1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG CÂU CHUYỆN NÊN BIẾT

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi hoaibaovietnam84, 08/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoaibaovietnam84

    hoaibaovietnam84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Đích đến
    Đó là một buổi sáng sương mù phủ kín, ngày 4-7-1952 khi Florence Chadwick bước xuống nước bơi vượt eo biển từ đảo Catalina đến bờ biển California. Bơi đường trường không phải là một điều mới lạ đối với Florence, bởi cô từng vượt biển Manche (giữa nước Anh và Pháp) ở cả hai chiều.
    Buổi sáng hôm đó nước lạnh cóng, còn sương mù thì dày đến nỗi cô khó có thể nhìn thấy chiếc thuyền trong đoàn. Sau khi đã bơi hơn 15 tiếng đồng hồ, cô yêu cầu mọi người kéo cô lên thuyền. Huấn luyện viên của Florence ráng hết sức để động viên cô bởi họ đã rất gần bờ, nhưng cô chỉ nhìn thấy sương mù và sương mù. Vì thế cô bỏ cuộc... khi cách đích không tới nửa dặm.
    Sau đó cô tâm sự: "Không phải tôi biện hộ cho mình, nhưng nếu tôi nhìn thấy bờ, tôi đã có thể bơi đến đích". Không phải cái lạnh hay sự sợ hãi, hay sự kiệt sức đã khiến cho Florence Chadwick thất bại, mà chính là sương mù.
    Hai tháng sau cũng chính tại eo biển đó, cũng là khoảng cách đó, Florence Chadwick đã lập một kỷ lục mới, bởi vì giờ đây cô có thể nhìn thấy đất liền.
    Nhiều lúc chúng ta cũng thất bại, không phải vì chúng ta sợ hay bởi áp lực của những người xung quanh hay tại bất cứ điều gì, mà chỉ vì chúng ta không nhìn thấy đích của mình.
    xitrum.net
  2. hgian

    hgian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2005
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện của bạn thật sự rất sâu sắc!
    Những chuyện vui vẻ, hài hước ...cười 1 chút cũng thích nhưng đọc mãi --> chán vì nó nhạt thếch
    Mình cũng hay vào diễn đàn và rất thích đón nhận ý nghĩa từ những câu chuyện của bạn!
    Thi học kỳ xong rồi, bạn post bài tiếp nhé!
  3. hoaibaovietnam84

    hoaibaovietnam84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Cái nút áo
    --------------------------------------------------------------------------------
    Giật mình thức giấc. Cảm thấy khát khô ở cổ, tôi lồm cồm ngồi dậy mở tủ lạnh nốc một hơi. Nước lạnh làm tôi tỉnh người. Nhìn đồng hồ đã hơn 4g sáng. Tôi đến bên máy vi tính bật máy lên. Mở chương trình Nhật Ký định nhập vào những việc mình đã làm hoặc những suy nghĩ về một ngày đã qua. Nhưng chương trình lại bật lên thông báo nhấp nháy màu đỏ chói : "Tuần sau là đến ngày đầu tiên quen M". Tôi chỉnh chương trình để xem lại cái ngày đầu tiên đó và mĩm cười khi thấy lúc đó mình trẻ con hết sức. Tôi quyết định sẽ lục tung hết Internet để tìm ra một cái thiệp độc chiêu gửi nàng. Cuối cùng tôi cũng mãn nguyện với một cái thiệp nhiều ý nghĩa. Tôi kéo ngăn tủ ra để lấy cái đĩa CD hình mình để ghép vào thiệp, nhưng chợt nhìn thấy trong đó có một gói quà xinh xắn. Biết là của M tôi hồi hộp mở gói quà. Bên trên là một tấm thiệp to, còn bên dưới là một chiếc đồng hồ để bàn rất dễ thương và một cái nút áo. Hơi ngạc nhiên khi nhìn cái nút áo, tôi vội mở thiệp ra xem.
    Anh thân mến !
    Thế là chúng mình quen nhau đã 3 năm rồi. Trong 3 năm qua em rất vui vì đã quen được anh. Em đã học được rất nhiều điều từ anh.
    Anh là người rất giỏi, làm được rất nhiều việc lại sống rất tốt với mọi người. Anh sống hết sức chan hoà không câu nệ giàu nghèo, chức vị. Anh hết lòng với mọi người và được rất nhiều anh em bè bạn mến yêu, kính nể.
    Tối nay, cũng như bao ngày em đến nhà anh, đã 9g tối anh vẫn chưa về nhà. Khi đến nhà anh, em nhìn thấy mẹ đang khâu lại chiếc áo bị bỏng thuốc lá của anh. Nhìn mẹ chợt em nhớ đến anh, rồi nhớ đến những gì em đã thấy ở nhà anh.
    Em xin phép được tặng cho anh cái đồng hồ với lời nhắn : "Thời gian luôn trôi đi lạnh lùng. Có những thứ ngày mai làm được, nhưng có những thứ ngày mai không thể nào làm được".
    Và một cái nút áo với lời nhắn chân tình : "Đôi khi người ta biết được rất nhiều điều nhưng lại không biết một điều đơn giản là áo mình đang mặc có bao nhiêu cái nút !". Anh đã sống vì mọi người nhưng trong mọi người lại thiếu một người quan trọng nhất. Anh hãy xem tờ giấy bên dưới. Chúc Anh luôn vui vẻ và thành đạt.
    Tôi cầm đồng hồ và cái nút lên, bên dưới có một tờ giấy xếp làm tư nằm ngay ngắn, tôi mở ra xem và thấy ngẩn ngơ với những dòng chữ dưới đây :
    Em thấy anh rủ bạn về nhà cùng vui vẻ, làm xả láng mấy thùng Ken anh em bàn tán chuyện đời, chuyện cơ quan, chuyện nhà sếp, chuyện quan trường, đủ thứ chuyện nhậu hoài bàn hổng hết.
    Em thấy mẹ cặm cụi dọn dẹp thức ăn dư, lom khom nhặt từng vỏ lon xếp lại, sáng mai ra chợ đổi lấy chục chanh pha nước, cho thằng con tỉnh rượu mỗi khi say.
    Em thấy anh sáng ra sạp gom gần hết báo, đọc ngấu nghiến từng bài từng mục. Ngẫm chuyện đời, chuyện quan liêu, chuyện cửa quyền, chuyện Mỹ, chuyện Irak, chuyện Seagames, ...
    Em thấy mẹ cẩn thận sắp từng tờ báo, lựa riêng ra những phần quảng cáo rồi ngập ngừng hỏi cái này cân kg bán được hông con?
    Em thấy anh chơi hết lòng với bạn, chẳng bỏ về dù tăng 4 hay tăng 3
    Em thấy mẹ cứ trằn trọc ra vô mãi, 2g rồi mà phòng nó vắng tanh
    Em thấy anh sau một ngày làm mệt mõi, về nhà bật máy lạnh, bật quạt, ngã lưng nằm thẳng cẳng chẳng muộn phiền.
    Em thấy mẹ ra hiên nằm những ngày trời nóng, rồi lẩm bẩm xem điện tháng này có quá định mức chưa.
    Em thấy anh ghiền chơi vi tính, cứ băn khoăn hoài chuyện nâng cấp CPU lên 2 hay 3 Gb
    Em thấy mẹ rất ghiền xem cải lương, cứ chặm nước mắt, cứ cười vui thoải mái khi xem hoài cái tivi cà giật, cái Tivi từ lúc anh tắm mưa.
    Em thấy anh chuyên viên vi tính, viết phần mềm để quản lý công ty, xem công nợ, lãi lỗ, bấm một phát là có ngay. Thế mà chẳng thể nào tính đúng được tình thương của người mẹ.
    Em thấy mẹ chẳng cần vi tính, vẫn âm thầm lập trình cá, cơm, rau. Biết chị Hai cái áo ủi không ngay, còn anh nữa đôi giày cả tuần chưa chịu đánh !
    Em thấy anh chuyện làm chuyện lớn mà quên đi những chuyện nhỏ xung quanh.
    Em thấy mẹ suốt đời vụn vặt mà dạy con mình những bài học lớn lao.
    __________________
    http://www.cloudstrife.com/advent7.jpg
    bacbaphi.com
  4. this_is_me

    this_is_me Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
  5. tanda_2210

    tanda_2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    http://www.vava.org.vn/vi-VN/canhdoidaukho.vip
  6. tanda_2210

    tanda_2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2005/03/3B9DC433/
  7. tanda_2210

    tanda_2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    http://worldfoto.org/vietnam37.html
  8. phamhoangle

    phamhoangle Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Anh Tuấn copy truyện rồi paste sang đây có hơn không,đỡ phải vào link.Mạng dạo này chậm như gì .
  9. tanda_2210

    tanda_2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    OK
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------
    Khúc hát ru 12 ngôi mộ cát
    Chị Nức tay cầm bó hương, chân sủi trong cát, tấm thân gầy yếu của chị gập xuống trên cát nóng, leo ngược dốc cát cao dựng đứng sau làng, dẫn tôi ra khu mộ của 12 đứa con của chị đã chết vì chất độc da cam. Mười hai nấm mộ cát. Mười hai lần tang tóc. Mười hai tháng trong năm, tháng nào cũng trĩu nặng một cái tang. Những ngôi mộ cát nằm trên gò cát cao, dưới kia là thôn Hà Thiệp, thuộc xã Võ Ninh, (Quảng Ninh, Quảng Bình).
    Khúc hát một
    19 tuổi, chị Nức "phải lòng" anh sĩ quan quân đội Đỗ Đức Địu. Ngày ấy, các làng quê vẫn thường có câu hát vui: "Em yêu anh trung uý, không yêu anh binh nhì một tháng 5 đồng". Cô thôn nữ 19 tuổi lại được anh trung uý yêu và cưới, cũng được coi là niềm hãnh diện của cả làng. Đám cưới vui. Năm 20 tuổi, Nức sinh đứa con trai đầu tiên, bụ bẫm, mặt mũi sáng sủa, đẹp ***g lộng. Họ đặt tên cháu là Đỗ Đức Trị.
    Ngày nào chị Nức cũng khoả cát vun đầy lên những ngôi mộ con mình.
    Ba năm, đôi vợ chồng trẻ ngời ngời hạnh phúc. Thằng bé Trị chóng lớn, bụ bẫm, khoẻ mạnh. Khi tròn 3 tuổi, đột ngột đầu cháu Trị phồng to, đau đớn. Chỉ chưa đầy mấy tháng phát bệnh, cháu Trị ra đi. Tiếng cười vui của đôi vợ chồng tắt lặng từ lúc đó. Trên đỉnh cát sau làng, ngôi mộ cháu Trị nằm dưới bóng phi lao. Tà vải trắng tang tóc phủ kín trên mái tóc chị Nức.
    Khúc hát hai
    Lần thứ hai chị sinh một bé gái. Anh chị đặt tên cháu là Đỗ Thị Bình. Cháu càng lớn, vợ chồng chị càng hồi hộp. Đêm đêm ôm con đi quanh làng, chị Nức cứ bị ám ảnh về một tai hoạ sẽ đến giống như đứa con trai đầu lòng. May mắn. Cháu Bình lớn lên bình thường, học hết cấp 3 thì đi học thợ may, có nghề có nghiệp.
    Anh chị mừng khôn xiết. Le lói những tiếng cười trở lại, cháy rực niềm hy vọng. Anh Địu vui hơn cả. Bởi vì tự anh biết, chính anh bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường Quảng Trị. Chính anh biết rõ lý do vì sao đứa con trai đầu của anh lại chết yểu. Nhưng anh cố giấu, không nói với vợ. Bây giờ sinh được cháu Bình đẹp như bông hoa muống biển, sống bình yên, không bệnh tật, anh vui đến khóc. Nhưng niềm vui cũng chỉ đến với anh chị quá ư ngắn ngủi...

    Bà Sứt và cháu Hằng.

    Những khúc hát buồn
    Chị Nức ôm lấy ngực mình, tiếng chị kể như bị gió cát vần vụ, tắc nghẹn, rời rạc, đớn đau: "Đến khi tui sinh đứa thứ ba, rồi thứ tư... đứa mô cũng chỉ sống được vài ba tháng rồi bị bệnh chết, không biết bệnh chi cả chú nờ. Mới sinh, ôm đứa con trong tay, đứa mô con tui cũng đẹp như tranh, nhưng răng chỉ được mấy tháng tuổi, thân thể cháu bắt đầu biến dạng, rồi chết. Mỗi đứa con tui chết, vợ chồng tui lại ôm cháu ra sau động cát, những nấm mộ con tui cứ nối dài, nối dài, bây chừ là 12 đứa con đang ở ngoài cát nớ, có ai bất hạnh như vợ chồng tui không hả chú? Chôn cất 12 đứa con, cả một nghĩa địa con mình, chú coi đây nì, 12 ngôi mộ, con tui cả đó chú nờ...".
    Niềm hy vọng cháy bỏng cứ bùng lên sau mỗi lần có một đứa con ra đi, anh chị lại cố sinh, hoạ may có thêm một đứa lành lặn. Nhưng càng sinh ra, các cháu không chịu sống, lần lượt chết cả. 12 tháng trong năm, không tháng nào không có ngày giỗ con. Anh Địu nghẹn ngào: "15 lần sinh con, vợ chồng tui giữ lại được 3 đứa. Được một đứa vẹn nguyên, còn hai đứa nữa, thì đó, chú coi. Một đứa bại liệt, một đứa thì đau yếu quặt quẹo...".
    Bà Nguyễn Thị Sứt - nay đã 82 tuổi, bà ngoại của các cháu - nói chậm, tiếng bà nghe xào xạc như tiếng cát bay: "Con Nga thì rứa rồi, bại liệt rồi, bại liệt từ nhỏ. Còn con Hằng, thì khoẻ mạnh lành lặn cho đến khi nó học xong lớp 6. Mà nó học giỏi như rứa, năm mô cũng giỏi, lại ham đọc sách, nó tội tình chi mà bây chừ trời lại bắt nó bệnh tật như rứa, ngày mô cũng vật vã đau đớn. Vừa rồi nghe ba nó bảo, các bác sĩ ở Hà Nội nói, bệnh của nó không chữa được, chỉ chờ ngày chết. Răng lại chết được...".
    Anh Địu lau nước mắt đang nhoà ướt đôi kính lão: "Mãi gần đây, tui mới dám tuyên bố là mình bị nhiễm chất độc da cam. Trước, khi các con qua đời, tui đều nói các cháu chết vì nhiều lý do. Tui sợ nói ra mình bị chất độc da cam thì đứa con lành lặn của tui không lấy được chồng. Nhưng rồi khi nó yêu, nhà chồng cũng biết. Họ không cho con trai họ lấy con gái tui. Nhưng hai đứa quyết yêu, quyết lấy, rồi sinh được một thằng con trai ba tuổi rồi, lạy trời nay cháu vẫn bình yên...".
    30 năm không bình yên
    Chị Nức thắp hương trên mộ các con, rồi chị ngồi, đưa bàn tay mình ra, vun cát lên từng nấm mộ. 12 nấm mộ trắng tròn như nhau. Gió thổi. Cát bay. Những hạt cát bay từ ngôi mộ này sang ngôi mộ khác. Chị Nức nói: "Ngày mô, tui cũng ra mộ 12 đứa con của mình, ngồi như ri, nhìn cát bay".
    Anh Địu kể: "Có đêm, hai vợ chồng nằm bên nhau, thấy hình như chỗ nằm của mình chật cứng, hình như nghe rất nhiều tiếng cười khóc của các con". 30 năm, vợ chồng chị Nức, anh Địu sống không một ngày bình yên, không một giấc ngủ bình yên; 30 năm, ngày nào vợ chồng chị cũng quằn quại trong nỗi đau đớn, trong tang tóc.
    Chị Nức kể: "Vì tháng mô cũng có tang con, nên vợ chồng tui chọn tháng đầu và tháng cuối năm làm giỗ. Còn những tháng khác thì mua hoa trái thắp hương thôi. Tui đau lên ốm xuống, tưởng chết mấy lần. Khoẻ lại, vợ chồng lại động viên nhau, gắng đẻ thêm lần nữa, mong có một đứa con lành lặn. Nhưng 15 lần sinh con, chỉ có một đứa lành lặn thôi chú nờ".

    Chị Nức ngày nào cũng quặn thắt
    bởi nỗi đau của hai đứa con mình.

    Anh Địu hạ giọng: "Còn con Hằng kia nữa, không biết cháu sẽ chết khi mô. Mà cháu thì đã học xong lớp 6, lại ham đọc sách, cháu biết rõ là cháu sắp chết. Tui nghe cháu hỏi nhiều lần: "Cha mẹ ơi, khi mô thì con chết?", chú coi, con hỏi như rứa thì vợ chồng tui chịu sao được? Nhưng không còn cách nào khác. Mười mấy giọt máu của vợ chồng tui cho cát hết chú ạ... Đêm mô, tui cũng nghe mẹ tui hát: Đừng than phận khó ai ơi/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây...". Câu hát ấy ngân nga mãi trong ngồi nhà nghèo, đốt cháy trong lòng vợ chồng chị Nức, anh Địu những khát vọng cái con.
    Nấm mộ thứ 13?
    Tôi ríu chân đi theo chị Nức ra mộ. Ba hàng mộ cát xếp nhau. Trước mỗi ngôi mộ được anh Địu chồng chị chôn một tấm ximăng nhỏ đánh số: 1,2,3,4,5... Mỗi số là mộ một đứa con. Những đứa con của họ không kịp có tên, không kịp làm giấy khai sinh, không kịp nói, không kịp cười, những đứa con được đánh số. Đứa số 1 là anh cả, rồi các em của cháu số 1 là số 2, số 3, số 4...
    Chị Nức ngồi lọt thỏm giữa những ngôi mộ, khô khét, đen đúa, bạc phờ nỗi đau thương mất mát. Đôi mắt chị ráo hoảnh. Khóc làm răng được nữa khi mà cả 30 năm trời, chị đã khóc ròng, khóc rã vì 12 đứa con ra đi...
    Nỗi đau đớn vẫn chưa buông tha vợ chồng chị. Và ngày ngày, trong ngôi nhà nhỏ bên chân cát, tiếng khóc đau đớn vì bệnh tật của cháu Hằng tưởng như có thể làm đổ rạp cả rừng phi lao trên cát, tưởng như có thể vò xoắn, quăng quật cả triền cát trắng, xé nát ruột gan vợ chồng chị Nức. Chỉ còn một niềm an ủi cuối cùng, giọt nước mát lành cuối cùng nương tựa bởi những tấm lòng thơm thảo, mỗi người hãy chia sẻ bớt nỗi đớn đau của vợ chồng chị, san sẻ chút tình, chút tương trợ để vợ chồng chị có thêm sức mạnh, gượng đứng lên mà bước nốt những bước chân đau đớn đến ngày mai. Lòng thảo thơm của chúng ta chính là lời hát ru, an ủi 12 sinh linh bé nhỏ được ngủ yên trong cát.
    Tôi rời khỏi làng mà lòng mãi day dứt bởi tiếng khóc thét đớn đau của cháu Hằng. Nhưng liệu vài ngày tới, có còn nghe tiếng cháu Hằng khóc như thế này không? Hay chỉ vài ngày tới, trên đỉnh cát chói loà kia, nấm mộ thứ 13 sẽ phủ trắng lên tuổi đời bé thơ của cháu?
    http://www.vava.org.vn/vi-VN/canhdoidaukho/2005/7/50111.vip
  10. tanda_2210

    tanda_2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0

    bé gái trong cũi
    -------------------------------------------------------------------
    Bé gái ấy có cái tên đẹp, nhưng đã 8 năm qua, em bị cha mẹ nhốt vào cũi. Em phải sống trong cảnh không mặc quần áo, không chiếu, chăn, màn dù khi trời mưa hay gió rét.

    Cháu Lê Thị ánh bị nhốt trong cũi đã 8 năm nay

    Em là Lê Thị Ánh, 13 tuổi, con anh Lê Đình Hùng ở xóm Đình Long 1, xã Nam Hưng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
    Chúng tôi đến nhà vợ chồng anh Lê Đình Hùng và Nguyễn Thị Tuyết. Anh chị tỏ vẻ e ngại, không muốn tiếp chuyện và không muốn chúng tôi tiếp cận chiếc cũi, nơi đang nhốt cháu Ánh.
    Sau khi nghe chúng tôi giải thích, muốn tìm hiểu hoàn cảnh của cháu và gia đình đưa lên báo để bạn đọc xa gần và các tấm lòng hảo tâm cảm thông chia sẻ, anh chị mới đồng ý.
    Trên khuôn mặt hao gày và buồn thảm, nước mắt chị Tuyết tuôn trào, nghẹn ngào bảo chồng dẫn chúng tôi ra vườn thăm cháu, còn chị vào nhà nằm khóc.
    Thật không tưởng tượng nổi, trong chiếc cũi bằng gỗ bạch đàn rộng chừng 1m2 để trong một gian chuồng lợn bỏ hoang, đổ nát, mái ngói đã oằn xuống như muốn sập, phía trước và phía sau trống hoác chẳng có gì che chắn.
    Một bé gái ở trần truồng đứng trong cũi đang vò đầu bứt tai, thỉnh thoảng đu người lên thành cũi, rồi lại thụp xuống, có lúc cháu lại nằm lăn ra, 2 chân đập xuống sàn gỗ, và bất chợt cười man dại, mắt nhìn bâng quơ, trâng tráo, vô hồn.
    Chúng tôi lại gần sát bên cũi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Đứa bé chẳng nhận biết được mọi người đang đứng quanh đó, nhưng khi anh Hùng bố cháu, cầm chiếc áo đem sát gần cũi ngay lập tức cháu bé giật lấy, nhai ngấu nghiến, khó khăn lắm anh Hùng mới gỡ ra được.
    Anh Hùng nói: ?oSở dĩ trong cũi không trải chiếu, không có chăn màn và mặc quần áo cho cháu là vì sẽ bị Ánh xé nát rồi có thể nhai ăn hết?.
    Chúng tôi lặng người, xót xa. ?oTình cảnh của cháu Ánh là như vậy, vợ chồng tôi không muốn cho thiên hạ biết, có nhiều người tò mò đến xem, hoặc đến thăm chỉ làm cho gia đình thêm đớn đau và tủi phận mà thôi.
    Đã 8 năm qua, tôi phải nhốt con gái của mình vào cũi để ngoài này, nhưng chỉ bà con trong xóm biết, chính ông Chủ tịch UBND xã mới biết sự việc này chỉ cách đây ít tháng, và ông đã đề nghị cho hưởng trợ cấp 202 mỗi tháng 60.000 đồng? - Anh Hùng nói trong nước mắt.
    Ông Lê Đình Ngọc, ông nội cháu Ánh cho biết: ?oHồi chiến tranh chống Mỹ, ông là lính lái xe của đoàn 559 bộ đội Trường Sơn. Giai đoạn 1967-1968, ông đã từng chở hàng hóa vào chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên và nước bạn Lào, có những thời gian sống trong các cánh rừng đã bị Mỹ rải chất độc hóa học.
    Năm 1969, bà Nguyễn Thị Loan, vợ ông, có mang mới được 7 tháng thì sinh anh Hùng. Lúc sinh ra Hùng chưa có tóc, đỏ hỏn, bé tí, tưởng không sống nổi.
    Nhờ tình thương lớn lao và bàn tay chăm sóc hết lòng của mẹ, Hùng lớn lên nhưng vẫn mang trong người một số bệnh tật như suy nhược cơ thể, đau đại tràng mãn tính v.v?"
    Năm 1991, anh Hùng lấy chị Tuyết, năm 1992, sinh cháu Lê Thị Ánh. Khi mới sinh ra Ánh đã có những biểu hiện khác thường như: Không cảm nhận được đói, no, đến lúc 4 tuổi vẫn chưa biết cười, biết nói và không phân biệt được mọi người trong gia đình.
    Anh Hùng đã đưa con đi khám ở một số bệnh viện, các bác sĩ đều chẩn đoán Ánh có thể bị nhiễm chất độc da cam từ ông nội, bộ não không bình thường, rất khó chữa trị.
    Đến lúc Ánh 5 tuổi còn xuất hiện thêm những hành động như: vớ được bất cứ cái gì quanh người có thể nhai nuốt, cắn xé từ mẩu gạch, hòn đá, cốc chén, bát đĩa, quần áo v.v?
    Thấy không có cách gì ngăn cản được hành động của con, anh Hùng quyết định đóng cũi đem ra vườn nhốt con trong đó, đến nay đã được 8 năm.
    Anh Hùng kể: ?oVề mùa đông thương cháu rét, đem vào nhà, phải trói cả chân tay Ánh nhưng cũng không thể nào giữ được?.
    Hiện gia đình họ đang có thêm nỗi lo là Ánh đã 13 tuổi. Cơ thể cũng đang phát triển lớn dần theo năm tháng, nhưng trong điều kiện cháu không để cho mặc quần áo thì đáng ngại quá.
    Khó khăn của vợ chồng anh Hùng ngày càng chồng chất. Căn nhà cấp 4 của họ mà ông Ngọc làm cho ra ở riêng ngày mới cưới nay đã hư hỏng nặng. Chị Tuyết vợ anh lại bị chứng đau cột sống và yếu tim, thường bị ngất, có 2 đứa con nữa còn nhỏ dại, một đứa 11 tuổi, còn đứa út mới 2 tuổi.
    Nhà chỉ có 2 sào ruộng không có trâu bò để nuôi, sức khỏe của anh Hùng ngày càng giảm sút do bệnh đại tràng mãn tính và suy nhược cơ thể nhưng vẫn phải đi làm thuê ở xưởng cưa, tiền công chẳng đáng là bao.
    Bố mẹ anh Hùng nhà ở kề bên nhưng ông bà đã già yếu, chỉ giúp vợ chồng anh hàng ngày cho cháu Ánh ăn và tẩy uế, vệ sinh, canh chừng khi cháu sổng cũi ra ngoài.
    Vì đứa con tật nguyền như thế, gia cảnh của vợ chồng anh Hùng ngày càng bi đát, suy sụp cả tinh thần lẫn vật chất. Nỗi ước ao lâu nay của anh là làm sao có tiền xây một gian nhà nhỏ để cháu Ánh ở được kín đáo để che mưa, nắng thay cho chiếc lều chuồng lợn mái đã oằn xuống sắp sập. Trong khi mùa mưa bão đã đến.
    Rất mong bạn đọc xa gần, các nhà hảo tâm và các tấm lòng vàng giúp đỡ, chia sẻ nỗi đau mà gia đình và đứa con tội nghiệp của họ đang phải gánh chịu.
    Mọi sự giúp đỡ xin gửi về theo địa chỉ: Lê Đình Hùng, xóm Đình Long 1, xã Nam Hưng, Nam Đàn, Nghệ An.
    http://www.vava.org.vn/vi-VN/canhdoidaukho/2005/7/50140.vip

Chia sẻ trang này