1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện đọc rồi suy ngẫm

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi JQK_Halong, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện đọc rồi suy ngẫm

    Có những mẩu truyện ngắn, đọc xong khiến người ta suy ngẫm và học được nhiều điều từ những câu chuyện đó, để từ đó con người ta trở nên tốt đẹp và có tình người hơn.Chúng ta cùng tham khảo và đóng góp nhé

    Truyện đầu tiên:

    1. Chuỗi ngọc lam

    Tác Giả: Fulton Oursler


    Ngày cô bé Joan Grace đẩy cửa bước vào tiệm của Pierre Richard thì Pierre là con người cô độc nhất thành phố. Có lẽ hồi ấy các bạn đã được nghe phong thanh câu chuyện đó. Nhưng báo chí không nêu tên mà cũng không kể chi tiết nên hôm nay tôi xin thuật lại tường tận.
    Pierre đã được ông nội để lại cho một cửa tiệm bán đồ cổ. Trong cái tủ kính nhỏ xíu anh chất đủ các thứ đồ kỳ cục : vòng, mề đay đeo vào dây chuyền có từ thế kỷ trước, nhẫn vàng, hộp bạc, ngọc thạch hoặc ngà chạm trổ, tượng nhỏ bằng sứ.
    Buổi chiều, mùa đông hôm đó, một em gái đứng áp trán vào tủ kính, trố mắt ngó kỹ từng vật cổ lỗ đó như muốn kiếm một vật gì. Bỗng em ngẩng đầu lên, vẻ khoan khoái rồi đẩy cửa bước vào tiệm.
    Tiệm tối tăm mà còn bừa bãi hơn mặt tiền nữa. Có những ngăn tủ muốn sập vì chất quá nặng : hộp đựng tư trang, súng lục cũ không còn dùng được nữa, đồng hồ chuông đèn; còn trên sàn thì chất đống nào là giá để củi trong lò sưởi, đờn măng-đô-lin và những đồ cũ kỹ khó mà phân loại được.
    Pierre ngồi ở sau quầy. Mặc dầu mới ngoài ba mươi mà tóc của anh đã hoa râm. Anh ngó cô bé.
    Em hỏi :
    - Thưa ông, con có thể coi chuỗi ngọc lam bày ở tủ kính không ạ?
    Pierre kéo tấm màn, lấy chuỗi ngọc ra đưa cho cô bé xem. Những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trong bàn tay xanh xao của anh. Em đỡ lấy, thốt lên lời khen :
    - Đẹp quá! Xin ông gói lại thành một gói đẹp cho con.
    Oierre lạnh lùng ngó em :
    - Có ai sai em đi mua hả?
    Thưa không. Con mua cho chị Hai con. Chị đã nuôi nấng con từ khi má mất. Đây là lễ Noel đầu tiên chị em con được ở gần nhau. Con muốn tặng chị một món quà đẹp.
    Pierre nghi ngờ hỏi :
    - Em có bao nhiêu tiền?
    Em mở khăn tay ra, đổ lên bàn một nắm bạc xu, bảo :
    - Con đã đập con heo của con ra đấy.
    Pierre Richard ngó em, vẻ trầm tư. Rồi anh ý tứ cầm chuỗi ngọc lên, sợ em trông thấy giá tiền. Nói thẳng cách nào cho em biết được? Cặp mắt xanh đầy tin tưởng của em gợi cho anh nhớ lại vết thương lòng thời trước.
    Quay lưng lại em, anh bảo :
    - Em đợi một chút nhé.
    Rồi vừa lúi húi làm một việc gì đó, anh vừa quay lại hỏi:
    - Em tên gì?
    - Thưa, Joan Grace.
    Khi quay lại thì trong tay anh đã cầm một gói nhỏ bao bằng giấy lụa đỏ và cột bằng một băng lụa màu xanh lá cây. Anh đưa cho em bé và bảo:
    - Này, coi chừng em đừng đánh rơi nhé.
    Em Joan mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt về nhà. Anh nhìn theo, một nỗi buồn mênh mông dâng lên trong lòng. Em nhỏ đó và chuỗi ngọc lam khêu gợi lại một vết thương lòng không bao giờ lành hẳn của anh. Tóc em vàng như lúa chín, mắt em xanh như nước biển; mới mấy năm trước, anh đã yêu một thiếu nữ cũng có mái tóc đó, cặp mắt đó. Chuỗi ngọc đã tính để tặng nàng.
    Nhưng một chiếc cam nhông trượt bánh trên con đường trơn trợt một đêm mưa đã làm tiêu tan ước mơ.
    Từ đó anh sống cô độc, ôn lại hoài nỗi khổ tâm. Anh ân cần lễ độ tiếp khách, nhưng ngoài công việc ra, anh thấy đời trống rỗng vô nghĩa một cách khủng khiếp. Lầm lì, không giao thiệp với ai, anh ráng quên mà không quên được, nỗi thất vọng như sương mù cứ mỗi ngày mỗi dày đặc.
    Cặp mắt xanh của em Joan Grace gợi cho anh hình ảnh người yêu. Vào dịp lễ này, khách hàng tới đông, ai cũng bộc lộ niềm vui làm cho anh càng đau lòng. Khách qua đường bước vào tiệm, chuyện trò, sờ mó các món đồ, trả giá lăng xăng. Đêm Noel đã khuya rồi, khi người khách cuối cùng bước ra, Pierre Richard thở phào nhẹ nhàng. Thôi thế là qua được năm nay. Nhưng anh đã lầm.
    Cửa thình lình mở ra, một thiếu nữ xông vào. Anh thấy nhói ở tim: thiếu nữ có vẻ mặt quen quen nhưng anh không nhớ rõ đã gặp ở đâu, hồi nào. Tóc cô vàng hoe, mắt xanh thăm thẳm. Cô im lặng lấy trong túi xách ra một gói nhỏ bao vội vàng một thứ giấy lụa đỏ, lại có cả cái băng lụa màu xanh lá cây đã mở ra rồi. Và những viên ngọc lam chiếu rực rỡ trên bàn:
    - Chiếc chuỗi ngọc lam này có phải của tiệm ông không?
    Pierre ngước mắt lên nhìn cô, nhẹ nhàng trả lời:
    - Phải.
    - Phải ngọc thật không?
    - Nhất định rồi. Không phải thứ ngọc quý nhất nhưng ngọc thật đó.
    - Ông có nhớ đã bán cho ai không?
    - Bán cho một cô bé. Tên em là Joan. Em mua để tặng quà Noel cho chị Hai của em.
    - Giá bao nhiêu?
    Pierre nghiêm mặt đáp:
    - Tôi không khi nào nói giá tiền khách hàng đã trả cho tôi.
    - Em Joan chỉ có ít đồng tiền tiêu vặt làm sao em có đủ tiền mua chuỗi ngọc này?
    Trong lúc đó, Pierre vuốt kỹ lại tờ giấy lụa, gói lại chuỗi ngọc. Anh bảo :
    - Em đã trả đắt hơn hết thảy các người khác. Có bao nhiêu tiền em đưa tôi hết.
    Hai người làm thinh. Cửa hàng bỗng tĩnh mịch lạ thường. Tiếng chuông từ một giáo đường ở gần đó bắt đầu đổ, văng vẳng đưa lại. Cái gói nhỏ đặt trên bàn, vẻ thắc mắc dò hỏi trong cặp mắt thiếu nữ và cảm giác hồi sinh kỳ dị dồn dập dâng lên trong lòng Pierre, tất cả những cái đó đều là do tình yêu của một em nhỏ.
    - Nhưng sao ông lại làm như vậy?
    Pierre vừa đưa gói nhỏ đó cho cô vừa trả lời :
    - Hôm nay là ngày Noel. Tôi bất hạnh không có ai để tặng quà. Cô cho phép tôi đưa cô về nhà và chúc cô một lễ Noel vui vẻ với gia đình nhé!
    Thế là trong tiếng chuông đổ hồi, giữa một đám đông vui vẻ, Pierre Richard và một thiếu nữ mà anh chưa biết tên, cùng nhau bước qua một ngày mới đem lại nguồn hy vọng tràn trề trong lòng mọi người.
  2. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Truyện thứ hai

    Tôi đã bắt đầu biết... nói dối
    Khuyết Danh

    Thủa nhỏ, tôi được dậy rằng phải sống trung thực, không dối trá với bản thân mình và tất cả mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người. Khi đó, tôi chưa hiểu thực sự thế nào là trung thực, thế nào là dối trá mà chỉ biết rằng những hành động nào của tôi làm vừa lòng người lớn, được khen là ngoan ngoãn thì đấy là những hành động trung thực. Nhưng đến một hôm, tôi đã biết ''''sự thật'''' trong những lời khen ấy. Tôi bắt đầu biết nói dối - những lời nói dối chân thành nhất của đời mình.
    Tôi có người bạn quanh năm lênh đênh trên con tầu nhỏ, đã cũ, đi câu mực, đánh cá trên biển, vài tháng mới trở lại đất liền vài ngày. Một lần, anh đi biển và thời tiết thay đổi đột ngột khiến biển động dữ dội. Nhà anh chỉ còn một người mẹ già ốm yếu. Vì quá lo lắng cho con trai, bệnh tim tái phát khiến bà phải vào viện trong tình trạng hôn mê. Khi đó, gió bão gào thét dữ dội. Các bác sĩ chuẩn đoán và quyết định phải mổ ngay nhưng họ không thể tiến hành trong khi bà mẹ lâm vào tình trạng hôn mê, suy kiệt tinh thần hoàn toàn.
    Trong những đoạn tỉnh táo ngắn ngủi, bà chỉ thều thào hỏi là bão đã tan chưa, con trai bà đã về chưa. Khi đó có một người làng lên cho biết rằng đã tìm thấy những mảnh... vỡ của con tầu nhà bà dạt vào bờ biển. Bà hỏi các bác sĩ, không ai trả lời bà. Tôi đứng ở đó và thật rồ dại khi trung thực kể cho bà nghe rằng con bão còn khủng khiếp lắm, kéo dài vài ngày nữa mới thôi, con tầu đã bị vỡ, sóng xô vài mảnh vào bờ, con trai bà (bạn thân của tôi) không biết số phận đang đẩy đưa thế nào?
    Các bác sĩ không kịp cản tôi nói. Câu chuyện tôi vừa kể đã đánh gục những sức lực yếu ớt cuối cùng của bà. Bà nấc nhẹ và thiếp đi. Bác sĩ bó tay. Tôi tình cờ phạm phải một tội ghê gớm mà suốt đời tôi không tha thứ nổi cho mình. Sau khi bão tan, người bạn tôi sống sót trở về do được một chiếc tầu khác cứu. Anh không trách tôi mà chỉ gục bên mộ mẹ khóc nức nở. Sự "trung thực" ngu ngốc đã vô tình khiến tôi phạm phải một sai lầm khủng khiếp như vậy.
    Trong truyện ngắn nổi danh "Chiếc lá cuối cùng" của O. Henrry, một bệnh nhân tin chắc mình sẽ chết. Cô đếm từng chiếc lá rụng của tán cây ngoài cửa sổ và tin rằng đó là chiếc "đồng hồ" số phận của cô. Khi chiếc lá cuối cùng rơi xuống, cô sẽ chết. Nhưng chiếc lá cuối cùng không bao giờ rụng xuống. Cô gái bình phục, sống khoẻ mạnh và không biết rằng, chiếc lá cuối cùng đó chỉ là một chiếc lá "giả" do một hoạ sĩ muốn cứu cô vẽ lên vòm cây trơ trụi.
    Như vậy sự thật không phải được nhìn thấy bằng mắt, được cảm nhận bằng tri thức... Nếu như tôi không kể về cơn bão tôi thấy, mảnh ván tầu vỡ tôi được nghe thì có lẽ người mẹ ốm yếu ấy không chết. Nếu như không có chiếc lá "giả" kia thì cô gái sẽ chết vì bệnh tật và vì tuỵêt vọng. Sự thật trong đời sống con người phải đồng nghĩa với tình yêu nữa. Chỉ có điều gì cứu giúp con người, làm cho con người mạnh mẽ lên, hướng con người về ánh sáng... điều đó mới gọi là sự thật.
    Còn tất cả những hành động nào, lời nói nào cho dù đúng với mắt mình nhìn thấy, tai mình nghe thấy, tri thức của mình hiểu thấy nhưng chúng là khiến cho người khác, hoặc cho chính mình lâm vào cảnh tuyệt vọng hơn, mất đi niềm tin cuộc sống, mất đi sức mạnh tinh thần dẫn đến việc huỷ hoại đời sống... thì đều không phải sự trung thực. Nếu chúng là sự thật, đó là sự thật của Quỷ tàn nhẫn không biết yêu thương con người.!
    Trong cuộc sống của chúng ta, giữa sự thật của Tình yêu và sự thật của Quỷ luôn luôn xáo trộn, mập mờ. Một lời nói dối trong "tình yêu" có thể cứu người và một lời nói thật phũ phàng có thể giết người. Tất nhiên chúng ta sẽ chọn để nói lời nói dối chân chính. Tuy vậy để phân biệt rõ ràng khoảng cách giữa những lời nói này cũng là một điều khó khăn và tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh đặc biệt. Bạn có biết nói dối thế nào để lời nói dối ấy là lời nói dối chân thành, chứa đầy tình yêu con người không?
    Đơn giản thôi. Bạn hãy giữ lấy một trái tim tha thiết với cuộc đời và đồng loại.

  3. ChenWenQiang

    ChenWenQiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    382
    Đã được thích:
    0
    Tui cũng có một topics gần giống như thế này bêb Chinese Club, chỉ khác là có post thêm phần Tiếng Trung và có bản dịch Tiếng Việt kèm theo. Nhà mình ai thích đọc truyện thì click link dưới. Và nếu thấy hay thì vote* ủng hộ nhé.
    http://www4.ttvnol.com/chinese/548724/trang-1.ttvn
  4. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    3. Đừng ngại ngùng
    Tác Giả: Stefan Zweig

    Hồi đó tôi học ở một trường trung học Vienne. Anh bạn giỏi nhất lớp là một học sinh mười sáu tuổi, có thiên bẩm đặc biệt về mọi phương diện. Rất siêng năng, có cao vọng, có giáo dục, đẹp trai, thông minh xuất chúng; hết thảy chúng tôi đều công nhận tương lai của anh sẽ rực rỡ. Vì vậy chúng tôi mượn tên nhà ngoại giao đại tài Metternich để đặt biệt hiệu cho anh. Có lẽ người ta có thể trách anh một điều là anh ăn bận bảnh bao quá, lúc nào cũng tề chỉnh; quần luôn có nếp mới ủi, cà vạt thắt rất có nghệ thuật.
    Những ngày mưa, người tài xế của thân phụ anh lái một chiếc xe lộng lẫy đưa đón anh. Nhưng mặc dầu sống xa hoa, anh vẫn rất giản dị nên chúng tôi đều quý mến anh.
    Một buổi sáng, mọi người ngạc nhiên thấy chỗ ngồi của «Metternich» bỏ trống. Tới buổi trưa người ta mới cho hay lý do. Thân phụ anh là một nhà lý tài có tiếng, ông vừa mới bị bắt đêm trước. Công việc làm ăn của ông là một vụ lường gạt đại quy mô. Chỉ hôm trước hôm sau, mấy ngàn người nghèo khó, cực khổ ký cóp trong bao lâu bỗng bị bóc lột hết ráo. Các báo lá cải đăng những tít to tướng làm rùm beng vụ đó lên, in hình thủ phạm và gia đình trong bài tường thuật.
    Chúng tôi hiểu anh bạn đáng thương đó vì sao nghỉ học. Nhục nhã quá, anh không dám nhìn mặt chúng tôi. Chỗ ngồi của «Metternich» bị bỏ trống hai tuần lễ, trong hai tuần đó báo chí vẫn tiếp tục bêu xấu.
    Tới tới tuần lễ thứ ba, một buổi sáng, cánh cửa mở ra và «Metternich» bước vô. Anh cúi đầu xuống, đi lại chỗ ngồi, mở sách ra và gục đầu đọc liền. Suốt hai giờ học anh không hề ngước mắt lên tới một lần.
    Nghe tiếng kiểng, chúng tôi ào ào túa ra hành lang để nghỉ học mười phút. «Metternich» ra trước chúng tôi, quay lưng lại và đứng trước cửa sổ, cô độc, bề ngoài có vẻ chăm chú ngó kẻ qua người lại ở ngoài đường. Chúng tôi biết anh làm bộ « dữ dằn », « nan du » như vậy chỉ để tránh cặp mắt chúng tôi thôi. Anh đứng yên một mình, trong góc của anh.
    Chúng tôi bỗng nhiên mất vui, thấu nỗi cô độc ghê gớm của anh. Chúng tôi biết rõ anh bạn đáng thương đó đương chờ một cử chỉ thân ái của chúng tôi. Nhưng chúng tôi rụt rè, ngại ngùng không tiến lại gần anh, không biết tỏ thiện cảm với anh cách nào để khỏi chạm lòng tự trọng của anh. Chúng tôi hèn nhát, chần chừ hoài, không dám bước bước đầu.
    Trong khi còn ngại ngùng do dự không biết nên có thái độ ra sao thì kiểng lại đánh, thế là hết giờ ra chơi. Nghe tiếng kiểng, «Metternich» quay phắt lại, chẳng nhìn ai, vội vã về lớp. Nhăn nhó, bực tức, môi nhợt nhạt, anh ngồi vào bàn rồi lại cúi gầm đầu vào cuốn sách. Tan học buổi sáng, anh hấp tấp ra về liền.
    Chúng tôi cảm thấy khó chịu về sự nhút nhát của mình, cùng nhau tìm cách cứu vãn. Nhưng đã quá trễ, cơ hội đã bỏ lỡ, không còn trở lại nữa. Sáng hôm sau, chỗ ngồi của anh lại bỏ trống. Chúng tôi kêu điện thoại về nhà anh thì anh không có nhà. Tội nghiệp anh, ở trường về, anh thưa với ba má, anh bỏ học. Và ngay tối hôm đó, anh rời kinh đô Vienne để đến một thị trấn nhỏ, làm công trong một tiệm bán thuốc. Từ đó chúng tôi không gặp lại anh nữa.
    Nếu anh tiếp tục học thì chắc chắn anh em chúng tôi không ai theo kịp được anh. Hiển nhiên là tại chúng tôi ngần ngại, do dự, không biết ngỏ ít lời an ủi mà lúc đó anh rất cần, nên anh mới bỏ học làm hại tương lai của anh như thế. Buổi sáng đó, chỉ cần một lời thiện cảm, một cử chỉ âu yếm là anh đủ sức vượt qua khỏi cảnh khốn khổ của anh. Chúng tôi không tỏ chút thân tình với anh, hoặc lãnh đạm, hoặc xấu bụng. Không. Chỉ tại chúng tôi thiếu can đảm. Rất nhiều khi chúng ta thiếu can đảm nên không tìm được lời thích hợp để nói đúng lúc. Đành rằng, đến hỏi chuyện một người có lòng tự trọng đang bị thương tổn mạnh là một việc làm khó khăn và tế nhị. Nhưng kinh nghiệm lần đó đã cho tôi bài học là đừng bao giờ do dự, cứ nên theo xúc động đầu tiên của lòng mà cứu giúp một người đau khổ vì chính trong khi người khác đang bị gian nan, một lời nói, một cử chỉ của mình mới có giá trị nhất.

  5. JQK_Halong

    JQK_Halong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2005
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Abraham Lincoln
    Xin thầy hãy dạy cho con tôi

    (Trích thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học)
    Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố...
    Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
    Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
    Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
    Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
    Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...
    Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
    Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...
    Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
    Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
    Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...
    Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tai làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng...
    Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.
    Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.
    Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

  6. Nguyenaoe

    Nguyenaoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Kiếm tí về tát nước theo mưa
    [Chuyện xảy ra cách đây 50năm vào ngày 31/12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản]
    Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới. Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ.
    Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phát, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhè nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào. đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.
    - Xin mời ngồi!
    Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rè nói:
    - Có thể... cho tôi một? bát mì được không?
    Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.
    - Đương nhiên? đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.
    Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:
    - Cho một bát mì.
    Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau. ?oNgon quá? - thằng anh nói.
    - Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.
    Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: ?oThật là ngon! Cám ơn!? rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.
    Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31/12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhè nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.
    - Có thể? cho tôi một? bát mì được không?
    - Đương nhiên? đương nhiên, mời ngồi!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:
    - Cho một bát mì.
    Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:
    - Vâng, một bát mì!
    Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:
    - Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?
    - Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.
    Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lèo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: ?oTrông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!?
    Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.
    - Thơm quá!
    - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá!
    - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!
    Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.
    - Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!
    Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu.
    Đến ngày 31/12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện. Đến 9h30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10h, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là ?o200đ/bát mì? và thay vào đó giá của năm ngoái ?o150đ/bát mì?. Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy ?oĐã đặt chỗ?. Đúng 10h30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đêu đã lớn rất nhiều.
    - Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.
    Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:
    - Làm ơn nấu cho chúng tôi?hai bát mì được không?
    - Được chứ, mời ngồi bên này!
    Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy ?oĐã đặt chỗ? đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì?
    - Vâng, hai bát mì. Có ngay.
    Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi.
    Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.
    - Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!
    - Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?
    - Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.
    - Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.
    Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.
    - Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!
    - Hả, mẹ nói thật đấy chứ?
    - Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.
    - Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.
    - Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần chúng ta phải cố gắng lên!
    - Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!
    - Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.
    - Có thật thế không? Sau đó ra sao?
    - Thầy giáo ra đề bài: ?oChí hướng và nguyện vọng của em là gì?? Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: ?oBa bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc?. Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: ?oVào tối 31/12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn?. Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: ?oCố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!?
    Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.
    - Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.
    - Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?
    - Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: ?oCám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được? Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con.?
    Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:
    - Cám ơn! Chúc mừng năm mới!
    Lại một năm nữa trôi qua.
    Bắc Hải Đình vào lúc 9h tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy ?oĐã đặt chỗ? nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện.
    Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.
    ?oViệc này có ý nghĩa như thế nào?? Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ. Bàn số hai ?ocũ? trở thành ?ocái bàn hạnh phúc?, mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này.
    Rồi rất nhiều lần 31/12 đã đi qua.
    Lại một ngày 31/12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay. Hơn 9h30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai. Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn? Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.
    Đến 10h30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhè nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại. Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên.
    Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:
    - Làm ơn? làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?
    Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp lắp nói:
    - Các vị? các vị là?
    Một trong hai thanh niên tiếp lời:
    -Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.
    Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vả nhả ra, đứng dậy nói:
    - Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao ? Mau tiếp khách đi chứ. Mau lên!
    Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:
    - Ồ phải? Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.
    Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:
    - Có ngay. Ba bát mì.
    ST.
  7. rooney22

    rooney22 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2005
    Bài viết:
    608
    Đã được thích:
    0
    em nói khí không phải chứ các bác post bài kiểu tiểu thuyết này thì mà đọc đưọc .Post 1 bài , người đọc xong con suy ngẫm bình luận chứ thế này khác j kiểu đọc xong , quên luôn
  8. quy_kiensau

    quy_kiensau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Nghe chắc buồn cười nhưng em đã khóc khi đọc xong truyện của bác Nguyenoe đấy.
    Truyện hay và cảm động lắm. Lâu rồi mới thấy HLC có topic hay đến thế.
    Cảm ơn bác JQK nhé.
  9. thubeo88

    thubeo88 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/03/2006
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Ngày xưa, có lần ?otập đoàn? yêu tinh họp nhau lại
    để lên kế hoạch làm hại con người Một yêu tinh nói: ?oChúng ta nên giấu một thứ gì đó quý giá của con người đi, nhưng giấu cái gì bây giờ??.
    Sau khi suy nghĩ, một yêu tinh đáp: ?oBiết rồi, hãy lấy đi hạnh phúc của họ, họ sẽ ngày đem phải khổ sở u uất. Nhưng vấn đề là giấu nó ở đâu bây giờ? Phải giấu ở nơi nào mà họ không tìm được ấy!?.
    Một yêu tinh khác cho ý kiến: ?oThử quẳng nó lên
    đỉnh ngọn núi cao nhất của thế giới xem?.
    Nhưng ý kiến đó bị phản đối ngay: ?oKhông được.
    Con người rất khoẻ mạnh, chuyện leo núi có nhằm nhò gì đâu?.
    Một yêu tinh khác lại có ý tưởng: ?oVậy ta giấu nó xuống vực biển sâu nhất nhé??.
    Nhưng các yêu tinh lại đồng loạt phản đối:
    ?oKhông, con người rất tò mò. Họ sẽ tạo ra những chiếc tàu hiện đại để đi xuống tận đáy biển. Rồi tất cả mọi người cũng sẽ biết?.
    Một yêu tinh nhỏ tuổi đứng lên: ?oHay để nó ở
    một hành tinh khác đi!?.
    Tuy nhiên, một yêu tinh lớn tuổi đáp: ?oKhông được, con người rất thông minh. Càng ngày họ càng thám hiểm nhiều hành tinh đấy thôi?.
    Bầy yêu tinh lại im lặng suy nghĩ. Chợt một yêu tinh già lụ khụ đứng lên đưa ra ý kiến: ?oTôi biết ta nên giấu hạnh phúc ở đâu rồi! Hãy giấu nó ở chính bên trong con người. Đa số mọi người đều luôn cố gắng lùng sục hạnh phúc ở khắp nơi khắp chốn và bao giờ cũng thấy người khác hạnh phúc hơn mình. Bản thân họ thì chẳng bao giờ họ quan tâm. Giấu ở đó thì con người chẳng bao giờ tìm thấy đâu!?.
    Tất cả yêu tinh đều nhất trí với giải pháp này và
    kể từ đó, rất nhiều người mải mê đi kiếm hạnh phúc mà không biết nó đã được giấu ngay trong tâm hồn mình !
  10. Nguyenaoe

    Nguyenaoe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    202
    Đã được thích:
    0
    Ừ, rooney22 nói cũng phải, Theo mình nên mỗi tuần một chuyện đi, bởi còn phải suy ngẫm và bình luận chứ, ăn no một lúc bội thực quá, phản tác dụng

Chia sẻ trang này