1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện cổ

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi hantin2206, 02/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hantin2206

    hantin2206 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện cổ

    Kinh Pháp Cú (Dhammapada) là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka Nikaya)
    trong Kinh tạng Pali (Suttanta Pitaka).

    Ðây là một quyển kinh Phật giáo phổ thông nhất và đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới.

    Pháp (Dhamma) có nghĩa là đạo lý, chân lý, lời dạy của Ðức Phật; Cú (Pada) là lời nói, câu kệ.

    Dhammapada là tập hợp 423 bài kệ do đức Phật nói ra trong nhiều dịp khác nhau,

    trong suốt 45 năm hoằng dương Chánh Pháp của Ngài.



    Chúng ta nghe tiếp sang bài pháp cú tiếp theo.

    Có một người tên là Nanđà ( Người này trùng tên với em Phật )


    Ông Nanđà cai quản gia súc như( bò ngựa dê trâu) cho Ông Cấp Cô Độc.



    Xứ Ấn Độ thời Đức Phật còn tại thế không cấm việc ăn thịt bò.

    Sau này khi Phật nhập diệt rồi thì mới xuất hiện một đạo
    Thờ Bò.
    Và người ta phong cho con bò làm Thần Linh





    Theo Định kỳ hàng tuần hay hàng tháng , sau khi thu được
    lãi từ các cuộc mua bán thì ông Nan Đà thường đem tiền về
    nộp cho chủ.



    .


    Thì mỗi khi nan đà về gặp ông Cấp cô độc như vậy
    thì thường thấy có Đức Phật ở đó thọ trai.




    Nhiều lần thấy Phật thuyết pháp khiến cho nan đà
    mộ đạo dần dần.





    Trong một lần nọ , Phật cùng tăng đoàn có đi ngang qua
    chỗ làm việc của Nan đà.





    Sau khi nghe được tin báo , ông Nan đà vội vã chạy tới
    quỳ xuống dưới chân Phật và tha thiết mời Ngài cùng tăng đoàn
    thọ trai nhà ông trong 7 ngày.



    Đức Phật im lặng và nhận lời.





    Vì lẽ đó , trong suốt 7 ngày ,Phật đến nhà ông nan đà thọ trai
    mà không đi khất thực ở đâu nữa cả.




    Cho đến ngày cuối cùng , Phật thuyết cho ông nghe một bài pháp.



    Sau đó thì nan đà chứng được sơ quả tu đà hoàn.




    Từ đó ,ông nhìn cuộc đời theo một cách thanh thản hơn và không
    còn bám víu như trước nữa.
    Từ khi đắc quả , Nan đà cũng đã tôn kính Phật theo một lẽ khác.



    Ngày nay phàm phu như chúng ta tôn kính Phật còn khiêm tốn quá.


    Khi nào chúng ta chứng được các đạo quả thì lòng tôn kính của ta
    sẽ tăng lần lần theo.
    Cho đến khi ta chứng A La Hán , lòng tôn kính Đức Phật của ta
    sẽ là tuyệt đối.



    Tuy nhiên , cho dù chúng ta chưa thể kính Phật một cách tuyệt đối
    Thì vẫn nên cố gắng và chăm chỉ hàng ngày.
    Nhờ việc làm đó ,nhờ cái nhân đó mà rồi vào một ngày đẹp trời
    nào đó ,ở một nơi nào đó ,trong khoảng thời gian nào đó
    Chúng ta sẽ đắc đạo.


    Tôn Sư Trọng Đạo là vì lẽ đó.




    Vì thế cho nên người nào mà nói rằng khi một người đã chứng đạo
    sẽ ngang bằng với Phật và không cần có một lòng tôn kính tuyệt đối
    thì đó là người này hiểu sai , lời người này nói là tà kiến.




    Một Bậc A La Hán mỗi khi gặp Phật đều xúc động mà quỳ xuống
    đảnh lễ Ngài như thường.






    Trở lại câu chuyện
    Sau khi Phật thọ trai xong , Phật bèn ra về.

    Nan đà xin được tiễn Phật một đoạn



    Và một cảnh tưởng xúc động đã diễn ra


    Phật đi đằng trước , Nan Đà đi đằng sau giống như
    Một người con kính cẩn theo sau Người Cha của mình
    Như một con voi con đi theo hầu Voi Chúa



    Nan đà kính cẩn đi theo sau từng bước.



    Đi được nửa đường , Phật dừng lại và nói :

    Này Nanđà , đủ rồi.

    Ông đưa Như Lai đến đây là đủ rồi
    Ông hãy quay về làm tròn bổn phận của mình.



    Nan đà vâng lời và chờ cho Phật đi khuất ,ông mới vui sướng
    trở về nhà.



    Tuy nhiên , khi sắp về đến nhà , nan đà bị một người lạ mặt
    bắn tên khiến ông chết ngay tại chỗ.



    Trong kinh không ghi rõ nguyên nhân vì sao nan đà bị người khác
    giết chết.




    Sau đó ,các vị tỳ kheo cũng biết chuyện và đến hỏi Phật rằng :


    Bạch Thế Tôn , nếu như Nan đà không tiễn Phật về thì phải chăng
    Nan đà sẽ còn sống chăng?


    ( Các vị tỳ kheo thời đó rất thẳng thắn và thực tế )



    Phật mới trả lời :



    Này các tỳ kheo , nếu Nan đà không tiễn Như Lai về thì Nan đà
    vẫn bị bắn chết , vì đó là nghiệp báo.

    Nhưng

    Kẻ Thù hại kẻ thù
    Oan gia hại oan gia
    Không bằng tâm hướng tà
    Gây ác cho chính ta




    Phật nói rằng :
    Bị kẻ thù giết không đáng sợ bằng chính tâm mình
    đang hướng vào điều bất thiện.




    Chúng ta phân tích một chút :


    Lẽ sống chết ở đời là chuyện bắt buộc phải xảy ra.


    Cuộc đời này không hiếm việc những người đang làm việc tốt
    mà gặp nạn và chết.




    Giống như Phật đã dạy :

    Cái chết do tai nạn hay bị người ngoài giết không hề đáng sợ
    nếu như chúng ta biết đạo hay đã đắc quả giống như ông nan đà.

    Cái chết chỉ đáng sợ khi là do chính tâm hồn của ta đang
    đi về cái bất thiện gây ra mà thôi.





    Hoặc biết bao nhiêu chiến sĩ đã hy sinh khi làm nhiệm vụ cho
    Tổ Quốc



    Chúng ta đừng tưởng thời đại ngày nay ,các chiến sĩ vẫn bình yên


    Không có chuyện cổ tích như vậy đâu.


    Máu của các chiến sĩ vẫn cứ đổ từng ngày.


    Khi thì do bọn buôn bán ma tuý , khi thì do các nước khác
    xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.
    Những bãi mìn do chiến tranh để lại vẫn còn rất nhiều
    ..





    Đôi khi chúng ta sẽ tự hỏi :


    Nhân quả công bằng ở đâu khi người tốt vẫn bị chết?


    Tại sao cứu người mà vẫn bị chết?
    Tại sao làm việc thiện vẫn bị chết?



    Giống như nan đà
    Cung kính Phật 7 ngày , tiễn Phật về nhà những vẫn bị chết.



    Chúng ta phải hiểu rõ bản chất của vấn đề.



    Để từ đây về sau , chúng ta không bao giờ ngần ngại khi làm việc thiện
    Dù việc thiện có thể gây nguy hiểm cho chính ta.




    Ta tin nhân quả giống như Phật nói :

    Nếu nan đà không đi tiễn mà cứ ở trong nhà thì nan đà vẫn sẽ
    phải chết do quả báo đã tạo từ quá khứ.





    Trước hết ta phải tin như vậy
    Ta tạo ra nghiệp thì trước sau gì ta cũng phải trả
    Giống như nan đà dù đã chứng sơ quả ,hay bất cứ quả vị gì
    thì trước sau gì cũng phải trả nghiệp


    Tuy là đau lòng nhưng chúng ta vui vẻ chấp nhận điều ấy.



    Bởi vì có như vậy , cuộc sống này mới tồn tại được hai chữ
    gọi là công bằng



    Vì cuộc sống là công bằng cho nên chúng ta không ngần ngại
    khi làm việc tốt ,khi giúp đỡ người khác.



    Hơn nữa , khi chúng ta biết đạo Phật , khi chúng ta phải trả nghiệp
    Phật sẽ cho chúng ta vào một hoàn cảnh đẹp hơn



    Ví dụ có một người mắc nghiệp bị xe tông
    Thì Phật sẽ đưa ra hoàn cảnh thích hợp để người đó vì
    cứu người mà bị xe tông chứ không phải là cái chết lãng xẹt nào đó.

    CÁi chết đó thật đẹp , thật cao cả phải không nào?

    Người đó sẽ được tôn vinh mãi mãi.




    Hiểu được như vậy rồi , chúng ta có sự tự tin mà không do dự
    khi gặp cảnh khổ , gặp người khốn khó.



    Hỏi :
    Tôi thường hay bị bản bè phản bội
    Nếu nói là do kiếp trước tôi hay phản bội người khác thì
    còn có lý và nếu vì lẽ đó thì kiếp này tích cách của tôi
    phải có gì đó xấu xa chứ
    Nhưng không , trong đời hiện tại này tôi luôn trung thành
    với bạn bè mình.
    Vậy mà tại sao tôi vẫn bị phản bội?


    Trả lời :
    Anh không phản bội con người nhưng đối với
    các con vật thì sao?

    Con vật cũng là một chúng sinh cho nên nếu anh lừa lọc
    một con vật nào thì trước sau gì anh cũng chịu quả báo
    mà thôi.




    Có nhiều pháp tu tự cho mình là cao siêu , nói những điều vi diệu
    ở đâu đâu mà không biết rằng trèo cao thì ngã đau
    Cái cao coi chừng là cái sai

    Cái thấp tuy có kết quả chậm nhưng mình tu bước nào
    chắc bước ấy.


    Cũng giống như những người học võ
    Thì có phải ngay khi bắt đầu học là sẽ được sư phụ dạy
    cho các tuyệt kỹ công phu thượng thừa hay không?



    Không thể nào có chuyện đó được.
    Trăm người học võ thì cả trăm người phải tập đứng tấn trước tiên.
    Vì đứng tấn là nền tàng quan trọng của người học võ.





    Cho nên quán thân này vô thường chính là phương pháp căn bản nhất
    cho tất cả những người học Phật.





    Qua bài này chúng ta có thêm một ý nghĩa thế này :


    Cái chết không quan trọng
    Chết lúc nào , chết như thế nào mới là điều đáng nói


    Nếu vì để cứu một người gặp nạn ,quý Phật tử có dám chết không?
  2. hantin2206

    hantin2206 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Những người xuất gia theo Phật tu tập thì đều được học một
    bài văn cảnh cáo tinh tấn của Ngài Quy Sơn có câu :
    Đưọc gần gũi ,phụ giúp một bậc thiện lành như giống như
    đi trong sương , tuy không ướt áo nhưng sẽ thấm dần dần .
    Ngài buộc ta phải cưỡng duyên đi tìm tòi ,học hỏi ở khắp nơi
    Ở đâu có thầy giỏi , có bạn hiền thì phải đến để tham phỏng
    Chứ không nên chỉ ở một chỗ ,học một nơi bình thường .
    Chúng ta ở gần người nào thì ít nhiều gì chúng ta cũng bị
    ảnh hưởng bởi tính cách , lời nói ,cuộc sống của ngưòi đó .
    Tâm chúng ta tuy vô hình vô tướng nhưng nó luôn lan toả
    ra khắp nơi
    Vì vậy nếu như ta gần một bậc thiện lành ,thì tuy người đó
    chưa nói gì ,chưa làm gì thì ta vẫn bị ảnh hưởng
    Cũng như vậy khi ta tiếp xúc thường xuyên với một người
    bất thiện thì tuy người đó chưa nói gì ,chưa làm gì thì ta
    cũng vẫn bị ảnh hưởng bởi sự bất thiện của người đó .
    Có trường hợp nhiều gia đình khá giả mải lo buôn bán làm ăn
    cho nên thuê ôsin để trong con trông cháu cho nhà mình
    Người ôsin thường thường là ở quê ,sống cách sống nơi
    thôn dã ,nói cách nói nơi thôn dã
    Thì sau này , do được gần gũi người con người cháu nhiều
    hơn cả bố mẹ ruột cho nên người con người cháu sau này
    tính cách ,lối sống cách nói năng cư sử đều giống người ôsin
    như đúc .
    Chúng ta nói điều này ra để thấy được rằng môi trường sống
    cực kì quan trọng đối với con trẻ .
    Vì vậy Tổ đã răn dạy ta luôn phải gần gũi người tốt ,người lành .
    Nhưng có phải lúc nào ta cũng gặp người tốt người lành không ?
    Câu trả lời là không phải lúc nào cũng như vậy
    Duyên nghiệp luôn luôn tác động đưa đẩy chúng ta
    tiếp xúc ,gặp gỡ và có cảm tình với người có ân oán với ta
    Có thể ở ngoài xã hội kia ,có những bậc thiện tri thức rất
    đáng để ta học hỏi nhưng do không có nhiều nghiệp duyên
    cho nên ta dửng dưng đi lướt qua , mà không hề ngoái lại
    Chính vì vậy , chúng ta phải biết chuyển nghiệp bằng cách
    chiến thắng chính cảm xúc của mình, chính ham muốn
    của mình để chiến thắng cám dỗ .
    Có thể người này ta thấy thích thú khi gặp gỡ khi nói chuyện
    nhưng nếu người này xấu ,bất thiện thì ta phải hạn chế
    gặp gỡ liền .
    Cũng như vậy có thể cái người ta gặp có tài có đức thực sự
    nhưng không thích ta ,không ân cần với ta thì ta cũng phải
    chiến thắng bản ngã của mình để luôn luôn gần người đó
    học hỏi ở người đó .
  3. bhavaghita

    bhavaghita Guest

    tôi nhớ không lầm thì hoàng thân Nan Đà là em họ của đức thích ca. Trong ngày cưói đức phật thích ca đến dự, sau đó ông về và để lại cái bát. Hoàng thân Nan Đà mang chiếc bát theo trả, sau đó ông cứ theo đức Thích Ca mãi không chịu quay về và cuối cùng xuất gia thành tì kheo. nhưng Ông vẩn nhớ cô vợ và có ý định hoàn tục, sau nhờ đức phật cho xem thiên đàng và địa ngục mới thành tâm quy y. Sao trong truyện này lại biến thành ông Nan Đà quản gia súc là sao?
    Thời đức Phật thì dân Ấn theo đạo Bà La Môn và từ thời đó đạo này đã cấm ăn thịt bò.Theo kinh VE ĐA thì :" ta uống sữa của ai thì đó là mẹ ta" vì thế dân Ấn Độ coi bò là mẹ. Đồng thời bò thần NAN DIN hình như là vật cởi của thần Shi Va nên phải tôn thờ nó
    hình như con bò cũng có nói đến trong chuyện Ma Nu là thuỷ tổ của loài người nên từ thời đức phật người theo đạo Bà La môn đã tôn thờ bò, không biết chủ topic lấy câu chuyện này ở đâu?
  4. bhavaghita

    bhavaghita Guest

    tôi nhớ không lầm thì hoàng thân Nan Đà là em họ của đức thích ca. Trong ngày cưói đức phật thích ca đến dự, sau đó ông về và để lại cái bát. Hoàng thân Nan Đà mang chiếc bát theo trả, sau đó ông cứ theo đức Thích Ca mãi không chịu quay về và cuối cùng xuất gia thành tì kheo. nhưng Ông vẩn nhớ cô vợ và có ý định hoàn tục, sau nhờ đức phật cho xem thiên đàng và địa ngục mới thành tâm quy y. Sao trong truyện này lại biến thành ông Nan Đà quản gia súc là sao?
    Thời đức Phật thì dân Ấn theo đạo Bà La Môn và từ thời đó đạo này đã cấm ăn thịt bò.Theo kinh VE ĐA thì :" ta uống sữa của ai thì đó là mẹ ta" vì thế dân Ấn Độ coi bò là mẹ. Đồng thời bò thần NAN DIN hình như là vật cởi của thần Shi Va nên phải tôn thờ nó
    hình như con bò cũng có nói đến trong chuyện Ma Nu là thuỷ tổ của loài người nên từ thời đức phật người theo đạo Bà La môn đã tôn thờ bò, không biết chủ topic lấy câu chuyện này ở đâu?

Chia sẻ trang này