1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NHỮNG CÂU CHUYỆN NÊN BIẾT

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi hoaibaovietnam84, 08/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    1. Bé Đoàn Thị Thương (SN 1997) học sinh lớp 3 trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ. Thương là chị cả của hai em nhỏ, Đoàn Thị Thu Ba (SN 1999) học lớp 1 và Đoàn Văn Hoàng (SN 2003).
    Cả Thương và Ba đều là học sinh tiên tiến, nhiều năm liền được nhà trường khen thưởng vì có thành tích học tập tốt, được bạn bè và thầy cô quý mến.
    Gia đình của các cháu nhiều năm qua luôn nằm trong danh sách các hộ nghèo cần hỗ trợ của xã.
    Với khát vọng đổi đời, sớm đưa gia đình thoát khỏi cảnh sống nghèo khổ, năm 2002, bố của các cháu, anh Đoàn Tấn Đông (SN 1978) trở thành thuỷ thủ đánh thuê trên con tàu ĐNa 90079. Nhưng ước mơ của người cha này chưa kịp thành sự thật thì cơn bão ChanChu đã bất ngờ ập đến, nhấn chìm con tàu nhỏ bé ngay trong những thời khắc đầu tiên, kéo theo cảnh sống túng quẫn của cả một gia đình.
    Con đường học hành của các cháu có thể phải dừng lại giữa chừng. Hy vọng các cháu Thương, Ba, Hoàng sẽ được các cá nhân, tổ chức hảo tâm giúp đỡ để vượt qua đận khó khăn này.
    Địa chỉ nhận sự giúp đỡ: Đoàn Thị Thương, tổ 10 thôn Tân An, xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

  2. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    2. Cháu Trần Thị Mai An (SN 1991), học lớp 9 trường THCS Phan Đình Phùng là chị cả của 3 đứa em: Trần Thị Xuân Thu (SN 1995), đang học lớp 5 trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Trần Thị Diệu Hằng (SN 1998), học lớp 2 trường tiểu học Đoàn Thị Điểm, Trần Thị Yến Nhi (SN 2000).
    Ba chị em An, Thu, Hằng đều là những học sinh khá giỏi được bạn bè thầy cô quý mến. Đặc biệt, Trần Thị Mai An là học sinh giỏi nhiều năm liền.
    Người cha xấu số của 4 đứa trẻ này là anh Trần Văn Quang, đã mất tích ngoài biển khơi mang theo ước mơ thoát nghèo của cả gia đình. Con đường học hành của Mai An và Xuân Thu đang trở nên khó khăn khi mẹ các cháu, chị Nguyễn Thị Phượng cũng chưa biết phải tính chuyện nuôi dạy các con ra sao ngoài nghề thợ đụng - đụng đâu làm đấy, thu nhập rất bấp bênh.

    Địa chỉ nhận sự giúp đỡ: Trần Thị Mai An, tổ 24 phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.
  3. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đừng khóc nữa, chị không xa em mãi đâu.
    (Những giây phút chia tay người thân)
    Trần Thị Kiều học sinh lớp 8 trường THCS Phan Đình Phùng, là chị cả của 3 đứa em: Trần Thị Thu sinh năm 1995 hiện là học sinh lớp 5 trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, Trần Văn Năm sinh năm 2003 và Trần Thị Gái sinh năm 2004.
    Từ khi nhận được tin dữ về người cha Trần Công Cường, cô học trò Trần Thị Kiều hiểu rằng ước mơ được học lên cấp 3, được làm cô giáo trở nên mịt mờ. ?oNhà thằng Cường ni nghèo mà sao đứa nào cũng học giỏi hết chú ơi. Hàng ngày đứa chị cả vẫn phải đi gia công hàng cho một cơ sở tư nhân từ 4 giờ sáng đến 10 giờ trưa, vậy mà nó vẫn là học sinh khá giỏi của trường??, một người hàng xóm của Kiều cho hay.
    [​IMG]
    Tình cảm của gia đình bác Hy đã khiến những niềm vui của em Kiều trở lại
    Gia đình bác Đỗ Xuân Hy thường trú tại phường Láng Thượng - Hà Nội, hiện hai bác đã nghỉ hưu, có một cửa hàng Internet nhỏ. ?oLương hưu được một triệu rưỡi, không nhiều nhặn gì nhưng chúng tôi sẽ nuôi Kiều với tất cả tấm lòng của mình, trong điều kiện tốt nhất mà chúng tôi có thể?, bác Hy nói với chúng tôi như vậy.
    [​IMG]
    Giấc ngủ bình yên trong mái ấm mới, hy vọng cuộc sống sau này của em cũng êm đềm như giấc ngủ này
    Được chutdamme sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 28/07/2006
  4. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Người phụ nữ mù và hai con nhỏ
    Sinh ra trong gia đình có 7 chị em thì 5 người bị mù, do di chứng chất độc da cam từ người cha. chị Nguyễn Thị Thuỷ sinh năm1972, là con đầu. Từ 1983, chị sinh hoạt tại Hội Người mù huyện Thạch Thất (Hà Tây) và lấy chồng cũng sinh hoạt trong Hội.
    Sau đó anh chị về quê chồng (thôn Tân Hưng, Thạch Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) sinh sống bằng nghề đan lát, mò ốc đem bán cùng với khoản tiền trợ cấp 65 nghìn đồng một tháng, hy vọng sẽ có tiền nuôi con ăn học. Tai hoạ bất ngờ, năm 2005, chồng chị qua đời, để lại cho chị hai con nhỏ bị thần kinh mạn tính. Căn nhà của chị chưa đầy 8m2 lợp bằng tranh, tường vách đất do bà con hàng xóm làm cho (ảnh), là gia tài duy nhất.
    Không may, trong khi chị đi mò cua bắt ốc ngoài đồng, đứa con trai 6 tuổi (thần kinh không ổn định) đã châm lửa thiêu trụi ngôi nhà. Cuộc sống của 3 mẹ con chị Thuỷ vô cùng khó khăn, giờ chỉ trông chờ vào tiền trợ cấp hàng tháng của người chồng và 2 sào ruộng mà làng xóm chăm sóc giúp. Rất mong bạn đọc xa gần thương cảm, chia sẻ khó khăn với mẹ con chị Thuỷ.
    Mọi sự giúp đỡ xin gửi về Quỹ Tấm lòng vàng Lao Động, địa chỉ 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 04.9232748 và 04.9232756.
    (Bao Lao dong)
  5. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Xuân về trên làng trẻ Birla năm 2005 (video)
    Một mùa xuân mới sắp đến. 110 đứa trẻ với 110 cuộc đời bất hạnh đang được chăm sóc tại Làng trẻ Birla Hà Nội đang rộn rã chuẩn bị một cái Tết cho riêng mình
    http://htv.org.vn/tintuc/vn/detail.asp?CatID=8&NewsID=1861
  6. xuongrong_1248x

    xuongrong_1248x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2004
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    0
    Hik... Nhìn tụi nhóc thương thật .... mà chẳng làm được gì....
    .... Walking in the rain.... !​
    Được xuongrong_1248x sửa chữa / chuyển vào 23:49 ngày 31/07/2006
  7. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Có áo góp áo, có xiền góp xiền, có đồ dùng học tập,...có....thì gửi về địa chỉ trên....hoặc nguyện cầu cho các em sớm có được 1mái nhà ấm áp để nương tựa, có vòng tay chia sẻ của toàn xã hội.
  8. chutdamme

    chutdamme Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2006
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Nhật ký một ?otử tù? và những bi kịch từ máu
    [​IMG]
    Một ông già tự nhận là ?otử tù? mà không phạm bất cứ tội gì, một gia đình có 20 người chết vì bệnh, ba người còn lại đang cố sức để sống sót, một đứa trẻ bất hạnh khao khát được cười trước vong linh bố mẹ...
    Một gia đình có 20 người chết vì Hemophilia
    38 tuổi, Nguyễn Thành Biên ở xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, Bắc Giang đã bị căn bệnh Hemophilia cầm tù khi mới lọt lòng mẹ được 6 tháng. Mắc căn bệnh này Biên rất hay bị chảy máu, máu chảy bất cứ lúc nào, bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Máu cứ chảy mãi và nếu như không được can thiệp kịp thời sẽ tử vong ngay. Căn bệnh ưa chảy máu này được xác định do thiếu hoặc không có các yếu tố làm đông máu, hầu hết rơi vào nam giới trong khi chính người mẹ mang gen bệnh.
    Biên chống nạng bước lên cầu thang, mệt nhọc ngồi xuống giường bệnh, tâm sự với đôi mắt buồn vời vợi: ?oTôi bị chảy máu đến liệt cả một chân, chảy máu khánh kiệt cả gia sản. Bây giờ mất khả năng lao động, ăn bám vào vợ con. Thật khủng khiếp quá, đại gia đình tôi đã có 20 người chết vì Hemophilia. Bây giờ chỉ còn tôi và hai đứa cháu này?.

    Biên chỉ vào 2 người thanh niên, đang nằm trên giường, da xanh như tàu lá chuối. Kiều Công Tuấn sinh năm 1982, Nguyễn Thế Cường sinh năm 1980, cả hai đều đã lập gia đình, đều là nông dân và đều mất khả năng lao động, trong khi để duy trì mạng sống họ phải tiêu tốn một khoản tiền rất lớn. Theo bác sỹ Nguyễn Thị Mai, phụ trách khoa Hemophilia thì ở nước ngoài điều trị căn bệnh này mỗi năm tốn khoảng 30 nghìn đô la, còn con số 3 cậu cháu Biên đưa ra đáng giật mình hơn: ?oCứ mỗi lần chảy máu đi đứt vài chục triệu. Mà muốn sống có lẽ phải nhập hộ khẩu vào Bạch Mai ?.
    Cả ba cậu cháu đều trở thành con nợ khổng lồ, số nợ cứ tăng sau những lần chảy máu, và rồi sẽ có lúc chẳng thể nào vay được nữa. Lúc đó sẽ ra sao? Họ đã mường tượng thấy hình ảnh 20 ngôi mộ của những người trong gia đình chết vì căn bệnh quái ác này. Thêm ngôi thứ 21, 22, rồi 23 chăng? Tuấn ứa nước mắt và tự nhiên thấy thương vợ vô cùng khi nhớ lại câu nói của cô ấy: ?oLấy anh, em đã sai lầm?.
    Điều đáng buồn cho cả 3 cậu cháu không được quyền chữa bệnh bằng thẻ BHTY vì Hemophilia là căn bệnh di truyền. Quy định rõ rành rành ra đấy. Vì thế anh Biên giọng rưng rưng kể thật với tôi rằng nhiều lúc nằm mơ thấy tấm thẻ BHYT bay lượn mà không sao nắm lấy được. Hôm nay, cả ba cậu cháu đến đây là vì bệnh viện vừa được một công ty dược tài trợ thuốc miễn phí cho bệnh nhân Hemophilia. Không thể đi bộ ra bến xe, họ đành ?onghiến răng? thuê một chiếc ôtô lên Hà Nội để được tiêm thuốc miễn phí. Sau bữa thuốc hiếm hoi không phải trả tiền, sau ?omột bữa no? ấy cả ba cậu cháu nằm dài trên giường, mắt lại vời vợi buồn nghĩ về ngày mai. Có thể đây là lần đi viện cuối cùng nếu như sau lần chảy máu tiếp theo họ không vay được tiền...
    Muốn được cười trước bàn thờ bố mẹ
    Sáng hôm đó, có một cậu bé đến tiêm thuốc miễn phí. Chẳng thể ngờ được mới 16 tuổi đầu nhưng dường như tất cả những bất hạnh trên đời đều trút lên em. Phạm Tuấn Anh, học lớp 9 trường Nguyễn Trãi ?" thị xã Hà Đông, mắc bệnh Hemophilia từ bé, bố vừa chết vì ung thư gan, mẹ cũng mới mất do bệnh ung thư tử cung.
    Nỗi bất hạnh lại ?obồi? thêm cho Tuấn Anh bệnh sứt môi hở hàm ếch. Tôi hỏi: ?oEm lấy tiền đâu mà đi chữa bệnh??. ?oEm đang sống nhờ vào số tiền bố em để lại, nhưng cùng lắm chỉ đựơc 2 năm nữa là hết? ?oLúc đó, em sống bằng gì??. ?oEm cũng không biết nữa?.
    Cậu bé mồ côi này đang ở một mình, những lúc chảy máu vẫn phải tự xoay xở lấy, đau quá mới gọi người cô ruột đến chăm sóc.
    Ước mơ bấy lâu nay được phẫu thuật cho mất đi dị tật sứt, môi hở hàm ếch của Tuấn Anh vẫn chưa thể thực hiện được bởi nếu như động dao kéo vào, căn bệnh ưa chảy máu Hemophilia sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm. Chẳng ngờ cậu bé nói với tôi: ?oHè này, em sẽ tiếp máu nhiều vào để phẫu thuật.
    Em muốn đứng trước bàn thờ của bố mẹ, bố mẹ sẽ thấy em cười. Cái hàm ếch này khiến cho em khóc hay cười chẳng ai biết được?.
    Tôi cũng hy vọng một ngày đẹp trời nào đó sẽ thấy Tuấn Anh cười, thấy anh Biên, Tuấn Cường cầm trong tay tấm thẻ BHYT và thấy bác Tấn được ra tù. Tất cả những điều đó phụ thuộc nhiều lắm vào những giọt máu nhân đạo mà nhờ đó, những người bệnh kia còn sống trên đời...
    Sau khi gặp họ, với tôi khái niệm hiến máu nhân đạo đã trở nên vô cùng cụ thể. Mỗi một ai sẵn sàng chìa cánh tay ra có nghĩa bác Tấn, anh Biên, em Tuấn Anh đang có quyền tin ngày mai là một ngày mới...
    Phùng Nguyên (TP)
    Trích đăng từ báo Net Que điện tử.
  9. tanda_2210

    tanda_2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Tự sự của một người khuyết tật
    [31.03.2006 18:06]

    LTS: Bị liệt từ lúc nhỏ, do hoàn cảnh lại phải nghỉ học khi mới hết lớp 2, nhưng sau những năm thơ bé ?osống chưa có mục đích gì?, Nguyễn Khánh Lâm đã biết tự mình tìm ra con đường để học tập, phấn đấu làm người có ích. Lời tự sự dưới đây của chàng trai khuyết tật 23 tuổi về những mong mỏi và cố gắng của mình khiến chúng ta thêm cảm phục và tin tưởng vào những người không may mắn.
    Tôi có lẽ là một trong số nhiều người kém may mắn trong cuộc sống này. Theo lời kể của bố mẹ, khi mới bảy tháng tuổi, tôi chỉ bị tiêu chảy nhẹ dẫn đến sốt 39 độ. Nhưng sau đó tôi bắt đầu bỏ lẫy, đến chín tháng tuổi, khi mẹ đưa tôi đi khám mới phát hiện tôi mắc phải chứng bệnh liệt cơ hay còn gọi là liệt mềm. Bố mẹ đã đưa tôi đi chạy chữa khắp nơi. Sau hơn 5 năm cố gắng điều trị không có kết quả, gia đình tôi đành chấp nhận thực tế là tôi sẽ bị như vậy vĩnh viễn.
    Năm tôi 6 tuổi, tôi cũng được bố mẹ cho đi học như bao bạn đồng trang lứa. Tôi học cũng không đến nỗi nào, khi cả hai năm học lớp 1 và 2 tôi đều đạt học sinh giỏi. Nhưng vì nhiều lý do, trong đó có nguyên nhân là tôi hay bị các bạn ở lớp trêu chọc và đẩy ngã, tôi không còn được đến trường nữa. Tôi thì rất muốn đi học, các thầy, cô giáo cũng đến nhà động viên bố mẹ cho tôi đi học tiếp, nhưng bố đã quyết định cho tôi nghỉ.
    Tôi đã sống lặng lẽ như vậy cho mãi đến năm 17 tuổi, khi tôi quen được những người bạn tốt qua những bức thư từ một CLB đọc truyện tranh. Nhờ những người bạn, tôi đã hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống. Những người bạn là nguồn động viên tinh thần rất lớn đối với tôi. Tôi cũng đã tự rút ra được một điều ?oHãy sống chứ không chỉ tồn tại!? . Tôi bắt đầu tìm hiểu nhiều về cuộc sống xung quanh, tôi không chịu chấp nhận cuộc sống trong vỏ ốc nữa. Nhưng khi tôi đủ mạnh dạn để vươn ra ngoài xã hội, tôi cũng chợt hiểu ra rằng cuộc sống có đầy rẫy khó khăn mà nếu muốn vượt qua một mình không phải dễ. Tôi đã loay hoay không biết mình nên phải làm gì và tôi mất phương hướng.
    Chỉ đến năm ngoái, khi tôi được người chị họ tặng cho chiếc Laptop cũ, với những lời khuyên chân thành của người lớn về cách sống, cách làm việc cũng như sắp xếp thời gian thật hợp lý, tôi mới thực sự định hướng được những việc mình cần làm. Tôi bắt đầu tìm hiểu về công nghệ thông tin, dù rất khó khăn. Tôi cũng tự học những môn cần thiết như Toán và Tiếng Anh. Toán đối với tôi chẳng mấy khó, vì bản thân tôi vốn đã thích những con số rồi. Nhưng về ngoại ngữ thì quả thực rất ?okhó nhằn?. Tôi toàn học trước quên sau, cứ nhớ được vài từ mới lại quên luôn từ cũ. Có lẽ bộ não tôi lâu ngày không được hoạt động một cách đúng nghĩa nên các nơ-ron thần kinh hơi có vấn đề. Tuy vậy, tôi nghĩ mình vẫn phải cố gắng thôi. Đâu còn cách nào khác để tôi được hòa nhập với xã hội, ngoài phải tự trau dồi thật nhiều kiến thức. Tôi cần phải học để có thể tự chứng tỏ khả năng của mình với mọi người.
    Trong quá trình tự học, tôi nhận thấy rõ một điều, đó là có quá ít cơ hội cũng như những nơi để người khuyết tật có thể học tập và lao động hợp với khả năng của mình. Tôi cũng xem rất nhiều chương trình trên truyền hình, nói về những người khuyết tật vẫn đang cố gắng tự vươn lên trong cuộc sống bằng những công việc như may vá, thêu thùa, làm đồ thủ công mỹ nghệ... Từ những điều đó, tôi đã nảy ra ý tưởng lập 1 website để người khuyết tật lấy đó làm nơi tìm kiếm tài liệu để học tập, cũng như để giới thiệu khả năng làm việc của người khuyết tật với mọi người. Những người có kiến thức, có tâm với người khuyết tật sẽ phụ trách phần trao đổi, cung cấp những kiến thức cũng như những điều bổ ích và cần thiết cho người khuyết tật. Ngoài ra, tôi còn mong muốn website sẽ là nơi để tất cả những nhóm bạn khuyết tật trên khắp cả nước tự giới thiệu về mình. Những bạn nào biết may vá, thêu thùa, làm đồ thủ công...đều có thể tự giới thiệu về mình trên trang web đó.
    Tiếc rằng cho đến thời điểm này, ý tưởng đó mới chỉ có vài người biết đến, ủng hộ và nhận lời sẽ cùng tôi thực hiện. Đó là anh Trần ở Cty ESN chuyên thiết kế website, anh Nguyễn Công Hùng ở Nghệ An, người vừa đoạt giải Hiệp sĩ CNTT do báo E-Chip tổ chức. Ngoài ra, còn có cả những người bạn thân của tôi lúc nào cũng sẵn sàng giúp tôi nữa. Dù hiện tại vẫn còn rất nhiều khó khăn, tôi vẫn nuôi hy vọng rằng đến một ngày nào đó ý tưởng của tôi sẽ trở thành hiện thực.
    Tôi mong mỏi được sự ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè là người khuyết tật và những ai quan tâm đến người khuyết tật.
    Nguyễn Khánh Lâm (59 Hàm Long - Hoàn Kiếm - Hà Nội)
    (nguồn:nguoikhuyettat.org)
    YOU ''''LL NEVER WALK ALONE!
  10. tanda_2210

    tanda_2210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/08/2005
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    Những dòng nhật ký vượt lên số phận
    [18.06.2006 17:14]

    Xậm và nụ cười thường trực trên môi.
    ?oTôi ?ovào đời? bằng việc đến trường học chữ năm 15 tuổi, với đôi tay teo tóp và đôi chân chỉ cử động được... hai ngón. Niềm vui duy nhất của tôi là được đi học ngày càng lớn dần cho đến ngày tôi... thi rớt đại học.

    Không! Chỉ có một con đường duy nhất là phải tự nuôi mình?. Đó là những dòng nhật ký của Huỳnh Thị Xậm, 28 tuổi, cô gái quê xã Xà Phiêng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.
    Ngay từ lúc lọt lòng, Xậm đã như vậy. Năm Xậm 13 tuổi thì ba mất vì nhiều chứng bệnh không tiền chữa trị.
    ?oTôi khao khát được đi học, được biết đọc biết viết biết chừng nào. Lúc còn sống, ba không cho đi học vì sợ tôi bị bạn bè chọc ghẹo rồi tủi thân (ba biết tôi hay khóc mà). Ba mất, 15 tuổi, tôi vào lớp 1 phổ cập cách nhà 30 phút chèo ghe.
    Thấy tôi cứ lặc lìa, thầy vừa ngại lại vừa thương đứa học trò tật nguyền nên cho vô lớp... ngồi chơi. Mấy ngón chân cứng đơ nó không nghe lời cái đầu, viết chữ nào chữ nấy vừa xấu vừa bự tổ bố, hai ba chữ hết một trang. Tối nào về nhà tôi cũng chong đèn cốc ngồi tập viết tới tận khuya?.
    Còn nhớ nhiều bữa không có ai cho quá giang phải nghỉ học, Xậm ngồi khóc miết vì... tiếc chữ. Cô bé quyết định tập bơi xuồng để tự mình đến lớp chẳng phụ thuộc ai. Học hết lớp 4 phổ cập, Xậm lên lớp 5 phổ thông học với bạn bè bình thường.
    Đường đi học cái chữ của cô gái tật nguyền ngày càng chông gai khi cô lên tiếp lớp 10 phải ra trọ học ở trường huyện. Ở nhà, má và chị em chạy ăn từng bữa lấy đâu ra tiền. Hết tiền lại nghỉ học về quê chờ có tiền lên học tiếp. Xậm đã mất năm năm để tốt nghiệp THPT năm 2002.
    ?oHọc ở đâu tôi cũng được bạn bè, thầy cô, các cô chú giúp đỡ, động viên, khuyến khích hết mình. Có bữa tan trường bạn bè đã về nhà hết; trời mưa tầm tã một mình bơi xuồng trên mênh mông sông nước tôi sợ đến phát khóc.
    Rồi những nỗi lo ?ocơm áo gạo tiền?, không quần áo đàng hoàng, nhà không đủ cơm ăn... khiến nhiều lần tôi định nghỉ học (có lần đã nghỉ hẳn) nhưng chính những tình cảm đó lại vực tôi đứng dậy, đi tiếp đến khi... thi rớt ĐH.
    Rớt ĐH buồn lắm nhưng có lúc tôi nghĩ nếu đậu cũng không biết lấy tiền đâu mà học. Rồi học xong có ai nhận vào làm việc? Tôi suy nghĩ lung lắm về đề nghị của một cô bên Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi: lên thành phố học nghề. Làm gì cũng được, chỉ có một con đường duy nhất là tự nuôi mình. Phải đi thôi?.
    Nghề đầu tiên Xậm chọn là... vẽ. Những bức tranh bé xíu vẽ phong cảnh, ngôi nhà, buồng cau... đơn giản thế nhưng là một nỗ lực đáng kinh ngạc của Xậm. Có người gợi ý giúp Xậm tham gia một lớp học vẽ chính qui ở Trường ĐH Mỹ thuật.
    ?oNhà nghèo quá, có sáu chị em thì chỉ mình tôi là không phải ra ruộng làm thuê làm mướn và được học hết lớp 12. Tôi còn nợ má một ước mơ là xây lại căn nhà cho khỏi dột và lo cho đứa em út được tiếp tục học hành. Đoạn đường sắp tới tôi phải cố gắng nhiều hơn nên tôi quyết định chuyển nghề...?.
    Xậm xin vào lớp vi tính. Chỉ riêng việc làm sao để sử dụng bấy nhiêu phím bấm trên bàn phím chỉ với hai ngón chân cũng mất khá nhiều thời gian, nhất là những lệnh dùng hai phím cùng lúc.
    Nhưng sau hai tháng, Xậm đã gõ văn bản thuần thục, chân trái điều khiển chuột, ngón cái chân phải kẹp cây viết chì ?otrợ thủ? nhấn bàn phím thoăn thoắt.
    (nguồn:nguoikhuyettat.org)
    YOU ''''''''LL NEVER WALK ALONE!

Chia sẻ trang này