1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những bức ảnh làm thay đổi thế giới T6

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi ghet_ruoi, 14/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghet_ruoi

    ghet_ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Bức ảnh thay nghìn lời nói về chiến tranh tại Việt nam:
    Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình.
    Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất.
    Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh ********* ở trên một đường phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói ?oChúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi? và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân.
    Câu chuyện của tấm ảnh
    (trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972)
    Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc **ng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe ?ochiến đấu? trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này.
    Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta. Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley ?" Brinkley.
    Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng.
    Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó. Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á.
    Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công *********. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù.
    Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ
    Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người
    Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lý do bắn người tù ấy. ?oTôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính? Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à??.
    Tướng Loan sau này
    Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện Walter Reed Army ở Washington. Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1 cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không.
    Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi !".
    Sự day dứt của tác giả tấm hình
    Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eđie Adams -đă khóc :
    "Genaral ...tears are in my eyes ..." .
    Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan .
    Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn
    "Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người lính *********, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một người mà trước đó đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".
    [​IMG]
    . Nụ hôn kinh điển:
    Đây là bức hình Baiser de l''Hotel de Ville (Kiss at City Hall) của nhiếp ảnh gia người Pháp R.Doisneau (1912 - 1994) chụp đôi tình nhân hôn nhau thắm thiết giữa lòng thành phố Paris.
    Bức hình được chụp vào năm 1950 và sau đó nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Những ai xem bức hình đều cho rằng tác giả thật cao tay khi "chộp" được khoảnh khắc tuyệt vời đến thế. Nhưng thật ra, để có được bức hình "để đời" như vậy, nhiếp ảnh gia Doisneau đã phải dàn cảnh.
    Hồi trước, trong một lần đi tìm chụp một bức ảnh về các cặp tình nhân ở Paris cho tạp chí Life, ông nảy ra ý tưởng chụp đôi tình nhân hôn nhau khi bắt gặp cô F.Bornet cùng người yêu J.Carteaud tại một trường học gần tòa thị chính Paris và ông đã nhờ họ vào vai.
    Thành công của bức hình đã làm dấy lên làn sóng tranh cãi ai là nhân vật trong bức ảnh. Nhiều cặp tuyên bố đôi tình nhân trong hình chính là họ. Và làn sóng trên chỉ lắng xuống khi bà Bornet - chính là cô Bornet ngày nào - sau hơn 40 năm im lặng đã lên tiếng. Bà đến gặp nhiếp ảnh gia Doisneau và đưa ông xem bức ảnh gốc - có tên và chữ ký của ông hẳn hoi - được ông ký tặng vài ngày sau khi chụp bức ảnh trên.
    Ngày 25/04/2005, một nhà sưu tập Thụy Sĩ mua bức ảnh với giá kỷ lục: 155.000 euro (200.000 USD) - gấp 10 lần giá mời chào ban đầu. Chỉ có điều khác biệt tại buổi đấu giá là Bà Bornet đi cùng chồng - không phải người bạn trai J.Carteaud cùng chụp bức ảnh ngày nào.
  2. nhmp21

    nhmp21 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/01/2006
    Bài viết:
    1.477
    Đã được thích:
    0
    nhìn bức ảnh này lại nhớ đến ca khúc one của Metallica, chiến tranh bị lên án quá nhiều
    ...Cut this life off from me...
    http://nghenhac.info/rock_pm.asp?iFile=10911&iType=24
    Được nhmp21 sửa chữa / chuyển vào 16:01 ngày 24/10/2007
  3. ghet_ruoi

    ghet_ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Nụ hôn chiến thắng
    Bức ảnh được nhiếp ảnh gia lừng danh thế kỷ 20 - Alfred Eisenstaedt (1898-1994) - chụp, tại Times Square trong ngày V-J Day. Theo lời ông kể lại thì ông đã rất chú ý đến chàng thuỷ thủ này khi thấy anh ta vui sướng vẫy tay với tất cả những phụ nữ anh gặp, dù họ trẻ hay già. Khoảnh khắc anh hôn cô y tá biểu hiện sự lãng mạn, niềm vui tột đỉnh trong ngày vui chung của nhân loại.
    [​IMG]
    Tuyệt thực
    Bức ảnh do Paul Vreeker - phóng viên ảnh người Hà Lan làm cho Reuters chụp :
    Vào những tháng cuối năm 04 , chính phủ Hà Lan trong một bước nỗ lực thắt chặt thủ tục nhập cư , đã có dự luật trục xuất 26000 người tị nạn thất nghiệp
    Và bức ảnh bạn đang xem nói về 1 người Iran tị nạn ,anh Mehdy kavousi đã tự ... khâu mí mắt và miệng lại và tuyệt thực để phản đối việc bị trục xuất khỏi Hà Lan trong vòng 44 ngày .
    Những nhà chức trách thì yêu cầu anh phải kí điền vào môt cái form ...ở IRAN ( ! ) . Bộ phận kiểm soát việc nhập cảnh thì kiên quyết từ chối yêu cầu được ở lại HàLan của anh chàng Iran lì lợm này .
    Nhưng sau 1 tháng kể từ sau việc chống đối với quyết định của chính quyền , trường hợp của Kavousi đã được xem xét lại và đã được trở thành ngoại lệ !
    [​IMG]
    Bước chân tới vườn địa đàng
    Đây là tác phẩm thứ hai của Eugene Smith mà tôi giới thiệu ở đây (bức thứ nhất: Hãy cứu tôi). Bức ảnh được đánh giá không chỉ hoàn hảo về mặt kỹ thuật mà cả sự ra đời của nó.
    Bức ảnh chụp hai đứa trẻ, một gái, một trai đang dắt tay nhau vượt qua góc khuất tối, qua vòm lá tựa như một vòm cổng để đi về phía ánh sáng của khu vườn hạnh phúc, diễn tả ước mơ được sống cho tình yêu của con người trong trắng, tinh khiết.
    Khoảnh khắc này được ông lưu lại tại khu vườn nhà ông, trong thời kỳ ông dưỡng bệnh sau một ca đại phẫu. Hai đứa trẻ chính là hai đứa con thân yêu của ông (một điều cũng ít gặp ở VN )

Chia sẻ trang này