1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện khoa học kỳ bí ! Bạn có thể giải thích được nó ?

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi NTA, 02/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm trước mình có vào trang tintucvietnam.com và đọc được một mẩu truyện khá hay về tài năng của người tự kỷ:

    Bí ẩn trí tuệ của người tự kỷ

    Kim Peek.

    Họ là những người bị coi là thiểu năng trí tuệ, nhưng lại có thể nhân nhẩm được những số có 12 chữ số, vẽ rất đẹp hoặc nói được? 30 ngoại ngữ. Các nhà khoa học đang tìm cách vén bức màn bí hiểm bao quanh họ để rút ra kinh nghiệm làm cho những người bình thường trở nên thông minh hơn.
    Khả năng kỳ dị của những người tự kỷ.
    Kim Peek 51 tuổi, có đôi chân gầy tong teo và hai bàn tay mềm nhũn, trắng xanh, lạnh lẽo. Khi tiếp khách, ông ngồi lọt thỏm trong ghế, thở hổn hển.
    ?oTôi sinh ngày 26/12/1959, đó là một ngày thứ bảy trong tuần?. ?oCòn bố mẹ, vợ, con anh??. ?oCha tôi sinh ngày 16/6/1923. Cũng là một ngày thứ bảy. Con trai tôi sinh ngày 13/2/1996, một ngày thứ ba và sẽ đủ tuổi hưu ngày 13/2/2061 vào một ngày chủ nhật?.
    ?oKim, thế 4.397 nhân 8.915 là bao nhiêu?. ?o39.199.255?.
    Kim Peek đã không "tính" ra con số này mà gọi ra từ đâu đó, như từ trong tiềm thức vậy. Ông có thể tính nhẩm các ngày trong tuần cho 4.000 năm và chưa bao giờ tính nhầm cả.
    ?oTôi đến từ Hamburg ở miền bắc nước Đức? Năm 1510, Hamburg được công nhận là thành phố độc lập của đế chế Đức, 1558, thành lập thị trường chứng khoán; 1678, khai trương nhà hát opera đầu tiên; 1871, gia nhập đế chế Đức; 17 năm sau gia nhập hội thuế quan; trước đó ngày 5/5/1842, bị một trận hoả hoạn ghê gớm. Đó là ngày thứ hai trong tuần.
    Kim Peek nạp dữ liệu từ 14 lĩnh vực. Ông tính ra ngày trong tuần, nắm các sự kiện lịch sử, các tuyến xe buýt trên khắp nước Mỹ, Canada, mã số điện thoại, bưu điện, nhớ kết quả các trận bóng chày cách đây 40 năm, cả vị trí địa lý các thành phố châu Phi.
    Khả năng kỳ diệu của Kim Peek bùng phát đúng vào đêm Giáng sinh năm 1962, khi cậu bé 10 tuổi đột nhiên đọc trước mọi người trong nhà toàn bộ câu chuyện về lễ Giáng sinh trong Kinh Thánh đúng từng câu, từng chữ. Kim đã học thuộc lòng câu chuyện rất dài đó trong những buổi đi lễ nhà thờ.
    Mỗi ngày Kim đọc sách khoảng 10 giờ. Cho đến nay, ông đọc khoảng 7.600 cuốn sách chuyên môn, nhưng lại không thể hiểu được sách văn học! Ngoài ra, Kim còn đọc các loại bảng giờ tàu, xe, danh bạ điện thoại?và nhớ được hầu hết những gì đã đọc - tương đương với khối lượng sách chứa đầy 190 thùng các tông lớn.
    Giáo sư tâm lý Darold Treffert là một trong số 100 tiến sĩ giỏi nhất nước Mỹ. Từ nhiều năm nay, ông nghiên cứu những tài năng bị thiểu năng trí tuệ như Kim Peek. Đó là những người không có khả năng tự mình đi qua đường mà không bị xe cộ đâm phải, nhưng lại nói được vài chục ngoại ngữ, không hiểu được một bộ phim hoạt hình nhưng lại tính được bất cứ ngày nào trong vòng 4.000 năm là ngày thứ mấy trong tuần. Đó là những người rất khó khăn mới đọc được tên của chính mình, nhưng có thể vẽ lại đúng tới từng chi tiết nhỏ nhất Viện bảo tàng Anh. Trên thế giới có khoảng gần 100 người mắc hội chứng tự kỷ như vậy.
    Chỉ những gì ta hay dùng đến mới được cất vào các ô trong bộ nhớ.
    Một bộ não khoẻ mạnh có một cơ chế quản lý bộ nhớ, và cái gì cần thiết mới được cất giữ vào các ô. Người tự kỷ có lẽ không có bộ nhớ gồm các ngăn và cũng chẳng có cơ chế quản lý nó. Họ luôn sống trong ?onhà kho? lưu trữ những gì mà họ nhớ được: con số, công thức toán học, tranh ảnh?
    Cũng như Kim Peek, Stephen Wiltshire là một người sống như vậy. Một ngày tháng 8/2001, hai phóng viên BBC và một thanh niên da đen bay trên một chiếc máy bay lên thẳng để làm một thử nghiệm trên bầu trời London. Stephen Wiltshire là một chàng trai da đen thiểu năng trí tuệ 29 tuổi. Anh phải nhìn qua cửa sổ máy bay trong khi nó lượn một vòng qua khu nội thành London. Sau đó máy bay hạ cánh và trong 3 giờ anh dễ dàng vẽ lại từng chi tiết một khu vực rộng khoảng 10 km2 của London nhìn từ trên trời xuống, nơi có 12 danh lam thắng cảnh nổi tiếng của London, hơn 200 toà nhà với cả những chi tiết như cửa sổ lâu đài, tháp canh, ống khói? Stephen Wiltshire không vẽ, mà ?oin? bức tranh từ bộ nhớ của anh ta.
    Cũng như mọi người khác, những hình ảnh Stephen nhìn thấy được lưu trong vùng sau đầu trên diện tích khoảng 3-4 tỷ tế bào thần kinh. Điểm khác biệt giữa Stephen với những người bình thường là anh không chỉ nhìn một lần (khi máy bay bay qua) mà ?onhìn thấy? mãi mãi (cả khi máy bay đã bay qua) những gì anh đã nạp vào bộ nhớ.
    Bộ não của người tự kỷ có thể có những năng lực hoàn toàn khác nhau: nhớ các số liệu về các sự kiện lịch sử; các tuyến đường giao thông; tính ra ngày trong tuần cho một ngày bất kỳ; nhớ được những gì đã ?onhìn thấy? như Stephen Wiltshire hoặc có năng lực ngôn ngữ phi thường như Christopher Taylor.
    Christopher Taylor năm nay 40 tuổi và sống tại một thị trấn nhỏ bé ở Đông Bắc nước Anh. Tối tối anh lại đến uống một, hai cốc bia tại một cái quán nhỏ chỉ cách nhà anh 200 mét. Tuy nhiên, nếu không có người dẫn đường thì thế nào anh cũng đi lạc. Nhưng anh lại có thể nói, đọc và viết được tiếng Đan Mạch, Hà Lan, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hindi, Italy, Nauy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nga, Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Thổ Nhĩ Kỳ?
    Từ đâu mà những người tự kỷ có được khả năng của họ? Câu hỏi tuy có lý, nhưng chưa đúng hướng. Các nhà nghiên cứu đặt câu hỏi theo một hướng hoàn toàn khác: tại sao người bình thường lại không có được những khả năng của những người tự kỷ.

    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT

    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  2. Namap

    Namap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    83
    Đã được thích:
    0
    Namap thắc mắc không biết chữ tự kỹ nghĩa là gì? Từ này nguồn gốc để hiểu như thế nào?
    Câu hỏi này có thể ở box lịch sử đâu đó thì thích hợp hơn, hihi: nguồn gốc của tiếng Việt như thế nào? Ai biết xin được học hỏi.
    Thanks,
    Em be xinh dep
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tiên trách kỷ, hậu trách nhân: trước hết phải xem xét lại mình rồi hãy trách người.
    Chữ ?okỷ? có nghĩa là chính bản thân mình. Chữ ?otự? có nghĩa là nguyên nhân xuất phát từ bên trong. Bệnh tự kỷ là bệnh lặp đi lặp lại một cách máy móc một số hành động nhất định nào đó rất thành thạo, nhưng lại gặp khó khăn đối với những họat động xã hội thông thường. Vì bệnh nhân không giao tiếp được với mọi người nên người ta gọi là ?ochỉ thao tác được với chính bản thân thôi?, tức là tự kỷ.
    Cần phân biệt rõ bệnh tự kỷ với cả khả năng tự kỷ ám thị. Ám thị có nghĩa là ra chỉ thị một cách ám muội, hay còn gọi là ?ongầm ra lệnh?. Ngầm ra lệnh cho chính bản thân mình là điều mà chúng ta vẫn thường phải làm trong cuộc sống. Thí dụ: Nếu bạn hay tập chạy vào buổi sáng, bạn sẽ phải thường xuyên làm việc này, để cố gắng chạy hết một quãng đường dài đã xác định trước.
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  4. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    HỒN MA NGƯỜI ẤN ĐỘ


    Một câu chuyện ít hư cấu về sự hiện diện của hồn ma người Â?Tn Độ trong ngôi nhà mới xây ở một vùng nông thôn. Dưới nền của ngôi nhà trước khi được xây dựng, người ta tìm thấy một số đồ đạc của người Â?Tn Độ rồi một thời gian sau đó, trong nhà liên tục xuất hiện một đốm lửa xanh lập loè. Nhân vật tôi trong câu chuyện này là một cậu bé mới 11 tuổi đã chứng kiến nhiều sự kiện kỳ lạ xảy ra trong chính ngôi nhà của mình...






    Bố mẹ tôi vừa xây dựng được căn nhà tuyệt đẹp theo ý muốn của họ trên mảnh đất rộng 3,6 ha, dọc theo con sông thơ mộng Icyle tại thung lũng Leavenworth. Mảnh đất này vốn thuộc quyền sở hữu của ông bà nội. Khi ông bà mất, bố tôi là người được thừa kế mảnh đất. Trên mảnh đất tuyệt đẹp đó có một căn nhà nhỏ được xây từ thời ông bà nội tôi. Theo bản thiết kế mới của bố tôi, căn nhà nhỏ đó sẽ phải xoá đi để xây dựng lại. Trong khi đào móng nhà, mẹ tôi tình cờ nhìn thấy một số mảnh gốm và vài mũi tên gãy. Bà không quan tâm nhiều đến những thứ này, nhưng bà cũng mang chúng đến một nhà khảo cổ học địa phương để nhờ xác định xem đó có phải là đồ cổ không vì trước đó ở những vùng lân cận, người ta cũng thường tìm thấy một số cổ vật bị vùi dưới lớp đất sâu.

    Nhà khảo cổ mà mẹ tôi nhờ vả là một giáo sư của trường đại học cộng đồng, chuyên nghiên cứu về đặc điểm của các nền văn hoá. Ông cho mẹ tôi biết, rằng những thứ bà mang tới thuộc về nền văn hoá Â?Tn Độ, có thể nó được bắt nguồn từ những khu trại của người Â?Tn Độ, rất phổ biến bên kia con sông Icycle. Mẹ tôi không suy nghĩ nhiều về những điều đó, bà cảm ơn giáo sư và ra về. I?Tt nhất bà cũng biết được những vật được tìm thấy là vật gì, nhưng bà lại không biết được rằng những thứ đó lại trở thành nỗi ám ảnh và gây ra nhiều xáo trộn kỳ lạ mà chúng tôi đã phải trải qua sau hơn 2 năm căn nhà mới được khánh thành.

    Trong căn nhà mới xây, có một chiếc cầu thang hình xoắn ốc, dẫn từ cửa phòng ngủ tầng 3 của bố mẹ tôi đến cửa tầng hầm dưới tầng 1. Ngày chúng tôi khánh thành ngôi nhà, tôi và mẹ tôi đã tận mắt nhìn thấy một quả cầu lửa di động, lập loè như ma trơi, chuyển động từ cửa phòng ngủ của mẹ tôi đến cửa tầng hầm, rồi biến mất. Tôi và mẹ không dám thở mạnh và cũng không tin vào những thứ chúng tôi đang nhìn thấy. Tôi tưởng tôi đang nằm mơ. Nhưng không, trời vẫn chưa khuya, ngoài vườn cây cối vẫn xào xạc, chỉ có tiếng côn trùng tự dưng im bặt, dường như chúng cũng cảm nhận được một điều kỳ lạ nào đó đang diễn ra. Tôi quay sang hỏi mẹ rằng chúng tôi có phải đang nằm mơ không?

    Có những đêm chúng tôi đang ngủ say chợt bị đánh thức bởi những âm thanh như tiếng gặm nhấm vang ngay bên cạnh cửa sổ phòng ngủ. Bố tôi trở dậy bật đèn rồi đi ra ngoài xem xét nhưng không thấy điều gì bất thường. Có điều bên ngoài cửa sổ không có dấu chân nào mặc dù lúc đó trời đang có tuyết rơi.

    Hết năm thứ nhất, mẹ tôi sinh thêm một em bé. Cuộc sống vẫn tiếp tục với chuỗi sự kiện kỳ lạ xảy ra trong ngôi nhà. Một buổi tối khi cho em bé ăn xong ở tầng 1, mẹ tôi tắt đèn để nó ngủ trong nôi rồi lên phòng riêng xem chương trình giải trí. Một lúc sau em tôi bỗng khóc ré lên, mẹ tôi vội trở xuống xem có chuyện gì khiến
    em tôi khóc thì thấy đèn bỗng nhiên bật sáng.

    Một buổi tối, mẹ tôi bỗng nhiên bật dậy vì dường như bà nhớ ra một điều gì đó vẫn còn dang dở chưa la m xong. Mặc thêm áo ấm vào người, bà trở xuống tầng hầm rồi hí hoáy vẽ tiếp bức tranh miêu tả một đàn ngựa đang chạy hay một thứ gì đó đại loại như vậy. Khi vẽ xong, bà lên gác và chìm vào giấc ngủ. Sáng hôm sau khi nhìn bức tranh được mẹ vẽ ngày tối hôm trước, bố tôi đã hết lời khen ngợi, ông nói rằng ông rất thích bức tranh đó vì nó có hồn với những nét vẽ tươi tắn và sinh động. Khi nhìn lại tác phẩm mình hoàn thành vào tối hôm trước, mẹ tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong bức vẽ xuất hiện một kỵ sĩ người Â?Tn Độ, mặc dù tối trước đó bà chỉ vẽ một đàn ngựa. Bà không còn nhớ rõ về những việc làm của mình tối hôm trước, chỉ duy nhất một điều bà nhớ là cảm giác bị ai đó theo dõi khi ngồi vẽ bức tranh.

    Có lẽ một kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi là một đêm khuya khi tôi đang say giấc nồng thì đột nhiên tỉnh dậy. Trong phòng không có ai trừ tôi ra, bố mẹ và em ngủ trên phong tầng 3. Tôi linh cảm thấy không khí trong phòng có vẻ ngột ngạt, cảm giác như ai đang đứng trong phòng. Tôi không dám nhỏm dậy mà chi he hé mắt quay ra. A?Tnh sáng mờ mờ của tuyết rọi vào tuy hơi tối nhưng cũng đủ cho tôi nhìn thấy một hình người cao lớn đang đứng giữa phòng. Người đàn ông mang dáng vẻ của một người Â?Tn Độ với chiếc dây cung vòng ra trước ngực và túi đựng cung tên treo đằng sau. Hình như người lạ mặt không có ý định hại tôi nên tôi không kêu lên. Thú thực vào lúc đó tôi cũng sợ hãi tột bậc, đâu còn can đảm mà kêu lên. Chợt có tiếng mèo kêu bên ngoài cửa sổ, tôi quay ra, nhưng khi quay vào thì bóng người đàn ông đã biến mất tựa hồ như làn sương mỏng, không để lại bất cứ dây vết gì, đồ đạc trong phòng vẫn còn nguyên, không suy suyển.

    Trên đây là những lần tôi có thể cảm nhận được một cách rõ ràng nhất, và tất nhiên còn rất nhiều lần khác với một số sự kiện khác kỳ lạ xảy ra trong ngôi nhà. Tôi không còn cảm thấy sợ vì biết rằng người đàn ông tôi gặp trong đêm đó chỉ muốn đến thăm, xem ai đang sống trong ngôi nhà mà trước kia có thể đã từng thuộc quyền sở hữu của ông ta.


    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
    Lần cập nhật cuối: 23/03/2014
  5. sophia11

    sophia11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    SỰ SỐNG SAU CÁI CHẾT
    Các bạn có lẽ đã nghe nhiều những câu chuyện về tiền kiếp đầu thai, nhưng không tin vì tính khoa học và xác thực của câu chuyện không được đảm bảo.
    Đối với khoa học phương Tây, vấn đề sự sống sau cái chết gần như là một điều cấm kị bởi vì trái ngược với Kinh Thánh.
    Nhưng hiện nay đã có khá nhiều nhà khoa học thành lập các tổ chức để nghiên cứu về hiện tượng tâm linh. Tôi muốn giới thiệy với các bạn những nghiên cứu ấn tượng nhất, gây nhiều tranh cãi nhất trong giới khoa học. Nó gây nhiều tranh cãi vì tính xác thực của nó được đảm bảo bằng uy tính khoa học của một nhà khoa học nổi tiếng DR Ian Stevenson, được đảm bảo bởi cách nghiên cứu hoàn toàn được tuân theo những chuẩn mực khoa học..
    Các nghiên cứu của ông đều được in thành sách khoa học và đang tải trên các tạp chí khoa học.
    I. TIẾN SĨ IAN STEVENSON
    Tiến Sĩ Ian Stevenson học về y khoa và tâm lý tại Ðại Học Y Khoa Mac Gill và đậu Y Khoa Bác Sĩ năm 1943. Tiến Sĩ Ian Stevenson đã phục vụ tại Bệnh Viện Saint Joseph, Tiểu Bang Arizona, Hoa Kỳ, Viện Ðại Học Louisana, New Orleans từ Năm 1947 đến Năm 1957. Bắt đầu năm 1957 Tiến Sĩ điều khiển Ngành Tâm Trí và là Viện Trưởng Viện Tâm Trí tại Ðại Học Virginia, Charlotsville.
    Tiến Sĩ là tác giả của nhiều bài khảo luận về Bệnh Tâm Trí đăng trên các Tập San Y Học. Ngoài việc trị bệnh cho các bệnh nhân Tiến Sĩ còn phụ trách giảng dạy tại các Trường Ðại Học Hoa Kỳ.
    Tiến Sĩ là một nhà phân tích về tâm trí có biệt tài và đến năm 48 tuổi Tiến Sĩ đã đạt đến nấc thang danh vọng cuối cùng; thế mà Tiến Sỉ bỏ nghề y khoa chuyên môn để bước sang một lĩnh vực khác, đó là công cuộc điều tra và nghiên cứu về Luân Hồi.
    Trong một cuộc phỏng vấn, Ký Giả Eugene Kinkaid của tờ New Yorker đã hỏi Tiến Sĩ lý do gÌ đã khiến Tiến Sĩ bỏ nghề y khoa chuyên môn để đi theo một nghề không chính thống. Tiến Sĩ đã trả lời:
    "Tôi không đồng ý các phương pháp áp dụng để chữa trị các bệnh nhân tinh thần. Lý thuyết của ngành tâm trí hiện nay cho rằng cá tính của một con người là do ảnh hưởng của tính chất di truyền hoặc là ảnh hưởng thời gian của người cha hay người mẹ trước và sau khi sanh, Song rất nhiều trường hợp tôi đã khám phá ra chúng ta không thể đồng ý với lý thuyết trên cả về tính cách di truyền lẫn ảnh hưởng thời gian."
    Tiến Sĩ Ian Stevenson đã giải thích trong việc nghiên cứu về luân hồi Ông đã phải dùng đến nhiều phương pháp chuyên môn của một nhà sử học, một nhà luật học, một nhà tâm trí học và tìm các dữ kiện qua những chứng nhân, tài liệu như nhật ký, giấy khai sanh, báo cáo giảo nghiệm, hồ sơ bệnh lý, tin tức của các báo chí vân vân...
    Tập San về Bệnh Thần Kinh và Trí Não (The Journal of Nervous and Mental Desease) số 165 Tháng 9 Năm 1977 đã dành riêng nói về công cuộc nghiên cứu luân hồi, về có sự sống sau khi chết của Tiến Sĩ đã khiến cho các độc giả cùng các nhà khoa học gia rất chú ý đến những chứng minh của Tiến Sĩ. Cũng trong Tháng 5 Năm 1977 Tiến Sĩ đã đăng một bài khảo luận "The Explanatory Value of The Idea of Reincarnation" nêu vấn đề luân hồi trên tập san này.
    Phản ứng của các độc giả ra sao? Tiến Sĩ Eugene Brody, nhà xuất bản tờ báo cũng là một nhà tâm trí học của Viện Ðại Học Y Khoa Maryland trong một cuộc phỏng vấn đã cho biết như sau: "Tôi đã nhận được lối 300 đến 400 lá thư của các Khoa Học Gia yêu cầu cho in lại số báo trên. Quả là đã có nhiều người chú trọng đến vấn đề này."
    Hơn 40 năm , ông đã đ qua rất nhiều nước khảo cứu các trẻ em trên thế giới cả Ðông lẫn Tây có ký ức về tiền kiếp. Ông đã thu thập hơn 1000 trường hợp nhớ về tiền kiếp.
    Hiện tại ông đang là Director of the Division of Personality Studies tại trường Đại Học Virginia.
    Nếu bạn vào trang web của trường Virgina bạn sẽ được cập nhật nhiều hơn về những nghiên cứu gần đây của ông.
    Ông đã xuất bản rất nhiều sách, Tôi chỉ muốn tường thuật lại một trường hợp điển hình
    -ooOoo-
    TIỀN THÂN BONGKUCH PROMSIN
    Tác giả: Ian Stevenson
    Bongkuch Promsin sanh ngày 12 Tháng 2 Năm 1962 tại làng Don Kha, Tỉnh Nakhon Sawan, Thái Lan. Ông Pamorn Promsin, cha Bongkuch là Hiệu Trưởng một trường Trung Học gần Don Kha. Tuy ông có kiến thức khá nhưng lương hàng tháng lại ít ỏi nên cuộc sống của gia đình rất đạm bạc.
    Ngay khi biết nói rành rẽ, Bongkuch đã hay kể chuyện về tiền kiếp của mình. Bongkuch tả cho gia đình nghe nhiều chi tiết về đời sống trước như em ở làng Hua Tanon cách Don Kha chừng 9 cây số, em có tên là Chamrat và còn nhớ tên cha mẹ của Chamrat. Em cũng kể ra các vật dụng mà em có như là con dao, chiếc xe đạp, và gia đình ở tiền kiếp có nuôi 2 con bà.(Gia đình hiện tại của em không nuôi bà). Em cho biết một chi tiết đặc biệt là đã bị hai tên sát nhân giết chết ở Hua Tanon. Họ đã đâm em nhiều nhát để lấy chiếc đồng hồ đeo tay và sợi giây chuyền của em. Sau đó họ đã vất thây em xuống ruộng. (Khi kể chuyện này Bongkuch chừng 2 tuổi). Bongkuch cho biết sau khi chết em ở trên một ngọn cây gần nơi bị giết một thời gian là bảy năm. Một hôm trời mưa em trông thấy người cha hiện tại (Pamorn Promsin) đi ngang, em đã theo ông về nhà bằng xe buýt. Cha của Bongkuch xác nhận là trước khi vợ ông mang thai Bongkuch, ông có đi Hua Tanon để dự một phiên họp và hôm đó trời mưa.
    Mẹ của Bongkuch cho biết có lần Bà đi tìm măng ở khu vực xảy ra án mạng trước khi mang thai Bongkuch nhưng không nhớ rõ thời gian nào. Bà nói rằng Bà không đến nơi gia đình Chamrat cư ngụ. Ông Pamorn Promsin vì nghề nghiệp có quen biết vài thầy giáo ở Hua Tanon nhưng không có bà con hoặc bạn bè ở đấy. Cả hai vợ chồng đều xác nhận với tôi (Ian Stevenson) là không biết gì về vụ Chamrat, một thiếu niên bị giết cả. Những tin tức giết người của một làng như Hua Tanon có được loan truyền đến các vùng lân cận như Don Kha nhưng những vụ án mạng thời ấy thường hay xảy ra nên người ta không mấy quan tâm đến và hầu như đã quên vụ án xảy ra. Hơn nữa vụ án xảy ra nay đã trên 10 năm thì tôi cho rằng dù cha mẹ Bongkuch có nghe kể vụ Chamrat bị giết cũng ít chú ý và gần như là quên ngay.
    Chuyện Bongkuch kể về tiền kiếp của mình đã đến tai gia đình Chanrat và một vài người đã tới Don Kha thăm Bongkuch.(Lúc này Bongkuch chừng 2 tuổi rưỡi). Sau đó Bongkuch có theo gia đình đến Hua Tanon. Những chuyến viếng thăm này chỉ có mục đích là để kiểm chứng những điều Bongkuch nói về tiền kiếp. Chuyện về tiền kiếp của Bongkuch là có thực. Hai người dính líu trong vô giết Chamrat, một người đã tẩu thoát được, còn một người tuy bị bắt nhưng được tha vì thiếu chứng cớ. Tôi (Ian Stevenson) có thẩm vấn vài người cảnh sát hiện còn nhớ rõ vụ án, họ đã xác nhận những lời Bongkuch cho biết về vụ giết người rất là trung thực kể cả tên những người bị tình nghi.
    Các báo cáo về trường hợp này đã được đăng trên báo chí Thái Lan vào tháng 3 năm 1965 và một thông tin viên đã gọi cho tôi. Bác Sĩ Sophon Nakphairaj (Giám Ðốc Bệnh Viện của Chánh Phò Tỉnh Nakhon Sawan) đã điều tra vụ này năm 1965. Còn tôi điều tra vụ này năm 1966. Tôi đã phỏng vấn cả hai gia đình tại Don Kha và Hua Tanon. Tôi vẫn tiếp tục điều tra vào những năm sau đó, và lần chót tôi gặp cha mẹ Bongkuch vào năm 1980. Tính tình khác thường của Bongkuch đã khiến cho gia đình em và sau ngay cả tôi cũng đều phải quan tâm đến em. Trong thời gian nói nhiều đến tiền kiếp gia đình thường thấy em có nhiều tật xấu, chẳng hạn như cách thức rửa tay và đôi khi em nói những tiếng mà gia đình không hiểu. Sở thích về ăn uống của Bongkuch không giống như những người trong gia đình vì gia đình Chamrat là một gia đình Lào. (Người Thái cho rằng những món ăn của người Lào không tinh khiết bằng những món ăn của Thái và tiếng nói lạ lùng chính là tiếng Lào). Gia đình Bongkuch không có ai biết nói tiếng Lào ngay cả những người dân làng Don Kha. Bongkuch thích các món ăn Lào, chẳng hạn như món ăn cơm nếp mà người Lào ưa chuộng. Bongkuch thù ghét các người giết Chamrat và em hăm dọa là sẽ trả thù khi có dịp. Thỉnh thoảng em lấy một cây gậy nhỏ và đánh vào một cái trụ mà em tưởng tượng là kẻ thù đã giết Chamrat; em vừa đánh vừa gọi tên những kẻ sát nhân. Có lúc em nghĩ rằng em là một người lớn bị tù túng trong một thân hình đứa nhỏ cho nên em có cử chỉ của một người lớn. Em đánh răng (Trẻ con Thái Lan thường không đánh răng). Ðặc biệt có lần em đã tới tiệm hớt tóc để xin cạo râu. Em không để ý đến những bộ gái cùng lứa tuổi mà chú ý đến các thiếu nữ. Một hôm có một thiếu nữ đến thăm gia đình em và dự định ở chơi ít bửa, nhưng vì thái độ mơn trớn ve vãn của em khiến thiếu nữ bực mình phải ra về sớm. Ngoài tính hơi phóng đãng, đôi khi anh lại muốn xuất gia đầu Phật. Hai bản chất trái ngược này của Bongkuch rất phù hợp với tính tình của Chamrat. Trước khi chết, Chamrat có gắn bó với một người bạn gái, Chamrat cũng đặc biệt lưu ý đến tôn giáo và anh muốn trở thành một thầy tu. (Ðiều này không có gì là bất thường vì ở Thái Lan, rất nhiều thanh niên vào Chùa tu một thời gian và sau đó trở về đời sống cư sĩ và lập gia đình).
    Khi Bongkuch càng lớn lên thì trí nhớ về tiền kiếp càng mờ dần. Trong làng, các trẻ khác vẫn thường chế nhạo em là "đứa trẻ có hai đời sống", điều này làm em muốn quên ký ức. Ðến năm 10 tuổi thì em không còn kể chuyện với ai về tiền kiếp của mình nữa Ký ức mờ nhạt dần với thời gian, em đã trở lại hoàn toàn bình thường.
    Năm 1980, vào lần cuối cùng tôi (Ian Stevenson) gặp lại em, lúc này em đã 18 tuổi đang theo theo học ở một trường Tỉnh Nakhon Sawan. Một điều mà em không bỏ được là tính thích ăn cơm nếp như những người Lào.
    Sophia
    Được sophia11 sửa chữa / chuyển vào 16:06 ngày 04/12/2003
  6. sophia11

    sophia11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    VẾT BỚT
    Ấn tượng nhất là những nghiên cứu của Dr Stevenson về vết bớt. 35% trẻ nhớ lại tiền kiếp có những vết bớt trùng hợp với tiền kiếp. 43/49 trường hợp được các dữ liệu y khoa xác nhận sự trùng hợp giữa vết bớt và vết thương của người đã khuất.
    Vết bớt của một thanh niên người Ấn , ngay từ nhỏ anh đã nhớ tiền kiếp của mình là Maha Ram, chết vì bị bắn ở khoảng cách gần.
    Vòng tròn trong ảnh chỉ vị trí vết đạn trên người Maha Ram. Bức vẽ này được vẽ bởi khám nghiệm thư thể MahamRam của cảnh sát.
    Bớt trên đầu môt người Thai , khi nhỏ ông nhớ tiền kiếp mình là chính chú mình , chết vì bị đánh lên đầu bằng một con dao nặng
    Dị tật bẩn sinh ở tai của một cậu bé Thổ Nhĩ Kì. Em nhớ lại tiền kiếp là người đàn ông bị giết vì bi bắn vào bên phải đầu ờ khoảng cách gần.Theo hồ sơ bệnh viện quả thật người đàn ông đó đã bị viên đạn xuyên từ bên phải tai vào hộp sọ , chết sau 6 ngày nhập viện.
    Bàn tay bẩm sinh gần như cụt của một em trai người Ấn, nhớ lại tiền kiếp là một cậu bé ở làng khác chết vì tay vị quấn vào máy xay cỏ làm cụt các ngón tay.
    Gai đình 2 bên hoàn toàn không biết gì về nhau từ trước. Khi tới làng của cậu bé đã qua đời, em đã nhận dang đúng bố mẹ và người thân của cậu bé đó , cũng như đường đi trong làng, ngôi nhà trong tiền kiếp.
    Dị tật bảm sinh của một bé gái người Burma, nhớ lại tiền kiếp mình là một phụ nữ trẻ, chết vì bi xe lửa cán và đôi chân bị cắt lìa trước tiên.
    Được sophia11 sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 04/12/2003
  7. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cảm ơn bạn Sophia. Từ trước đến giờ chủ đề này chỉ do một mình anh NTA độc thoại, nay lại có thêm những bài viết của bạn đã làm cho anh NTA không còn cảm thấy đơn độc nữa rồi. Tôi xin tặng bạn 5 sao để làm kỉ niệm !
    Các bạn quan tâm có thể xem thêm tư liệu từ địa chỉ http://www.tamlinh.net/second-homepage.html
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
    Được nvl sửa chữa / chuyển vào 14:29 ngày 05/12/2003
  8. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Hi all
    Dạo này có rất nhiều bạn gởi thư đến mình hỏi:
    " Tại sao anh post truyện lâu thế .."
    "Anh NTA ơi ! Những chuyện kỳ bí của anh có vẻ đã bớt kỳ bí tại vì anh để ngâm lâu quá rồi đấy ! "
    Mình cũng cố gắng type và e*** để post lên cho các bạn nhưng thời gian mình dạo này cũng không có nhiều lắm (mỗi tuần mình chỉ có thể post 1 mẩu truyện lên thôi), mong các bạn thông cảm nhé
    May mà dạo này có sophia11 giúp mình một tay rồi
    Cảm ơn bạn nhiều nhé ... mình cũng vote bạn 5*
    Chào mừng các bạn đến với diễn đàn KHCN&MT
    Lần cập nhật cuối: 23/03/2014
  9. sophia11

    sophia11 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2003
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã cổ vũ
    Mình có hứng thú và đọc khá nhiều về những nghiên cứu về vấn đề tâm linh này. Sẽ cố gắng cập nhật những thông tin đến các bạn.
    Hiện nay theo mình biết, các trường hợp xuất bản của Dr Stevenson khá thuyết phục. Một số nhà khoa học cố gắng tìm nhiều lỗ hổng để phản bác tính tin cậy của chúng..nhưng cho đến nay các phản bác ấy đều rời rạc và yếu ớt.
    Một phản bác nhiếu nhất la : đa số các trường hợp đều xảy ra ở các nước phương Đông, nơi có truyền thống tin vào "luân hồi" .điều này ảnh hưởng tới tính tin cậy của các trường hợp.
    Chính vì vậy mới đây Dr Stevenson đã công bố những nghiên cứu mới nhất về các trường hợp ở Châu Âu.
    Không biết các bạn có biết hoặc quen trường hợp nào mà người đó có thể nhớ ít nhiều đến một điều gì mơ hồ mà có thể là tiền kiếp của mình không?
    Nói đến những hiện tượng không giải thích được, ngay tại VN chắc các bạn cũng biết những người nổi tiếng đi tìm hài cốt các liệt sĩ. Báo và đài cũng đăng khá nhiều. Không biết có ai có thể giải thích được những hiện tượng này không nhi?
    Được sophia11 sửa chữa / chuyển vào 16:38 ngày 07/12/2003
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Ngày xưa tớ có viết bài này, bạn có thể tham khảo
    [topic]215095[/topic]
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394

Chia sẻ trang này