1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bức ảnh có thể bạn chưa biết trong Kháng chiến chống Pháp

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi vaputin, 17/10/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bsb_long

    bsb_long Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    19
    Ảnh này chú thích sai 99% ?

    "Chiến tranh Pháp - Trung tranh giành tỉnh Đông Kinh, trận đánh tại Nam Định, 1883 ( In thạch bản, thế kỷ 19)."

    [​IMG]
  2. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    1950

    [​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    [​IMG]

    1950

    [​IMG]
  3. bsb_long

    bsb_long Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    19
    Vị trí bốt Thanh Quang thời Kháng chiến chống Pháp , một trong 7 vị trí trọng yếu của phòng tuyến sông Đáy (còn gọi là phòng tuyến III) do Pháp dựng lên để bảo vệ Hà Nội từ xa , kéo dài từ bốt Phùng đến bốt Mai Lĩnh . Thời 49 - 50, bốt Thanh Quang từng nhiều lần bị du kích xã vây lấn bắn phá .

    Sau 1954 , người dân phá dỡ bốt Thanh Quang lấy gạch để hộ đê sông Đáy , và dựng lên căn nhà cấp 4 này làm điếm canh nước ngay tại vị trí cửa bốt đã bị phá , hiện nó gần như bị bỏ hoang .

    [​IMG]
    [​IMG]


    Bốt Thanh Quang được nhắc đến trong bài này của tác giả Đỗ Sâm , số nguyệt san báo QĐND tháng 7/2013.
    http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/89/70/269/269/269/251488/Default.aspx

    LIỆT SĨ CHU TRÍ TẤN
    Người chủ tịch xã bất khuất, kiên cường

    Tác giả: ĐỖ SÂM

    Thăm nghĩa trang liệt sĩ xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội; xã đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, chúng tôi thấy phần mộ của liệt sĩ Chu Trí Tấn, nguyên chủ tịch xã nằm đầu tiên trong tiền sảnh nghĩa trang. Đại tá Chu Trí Xiển, nguyên Bí thư chi bộ xã; bà Nguyễn Thị Sái, nguyên Xã đội trưởng; những người đã cùng hoạt động với ông Tấn thời chống Pháp cùng một số nhân chứng khác giới thiệu với chúng tôi về người Huyện ủy viên – Chủ tịch xã bất khuất kiên cường này.

    [​IMG]
    Ông Chu Trí Tấn (sinh năm 1925), nguyên Chủ tịch UBND xã An Khánh.


    Nói về ông Chu Trí Tấn, đầu năm 2013, ông Trần Thọ Châu, nguyên Chính trị viên Đại đội 36 bộ đội liên huyện Hoài Đức và Đan Phượng thời chống Pháp kể lại:

    - Tháng 6-1949, du kích liên xã An Khánh – An Thượng do Chủ tịch xã Chu Trí Tấn trực tiếp chỉ huy đã phối hợp chiến đấu với Đại đội 36 chúng tôi giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống càn quét của hơn một tiểu đoàn quân địch vào Tây Mỗ.
    Sau đó tháng 5-1950, Đại đội chúng tôi gặp lại ông Tấn cùng du kích liên xã của ông trong trận phục kích toán lính com-măng-đô tại cầu Triền. Đây vốn là địa bàn quen thuộc của ông Tấn từ thời tiền khởi nghĩa khi ông học quân sự với anh em tự vệ khu vực này. Do đó, đội quân du kích của ông đã phối hợp với chúng tôi tiêu diệt tên sỹ quan chỉ huy Pháp cùng nhiều tên lính khác, thu nhiều vũ khí đạn dược.

    Bà Nguyễn Thị Sái, nguyên Phó chủ tịch UBND xã An Khánh, nguyên Xã đội trưởng cho biết bà đã được ông Tấn trực tiếp giao nhiệm vụ đào hào, phá cầu chặn không cho xe tăng địch hoạt động, vận động thanh niên nam nữ tham gia tự vệ, du kích xã; trinh sát tình hình địch để quân ta bí mật tập kích. Thời gian này, tên Nguyễn Tiến Trang, Chánh mật thám Hà Đông đã nhiều lần chỉ điểm, tổ chức cho lính Pháp-ngụy càn quét đánh phá, gây nhiều tội ác với nhân dân địa phương. Ngày 12-11-1948 (dương lịch), nhận nhiệm vụ trên, ông Tấn đã chỉ huy một đội du kích trong đó có một số đồng chí thuộc Công an đội Z Hà Đông bắn chết trên Trang khi tên này đến gây tội ác tại làng Ngãi Cầu.

    Thời gian này, bọn tề ngụy kéo đổ cổng Tam quan chùa Phổ Quang (Ngãi Cầu) là nơi ông Chu Trí Tấn, Chu Trí Xiển và một số cán bộ huyện thường họp riêng. Sau đó, các đồng chí được sự giúp đỡ của sư tiểu Thích Đàm Hán đã thường phải họp tại một số nơi kín đáo khác trong một số căn hầm gần đấy được sư tiểu và những cơ sở tốt trong xóm làng che chở. Hiện sư Thích Đàm Hán đang trụ chì của Bộc ở Đống Đa, Hà Nội.

    Cuối tháng 4-1949, bọn mật thám Hà Đông chỉ điểm, giặc Pháp phát hiện hai căn hầm bí mật ở ao Nền và ao Dài thuộc thôn Yên Lũng, chúng đã tổ chức tiến đánh. Một số cán bộ bộ chủ chốt bị hy sinh. Trả mối thù này, đồng chí Chu Trí Tấn đã trực tiếp chỉ huy một lực lượng du kích xã phối hợp với bộ đội chủ lực huyện tổ chức một trận phục kích ở Thanh Quang, diệt 3 tên lính Âu Phi, thu nhiều vũ khí đạn dược.

    Dịp Tết Tân Mão 1951, trong ngày hội làng Ngãi Cầu, Mặt trận ********* chủ trương đưa một tổ du kích trà trộn vào hoạt động. Các đồng chí Chu Trí Tấn, Đỗ Đình Viễn, Chu Công Thau mặc áo dài, đội khăn xếp, mang theo vũ khí đứng cảnh giới yểm trợ. Được chỉ điểm, bọn lính hương dũng vũ trang phát hiện ra nhóm du kích, hô to: „*********! *********“ rồi tháo chạy. Đồng chí Chu Công Thau đuổi theo, bắt gọn một tên lính địch, tước lựu đạn. Các đồng chí và cả nhóm du kích đã rút an toàn ra ngoài. Sau đó, bọn địch dán cáo thị khắp làng treo giải thưởng mấy nghìn tiền bạc Đông Dương cho ai lấy được đầu Chủ tịch Chu Trí Tấn mang nộp.

    Bọn chúng tăng cường bảo vệ, xây thêm 4 bốt trong địa phận xã, trong đó có bốt Vân Lũng ở chùa Cả là lớn nhất. Buổi sáng ngày mồng 3-3 năm Tân Mão (8-4-1951), ông Chu Trí Tấn trực tiếp chỉ huy một nhóm du kích tiến đánh bốt Vân Lũng, diệt nhiều tên ác ôn, thu một số vũ khí. Biết tin này, tên sĩ quan chỉ huy người Pháp ở bốt Thanh Quang đã treo giải thưởng hàng vạn tiền Đông Dương cho bốt nào bắt được ông Chu Trí Tấn.

    Tối ngày 9-8-1951, ông Tấn nhận nhiệm vụ chủ trì cuộc họp tại gia đình một cơ sở tin cậy ở xóm Đông Ngãi Cầu với 3 đồng chí huyện mới tăng cường về xã. Vừa đến đầu xóm Đông, ông Tấn gặp 3 tên lính hương dũng, chúng đồng loạt nổ súng, một viên đạn xuyên vào cánh tay phải của ông. Tuy vậy, ông vẫn kịp thời dùng súng ngắn bắn trả rồi đứng lên chạy về phía đống Vuông ngoài vệ làng. Bọn địch đuổi theo bắt được ông đưa đến đầu nhà ông Chu Đắc Thương, bắt ông Thương và ông Nguyễn Gia Lân khiêng ông Tấn về bốt Ngãi Cầu. Tên chỉ huy đã đưa ngay một vạn tiền Đông Dương ( 1000 đồng bạc Đông Dương lúc ấy mua được 5 tạ gạo) cho tên lính hương dũng đã bắt được ông Chu Trí Tấn.

    Một tên cai già đến gần ông Tấn đang nằm trên một vũng máu ở sàn hỏi:
    - Tấn, mày về với ai ?
    - Mình tao !
    - Bố láo, mày về cùng thằng nào, có mang theo tài liệu gì không ?
    - Không ! Tao không thèm nói với mày !
    Sau nhiều lần tra tấn, hành hạ dã man ông Tấn, bọn địch vẫn không nhận được được một lời khai nào của ông Tấn ngoài những câu nói trên.

    Và ông Chu Trí Tấn đã vĩnh viễn ra đi hồi 2 giờ sáng ngày 10-8-1951 khi vừa 26 tuổi.

    Sáng hôm đó, bọn địch dựng thi hài ông Tấn ở cổng chợ nằm cạnh cổng chùa Phổ Quang nhằm hăm dọa dân làng. Ông hy sinh để lại người vợ hiền và cậu con trai mới vừa hai tuổi.

    Mọi người dân xã An Khánh đều thương tiếc người Chủ tịch xã – Huyện ủy viên bất khuất, kiên cường đã hiến tuổi thanh xuân của mình cho dân cho nước.

    ĐỖ SÂM
    karate_hn thích bài này.
  4. vaputin

    vaputin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    27/09/2008
    Bài viết:
    5.351
    Đã được thích:
    133
    [​IMG]

    1950 CAO BANG
    karate_hn thích bài này.
  5. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Ảnh chưa từng công bố về miền Bắc Việt Nam năm 1954

    Một triển lãm của nhiếp ảnh gia chiến trường nổi tiếng vừa được mở với rất nhiều bức ảnh đắt giá về Nam Định, Thái Bình (Việt Nam). Năm 1954, nhiếp ảnh gia này đã bị thương và qua đời khi di chuyển từ Nam Định tới Thái Bình.
    http://dantri.com.vn/van-hoa/anh-chua-tung-cong-bo-ve-mien-bac-viet-nam-nam-1954-827712.htm

    Phóng viên ảnh chiến trường người Hungary - Robert Capa là một trong những tay máy huyền thoại trong lịch sử ảnh báo chí nói chung và ảnh chiến trường nói riêng. Những khuôn hình của ông trung thực, sâu sắc, nên thơ và quả cảm

    Bất kể những thay đổi trong cách chụp ảnh suốt những thập kỷ qua, ảnh của Robert Capa vẫn không lỗi thời và luôn được coi là những tác phẩm mẫu mực.

    Trong sự nghiệp kéo dài hai thập kỷ của mình, ông đã ra chiến trường và đưa tin về 5 cuộc chiến tranh, trong đó có cuộc chiến tranh Đông Dương. Robert Capa sau này đã qua đời năm 1954 ở tuổi 40 tại tỉnh Thái Bình trong khi đang tác nghiệp.

    Người ta biết nhiều tới Robert Capa qua những bức ảnh đen trắng đầy chiều sâu, ít người biết rằng ông cũng từng thực hiện nhiều bức ảnh màu ấn tượng. Một chương trình triển lãm có tên “Capa in Color” (Ảnh màu của Capa) sẽ diễn ra từ 31/1 tới 4/5 tại Trung tâm Nhiếp ảnh Quốc tế ở thành phố New York, Mỹ.

    Tại đây, hơn 125 bức ảnh màu chưa từng được công bố của Robert Capa sẽ được đem triển lãm, trong đó có một số bức được thực hiện trong những ngày tháng cuối đời khi ông đang ở Việt Nam.

    [​IMG]
    Binh lính Pháp trên đường chuyển quân từ Nam Định tới Thái Bình tháng 5/1954. Lúc này Robert Capa đang đưa tin về cuộc chiến tranh Đông Dương. Bức ảnh lần đầu được công bố tại triển lãm.

    Giới thiệu một số bức ảnh chiến trường ấn tượng Robert Capa từng thực hiện tại Việt Nam:

    Năm 1954, tạp chí Life của Mỹ đã nhờ Capa tới đưa tin ảnh về chiến tranh Đông Dương. Dù trước đó vài năm, Robert Capa đã tuyên bố sẽ không chụp ảnh chiến trường nữa nhưng vì một lý do nào đó, ông đã nhận lời và đến Việt Nam để đưa tin.

    Ngày 25/5/1954, khi một trung đoàn của Pháp đang băng qua một khu vực nguy hiểm, Robert Capa quyết định không ngồi trên xe ô tô nữa mà xuống đi bộ để chụp hình. Chỉ 5 phút sau, Capa giẫm phải một quả mìn và bị thương nặng. Vài tiếng sau, ông qua đời tại một bệnh viện dã chiến, trên tay vẫn còn giữ chiếc máy ảnh.

    [​IMG]
    Một nghĩa trang tại tỉnh Nam Định ngày 21/5/1954.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Ảnh chụp ven đường khi Robert Capa cùng quân Pháp di chuyển từ Nam Định tới Thái Bình ngày 25/5/1954. Đây là những bức ảnh cuối cùng mà Robert Capa thực hiện ngay trước khi thiệt mạng.


    Bích Ngọc
    Theo Time/Magnum Photos
    OnlySilverMoon, karate_hnhalosun thích bài này.
  6. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17
    Nhầm to roài, đây là cái điếm canh đê, bốt mà như thế này nó đánh sập lâu rồi. Bốt thật nằm cách đó hơi xa
    dmanana thích bài này.
  7. bsb_long

    bsb_long Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    19
    bác cũng hà tây quê lụa à, tớ thấy dân ở đấy nói chỗ điếm canh nước đó xưa là bốt thanh quang ngay ngã 3 đường to lắm, sau 1954 thì dân phá bốt lấy gạch đắp đê. cái điếm canh nước trong ảnh mới tầm 40 tuổi thôi :cool:
    dmanana thích bài này.
  8. taisaolainhuvay

    taisaolainhuvay Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/06/2006
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    17
    Không, tớ là hàng xóm HT nhưng đi qua đó mấy lần
    dmanana thích bài này.
  9. bsb_long

    bsb_long Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    378
    Đã được thích:
    19
    tết được công ty bạn tặng cái bưu thiếp in hình đại học đông dương, đại học tổng hợp hà nội cũ

    [​IMG]
    suhomang thích bài này.
  10. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Đại học Y Dược mà, ở đầu đường Lý Thường Kiệt

Chia sẻ trang này