ chỉ là một cái tên. Cô đã lần theo cái tên ấy để về Việt Nam tìm mẹ suốt hai năm ròng.

    Catherine may mắn vì giấy chứng sinh của cô vẫn còn được người mẹ ruột lưu giữ. Cô đã cùng với người phiên dịch lùng sục khắp Sài Gòn. Và thật kỳ diệu, trong hơn tám triệu dân thành phố, công an khu vực đã tìm ra được một người có tên như thế ở Gò Vấp, bà nói qua điện thoại số hồ sơ chứng sinh của cô, nó trùng khớp với con số cô đang giữ. Và bà hẹn 30 phút sau sẽ có mặt.

    “Cuộc sống của tôi như dừng lại trong nửa tiếng đồng hồ ấy”, Catherine kể. “Tất cả những câu hỏi mà tôi mang trong đầu sắp được trả lời. Chỉ ít phút nữa thôi tôi sẽ được biết mặt người mẹ đã sinh ra tôi. Trong hình dung của tôi, giọng nói của tôi có giống bà không? Bà ấy chắc hẳn cũng hồi hộp như tôi. Tôi cố gắng tự trấn tĩnh. Tôi ngồi nhìn dán mắt vào cánh cửa nơi bà sẽ bước vào… Và rồi, thời khắc ấy đã đến. Bà đã khóc òa lên ngay khi trông thấy tôi. Tôi cũng khóc. Điều đầu tiên bà làm là tìm xem hai cái bớt trên đầu tôi để chắc chắn tôi là con ruột của bà. Tôi có! Rồi tất cả vỡ òa trong tiếng khóc, trong nụ cười và những cái ôm siết chặt. Bà ấy đích thực là mẹ đẻ của tôi.”

    Đó là một ngày tháng 3 năm 2003, 28 năm sau khi được đưa đến Úc, Catherine đã đoàn tụ với gia đình mới mà cũng là cũ của mình: mẹ, cha dượng và hai em trai cùng mẹ khác cha.

    Lạc loài

    Không phải ai cũng có một kết cục may mắn như Catherine. Dominic Golding, tên Việt là Hồng Đức, mồ côi cả cha lẫn mẹ do chiến tranh. Bản thân anh cũng bị ảnh hưởng bom đạn dẫn đến khiếm thính và liệt não dạng nhẹ. Một bác sĩ người Úc đã tìm thấy cậu bé cùng năm đứa trẻ đang bệnh khác bị bỏ rơi và mang về cô nhi viện World Vision ở Sài Gòn. Dominic là một trong số những trẻ mồ côi được đưa đến Bangkok, sau đó qua Melbourne theo chiến dịch ‘Babylift’.

    Dominic cử động khó khăn, những thương tật càng ám ảnh tâm hồn anh về sự tồn tại không nguồn gốc. Anh chỉ biết mình là một đứa trẻ mang trong mình hai dòng máu nửa Việt nửa Camphuchia. “Người ta nói vào mặt tôi rằng mày là một thằng da vàng khốn khiếp, rằng tại sao tôi không giống cha mẹ nuôi, rằng tôi không phải người Úc, rằng liệu tôi có biết cầm đũa không”, Dominic nhớ lại tuổi thơ nhiều dằn vặt. “Tôi không phải người Nhật, Hàn, Phi, Hoa, Mã, cũng không phải Việt. Tôi không là ai cả.”

    Ở tuổi lên 7, Dominic đã bị ám ảnh bởi những câu hỏi: nếu không có chiến tranh, liệu mình có thể bị trở thành mồ côi và lạc loài như thế này không? Cậu thiếu niên đã từng nghĩ việc nhận con nuôi chỉ là hành động hào phóng của những người da trắng giàu có. Dominic thú nhận anh từng có những lúc căm ghét người da trắng, kể cả cha mẹ nuôi của mình.

    “Một câu hỏi không lời đáp khi đó là: liệu tôi chết trên mảnh đất tôi sinh ra có tốt hơn bị bứng đi khỏi gốc cội của mình?”, Dominic nhớ lại. “Cha mẹ nuôi đã nhắc nhở tôi việc nhận nuôi tôi cũng tốn kém khá nhiều tiền cho thủ tục giấy tờ. Và tôi lại chuyển qua câu hỏi, tôi đáng giá bao nhiêu, tôi có đáng sống như thế này không?”

    Một ngày, cha mẹ nuôi kịp thời ngăn chặn Dominic tự hủy hoại mình với một con dao. Cậu cười lớn và nói: “Con chỉ muốn được giống như Lý Tiểu Long!”.

    Trở về để nhận ra mình

    Zen sinh ra sáu tháng trước khi quân đội Úc rút khỏi Việt Nam năm 1972. Cả cha mẹ đều chết trong cuộc chiến, Zen được đưa nuôi tại cô nhi viện Sancta Maria ở Sài Gòn.

    Chương trình ‘Operation Babylift’ lúc bấy giờ vấp phải sự phản đối gay gắt của tổ chức Liên đoàn quốc tế bảo vệ trẻ em. Báo ‘The Australian’ cũng trích dẫn quan điểm của miền Bắc coi đó là “một hành động chiến tranh”. Chính phủ Úc đã hành động cương quyết để thực hiện các chuyến di tản trẻ em mồ côi bất chấp sự chần chừ của chính quyền miền Nam trong giờ phút Sài Gòn sụp đổ. Zen cùng với 208 trẻ em khác được sang Bangkok trong chuyến bay ngày 5/4/1975, một ngày sau thảm họa xảy ra với Galaxy-C5A, sau đó tất cả được đưa qua Úc.

    Khác với Dominic, Zen Thu Hà Fitzpatrick lại rất sợ hãi mỗi khi cha mẹ nuôi nói với cô về nguồn gốc Việt Nam của mình. Khi bắt đầu lớn, cô nhận ra mình khác biệt với cha mẹ và hai em trong nhà. Cô không dám khoe ảnh gia đình với bạn bè. Cô nói: “Tôi chỉ muốn mọi người nhìn nhận tôi vì tôi là tôi, chứ không phải tôi là một đứa con nuôi Việt Nam ở Úc”.

    Cho đến năm 2005, cuộc đoàn tụ sau 30 năm chiến tranh của cô nhi viện Sancta Maria được tổ chức, cùng với 16 người con nuôi phần lớn là ở Úc, Zen đã lần đầu tiên về lại nơi sinh ra với sự động viên và ‘tháp tùng’ của người chồng. Cô gái nhỏ nhắn và nhút nhát sau này đã lấy lại được sự tự tin với nguồn gốc của mình. Cô nói: “Tôi tự hào là các con của tôi giờ đây đã có hai quê hương, hai nền văn hóa. Dù về Việt Nam, hay trở lại Úc - ở đâu với tôi cũng là trở về.”
    [​IMG] Zen Thu Hà (hàng đầu chính giữa) và các con nuôi Việt trong ngày đoàn tụ tại cô nhi viện Sancta Maria năm 2005. (Ảnh do nhân vật cung cấp)

    Vĩ thanh

    Năm 1985, bộ phim truyền hình ‘On loan’ (món nợ) của đạo diễn Geoff Bennett thực hiện kể về cô bé Lindy Baker, tức Mai, được nhận nuôi ở Úc, sau đó đã gặp lại người cha ruột của mình. Bộ phim là sự giằng xé nội tâm giữa những người trong cuộc và ***g ghép những so sánh giữa hai nền văn hóa. Chính vì điểm đó, ‘On loan’ được đưa vào các chương trình giảng dạy cho trẻ em về đa văn hóa và nghệ thuật phim ảnh, cùng với một phim tài liệu sau này của đạo diễn gốc Việt, Trang Đài Lê, mang tên ‘Operation Babylift’.

    Phim ‘Operation Babylift’ xoay quanh câu chuyện của ba người con nuôi ở Úc. Ba người với ba tính cách và ba số phận khác biệt. Một người hạnh phúc tìm thấy được mẹ ruột ở Việt Nam, một người dứt khoát không muốn tìm kiếm và một người vẫn còn bỏ lửng câu trả lời cho cuộc đời mình khi có đến hai người có thể hoặc không thể là cha mẹ đẻ của cô.

    Văn khố quốc gia ghi nhận có 286 con nuôi Việt trong chiến tranh được đưa đến Úc. 37 trẻ phải đưa vào bệnh viện và tám trong số này đã chết vì bệnh nặng. Các tiểu bang nhận trẻ nuôi lần lượt là: Nam Úc - 83 trẻ, New South Wales - 59 trẻ, Victoria - 49 trẻ và Quensland - 8 trẻ. Năm trẻ ‘babylift’ đã được chuyển tiếp đến quốc gia khác. Và 13 người đã đoàn tụ với cha mẹ đẻ.

    Với tư cách cá nhân, hoặc thông qua ‘Operation Reunite’ (chương trình đoàn tụ), những người con nuôi như Kim Edgar, Dominic, Indigo và rất nhiều người nữa đã trở về Việt Nam với những lí do riêng và chung.

    Dominic đã viết: “Nếu chiến tranh không xảy ra, hẳn là bây giờ tôi đang sống trong một ngôi nhà nhỏ, với gia đình xinh xắn của tôi, nói tiếng nói dễ thương của nước tôi, ở một góc của Sài Gòn tôi bán tô phở cho khách du lịch, hoặc trong một gia đình gốc Hoa ở Chợ Lớn, bán những thứ từ giày dép trẻ em cho đến cao hổ cốt”.

    Thông điệp hòa bình và mong ước một tương lai tốt đẹp hơn cho những đứa trẻ sau này không may trở nên mồ côi là những gì mà thế hệ con nuôi ‘babylift’ muốn được chia sẻ.

    Dù họ có thể tự nhận mình là người Úc, người Việt hay cả hai, dù họ đã lớn lên với nhiều nước mắt, nhiều dằn vặt của những thân phận sau chiến tranh thì trong họ luôn có niềm tin và nghị lực sống phi thường.


    Nguồn: Con nuôi nước Úc - bayvut.com.au
  10. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    [​IMG] [YOUTUBE]sTSCtt-ha74[/YOUTUBE]

    [​IMG] World Airways flight attendants Carol Shabata (standing) and Valerie Witherspoon (kneeling) play with the Vietnamese orphans on the historic evacuation flight on April 2, 1975.
    [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] Cartoon accompanying an article about “Operation Babylift,” which evacuated children from Saigon on the eve of the U.S. departure in 1975.

    National Archives [​IMG] Flight crew members assist young Vietnamese children aboard C-141 prior to leaving for Clark AFB, Philippines.
    [​IMG] A flight nurse with a Vietnamese orphan baby, debarks a C-141 aircraft with the help of Air Force personnel during Operation Babylift.
    [​IMG] An Air Force technical sargeant holds a child before putting him on board a C-141.
    [​IMG] A C-141 flight nurse pampers a Vietnamese child aboard aircraft enroute to Clark AFB, Philippines.

Chia sẻ trang này