Những câu chuyện bông đùa Chào các bạn. Hy vọng rằng lời chào vừa rồi đủ thân mật để tôi có thể tự nhiên mà viết vài dòng chữ sau đây kể lại một kỷ niệm nhỏ. Này này, đừng có bỏ đi vội chứ. Quí vị yên tâm rằng tôi không ở đây diễn thuyết đâu. Tôi làm gì có đủ trình độ. Tuy những gì tôi sắp nói là có phần riêng tư mà cũng không hẳn là riêng tư, nó tầm thường mà cũng không hẳn là tầm thường. Biết đâu bạn sẽ có một vài tâm tưởng mà cũng có thể là không. Sao cơ, bạn đang gấp lắm à. Thì hy vọng lần online sau vậy. Bạn có thời gian à. Ừ, thế mời bạn nghe câu chuyện của tôi , coi như lức trà dư tửu hậu vậy. Vào mùa đông năm ngoái, tôi đã vô tình trúng thưởng một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Anh quốc. May mắn thôi nhưng tôi cũng vui lắm. Cái vé đi Anh trong một tháng trời-phần thưởng cho người chiến thắng cuộc thi mà để mua nó chắc tôi phải tích cóp tiền công cán của mình cả năm trời-đang nằm trong tay tôi. Sao lại không vui phải không. Tôi đã lên máy bay, không nhớ la sáng hay chiều. Ngồi máy bay cũng thú vị lắm, có cái này có cái kia, nói thế thôi. Đến Luôn Đôn, tôi nghỉ ở Grand hotel cơ đấy. Trong tuần đầu tiên, tôi được đi đây đi đó khắp nơi. Đến các khu phố mua sắm, bơi thuyền trên song Thames. Tôi cũng đáp tàu lửa đến Manchester để xem trận MU-Asernal. Không khí cuồng nhiệt lắm. Rồi tôi được một vé đến Liverpool nghe sir Paul Mac hát lại bài yesterday bất hủ. Con bọ này cũng già rồi nhưng giọng ca cũng còn ấm lắm. Dĩ nhiên là tôi cũng không bỏ qua cơ hội để thưởng lãm điện Buckingham. Khi đi qua lâu đài hoàng gia, tôi cũng ngậm ngùi mà nghĩ đến công nương quá cố. À, trong tất cả các cuộc thưởng lãm, tôi sẽ kể chi tiết hơn chuyến đi cuối mà tại đây, kỷ niệm tôi đề cập ngay từ khi bắt đầu câu chuyện được hình thành. Đó là ngày trước khi tôi lên máy bay về nước. Một buổi sáng đẹp trời, tôi đón một chiếc xe buyt du lịch đi đến bảo tàng Lourve. Đứng trước cửa là 2 người lính danh dự mặc những bộ đồ quân đội hoàng gia. Họ mở cửa để tôi bước vào. Oh, một quang cảnh mong đợi. Cung thất xưa kia nay là viện bảo tàng vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính quí tộc. Các hành lang trải thảm, các bậc thềm chạm khắc. Mái vòm cong với những họa tiết đậm chât Kito. Từng bước chân đưa tôi đi khắp nơi và đến một can phòng rất lớn nhưng làm sao đủ không gian nếu những bức tượng của những danh nhân xưa kia từng khuấy đảo một vùng trời được thay bằng những con người lịch sử. Có đủ thứ các tượng. Kia là Louis XIII, nọ là Henry đệ nhất. Nữ hoàng Victorya cũng góp mặt. Sir Owen cũng đâu thể thiếu. Và rất nhiều các tượng khác nữa được tôi tham quan trước khi tôi đến một bức tượng có những chú giải như sau. William Shakespears (1564-1616) là kịch gia nổi tiếng của thời kỳ phục hưng. Oh. Thì ra tôi đang đứng trước người con vĩ đại nhất của dân tộc đảo quốc sương mù. Hàng triệu độc giả thổn thức, bao nhiêu nghệ sĩ vinh quang, một loạt nhân vật bất hủ, những đạo diễn, nhà biên kịch, diễn viên đoạt giải Oscar hãy nghiêng mình mà nói tiếng tạ ơn ngài. Đó là một con người có gương mặt dài, đôi môi nhỏ nhắn, cái mũi thanh tú, cặp mắt thiểu não, vầng tran cao dầy. Nếu không có dòng chữ chú giải thì toàn bộ những gì tôi cảm nhận về bức tượng chỉ là: có lẽ đó là một người trầm tư và ít nói. Lúc đó, những hình ảnh của Hamlet, Macbet, của Othelo tự nhiên được tái hiện trong trí tưởng tượng của tôi... À à, tôi thấy rõ là bạn ngáp đấy. Bạn không hài lòng với cách tôi kể chuyện à. Ôi, tôi thành thật xin lỗi, thật làm phiền lòng bạn quá. Tôi không muốn đâu. Thôi được, tôi sẽ cố gắng hơn. Bạn chú ý nhé, tôi chắc là mình sẽ làm tốt hơn đấy. The Gallery
Từ đàng xa có tiếng bước chân làm gián đoạn những suy nghĩ của tôi. Quay qua bên trái, tôi thấy có một nhân viên đang mang một cái rương nhỏ trên vai đi từ hành lang bên trái tiến về cánh cửa cuối căn phòng. Rầm, cái rương rơi xuống đất. Anh nhân viên bị té ngã vì cái áo vướng vào thanh gươm của Owen tướng quân. Cái rương văng xa đập vào chân một bức tượng bật cả nắp làm các thứ đồ lỉnh kỉnh rơi khắp nơi. Vì ở gần nên tôi đến phụ anh nhân viên cho các thứ vào rương đâu đó. Chỉ có 2 cái chân nến, vài cái giá hình trống không, bút viết linh tinh.Tôi để ý thấy cái rương có một cái nhãn mang tên "những kỷ vật của Vincent (1564-1586)". Sau khi mọi thứ đã ổn, anh ta nói tiếng cám ơn tôi ( dĩ nhiên là bằng tiếng Anh) rồi tiếp tục công việc. Khi anh khuất sau cánh cửa gỗ sồi, tôi cố lục trong trí nhớ của mình xem có nhân vật lịch sử đáng nhớ nào của nước Anh có tên Vincent ko nhỉ. Chẳng có gì cả. Thôi mặc kệ. Tôi tiếp tục thưởng lãm. Tôi cúi xuống nhìn chú giải của bức tượng, nơi cái hòm đã va vào để xem mình đang chiêm ngưỡng ai đây. Chưa kịp nhìn chú giải thì tôi đã chú ý đến một thứ khác. Một góc giấy nhỏ thò ra bên dưới bục tượng. Tôi cúi xuống, kéo tờ giấy ra nhẹ nhàng. Thật ra không phải là tôi kéo tờ giấy đâu mà là tôi kéo một màng nilon trong đó có tờ giấy (chắc là để bảo vệ cái tờ giấy có phần cũ nát). Tờ giấy có hình chữ nhật, rộng chừng 6 inch và dài 10 inch được làm bằng thứ giấy rất tệ. Đặc chữ trên tờ giấy. Những dòng chữ đầu tiên nguệch ngọac, lem luốc đã chứng tỏ rằng nó là một lá thư. Tôi ý thức ngay rằng, lá thư này đã không được đặt vào đúng chỗ là cái rương khi nãy, mình đang cầm trong tay một bút tích của một nhân vật lịch sử đây mà. Hơn thế nữa, đó là một bức thư. Ohh, chẳng phải ngày nào gà cũng đẻ trứng đâu. Tôi nhủ thế và đọc ngay lá thư. Trước khi đọc lá thư này cho các bạn nghe, tôi cần phải nói với bạn đôi điều râu ria thế này. Lá thư này được viết bằng tiếng Anh, dĩ nhiên. Vậy nên bản thân tôi cần phải có một sự biên dịch chuẩn bị, mong muốn là truyền đạt nội dung của lá thư đến các bạn cho thật tốt. Chỉ mong các bạn thông cảm cho vì dù rất cố gắng, tôi cũng không thể hài lòng được với bản dịch của mình. Với sự tự kiểm như thế, hẳn các bạn sẽ tha thứ cho tôi chứ. Và đây, lá thư đó được tôi dịch thành thế này đây. Chào Viola thân mến. Tôi đang ngồi trên bàn và viết lá thư đầu tiên của cuộc đời mình. Tôi viết để nói rằng tôi sắp chết rồi và cũng để nói rằng Val ơi, tôi yêu em nhiều lắm. Chắc là em cũng không kinh ngạc với những gì tôi viết đâu đâu hay ít ra em không kinh ngạc với cái ý thứ 2. Nhung để tôi kể lại cho em nghe câu chuyện đã qua. Thượng đế đã để cho tôi gặp được em. Lúc đó em còn trẻ. Hãy nhìn em bây giờ, tay đeo kim cương và mặc áo hắc điều, chắc chẳng ai nghĩ rằng em từng là một cô gái nghèo khổ sống trong một căn hộ tồi tàn vì tiền ăn còn chẳng đủ nữa là. Tôi cũng mừng vì đã lôi em ra khỏi cái căn hộ đó và biến em thành ngôi sao của sân khấu. Quả thật tôi không nhìn lầm tài năng của em nhỉ. Tôi giỏi nhìn tài năng của người khác lắm. thời gian đó đối với tôi là thời gian hạnh phúc nhất. Tôi sáng tác không mệt mỏi những vai diễn cho em. Mỗi tối, sau khi tập kịch, tôi và em cùng nhau đi trên những con đường của đại lộ St louis vắng vẻ thật chậm để về nhà, kể những câu chuyện tếu, nói câu tâm tình hay chẳng nói năng gì cả. Con đường đó chính là liều thuốc ngủ của tôi mỗi tối, mà thời gian sau, khi không còn em-nghĩa là không còn nó-tôi chẳng thể nào ngủ được nữa. Tôi hiểu mình đã yêu em. Một tình yêu nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, không lời nhưng đầy ý. Cái thứ tình yêu chỉ làm con người hao gầy mà thôi. Tôi tin rằng mình đã có hạnh phúc trong đời nhũng có biết đâu, thượng đế đang mỉm cười mai mỉa vì sự ngây thơ đó. Em thay đổi chóng vánh khi đã có sự nghiệp, tên tuổi. Xung quanh em bây giờ là các ngài Clair, ngài William và một loạt các triệu phú khác thay chỗ tôi cùng đi với em trên đại lộ tình yêu. Tôi đã nhận ra được sự thật phủ phàng rằng, em chỉ câu tôi mà thôi và em bỏ mặc tôi khi có được những điều mình muốn. Tôi đau khổ. Tại sao tôi nói điều đó ra nhẹ nhàng thể nhỉ. tại sao tôi không gào thét điên loạn lên. Không phải là tôi mạnh mẽ gì đâu mà vì tôi đã quá nhiều đau khổ, nên cũng chẳng còn sức để gào thét như những lần đầu lâm vào bế tắc. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ qua được. Nhưng tôi đã lầm. Chẳng còn em, tôi cũng chẳng buồn sáng tác cái gì cà. tôi dần bán hết mọi thứ tôi có-cớ mà những thứ đó cũng chẳng nhiều gì. Cả nhũng bức tranh tôi yêu, tôi cũng bán nốt. căn phòng chỉ còn lại những cái chai, những gói thuốc và những bức tranh mà tôi vẽ em trong những nhân vật của mình. Tôi nhớ em ghê lắm. Tôi nhìn những bức tranh mà than khóc cho bản thân vì rằng tôi cũng hiểu, khó mà trách được em cái gì cả. Em đã làm những gì em phải làm thôi, còn tôi, tôi cũng đã nói gì với em đâu. Hận em cũng không được song yêu em thì cay đắng thế. Vậy là tôi chìm ngập trong ghen tuông, vật vã khi nghĩ em đang ở trong vòng tay ai đó với ái ân cuồng điên. Sức khỏe của tôi suy kiệt nhanh chóng. Làm sao mà nó chịu nổi những đêm thức trắng trong khói thuốc bên những cái chai rỗng im lìm để tìm nhũng phút giây thần tiên trong thế giới khác để rồi lúc tỉnh tôi phải trã lãi gấp 3 lần cho những phút giây vay mượn đó. Tôi đã bị hoang tưởng. Trong những cơn mê của mình, em hiện ra đẹp lắm. Một lần em là nàng Helen kiều diễm trong vở " Vũ điệu thành Troa". Em mặc chiếc váy dài mảu xanh không tay, đầu mang vòng sò và chân đi dép cỏ. Em tung tăng trên cánh đồng xanh với các chú chim nhỏ. Những bông hoa dưới đất cũng lung lay như cầu ước được đẹp như em vậy. Lần khác, em là Hoàng hậu Macgô trong vở "Người tình của nữ vương". Em cưỡi ngựa trong khu rừng nổi tiếng của đức vua Nava để gặp chàng tình nhân trẻ và em bị lạc. Em hốt hoảng vì trời sắp tối mà em ko tìm được đường về nhà, đâu đó có tiếng của heo rừng. Em la hét và tôi tình cơn mê với mồ hôi lạnh đầm đìa trên mặt. Giâc mơ đẹp nhất là khi em sắm vai nàng Rachel trong vở "Tử thần và trinh nữ". Em đứng ngoài bờ biển trong một chiếc áo ngủ màu trắng rất mỏng. Gió thổi làm áo em cùng mái tóc dài đen phất phới. Em nhìn ra nơi xa xôi trong chiều hoàng hôn. Ánh mắt nhìn cõi hư vô, nhìn cái chết,. Tôi đã tìm quên trong những cơn mê như thế. Tôi biết rằng chỉ cần cơ thể mệt mỏi là tôi có thể thả hồn ra và nhìn thấy em. Chúng là những giây phút thần tiên trong cõi chết. Và cứ thế mà tôi qua phút qua giây. Bây giờ để tôi kể cho em nghe một câu chuyện khác trong những tháng ngày mê sảng này. Một câu chuyện của quỷ Căn phòng của tôi có một con chuột. Nó bò qua những góc tường và nhìn tôi tò mò. Tôi đã đánh bạn với nó. Tình bạn này thật kỳ dị. Nó cũng làm tôi cảm thấy bớt cô đơn. Nhưng tôi đã giết chết nó. Một lần, tôi nằm mê, nó đã lang thang và gặm nát bức tranh của em, bức mà tôi thích nhất. Tôi dùng một cái chai và đập nát nó ra. Từ khi đó, trong cơn mê của tôi, toàn là những giấc mơ khủng khiếp. Những cơn ác mộng. Tôi thấy một đàn chuột. Đâu đâu cũng là chuột bò trên một cái nền màu trắng. Nhiều lắm cơ. chúng lúc nhúc chít chóe và bò theo một hướng. tôi không biết chúng đi đâu. Tôi đi theo chúng. Và tôi thấy em. Ôii, em nằm đó trần truồng và sợ hãi. Đàn chuột lao đến. Kìa, chúng rứt thịt em ra. Ôii, máu em, thịt em vương vãi khắp nơi, em la hét trong những tiếng chít chóe của lũ chuột, tất cả làm nên một cãnh hãi hùng chưa từng thấy. Tôi bừng tỉnh dậy trong một sự sợ hãi cực độ, tim đập liên hồi. Tôi lấy những cái chai lùng kiếm khắp phòng xem có còn con chuột nào không. Không thấy gì cả nhưng tôi cũng không bớt sợ. Tôi đã sợ ngủ, tôi sợ lại gặp ác mộng như thế. Giá như em thấy tôi vào lúc đó, chắc em cũng không tha thứ cho bản thân mình vì đã làm cho tôi ra nông nổi này đâu. Tình yêu mù quáng đã làm con người nghệ sĩ yếu đuối của tôi sụp đổ trong nhục nhã. Tôi quyết định phải chấm dứt mọi chuyện bây giờ mà đúng hơn là tôi đã quyết định từ cái lúc em bỏ rơi tôi kìa. Đã nhiều ngày rồi, tôi không ăn gì cả. Tôi chỉ còn thấy một giấc mơ duy nhất. Tôi thấy một căn nhà nhỏ. bên ngoài rất bình thường còn bên trong đầy bụi bặm. Ở giữa căn nhà có một cái bàn gỗ. Trên bàn gỗ đó có một trái táo đỏ rất đẹp. Có một con chuột-lại là chuột- bò lên cái bàn đó. Nó gặm từng mảnh, từng mảnh một trái táo đỏ tươi kia. Có khi tôi chỉ thấy quả táo thôi mà chăng có con chuột nào cả, vậy mà quả táo cũng khô héo trước đôi mắt bất lực của tôi. Cơn ác mộng không bao giờ chấm dứt. Ngày hôm nay, tôi mở cánh cửa đã nhiều tháng bất động. một chút ánh sáng lọt vào khiên tôi tỉnh táo một chút. Tôi nhân vậy mà viết lá thư này. Tôi muốn làm phiền em một chút vậy mà. Khi em đọc nó thì tôi đã không còn tồn tại trên đời này nữa. Giống như tôi vào sau cánh gà của cái sân khấu lớn nhất-một sân khấu đầy bi hài. Tôi muốn mình ra đi thật âm thầm. Tôi trộm nghĩ cái chết này mà dựng lên sân khấu thì hay lắm. Vậy tôi ra đi âm thầm chẳng phải tiếc lắm sao. Mà thôi, cũng chẳng cần nghĩ ngợi gì nhiều nữa. Có những lúc người ta chẳng nên bận tâm suy nghĩ về điều gì cả. Một ước nguyện nhỏ nhoi cuối cùng là tôi muốn em thu dọn chỗ này dùm tôi. Em hãy đến đây nếu tò mò xem cái chết của một người yêu mình tha thiết như thế nào hoặc cho người đến thôi cũng được. Em hãy làm cho tôi một nấm mộ nhỏ ghi lên đó vài chữ: một nghệ sĩ tài bà đã chết vì yêu mù quáng, hy vọng người khác đọc được mà hiểu rằng, một con người không nên đặt hết con tim của mình đánh cuộc cho trò chơi tình yêu. Như thế quá mạo hiểm. Hãy làm điều đó vì tình yêu của tôi dành cho em hoặc coi như là em trả ơn cho một người thầy đã từng giúp em bước lên bục vinh quang ngày nay. Chào em, tôi đi xa và chờ em nơi đó. 28 tháng 10 năm 1586. Người chết vì yêu em Vincent. Bức thư kết thúc rồi đó các bạn ạ. Hy vọng không làm phiền lòng các bạn. Các bạn có nhận xét gì không? hãy cho tôi biết với. Riêng tôi, qua bưc thư vừa đọc, tôi thấy Vincent là một kịch giả có tài đấy. Viện bảo tàng cũng ủng hộ tôi đấy vì nếu không thì họ đâu có sưu tập mấy thứ lỉnh kỉnh của ông ta mà bỏ vào một cái rương rất đẹp. Nhưng đó chưa phải là điều tôi quan tâm nhất. Căn cứ vào ngày sinh tháng đẻ của Mr Vincent, một điều ngạc nhiên chưa kìa, ông ta sinh cùng năm với Shakespear các bạn ạ. Ông ta chết vào năm 22 tuổi, vậy thì tương lai của ông ta sẽ đến đâu đây nến Mr Death đừng đến thăm sớm thế. Có lẽ không phải là Shakespears được tạc tượng ở đây đâu mà là ngài cũng nên. Sự khác biệt là ở đâu vậy. Đó là ngài quen biết với Viola còn Shakespear thì không. Đó là ngài đã ký hợp đồng với Mr Death còn Shakespear thì không. Ngài đã bỏ qua đơn đặt hàng của lịch sử còn Shakespear thì không. TO BE OR NOT TO BE - THAT IS THE PROBLEM. Phải, đúng thế. Đó mới là vấn đề. Các bạn có biết không, tất cả cả những suy ấy đến với tôi thật tự nhiên, đầy cảm xúc khi tôi đọc xong bức thư ấy. Rồi tiếng chuông của một cái đồng hồ cổ vang lên bong, bong, bong... báo hiệu rằng đã hết giờ thăm triển lãm. Cầm lá thư, tôi bước ra ngoài, bồi hồi quay mặt lại nhìn khắp căn phòng. Tôi tự hỏi, chắc là trong số họ, mỗi người cũng phải có ít nhất một lá thư nhỉ. Tiếc là mình chưa kịp đọc. Mong rằng sau này sẽ gặp lại quí vị. Tôi cúi đầu, chào họ theo nghi lễ quí tộc ngày xưa, đội chiếc mũ lên đầu tôi quay mặt rồi bước thẳng ra đường lớn không một lần quay lại. Hihi. Bạn đừng nhìn tôi như thế. Giống như tôi là "tên trộm thành Bat Đa" vậy. Ừ, thú thật rằng, lúc ở trong bảo tàng, tôi có hơi lúng túng với lá thư cầm trên tay. Mình làm gì với bức thư này đây. Phải chi ngày mai mình chưa về Việt Nam, mình sẽ photo lá thư ngay rồi email về cho bạn bè độc giả Việt Nam cùng đọc. Còn bản gốc thì mình sẽ trả lại cho viện bảo tàng. Nhưng bây giờ phải tính sao đây. Ngày mai là mình phải về rồi. Chà, bực bội quá. Cuối cùng tôi đã quyết định để tình cảm điều khiển, tôi mang lá thư đi luôn. Có một chút cắn rứt . Thôi, kệ mẹ. Chính 2 chữ "kệ mẹ" đó mà tôi có thể đứng ở đây mà ba hoa nãy giờ. Chính 2 chữ "kệ mẹ" đó mà nếu giờ đây, ai trong số các bạn đến bảo tàng Lourve sẽ không có cơ may được đọc lá thư ấy đâu. Vì tôi đang giữ nó đây. Để bớt cắn rứt lương tâm, tôi tuyên bố rằng, bạn nào cần một bản photo "sao y bản chính" thì liên lạc với tôi qua email. Tôi sẽ scan nó và gởi lại cho bạn cũng qua đường Email. Chẳng giống thư từ như ngày xưa các bạn nhỉ-những bức thư viết tay được gấp cẩn thận, được đóng giấu bằng nước mắt hay nụ hôn chắc không còn tồn tại. Không biết như thế là tiến bộ hay thụt lùi nữa. Tôi không trả lời được, xin để các bạn phán xét. The Gallery
Châu Âu là một xứ sở thật tươi đẹp. Sỡ dĩ tôi có thể nói được như vậy là vì tôi đã đi một số nơi, được chứng kiến tận mắt như các bạn đã biết qua một số câu chuyện mà tôi đã kể. Hẳn các bạn còn nhớ chuyến đi Tây Ban Nha và chuyến đi Anh Quốc của tôi chứ. Hy vọng rằng các câu chuyện đó tôi kể không tệ. Vì rằng chỉ viết sựt thật mà không thêm thắt phóng đại gì nên tôi e chúng có phần quê mùa. Thôi, chỉ cần thiện ý của các bạn là đủ. Năm ngoái, nhờ một học bổng của chính phủ, tôi đã học tập ở Hà Lan được gần một năm rồi. Học ở đây sướng thật. Nói của đáng tội, cái trường kinh tế TPHCM mà so với trường Fontys nơi tôi đang học thì giống như lấy xe bò mà so với Roll Royce vậy. Nhưng thôi, nước ta còn nghèo, còn khó, ta hãy học thật giỏi mà quay về dựng xây chứ than thở ỉ ôi cũng chẳng ích chi. Tôi kể lể như thế là vì muốn kể cho các bạn nghe một câu chuyện. Cũng gần đây thôi. Số là nhân dịp hè vừa qua, với 1ooo Euro dành dụm được bằng những giờ làm bồi bàn ở một quán ăn địa phương kiếm tiền tiêu vặt và bố mẹ cho thêm một ít, tôi đã có một chuyến du lịch rất thú vị. Tôi đi Rumani cùng một cô bạn. Thật ra, đi Rumani không phải là ý của tôi. Cô bạn Sohpia về nước thăm gia đình biết tôi có ý định đi du lịch nên mời tôi đi cùng cho vui. Nhân lúc giá máy bay giảm, đi Rumani cũng không cần visa vì nước này cũng vừa gia nhập liên minh Châu Âu. Tôi thấy tiện quá nên đi luôn. Chắc các bạn cho rằng như thế là không có gu du lịch. Ở châu Âu mà không đi Ý hay Pháp gì đó thì thật phí quá. Đúng vậy nhưng biết làm sao bạn. Ít đô quá nên không dám đi. Ngài Washington ko cho phép. Ví như ngài cho phép, đừng nói là Ý hay Pháp, mặt trăng cũng đi được nữa là. Tuy vậy, chuyến đi của tôi không phải vì ít tiền mà kém phần thanh lịch. Rồi tôi sẽ kể và các bạn sẽ thấy nó hay ho như thế nào.
Trên đây là vài dòng giới thiệu. Xin lỗi đã làm mất thời gian của các bạn bằng lời mở đầu có phần dài dòng và hơi lung tung. Nếu có thể kể chuyện ngay thì hay hơn nhưng như thế e có vài chỗ khiến độc giả không hiểu rồi cho rằng tôi bịa chuyện. Thật không phải vậy đâu. Không tin ư, các bạn đọc tiếp đi. Có điều tôi phải nói với các bạn trước, hãy nhớ chú ý vì những gì tiếp sau đây không phải dở đâu. Những gì bạn sẽ đọ là bút tích của một huyền thoại. Nói thế có ai tò mò không. Thôi, tôi không nói nhiều nữa đâu và sẽ nghiêm túc đây. Để không làm giảm giá trị của lịch sử, tôi mong các bạn một việc, các bạn hãy chuẩn bị một tinh thần mới. Hãy quên hết những gì tôi viết ở trên đi. Hoặc làm thế này: hãy tưởng tượng trước mắt bạn là hang đá của của 40 tên cướp. Dù không phải Alibaba nhưng bạn cũng hãy cứ nói "vừng ơi mở ra". Cánh cửa biến mất mở ra cho bạn những điều thú vị. Kho báu là gì đây. Vào xem mới biết. Câu chuyện là thế này.
Ngày 24 tháng 2 năm 1427 Quân Thổ đã dựng trại bên kia dãy Carpates. Đó là một tin không vui mà ta vừa nhận từ những mật thư dưới chân chim câu, những con ta đích thân nuôi dưỡng và huấn luyện suốt mà thu năm trước. Đó cũng là thời điểm bọn Thổ thua trận tơi bời. Nhưng chúng đã mạnh lại. Vậy là ta, bá tước Dracula sẽ lại ra trận.... Ngày 26 tháng 2 Hôm nay, mọi thứ đã chuẩn bị xong. Thật ra, ta đã chuẩn bị mọi thứ từ lâu rồi. Không ai có thể hiểu quân Thổ bằng ta, chúng nguy hiểm và lì lợm như những ung nhọt mà nếu ta không tiêu diệt tận gốc rễ, chúng cứ quấy mãi. Trong hai ngày qua, ta đơn giản chỉ phân quyền cho tướng lãnh và để lại vài bút lục dặn dò. Chỉ còn một việc ta chưa làm mà ta dự định thực hiện vào ngày mai. Ta phải báo cho Elizabeth về chiến trận sắp tới này. Vậy là ta sắp phải rời xa nàng, vị hôn thê rất mực yêu dấu của ta. Các binh lính hầu cận của ta hẳng đang nghĩ rằng ta rất mong chờ ngày xuất quân như bao lần trước. Không phải thê, nhìn từ bên ngoài, họ bị đánh lừa bởi vẻ bình tĩnh như mọi khi của ta nhưng có biết đâu lòng ta khắc khoải lo âu. Thật lạ lùng, Dracula, bá tước uy quyền của xứ Valachie, vị lãnh chúa tài ba mà thanh gươm là hiện thân của bão lửa làm kẻ thù nhìn thấy phải khiếp sợ nay lại mềm lòng vậy sao. Ôi Elizabeth, vì nàng và sắc đẹp của nàng mà ta trở nên yếu đuối. Ta chưa bao giờ e sợ một điều gi cho đến lúc ta gặp nàng cả. Giờ đây không phải thế. Cầu chúa ban sức mạnh cho con, kẻ chịu ơn và là người phục vụ ngài, nhân danh ngài mà chinh chiến khắp nơi. Ngày 27 tháng 2 Ta thức giấc khi trời còn chưa rạng, hay đúng hơn là ta ra khỏi phòng từ rất sớm sau một đêm không ngủ. Không hiểu là vì tiếng mưa gió sấm chớp cứ rung giật mãi ngoài cửa sổ, hay do ta cứ cảm thấy bất an. Ta biết rồi, đó là do hình bóng nàng cứ mãi ở bên ta. Lúc thì nàng hát cho ta nghe một bài dân ca, lúc nàng mỉm cười với ta, lại có lúc nàng buồn bã nhìn ta. Những hình ảnh đó làm ta cảm thấy nguy hiểm. Chúng có thể làm ta suy giảm ý chí chiến đấu trước khi ra trận. Ta tìm cách sua đuổi chúng đi sao cho thật xa, giống như những con bệnh phiền muộn, khắc khoải trong đau đớn mong tìm cách quên đi hương sắc hoa anh túc. Nhưng ta thất bại. Vì càng cố quên, hình bóng nàng hiện ra còn rõ ràng hơn, còn đẹp đẽ hơn muôn phần. Thật tội cho ta. Vội vã đặt thánh giá lên ngực, nhắm mắt và đọc bài kinh xá tội, trước lúc ra khỏi phòng để báo cho nàng tin ra trận, ta đã nguyện: "cầu chúa ban phúc lành cho con, vì nếu không được vậy, e rằng con sẽ không đủ sức mạnh để đương đầu với những thử thách sắp tới. Mong thiên chúa chứng giám, ngài là đấng toàn năng toàn trị, xin ngài ban bình an cho Elizabeth. Như vậy là con đã cầu xin quá nhiều." Khi ta vào phòng, nàng đang ngồi trên bàn trang điểm. Gương mặt nàng trên chiếc gương đồng mà cũng thật đẹp. Rồi nàng biết sự hiện diện của ta. Nàng quay lại với ánh mắt trìu mến. Nếu cái giá lạnh của miền núi cao không làm ta run rẩy, lửa địa ngục không khiến ta chùn bước, gươm giáo ta không e ngại và cái chết chỉ làm ta thêm liều lĩnh, ánh mắt nàng xuyên thấu trái tim ta. Nàng nhìn ta và qua ánh mắt, ta hiểu rằng nàng đã biết tất cả; biết ngày xuất trận, biết cả sự yếu đuối của ta. Ta bước đến ôm nàng vào lòng, thấy như người nàng nóng hổi. Ta biết rồi, nàng cũng đã không ngủ. Suốt cả ngày, ta cùng nàng dạo chơi trong khu rừng nhỏ phía sau lâu đài, nàng lại sinh động vui tươi. Nàng đuổi theo những cánh ****, hét to lên khi thấy những con nhím rồi nàng nhặt lá khô cho ta nhóm lửa để nướng cá hồng. Nàng vui chơi mãi. Ta biết nàng sợ ánh hoàng hôn buông xuống, cũng là lúc ta phải trở về lâu đài. Tối nay, căn phòng của nàng thật lạnh dù lò sưởi vẫn bập bùng. Ta uống ly rượu nàng rót rồi hôn nàng say đắm. Ngay buổi tối, ta từ biệt nàng với lời hứa sẽ quay trở về.
Kể đến đây, tôi xin dừng lại để có vài dòng thuyết minh. Những gì các bạn vừa đọc là một tài liệu tôi vo tình tìm thấy trong chuyến đi Rumani của mình. Tôi đã đến lâu đài Dracula, tham quan cung điện và phát hiện được một chiếc hộp đen được giấu ở một nơi vô cùng bí mật trong thư viện của tòa lâu đài. Trong này có nhật ký của ngài, một vài bức thư (có lẽ đã không được gửi) và một số giấy tờ khác có nhứng tư liệu cũng rất quí. Vậy chắc các bạn đã đoán ra, những gì vừa đọc chính là lược dịch nhật ký của ngài bá tước. Nguyên bản của nó là tiếng Rumani cổ của dân tộc Bôhem (nghe Sophia nói thế). Sophia đã dịch nó thành tiếng Anh cho tôi hiểu và giờ đây, tôi dịch lại bằng tiếng Việt cho tất cả chúng ta. Rõ ràng là những gì được dịch lại, dù hay đến đâu cũng không bao giờ vươn đến giá trị của nguyên bản. Đằng này, tôi đưa cho các bạn một tài liệu thông dịch nhiều lần như vậy nên chắc chắn là rất dở so với những gì bá tước đã viết bằng ngôn ngữ của mình. Chỉ có thể nói rất tiếc mà thôi. Lại nói thêm, tôi và Sophia dù đã biên dịch các tài liệu theo một tinh thần tập trung nhất nhưng những gì có được còn nhiều thiếu sót. Vì thật là tai hại, các tài liệu tôi tìm được không còn nguyên vẹn. Có khá nhiều chỗ chữ bị mờ đi hoặc thậm chí mất hẳn vài đoạn (rõ ràng những gì tôi viết không phải là những trang đầu tiên của cuốn nhật ký). Chắc là do mọt ăn. Dù vậy, qua những gì còn lại, ta vẫn biết được những ý chính và quan trọng nhất của cuộc đời bá tước ở một giai đoạn đầy sự kiện. Tôi xin hứa sẽ làm hết sức mình để lịch sử được đưa ra cho chúng ta đúng như nó đã diễn ra. Mời các bạn tiếp tục theo dõi câu chuyện.
i]Ngày 10 tháng 5 Vậy là hơn 3 tuần trăng trôi qua kể từ khi chiến trận bắt đầu. Đã có những trận ác liệt để chiếm lấy cao độ chiến đấu. Quân Thổ có phần rất mạnh nhưng ta không e sợ....... Ngày 21 tháng 6 Quân ta đã chiếm được đồi Anzat. Ta rất mừng. Vậy là các tướng lĩnh và binh sĩ đã có thể nghỉ ngơi vài hôm. Ta chỉ cần bố trí phòng thủ chặt trong vài ngày tới mà không lo bị tập kích bất ngờ nữa......... Ngày 27 tháng 8 Trận chiến sắp kết thúc rồi. Quân Thổ đã bị ta dồn vào thung lũng Tamo bên kia sông Danuyp. Ta nhân vậy mà viết lá thư thứ ba gởi Elizabeth báo tin mừng và cũng cầu xin nàng đôi chữ hồi âm vì lúc này đây, hơn bao giờ hết, ta nhớ nàng quá. Ngày 1 tháng 10 Kansat, tên chỉ huy đạo quân "kỵ sĩ đen"-đạo quân khét tiếng nhất của quân Thổ đã bị ta bắt sống và hành quyết. Ôi, vậy là bao nhiêu ngày đêm chiến đấu, vinh quang lại đến với ta. Ta vui mừng khôn xiết. Vì ta đã thề với nàng sẽ đem chiến thắng này về quê nhà làm quà cưới trong ngày hôn lễ. Ngày 3 tháng 10 Sáng mai, ta sẽ trở về lâu đài. Sao ta bỗng cảm thấy bất an quá. Một linh cảm xấu cứ theo ta từ buổi sớm. Dường nhu đã có việc gì đó xảy ra mà ta không biết. Ta lo lắng thật sự. Lẽ ra ta đã có thể trở về từ 3 hôm trước nhưng là một vị tướng, ta không thể không có mặt vào những ngày cuối cùng này. Ba ngày mà ta cứ như ba thế kỷ đã trôi qua. Nhưng sáng mai đây, ta sẽ lên ngựa trở về với nàng. Chẳng biết có chuyện gì chăng, chỉ biết hạnh phúc ở quê nhà mà ta trông đợi sẽ giúp ta, vào buổi sớm mai, cưỡi trên tuấn mã, phi nhanh như vũ bão. Có chúa chứng giám, ta mong đợi mặt trời. Vì lòng ta quá lo âu.... Đến đây, quyển nhật ký bị mất nhiều trang. Bạn đọc có thể cảm thấy hơi khó hiểu khi đọc tiếp nhưng làm hết sức mình, tôi vẫn biên dịch như sau: Ngày 11 tháng 10.[/i] Ta không sao ngủ được. Vậy là ta đi vào phòng nguyện để thăm nàng. Thật kỳ lạ, ta đã nhìn vào cỗ quan tài cả trăm lần để ngắm nhìn nàng mà vẫn không thể tin rằng nàng đã chết. Dù môi đã tím, mặt nàng không còn hồng nhưng ta vẫn thấy có một linh hồn ẩn sau tất cả, một linh hồn nhiều đau thương tiếc nuối. Ta nguyền rủa mãi cái ngày ta trở về chỉ để thấy em hấp hối. Ta cũng không tha thứ cho ta. Chính vì ta và sự kiêu ngạo của ta mà nàng phải chết. Cả người nữa, chúa trời. Hãy xem ngươi đã làm gì. Trong đêm cuối cùng của Elizabeth, từ căn phòng nàng vang lên tiếng hát của người chinh phụ: Chàng ơi! Ta đã may mắn có chàng bầu bạn, người anh hùng tay cầm gươm chó sói xông pha trận mạc, xả thân vì lý tưởng. Ta nguyện được sống bên chàng cho đến khi cái chết chia lìa. Nhưng cuộc đời có những phút giây nghiệt ngã, nó đã đến với ta một lần và mãi mãi. Vậy là chàng đã chết, chàng đã chết chỉ vì ta lo sợ. Chính nỗi sợ hãi của ta trong ngày ra trận đã làm người dũng sĩ lên đường với tâm hồn trĩu nặng. Đau đớn quá! Hoàng tử của ta đã không còn nữa. Mất chàng là mất mát lớn nhất cuộc đời ta. Nếu sống, ngày tháng trôi qua chỉ là nỗi thương nhớ khôn nguôi. Ta không thiết nữa. Và con là kẻ có tội, cầu mong chúa cho chúng con sum họp nơi thiên đàng. Đọc đến đoạn này, cả Sophia và tôi đều bực mình. Rõ ràng câu chuyện có phần khó hiểu bởi những trang sách bị mọt ăn có khá nhiều sự kiện. Không hiểu vì sao mà nàng Elizabeth chọn cái chết trong lúc bá tước thắng trận. Theo như câu chuyện thì nàng nghĩ rằng bá tước thua trận và đã chết. Nhưng thật sự thì....ôi lung tung quá. Chính tôi cũng cảm thấy phiền với những dòng mình vừa viết nhưng rõ ràng lỗi không phải tại tôi. Tất cả chỉ tại mấy con mọt khốn kiếp mà ra. Chúng thật quái ác, thậm chí là nguy hiểm. Ở đây, có một bài thơ của thi nhân Arập nọ nếu được đọ ra là rất đúng nơi đúng chỗ. Nó thế này: Trời đày chúng bay đi hỡi những con mọt chết tiệt, kẻ thù vô cùng nguy hiểm của nền văn minh. Bay có biết bay đã nhai, găm, nuốt và tiêu hóa những gì không. Không phải củi mục, cũng chẳng phải mạt cưa. Chúng bay đã xơi tái lịch sử đấy. Những cuộc phiêu lưu mạo hiểm, các bi kịch cùng một lô một lốc các câu chuyện tình đã bị các ngươi tiêu hóa chỉ để cho ra một bầy mọt con. Quỷ bắt chúng bay cùng cái sự phàm ăn của chúng bay đi. Thà chúng bay ăn vàng ăn bạc còn hơn. Chẳng biết trong trường hợp nào mà nhà thơ kia lại làm bài thơ này. Tạm được nhưng câu cuối hơi dở. Cũng chẳng biết thế nào. Nhưng thôi, chúng ta hãy quên đi những con mọt, tôi trở về với ngài bá tước đây. Trong chiếc hộp tôi vô tình tìm ra (như tôi đã kể) có một tài liệu vô cùng quan trọng mà nhờ nó, tôi đã biết được tất cả sự thật của câu chuyện này. Quả là trời xanh có mắt nên lũ mọt mới bỏ qua cho tài liệu này (chắc có lẽ đây là một loại giấy quí chống mọt). Nhờ vậy lịch sử còn ghi lại một câu chuyện tình khắc vào bia đá. Nếu bạn thích thơ, hẳn bạn sẽ vui đây. Đúng vậy, tài liệu này là một bài thơ được ngài bá tước viết trên một tờ giấy rất đẹp. Có thể nói đây là một bài thơ tình rất hay. Chúng ta sẽ thấy Dracula là bá tước si tình nhất và nàng Elizabeth là phu nhân xứng đáng nhất của ngài. Các bạn sẽ hiểu hết câu chuyện và biết được thế nào là tình yêu của quá khứ, qua đó gợi nhắc về một thời đại đã qua mà rất nhiều trong số chúng ta mong nó quay trở lại. Dracula đã viết: Lòng ta đã chết. Phải, nó chết vì mắt ta đã nhìn thấy nàng trong giờ phút cuối. Bây giờ, khi nàng không còn nữa, ta viết những dòng chữ này như một văn tế đưa tiễn nàng đến một thế giới khác. Ta mong nàng bình an. Em nằm đó Và ánh mắt đượm vẻ ưu sầu Môi mấp máy nhưng sao chẳng nói gì. Em nhắm mắt Mang theo giọt lệ vương phi Mà anh thề sẽ tạc trên bia mộ tình yêu. Em chết đi Và em đã là người hạnh phúc Được chết trong vòng tay người tình. Trong nỗi đau đớn này, mọi lỗi lầm ta trả cho ngươi chúa trời bạc ác. Chúa ở đâu Ngài ở đâu khi ta ra mặt trận Với thanh gươm của lòng quả cảm Đập ta những đoàn quân vô đạo Chúa ở đâu Ngài ở đâu khi nàng bên khung cửa Nhìn chân trời bằng ánh mắt thủy chung Đợi chờ ta với nguyện ước uyên ương Chúa ở đâu Ngài ở đâu khi kẻ thù hèn hạ Bắn mũi tên với lá thư ác quỷ Báo rằng ta đã chết trận sa trường Chúa ở đâu Ngài ở đâu khi hoàng hôn buông xuống Nàng cầm trên tay ly rượu độc Rồi uống cạn khi ta sắp trở về. Vị tướng đã chết, giờ đây, ta là chàng tiều phu quẩn quanh bên ngôi mộ của nàng, ta xin hát tặng nàng bài ca ly biệt. Trên thảo nguyên bao la Phấp phới một bông hoa đồng nội Tỏa hương trong gió Thơm ngát đâu đây Một cánh **** lượn quanh nhìn hoa ngủ Bông hoa thật đẹp Mỏng manh và thanh khiết Làm mắt ai rơi lệ Giọt lệ của tình nhân Đọc xong bài thơ, Sophia có phần buồn. Tôi cũng hơi buồn một chút, nhưng tò mò nhiều hơn. Là vì trong các tài liệu rời rạc có nói về một chuyện gì đó khủng khiếp. Khi liên kết các sự kiện với nhau, tôi chỉ biết rằng có một chuyện kinh hoàng đã xảy ra trong ngày tang lễ của bá tước phu nhân. Đáng tiếc là không thể tìm thấy tài liệu nào trong chiếc hộp đen có thể đưa ra ánh sáng chi tiết của sự kiện ấy. Nhưng tôi sẽ làm các bạn ngạc nhiên lớn đây. Mặc dù không còn gì trong chiếc hộp đen kia cho chúng ta biết rõ hơn về câu chuyện, tôi lại có thể nói rằng, tôi biết tất cả dù là sự việc nhỏ nhất của đêm tang lễ. Bằng cách nào ư. Tôi sẽ nói cho các bạn nghe nhưng khoan. Tôi thấy tốt hơn hết là nên kể tiếp câu chuyện.
Trong ngày tang lễ, nàng Elizabeth năm trong một quan tài bằng gỗ sồi điên điển. được đem đến nhà thờ thánh Geogre cách lâu đài bá tước hai dặm nằm ngay trên bờ sông Danuyp. Vào một tối cuối đông, giữa mưa gió, bá tước phóng ngựa đến nhà thờ để thăm Elizabeth lần cuối trước khi người ta đưa thi hài của nàng về nghĩa trang hoàng gia. Trong linh điện, một quang cảnh mê muội hiện ra. Quanh quan tài của Elizabeth là sáu vị tu sĩ đứng ở hai bên theo hình ngôi sao tam điểm, tay cầm chuông đồng đọc bài kinh đưa tiễn dưới ánh sáng mờ ảo của nến đỏ, dưới ánh mắt Jesus trên một cây thập giá. Giữa lúc ấy, tất cả im lặng, một vị cha xứ bước đến trước áo quan để nói lời cuối. Một giọng ồ ề cất lên: Elizabeth Tarr, công nương xứ Bitztrit, bá tước phu nhân xứ Valachie. Nàng đã chết, một cái chết oan nghiệt. Hôm nay, trước bàn thờ chúa, nhân danh chúa cha, chúa con và các thánh thần, ta phán ngươi là kẻ có tội. Ngươi đã tự sát, và theo luật của chúa, linh hồn người sẽ không được cứu rỗi. Amen. Từ cánh cửa nhà thờ, tay cầm gươm, Dracula bước vào sảnh đường, giết tất cả các mục sư bằng một sự cuồng nộ khủng khiếp nhất mà một con người có thể có. Rồi đứng trước bàn thờ chúa, gươm giơ cao, Dracula gào thét, tiếng gào át cả tiếng giông bão ngoài kia. G..g..u..aaaaaaaaaaaaaaaaaa, đây là phần thưởng của ta vì đã chiến đấu bảo vệ ngôi nhà của chúa đây sao. Không, như thế là báng bổ, ta chối bỏ chúa. Nói xong, Dracula xông lên, dùng gươm đâm thẳng vào tủ thánh giá trên bàn thờ. Từ đó, một dòng rượu nho phun ra, chảy tràn khắp nơi. Gió rét lùa vào nhà thờ mang theo sấm chớp, các ngọn nến vì thế bùng lên nung chảy dòng sáp đỏ. Cùng với những xác chết máu me kia, một bức tranh địa ngục đã được khắc họa. Tôi lỗi đã được thực hiện trước mắt chúa với tất cả nổi kinh hoàng. Vào lúc ấy, bá tước đến trước bàn thờ chúa, lấy chén thánh hứng dòng rượu nho đang tuôn chảy rồi uống cạn mà nói: từ nay, máu ngươi là sự sống của ta. Truyền thuyết về một loại ma cà rồng bất tử nhờ những dòng máu sống bắt đầu từ đó.
Một sự kiện đẫm máu quá. Sẽ là rùng rợn hơn nế các bạn xem bộ phim "Bá tước Dracula" do Hollywood làm cách đây khoảng chừng mười năm. Một tác phẩm kinh điển của điện ảnh thế giới dưới sự dàn dựng của đạo diễn huyền thoại Francis Ford Coppola. Cảnh mở màn của bộ phim chính là đám tang nàng Elizabeth Đúng vậy các bạn ạ. Sỡ dĩ tôi có thể thuật lại cho các bạn nghe các chi tiết ở trên là vì tôi có xem bộ phim này. Ở đây, rõ ràng có một nghi vấn. Có lẽ tôi không phải người đầu tiên phát hiện ra chiếc hộp đen của ngài bá tước. Tôi nghi ngờ Mr Coppola đã từng tham quan lâu đài và phát hiện ra câu chuyện bí mật, dĩ nhiên là ngài đã đọc cuốn nhật ký, thậm chí còn chôm chĩa một vài tài liệu để về nhà làm phim. Nếu quả thật như vậy thì ngài đạo diễn bậy quá. Để làm rõ nghi vấn của mình, tôi đã xuống phòng khách tòa lâu đài, nơi đây có một cuốn sách ghi lời ký tặng của khách tham quan. Ohh, sau một lúc tìm kiếm, cuối cùng tôi cũng tìm ra chứng cứ. Tôi tìm được chữ ký của ngài đạo diễn với một dòng chữ rất xấu như sau: Vì vinh quang của nghệ thuật thứ bảy, mong bá tước tha thứ. Haha, ngài đạo diễn vui tính quá. À, nếu bạn nào có thể, cứ mướn thử bộ phim ấy về xem, tôi nói không sai đâu. Sau một thời gian lục tung chiếc hộp đen, tìm kiếm các thư tịch, cuối cùng, các trang giấy cũng rách nát cả. Chúng vốn đã rất mục nát. Không sao, chúng tôi cũng đã viết lại tất cả (chứ nếu không làm tôi kể lại câu chuyện cho các bạn). Chỉ đáng tiếc là chúng ta mất đi một bản thảo viết tay quí giá. Chúng tôi cũng vì thế mà áy náy vì không gởi trả được cho lâu đài những tài liệu này. Cũng muốn nói lại cho họ nghe nhưng không dám, sợ họ bắt đền, lạng quạng có thể đi tù vì tội "phá hoại di sản văn hóa thế giới". Liều lắm tôi mới kể lại cho các bạn nghe đấy. Vậy là tôi vừa thuật lại cho các bạn nghe một câu chuyện của quá khứ, với tư cách là một người biên dịch. Để có thêm thông tin, xin trích dẫn vài dòng tư liệu lịch sử về cuộc đời của Dracula, giúp chúng ta có những cái nhìn đầy đủ về bá tước. Dracula, cái tên gợi lại những kỷ niệm tàn bạo và đau đớn của lịch sử Rumani. Là một lãnh chúa khét tiếng hung bạo ở xứ Valachie hồi thế kỷ thứ XV, sự dã man phi nhân tính của kẻ bạo chúa này đối với người Thổ được những người cùng thời ghi lại trong hai bản thảo viết tay, trong đó có một bản mô tả hắn như một bóng ma cà rồng với những lời lẽ như stregoicca - phù thủy, ordog và pokol - quỷ satang và địa ngục! Sử sách ghi rằng trong các cuộc chiến đẫm máu chống lại người Thổ ở Valachie và Transylvanie, những người thuộc dòng dõi quý tộc Dracula luôn tỏ ra hung bạo và khát máu. Người đứng đầu các chiến binh này ra Dracula, một nhân vật mang đầy đủ những tính cách hắc ám nhất khiến người đương thời nghi hắn có dính líu đến quỷ dữ. Trong những lời truyền tụng của người xưa có đoạn: "Hắn cho chôn tù binh đến rốn rồi ra lệnh hạ sát hàng loạt... hoặc cho lấy dùi xiên vào những kẻ bại trận và nếu giãy giụa quyết liệt quá, họ sẽ bị đóng cọc ghim bàn tay xuống đất. Có lần hắn còn quẳng một tên trộm vào vạc nước sôi rồi cho xẻo thịt người nhà của tên tội đồ phải ăn ngay trước mặt quần thần. Hắn còn tự tay mổ bụng một người vợ đang mang thai để xem đứa con trong bào thai...Đến Saint-Barthelemy, hắn ra lệnh giết chết ba mươi ngài người vô tội; đến Schylta, hai mươi lăm ngàn...Hắn cho treo ngược tóc những người hắn không thích. Cho chém tù binh để lấy thủ cấp mời những kẻ thù khác ă và rồi lại ra lệnh cho chém các thực khách này vào lúc tàn bữa. Ba trăm khách du mục tới xứ sở của hắn đều bị hắn xâu xé lẫn nhau. Hắn còn nấu chín con trẻ rồi bắt các bà mẹ của chúng phải ăn. Hắn sai cắt vú đàn bà và bắt đàn ông phải ăn..." Tôi không dám viết thêm nữa. Để kết thúc, xin trích ra đây những dòng cuối trong nhật ký Dracula. Con người là giống loài ngu ngốc bởi vây quanh chúng là những tín điều dối trá. Khi niềm tin bội phản, ta mới hiểu được điều đó. Từ nay, ta sẽ chỉ sống cho ta. Xét cho cùng, chúng ta không thay đổi, chỉ có niềm tin của chúng ta thay đổi mà thôi./.