1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những cái hay,cái nhất,kỷ lục của bóng đá Việt Nam!

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi Sunflowerboy, 06/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Có phải là mùa mà TTH loại CSG ở trận bán kết rồi đá chung kết với CATP không ? ( mà chắc đúng rồi vì TTH chỉ á quân lần đó ) . Nếu vậy tỉ số là 3-1 , làm chi có 7-4 dữ vậy . Trận CSG -TTH tui ngồi lọt thỏm giữa đống cổ động viên TTH , nhìn Cảng thua mặt méo xẹo. Trận CK cũng có coi luôn , trận đó thấy Minh Chiến sút 1 cú bóng sống rất đẹp vào góc phải khung thành Huế , và cũng do bị chấn thương trong trận đó mà Chiến hết đá luôn ( trận đấy ngồi chỗ cđv CATP , rút kinh nghiệm ).
  2. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Hậu vệ cánh xuất sắc nhất được VN và châu Á công nhận :
    TRẦN CÔNG MINH .
    Anh đã được mời vào tuyển châu Á đá giao hữu tại Trung Đông .
  3. dreamweaver

    dreamweaver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    0
    Hậu vệ cánh xuất sắc nhất được VN và châu Á công nhận :
    TRẦN CÔNG MINH .
    Anh đã được mời vào tuyển châu Á đá giao hữu tại Trung Đông .
  4. MUboy

    MUboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    ?oĐược? và ?ochưa được? của 12 đội bóng tại lượt đi V-League 2004


    Lượt đi V-League 2004 đã kết thúc. Cánh cửa vẫn còn bỏ ngỏ đối với tất cả các đối thủ ở cuộc đua tới ngôi vô địch và cả đua tranh chống xuống hạng. Không ít bất ngờ đã xuất hiện nhưng tất cả những bất ngờ đó lại nằm trong sự hợp lý và không phải một điều gì quá ngạc nhiên, dù là việc GĐT.LA khởi đầu tệ hại, NHĐA trượt dốc dài ở nửa sau lượt đi hay hiện tượng ?oVua sân khách? SĐ.NĐ?
    Sau lượt đi V-League 2004, chúng ta có thể thấy những vấn đề còn tồn tại ở 12 đội bóng.
    HAGL: đội bóng phố Núi đã vô địch lượt đi và điểm yếu của họ thực sự không rõ nét để các đối thủ khác có thể khai thác triệt để. Vấn đề của HAGL có lẽ là sự phụ thuộc quá lớn vào Zico Kiatisak. Khi không có sự hiện diện của thủ lĩnh người Thái Lan, HAGL mất quá nhiều sức mạnh của mình và rất khó khăn trong việc tìm cách phá vỡ thế bế tắc của trận đấu, nhất là khi đối diện với đội bóng phố Núi, nhiều đội bóng chấp nhận chơi co cụm phòng ngự số đông. Hơn nữa, lối chơi của HAGL luôn buộc người ta phải đặt nghi ngờ: ?oCó thể đà chiến thắng của nhà ĐKVĐ sẽ bị chựng lại bởi sự xuống sức và gánh nặng tuổi tác của nhiều lão tướng?!?.
    SĐ.NĐ: Á quân lượt đi, một thế lực mới đầy tham vọng của mùa giải này. Nhưng dường như, đội bóng thành Nam chỉ phát huy hết sức mạnh của mình khi được chơi lối chơi phản công sở trường trên sân khách. Khi phải chủ động tấn công hoặc đối diện những đối thủ già giơ, SĐ.NĐ khá lúng túng trong lối chơi. Đội bóng thành Nam thực sự không có nhiều lựa chọn trên hàng công và dựa quá nhiều vào Trung Kiên và Amaobi. Chỉ cần vắng một trong hai mắt xích quan trọng này, cỗ máy SĐ.NĐ sẽ gặp vấn đề (Không có Trung Kiên, SĐ.NĐ đã hòa chật vật trước Delta ĐT ngay trên sân nhà và đó là một minh chứng cụ thể nhất).
    SLNA: Đội bóng xứ Nghệ là đối thủ duy nhất ?obắn hạ? được HAGL trên sân Vinh và chưa từng nếm mùi thất bại ở lượt đi. Sức trẻ, một đội hình đồng đều của tất cả các vị trí trên sân, quá khó để có thể đánh bại khối thống nhất mang tên SLNA. Nhưng chính lối chơi chặt chẽ, an toàn và không để thua trước có thể sẽ là ?ovật cản? trên con đường tiến đến ngôi vô địch của đội bóng này.
    Thể Công: Đội sổ và mới 1 lần hưởng niềm vui chiến thắng. Họ khủng hoảng trầm trọng trên hàng công và chưa tìm ra phương cách để chiến thắng. Trong khi các đối thủ khác thường tận dụng lợi thế sân nhà để chiến thắng nhưng riêng Thể Công thì gần như không thể (?!). Lực yếu và đó chính là cơ sở để nhận định: Thể Công phải nỗ lực lắm may ra mới thoát khỏi 1 trong 2 vị trí cuối bảng quen thuộc.
    NHĐA.TP: Trượt dốc, khủng hoảng nặng nề từ nửa sau của lượt đi và gần như vẫn chưa tìm ra lối thoát. Lực lượng cầu thủ nội trung bình, ngoại binh không phát huy sức mạnh, họ còn quá nhiều việc để làm với lối chơi thiếu sinh khí, rời rạc và dễ đổ vỡ.
    Delta ĐT: Thoát khỏi 2 vị trí cầm đèn đỏ sau vòng đấu cuối của lượt đi nhưng họ thực sự gặp nhiều khó khăn: các cầu thủ trụ cột sa sút phong độ, ngoại binh chất lượng thường thường, lực lượng trẻ, thiếu kinh nghiệm?
    GĐT.LA: Giai đoạn khủng hoảng và khó khăn nhất đã qua nhưng họ đã đánh mất khá nhiều điểm mạnh trong lối chơi. Không còn là một khối thống nhất khó đánh bại và khi đối diện với những đối thủ quái, già giơ, bài phòng ngự - phản công của GĐT.LA thường không phát huy hiệu quả cao.
    Thép VU.HP: Mới thăng hạng, đội bóng đất Cảng đã không có sự hòa nhập tốt nhất với môi trường chuyên nghiệp và vẫn còn khá non. Với lối chơi hơi bồng bột, dễ bị trả giá và hay đánh mất mình trên sân khách, TVU.HP thiếu sự tự tin để phát huy hết điểm mạnh.
    LG.HN ACB: Vấn đề của đội bóng Thủ đô vẫn là đặc điểm truyền thống của những đội bóng tiền thân trước đó: tâm lý thi đấu thiếu ổn định, lực lượng mỏng và thường chơi lúc hay lúc dở? Để trở thành một đội bóng mạnh, họ vẫn cần ?othắng chính mình?.
    Bình Dương: Thiếu một thủ lĩnh có tiếng nói trọng lượng trên sân để tập hợp các cá nhân thành một tập thể vững mạnh. ?oChelsea VN? vẫn thường bắt đầu mỗi trận đấu với tâm lý sợ thua hơn là muốn thắng và chịu áp lực lớn. Không dễ để thay đổi lối tư duy này.
    Đà Nẵng: Xa nhà, Đà Nẵng thường thua, đó vẫn là điểm yếu cố hữu của đội bóng sông Hàn. Đó chính là minh chứng của việc họ chưa có đẳng cấp của một đội bóng lớn?
    Bình Định: Không còn là đối thủ không thể đánh bại trên sân nhà, sự chắc chắn và lối chơi hừng hực của đội bóng đất Võ cũng mất đi ít nhiều. Đội bóng này phụ thuộc nhiều vào các cá nhân và chỉ là một đối thủ thường thường bậc trung khi các trụ cột Thái mất phong độ.
    Nhìn lại những tồn tại của các đội bóng để thấy rằng, tất cả những vấn đề đó sẽ liên quan trực tiếp đến mục tiêu cũng như triển vọng của mỗi đội trong giai đoạn 2 của V-League 2004. Cơ hội vẫn chia đều ở hai đầu bảng xếp hạng, sau chặng đường đầu tiên.

  5. MUboy

    MUboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2003
    Bài viết:
    488
    Đã được thích:
    0
    ?oĐược? và ?ochưa được? của 12 đội bóng tại lượt đi V-League 2004


    Lượt đi V-League 2004 đã kết thúc. Cánh cửa vẫn còn bỏ ngỏ đối với tất cả các đối thủ ở cuộc đua tới ngôi vô địch và cả đua tranh chống xuống hạng. Không ít bất ngờ đã xuất hiện nhưng tất cả những bất ngờ đó lại nằm trong sự hợp lý và không phải một điều gì quá ngạc nhiên, dù là việc GĐT.LA khởi đầu tệ hại, NHĐA trượt dốc dài ở nửa sau lượt đi hay hiện tượng ?oVua sân khách? SĐ.NĐ?
    Sau lượt đi V-League 2004, chúng ta có thể thấy những vấn đề còn tồn tại ở 12 đội bóng.
    HAGL: đội bóng phố Núi đã vô địch lượt đi và điểm yếu của họ thực sự không rõ nét để các đối thủ khác có thể khai thác triệt để. Vấn đề của HAGL có lẽ là sự phụ thuộc quá lớn vào Zico Kiatisak. Khi không có sự hiện diện của thủ lĩnh người Thái Lan, HAGL mất quá nhiều sức mạnh của mình và rất khó khăn trong việc tìm cách phá vỡ thế bế tắc của trận đấu, nhất là khi đối diện với đội bóng phố Núi, nhiều đội bóng chấp nhận chơi co cụm phòng ngự số đông. Hơn nữa, lối chơi của HAGL luôn buộc người ta phải đặt nghi ngờ: ?oCó thể đà chiến thắng của nhà ĐKVĐ sẽ bị chựng lại bởi sự xuống sức và gánh nặng tuổi tác của nhiều lão tướng?!?.
    SĐ.NĐ: Á quân lượt đi, một thế lực mới đầy tham vọng của mùa giải này. Nhưng dường như, đội bóng thành Nam chỉ phát huy hết sức mạnh của mình khi được chơi lối chơi phản công sở trường trên sân khách. Khi phải chủ động tấn công hoặc đối diện những đối thủ già giơ, SĐ.NĐ khá lúng túng trong lối chơi. Đội bóng thành Nam thực sự không có nhiều lựa chọn trên hàng công và dựa quá nhiều vào Trung Kiên và Amaobi. Chỉ cần vắng một trong hai mắt xích quan trọng này, cỗ máy SĐ.NĐ sẽ gặp vấn đề (Không có Trung Kiên, SĐ.NĐ đã hòa chật vật trước Delta ĐT ngay trên sân nhà và đó là một minh chứng cụ thể nhất).
    SLNA: Đội bóng xứ Nghệ là đối thủ duy nhất ?obắn hạ? được HAGL trên sân Vinh và chưa từng nếm mùi thất bại ở lượt đi. Sức trẻ, một đội hình đồng đều của tất cả các vị trí trên sân, quá khó để có thể đánh bại khối thống nhất mang tên SLNA. Nhưng chính lối chơi chặt chẽ, an toàn và không để thua trước có thể sẽ là ?ovật cản? trên con đường tiến đến ngôi vô địch của đội bóng này.
    Thể Công: Đội sổ và mới 1 lần hưởng niềm vui chiến thắng. Họ khủng hoảng trầm trọng trên hàng công và chưa tìm ra phương cách để chiến thắng. Trong khi các đối thủ khác thường tận dụng lợi thế sân nhà để chiến thắng nhưng riêng Thể Công thì gần như không thể (?!). Lực yếu và đó chính là cơ sở để nhận định: Thể Công phải nỗ lực lắm may ra mới thoát khỏi 1 trong 2 vị trí cuối bảng quen thuộc.
    NHĐA.TP: Trượt dốc, khủng hoảng nặng nề từ nửa sau của lượt đi và gần như vẫn chưa tìm ra lối thoát. Lực lượng cầu thủ nội trung bình, ngoại binh không phát huy sức mạnh, họ còn quá nhiều việc để làm với lối chơi thiếu sinh khí, rời rạc và dễ đổ vỡ.
    Delta ĐT: Thoát khỏi 2 vị trí cầm đèn đỏ sau vòng đấu cuối của lượt đi nhưng họ thực sự gặp nhiều khó khăn: các cầu thủ trụ cột sa sút phong độ, ngoại binh chất lượng thường thường, lực lượng trẻ, thiếu kinh nghiệm?
    GĐT.LA: Giai đoạn khủng hoảng và khó khăn nhất đã qua nhưng họ đã đánh mất khá nhiều điểm mạnh trong lối chơi. Không còn là một khối thống nhất khó đánh bại và khi đối diện với những đối thủ quái, già giơ, bài phòng ngự - phản công của GĐT.LA thường không phát huy hiệu quả cao.
    Thép VU.HP: Mới thăng hạng, đội bóng đất Cảng đã không có sự hòa nhập tốt nhất với môi trường chuyên nghiệp và vẫn còn khá non. Với lối chơi hơi bồng bột, dễ bị trả giá và hay đánh mất mình trên sân khách, TVU.HP thiếu sự tự tin để phát huy hết điểm mạnh.
    LG.HN ACB: Vấn đề của đội bóng Thủ đô vẫn là đặc điểm truyền thống của những đội bóng tiền thân trước đó: tâm lý thi đấu thiếu ổn định, lực lượng mỏng và thường chơi lúc hay lúc dở? Để trở thành một đội bóng mạnh, họ vẫn cần ?othắng chính mình?.
    Bình Dương: Thiếu một thủ lĩnh có tiếng nói trọng lượng trên sân để tập hợp các cá nhân thành một tập thể vững mạnh. ?oChelsea VN? vẫn thường bắt đầu mỗi trận đấu với tâm lý sợ thua hơn là muốn thắng và chịu áp lực lớn. Không dễ để thay đổi lối tư duy này.
    Đà Nẵng: Xa nhà, Đà Nẵng thường thua, đó vẫn là điểm yếu cố hữu của đội bóng sông Hàn. Đó chính là minh chứng của việc họ chưa có đẳng cấp của một đội bóng lớn?
    Bình Định: Không còn là đối thủ không thể đánh bại trên sân nhà, sự chắc chắn và lối chơi hừng hực của đội bóng đất Võ cũng mất đi ít nhiều. Đội bóng này phụ thuộc nhiều vào các cá nhân và chỉ là một đối thủ thường thường bậc trung khi các trụ cột Thái mất phong độ.
    Nhìn lại những tồn tại của các đội bóng để thấy rằng, tất cả những vấn đề đó sẽ liên quan trực tiếp đến mục tiêu cũng như triển vọng của mỗi đội trong giai đoạn 2 của V-League 2004. Cơ hội vẫn chia đều ở hai đầu bảng xếp hạng, sau chặng đường đầu tiên.

  6. blackmoont_girl

    blackmoont_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2003
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Cường - cầu thủ già nhất V-League
    Sinh năm 1967, hiện đã làm HLV thủ môn cho đội trẻ Bình Định, nhưng Nguyễn Văn Cường vẫn muốn được "bay lượn" trong khung gỗ tại giải Vô địch quốc gia 2003 (V-League). Anh đã có tên trong danh sách thi đấu của đội Bình Định ở mùa giải mới.
    Nhắc đến lão tướng Nguyễn Văn Cường, những người hâm mộ bóng đá Việt Nam chắc không ai có thể quên được những đóng góp của anh trong hai trận tử chiến trước Indonesia và Myanmar tại SEA Games 18 để đem về chiếc HC bạc đầu tiên kể từ khi bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại với đấu trường thể thao khu vực.
    Đến với bóng đá chuyên nghiệp từ một cuộc chơi phong trào
    Lúc 17 tuổi, dù gặp thời buổi khó khăn nhưng Cường vẫn cứ to khỏe với biệt danh Cường "xà lan" ở trường Trưng Vương. Anh cũng nổi danh lỳ đòn với những cú bay người bắt bóng như chim. Trước đó, do quá đam mê, nhóc Cường thường cùng bọn trẻ trong xóm đá với quả bóng làm bằng giẻ. Vậy mà hăng lắm, dù cuối cùng có thắng thì cũng chỉ được cõng đi 2 vòng quanh sân.
    Sau khi học hết lớp 12, Cường xin vào làm công an, bắt gôn cho giải bóng đá phong trào của ngành. Năm 1983 anh được "xếp" Chín Hùng phát hiện và "bắt" về tuyển. Năm 1989 chia tỉnh, đội Công an Nghĩa Bình giải thể, Văn Cường cùng 4 anh em khác được chọn theo đội Bình Định luôn cho đến tận bây giờ.
    Nhắc lại chuyện cũ, Cường cười hiền: "Mê mẩn quá cũng có, nhưng nói cho ngay, cái nghiệp thủ môn nó chọn tôi chứ không bây giờ đã là anh công an thực thụ rồi..."
    Chuyện đời - chuyện nghề
    Nhiều người đồn rằng Cường trúng đậm sau SEA Games 18 với vài trăm triệu đồng. Nhưng vợ anh theo dõi thấy người hâm mộ tặng hơn trăm triệu nhưng tiền đến tay anh chỉ... 70 triệu. Vì thế nhiều lúc, mọi người đi chợ Quân Trấn ở Quy Nhơn vẫn thường thấy Quả bóng bạc Việt Nam 1995 cùng vợ nhận giữ xe cho khách với giá siêu rẻ: xe đạp 200 đồng và xe máy 500 đồng để kiếm sống.
    Chưa khỏi chấn thương ở SEA Games 18, trận gặp Juventus trên sân Hà Nội năm 1996, trong pha đấu tay đôi, Cường đã bị tiền đạo Vialli đạp trúng bụng, phải vào viện tự chạy chữa tốn khối tiền. May còn có đồng vào từ mảnh đất làm chỗ giữ xe mà tỉnh ủy cho gần chợ. Còn ở thì đành trú tạm dưới gầm khán đài nóng như cái lò ở SVĐ Quy Nhơn.
    Thủ môn ở đâu cũng vậy, không bao giờ dám đổi áo. Nhưng ở SEA Games 18, Văn Cường chơi xuất thần, thủ môn Thái Lan nằn nì mãi, Cường đành tặng. Còn đôi găng anh cũng tặng nốt cho thủ môn Tiến Anh của Thể Công để lấy hên.
    Mùa giải trước, Cường vừa làm trợ lý huấn luyện đội hình 2, vừa kiêm luôn thủ môn và tiền đạo. Trận cuối ở giải đội hình 2 mùa trước gặp Hải Phòng tại quê nhà, khán giả cứ réo tên Cường. Bất đắc dĩ anh phải ra sân đá tiền đạo. Mấy cầu thủ trẻ cứ bảo "bác" Cường già vậy rồi mà còn sung lắm.
    Cường không nhớ đã bao nhiêu lần ẵm danh hiệu "Thủ môn xuất sắc", nhưng anh nhớ rất rõ, chưa đưa tiền thưởng cho vợ bao giờ. Có lần được thưởng 3 triệu, nhưng khi dẫn anh em đi ăn khao lại hết tới... 4 triệu. Lỗ to, nhưng tính Cường là thế.
  7. blackmoont_girl

    blackmoont_girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2003
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Văn Cường - cầu thủ già nhất V-League
    Sinh năm 1967, hiện đã làm HLV thủ môn cho đội trẻ Bình Định, nhưng Nguyễn Văn Cường vẫn muốn được "bay lượn" trong khung gỗ tại giải Vô địch quốc gia 2003 (V-League). Anh đã có tên trong danh sách thi đấu của đội Bình Định ở mùa giải mới.
    Nhắc đến lão tướng Nguyễn Văn Cường, những người hâm mộ bóng đá Việt Nam chắc không ai có thể quên được những đóng góp của anh trong hai trận tử chiến trước Indonesia và Myanmar tại SEA Games 18 để đem về chiếc HC bạc đầu tiên kể từ khi bóng đá Việt Nam hội nhập trở lại với đấu trường thể thao khu vực.
    Đến với bóng đá chuyên nghiệp từ một cuộc chơi phong trào
    Lúc 17 tuổi, dù gặp thời buổi khó khăn nhưng Cường vẫn cứ to khỏe với biệt danh Cường "xà lan" ở trường Trưng Vương. Anh cũng nổi danh lỳ đòn với những cú bay người bắt bóng như chim. Trước đó, do quá đam mê, nhóc Cường thường cùng bọn trẻ trong xóm đá với quả bóng làm bằng giẻ. Vậy mà hăng lắm, dù cuối cùng có thắng thì cũng chỉ được cõng đi 2 vòng quanh sân.
    Sau khi học hết lớp 12, Cường xin vào làm công an, bắt gôn cho giải bóng đá phong trào của ngành. Năm 1983 anh được "xếp" Chín Hùng phát hiện và "bắt" về tuyển. Năm 1989 chia tỉnh, đội Công an Nghĩa Bình giải thể, Văn Cường cùng 4 anh em khác được chọn theo đội Bình Định luôn cho đến tận bây giờ.
    Nhắc lại chuyện cũ, Cường cười hiền: "Mê mẩn quá cũng có, nhưng nói cho ngay, cái nghiệp thủ môn nó chọn tôi chứ không bây giờ đã là anh công an thực thụ rồi..."
    Chuyện đời - chuyện nghề
    Nhiều người đồn rằng Cường trúng đậm sau SEA Games 18 với vài trăm triệu đồng. Nhưng vợ anh theo dõi thấy người hâm mộ tặng hơn trăm triệu nhưng tiền đến tay anh chỉ... 70 triệu. Vì thế nhiều lúc, mọi người đi chợ Quân Trấn ở Quy Nhơn vẫn thường thấy Quả bóng bạc Việt Nam 1995 cùng vợ nhận giữ xe cho khách với giá siêu rẻ: xe đạp 200 đồng và xe máy 500 đồng để kiếm sống.
    Chưa khỏi chấn thương ở SEA Games 18, trận gặp Juventus trên sân Hà Nội năm 1996, trong pha đấu tay đôi, Cường đã bị tiền đạo Vialli đạp trúng bụng, phải vào viện tự chạy chữa tốn khối tiền. May còn có đồng vào từ mảnh đất làm chỗ giữ xe mà tỉnh ủy cho gần chợ. Còn ở thì đành trú tạm dưới gầm khán đài nóng như cái lò ở SVĐ Quy Nhơn.
    Thủ môn ở đâu cũng vậy, không bao giờ dám đổi áo. Nhưng ở SEA Games 18, Văn Cường chơi xuất thần, thủ môn Thái Lan nằn nì mãi, Cường đành tặng. Còn đôi găng anh cũng tặng nốt cho thủ môn Tiến Anh của Thể Công để lấy hên.
    Mùa giải trước, Cường vừa làm trợ lý huấn luyện đội hình 2, vừa kiêm luôn thủ môn và tiền đạo. Trận cuối ở giải đội hình 2 mùa trước gặp Hải Phòng tại quê nhà, khán giả cứ réo tên Cường. Bất đắc dĩ anh phải ra sân đá tiền đạo. Mấy cầu thủ trẻ cứ bảo "bác" Cường già vậy rồi mà còn sung lắm.
    Cường không nhớ đã bao nhiêu lần ẵm danh hiệu "Thủ môn xuất sắc", nhưng anh nhớ rất rõ, chưa đưa tiền thưởng cho vợ bao giờ. Có lần được thưởng 3 triệu, nhưng khi dẫn anh em đi ăn khao lại hết tới... 4 triệu. Lỗ to, nhưng tính Cường là thế.
  8. Sunflowerboy

    Sunflowerboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0
    Hoà Bình Dương,SLNA lập kỷ lục 16 trận bất bại trong đó một kỷ lục nữa là 9 trận hoà
  9. Sunflowerboy

    Sunflowerboy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2003
    Bài viết:
    1.794
    Đã được thích:
    0
    Hoà Bình Dương,SLNA lập kỷ lục 16 trận bất bại trong đó một kỷ lục nữa là 9 trận hoà
  10. langtuthieulam

    langtuthieulam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    lần đầu trong mùa giải khán giả đội chủ nhà bị đội khách tấn công , cũng là lần đầu tiên khán giả tấn công lực lượng an ninh trong trận bình dương -sông lam nghệ an
    8 khán giả của đội khách được "rước" vào xe đặc chủng và đưa đi mọtcon số kỷ lục??
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 10:46 ngày 22/05/2004
    Được nguyenvantruongvn sửa chữa / chuyển vào 10:52 ngày 22/05/2004

Chia sẻ trang này