1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện cảm động về tình người !!!

Chủ đề trong 'Nha Trang' bởi Tinhnguyen08, 20/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Những Người Chăm Sóc ?oNghĩa
    Trang Không Bia Mộ? ở Nha Trang
    Nghĩa trang của những em bé sơ sinh xấu số tại Hòn Thơm, Nha Trang
    Anh Phúc với bốn đứa con nuôi của mình
    Tại Hòn Thơm nằm ngoài khơi thành phố Nha Trang, có một nghĩa trang chỉ dành riêng cho những em nhỏ sơ sinh xấu số bị cha mẹ bỏ con hay phá thai trong bệnh viện hoặc trên đường phố. Báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật cho hay, nghĩa trang này nằm cô quạnh giữa lưng chừng núi, quay mặt về phía thành phố Nha Trang. Nghĩa trang không có bia mộ mà chỉ có những nấm mồ lơ thơ nhỏ xíu. Gần hai năm qua, một nhóm khoảng 10 người thiện nguyện đã tạo dựng lên nghĩa trang để làm nơi an nghỉ cho những em nhỏ sơ sinh xấu số.
    Báo Tuổi Trẻ kể về một lần an táng những cháu bé sơ sinh: ?oÔng già Lê Quang Lý dặn mọi người giữ im lặng. Nghi lễ tiễn đưa cuối cùng thiếu vòng hoa, kèn trống và cũng không một giọt nước mắt người ruột thịt. Mười sinh linh nhỏ bé trong mười hũ sành được cẩn thận đặt trên bệ thờ đơn sơ bằng đá. Những nén hương được thắp lên. Khói hương bảng lảng bay theo gió núi và lời cầu nguyện. Ông Lý, ông Mỹ, anh Phúc, chị Kim... đứng lại gần bệ thờ hơn. Hình như nhóm thiện nguyện muốn lấy chút hơi ấm của mình để sưởi cho những bé lần cuối cùng trong buổi chiều lạnh lẽo... Chiều nay, trong những bé vô danh chuẩn bị về mộ núi có một bé đã tượng hình đầy đủ. Anh Tống Phước Phúc lại một lần nữa lấy họ mình đặt tên cho bé. Anh thủ thỉ gọi bé là con, rồi lặng lẽ bê hũ sành đặt xuống hố huyệt đã đào sẵn...?
    Theo lời của những người thiện nguyện nói với báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật, thì bé thơ đầu tiên được đưa về đỉnh núi này cách đây hơn một năm, nhưng đến giờ đã lên đến 3,574 nấm mồ. Tất cả những bé dù đã tượng hình hay chưa đủ hình hài đều được nhóm thiện nguyện đưa về từ những nhà hộ sinh, bệnh viện, kể cả bãi rác đường phố. Một số ít trong đó là thai bị chết lưu trong bụng mẹ, nhưng hầu hết đều đã được quyết định không cho ra đời.
    Anh Phúc ngậm ngùi kể về cả mười bé vừa mới an táng đều có số phận như thế. Trong mười em thì có ba em bé đã được những người chạy xe ôm, nhặt ve chai chuyển đến. Những bé còn lại do chính anh và những bạn thiện nguyện nhặt về chỉ trong một ngày. Trong đó có một bé anh nhặt được trên bãi biển. Mảnh giấy báo sơ sài gói bé đã tả tơi trong sương lạnh qua đêm và những con sóng xô dạt bờ cát. Thi hài bé cũng đã chuyển màu tím đen như đất đá.
    Anh Phúc tâm sự với phóng viên báo Tuổi Trẻ: ?oMọi người ở đây đều đau đáu mong mỏi những nấm mồ được đặt tên người ruột thịt, nhưng đến nay mới chỉ có hai nấm mồ có đánh dấu. Hai nữ sinh viên quê tận miền Bắc, đang học ở thành phố Nha Trang, không dám cho con ra đời đã đến bệnh viện giải quyết, rồi quấn bọc nilông ôm thai nhi đã lớn của mình đến gửi nghĩa trang này.
    Hai cô gái khóc ngất khi rải nắm đất cho con, nhưng vẫn không đủ dũng cảm lấy tên mình hay tên người cha giấu mặt nào đó đặt cho con trên bia mộ. Những người thiện nguyện chứng kiến chuyện này rất buồn, nhưng rồi tự an ủi dù sao bé thơ nằm đó cũng không quá lạnh lẽo. Hầu hết các nấm mồ đều không tên tuổi và không có một người thân nào tiễn đưa hay viếng thăm, nhỏ nước mắt dù chỉ một lần!
    Vừa rồi, chỉ có một bà mẹ sinh viên và bạn trai (có lẽ cha bé) là người thân đầu tiên ghé lại cắm nén nhang trong ngày giỗ con. Cả nhóm thiện nguyện đã gạt nước mắt vì mừng tủi lẫn lộn! Tuy những bé thơ yên nghỉ ở đây đều giống nhau ở nấm mồ gạch đơn sơ, nhưng nhóm thiện nguyện vẫn cẩn thận đánh số ký tự và ghi nhật ký chi tiết ngày giờ, nơi tìm được bé. Bởi họ vẫn hy vọng một ngày nào đó cha mẹ các bé sẽ quay lại tìm con mình...
    Vẫn theo báo Tuổi Trẻ dẫn lời của những người làm việc thiện nguyện ở đây nói rằng công việc của họ chỉ là những việc ?onhỏ bé âm thầm? thôi và tất cả đều đã nhận làm cha mẹ cho 3,574 bé thơ ở đây.
    ?oBiết rằng cũng không thể còn làm được gì cho các bé, nhưng chúng tôi nghĩ rằng dù sao các bé cũng được an ủi phần nào!? Họ đã quyết định chọn ngày 13 Tháng Bảy làm ngày giỗ chung cho các bé. Ðó là buổi tất cả những nấm mồ sẽ có một cành hoa, một nén nhang và lời cầu nguyện.
    Câu chuyện thành lập nghĩa trang này bắt đầu từ ngày 13 Tháng Bảy năm 2004 khi anh Phúc đưa vợ đến bệnh viện sinh con. Vợ sinh khó, anh đã thức trắng đêm bên hành lang bệnh viện để căng thẳng và nguyện cầu. Tuy nhiên, khi anh vừa nở nụ cười rạng rỡ nghe tiếng con khóc chào đời thì cũng là lúc anh phải chứng kiến một bé thơ qua đời ngay lúc lọt lòng mẹ. Không hiểu vì vô tâm hay có lý do nào đó, người mẹ bất hạnh đã lặng lẽ bỏ con lại. Anh Phúc đã cười lẫn khóc khi vừa ôm đứa con ấm áp trong lòng vừa nhìn xác bé thơ nằm co quắp lạnh lẽo một mình.
    Trong đầu anh vụt lóe lên một ý tưởng bất ngờ mà cả đời chưa bao giờ nghĩ tới. Thu xếp cho vợ con xong, anh xin bệnh viện được giải quyết cho bé thơ đã qua đời. Anh về nhà, đi khắp vùng ven thành phố Nha Trang tìm đất trống. Nhiều người biết chuyện, cảm thương, định cho đất nhưng lại lấn cấn hàng xóm. Cuối cùng, anh tìm được một bãi đất trên triền núi Hòn Thơm cách trung tâm thành phố Nha Trang chỉ một con sông. Núi đá nhiều hơn đất, anh phải đục đá đến tóe cả máu tay để đào được hố huyệt.
    Bé thơ bất hạnh đầu tiên được nơi an nghỉ, rồi đến bé thứ hai, thứ ba, thứ tư... Nhiều người xúc động giúp đỡ hết mình, nhưng cũng có người ngạc nhiên về cái nghĩa trang tự phát ?okỳ lạ? này, kể cả địa phương. Anh phải làm giấy tờ trình bày, rồi chạy tới chạy lui hàng chục lần để tìm sự cảm thông, chấp thuận. Khi chuyện đất đai vừa tạm ổn thì lại gặp lấn cấn với những nhà hộ sinh, bệnh viện. Họ nghi ngờ một người cứ ngày ngày đi xin xác thai nhi.
    Từ tận trái tim mình, anh chân tình bày tỏ hết nguyện vọng, công việc, phương cách chôn cất bảo đảm vệ sinh môi trường. Một số nơi đồng ý, nhưng có nơi vẫn bắt anh phải làm lý lịch có xác nhận ?okhông tiền án, tiền sự?, kể cả giấy khám sức khỏe ?othần kinh bình thường?. Dõi mắt nhìn những nấm mồ đang mờ dần trong bóng tối chập choạng, anh trầm ngâm kể: ?oThật lòng, lúc đầu đụng chuyện tôi cũng buồn lắm, bi quan nghĩ rằng sẽ chẳng đi tới đâu. Nhưng sau đó tôi lại rất thanh thản khi ngày càng có nhiều người hiểu và sẻ chia với mình!?
    Hiện nay, nhóm thiện nguyện làm mẹ cha của những bé thơ ở nghĩa trang này đã lên đến mười người. Tất cả đều bình thường và lặng lẽ như bao người khác trong xã hội. Anh Phúc đang mưu sinh bằng nghề thợ xây, chị Phạm Thị Minh Anh là công nhân, anh Nguyễn Ðình Rong làm bún, chị Nguyễn Thị Xuân bán thuốc lá lề đường, vợ chồng ông Lý nuôi tôm, ông Mỹ là công chức về hưu, anh Phú là thợ điện...
    Hầu hết họ đều tình cờ biết chuyện, tìm đến nhau, rồi phát tâm cùng làm việc. Chị Xuân không chồng con, bán thuốc lá nuôi cha mẹ già. Chiều chiều, chị lên nghĩa trang quét dọn, rồi thủ thỉ với những nấm mồ bé thơ như tâm sự với chính con mình. Còn ông Mỹ bỏ bàn cờ tướng giết thời gian để đi nhặt nhạnh những thai nhi xấu số. Ông ưu tư: ?oTôi đã trải qua gần hết cuộc đời, nếm đủ buồn vui thế thái nhân tình, nhưng nhiều lúc cũng không cầm nổi nước mắt!?
    Ðốt nén nhang cuối cùng cắm lên bệ thờ, người công chức về hưu này, kể: ?oTôi và bạn cùng nhóm đã bao lần phải nhặt thai nhi từ bãi rác, thậm chí trong bọc nilông treo trên bờ rào, cuộn giấy báo ngoài hè đường, bãi biển. Thai nhi chưa tượng hình còn đỡ, nhiều bé đã đủ chân tay...?
    Theo thời gian, công việc lặng lẽ của những người lặng lẽ ngày càng được nhiều người biết đến. Có phòng hộ sinh chuẩn bị sẵn cả bao cho cuối ngày họ đến nhận. Có những bà mẹ lặng lẽ bọc xác bé trong chiếc khăn tìm tới. Thậm chí cả những người mới chỉ quyết định không cho con mình ra đời cũng ?oxin một chỗ? trước khi vào phòng kế hoạch hóa gia đình, mặc dù họ dứt khoát không để lại danh tánh cho thai nhi xấu số có một mộ bia đàng hoàng...
    ?oNhiều ngày nghĩa trang này phải đầy thêm hàng chục mộ mới...? - Phúc buồn buồn tâm sự, nhưng anh cũng cho biết bên cạnh việc nghĩa tận, họ cũng có niềm vui rất lớn khi cứu sống được nhiều bé thơ. Ngoài việc họ trực tiếp tìm đến những bà mẹ đang dùng dằng có cho con ra đời hay không, thì những bác xe ôm hay chị tiểu thương, cô y tá cũng là những nguồn tin cho họ biết đang có những sinh linh cần phải cứu.
    Phúc kể với báo Tuổi Trẻ rằng anh và những bạn là cha của hàng ngàn đứa con đã qua đời, nhưng cũng là cha của hàng chục bé thơ đang sống. Hôm tôi đến, nhà anh vẫn đang nuôi một cô gái quê Bến Tre. Trước đó, cô mang thai gần năm tháng đến bệnh viện xin phá, may có người biết anh Phúc đã gọi điện báo. Anh bỏ dở việc, đội mưa tầm tã đến tìm cô gái. Ngồi trước một người sắp làm mẹ đang suy sụp tinh thần, anh chỉ nhẹ nhàng khuyên:
    ?oHủy thai lớn thế này chắc nguy hiểm lắm. Thôi, nếu em khó khăn các anh sẽ giúp đỡ cho đến lúc mẹ tròn con vuông. Các anh hứa nếu em không nuôi được bé, các anh sẽ nuôi cho đến bất cứ lúc nào em đủ điều kiện nhận lại?. Cô gái gạt nước mắt cảm ơn, tá túc dưới mái nhà anh Phúc để giữ lại con. Một bé trai kháu khỉnh đã chào đời và bú cả bầu vú mẹ lẫn vợ anh Phúc. Có lần người mẹ trẻ này kể vì gia đình chồng không chấp nhận nên cô định hủy con. Phúc tâm sự anh không quan tâm chuyện thế nào, chỉ thương đứa bé vô tội và nó cũng xinh yêu như con anh.
    Hiện Phúc còn đang là cha của bốn bé được mẹ cho ra đời nhưng không thể thực hiện chức trách mẫu tử. Một cô mù chữ, dính bầu đã sáu tháng trong lúc đi chăn bò với bạn trai ở miệt quê nghèo khó. Một em mới học lớp 10. Một bà thì ở vỉa hè, sống vất vả bằng nghề lượm rác, không thể nuôi thêm đứa con thứ ba không cha...
    Có người mẹ quá khó khăn, anh chủ động tìm gặp. Có người âm thầm đến gửi con cho anh. Anh nhận nuôi rồi viết giấy cam kết sẽ trả lại con không điều kiện bất cứ lúc nào họ quay lại. Nhưng đến nay bóng họ vẫn biền biệt! Không nỡ để bé vô danh, anh đã đặt cho những tên là Vinh, Trường, Lộc, Tâm và tất cả đều mang họ Tống của anh. Tình thương của anh cùng những bạn thiện nguyện và những tấm áo, hộp sữa của anh xe ôm, chị tiểu thương nghèo khó mang đến đã giúp những bé ngày ngày lớn lên trong ấm áp.
    Cho đến nay Phúc và các bạn có thể biết chính xác từng nấm mồ sinh linh ở nghĩa trang, nhưng không thể nhớ hết nổi đã cứu sống được bao nhiêu bé thơ. Anh kể nhiều lần đã dẫn chính những cô gái định hủy con đến nghĩa trang này. Anh muốn họ thấy thực tế lạnh lẽo. Nếu những bé nằm ở đây có linh hồn, thì anh cũng muốn những linh hồn trong trắng đó nguyện cầu cho những bé thơ khác đang trong bụng mẹ được chào đời...
    Báo Tuổi Trẻ đã cung cấp địa chỉ và điện thoại của anh Tống Phước Phúc: 56/3 phường Sài, thành phố Nha Trang, Việt Nam. Ðiện thoại: 011-84-913444016.
    http://www.quytutam.net/news.aspx?NewsID=102
  2. CrescentDay

    CrescentDay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    1.821
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này, rất xúc động, rất cảm phục những gì anh Phúc đã làm...
    Nghĩa tận thuộc về tâm linh, là một phần luôn có sẵn trong mỗi con người Việt. Nhưng đau lòng thay, những con người thiếu trách nhiệm, và khuyết tật nơi tâm linh của chính họ thì vẫn còn rất nhiều.
    Tôi muốn họ phải ân hận vì điều này suốt cuộc đời, đó chính là hình phạt nặng nề nhất đối với họ.
    Khả năng có hạn, tôi hy vọng mình góp được chút công sức nhỏ nhoi nào đó cho những mảnh đời bất hạnh cô đơn, lạc lõng sinh ra trên đời này, cho các em một chút ánh sáng và lạc quan để các em sau này hoà vào dòng đời có niềm tin vào những gì tốt đẹp, một nghị lực để tự phấn đấu trở thành con người tốt. Làm sao để các em nhận thức được đúng-sai, tốt-xấu, được-mất từ những hành vi của mình. Đó là cả 1thế hệ. Khả năng bây giờ có hạn, tôi chỉ có thể chọn 1 và tôi chọn cách nhìn vào tương lai.
    Các bạn thiện nguyện, chúng ta đang đi trên 2 con đường với 2mục đích, sẽ có những lúc giao nhau, những lúc không, nhưng con đường nào cũng tràn đầy lòng thương yêu. Chúc cho chúng ta cùng thành công.
  3. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chuyện người thợ xây cưu mang 24 trẻ sơ sinh
    17:00'' 08/12/2006 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Anh Tống Phước Phúc và vợ, chị Nguyễn Thị Lệ Yến chỉ có 2 con ruột nhưng lại nuôi tới 24 trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Trong 5 năm, anh còn tự tay chôn cất hơn 5000 hài nhi bất hạnh.
    Vừa bước qua cánh cổng căn nhà 56/3 Phương Sài, Nha Trang, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt là 4 chiếc nôi đang đều đều lắc lư. Chủ nhân của căn nhà, anh Tống Phước Phúc, nửa nằm nửa ngồi trên chiếc võng kế đó, một tay ôm đứa trẻ nhỏ xíu, một tay đều đều lắc nôi cho những đứa trẻ khác. Ngọn đèn tròn tỏa ánh sáng vàng ệch trên tiếng khóc của những đứa trẻ sơ sinh thèm sữa mẹ...

    "Chọn việc thiện gì đó?"


    Ngày vợ chồng anh chào đón đứa con đầu lòng không ngờ lại vất vả đến vậy. Chị Yến

    Anh Phúc bên 1 trong 24 đứa con của mình. Ảnh: CM

    chuyển dạ đến 2 ngày mà không sinh được. Phúc không biết làm gì hơn, chắp tay cầu nguyện: "Xin Chúa cho vợ con được mẹ tròn con vuông, con sẽ làm một việc thiện gì đó". Rồi cuối cùng, cậu con trai của anh, bé Tống Nguyễn Hoài Nam ra đời khỏe mạnh, kháu khỉnh. Việc chào đời gian truân của con trai, sự vật vã đau đớn trong cơn vượt cạn của người vợ ghi ấn tượng sâu sắc trong lòng anh Phúc.
    Những ngày chờ vợ đẻ và chăm vợ con trong bệnh viện, Phúc còn chứng kiến nhiều người mẹ đến bệnh viện để bỏ đi giọt máu của mình, thậm chí nhiều đứa trẻ được sinh ra mạnh khỏe, xinh xắn cũng bị từ chối... Anh đau đáu một câu hỏi, những sinh linh bé bỏng kia sẽ về đâu? Về nhà ngay lập tức anh bắt đầu dành dụm từ cái nghề thợ xây của mình để làm "một việc thiện gì đó" mà trong lúc cùng quẫn Phúc cũng chưa kịp định hình.

    Cái việc thiện mà Phúc chọn thật chẳng giống ai: chôn cất các hài nhi. Công việc khởi đầu thật không hề dễ dàng vì nó quá kỳ cục đối với mọi người. Các bác sĩ và những người có trách nhiệm ban đầu không tin. Phúc luôn bị tra vấn "anh làm việc này để làm gì?". Sau khi từ tốn trình bày, anh được các bác sĩ chấp nhận với điều kiện phải làm cam kết và có lý lịch trích ngang, khai tất tật từ địa chỉ, số chứng minh thư, nghề nghiệp, vợ con, anh chị em...

    Từ đó, anh tìm đến các khoa phụ sản, thậm chí cả các cơ sở y tế tư nhân để giới thiệu mình và tìm kiếm những hài nhi đem về chôn cất. Phúc còn in danh thiếp, đem rải ở những "trọng điểm": cánh xe ôm đứng cổng bệnh viện, các bà hàng xén ngoài chợ tới những xóm lao động nghèo... Tấm danh thiếp được thiết kế đơn giản, trên là 2 chữ "Tín Thác" rồi tên, địa chỉ và số điện thoại của Phúc. Phúc cắt nghĩa, "tín thác" là ký thác trọn niềm tin, mà trước hết là cho con người, dù chỉ mới hoài thai...Và, ký thác tất thảy việc ta làm để có được niềm tin.
    5 năm chôn cất 5000 sinh linh bất hạnh
    Một lần, Phúc nhận được điện thoại của một người xe lái ôm quen: "Phúc ơi, có một cái thai bị mẹ nó đem vứt ở ngoài bãi biển. Đứa con gái đó vừa thuê anh chở về nhà trọ". Lập tức Phúc bảo: "Anh quay lại nhặt cái thai đó cho em đi, rồi tiền xăng xe, bồi dưỡng em chịu". Một lát sau anh xe ôm mang tới bọc nilon còn đỏ hỏn. Thây nhi chừng 3-4 tháng, được mai táng cẩn thận. Sau đó, Phúc tìm gặp lại người đã vứt bỏ cái thai, anh bị sốc khi đó chỉ là một cô bé học sinh đầu cấp III.
    Tính từ thời điểm chôn cất thây nhi đầu tiên (2001) đến nay, Phúc đã mai táng tới trên 5.000 trường hợp. Bây giờ, mỗi lần có người bỏ con là các bác sĩ lại gọi cho Phúc, thậm chí nhiều thân nhân của những sinh linh bé bỏng đó cũng tự tìm đến Phúc.

    Xây dựng đường vào nghĩa trang. Ảnh: CM
    Anh mang cho chúng tôi xem một chồng ảnh. Có cái chụp một hình hài đỏ hỏn, lớn chưa bằng nắm tay, có thây nhi đã đầy đủ các bộ phận của cơ thể một con người! Với những trường hợp đã có hình hài, Phúc phân biệt rõ gái trai, đặt tên cho chúng. Tất cả đều mang họ Tống Phước của anh. Tự tay rửa ráy, tẩm liệm và chôn cất những hình hài nhỏ bé, anh nâng niu, trân trọng và thương cảm như một người cha.
    Ban đầu, nghe phong thanh Phúc chôn cất trẻ sơ sinh, không ít người gán ngay cho anh biệt danh Phước "khùng". Kệ, Phúc cứ làm. Mọi chuyện không hề dễ dàng. Không dễ kiếm một miếng đất để mai táng, dù chỉ là một thây nhi mới chỉ lọt trong lòng bàn tay. Phúc nung nấu ý định kiếm một miếng đất riêng để thực hiện công việc này cho "xuôi chèo mát mái". Nhưng, cũng phải mất đến 3 năm, tới đầu năm 2004 thì anh mới sang được mảnh đất rộng 8.000m2 tại thôn Xuân Ngọc, núi Hòn Thơm, xã Vĩnh Lộc (Nha Trang). Cái nghĩa trang của anh đang làm lỡ dở thì chính quyền địa phương đến ngăn lại với lý do "xây dựng trái phép". Cũng thật khó cho anh khi xây cái gì không xây, lại đi xây nghĩa trang trẻ con, dù rằng địa điểm anh chọn là đất trên núi, toàn đá lởm chởm, không trồng trọt gì được. Một lý do khác: những thây nhi lớn thì được chính quyền công nhận, nhưng bào thai mới 1-2 tháng tuổi thì bị lập biên bản, ghi nhận là "phế phẩm bệnh viện", không được làm mộ chôn.
    Đưa bà bầu về "báo cáo" vợ
    Ngồi nói chuyện với anh Phúc, thỉnh thoảng tôi lại thấy thoáng bóng một bà bầu đi lại phía nhà trong. Thấy cái nhìn thắc mắc của tôi, anh nói nhỏ: có 4 bà bầu đang trú ở đây...

    Nơi anh Phúc chôn cất những sinh linh bé nhỏ. Ảnh: CM

    Cũng là trong một lần đến bệnh viện nhận thây nhi vô thừa nhận, Phúc tình cờ gặp một bà mẹ trẻ đang định bỏ con dù cái thai đang phát triển bình thường. Anh chợt nghĩ: Tại sao mình không cố gắng cứu sống đứa bé đó? Phúc bèn hỏi han, biết bà mẹ trẻ này ở xa đến Nha Trang làm nghề phụ hồ, tác giả bào thai đã "quất ngựa truy phong" từ khi biết tin. Thế là anh đưa bà bầu về nhà "báo cáo" vợ.
    "Tôi cám ơn bà xã lắm, bả không những không cản mà còn hỗ trợ. Nói thật, nếu bả muốn, thì cánh cổng ra vào kia bả toàn quyền đóng được" - Phúc chân thành nói về vợ, chị Nguyễn Thị Lệ Yến.

    Nuôi trẻ nhỏ quả thực là việc cực kỳ khó khăn đối với một người đàn ông, đến sữa cho chúng cũng không có. Nhưng Phúc nghiến răng tự lo tất cả, dứt khoát không xin xỏ ai. Có xin là xin ở những sinh linh đã được anh chôn cất. Thỉnh thoảng, Phúc lần tới nơi nghĩa trang, khấn "các con hãy phù hộ, giúp bố lo cho các em con".

    Nhìn nhà Phúc đầy những trẻ con, đứa bé nằm trong nôi, đứa lớn chạy lăng xăng. Cả con ruột, con nhặt, trẻ con hàng xóm sang chơi... tôi chóng mặt hỏi anh: Giờ trong nhà anh nuôi tổng cộng bao nhiêu trẻ sơ sinh bị bỏ rơi? Người thợ xây lam lũ sinh năm 1967 lẩm nhẩm bấm đốt tay rồi nói: "Tổng cộng 24 đứa cả thảy".

    Phúc nuôi trẻ cho tới khi chúng bắt đầu cứng cáp thì giao cho các sơ một dòng tu ở Nha Trang nuôi dưỡng tiếp. Phúc vẫn luôn tin rằng: tình mẫu tử trong những bà mẹ trẻ đó, một ngày kia sẽ trỗi dậy và họ sẽ đến tìm lại con mình. Mỗi trường hợp được cưu mang, Phúc cũng ghi lại rất tỉ mỉ, bởi vì theo anh bất hạnh sẽ nhân đôi nếu không có sự cẩn thận này: "Lỡ sau này khi lớn lên, anh chị em nó lấy phải nhau". Mắt anh ngời lên niềm vui khi nhắc đến trường hợp cháu Tống Phước Phúc Vinh. Anh nuôi bé được 1,5 tuổi thì người thân của cháu, sau một thời gian nguôi ngoai đã đến xin cho cháu về đoàn tụ.

    Tiếng lành đồn xa, nhiều bà mẹ trẻ bất hạnh từ khắp nơi tìm đến Phúc: Đà Lạt, Tuy Hoà, Phú Yên, Vạn Ninh (Nha Trang), Quảng Ngãi,... có cả người dân tộc Chăm. Hầu hết họ đều tới bác sĩ để phá thai, nhưng các bác sĩ, sau khi khuyên giải chân tình, đã hướng dẫn những cô gái lỡ lầm đến nhà tìm Phúc. Nhiều lần, nửa đêm điện thoại di động của Phúc reo vang, đầu dây bên kia, tiếng một cô gái nức nở: "Chú có phải tên Phúc không, bác sĩ cho con số điện thoại này...". Thế là Phúc tiếp, bao giờ việc đầu tiên cũng là động viên để cô gái không may ổn định tâm lý. Sau đó mới đến phần hỏi han lý lịch, rồi anh lại âm thầm đi xác minh thông tin về cô gái, dù có cô nhất quyết không hé chút gì về gia đình. Phúc thường nói với các cô gái trẻ: "Nhà chú mẹ mất rồi, vì vậy con ở đây chờ sinh con, nhưng con cũng phải có nghĩa vụ giúp chú chăm sóc các em khác". Cũng bởi thế mà với một "gia đình" thứ 2 đông đúc, lũ trẻ lại lít nhít mà anh có thời gian đi làm để kiếm tiền chăm lo cho họ.

    Sinh nhật của cháu Tống Phước Phúc Vinh. Ảnh: CM

    Mái ấm của Phúc "khùng"
    Phúc chợt đứng dậy đi lại gần mấy cái nôi, dòm dòm rồi chỉ cho tôi một cháu bé đang ngủ, lắc đầu ngao ngán: "Con của một đứa bé gái mới học lớp 9 đó". Khi cô bé mang cái bầu tới xin gặp anh, trên áo học trò còn đeo rõ cả bảng tên. Cô bé là con một gia đình ở xã Phước Đồng (Nha Trang) nhưng không dám về, cái thai thì đến thời điểm không thể phá bỏ. Bà mẹ của cô bé cũng đến gặp Phúc năn nỉ: "Giờ cháu thế này mà về nhà thì ba nó đánh chết". Phúc nhận cô bé, gửi vào thành phố Hồ Chí Minh nhờ các sơ trong đó chăm sóc chờ đến ngày sinh, khi "mẹ tròn con vuông" lại đón về. Thậm chí Phúc còn cùng gia đình đến trường xin cho cô bé được đi học lại lớp 9. Tin vui cũng vừa đến với anh là ba của cô bé đã qua cơn giận, đang tính chuyện xin đón cháu ngoại về.

    Không thiếu trường hợp Phúc phải động viên: con cố gắng giữ cái bầu, chú sẽ tìm mọi cách lo tiền cho con sinh nở. Nhưng có bà mẹ "mặc cả": "Con sinh nhưng con không làm mẹ được, chú...nuôi giùm con nha". Những trường hợp này, Phúc thường trả lời nước đôi. Không phải vì anh sợ nuôi quá tải, mà vì anh muốn khơi gợi tình mẫu tử. "Các cháu khi chưa sinh thì nói thế, nhưng mang nặng đẻ đau rồi, khi nhìn thấy mặt con là mẹ không muốn rời". Thậm chí sinh xong, nếu mẹ vẫn không chịu nuôi con, Phúc lại có "chiêu" khác. Anh ép cô gái trẻ phải cho con bú bằng sữa mẹ trong vòng một, hai tháng với lý do "sữa mẹ rất quan trọng". Nhiều trường hợp từ nuôi một tháng đã tự động chuyển thành "nuôi cả đời".

    Có lẽ chỉ có tình yêu, "yêu người như bản thân mình" thẩm thấu từ nhỏ mới giúp anh vượt qua mọi điều tiếng. Có đợt người ta đồn rằng "Thằng đó họ Tống, là người Tàu, nó nuôi trẻ xong đem bán sang Trung Quốc", còn đến cả tai vợ anh: "Nhân nghĩa gì, nó thích mấy con trẻ đẹp hơn nên mới kiếm cớ đưa về. Cơm no bò cưỡi". Không ít lần anh nản lòng nhưng giờ thì mọi người dần dần đã biết rõ cái tâm của Phúc, và nhiều người đã trở thành nhà hảo tâm, đóng góp tiền bạc giúp nuôi dưỡng các cháu nhỏ.
    Chia tay Phúc, tôi chợt nhớ tới tấm bằng khen của ************* dành cho tấm lòng cao cả của anh, gặng mãi, anh mới chịu vào buồng lấy ra. Anh giải thích: sợ mọi người đến chơi nhìn thấy lại ầm ĩ. "Sau này, mọi chuyện êm êm, tôi mới treo".
    Thư khen của ************* ***************** gửi vợ chồng anh Tống Phước Phúc

    Tôi xúc động được biết, trong hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn của một người làm nghề thợ xây, nhưng vợ chồng anh, từ đầu năm 2004 đến nay, đã đùm bọc, nuôi dưỡng tới 24 lượt trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và những bà mẹ lỡ lầm.

    Chúng ta lên án những kẻ hèn nhát, rũ bỏ trách nhiệm làm cha, làm mẹ. Anh, chị đang làm những việc nhân nghĩa, quên mình vì người khác, không những là nơi nương tựa cho những mảnh đời bất hạnh, mà hơn thế, còn là tấm gương cao đẹp của danh dự và nhân phẩm. Việc làm của anh, chị cùng với rất nhiều việc ******** nghĩa khác trong cộng đồng vẫn đang nảy nở, sẽ như hoa thơm diệt trừ cỏ dại để hướng đến chân, thiện, mỹ, có ảnh hưởng sâu sắc tới niềm tin của con ngưòi được xây dựng trên cơ sở của đạo đức và phẩm hạnh.

    Tôi nhiệt liệt biểu dương việc làm nhân ái đó và chúc anh, chị mạnh khoẻ, hạnh phúc, tiếp tục thực hiện những ý tưởng tốt đẹp của mình. Tôi khen ngợi bà con cô bác đã đóng góp chia sẻ với anh Phúc, chị Yến nuôi dưỡng các cháu. Đề nghị các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và nhân dân ở các địa phương trong cả nước đẩy mạnh các hoạt động xã hội nhân đạo và tạo điều kiện tốt nhất cho những người làm việc nghĩa như gia đình anh Tống Phước Phúc, chị Nguyễn Thị Lệ Yến.

    Đỗ Minh

    http://www.vietnamnet.vn/psks/2006/12/642129/
  4. Tinhnguyen08

    Tinhnguyen08 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    1.879
    Đã được thích:
    4
    Chương trình hỗ trợ bệnh nhân nghèo tại bệnh viện ở Hà Nội.
    Mục tiêu: Hỗ trợ một phần vật chất, tinh thần cho bệnh nhân nghèo trong thời gian điều trị tại một số bệnh viện ở Hà Nội. Trong giai đoạn này, mục tiêu của chương trình sẽ ủng hộ 2 viện: Viện Bỏng Quốc Gia (Hà Đông) và Viện Nhi Trung Ương (Đường Đê La Thành)
    Thời gian: Trung bình mỗi tháng ít nhất 1 lần, chương trình và các nhà tài trợ, tình nguyện viên sẽ thăm hỏi, trao quà,? cho bệnh nhân tại các Viện vào thời gian thích hợp
    Tài trợ: Trong giai đoạn thử nghiệm, với mục tiêu khiêm tốn, chương trình sẽ cố gắng vận động số tiền tối thiểu 1.000.000 VND (1 triệu đồng Việt Nam) cho mỗi bệnh viện. Tại mỗi nơi, sẽ trao tặng cho khoảng 4 bệnh nhân, mỗi bệnh nhân 250.000 VND. Như vậy trong một tháng sẽ có khoảng tổng cộng khoảng 8 bệnh nhân được tài trợ. Ngoài ra, nếu có bất kỳ trường hợp tài trợ đột xuất nào, chương trình cũng như các bệnh viện sẵn sàng cung cấp các trường hợp khó khăn để các nhà hảo tâm tiện tài trợ
    Nguồn tài trợ: Từ các nhà tài trợ thường xuyên và không thường xuyên. Chương trình sẽ cố gắng vận động các nhà tài trợ thường xuyên để hoạt động được liên tục. Trong trường hợp số tiền không đủ như dự kiến (1.000.000/ bệnh viện), thì các sáng lập viên sẽ bù vào cho đủ, để chia sẻ được liên tục một phần khó khăn đau khổ của các bệnh nhân.
    Cụ thể chương trình sẽ diễn ra như thế nào? Nhóm tình nguyện viên (gồm các học sinh, sinh viên) sẽ thu thập các thông tin sơ lược về hoàn cảnh, tình trạng bệnh? để lập cơ sơ dữ liệu. Cơ sở dữ liệu này sẽ được cập nhật trên các trang web, lưu trữ?. Trên cơ sở đó chương trình sẽ tài trợ và giới thiệu cho các nhà tài trợ. Nhà tài trợ đi cùng với thành viên dự án vào trực tiếp trao cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân mà không phải thông qua bất kỳ trung gian nào. Trong trường hợp các nhà tài trợ không bố trí được thời gian, chương trình sẽ trao số tiền nhà tài trợ đến các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân theo trường hợp đã được trao đổi thống nhất với nhà tài trợ. Chương trình được thực hiện dưới sự giám sát của các Bác sĩ, y tá tại bệnh viện, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhân viên dự án, nhà tài trợ,? có lưu trữ chi tiết để tiện kiểm tra đối chiếu.
    Chương trình đã diễn ra đến đâu?
    Ngày 28/03/2007: Gia đình bác Nguyễn Thị Phúc (Phố Đặng Văn Ngữ) tài trợ 200.000 VND , Hoàng Hà tài trợ 50.000 ủng hộ một trường hợp bỏng nặng toàn thân tại Viện Bỏng Quốc Gia. (Tham khảo: Chị Thuỷ - Y tá trưởng Viện Bỏng QG ?" 09151.19461). Chị Thuỷ đã dẫn Bác Phúc, Hà đi trực tiếp trao tận tay ngưòi nhà bệnh nhân. Gia đình bác Phúc cũng có nguyện vọng đóng góp đều đặn thường xuyên cho chương trình.
    Ngày 29/03/2007 Gia đình chú Mạnh, cô Mười (Phố Tây Sơn) tài trợ 100.000 VND
    Và một số quý ân nhân khác chị Đỗ Vân Nguyệt, Chị Dương Thị Nhi, chị Minh ?, đã quan tâm động viên, trợ giúp cho chương trình. Xin chân thành cảm tạ quý ân nhân.
    Trên đây là một số nét sơ lược về dự án. Mong quý vị quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ. Xin trân trọng cảm ơn quý vị.
    Mọi quan tâm xin quý vị vui lòng liên hệ:
    Hoàng Hà ?" 0916.52.92.05- 04.9322654
    Email: hoanghatay2000@yahoo.com
    http://360.yahoo.com/hoanghatay2000
  5. venus_pisces

    venus_pisces Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2005
    Bài viết:
    1.934
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện cảm động về tình người !!!

    Nút xin được chuyển các bài viết của bạn Tinhnguyen08 qua topic này, cảm ơn những đóng góp của bạn.

    Trích từ bài của Tinhnguyen08 viết lúc 09:59 ngày 20/03/2007:

    Chào các bác, em xin gửi thông tin các bác tham khảo. Chúc mọi người vui vẻ. Hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn:

    Nghĩa trang không bia mộ


    TTCN - Cầu bắc qua nơi các bé yên nghỉ đã sập rồi. Chiếc thuyền nhỏ chao đảo trên dòng sông cuồn cuộn chảy. Gió mưa trái mùa gào thét tạt ướt khách qua sông và sũng cả những sinh linh trong hũ sành nhỏ bé...

    Ông già lom khom cố gắng xoay xở tấm áo mưa che chở cho các bé, rồi nói với tôi: ?oChúng tôi gọi đây là "dòng sông vĩnh biệt!".

    Con thuyền lắc lư mãi rồi cũng cập được bến đò ngang Hòn Thơm. Chúng tôi len lỏi trên con đường mòn lô xô cỏ, đá. Nghĩa trang nằm cô quạnh giữa lưng chừng núi, quay mặt về phía thành phố Nha Trang. Cơn mưa trái mùa tầm tã mãi rồi cũng tạnh. Mặt trời cuối ngày trồi khỏi đám mây đen, hắt nắng vàng vọt lên những nấm mồ lơ thơ nhỏ xíu...

    Chiều cuối cùng

    Ông già Lê Quang Lý dặn mọi người giữ im lặng. Nghi lễ tiễn đưa cuối cùng thiếu vòng hoa, kèn trống và cũng không một giọt nước mắt người ruột thịt. Mười sinh linh nhỏ bé trong mười hũ sành được cẩn thận đặt trên bệ thờ đơn sơ bằng đá. Những nén hương được thắp lên. Khói hương bảng lảng bay theo gió núi và lời cầu nguyện. Ông Lý, ông Mỹ, anh Phúc, chị Kim... đứng lại gần bệ thờ hơn.

    Hình như nhóm thiện nguyện muốn lấy chút hơi ấm của mình để sưởi cho các bé lần cuối cùng trong buổi chiều lạnh lẽo. Không có tiếng khóc nào bật ra cửa miệng, nhưng trong khoảnh khắc lặng lẽ này tôi có thể cảm nhận sự nghẹn ngào trong từng ánh mắt đau đáu. Chiều nay, trong các bé vô danh chuẩn bị về mộ núi có một bé đã tượng hình đầy đủ. Anh Tống Phước Phúc lại một lần nữa lấy họ mình đặt tên cho bé. Anh thủ thỉ gọi bé là con, rồi lặng lẽ bê hũ sành đặt xuống hố huyệt đã đào sẵn.

    Gió núi lạnh lẽo lại ào ào gào thét. Lá khô và tàn nhang rơi rụng lõa xõa trên nghĩa trang... Từng bé, từng bé dần dần được đặt nằm liền nhau trên một hàng huyệt mộ. Khi những nắm đất đầu tiên được rải lên, trời bất chợt lại trở mưa. Nhìn những nấm đất nhỏ xíu lở lói trong màn mưa nặng hạt, mọi người nuốt tiếng khóc vào trong, đứng lặng lẽ dụi mắt. Họ đã khóc và hình như ông trời cũng khóc trên mặt người! Tối chập choạng phủ bóng nhanh trên núi, vẫn chưa ai chịu về.

    Mọi người còn nán lại để quét dọn lá khô và thủ thỉ với những nấm mồ được đặt tên mình. Cuối nghĩa trang, nhiều huyệt đã được xây sẵn. Tuy nhiên, ông Lý bảo tôi chắc chỉ vài hôm nữa sẽ đầy thôi. Bé thơ đầu tiên mới được đưa về đỉnh núi này cách đây hơn một năm, nhưng đến giờ đã lên đến 3.574 nấm mồ. Tất cả các bé dù đã tượng hình hay chưa đủ hình hài đều được nhóm thiện nguyện đưa về từ các nhà hộ sinh, bệnh viện, kể cả bãi rác đường phố. Một số ít trong đó là thai bị chết lưu trong bụng mẹ, nhưng hầu hết đều đã được quyết định không cho ra đời.

    Và cả mười bé chiều nay đều có số phận như thế. Anh Phúc ngậm ngùi kể ba bé đã được những người chạy xe ôm, nhặt ve chai chuyển đến. Các bé còn lại do chính anh và các bạn thiện nguyện nhặt về chỉ trong một ngày. Trong đó có một bé anh nhặt được trên bãi biển. Manh giấy báo sơ sài gói bé đã tả tơi trong sương lạnh qua đêm và những con sóng xô dạt bờ cát. Thi hài bé cũng đã chuyển màu tím đen như đất đá.

    Anh Phúc gạt nước trên đôi mắt sũng ướt, tâm sự với tôi: mọi người ở đây đều đau đáu mong mỏi những nấm mồ được đặt tên người ruột thịt, nhưng đến nay mới chỉ có hai nấm mồ có đánh dấu. Hai nữ sinh viên quê tận miền Bắc, đang học ở thành phố Nha Trang, không dám cho con ra đời đã đến bệnh viện giải quyết, rồi quấn bọc nilông ôm thai nhi đã lớn của mình đến gửi nghĩa trang này.

    Hai cô gái khóc ngất khi rải nắm đất cho con, nhưng vẫn không đủ dũng cảm lấy tên mình hay tên người cha giấu mặt nào đó đặt cho con trên bia mộ. Những người thiện nguyện chứng kiến chuyện này rất buồn, nhưng rồi tự an ủi dù sao bé thơ nằm đó cũng không quá lạnh lẽo. Hầu hết nấm mồ đều không tên tuổi và không có một người thân nào tiễn đưa hay viếng thăm, nhỏ nước mắt dù chỉ một lần!

    Vừa rồi, chỉ có một bà mẹ sinh viên và bạn trai (có lẽ cha bé) là người thân đầu tiên ghé lại cắm nén nhang trong ngày giỗ con. Cả nhóm thiện nguyện đã gạt nước mắt vì mừng tủi lẫn lộn! Tuy các bé thơ yên nghỉ ở đây đều giống nhau ở nấm mồ gạch đơn sơ, nhưng nhóm thiện nguyện vẫn cẩn thận đánh số ký tự và ghi nhật ký chi tiết ngày giờ, nơi tìm được bé. Bởi họ vẫn hi vọng một ngày nào đó cha mẹ các bé sẽ quay lại tìm con mình...

    Cha mẹ của hàng ngàn đứa con


    Anh Phúc với bốn đứa con nuôi của mình
    Tìm đến nghĩa trang này, tôi không khó khăn lắm để chứng kiến một buổi tiễn đưa cuối cùng vì ngày nào cũng có chuyện buồn đó, nhưng phải tâm sự thật nhiều mới được nghe những người thiện nguyện bày trải lòng mình. Họ nói rằng chỉ là những việc ?onhỏ bé âm thầm? thôi và tất cả đều đã nhận làm cha mẹ cho 3.574 bé thơ ở đây.

    ?oBiết rằng cũng không thể còn làm được gì cho các bé, nhưng chúng tôi nghĩ rằng dù sao các bé cũng được an ủi phần nào!?. Họ đã quyết định chọn ngày 13-7 làm ngày giỗ chung cho các bé. Đó là buổi tất cả các nấm mồ sẽ có một cành hoa, một nén nhang và lời cầu nguyện.

    Năm 2004 cũng vào ngày 13-7 này, anh Phúc đưa vợ đến bệnh viện sinh con. Vợ sinh khó, anh đã thức trắng đêm bên hành lang bệnh viện để căng thẳng và nguyện cầu. Tuy nhiên, khi anh vừa nở nụ cười rạng rỡ nghe tiếng con khóc chào đời thì cũng là lúc anh phải chứng kiến một bé thơ qua đời ngay lúc lọt lòng mẹ. Không hiểu vì vô tâm hay có lý do nào đó, người mẹ bất hạnh đã lặng lẽ bỏ con lại. Anh Phúc đã cười lẫn khóc khi vừa ôm đứa con ấm áp trong lòng vừa nhìn xác bé thơ nằm co quắp lạnh lẽo một mình.

    Trong đầu anh vụt lóe lên một ý tưởng bất ngờ mà cả đời chưa bao giờ nghĩ tới. Thu xếp cho vợ con xong, anh xin bệnh viện được giải quyết cho bé thơ đã qua đời. Anh về nhà, đi khắp vùng ven thành phố Nha Trang tìm đất trống. Nhiều người biết chuyện, cảm thương, định cho đất nhưng lại lấn cấn hàng xóm. Cuối cùng, anh tìm được một bãi đất trên triền núi Hòn Thơm cách trung tâm thành phố Nha Trang chỉ một con sông. Núi đá nhiều hơn đất, anh phải đục đá đến tóe cả máu tay để đào được hố huyệt.

    Bé thơ bất hạnh đầu tiên được nơi an nghỉ, rồi đến bé thứ hai, thứ ba, thứ tư... Nhiều người xúc động giúp đỡ hết mình, nhưng cũng có người ngạc nhiên về cái nghĩa trang tự phát ?okỳ lạ? này, kể cả địa phương. Anh phải làm giấy tờ trình bày, rồi chạy tới chạy lui hàng chục lần để tìm sự cảm thông, chấp thuận. Khi chuyện đất đai vừa tạm ổn thì lại gặp lấn cấn với các nhà hộ sinh, bệnh viện. Họ nghi ngờ một người cứ ngày ngày đi xin xác thai nhi.

    Từ tận trái tim mình, anh chân tình bày tỏ hết nguyện vọng, công việc, phương cách chôn cất bảo đảm vệ sinh môi trường. Một số nơi đồng ý, nhưng có nơi vẫn bắt anh phải làm lý lịch có xác nhận ?okhông tiền án, tiền sự?, kể cả giấy khám sức khỏe ?othần kinh bình thường?. Dõi mắt nhìn những nấm mồ đang mờ dần trong bóng tối chập choạng, anh trầm ngâm kể với tôi: ?oThật lòng, lúc đầu đụng chuyện tôi cũng buồn lắm, bi quan nghĩ rằng sẽ chẳng đi tới đâu. Nhưng sau đó tôi lại rất thanh thản khi ngày càng có nhiều người hiểu và sẻ chia với mình!?.

    Hiện nay, nhóm thiện nguyện làm mẹ cha của các bé thơ ở nghĩa trang này đã lên đến mười người. Tất cả đều bình thường và lặng lẽ như bao người khác trong xã hội. Anh Phúc đang mưu sinh bằng nghề thợ xây, chị Phạm Thị Minh Anh là công nhân, anh Nguyễn Đình Rong làm bún, chị Nguyễn Thị Xuân bán thuốc lá lề đường, vợ chồng ông Lý nuôi tôm, ông Mỹ là công chức về hưu, anh Phú là thợ điện...

    Hầu hết họ đều tình cờ biết chuyện, tìm đến nhau, rồi phát tâm cùng làm việc. Chị Xuân không chồng con, bán thuốc lá nuôi cha mẹ già. Chiều chiều, chị lên nghĩa trang quét dọn, rồi thủ thỉ với các nấm mồ bé thơ như tâm sự với chính con mình. Còn ông Mỹ bỏ bàn cờ tướng giết thời gian để đi nhặt nhạnh các thai nhi xấu số. Ông ưu tư: ?oTôi đã trải qua gần hết cuộc đời, nếm đủ buồn vui thế thái nhân tình, nhưng nhiều lúc cũng không cầm nổi nước mắt!?.

    Đốt nén nhang cuối cùng cắm lên bệ thờ, người công chức về hưu này bặm môi nuốt tiếng khóc vào trong, kể: ?oTôi và bạn cùng nhóm đã bao lần phải nhặt thai nhi từ bãi rác, thậm chí trong bọc nilông treo trên bờ rào, cuộn giấy báo ngoài hè đường, bãi biển. Thai nhi chưa tượng hình còn đỡ, nhiều bé đã đủ chân tay, đầu tóc bị kiến bu, thậm chí chó mèo gặm dở dang...?. Tôi thần người, lặng lẽ nhìn người đàn ông lớn tuổi khóc không thành tiếng. Giọt nước mắt rơi xuống bệ thờ, vỡ ra rồi nhòe đi trong bóng chiều chập choạng...

    Bé ơi đừng khóc nữa

    Theo thời gian, công việc lặng lẽ của những người lặng lẽ ngày càng được nhiều người biết đến. Có phòng hộ sinh chuẩn bị sẵn cả bao cho cuối ngày họ đến nhận. Có những bà mẹ lặng lẽ bọc xác bé trong chiếc khăn tìm tới. Thậm chí cả những người mới chỉ quyết định không cho con mình ra đời cũng ?oxin một chỗ? trước khi vào phòng kế hoạch hóa gia đình, mặc dù họ dứt khoát không để lại danh tánh cho thai nhi xấu số có một mộ bia đàng hoàng...

    ?oNhiều ngày nghĩa trang này phải đầy thêm hàng chục mộ mới...? - Phúc buồn buồn tâm sự, nhưng anh cũng cho biết bên cạnh việc nghĩa tận, họ cũng có niềm vui rất lớn khi cứu sống được nhiều bé thơ. Ngoài việc họ trực tiếp tìm đến các bà mẹ đang dùng dằng có cho con ra đời hay không, thì những bác xe ôm hay chị tiểu thương, cô y tá cũng là những nguồn tin cho họ biết đang có những sinh linh cần phải cứu.

    Phúc kể anh và các bạn là cha của hàng ngàn đứa con đã qua đời, nhưng cũng là cha của hàng chục bé thơ đang sống. Hôm tôi đến, nhà anh vẫn đang nuôi một cô gái quê Bến Tre. Trước đó, cô mang thai gần năm tháng đến bệnh viện xin phá, may có người biết anh Phúc đã gọi điện báo. Anh bỏ dở việc, đội mưa tầm tã đến tìm cô gái. Ngồi trước một người sắp làm mẹ đang suy sụp tinh thần, anh chỉ nhẹ nhàng khuyên:

    ?oHủy thai lớn thế này chắc nguy hiểm lắm. Thôi, nếu em khó khăn các anh sẽ giúp đỡ cho đến lúc mẹ tròn con vuông. Các anh hứa nếu em không nuôi được bé, các anh sẽ nuôi cho đến bất cứ lúc nào em đủ điều kiện nhận lại?. Cô gái gạt nước mắt cảm ơn, tá túc dưới mái nhà anh Phúc để giữ lại con. Một bé trai kháu khỉnh đã chào đời và bú cả bầu vú mẹ lẫn vợ anh Phúc. Có lần người mẹ trẻ này kể vì gia đình chồng không chấp nhận nên cô định hủy con. Phúc tâm sự anh không quan tâm chuyện thế nào, chỉ thương đứa bé vô tội và nó cũng xinh yêu như con anh.

    Hiện Phúc còn đang là cha của bốn bé được mẹ cho ra đời nhưng không thể thực hiện chức trách mẫu tử. Một cô mù chữ, dính bầu đã sáu tháng trong lúc đi chăn bò với bạn trai ở miệt quê nghèo khó. Một em mới học lớp 10. Một bà thì ở vỉa hè, sống vất vả bằng nghề lượm rác, không thể nuôi thêm đứa con thứ ba không cha...

    Có người mẹ quá khó khăn, anh chủ động tìm gặp. Có người âm thầm đến gửi con cho anh. Anh nhận nuôi rồi viết giấy cam kết sẽ trả lại con không điều kiện bất cứ lúc nào họ quay lại. Nhưng đến nay bóng họ vẫn biền biệt! Không nỡ để bé vô danh, anh đã đặt cho các tên là Vinh, Trường, Lộc, Tâm và tất cả đều mang họ Tống của anh. Tình thương của anh cùng các bạn thiện nguyện và những tấm áo, hộp sữa của anh xe ôm, chị tiểu thương nghèo khó mang đến đã giúp các bé ngày ngày lớn lên trong ấm áp.

    Cho đến nay Phúc và các bạn có thể biết chính xác từng nấm mồ sinh linh ở nghĩa trang, nhưng không thể nhớ hết nổi đã cứu sống được bao nhiêu bé thơ. Anh kể nhiều lần đã dẫn chính các cô gái định hủy con đến nghĩa trang này. Anh muốn họ thấy thực tế lạnh lẽo. Nếu các bé nằm ở đây có linh hồn, thì anh cũng muốn các linh hồn trong trắng đó nguyện cầu cho các bé thơ khác đang trong bụng mẹ được chào đời.

    Thế rồi, nhiều cô đã ngồi gục đầu suy tư, nhiều cô đã bật khóc, để cuối cùng hầu hết đều quyết định giữ lại con mình. Đó cũng là khoảnh khắc niềm vui hiếm hoi lướt trên nghĩa trang không bia mộ này. Và những người thiện nguyện lại âm thầm thủ thỉ bên các nấm mồ nhỏ xíu: ?oBé ơi đừng khóc nữa!?.

    QUỐC VIỆT

    Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ và điện thoại của anh Tống Phước Phúc: 56/3 Phường Sài, Nha Trang; điện thoại: 0913444016


    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=122434&ChannelID=89

Chia sẻ trang này