1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện đọc rồi suy ngẫm

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi JQK_Halong, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    MAI . ngày mai .............
    Bất luận ngày hôm nay đáng lưu luyến thế nào thì ngày mai cũng sẽ không chần chừ đến để thay thế, bất luận chúng ta chống chọi hay bình thản, sinh tồn hay tử vong thì ngày mai cũng sẽ bước tới không dừng chân.
    Ngày mai bình thường mà vô hình, nó mau chóng biến thành ngày hôm nay, hóa thành ngày hôm qua, trở thành những ngày đã qua.
    Ngày mai không thể biết được, là một chuỗi những dấu chấm hỏi, kéo chúng ta bước tới trước thêm một ngày, lớn thêm một ngày tuổi nhưng vẫn không biết sẽ tăng thêm được cái gì, giảm bớt đi cái gì.
    Ngày mai là gian nan, phải làm việc, phải suy nghĩ, phải chiến đấu.
    Ngày mai có thể rất mong manh, giống như hạnh phúc của con người vậy, có thể có bệnh tật, đau khổ.
    Ngày mai giống như một tờ giấy trắng! Chúng ta có thể tiếp nhận rồi để nó trở thành một bài thi bỏ trống, cũng có thể nguệch ngoạc vài nét lên nó, nhưng cũng có thể biến nó thành một kiệt tác có màu sắc tuyệt mỹ, có tâm tư tình ý diệu vợi.
    Vì vậy ngày mai phụ thuộc vào sự sáng tạo của chúng ta. Đối với những người yêu nhau, ngày mai có thể là giai đoạn đẹp đẽ của họ. Đối với người nông dân cực khổ, ngày mai có thể là một vụ thu hoạch lớn... Cho dù có một vĩ nhân nào đó mất đi vào ngày mai thì hoàn toàn không phải là ngày mai chiến thắng người đó, mà là người đó đã làm cho ngày mai trở nên vĩ đại, khiến ngày mai trở thành một ngày vĩnh viễn được ghi nhớ.
    Đừng đợi ngày mai bước tới chúng ta mà hãy bước tới ngày mai! Không chờ đợi mà là xây đắp, chúng ta mới có thể có được một ngày mai thực sự tươi đẹp của chính mình.
  2. sarangne

    sarangne Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2006
    Bài viết:
    119
    Đã được thích:
    0
    Đơn giản hãy gọi người là Mẹ....!
    Có một đứa bé sắp chào đời. Nó bèn hỏi Thượng Đế:
    - Họ nói ngày mai Người sẽ đưa con xuống trần gian, nhưng làm sao con sống nổi ở đó khi mà con quá nhỏ bé và bất lực như thế này?
    Thượng Đế đáp:
    - Trong số những thiên thần, ta đã chọn cho con một người. Thiên thần của con sẽ đợi con và săn sóc con chu đáo.
    Đứa bé lại nài nì:
    - Nhưng này con không phải làm việc gì ngoài ca hát và vui cười hạnh phúc chứ?
    Thượng Đế đáp:
    - Thiên thần của con sẽ hát cho con nghe và cũng sẽ tươi cười với con mỗi ngày. Con sẽ cảm nhận được tình thương của người dành cho con và con sẽ thấy rất hạnh phúc.
    Đứa bé lại hỏi:
    - Và làm sao con có thể hiểu được khi họ nói chuyện với con bằng một ngôn ngữ mà con chưa hề biết đến?
    Thượng Đế trả lời:
    - Thiên thần của con sẽ nói với con bằng những ngôn từ nhẹ nhàng và đẹp đẽ nhất mà con chưa từng được nghe, đồng thời với sự nhẫn nại và cẩn trọng, thiên thần của con sẽ dạy con biết nói.
    - Con nghe nói chốn trần gian lắm kẻ xấu xa. Ai sẽ bảo vệ con?
    - Thiên thần của con sẽ hộ trì con ngay cả khi điều đó đe dọa đến tính mạng của người.
    - Nhưng con sẽ rất buồn vì không còn được nhìn thấy Ngài nữa.
    - Thiên thần của con sẽ luôn nói với con về Ta, và dạy con cách thức quay về với Ta dù rằng Ta luôn cận kề con.
    Vào giây phút đó, ở nơi thiên đường ngâp tràn an lạc nhưng người ta vẫn có thể nghe thấy những tiếng gọi vang vọng từ cõi thế, và đứa bé vội vàng hỏi Thượng Đế:
    - Thưa Ngài, nếu con phải đi ngay bây giờ, xin hãy cho con biết tên thiên thần hộ mạng của con.
    - Tên của người không quan trọng, con chỉ đơn giản gọi người là "Mẹ".
  3. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    CHẮC LÀ SUỐT ĐỜI
    Lặng lẽ và nhanh chóng. Minh rời bỏ anh lặng lẽ và nhanh chóng. Ngay khi cô kéo phéc-mơ- tuya chiếc túi xách du lịch, nắm lấy quai túi và đứng lên không ngần ngừ, mỉm một nụ cười trĩu lòng và ấm áp, thì anh đã biết rằng cô sắp nói gì và anh sắp phải chia tay với điều gì.
    - Em đi nhé. Thời tiết dạo này tệ lắm, sắp tới còn tệ hơn, cho đến giữa tháng mười. Anh giữ sức khỏe. Không chỉ cho anh.
    - Thế rồi còn những thứ này thì sao, em? Đồ đạc, nhà cửa, mọi thứ...
    Không hiểu sao, vào lúc anh hoảng hốt nhất vì sợ mất một con người đã trở nên quá đỗi thân yêu với anh, thì anh lại hỏi một câu chỉ liên quan đến đồ vật, cụ thể là tiền bạc.
    Minh nhìn anh, một cái nhìn lạ lùng và một nụ cười lần đầu tiên anh thấy xuất hiện trên gương mặt cô:
    - Tùy anh. Nếu anh không thấy dễ chịu khi sống trong không gian này nữa, thì anh kêu người bán đi. Khi ấy, nhớ gửi cho em một nửa tiền. Số tài khoản của em, anh đã biết.
    Rồi nàng mở cửa. Nàng và chiếc túi du lịch lớn bước ra. Và cửa đóng lại. Qua lớp kính mờ, anh thấy nàng bước đi dọc hành lang. Đầu hơi ngẩng, mắt nhìn thẳng, hai vai không thấp xuống, nhịp bước chân đều đặn.
    Anh ở lại, ngồi dính trên chiếc ghế mây lớn, cùng với câu nói ngắn ngủi "Để anh tiễn em" ở lại mãi mãi với anh, trong cổ họng.
    ***
    Một lúc lâu, rồi anh cũng đứng dậy, đi vào nhà tắm.
    Không còn một chai lọ nào là của Minh, một chiếc khăn nào của Minh, trong ấy. Anh ra mở cửa tủ. Cũng thế. Không còn một món đồ nào là của Minh, trong ấy. Nàng sống đơn giản. Và nàng thu dọn gọn ghẽ tất cả đồ dùng của nàng. Cứ như anh đã sống độc thân ở đây từ ngày anh mới dọn đến, chứ không chỉ mới vài tiếng đồng hồ.
    Anh vào phòng làm việc chung. Không một đĩa nhạc, một tài liệu nào của cô còn lại. Khởi động máy vi tính, tất cả mọi dữ liệu của Minh đều đã biến mất. Hoàn toàn. Hoàn toàn như anh đã sống độc thân ở đây, làm việc độc thân ở đây, từ ngày anh mới dọn đến, chứ không chỉ mới vài tiếng đồng hồ.
    Chứ không phải đã có những lúc, nàng trần truồng ngồi ngang thắt lưng anh (cũng đang trần truồng), đột nhiên nhảy phắt xuống, co người thu chân lại, che kín ngực và báu vật của nàng, lật ngửa anh lên, kéo chăn đắp ngang người anh, say sưa nói về một ý tưởng chợt đến, ngay lúc họ định làm một việc hoàn toàn khác.
    Và anh cũng nhập cuộc bàn thảo, hào hứng, có khi vừa ôm chăn vừa chạy lại khởi động máy tính, gõ điên cuồng vào bàn phím những gì vừa nói với nhau. "Kẻo quên. Và mất sạch như nhúm cát khô chuồi qua kẽ tay". Nàng thường nói thế.
    Và khi đã xong việc, đôi khi kéo dài cả nửa tiếng đồng hồ, nàng lao vào anh, nồng thắm, điên rồ hơn trong mọi tình huống khác. Hơn hết thảy.
    Nhớ tới điều này khiến anh rời rã đến từng khớp ngón tay, đổ ập xuống giường.
    Không bao giờ nữa. Không bao giờ nữa. Không bao giờ nữa. Không bao giờ nữa. Không bao giờ nữa. Không bao giờ nữa... Bốn tiếng ấy cứ vang lên như một nhịp búa đều đặn gõ lên trán anh, và nhất quyết không buông tha, khi anh dần chìm vào một cơn thiếp ngủ ngắn.
    Khi thức dậy, anh vẫn nằm ỳ trên giường, và phân tích cảm giác của mình.
    Tự nhiên anh thấy vui. Thấy nhẹ. Thấy hân hoan. Trước mắt anh, qua ô cửa sổ anh thấy bầu trời rộng lớn cuộn đầy những đám mây nhẹ xốp, anh nhìn thấy tự do của mình trong đó. Một tự do biết bay lượn, lật đổ, phá nhào, tạo dựng, vô hạn định, vượt khuôn khổ, đã đời.
    Nghĩ thế khiến anh hăng hái, đứng dậy đi tắm, cạo râu, diện đồ hiệu, xịt nước hoa. Khi lại tủ lạnh tu một ngụm nước trước khi huýt sáo đi ra phố, mắt anh chạm phải một mẩu giấy vàng nhỏ dán ở cửa tủ. Hóa ra anh vẫn còn lại một dấu vết của nàng!
    "Tủ lạnh đang rã đông, em không chờ kịp. Vệ sinh giúp em nhé. Anh biết làm đấy, hai lần trước đây".
    Mẩu giấy nhỏ, nhưng đủ nhấn anh vào một cơn hoảng loạn nhẹ. Như vậy là thế nào. Hành động thu dọn gọn ghẽ tất cả mọi thứ của nàng, kể cả dọn dẹp và delete dữ liệu trong máy tính, với việc không chờ nổi vài tiếng đồng hồ tủ lạnh rã đông? Ý định rời bỏ anh, Minh âm thầm giữ và tiến hành trước đó một tháng, một tuần, một ngày, hay một giờ? Và như thế thì vì lý do gì? Những lý do gì?
    Nỗi hối tiếc lướt nhẹ qua anh. Sao lúc ấy anh không hỏi Minh? Nếu hỏi, anh biết Minh sẽ trả lời, rất thật, rất đầy đủ.
    Đôi khi Minh cũng dùng tới nghệ thuật nói một phần sự thật, để khỏi phải nói dối và người kia tin đó là toàn bộ sự thật, nhưng đấy là với người khác. Cô chưa bao giờ thế với anh. Chưa bao giờ. Đến mức có lúc anh ước ao, giá như Minh bớt thành thật với anh đi, thì cả anh và cô đều tránh được những tổn thương làm đau đớn cả họ và tình yêu của họ.
    Phải chăng lúc ấy, anh sợ nghe thấy những lời này: "Em rời bỏ anh, vì anh...".
    Nghĩ thêm, anh biết không cần dùng từ "phải chăng" nữa, mà chắc chắn là như thế. Anh ngồi như bị ai ấn xuống ghế, im lặng như bị ai bơm chất dẻo đầy miệng, suốt trong thời gian Minh sửa soạn rời khỏi anh, là vì anh không dám cất lên câu hỏi "Vì sao". Anh sợ phải nghe, từ Minh, một cách rất thật và đầy đủ: "Em rời bỏ anh, vì anh...".
    Nhưng chắc gì là vì anh. Vì chính cô. Vì một thằng cha khốn kiếp nào đó thì sao? Anh nghĩ thế. Nhưng rồi cái mẫu câu "Em rời bỏ anh, vì anh..." vẫn cứ vững chắc hơn tất cả, bám chặt lấy trí óc anh, như đã được đính một trăm cái đinh ghim lên đó.
    Thay vì ra phố, anh lại ngồi phịch xuống chiếc ghế mây to lớn ôm choàng lấy thân hình cao lớn của anh, cố sục sạo trong trí nhớ những điều anh đã làm cho Minh phải rời bỏ mình.
    Trước đấy, cả hai cãi nhau vì một chuyện vặt vãnh nào đó, nguyên do anh không còn nhớ nữa (không còn nhớ thì chắc chắn là tủn mủn), nhưng rất gay gắt. Rồi anh giận Minh.
    Còn nhớ hôm ấy cô mặc quần jeans xanh và áo ba lỗ. Trời chuyển mưa, Minh run khẽ từng đợt ngắn, hai vai so lại, cánh tay này ôm choàng lấy cánh tay kia, tự sưởi ấm mình. Anh nhận biết, nhưng lờ đi. Rồi Minh kêu lên cầu cứu: "Em lạnh".
    Hôm ấy anh cũng chỉ mặc một chiếc sơ mi mỏng, nhưng anh có thể giữ ấm cho cô, bằng một động tác đơn giản: quay người sang ôm chặt lấy cô, giấu vào lòng. Nhưng anh cứ ngồi, thẳng đơ, trơ khấc như một khúc gỗ. Trong anh lúc đó, có lẽ nhú lên một cái mầm ác độc: hài lòng vì thấy có một yếu tố khác, không do mình cầu khẩn, nhưng lại tự nhiên xuất hiện, thay mình trừng phạt cô nhân tình bướng bỉnh.
    Sau đấy nàng về, bị nhiễm lạnh, viêm họng, ho, sốt suốt ba ngày. Từ chối mọi chăm sóc của anh, Minh chỉ nói một câu ngắn, với ánh mắt đỏ và loang loáng nước vì sốt: "Khi anh giận, anh thương cơn giận của anh hơn em".
    Dĩ nhiên câu chuyện đó cắn khuyết đi một vài vết răng trên cơ thể tình yêu khỏe mạnh và tươi xanh của họ, câu trách của Minh cũng là đáng kể, nhưng không lẽ, vì chuyện ấy mà Minh rời bỏ anh?
    Dạo ấy anh làm dự án. Cả một ê-kíp ba người lao vào làm bất kể đêm ngày sống chết, cho kịp tiến độ. Vài ba hôm, lại một hôm anh ở lại cơ quan thức thâu đêm suốt sáng với cộng sự, có về nhà thì cũng chỉ kịp tắm rửa rồi đổ kềnh ra ngủ hoặc lao vào làm tiếp. Suốt ba tháng như thế. Công việc cuốn hút toàn bộ tâm trí anh và vắt cạn sinh lực anh, đến nỗi anh không một lần chợt nhớ, chợt thèm chuyện ân ái với Minh.
    Anh bỏ quên cô, hoàn toàn, dù cô vẫn lặng lẽ quanh quẩn trong cùng một không gian với anh. Cũng có lúc, anh nghĩ mình cần một lời giải thích với Minh, để cô khỏi suy nghĩ vẩn vơ và tủi thân, nhưng cứ nhìn thấy vẻ mặt bình thản của Minh cùng nụ cười khuyến khích: "Khi anh say mê dốc toàn bộ tâm lực vào một điều gì và hành động cho nó, em thấy anh đẹp không thể tả", thì anh lại nhướng mắt cười rồi thôi.
    Dự án ấy xong, họ trở lại nhịp sinh hoạt bình thường. Một lần Minh lắc lắc đầu cho biết: "Anh đã giúp em lập một kỷ lục, lớn hơn dự kiến rất nhiều. Ba tháng không có ***, dù vẫn ở chung một nhà với người đàn ông mình yêu. Trước em nghĩ, chỉ cần hai tuần thế thôi là em đã tự đi thửa huân chương cho mình được rồi".
    Nàng chỉ nói thế, không bày tỏ một ý gì đặc biệt. Hay vì nàng ngượng ngùng, cho là chuyện này tế nhị quá, nên giấu đi một nỗi buồn nào đó? Nhưng không lẽ, vì chuyện ấy mà Minh rời bỏ anh?
    part 1
  4. mytomvn

    mytomvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2005
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Cú mèo. Tớ thích đọc những truyện bạn post lắm. Post tiếp nhá. Và nhanh nhanh lên đấy.
  5. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    CHẮC LÀ SUỐT ĐỜI
    part 2
    Tháng ấy, anh nổi cơn ghen. Không bằng chứng gì từ phía Minh nhưng thằng ấy thì hiển hiện. Thăm dò lòng dạ Minh, cô chỉ cười cười: "Cũng vui vui, anh. Nhưng em đã nói rồi, ngoài anh là người em yêu ra, còn lại đàn ông trên thế giới này, cũng chỉ như những trụ điện hay chiếc bàn, chiếc ghế". Nhưng anh vẫn không yên ổn. Càng không an lòng khi biết thằng ấy là một tay chơi có hạng, chuyên quyến rũ quý bà quý cô bằng những ngón nghề học được qua mấy năm gọi là du học, ở cái xứ đã đẻ ra cuốn Tạp chí Playboy.
    Nói cho công bằng thì anh tin tưởng vào tình yêu và sự trầm mặc trong tâm hồn Minh, nhưng anh biết quá rõ sự lăng loàn của cơ thể nàng. Vẻ mặt lạnh và nghiêm của nàng là để che đỡ cho một cơ thể đàn bà mà đến chính linh hồn của nó cũng không dẫn dắt, điều khiển nổi. Gọi đó là điểm yếu của Minh, và nàng cũng rất có ý thức giữ gìn, tránh xa, nhưng với anh, điểm yếu đó đã biến nàng thành một báu vật trên giường ngủ. Anh mê đắm điểm yếu đó. Và giờ thì anh ghen điên.
    Không hiểu sao trong khi không còn một giác quan nào không mê đắm, thì anh vẫn kịp nhận ra một động tác *** khác lạ của nàng. Chưa từng trước đó. Anh cũng không dạy nàng. Minh tuyệt đối không coi phim *** và sách báo khiêu dâm. Anh ngồi nhỏm dậy. Và từ trên bụng nàng, anh giáng vào má nàng hai cát tát, nóng rát tay anh.
    Nước mắt Minh chan chứa đổ xuống. Nhưng không nói gì. Khóc một lúc thì đi pha nước muối ấm, chườm lên những dấu ngón tay anh để lại trên hai bờ má (lúc ấy, anh cho những biểu hiện ấy là của người đàn bà phản bội lì lợm).
    Ba ngày sau, khi cả hai đang ngồi ở sofa uống cacao sữa nóng và đọc sách, Minh ngước mắt nhìn anh, nói như một đứa trẻ: "Em biết lý do anh đánh em. Nhưng em không hiểu, vì sao anh yêu em mà lại đánh em?". Anh lầu bầu, đại ý nói nàng hư hỏng thì phải bị nhận lãnh sự trừng phạt, vì đã gây đau đớn cho anh.
    Nàng chăm chú nghe, rồi lại nhìn anh: "Nhưng anh yêu em, thương em kia mà. Sao lại làm đau người mình yêu thương? Theo như suy nghĩ của em, thì anh phải đánh anh ấy mới phải chứ. Bất kể lỗi phải thế nào, nếu cần đánh thì phải đánh người kia chứ. Vì anh ghét người đó. Còn em, em là báu vật của anh mà".
    Nàng làm anh rối mù với cái lý lẽ nghe như của con nít mới học nói của nàng, sao lại đánh người mình yêu thương.
    Quả thực, khi đó anh có cảm giác ân hận. Nhưng anh cũng không nói gì, không làm một cử chỉ gì giống như là muốn xin lỗi, dù anh biết, ý nghĩ ấy mới thực sự làm nàng thương tổn và đau rát, chứ không phải hai cái tát lúc anh vừa giáng xuống.
    Nhưng không lẽ, vì chuyện ấy mà Minh rời bỏ anh?
    Cũng có nhiều chuyện khác nữa, nhẹ nhàng hơn hay nghiêm trọng hơn những chuyện anh vừa nhớ lại, chúng tìm về anh trong những lúc anh cố tình sục sạo hay đang bận rộn với công việc, nhưng vì không còn Minh để hỏi "Vì sao em...", nên lý do cho cái ngày nàng xách túi bước qua cửa, lặng lẽ và nhanh chóng, vẫn cứ là một câu hỏi, lửng lơ song hành cùng cuộc sống một mình của anh.
    Lửng lơ đáp xuống, lửng lơ bay đi, lửng lơ trở về, nhất là vào những đêm anh mất ngủ vì nhớ Minh, thức giấc vì nhớ Minh. Nhớ như cào cấu, cả thể xác, tâm hồn lẫn trái tim.
    Anh từng nhiều lần tìm cách liên lạc với Minh, nhưng chưa lần nào thành công. Khi họ đến với nhau, không hiểu sao, anh đã cố tình giữ lại những câu hỏi về cuộc đời Minh, trước khi anh xuất hiện và dự phần vào.
    Có lần, ôm gọn mái đầu bù xù của anh áp vào khuôn ngực mình và cài những ngón tay ấm vào tóc anh, cô hỏi: "Sao anh kể em nghe rất nhiều về tuổi thơ của anh, ngày hôm qua của anh, những phụ nữ đã đi qua đời anh, còn lởn vởn trước mắt anh. Nhưng chẳng bao giờ anh hỏi gì về em cả. Em từ đâu tới, bố mẹ là ai, những ai, những gì đã đi qua và để lại dấu ấn trong em... Thậm chí em vừa rời người đàn ông nào để đến với anh, anh cũng chẳng quan tâm. Anh lạ nhất".
    Lúc ấy anh đã trả lời nàng: "Anh không muốn biết tất cả những điều đó. Anh thích nghĩ về em, với hình ảnh một cô gái không có quá khứ. Anh đã may mắn va phải và ôm chặt lấy trước khi em mất hút vào đám đông. Và cuộc sống của em, được tính bắt đầu từ ngày đó".
    Nàng đã cười, nhìn anh rất ngộ nghĩnh và từ đấy, họ coi đó như một thỏa ước vĩnh viễn.
    Thế nên khi nàng bước ra khỏi cánh cửa căn hộ của hai người, thì anh không còn một mối dây nào để lần theo dấu nàng.
    Thời gian đầu, anh dò tìm Minh vì mong muốn gặp lại và cô sẽ quay về. Những hân hoan, nhẹ, vui, tự do bay lượn, phá đổ, lật nhào, tạo dựng, vượt mọi khuôn khổ, vô hạn định, đã đời... khi Minh rời bỏ mà anh cố tình bơm cho mình, nhanh chóng tan rã như một người tự nắm tóc mình nhấc mình lên khỏi mặt đất và mau chóng bỏ cuộc.
    Anh, vốn là người đàn ông thực tế và thực dụng, chưa bao giờ cho rằng tôn thờ một tình yêu, một phụ nữ đã trượt ra khỏi mình là một hành động đúng (đúng thôi, chứ chưa nói là khôn ngoan), nên không gặp bất cứ khó khăn nào khi tạo dựng một mối quan hệ tương tự như vậy với những phụ nữ khác.
    Dĩ nhiên họ không cùng anh góp nhóp để mua một căn hộ, sắm mọi vật dụng, hiện thực hóa mong muốn được sống cùng nhau dưới mọi mái nhà. Họ ở nhà họ, anh ở nhà anh, muốn thì đến, không ràng buộc và hờn dỗi, nhưng những gì họ dành cho anh, cũng tương tự như Minh. Cũng là tình yêu của một người đàn bà với một người đàn ông, sự yêu thương, chăm sóc và lo lắng đượm tình mẫu tử. Nhưng anh không có được cảm giác thân thiết, yên ổn và hạnh phúc, như khi có Minh.
    Có Minh, anh biết rõ mình muốn gì, phải làm gì vào ngày mai, vào năm sau, vào cuộc đời phía trước, và anh bước đi trên con đường đó, có lúc căng, lúc chùng, nhưng hoàn toàn yên ổn và tin tưởng. Anh biết rõ mục đích cuộc đời anh. Anh cũng chẳng phải nhìn ngó những phụ nữ khác, ngay trong những buổi tiệc ngàn ngạt party girls, dù Minh có đi cùng anh hay không.
    Nhưng khi đứt đi sợi dây nối giữa anh với Minh, thì anh không thế nữa. Cảm giác thiếu thốn và tìm kiếm cứ như một con vật nhỏ rầm rì cồn cào trong ngực anh, trong trí não anh. Không hẳn là thiếu thốn hay tìm kiếm Minh, mà là một cái gì đó, khiến anh bồn chồn. Và chính sự bồn chồn đó phá hỏng vị của những ngày anh sống, những điều anh nếm trải.
    Rồi khi mọi nỗ lực của anh về việc va phải Minh và ôm chặt lấy cô lần nữa trở nên tuyệt vọng, thì anh từ bỏ ý nghĩ này.
    Từ bỏ ý nghĩ này, ý nghĩ khác mọc lên và bám chặt lấy anh, còn tệ hại hơn. Rằng anh cần phải biết lý do Minh rời bỏ anh, lặng lẽ, nhanh chóng và hoàn toàn. Anh có thể sống yên ổn với một nghìn dấu chấm câu, hai nghìn dấu phẩy, dăm trăm dấu chấm than, nhưng không thể với dấu chấm hỏi, dù chỉ là một, mà lại ngày càng phình nở và lửng lơ bay trong đầu óc anh như vậy.
    Vào lúc anh có thể hỏi, thì anh sợ đón nhận câu trả lời. Vào lúc anh cần câu trả lời, thì anh không thể hỏi. Tự suy đoán là một cách không chỉ anh mà cả nhân loại thường làm, đôi khi anh cũng vỗ về mình với cái kết luận có được nhờ tự suy đoán, nhưng rồi qua vài hôm, anh lại phủi nó đi. Anh cần một sự xác nhận, từ Minh, để yên thân.
    Cuối cùng, lý do anh muốn gặp Minh hình như chỉ còn là như vậy.
    oOo
    Hơn năm năm một chút kể từ ngày anh ngồi dán vào chiếc ghế mây to lớn nhìn Minh xách chiếc túi du lịch lớn đi ra cửa, giữ dáng vẻ bình thường bước dọc hành lang rồi mất hút vào thang máy. Anh, trải qua vài ba mối tình nữa và hiện tại đã xây dựng được một quan hệ khá bền vững với một cô đồng nghiệp người Nhật, chỉ còn nghĩ về Minh như một hình ảnh mà anh muốn xây dựng và gìn giữ: một cô gái không có quá khứ, không có tương lai, cuộc sống của cô bắt đầu khi va phải anh và kết thúc khi bước ra khỏi căn hộ có anh. Cô ấy chỉ tồn tại trong khoảng thời gian đó, thời gian họ thuộc về nhau, cầm giữ được nhau, một cách rõ ràng, cụ thể.
    Ý nghĩ này khiến anh chấp nhận việc vắng Minh một cách dễ chịu hơn. Và đã có thể trải lòng với người đàn bà hiện tại của mình. Nhưng mỗi ngày, ít nhất là mỗi ngày một lần, nó xuất hiện vào bất cứ lúc nào nó muốn, không nằm trong dự liệu của anh, câu hỏi đeo đẳng anh suốt bao năm qua: Đâu là câu/ những câu nối tiếp cho mấy tiếng khởi đầu này "Em rời bỏ anh, vì anh...".
    Người tình Nhật Bản của anh, có lần hỏi khi họ gần thiếp ngủ bên nhau: "Điều anh mất, quý lắm nhỉ. Em cứ thấy anh chộn rộn không yên, suốt mấy năm nay không yên". Rồi hạ mi, đóng lại đôi mắt thông minh và điềm tĩnh của mình, nàng thêm: "Chắc gì một câu trả lời thì dễ chịu hơn là một câu hỏi. Nếu không muốn nói, thường khó chịu hơn một câu hỏi". Ngạc nhiên, anh hơi nhỏm dậy nhìn vào gương mặt nàng. Nhưng mắt nàng đã khép, hơi thở đều đặn, đóng lại mọi cảm xúc và trí tuệ mẫn tiệp của nàng. Hoàn toàn. Bí mật.
    "Chắc gì một câu trả lời thì đã dễ chịu hơn một câu hỏi". Trong những cơn tuyệt vọng, anh hay bám vào câu nói này của người tình Nhật Bản để mong chấm dứt cái trạng thái "chộn rộn không yên, suốt mấy năm nay chộn rộn không yên". Nhất là sau khi cô người tình Nhật Bản nói một cách rõ ràng rằng, cô sẽ bỏ đi nếu anh không thu xếp được tình trạng riêng của anh. Sống bên cạnh một người đàn ông như vậy, cô không giữ được sự yên tĩnh trong tâm hồn mình. Sự chộn rộn của anh đã lây sang cô, như một thứ dịch hạch. Nhưng chỉ thi thoảng anh làm được điều đó. Ngoài ra, anh lại chộn rộn không yên.
    Chộn rộn không yên.
    Chắc là suốt đời.
    Truyện ngắn của HẢI MIÊN
  6. huongvnu

    huongvnu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2006
    Bài viết:
    171
    Đã được thích:
    0
    Bác Cumeo ơi!Chuyện của bác post lúc nào cũng bắt người đọc phải suy nghĩ tiếp đoạn kết. Tự giả tưởng mình là nhân vật. Mệt thật
  7. foetus_vn

    foetus_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    Những bàn tay của tớ....
    Tớ rất thích so tay vớI ngườI khác, bất cứ ai tớ gặp tớ đều lôi tay họ ra so vớI tay mình xem tay ai to hơn. Và tớ tin mỗI con ngườI đều có 1 đôi bàn tay vớI nhiều câu chuyện về bản thân họ. DướI đây là 1 số câu chuyện mà tớ sẽ k bao giờ quên
    Bàn tay thứ 1:
    Đó chính là bàn tay của tớ. Tay tớ rất bé, vớI những ngón tay gầy và nhợt nhạt , đặc biệt là ngón tay út của tớ : nó bé nhỏ nhất trong bàn tay, ngắn và còi cọc 1 cách kỳ cục. Câu chuyện về ngón út này cũng rất thú vị. Chẳng là , tớ vốn ốm yếu , hồI mớI sinh ra tớ đã mắc bệnh còi xương, gần như bệnh nào tớ cũng trảI qua hết rồi. Và đến 1 ngày kia thức dậy, tớ hét váng cả nhà để thông báo 1 thông tin quan trọng : "Phương có 1 ngón tay tí xíu nè !". Mẹ tớ mỉm cườI nhìn tớ chạy lăng quăng khắp nhà và vẫn tiếp tục mỉm cườI khi lôi ngón tay út của tớ ra khỏI hàm răng của bà chị gái. Mẹ bảo con gái mẹ như ngón tay út ấy, lúc nào cũng còi, cũng nhỏ bé nhưng cũng rất cứng cáp bởI vậy mẹ yêu ngón tay của Phương nhất. Còn tớ, ngón tay út, nó nhắc tớ về sự yêu thương, đùm bọc mà tớ nhận đc từ những ngườI thân yêu nhất. Có những hôm tớ ốm, sốt cao, mẹ thức đêm chăm sóc, k chợp mắt đc phút nào. Trong giấc ngủ chập chờn, tớ thấy mẹ nắm ngón tay tớ và khóc. Nước mắt mẹ nóng hổI, lăn trên bàn tay tớ từng vệt dài. K biết có phảI vì nước mắt mẹ có phép thần k , nhưng chỉ đến sáng là tớ thấy khoẻ hẳn. Và tớ nhớ cả những lần ngã và bị bọn trẻ con hàng xóm bắt nạt, có những bàn tay ấm áp nắm lấy tay tớ dắt về nhà, lấy khăn mặt lau sạch bụI cát lem nhem dính trên tay , rồI hôn bàn tay ấy thật nhiều lần : " Phương ngoan, đừng khóc nữa!". Tớ yêu bàn tay của tớ lắm bởI vì nó là nơi cất giữ tình yêu thương của tớ .
    Bàn tay thứ 2:
    Chính là bàn tay của mẹ tớ . Mẹ hi sinh cả cuộc đờI cho bố con tớ bởI vậy nên bàn tay mẹ "xí" nhất nhà. Ngón tay mẹ tớ dài, gầy, thô ráp, nứt nẻ. Cứ đến mùa đông là bàn tay ấy lạI chảy máu, xót vô cùng. Trước khi đi ngủ, mẹ thường gãi lưng cho tớ. Ngón tay mẹ ráp, chạm vào lưng tớ nhột nhột, nhưng cũng nhờ thế mà tớ ngủ nhanh và ngon hơn bình thường. Bàn tay ấy lúc nào cũng theo sát tớ: cầm tay tớ nắn từng chữ khi tớ học "đạI học chữ to", phe phẩy quạt cho tớ khi mất điện, gãi gãi lưng cho tớ trước khi đi ngủ, sờ trán tớ khi tớ ốm,?.và mớI tốI nay thôi : kéo chăn cho tớ khi tớ ngủ quên trên ghế. Tớ rất thương bàn tay mẹ, vì nó xấu nhất nhà, nó luôn che chở cho những bàn tay khác trong nhà để những bàn tay ấy đẹp hơn, k bị đau , k bị lnạh mỗI khi đông về. Tớ ít khi cầm tay mẹ vì tớ sợ lúc ấy tớ sẽ khóc. NgồI cạnh tớ trong lớp có 1 bạn gái tay y hệt như tay mẹ tớ vậy , mùa đông tớ thường cầm chặt tay nó trong tay tớ, xoa xoa bàn tay ấy và thì thầm : "Tay mẹ tao giống hệt tay mày!". Nó cườI và tớ thấy ấm lòng kỳ lạ. Bàn tay mẹ là minh chứng cho sự hi sinh và tình yêu bao la mà mẹ dành cho gia đình nhỏ bé của mẹ. Con yêu mẹ, yêu cả bàn tay mẹ nữa, cho dù nó xấu nhất nhà!
    Bàn tay thứ 3:
    Là bàn tay bố tớ. Tay bố tớ rất to, ngón tay hồng và mập mạp như tay em bé vậy. Cầm tay bố tớ thì thích phảI biết, vì nó lúc nào cũng nóng hôi hổI và mềm mại. Mẹ tớ bảo bố tớ có tay đẹp như thế vì bố chẳng phảI làm gì cả, suốt ngày chỉ ăn, ngủ rồI chơi điện tử, xe tăng vớI tớ. Nhưng tơ biết k phảI là như vậy. Tay bố tớ phảI to và khoẻ để nâng đỡ cả gia đình mình. Bàn tay ấy tuy oách nhất nhà nhưng cũng rất đáng yêu. Ngày tớ còn bé, tay bố tớ phảI to gấp đôi gương mặt tớ. Bố lấy tay xoa khắp mặt tớ và nói : " Mắt Phương giống bố, miệng Phương giống bố, tai Phương giống tai bố ?" Những lúc như thế tớ thích chí vô cùng : " Mắt bố giống mắt Phương, miệng bố giống miệng Phương, tai bố cũng giống tai Phương?nói chung là bố giống con, hì hì!". Những lúc tớ vòi vĩnh, tay bố lạI nắm lấy tay tớ chơi trò cần cẩu, cưỡI ngựa, ?.Còn khi tớ ốm, tay bố ôm chặt tớ vào lòng : " Bố ôm chặt Phương để Phương truyền sốt cho bố cho chóng khỏI bệnh nào". Bàn tay bố là hạnh phúc của cả tuổI thơ tớ, là sức mạnh thúc đẩy tớ bước tiếo con đường của chính mình.
    Bàn tay thứ 4:
    Chẳnng bàn tay nào khác nữa ngoài bàn tay bà chị chằn tinh của tớ. Bàn tay ấy thường đánh tớ thẳng cẳng mỗI khi tớ viết sai chính tả ( hồI bé thoai, bây giờ bà ấy mớI là ngườI hay viết sai chính tả), bẹo má tớ cho đến khi tớ khóc ầm cả nhà, cấu trộm tớ mỗI khi tớ ngủ k biết gì, kéo chăn của tớ, hành hạ đống gấu bông của tớ?.Híc, chắc chẳng còn gì kinh khủng hơn bà ấy nữa. Nhưng, chính bàn tay ấy đút cháo cho tớ khi tớ ốm, xoa đầu tớ và bảo : " Mày ăn nhanh chóng khoẻ để còn đánh nhau vớI tao nữa chứ". Chính bàn tay ấy đã trừng trị thằng Mập hàng xóm trong 1 lần nó nhăm nhe ấn đầu tớ xuống bồn nước trước sân ( và cũng từ đó bọn trẻ con bớt bắt nạt tớ hắn, ít nhất là trước mặt bà ấy ) . Bàn tay bà chị tớ là nièm vui của tớ, tớ có thể cắn nó tuỳ thích ( và bị nó đánh lạI), nó cũng dạy cho tớ 1 bài học : 1 ngườI yêu thương mình k phảI là người bao giờ cũng đốI xử tốt vớI mình mà là ngườI sẵn sàng nâng mình dạy khi mình ngã.
    Bàn tay thứ 5, 6, 7, 8,?n:
    Còn nhiều bàn tay khác nữa mà tớ sẽ nhớ suốt : bàn tay cậu đánh guitar cho tớ nghe mỗI buổI trưa, bàn tay thằng bạn thân "Oki" chào tớ mỗI khi tớ vào lớp, bàn tay con bạn hay tát yêu tớ?.Tất cả chúng đều có những đặc điểm, kỷ niệm riêng , nhưng chúng đều có chung 1 thứ: cùng mang lạI niềm vui và tình yêu thương cho cuộc sống của tớ. Cám ơn tất cả những bàn tay của mình!

    Ca''s blog
    Được foetus_vn sửa chữa / chuyển vào 11:15 ngày 05/01/2007
  8. hanhnd_halong

    hanhnd_halong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2006
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu Tiên trong đời tôi được đọc 1 câu chuyện hay như vậy và cảm động nữa..Tôi là 1 người cũng có thể nói là cứng rắn. nhưng thực sự ko tù nào có thể tả được câu chuyện này hay quá.. nên tôi coppy nó vào đây cho các bạn đọc nhé.. chắc chắn rằng sẽ có người vừa khóc vừa đọc câu chuyện này đấy...
    Mời mọi người đọc
    Vừa đọc vừa khóc
    (Hay chuyện mẹ điên của Vương Hằng Tích - Trung Quốc)
    Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người.
    Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
    Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ.
    Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền.
    Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể.
    Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.
    Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên.
    Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!".
    Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.
    Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.
    Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?".
    Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...".
    Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?".
    Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch.
    Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.
    Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài.
    Bà nội quay đầu đi, nuốt những giọt nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra.
    Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.
    Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa.
    Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "****** là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi".
    Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không?
    Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
    Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, ****** về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi.
    Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào.
    Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu.
    Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...".
    Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào tôi với vẻ lấy lòng. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này.
    Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là ****** như thế này đấy!".
    Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là ****** ấy! ****** mới là con điên ấy, ****** mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà.
    Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện.
    Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.
    Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn.
    Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn".
    Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..."
    Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa tìm tới, mắng bà cố ý dạy con dâu làm càn. Bà nội tôi lửa giận bốc phừng phừng, trước mặt người ta lấy gậy đánh vào eo lưng con dâu, chửi: "Đánh chết con điên này, mày cút ngay đi cho bà..."
    Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...".
    Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là ****** đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!".
    "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!". Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!".
    Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!".
    Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.
    Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...".
    Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Hỷ cầm đầu trêu chọc.
    Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị thằng Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau.
    Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp.
    Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.
    Mẹ vì tôi gây ra đại họa, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt.
    Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà.
    Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín.
    Đây là những người do nhà thằng Hỷ nhờ tới, bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, ****** tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra".
    Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà thằng Hỷ, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ.
    Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu.
    Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó.
    Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành họa đấy thôi!".
    Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.
    Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
    Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi.
    Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.
    27/4/2003, lại là một Chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.
    Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông.
  9. hanhnd_halong

    hanhnd_halong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2006
    Bài viết:
    914
    Đã được thích:
    0

    Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, ****** đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được.
    Thím hỏi: "****** có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!"
    Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.
    Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...
    Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề.
    Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..."
    Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.
    Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi.
    Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "MẸ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!".
  10. casau01

    casau01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2006
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Những lá thư màu xanh
    Minh Ánh
    Với sự quan sát, cảm nhận tinh tế, tác giả đã khéo léo kết nối các chi tiết để dẫn dắt người đọc qua nhiều trạng thái cảm xúc.
    Từ những vấn đề "nhỏ nhặt" của đời sống gia đình thường nhật, đến những trách nhiệm lớn lao trước xã hội của con người hiện đại được kể bằng một câu chuyện cảm động và nhiều kịch tính.
    Mặc dù tôi kiếm được khá nhiều tiền và rất tán thành việc phụ nữ làm đẹp song Hương Thảo - vợ tôi - hầu như không thích may sắm quần áo, đồ trang sức, cũng không bao giờ đến các trung tâm thẩm mỹ như mấy nữ đồng nghiệp và đám con gái thời nay.
    Nhưng cô ấy lại có một hứng thú đặc biệt là viết thư...
    Tuần nào cô ấy cũng viết thư vào các ngày thứ 3, 5, 7. Mỗi lần một lá. Có khi cô ấy dành cả buổi chiều chủ nhật để viết thư. Một năm là 365 ngày, là 52 tuần, trung bình mỗi tuần ba lá, vị chi là 156 lá thư một năm. Cô ấy duy trì việc viết thư một cách đều đặn như một sự đam mê, không bao giờ vì bất cứ lý do gì mà quên viết thư, và cô cứ tự đạp xe ra bưu điện cách đó 1 km để gửi thư...
    Hương Thảo còn có một thói quen đặc biệt nữa là rất chăm đến nghĩa trang liệt sĩ. Hầu như ngày rằm, mồng một, ngày lễ nào cô cũng đến đó lần lượt thắp hương cho hàng chục ngôi mộ trong nghĩa trang, mặc dù họ hàng nhà chúng tôi không có ai là liệt sĩ cả.
    Nói thật, tôi không quan tâm là cô ấy viết thư cho ai và tại sao lại đến nghĩa trang liệt sĩ. Vì những cái đó không ảnh hưởng gì đến cuộc sống của tôi cả. Cô ấy vẫn chu đáo và không quên điều gì làm cho tôi hài lòng. Về việc viết thư thì tôi có thắc mắc, một vài lần tôi để ý liếc những lá thư cô ấy đặt trên bàn chuẩn bị đem đi gửi và thấy đề: "Con gái gửi Bố Mẹ". Thế là ổn. Tôi chẳng dại gì đả động đến chuyện đó vì chính tôi đã khiến cô ấy phải xa bố mẹ, xa gia đình cô ấy (trước khi cưới tôi đã thỏa thuận sẽ không bắt cô đi đâu rời xa cái thị trấn nhỏ bé của cô. Nhưng mới được một tháng thì tôi đột ngột phải chuyển công tác vào Nha Trang. Tất nhiên là cô ấy phải đi theo tôi).
    Mãi đến mùa hè năm nay...
    Tôi quyết định đưa vợ con về quê ngoại. Nghe tin ấy, mắt cô sáng lên nhìn tôi đầy biết ơn. Cũng đã gần bốn năm. Mặc dù xe cộ sẵn song công việc cứ cuốn đi nên đến năm nay tôi mới thực hiện được lời hứa là mỗi năm đưa cô ấy về thăm quê một lần. Tuy nhiên, ba năm qua tôi không thấy Hương Thảo nhắc nhở, cũng không giận dỗi gì. Quả thực tôi đã rất biết ơn vì điều đó chứng tỏ cô hiểu và thông cảm với tôi.
    Vừa nghe tin vợ chồng tôi về, họ hàng đến chơi rất đông. Dù thực lòng không hứng thú và mệt mỏi vì sự quan tâm thái quá ấy, song chứng kiến cái cảnh mọi người vui mừng khi vợ tôi trở về, tôi cũng phải thầm nể phục cô ấy, và trong lòng dâng lên một cái gì giống như là tình yêu, hoặc là cảm giác hãnh diện.
    Đến buổi tối thứ hai thì cô ấy để tôi ở nhà, còn cô bế cu Bi đi chơi. Buổi tối thứ ba, thứ tư cũng vậy. Tôi hài lòng và lấy làm biết ơn vì điều đó chứng tỏ vợ tôi vẫn luôn hiểu tôi. Trừ khi là những cuộc giao tiếp bắt buộc vì công việc, tôi chỉ thấy hứng thú khi đi chơi cùng với những người bạn, còn với họ hàng thì quả thực..., tôi thích ngủ hơn. Và tôi thường đền đáp sự tế nhị của Hương Thảo bằng cách chủ động đưa cho cô ấy số tiền đủ để cô giao tiếp họ hàng và bạn bè.
    Có một lần, tôi buột miệng nựng thằng con khi bế nó đi dạo ở bên bờ sông:
    - Bi đi chơi với mẹ có vui không?
    Thằng bé hồn nhiên đáp:
    - Có ạ.
    Tôi vui miệng hỏi tiếp:
    - Vui như thế nào nào?
    Cu cậu tỏ vẻ rất hứng khởi:
    - Nhà ông bà có nhiều con chim đẹp lắm. Nó kêu chích chích chích.
    - Ông bà nào cơ?
    - Ông bà ở đằng kìa kìa. - Thằng bé hồn nhiên chỉ tay qua bên kia sông - Đấy, nhà ông bà đấy.
    Tôi nhìn theo tay thằng bé chỉ và thấy lạ là chưa bao giờ Hương Thảo kể cho tôi nghe về một người họ hàng nào ở bên kia sông. Tôi tò mò hỏi tiếp cu Bi:
    - Tối nào mẹ cũng đưa Bi sang nhà ông bà chơi à?
    - Vâng ạ.
    - Thế hôm nay Bi đưa bố sang nhà ông bà chơi đi.
    Thằng bé nghe thế thích quá trườn khỏi tay tôi chạy lon ton về phía trước dẫn đường.
    Một bà già ra mở cổng cho chúng tôi vào. Bà tỏ vẻ mừng khi nhìn thấy cu Bi, còn cu Bi thì chạy lại ôm chầm lấy bà như là quen thân lắm. Bà già nắm tay cu Bi ngẩng lên nhìn tôi, như lạ, như quen, nửa mừng vui nửa e ngại. Tôi không biết phải nói gì đành chào một câu xã giao rồi theo bà vào nhà.
    - Anh là... - Bà già ngập ngừng rót nước mời tôi - bố cu Bi...
    - Dạ, vâng ạ. - Tôi lễ phép đáp, vẫn chưa biết phải bắt đầu như thế nào.
    - Thật quý hóa quá. Ông nhà nó ơi - Bà quay ra cửa gọi vọng ra vườn - Ông ơi, nhà có khách này, bố thằng Bi đến nhà mình chơi này.
    Tôi thật sự bối rối không hiểu tại sao mình lại được tiếp đón nhiệt tình như vậy. Từ ngoài vườn cây sum sê, một ông già đi vào, dáng chậm rãi và điềm đạm.
    - Con chào ông. Dạo này ông có khỏe không ạ? - Tôi cố nhớ một câu mà Hương Thảo hay nói khi gặp người già để nói trong hoàn cảnh này cho đỡ ngượng.
    - Ơn trời, nhờ thằng Nghĩa nó phù hộ nên ông bà già vẫn khỏe - Bà già nhanh miệng trả lời - Nhưng công lớn nhất phải kể đến con Thảo, nó làm cho ông bà già này nếu ốm là thấy có lỗi với nó.
    - Dạ...
    - Anh cũng đỡ rồi chứ. Con Thảo bảo mấy hôm rồi anh mệt.
    - Dạ... - Tôi ngơ ngác.
    - Con Thảo ăn ở hiền thảo nên trời phật cũng thương, lấy được anh là người hiểu biết, rộng lượng, là phúc cho nó, cũng là an ủi hai ông bà già này - Bà già đưa tay chấm mắt, giọng nói xúc động.
    Quả thực là tôi không hiểu gì. Thấy bà khóc tôi vô cùng bối rối, đành nói bừa:
    - Dạ, có gì đâu ạ.
    - Hôm nghe tin anh với con Thảo về, tôi định bảo ông nó sang cảm ơn, nhưng hôm sau con Thảo sang nó gàn mãi nên lại thôi. Anh thật đức độ quá, vẫn còn mệt mà đã sang thăm.
    - Dạ, con có làm được gì cho hai bác đâu ạ - Tôi nói rất thật trong sự ngỡ ngàng.
    - Cũng xin được thưa lại với anh - Ông già từ khi bước vào nhà lúi húi pha chè, chậm rãi và cẩn trọng rót đầy ba cái chén hạt mít cho ba người, xong mới bắt đầu nói - Lần đầu con Thảo gửi tiền về, tôi đã khó nghĩ quá. Bà nhà tôi nhất định không nhận, bảo nó là phận gái theo chồng phải toàn tâm lo cho nhà chồng, tiền nong ở đâu mà gửi về.
    - Khi viết thư về nó dọa ông bà già không nhận thì nó sẽ... - Bà già nói xen vào - Nó dọa thế nhưng ông nhà tôi vẫn nhất quyết không, phải đến khi anh gọi điện về thì ông nhà tôi mới xuôi xuôi... Thì thôi, cũng là tấm lòng của các con, mình từ chối quá phải tội.
    - Dạ, vâng - Tôi càng lúc càng trở nên như một kẻ mơ ngủ. Hai ông bà vẫn mỗi người một câu lần lượt kể cho tôi nghe câu chuyện lạ lùng, như tôi là người rất quen, thậm chí là một nhân vật trong câu chuyện đó, trong khi thực sự là tôi chưa bao giờ gặp, mà cũng chưa bao giờ nghe Hương Thảo kể chuyện về họ. Song tôi ngờ rằng không phải là họ nhầm lẫn gì mà là tôi đã và đang bị Hương Thảo giấu giếm một chuyện gì. Song chuyện ấy là như thế nào, thật giả, tốt xấu thì chưa thể rõ được. Không muốn sa đà quá vào câu chuyện để như vô tình bị lộ là tôi không hề biết gì về họ, tôi lựa lời nói những câu vô thưởng vô phạt dựa theo câu chuyện:
    - Có gì đâu ạ, chúng con là phận làm con, làm được gì cho ông bà những lúc còn khỏe là chúng con vui.
    - Cảm ơn anh. Nhưng... - Ông già tỏ vẻ ngập ngừng - Hai người già thì ăn tiêu đáng bao nhiêu mà tháng nào anh chị cũng gửi ra. Thôi thì chúng tôi cũng không biết phải làm thế nào, đành cũng nhờ người làm cái sổ tiết kiệm, mỗi tháng gửi vào đấy một ít, gọi là để dành cho cu Bi, bao giờ nó lớn, nó đi học.
    - Nói thực chúng tôi cũng không dám hở chuyện này cho con Thảo - Bà già tiếp lời ông già - Vẫn định bụng khi nào gặp anh mới nói, không phải là chê gì tiền của anh với con Thảo, nhưng mỗi tháng tôi có tiền của thằng Nghĩa, rồi cóp nhặt vườn quả đã đủ lắm. Nhà cửa thì Nhà nước lo cho rồi. Cái nhà này, hồi đầu năm bà con chòm xóm và các anh chị ủy ban xây cho đấy. Thế thì phải lo gì nữa. Mà anh với con Thảo thì cũng đỡ phải vất vả... cho nên...
    - Tôi xin gửi lại anh sổ tiết kiệm này - đến lượt ông già nói - Mỗi tháng, thay vì gửi cho tôi, anh gửi số tiền ấy vào đây, cứ coi là của chúng tôi cho thằng Bi.
    Tôi bất ngờ quá đỗi. Không biết phải xử sự thế nào. Cuối cùng, tôi nghĩ ra kế hoãn binh, nói rằng việc này tôi không quyết được, phải về hỏi lại Hương Thảo. Rồi tôi vội vàng xin cáo lui.
    Cả hai người cùng đứng dậy tiễn tôi. Ra đến cửa, tôi quay lại nói họ không phải tiễn nữa thì thật bất ngờ, nói chính xác là lại thêm một bất ngờ nữa khi tôi nhìn thấy trên ban thờ nhỏ mé đầu nhà bên trái có ảnh một thanh niên trẻ, chỉ chừng 25 tuổi. Trong trang phục sĩ quan công an, trông anh ta chững chạc và nghiêm nghị, song đôi mắt rất sáng và ánh nhìn có vẻ hiền hậu. Tôi chưa bao giờ biết về người con trai này, và điều khiến tôi ngạc nhiên là ở chỗ trên ban thờ đang nghi ngút khói hương đó có một cái đĩa gỗ, trên đĩa gỗ đặt một chồng thư...
    Bạn có thể hình dung được không. Đó là những bức thư của Hương Thảo, vợ tôi. Tôi có thể dám chắc điều đó vì những bức thư của Hương Thảo không thể lẫn vào đâu được. Suốt ba năm qua từ khi theo tôi vào Nha Trang, Hương Thảo luôn viết thư đều đặn một tuần ba lần, và tất cả những lá thư ấy đều được đặt trong phong bì do cô ấy tự làm bằng giấy pơluya mầu xanh. Tôi cũng đã một lần hỏi về những chiếc phong bì mầu xanh ấy và Hương Thảo bảo đó là một ý thích nho nhỏ từ thời học sinh. Thế mà hôm nay tôi lại thấy những phong bì thư mầu xanh, cái ý thích nho nhỏ của vợ tôi ở đây, trong ngôi nhà của hai ông bà già xa lạ, trên ban thờ một chàng trai trẻ. Có lẽ nào lại thế được.
    Bà già là người tinh tường. Nhìn thấy vẻ ngỡ ngàng hiện rất rõ trên mặt tôi, bà mới bảo:
    - Thư con Thảo gửi về, chúng tôi đọc xong lại để lên trên đấy, cho thằng Nghĩa về thấy để nó yên tâm là chúng tôi vẫn được con Thảo chăm sóc chu đáo.
    - ...
    Không biết nói gì, tôi cúi đầu, vâng một câu rất nhỏ và đi về. Mặc dù ra đến bờ sông, tôi đã hít một hơi thật sâu và thở mạnh song vẫn cảm giác rất rõ ràng máu đang dồn lên nóng rát trong huyết quản. Rõ ràng đây không phải là chuyện đơn giản, không phải là một ý thích nho nhỏ nào hết. Hương Thảo đang giấu giếm, thậm chí lừa dối tôi. Là chuyện gì và như thế nào thì tôi vẫn còn chưa rõ ràng. Cái vẻ kín đáo và thầm lặng của cô ấy, ánh mắt dịu dàng và đượm buồn của cô ấy, nụ cười mỉm thường trực của cô ấy... không phải là một đặc tính tốt đẹp nào hết, mà là để che giấu cái gì đó. Càng nghĩ, tôi càng thấy đau đớn và giận dữ, một cảm giác gần giống như của một thằng đàn ông bị cắm sừng. Tôi sẽ hỏi cô ấy mọi chuyện ngay bây giờ.
    Nhưng Hương Thảo đã đi vắng từ sáng. Cô ấy không nói rõ ràng là đi đâu, chỉ nói tôi ở nhà đợi cô ấy về để đi ăn cơm mời ở nhà một người bạn. Chỉ ngày kia là chúng tôi sẽ trở vào Nha Trang.
    Tôi không thể ngồi đợi Hương Thảo về để hỏi. Câu chuyện có quá nhiều mờ ám mà tôi muốn biết ngay bây giờ. Nhưng biết tìm cô ấy ở đâu? Đang quay cuồng trong những sự ức chế ghê gớm, bất chợt một ý nghĩ vụt sáng trong đầu và tôi tin chắc mình sẽ tìm được cô ta ở đâu.
    Nghĩa trang liệt sĩ thị trấn nằm ở chân đồi thông. Đó là một nơi yên tĩnh và cách biệt hẳn sự ồn ào của phố xá. Tôi thận trọng quan sát để giành thế chủ động theo dõi Hương Thảo mà không để bị phát hiện. Quả đúng như dự đoán, vừa bước chân vào cổng nghĩa trang tôi đã nhìn thấy Hương Thảo. Cô ấy mặc một chiếc áo mầu thiên thanh đã lỗi mốt từ lâu mà có lẽ đây là lần đầu tiên tôi thấy cô ấy mặc nó. Tôi bỗng thấy ngạc nhiên rằng tại sao sáng nay khi cô ấy đi tôi đã không nhận ra sự đặc biệt ấy. Rõ ràng đây không phải là sự vô tình mà lại là một ý thích nho nhỏ. Dù không nhiều óc tưởng tượng và sự lãng mạn song tôi đã lờ mờ nhận ra thực chất của vấn đề. Thì ra cô ấy không hề yêu, chưa bao giờ chung thủy với tôi suốt bao nhiêu năm qua. Lúc nào, trong tâm tưởng của cô ấy cũng chỉ có một người đàn ông nằm kia, mà chắc chắn là người tình cũ của cô ta. Dù anh ta có là liệt sĩ thì cô ta cũng không có quyền lừa dối tôi như vậy. Việc phát hiện sự thật muộn màng cùng với việc mục sở thị cảnh cô ta đang tình tự với người tình trong tâm tưởng làm tôi đau đớn và giận dữ còn hơn khi nhìn thấy chồng thư giấy pơluya mầu xanh. Với suy nghĩ độc ác theo cách đầy bản năng của một thằng đàn ông bị phụ tình, tôi lặng lẽ đi về phía cô ta để bắt quả tang, lột mặt nạ giả dối của cô ta.
    Hương Thảo giật mình quay lại, thảng thốt và hoảng sợ khi nhìn thấy tôi. Đúng là ánh mắt của một kẻ phạm tội. Tôi đắc thắng, không nói không rằng nhìn thẳng vào bộ mặt tội lỗi của cô ta. Hương Thảo lắp bắp:
    - Anh, làm sao anh biết....
    - Đúng là tôi biết hơi muộn - Tôi cảm giác rất rõ hai hàm răng mình sít lại - Có sự giả dối bỉ ổi nào mà cuối cùng không bị phơi trần ra ánh sáng đâu. Chỉ là trước hay sau mà thôi.
    - Anh hiểu nhầm rồi - Mặt Hương Thảo tái đi.
    - Nhầm, nhầm cái gì hả - Tôi cười khẩy - Kể ra thì ghen với một thằng đàn ông dưới mồ cũng là chuyện không bình thường...
    - Anh không được xúc phạm anh ấy - Hương Thảo đột ngột đanh giọng, khuôn mặt từ tái chuyển sang đỏ hồng lên. Tôi bất ngờ quá đỗi, lại còn đến mức ấy, thật quá sức chịu đựng, tôi cũng không cười nữa mà quát vào mặt cô ta:
    - Được lắm, cô cứ ở đây với mối tình chung thủy của cô. Ở đây, mãi mãi. Cô không cần phải quay về Nha Trang nữa. Tôi sẽ gửi đồ đạc của cô qua đường bưu điện. Cô yên tâm, sẽ không thiếu một cái phong bì thư nào đâu.

Chia sẻ trang này