1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bức ảnh đi cùng năm tháng

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi phongvan2000, 07/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7

    Đổi không khí cho bớt căng thẳng, bằng ít ảnh của nhà ta.
    Thời khắc khổng thể nào quên15/01/2009
    Tôi được biết nghệ sĩ Chu Chí Thành khi ông về nhậm chức Chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam. Người cao dong dỏng, tác phong chuẩn mực, chính xác khiến tôi nghĩ tới một người lính hay một nhà sư phạm hơn là một nghệ sĩ. Nhưng đến khi ông tổ chức triển lãm "Những thời khắc không thể nào quên" nhân kỷ niệm 35 năm Ngày chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" và 35 năm Ngày ký Hiệp định Paris về ngừng chiến ở Việt Nam, tôi đã có cái nhìn khác về ông - người đã có hơn 40 năm cầm máy.
    [​IMG]
    Đột nhập thành phố (Hải Phòng 1969)
    [​IMG]
    Đón các chiến sỹ từ nhà từ Mỹ ngụy trở bề 1973
    Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1966, chàng thanh niên Chu Chí Thành cũng như bao sinh viên khác háo hức ra chiến trường, cầm súng chiến đấu. Khi ấy Thông tấn xã Việt Nam về trường tuyển chọn những sinh viên xuất sắc để đào tạo thành những phóng viên chiến tranh, và ông đã nằm trong quân số những người được chọn. Sau khóa học nghiệp vụ của Thông tấn xã, ông được phân công vào tổ ảnh quân sự và chính thức bước vào con đường ảnh báo chí từ năm 1967.
    Lần thử thách đầu tiên là năm 1968, khi ấy ông được phân công đi "Tuyến lửa khu Bốn" cùng với nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng. Anh Dũng là phóng viên ảnh của Phòng Tuyên huấn quân sự, Tổng cục Chính trị quân đội nhân dân Việt Nam, được biệt phái về Thông tấn xã Việt Nam. Đây là chuyến đi thứ hai của anh, nên anh như người hướng dẫn cho phóng viên Chu Chí Thành. Hai người đã đạp xe suốt từ Hà Nội vào đến Vĩnh Linh, Quảng Bình.
    Dọc đường họ tranh thủ chụp các đơn vị thanh niên xung phong, đoàn vận tải quân sự. Những bức ảnh chân thực về các chuyến hàng tiếp viện, những lão dân quân Lệ Thủy, Quảng Bình, về chiếc cầu treo bắc tạm cho xe qua... đã được Chu Chí Thành thu vào ống kính.
    Ông kể: "Kỷ niệm sâu đậm nhất trong khoảng thời gian ấy là lần gặp gỡ với đội pháo binh Ngư Thủy. Đại đội pháo gồm 30 cô, do Nguyễn Thị The làm đại đội trưởng. Các cô gái khác là trắc thủ và kế toán viên. Trận địa pháo đặt trên bãi biển cát trắng, những hào cát sâu được chắn bởi tấm ghi đường băng.
    Cảm giác của tôi khi ấy lạ lắm. Họ là những cô gái trẻ đẹp, chỉ mười tám đôi mươi, hồn nhiên vô tư, vậy mà trong họ vẫn toát lên cái hào hùng, tin tưởng vào thắng lợi. Tôi rất cảm phục khi thấy họ trong gian khổ mà vẫn lạc quan, vô tư, dám đứng lên lập thành một đội nữ pháo binh đánh trả tàu chiến Mỹ".
    [​IMG]
    Bệnh viện Bạch Mai sau trận bom của không quân Mỹ (22/12/1972)
    Trong một trận đánh dữ dội giữa một đơn vị pháo toàn các nữ pháo thủ chống trả với cả lực lượng hải quân và không quân Mỹ, các cô đã bình tĩnh, tự tin, vừa đánh vừa vận động nhau làm nhiệm vụ, không ai tỏ ra sợ hãi. Tinh thần hào hùng ấy của các cô đã truyền sang cả người phóng viên trẻ lao vào trận tiền để ghi lại khoảnh khắc của trận đánh.
    Nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng chụp được cận cảnh người nữ pháo thủ Nguyễn Thị Thứ đang bình tĩnh lắp đạn, làn khói trắng vẫn tỏa ra xung quanh khẩu pháo. Còn Chu Chí Thành chụp được một bức toàn cảnh khi nòng pháo vẫn còn khạc lửa. Ngay sau lần gặp gỡ ấy, hai ông đã xây dựng được phóng sự về "Các cô gái giữ biển giữ làng" được báo Nhân dân đăng vào tháng 8/1968.
    [​IMG]
    Đường ra trận 1968
    Mãi sau này, nghệ sĩ Chu Chí Thành mới có dịp gặp lại các cô. Ông đã rớt nước mắt khi thấy cảnh các cô gái vùng biển khỏe đẹp ngày nào giờ đã già nua, sống trong cảnh khốn khó. Nhiều người đã phải vào Nam tìm việc.
    Ngay như Đại đội trưởng Nguyễn Thị The phải vào tận Tây Ninh làm thuê làm mướn. Vậy mà chưa khi nào ông thấy họ phàn nàn điều gì. Ông như vẫn thấy nhiều day dứt mỗi khi nghĩ đến họ.
    Sau những ngày "thử lửa" tại tuyến lửa Khu 4, nghệ sĩ Chu Chí Thành trở ra Hà Nội và tiếp tục đảm trách mảng ảnh quân sự, chính trị - ngoại giao của Thông tấn xã. Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", nhà báo, nhiếp ảnh gia Chu Chí Thành đã xông xáo, lăn lộn khắp các điểm nóng ở Hà Nội, ghi lại nhiều hình ảnh về cuộc chiến đấu ngoan cường và khốc liệt của quân và dân ta.
    Ở Hà Nội khi còi báo động hú lên, mọi người chạy xuống hầm trú ẩn thì người phóng viên ảnh lại leo lên gác thượng, chĩa ống kính têlê lên trời đón chụp ảnh máy bay rơi. Hết còi báo động, chỗ nào khói bom nghi ngút thì lao tới chụp cảnh đổ nát và cảnh người dân khắc phục hậu quả.
    URL của bản tin này::http://www.vapa.org.vn/vie/modules.php?name=News&file=article&sid=3444
  2. tuanmapnt

    tuanmapnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.039
    Đã được thích:
    0
    Em chỉ nhận ra cô gái đã chết và đang nằm đấy, còn trong cái bầy chó đang bâu thì em không rành chủng loại chó cho lắm các bác ạ!
  3. JunNguyen

    JunNguyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi các bác, em vẫn đang xem các bác bàn luận, nhưng nhiều cảnh thấy căm phẫn quá, em muốn cho quả M67 vào mồm thằng mũ trằng
  4. cukecvn

    cukecvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2007
    Bài viết:
    182
    Đã được thích:
    0
    Giống như cô gái ấy bị rape hả các bác, thấy áo bị tốc lên và quần cũng ko còn khổ thân quá, chiến tranh luôn là tội ác đáng lên án của loài người.
  5. tiemma

    tiemma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2008
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    0
    Sau 1975 chúng ta đã quá nhân đạo với lũ người mà ho phải người này phải ko các bác
  6. giacaymamtom

    giacaymamtom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    0
    Chuyện qua cũng hơn 30 năm rồi, không nhắc lại làm gì, lại có cớ cho @ nó lu loa là mình không chịu hòa giải. Đợi chúng nó bi bô thì hẵng đập.
    Chuyện đối xử thế nào là tùy quan điểm của nhiều người, với một số người từng trải qua chiến tranh, chứng kiến đồng đội hy sinh ngay trước mắt mình thì đúng là quá nhân đạo, còn với một cơ số bệnh hoạn, ngay cả ở trong nước (phần lớn là bọn choai choai) thì những việc đưa đi cải tạo tư tưởng xyz này nọ, không khác gì phát xít - loại này, nói thật, chỉ muốn lôi bố mẹ chúng nó ra mà chửi vì không biết giáo dục con.
  7. hanuman2008

    hanuman2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    457
    Đã được thích:
    0
    Không thấy phần nữa dưới của ảnh bác ạ?
  8. dinhphdc

    dinhphdc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2008
    Bài viết:
    2.086
    Đã được thích:
    7
    Phần dưới ảnh tớ dấu đi, bạn nhấn vào link bên dưới sẽ có đủ ảnh.
  9. bthungvn

    bthungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    2
    quote-dinhphdc viết lúc 00:55 ngày 21/01/2009
    Bạn ơi cho hỏi sao năm 1969 lại phải đột nhập hả bạn? có nhầm lẫn gì ko?
    Được bthungvn sửa chữa / chuyển vào 19:26 ngày 31/01/2009
  10. nctuan87

    nctuan87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    người Việt mà đối xử với nhau như thú vật, vậy thì chúng ta cũng ko cần coi chúng là con người nữa

Chia sẻ trang này