1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện đọc rồi suy ngẫm

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi JQK_Halong, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    Tối qua hâm quá đọc bài post mà thấy ngớ ngẩn,bác nào thấy hâm thì đừng nói em nha, tai em đang có chút vấn đề về tâm lý cộng với đang đứng gần ngưỡng cửa mà chưa làm được đếch gì ra hồn. em nghĩ linh tinh ấy mà ,miên man tý thôi
  2. sarangne

    sarangne Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Anh quả thật là một người hạnh phúc khi bước vào tuổi 30 đấy
    Được sarangne sửa chữa / chuyển vào 16:19 ngày 28/11/2006
  3. DatHL

    DatHL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    0
    Cú ơi viết hộ anh một bài. Hay vào nhé. Chị em đọc xong lăn đùng ngã vật ra nhá. Muốn viết 1 bài cho tử tế, uống 8 cốc cà phê mà chả rặn ra chữ nào.
  4. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    Em coa ý định tặng anh một bài lâu rồi,ấn tượng,chỉ chờ ngày thôi,hiện giờ tình trạng em không tốt lắm,lên chưa hoàn thiện được đoạn kết,song em post lên
  5. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    My DT 125.
    Có lẽ đến thời điểm này ít ai chạy xe cào cào như tôi,nhất là cào cào DT 125 lạc hậu như tôi. Mặc cho các hãng xe thi nhau tung ra các sản phẩm mới, với những kiểu dáng tuyệt đẹp, sang trọng, với nhiều chức năng không thể chê vào đâu được thì tôi vẫn dửng dưng và "chung thủy" với cái motor cào cào đầu tiên của mình, DT 125. Không hiểu sao tôi yêu nó một cách kỳ lạ, yêu và chưa từng có ý nghĩ là phải thay đổi, thay thế bằng một cái môtô mới, đẹp, hiện đại và nhiều chức năng thú vị hơn.
    Thật ra đã có một lần tôi xao lòng trước một cái hornet250 kiểu mới (giờ cũng chẳng còn nhớ tên, đời của SS đó), nhưng đó chỉ là một thoáng thôi,rồi vẫn thấy yêu cái DT125 của mình dù màu sơn đã bị trầy xước, không còn bảnh bao như ngày mới mua về.
    Bạn bè, đồng nghiệp thắc mắc tại sao tôi không đổi xe, ít ra là cũng đỡ thấy chán vì dùng mãi một thứ đã cũ và phải đạp phạc phạc? Nhưng biết làm sao vì đã trót yêu cào cào mất rồi...yêu thì có bao giờ chán không nhỉ ? Tôi nghĩ chắc là không trừ khi cào cào DT125 bỏ tôi mà thôi .
    DT 125 có một sức khoẻ cực tốt, dầm mưa dãi nắng cũng chẳng sao, chưa hề hắt hơi sổ mũi từ ngày được tôi đem về. Đó là chưa kể vô số lần tôi vô ý làm DT 125 "té" mấy phát đau điếng nhưng DT125 vẫn bình yên vô sự, vẫn giúp tôi đi lại và chở tôi trên những cung đường khó khăn nhất,khó đi nhất đơn gIẢN là đi có thể leo chèo lôi suối mà ở đó xe của các chú như cúmèo chỉ đứng nhìn tôi thèm và ghen tị ,CBR or hornet của mọi người chỉ biết nhin và thưởng thức cào cào DT 125 của tôi và lần đầu tiên tôi cảm nhận được giá trị cái DT125 của mình
    Thấm thoát DT 125 đã ở bên tôi gần 3 năm,đã trở nên quá đỗi cần thiết và quen thuộc. Quen thuộc đến mức trước đi ngủ thế nào tôi cũng dựng nó ngay gàn chỗ tôi ngủ?
    DT 125 giúp tôi có thể whisper với anh,em những lúc leo đèo lội suối, là tung tăng trên các con đường vào bất cứ nơi đâu .Điều duy nhất mà tôi cảm thấy không hài lòng ở cào cào DT 125 là máy chạy đường xa hơi nóng,yên sau bé quá
    Nhưng có cái gì là hoàn hảo cả đâu, cho dù cái khiếm khuyết rất đáng phải thay đổi đó, tôi vẫn yêu cào cào DT 125 của tôi, yêu và tình yêu đó vẫn nguyên vẹn như ngày nào?
    CHUYỆN chỉ mang tính chất đọc cho vui,đây là câu chuyện không có thật,cú mèo tưởng tượng ra
    (thân tặng anh DATHL_tộc trưởng motô hl).
  6. DatHL

    DatHL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Bài viết:
    925
    Đã được thích:
    0
    Ờ ờ hay phết nhờ. nhưng hơi lạc đề cú ơi. Đơn đặt hàng của anh là Chị em đọc xong lăn đùng ngã vật ra nhá.
    chú viết thế chị em chạy mịa mất. ngủ với xe thì còn nước non mịa rì. thôi đừng sì pam nữa. hôm nao chú gọi điện cho anh, đọc từ từ để anh cá chép. by the way, thank .
  7. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    em có bảo bài kia đâu,bài kia chưa song mà còn đoạn kết,chưa gì đã kêu lạc đề hị hị ,Bài kia áh đảm bảo chị em đọc song thì áh,hế hế anh phải mua dâm dương huắc về uống dần đê đảm bảo có nhiều tình huống thú vị và *** cực,chị em cứ gọi là mê stơi luôn không những ngã mà còn lăn quay ra ấy chứ hì hì.
    chờ anh nhá,em mấy hôm mất hứng ,nên chưa ok được
  8. phuongngocmai

    phuongngocmai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2005
    Bài viết:
    1.251
    Đã được thích:
    0
    Gió Lá và Cây
    "Nếu bạn muốn có tình yêu của ai đó? đầu tiên hãy yêu người đó trước đã"
    Cây
    Lý do tôi được gọi là cây là vì tôi thích vẽ cây, một thời gian dài, tôi vẽ 1 cái cây nhỏ ở góc những bức tranh của tôi. Tôi đã từng hẹn hò với 5 cô gái khi tôi còn học dự bị đại học, trong số đó có 1 người tôi rất mến, rất mến nhưng lại ko có can đảm để quen cô ấy. Cô ấy không có khuôn mặt xinh đẹp, không có những ngón tay thon dài,không có một ngọai hình nổi bật, cô ấy là một cô gái hết sức bình thường.
    Tôi thích cô ấy, thật sự thích cô ấy, tôi thích sự ngây thơ, thích nét tinh nghịch, thích sự dễ thương , thông minh và yếu ớt của cô ấy. Lý do mà tôi không quen với cô ấy là vì tôi nghĩ người quá bình thường như cô ấy thì không hợp với tôi. Tôi cũng sợ rằng khi quen nhau rồi thì những tình cảm tốt đẹp tôi dành cho cô ấy cũng tan vỡ. Một phần cũng sợ những tin đồn sẽ làm tổn thương cô ấy. Tôi nghĩ rằng nếu cô ấy thật sự dành cho tôi thì cuối cùng cô ấy cũng sẽ là của tôi và tôi không việc gì phải từ bỏ mọi thứ vì cô ấy. Lý do cuối cùng đã khiến cô ấy ở bên cạnh tôi suốt 3 năm. Cô ấy nhìn tôi theo đuổi những cô gái khác và.. tôi đã làm cô ấy khóc suốt 3 năm đó?
    Cô ấy muốn làm một diễn viên giỏi nhưng tôi lại là một đạo diễn vô cùng khắt khe. Khi tôi hôn người bạn gái thứ 2 thì cô ấy từ đâu đi tới, cô ấy rất bối rối nhưng cũng chỉ cười và nói ?o cứ tự nhiên? trước khi chạy đi.Ngày hôm sau, mắt cô ấy sưng như một hạt dẻ. Tôi cố tình không hiểu lý do tại sao cô ấy khóc và chọc cô ấy suốt ngày hôm đó. Khi mọi người đi về hết, cô ấy ngồi khóc một mình trong lớp. Cô ấy không biết tôi quay trở về lớp để lấy đồ ?và tôi đã ngồi nhìn cô ấy khóc hơn 1 tiếng
    Người bạn gái thứ tư của tôi không thích cô ấy. Có một lần hai người đã cãi nhau, tôi biết theo tính cách của cô ấy , cô ấy chắc chắn ko phải là người gây chuyện nhưng tôi vẫn đứng về phía bạn gái mình. Tôi mắng cô ấy, cô ấy đã nhìn tôi với một ánh mắt thật sự shock, tôi đã không quan tâm đến cảm giác của cô ấy và bỏ đi với bạn gái của mình
    Ngày hôm sau, cô ấy vẫn cười giỡn với tôi như không có chuyện gì xảy ra, tôi biết cô ấy bị tổn thương nhưng tôi nghĩ cô ấy không biết, tôi cũng đau như cô ấy vậy.
    Khi tôi chia tay với người bạn gái thứ 5, tôi đã hẹn hò với cô ấy, sau khi đi chơi được vài ngày tôi nói với cô ấy tôi có chuyện muốn nói cho cô ấy, cô ấy nhìn tôi và cũng nói là có chuyện muốn nói cho tôi biết. Tôi nói cho cô ấy nghe về việc tôi chia tay và cô ấy nói cho tôi hay là cô ấy bắt đầu quen người con trai khác. Tôi biết người đó là ai, người đó đã theo đuổi cô ấy một thời gian dài, một ngừời con trai rất dễ thương, năng động và đầy sức sống. Việc người đó thích cô ấy đã được bàn tán trong trường một thời gian dài.
    Tôi không thể nói cho cô ấy biết là tim tôi đau như thế nào, tôi chỉ cười và chúc mừng cô ấy. Khi tôi về tới nhà, tim tôi đau đến nỗi tôi không thể đứng vững nổi nữa, giống như có một tảng đá đè nặng lên ngực tôi, Tôi không thở nổi, muốn hét thật to nhưng không thể. Nước mắt rơi xuống, tôi gục ngã và khóc.Đã bao nhiêu lần tôi nhìn thấy cô ấy khóc vì một người đàn ông cũng không chịu hiểu cho cảm giác của cô ấy?
    Sau khi tốt nghiệp, tôi cứ đọc mãi cái sms được gửi 10 ngày sau đó, nó nói ?o lá rời cây là vì gió cuốn đi hay là vì cây không giữ lá lại?

    Suốt thời còn học dự bị đại học, tôi rất thích đi nhặt lá, tại sao ư? Tại vì tôi thấy để một cái lá rời khỏi cái cây mà nó đã dựa dẫm lâu như vậy cần phải rất can đảm.Suốt thời gian học dự bị, tôi luôn ở rất gần một người con trai, không phải là bạn trai đâu? chỉ là bạn bè thôi. Khi anh ấy có người bạn gái đầu tiên. Tôi học được một cảm giác mà trước giờ tôi nghĩ là mình ko thể có ?" Sự ghanh tị. Nỗi cay đắng đó không thể diễn tả bằng lời, giống như là cực đỉnh của đau khổ vậy. nhưng sau đó 2 tháng thì họ chia tay, tôi chưa kịp vui mừng thì anh ấy lại quen tiếp một người con gái khác
    Tôi thích anh ấy và tôi biết rằng anh ấy cũng thích tôi. Nhưng tại sao anh ấy lại không hề biểu hiện? Tại sao anh ấy thích tôi mà lại không chịu bắt đầu trước. Mỗi lần anh ấy có bạn gái mới là một lần tim tôi đau nhói. Thời gian trôi qua, tim tôi đã vì anh ấy mà tổn thương rất nhiều. Tôi bắt đầu tin rằng đây chỉ là tình cảm đơn phương của mình tôi mà thôi.Nhưng nếu anh ấy không thích tôi thì tại sao lại đối xử tốt với tôi như vậy. Nó khác xa với việc anh ấy làm vì tình bạn. Thích một người sao mà khổ như vậy. Tôi có thể biết anh ấy thích gì, biết sở thích của anh ấy, nhưng tình cảm anh ấy dành cho tôi thì tôi không thể hiểu được và tôi cũng không thể nào mở lời được.
    Trừ việc đó ra, tôi vẫn muốn được ở bên cạnh anh cấy, quan tâm anh ấy, chăm sóc anh ấy và yêu anh ấy, hi vọng một ngày đẹp trời nào đó anh ấy sẽ thay đổi và yêu tôi, kiểu như đợi điện thọai của anh ấy mỗi đêm, muốn anh ấy gửi tin nhắn cho mình? Tôi biết cho dù anh ấy bận thế nào, anh ấy cũng sẽ dành thời gian cho tôi. Bởi vì như vậy nên tôi đã chờ anh ấy. 3 năm thật khó mà trôi qua và nhiều lúc tôi cũng nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Thỉnh thỏang, tôi tự hỏi liệu tôi có nên tiếp tục đợi chờ hay không? Nỗi đau, sự tổn thương và nỗi ám ảnh đã theo tôi suốt 3 năm.
    Cho đến năm tôi sắp tốt nghiệp, một chàng trai nhỏ hơn tôi 1 tuổi đã công khai theo đuổi tôi. Mỗi ngày anh ấy đều thể hiện tình cảm với tôi,anh ấy như một cơn gió, cố thổi một chiếc lá ra khỏi cành cây mà nó dựa dẫm, ban đầu tôi thấy hơi khó chịu, nhưng dần dần tôi đã dành cho anh ấy một góc nhỏ trong tim mình. Đến cuối cùng, tôi nhận ra rằng cơn gió đó có thể làm tôi hạnh phúc, có thể thổi tôi tới một vùng đất tốt đẹp hơn?cho nên cuối cùng tôi đã rời cây, nhưng cái cây chỉ cười và không hề khuyên tôi ở lại.
    Lá lìa cành là vì gió thổi hay vì cây không giữ lá ở lại??
    Gió
    Bởi vì tôi thích một cô gái được gọi là Lá, bởi vì cô ấy quá dựa dẫm vào cây cho nên tôi phải trở thành một cơn gió mạnh, một cơn gió có thể cuốn cô ấy đi. Lần đầu tiên tôi gặp cô ấy là khỏang 1 tháng sau khi tôi chuyển trường tới đây. Tôi nhìn thấy một cô gái nhỏ nhắn hay nhìn đội trưởng và tôi chơi đá bóng. Suốt thời gian đó, cô ấy luôn ngồi đó , một mình hoặc với những người bạn chỉ để nhìn đội trường. Khi anh ấy nói chuyện với những cô gái khác, tôi nhận thấy sự ghen tị trong mắt cô ấy, khi anh ấy nhìn cô ấy, tôi lại thấy nụ cười trong mắt cô ấy. Nhìn cô ấy trở thành một sở thích của tôi, giống như cô ấy thích nhìn anh ấy vậy.
    Một ngày, cô ấy không xuất hiện nữa, tôi cảm thấy như có gì đó trống vằng vậy. Tôi không thể giải thích nổi cảm giác của mình lúc đó , cảm thấy như là khó chịu lắm vậy, bữa đó đội trưởng cũng không tới , tôi tới lớp của 2 người, đứng ở ngòai và nhìn thấyanh ấy đang la mắng cô ấy. Mắt cô ấy ngân ngấn nước khi anh ta đi. Ngày hôm sau, tôi thấy cô ấy trở lại bình thường, vẫn ngồi đó và ngắm anh ta. Tôi đi ngang qua cô ấy và cười, tôi viết một lời nhắn và đưa cho cô ấy, cô ấy hơi ngạc nhiên, cô ấy nhìn tôi , cuời rồi nhận mảnh giấy. Ngày hôm sau, cô ấy xuất hiện, đưa tôi mảnh giấy rồi đi
    ?oTrái tim của chiếc lá quá nặng nề, gió không thể thổi đi được đâu?
    ?oKhông phải tại vì trái tim chiếc lá quá nặng nề. Nó bởi vì chiếc lá không muốn rời khỏi cây?
    Tôi trả lời lời nhắn của cô ấy như vậy và dần dần cô ấy đã chấp nhận những món quà và điện thọai của tôi. Tôi biết người cô ấy yêu không phài là tôi. Nhưng tôi có linh cảm là một ngày nào đó tôi có thể làm cho cô ấy thích tôi. Trong vòng 4 tháng , tôi công khai tình cảm của tôi với cô ấy không dưới 20 lần . Mỗi lần như vậy, cô ấy đều chuyển đề tài, nhưng tôi không bỏ cuộc. Nếu tôi đã quyết định muốn có cô ấy, tôi sẽ làm mọi cách để cô ấy thích tôi. Tôi không thể nhớ nổi là tôi đã tỏ tình với cô ấy bao nhiêu lần. Mặc dù cô ấy lảng tránh nhưng trong lòng tôi vẫn nuôi hi vọng, hi vọng một ngày cô ấy sẽ chịu làm bạn gái của tôi.
    Một hôm tôi gọi điện cho cô ấy nhưng cô ấy không nói gì cả. tôi hỏi cô ấy ?o em đang làm gì vậy, sao em ko nói gì hết vậy?, cô ấy nói ?o Đầu của em đau lắm? ?ohả?? ?ođầu em đau lắm? cô ấy lặp lại to hơn. Tôi cúp máy và vội vàng đón taxi đến nhà cô ấy, khi cô ấy vừa ra mở cổng, tôi ôm ghì cô ấy vào lòng?.và từ hôm đó?chúng tôi là một cặp
    Vậy lá rời cây là vì gió thổi đi hay vì cây đã không giữ lá lại?
    -------------
    Sưu tầm
    Tôi không biết là truyện này đã có trong những trang trước của Topic này chưa,nhưng tôi thích nó.Đơn giản là vì đọc xong nó làm người ta phải ngẩn người ra một chút,một chút thôi để nghĩ đến chính những người trong cuộc đời mình....
  9. sarangne

    sarangne Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua một đứa bạn khoe với mình , mày vào blog của một anh tây người canada mà xem viết blog về Việt Nam hay lắm . Mình vào đọc nếu như không được đứa bạn thông báo thì mình cũng chẳng biết đó là người nước ngoài viết tiếng việt à . Copy bài của anh Joe cho mọi ngươid đọc qua nhé , ai muốn đọc thêm thì vào ( http://blog.360.yahoo.com/blog-ZMOTQG87dKNqpNerKypCkL2a ) Còn rất nhiều bài hay à
    Đây là bài Joe viết về Đội mũ bảo hiểm ở Việt Nam mình :
    ?oMũ dùng để đội khi đi xe máy, tăng độ an toàn nếu có tai nạn xảy ra.? Đó là định nghĩa của từ ?omũ bảo hiểm? theo từ điển tiếng Việt trên cái bàn làm việc của mình. Nhưng quyển từ điển này chỉ là một quyển bác học thôi. Nếu có từ này trong từ điển cuộc sống ?" tức là từ điển lý thuyết viết đúng theo suy nghĩ của người dân ?" thì nó sẽ được định nghĩa như sau: ?oMũ bảo hiểm: hay còn gọi là nồi cơm điện. xấu quá! kệ! không cần thiết!?
    Mình cũng thích lái xe máy ở Hà Nội. Lúc mình mới học lái xe ở đây mình đi rất chậm. Cực kỳ chậm. Chậm như rùa. Hơn. Chậm như voi giậm trong rừng rậm. (Mình đã mất 15 phút tra từ điển để sáng tác câu đó, mọi người cứ ?onhấm nháp? nó đi!). Chậm đến nỗi lúc mình đi dọc đường Lê Duẩn có nhiều bà già đạp xe đạp đi qua vẫy tay rồi dần dần biến mất vào phía chân trời.
    Nhưng mình đã biết lái xe máy hơn 3 năm rồi, và bây giờ mình đi quá nhanh. Trước đây (khi đi rất chậm), chắc là không cần đội mũ bảo hiểm đâu, vì lúc đó mình sẽ giống như ?omột gã điên đeo kính râm vào ban đêm?. Tuy nhiên, bây giờ chắc là quá là cần thiết rồi, theo suy nghĩ của mình, theo lôgic của phương Tây, và theo vật lý nữa. Thế là mình lâm vào một tình cảnh rất khó xử: ở Hà Nội, đội mũ bảo hiểm là không sành điệu.
    Đó chỉ là sự thật phũ phàng thôi, muốn hay không người ta cũng nghĩ như vậy. Và mình cũng là một phần của ?ongười ta?, thế là mình cũng nghĩ như vậy. Mọi người xin đừng hiểu lầm ?" mình không phải loại người thích sành điệu. Nhưng đồng thời, cũng là loại người không thích không sành điệu, thế là mới có vấn đề!
    Túm lại, tất cả những khía cạnh của vấn đề này có thể được ?oco? thành một câu ngắn: Thà một phút sành điệu rồi chợt tắt còn hơn buồn ?onhà quê? suốt trăm năm. Mình có đồng ý với câu này không? (Không biết bác Xuân Diệu đội mũ bảo hiểm hay không nhỉ.). Nếu đồng ý thì thôi, kệ mũ bảo hiểm đi, lái ?okhông? thôi. Hay là mình quan điểm khác? Cái từ ?onhà quê? mặc dù thường có nghĩa coi thường người đến từ các tỉnh lẻ, nhưng cũng là một từ hay, với ý nghĩa rất thân thiện. Mình có nhiều bạn đến từ các tỉnh lẻ và họ vui tính lắm, thông minh lắm, học đại học giỏi lắm, thường thì giỏi hơn cả người thành phố luôn.
    Thế mình bị (được) coi như là người nhà quê cũng được. Đằng nào mình cũng sinh ra ở vùng núi, mình cũng là người lớn lên ở một nơi không có rạp Megastar. (Bố mẹ mình thì ở dưới thành phố Vancouver nhưng mà đi lên công tác ở trên một thị trấn nhỏ ở phía bắc Canada, và sinh mình năm 78 ở trên đó. Lúc 12 tuổi mình mới quay lại sống ở thành phố). Liệu đối với ?odân núi? như mình thì đội mũ bảo hiểm có phải là chuyện bẩm sinh không nhỉ???
    Hơn nữa, ở bên Tây hầu như ai mà đi xe máy đều đội mũ bảo hiểm hết. Thậm chí các trẻ em đi xe đạp cũng đội mũ bảo hiểm nhỏ. Vậy thì đội mũ bảo hiểm cũng chẳng có gì phải xấu hổ đúng không? Nhưng Việt Nam là Việt Nam (hoặc thỉnh thoảng là Việt Lam) và khi ở Rôma thì?Mình phân tích như sau:
    1. Không đội mũ bảo hiểm
    Điểm có lợi: sành điệu
    Điểm bất lợi: dễ phải chuyển hộ khẩu ra Văn Điển
    2. Có đội mũ bảo hiểm
    Điểm có lợi: An toàn. Và không có nhiều người nhận ra mình ở trên đường, không có nhiều người biết mình là người Tây. (Giống kiểu ?oninja? của phụ nữ Việt Nam đội mũ và đêo khẩu trang, kính râm.)
    Điểm bất lợi: không sành điệu
    3. Đội mũ bảo hiểm loại sành điệu
    Điểm có lợi: vừa an toàn vừa sành điệu
    Điểm bất lời: làm gì có mũ bảo hiểm loại sành điệu!
    Ba sự lựa chọn khác nhau nhưng ba kết quả khó chịu như nhau. Nếu chỉ có ba sự lựa chọn này thì thật là buồn, thật là chán. Nhưng mà cuộc sống không bao giờ bất công như vậy đâu! Mình may mắn được biết đến một sự lựa chọn khác. Một sự lựa chọn không có một điểm bất lợi nào cả. Một sự lựa chọn vừa an toàn vừa sành điệu, vừa tốt cho kinh tế Việt Nam!
    Đó là xịt gôm, bôi gel vào tóc thật nhiều, rất rất nhiều, như một thằng 18 tuổi con nhà giàu đi xe SH màu đen có đê-can hình con rồng trên chắn bùn. Như thế mái tóc của mình sẽ rất cứng, cứng như kim cương, cứng như xi-măng. Mình bị ngã xe, đâm đầu vào vỉa hè thì chính là vỉa hè sẽ bị vỡ, chứ không phải đầu của mình đâu!!!
  10. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    Mưa đời sau..!
    Những chiều đầu hè tôi thường ngồi một mình trong sân vắng. Lúc hoàng hôn xuống tiếng ễnh ương ran lên như giàn hợp xướng của ao hồ. Chu thường về muộn, buổi chiều anh đi uống với bạn. Từ lúc Nhím đi, chỉ còn tôi với những khóm tầm xuân đầy hoa tím mà ngày nào con bé đã trồng. Đã đi xa mấy năm, mỗi lần email về cho tôi, nó luôn nhắc: Mẹ ơi, nhớ tưới giùm con những cây tầm xuân.
    Từ năm 40 tuổi, những lúc ngồi dựa vào gốc cây bạch mai nhìn ra hồ, tôi thường thấy những ảnh ảo hiện ra, lôi kéo tâm trí tôi. Tôi lại thấy Nhím khi còn nhỏ, đi học về dưới mưa phùn mùa xuân. Tôi mắng con: "Sao con không mặc áo mưa". Nhím nũng nịu: "Con thích cho tóc ướt". Và, mười lần như một, con bé ào vào, thấm khuôn mặt lấm tấm nước vào áo tôi. Hai mẹ con cười rúc rích...
    Rồi trí nhớ tôi lùi xa hơn, tôi thấy lại Tuấn dưới những tàn cây muối. Tôi đi học về trong chiếc áo dài trắng, tóc và má lấm tấm mưa. Tuấn hỏi: "Em quên đem áo à? Anh đã dặn trăm lần". Tôi vịn vai Tuấn, nhón chân vênh mặt gần mũi anh: "Anh không thấy mưa thơm sao?" Tuấn cười, anh dúi mặt tôi vào vai áo, vai anh thấm hết những giọt mưa. Cả hai đứa, bao giờ cũng thế, chẳng ai có lấy một mẩu mùi soa nhỏ...
    Sau này khi Nhím lớn lên, có lần tôi kể về Tuấn. Nhím hỏi: "Về sau tại sao me lại gặp ba?" Tôi cố nhớ lại: "Có lẽ là do cái óc khoa bảng của người Huế. Cái nghiệp âm nhạc của chú Tuấn nó bấp bênh, ông ngoại con không yên lòng". Năm đó Nhím mới mười sáu tuổi, vậy mà nó nhìn tôi như nhìn một đứa trẻ: "Sao thế, mẹ không có ý kiến riêng à?" "Ông bà đã sinh ra mẹ". "Nhưng chính mẹ mới sống cuộc đời của mẹ chứ".
    Bây giờ thì có lẽ con gái tôi cũng định nói như thế, "Chính con sẽ sống cuộc đời con". Cuộc điện của Nhím từ Schiltigheim làm tôi choáng váng. Rồi sẽ nói thế nào với Chu? Mới tuần trước, khi nghe con gái đã tốt nghiệp sắp về nước, anh vui sướng, mãn nguyện bàn với tôi: ?oDịp này vợ chồng ta sẽ tổ chức lễ bạc?. "Lễ bạc?", tôi ngạc nhiên. Có bao giờ Chu nhớ ngày kỷ niệm cưới đâu. Vả ngày ấy qua đã lâu, từ tháng 2 âm lịch. Chu bảo: "Cần gì đúng ngày". "Thế thì tổ chức để làm gì?", "Đi dự bao nhiêu lễ vàng lễ bạc của người ta, nay phải có cái gì đáp lại chứ. Mình lấy nhau hai mươi lăm năm, sống yên ổn, con cái thành đạt. Không đáng cho thiên hạ trông vào à?" Tôi ngần ngừ, thoáng mỏi mệt. Ngày xưa, hồi mới cưới, thầy bói bảo số chúng tôi khắc khẩu. Hai mươi lăm năm chung sống, chưa bao giờ Chu và tôi cãi nhau quá hai câu. Thực ra lời tiên đoán không sai, chúng tôi khắc khẩu trong lặng lẽ.
    "Con nhớ hầu như ba mẹ chỉ cãi nhau một lần, lúc con sắp đi". Năm ấy là năm cuộc sống của tôi hoàn toàn đảo lộn. Trong một đêm văn nghệ sinh viên, Nhím gặp Kim, nhân viên của một hội nghiên cứu châu Á ở Pháp. Kim bảo: "Cô là một tay piano đầy triển vọng. Cô muốn sang Pháp học nhạc không? Tôi sẽ giúp cô". "Với điều kiện?" "Tôi đang tìm hiểu về nhạc Việt. Cô sẽ ký một hợp đồng với Archipel Adigo, theo đó cô phụ tá cho tôi. Bằng cách đó cô sẽ có tiền, có chỗ ăn ở và... ". Nhím nhăn mặt: "Sợ không đủ khả năng". "Xưa nay tôi chưa đánh giá sai bao giờ. Vả lại... ". Kim nói một câu làm Nhím quyết định: "Vả lại, khả năng đến sau, cơ hội đến trước".
    Chu bứt tóc: "Tốn bao nhiêu công sức nó mới thi đậu vào trường Y. Sao bây giờ thả mồi bắt bóng?" Anh giận điên khi thấy tôi năn nỉ cho Nhím. "Bà cứ tưởng đi Tây là sướng sao? Phiêu lưu!". Chu nguyền rủa Kim như người ta nguyền rủa quỷ sứ. "Bao giờ dân xứ này mới bỏ được hội chứng mê Việt kiều? Mới nghe hú một tiếng, thế là bỏ tất cả chạy theo nó". Tôi không biết làm sao giải thích cho anh hiểu, không phải vì Kim mà Nhím ra đi. Tiếng gọi mà Nhím nghe thấy không phải từ một người đàn ông, nó đã bắt nguồn từ những chiều yên tĩnh xa xưa, khi Nhím còn rất nhỏ, học bấm những gam đầu tiên trong hiên vắng, có tôi luôn ngồi bên, lắng nghe. Chu bảo: "Học chơi cho biết thôi, đừng nên đam mê. Cái gien đàn ca này, con giống ai?" Tôi biết. Nhím cao dong dỏng, đến mười chín tuổi mà thân hình còn dài ngoằng chưa nẩy nở, nhưng con bé có đôi mắt to mơ mộng và cái nhìn như lửa cháy. Thân thể, thịt da nó là của Chu, nhưng đôi mắt và tâm hồn con bé là của tôi, nó khao khát những gì tôi khao khát.
    Khi Nhím ra sân bay, Chu không đi tiễn. Một giờ trước khi lên đường, con bé bỗng ngã lòng: "Mẹ ơi, con không đi nữa". Một giờ đồng hồ sau Nhím đã nín khóc: "Con nhớ lại rồi, không có ai dễ thuyết phục như ba. Mẹ nhớ giúp con, bảo rằng con rất yêu ba, con sẽ về". Con bé bắt đầu tươi lên: "Bao giờ cũng thế, con sợ ba nhưng ba thì sợ mẹ". Tôi lườm con và tiếp lời: "Còn mẹ thì lại sợ con".
    Khi tôi từ sân bay về, Chu đang khóc. Anh cảm thấy bất lực, hụt hẫng, anh nuôi nấng một con sơn ca mà chưa bao giờ kịp nghĩ đến ngày nó sẽ vuột bay đi. Tôi dỗ dành anh: "Nhím rất yêu anh, nó sẽ về". Chu lắc đầu: "Nếu nó yêu tôi thì đã nghe lời tôi".
    Nhím đi rồi, khoảng trống giữa tôi và Chu bỗng như vô tận. Anh luôn nói: "Mình đã mất đứa con". Tôi không cảm thấy mất con, mà thấy mình đã mất mình...
    Nhím lên Paris, nạp đơn thi vào nhạc viện. Con bé viết thư về: "Con mới đàn thử cho thầy nghe lần đầu, thầy lắng nghe rất kỹ rồi khen "Joli". Mẹ đừng ngạc nhiên, đó là thầy khen tiếng đàn, chứ không phải khen con". Tôi khấp khởi mừng, trong khi Chu vẫn hy vọng con sẽ bỏ cuộc. Anh bảo: "Từ nhỏ nó đã bao giờ có đến một ngày chịu cực đâu". Nhưng rồi Nhím thi đậu, được học bổng của nhạc viện. Chu tuyệt vọng. Con gái sẽ không về.
    Người quen đến thăm, ai nghe Nhím bỏ trường Y cũng chắt lưỡi tiếc rẻ. Chu càng đau hơn. Nhưng rồi những lời tiếc rẻ cũng thưa dần đi, nhất là khi phong trào du học rần rần nổi lên. Cuối cùng Chu cũng đã bị thuyết phục. Giờ đây đi đâu anh cũng khoe con gái anh tháo vát, can đảm. Anh thay đổi cả cách nhìn về Kim. "Nhím có nói gì với em về thằng Kim? Sao không thấy nó xin cưới?". Tôi bật cười: "Anh đào đâu ra cái ý nghĩ ấy? Giữa chúng nó chỉ có công việc". ?oHừ, anh không tin". Lần này, Chu có lý. Cuối năm Nhím thư cho tôi: "Anh Kim ngỏ lời với con. Con bảo con không yêu, anh ấy trả lời y chang hồi nào: "Tình yêu đến sau, cơ hội đến trước". Con dị ứng, bảo: "Không giống như chuyện công việc. Bốn năm qua, tình yêu đã không đến thì mãi mãi sẽ không đến".
    Tôi mỉm cười. Sao tôi lại đặt tên con là Nhím nhỉ? Nó luôn luôn xù lông. Ai có thể vuốt ve con Nhím ấy mà không bị thương? Ngày xưa, người chấm tử vi đã báo trước: cô bé này cao số. Tôi lo sợ e nó không lấy được chồng.
    Nhưng bây giờ, Nhím đã gọi điện cho tôi để xin kết hôn. Chú rể không phải là Kim, mà là một người đàn ông bốn mươi bảy tuổi...
    Giờ đây con người ấy đang ngồi trước mắt tôi. Theo lời Nhím, ông ta lớn hơn tôi hai tuổi.
    Tại sao Nhím lại không có mặt ở nhà khi ông ta đến? Con bé không muốn nhìn thấy sự lúng túng của cả tôi và cả ông ta? Cả Chu cũng không có mặt. "Anh mệt mỏi lắm rồi, vả lại chiều nay, anh có cuộc họp quan trọng". Anh thắt cà vạt và đi. "Nói con bé chọn đi, hoặc là cha mẹ hoặc là con người đó".
    Tôi biết tính Nhím. Nó không phải là người không dám chọn lựa. Nhưng nó sẽ không chọn lựa, bởi với Nhím, thật điên rồ khi bi kịch hóa mọi chuyện. "Con yêu ba mẹ và con cũng yêu ông Lãm, hai điều đó không loại trừ nhau". Tôi giận dỗi hỏi con: "Trên đời hết đàn ông rồi sao?" Nhím mở to mắt như muốn soi thấu cả tim can tôi: "Mẹ đã biết, nhân loại rất đông nhưng chẳng có ai thay thế được ai".
    Bây giờ, dưới gốc cây bạch mai hoa trắng, tôi ngồi đối diện với người khách lạ. Lặng yên một lúc, cuối cùng tôi đành thú nhận sự lúng túng: "Không biết gọi anh bằng gì". Người đàn ông không bối rối như tôi, anh ta mỉm cười chững chạc: "Chị đừng băn khoăn. Tiếng xưng hô chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài quan hệ". Anh ta tiếp lời: "Qua Thể Tú, tôi biết chị là người nhạy cảm. Thật đáng tiếc vì tôi đã làm chị buồn lo, nhưng không thể khác".
    Thực kỳ lạ, ông ta lại là người an ủi tôi. Lớn hơn tôi hai tuổi nhưng trông ông trẻ hơn, vẻ đi đứng nói năng cũng nhanh nhẹn hơn. Tuy vậy cũng chỉ là một người đàn ông rất bình thường. Một người như thế mà con tôi phải đi hàng ngàn dặm mới gặp được sao? Tôi thấy xót.
    "Tôi là thầy dạy của Thể Tú. Tôi sống ổn định nhưng không giàu có. Con người tôi, ngoài âm nhạc, chẳng có gì đáng nói. Cả đời tôi chưa hề quan tâm đến hôn nhân, rồi khi gặp Thể Tú, tất cả đều khác đi".
    "Nhưng nó còn nhỏ quá". Tôi chỉ thốt ra được có thế và không cầm được nước mắt.
    "Tôi đã nói với Thể Tú rồi, rằng tôi sẽ chết trước cô ấy rất lâu, không thể sống trăm năm cùng già như mong muốn của người Việt Nam mình... Nhưng chị là người sinh ra Thể Tú, chị cũng biết tính cô ấy".
    ?oTôi biết. Con tôi rất khác tôi. Nó sẽ lập lại mãi cái điều nó đã nói: Nếu phải chọn giữa một hạnh phúc mong manh và một bất hạnh vững bền, nên chọn cái gì hơn?
    Trời âm u, chuyển mưa. Vài hạt nước rơi từ cao, làm rụng xuống giữa chúng tôi những cánh bạch mai trắng nõn. Vài giọt rơi xuống khu vườn, rồi cơn mưa sa xuống trên cây cỏ. Tôi đứng dậy đi vào hiên, ông Lãm đi sau tôi. Cả hai chúng tôi ngồi yên lặng.
    "Mẹ ơi!". Nhím đã về, con bé đi vào, gọi tôi. Tóc và áo Nhím lấm tấm ướt, chắc trên đường về nó đã chạy đua với cơn mưa bóng mây.
    Tôi vội lau nước mắt, sợ con nhìn thấy. Bất giác tôi đưa mắt nhìn ông Lãm như cầu cứu, ông ta hiểu ngay, tiến đến trước Nhím, vóc dáng vững chãi của ông che khuất tôi. Ôâng ta lau tóc và áo cho con tôi, như tôi vẫn làm cho nó ngày xưa. "Em không bao giờ biết phòng xa" - giọng người đàn ông trầm và âu yếm. Nhím cười hồn nhiên: "Mưa mùa này rất hiền. Anh không thấy mưa thơm mùi cỏ cây sao?". Ngược với ảnh ảo về một Nhím trẻ thơ trong tôi, Nhím bên cạnh người đàn ông trông cao lớn, mảnh mai với gương mặt ửng hồng rạng rỡ. Con gái tôi đang sống trong mùa đẹp nhất của một đời, lúc mọi cảm xúc được khơi dậy với những khả năng kỳ lạ, khiến cơn mưa chợt có mùi thơm và màu trời buổi chiều cũng có độ sâu như tiếng nhạc.
    Trời vẫn mưa, rất nhẹ. Tôi rùng mình. Cơn mưa vẫn muôn đời bao dung. Cơn mưa uyên ương một đời tôi đã quên, mong manh mà vĩnh cửu.
    Đêm xuống, khi chỉ còn mình Nhím với tôi, tôi lưỡng lự bảo con: "Nhím này, mẹ nghĩ rằng có lẽ... khi nói với ba, con nên nói giảm tuổi của ông Lãm xuống chừng mười tuổi. Ông ấy trẻ hơn tuổi nhiều mà". Nhím ôm lấy cổ tôi, reo lên: "Nghĩa là mẹ đã bằng lòng? Mẹ ơi, mẹ có tin con sẽ hạnh phúc không?". Tôi ngập ngừng không nói. "Thế tại sao mẹ chấp nhận?"
    Tôi không biết. Có một lực hút mãnh liệt cứ kéo tôi về phía Nhím.
    Đêm ấy, khi tôi vào phòng, Chu nằm khoanh trên giường với đôi mắt đỏ. Tôi bỗng thương anh. Anh luôn hụt hẫng trong mọi chuyện. "Thằng cha ấy bằng tuổi anh. Lố bịch quá, anh không thể nào chịu nổi". Tôi lạnh người. Nhím đã không nghe tôi, nó đã không nói dối. Vậy là gánh nặng trên vai tôi không hề giảm nhẹ. Nhím đã tin, cũng như mọi lần, tôi sẽ thuyết phục được Chu.
    Chu quay quắt trông tội nghiệp. Tôi nhẹ nhàng xoa trán và lưng anh để anh dịu lại. Tôi đang phải thuyết phục anh, vì Nhím. Bỗng nhiên tôi thấy một cảm giác chán nản vu vơ. Cảm giác ấy, gần hai mươi lăm năm nay vẫn hiện ra trong tôi, mỗi khi chiều xuống, nhất là khi trời chuyển mưa, cơn mưa thơm nồng mùi cỏ cây.
    Giờ đây, cũng với cảm giác ấy trong tim, tôi dự tính những gì mình sẽ nói. Tôi biết mình sẽ phải gợi cho Chu tiếp tục nghĩ đến dự định tổ chức lễ bạc, rồi việc thừa nhận Lãm trong ngày đó với tư cách chồng chưa cưới của Nhím. Một việc lố bịch mà Chu sợ hãi. Nhưng tôi phải vì Nhím. Phải vì Nhím mà vội vàng. Lãm bảo tôi: "Nếu Nhím ở lại Việt Nam sáu tháng nghĩa là tôi cũng sẽ thu xếp để về Việt Nam sáu tháng. Tôi biết có thể chúng tôi sẽ không ở bên nhau lâu dài, nên bao lâu còn có nhau chúng tôi sẽ không rời nhau".
    Tôi đứng dậy vào góc phòng, lấy chiếc giá đèn bằng bạc. Chiếc giá đèn này là của Tuấn để lại cho tôi trước khi ra đi.
    Tuấn là người không bao giờ đổi ý. Sau khi tôi nói lời tạm biệt, anh không hề quay lại. Bao nhiêu năm nay, tôi không rõ anh ở đâu, chỉ biết rằng anh đã để tôi sống bình yên với sự lựa chọn của mình. Hàng năm, chiếc giá nến này vẫn nằm trong góc, chỉ được cắm nến và thắp một lần vào đêm đầu năm dương lịch.
    Đây là lần ngoại lệ đầu tiên. Giữa đêm mưa, tôi cắm hai ngọn nến. Một ngọn để cầu cho niềm tin của Nhím và một ngọn cho sự bình yên cuối đời của tôi. Hình như những ngọn nến cũng có số phận, ngọn lửa của Nhím cháy bùng lên rực rỡ mà sao ngọn của tôi cứ leo lét bập bùng. Hơn hai mươi năm qua, tôi luôn mơ hồ nỗi sợ của người vượt trùng khơi trên chiếc tàu rệu rã, luôn nơm nớp lo một đợt sóng lớn ập tới, đập vỡ con tàu thành từng mảnh nát tan.
    Chỉ vì may mắn mà sóng dữ đã không đến. Giờ đây tôi đã có một cuộc hôn nhân tốt đẹp, được thời gian đóng dấu son chứng nhận. Nhưng chỉ mình tôi biết, thật ra con thuyền của tôi chưa cập bến bao giờ.
    Tôi nằm xuống bên Chu, cố hình dung ra bữa tiệc vui tươi của ngày lễ bạc.
    TRẦN THÙY MAI

Chia sẻ trang này