1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những cái "quá " trong cuộc sống , sự nguy hiểm và việc nhận thức ra nó !

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi truanang, 28/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Hi`, lâu rùi mới quay lại diễn đàn theo như lời hẹn với bạn Ruồi trâu. Mình có 1 tính xấu là ít khi bỏ cuộc lắm ^^, kể cả khi mình thua.
    Câu trả lời đầu tiên dành cho bạn Ruồi trâu là: bạn nói mình quá để ý đến tính "mục đích" trong giao tiếp. Đúng là vậy, nhưng xin hỏi bạn Ruồi trâu, trong giao tiếp có hành động nào là ko có mục đích ạ?
    Bạn chia giao tiếp thành 2 loại là có mục đích và ko có mục đích. Còn theo mình giao tiếp nào cũng có mục đích hết. À, tất nhiên trừ những trường hợp quá đặc biệt như những người thường xuyên cười với mọi người 1 cách ngây thơ, thánh thiện, mà lại cười với bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào. Ngoài ra còn hay bắt chuồn chuồn nữa,... :D thì mình xin loại trừ. Ko biết bạn Ruồi trâu đã gặp ai như vậy chưa :D
    Bạn lấy ví dụ những giao tiếp ko có mục đích như "đến chơi, thăm hỏi, nói chuyện xã giao". Nhưng tất cả những điều đó là có mục đích đấy chứ. Song điều đáng quan tâm là mục đích đó là mục đích gì và tầm quan trọng của mục đích đó như thế nào.
    Vì khi bạn đến thăm hỏi ai đó là bạn đang có mục đích đấy. CÓ thể bạn ko muốn xin xỏ (^^) họ cái gì đó hay nhờ vả họ cái gì đó nhưng bạn có mục đích khác. Đó là bạn mong người ta biết được bạn quan tâm đến họ, và sau đó là mong họ sẽ quý bạn hơn. Hay xa hơn nữa và "thực tế" hơn đó là từ sự quý mến của họ đó, 1 lúc nào đó có thể họ sẽ giúp bạn cái gì đấy khi bạn gặp khó khăn.
    Vâng, đó chính là tính "mục đích" bạn Ruồi trâu ạ, hi vọng bạn ko phản đối chứ. Và mình cũng nhấn mạnh đó là, 2 từ "mục đích" này ko phải là xấu mà có lúc xấu có lúc tốt.
    Khi bạn chỉ đến chơi xã giao thì bạn vẫn có mục đích đấy. À, còn có khả năng có thể văn phòng làm việc của bạn bị mất điện và bạn đi qua "thăm hỏi" ai đó vì phòng của họ có máy lạnh ^^(hehe, giả sử cty của người đó có máy phát điện :D)
    Để nói thêm về 2 chữ "mục đích" mình xin lấy thêm 1 số ví dụ. Như 1 người bố thí cho 1 đứa bé ăn xin tiền, họ xuất phát từ lòng thương thật sự. Mình rất đề cao hành động đó. Hành động đó cũng có tính mục đích, mục đích là họ muốn đứa bé ko phải bị đói, ko phải bị rét, và vì đứa bé đáng thương, họ muốn thoả mãn lòng thương người của mình. Đây là một mục đích tốt.
    Trên TV hàng ngày chúng ta thường thấy các doanh nghiệp thường tặng quà cho các gia đình nghèo, xây nhà tình nghĩa,...vv. Mục đích của họ là gì? Có thể họ muốn làm việc thiện vì họ mong cho những người đó có cuộc sống tốt đẹp hơn, cũng có thể họ muốn quảng bá thương hiệu của mình. Mình đã tận mắt chứng kiến chuyện này, lúc TV chiếu, 1 người làm chức cũng khá to ở 1 tỉnh, lúc trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ông ta trao 1 lần xong, tự nhiên lại giật lại món quà (một cách khá là thô bạo :( ) và trao lại lần 2 vì có lẽ ông ta tưởng đài TH chưa kịp quay cảnh đó. Cuối cùng người ta quên ko xoá khúc đó, thế là cái cảnh ông ta giật lại món qìa và trao lại cứ rõ mồn một. Hic. Việc ******** nghĩa trên vì mục đích gì chắc bạn Ruồi trâu hiểu nhỉ.
    Đó là câu trả lời của mình về cái tính "mục đích" và vì sao mình lại nhấn mạnh đến cái tính mục đích như vậy.
    Nếu hành động chúng ta ko có 1 mục đích gì, thì chúng ta thật là "đặc biệt". Hì, hi vọng bạn Ruồi trâu ko "đặc biệt" cái kiểu như thế :D.
    Mình định viết thêm 1 bài nói về sự cân bằng và những cái, à quên, những người phái nữ mà bạn gọi là "gái" í. Nhưng đến giờ hẹn đánh bóng bàn mất rùi. Hẹn bạn lần sau vậy.
    CHờ mình nhé ^^

Chia sẻ trang này