1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện thú vị về các chòm sao

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi viking_nasa, 06/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Mình có thêm một vài thông tin mới chính xác hơn về các sao thuộc chòm orion đây
    Khoảng cách các sao:
    Betegeuse : 427.47nas  ;  Rigel : 772.88 nas (cấp 0.18) ; Saiph : 721.59 nas (cấp 2.06) ; Bellatrix : 243.04 nas (cấp 1.64) ; Alnitak : 817.44 nas (cấp 1.74) ; Anilam : 1342.21 nas (cấp 1.69) ; Mintaka : 916.17 nas (cấp 2.25) ; Meissa :1055.52 nas (cấp 3.39)

    Ngôi sao Betegeuse khổng lồ rất đặc biệt thuộc chòm này , ngôi sao này có lúc nở lớn , có lúc lại co vào như cây đàn accordeon. Vì thế , đối với chúng ta , đô sáng của sao này có lúc tăng lúc giảm. Những sao lúc co lúc giản như thế gọi là sao Đỏ lớn (Red Giant) . Khi co nhỏ , Betegeuse đã lớn gấp 200 triệu lần mặt trời của chúng ta . Khi nở lớn , đường kính của nó lớn hơn cả không gian Thái Dương hệ . Nhiệt độ trung tâm của sao khoảng 100 triệu độ , bề mặt là 300 độ. Vì quá lớn , Betegeuse đốt nhiều nhiên liệu hơn nên sẽ không sống lâu , chỉ khoảng 250 triệu năm , bằng 5% tuổi thọ Mặt Trời .
    Một vài thông tin mà mình đưa ra hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn . Minh là một người mới tham gia diễn đàn , kiến thức còn non kém , nếu có sai sót gì mong các bạn bỏ qua cho . Mình sẽ cố gắng đưa nhiều thông tin hơn để các bạn tham khảo .[​IMG]
  2. cucat

    cucat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2003
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    không biết có ngôi sao nào tên là "Hồng Loan" không ..cho em biết với ?
  3. orionis

    orionis Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
  4. bupbe88

    bupbe88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/06/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Các bạn ơi .mình muốn ngắm sao nhưng ko biết vị trí. có thể vừa tải bài .vừa có hình ảnh minh hoạ bằng TV đượ ko?
  5. orion_constellation

    orion_constellation Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2004
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Có hìng ảnh rất nhiều ở 3 trang trước mà , bạn xem thử xem .
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Hinh ảnh các chòm sao box có rất nhiều, bạn nên xem ki các trang chủ dề, không nên kết luận sớm như vậy.
    Nếu bạn muốn quan sát các chòm sao trước hết bạn có thể xem qua ở chủ dề tháng năm cua cúng tôi đểnắm được các chòm sao, sau đó bạn có thể sử dụng một phần mềm bản đồ bầu trời nào đấy để xác định vị trí các chòm sao trog ngày, loại phần mềm có đầy đủ phần chỉnh toạ độ địa lí và thời gian trong năm ấy
  7. viking_nasa

    viking_nasa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    xin lỗi mọi người vì thời gian vừa rồi bận quá không thể post tiếp bài được, hôm nay mới post tiếp, mong mọi người thông cảm
    CHÒM SAO THIÊN HẬU (cassiopeia)
    Mùa hè đi qua, mùa thu lại tới, sau buổi hoàng hôn chúng ta có thể thấy ở phía bắc Ngân hà 4 chòm sao: Thiên hậu, Thiên vương, Tiên nữ và Anh tiên.
    Chòm Thiên hậu có thể sánh với chòm bắc đẩu, có thể dùng mắt thường nhìn thấy hơn trăm ngôi sao nhưng sáng hơn cả chỉ có 5 ngôi trong đó có 3 ngôi sao cấp II, 2 ngôi cấp III làm thành hình chữ W. Phần chõe ra hướng về sao Bắc cực, đó là đặc điểm nổi bật của chòm sao Thiên hậu.
    Năm 1572, ở chòm Thiên hậu đã có một vụ nổ siêu sao mới, lúc đó ở giữa ban ngày vẫn có thể thấy được, nhưng 3 tuần sau tối dần đi đến tháng 3-1574 mắt thường không trông thấy nưa. 380 năm sau, ngẫu nhiên các nhà thiên văn lại nhận được một nguồn bức xạ từ vị trí của ngôi sao này.
    Trong thần thoại Hy Lạp, hoàng hậu nước Eseopia ở Châu Phi - vợ của vua Cepheus là người thích hư danh. Bà thường khoe rằng con gái của mình còn đẹp hơn cả con gái hải thần Poseidon làm cho Poseidon tức giận sai Hải quái làm sóng thần dìm chết nhiều dân nước Eseopia. Cepheus đành phải gả con gái xinh đẹp của mình cho Hải quái, về sau, cô công chúa này được Perseus cứu thoát. Chỉ vì tính hay khoe khoang mà bà hoàng hậu này xuýt nữa làm hại con gái của mình.
    Ở vĩ độ 40o trở lên, bốn mùa đều có thể thấy chòm sao Thiên hậu vì nó nằm đối với sao đại hùng qua sao bắc cực. Hai chòm này mọc và lặn ngược nhau: chòm này lên đến đỉnh thì chòm kia lại xuống. Bởi vậy, nửa đêm về trước vào mùa thu đông, vị trí của sao bắc đẩu tương đối thấp, chòm Thiên hậu lại khá cao nên ta có thể dùng chòm Thiên hậu để xác định sao bắc cực. Từ giao điểm hai cạnh ngoài của chữ W kéo dài về phía nam, ta nối với sao α ở giữa, kéo dài về hướng bắc khoảng 5 lần đoạn thẳng trên sẽ gặp sao bắc cực.
    CHÒM SAO THIÊN VƯƠNG (Cepheus)
    Từ chòm sao Tiên hậu hình chữ W theo tây Ngân hà mùa thu sẽ gặp một chòm sao hình ngũ giác dẹt ở bắc Ngân hà, một nửa lấn vào trong Ngân hà: đó chính là những sao chủ yếu của chòm Thiên vương. Một phần của chòm Thiên vương lao về sao bắc cực trong tư thế nửa bao vây.Ngoài chòm Tiểu hùng, chòm Thiên vương được coi là gần bắc cực nhất.
    Trong chòm Thiên vương có một biến tinh nổi tiếng là pulsar 1, chu kì co giãn của nó là 5,37 ngày, độ sáng thay đổi theo đó nên nó được coi là một sao xung có độ sáng mạnh điển hình. Những pulsar như vậy hiện nay đã phát hiện hơn 600 ngôi. Pulsar 1 là ngôi sao thứ 4 trong chòm Thiên vương, nằm ở mũi vua. Lúc sáng nhất nó có màu trắng, tối nhất có màu vàng. đường kính cuả pulsar 1 lớn gấp 30 lần mặt trời, tỷ trọng 6/10000 so với Mặt trời, biên độ co giãn là 5 triệu km.
    Trong thần thoại Hy Lạp, chòm sao Thiên vương là hóa thân của vua Esiopia, tên là Cepheus. Chòm sao này có thể thấy đối với những người ở vĩ độ cao, nhất là về mùa thu.

    CHÒM SAO TIÊN NỮ (Andromeda)
    ở phía nam chòm Tiên hậu, ở giữa chòm Anh tiên và chòm Phi mã là chòm Tiên nữ. nó ở rất gần chòm Thiên vương. Sao Tiên nữ α và 3 ngôi sao sáng của chòm Phi mã tạo thành khung vuông lớn Phi mã-Tiên nữ. Đây là dấu hiệu để tìm sao rất rõ vào nửa đêm về trước của mùa thu. Tiên nữ α nằm ở đầu tiên nữ, sao cấp II. từ ngôi sao này hướng về hướng đông bắc, lần lượt là một ngôi sao cấp III và 2 ngôi sao cấp II. Bốn ngôi sao này xếp thành một hàng dọc khoảng cách gần đều, được tưởng tượng thành người tiên nữ. Trong đó có sao α là sao tam hợp nổi tiếng, sao chủ màu da cam nhạt, 2 ngôi sao bạn màu xanh lục và da cam. Hàng năm khoảng 20/11 với sao Tiên nữ α là trung tâm bức xạ diễn ra trận mưa sao.
    Chòm Tiên nữ có rất nhiều tinh vân và các nhóm sao, trong đó có M31 rất nổi tiếng. Những đêm trời quang đãng không trăng ta có thể thấy hình ảnh của nó với màu trắng xanh. Tinh vân M31 là một tinh vân ngoài hệ Ngân hà, ở cách ta khoảng 2 triệu năm ánh sáng. Đó là một trong những thiên thể ngoài hệ Ngân hà ở gần ta nhất.
    Trong thần thoại Hy Lạp, tiên nữ là con gái của vua Cepheus, là Adromeda. Nơi cai trị của vua Cepheus thường bị hải quái quấy nhiễu làm hại nhân dân. Nhà vua đành phải sai lấy xích sắt ghim con gái vào vách đá dâng cho Hải quái để cứu dân. Khi hải quái đang định đến bắt công chúa mang đi thì một chàng trai dũng cảm phi ngựa ngang qua đó, chiến đấu với Hải quái và cứu được công chúa. Sau đó chàng thanh niên ấy lấy công chúa làm vợ. chàng thanh niên ấy là con trai của thần Zeus với nàng Danae tên là Perseus. về sau, Adromeda được hóa thân thành chòm Tiên nữ, còn Perseus hóa thân thành chòm Anh tiên, lúc nào cũng liền kề với Tiên nữ để bảo vệ nàng.
    CHÒM SAO ANH TIÊN (Perseus)
    Chòm sao Anh Tiên là một trong những chòm sao đẹp nhất cạnh sông Ngân hà, nằm ở phía đông chòm Tiên nữ và chòm Tiên hậu. Ngôi sao nổi tiếng nhất trong chòm này là sao Anh tiên β (Đại Lăng). Đó là một biến tinh sáng nhất, từ lâu đã thu hút sự chú ý của mọi người. trước kia người ta không biết nguyên nhân về sự thay đổi ánh sáng của nó nên người ta gọi đó là sao ma, thực chất nó là một sao đôi che khuất lẫn nhau điển hình với chu kì 2,87, có lúc che khuất nhau tạo hiện tượng giao thực. khi sao tối che khuất sao chủ sáng hơn, độ sáng của Anh tiên β từ cấp 2,1 xuống còn cấp 3,4.
    Chòm Anh tiên có một vòng cong rõ rệt người ta gọi đó là cung của Perseus. Ở đây có 8 ngôi sao. Ở phần bảo kiếm có 2 nhóm sao phân tán, trong mỗi nhóm sao có mấy trăm ngôi sao.
    Trong thần thoại Hy Lạp, chòm Anh tiên là hóa thân của Perseus, con của thần Zeus. Nữ thần Athena sai anh đi lấy đầu của quái vật Medusa, nếu hoàn thành được nhiệm vụ sẽ được đưa lên trời. Mỗi sợi tóc trên đầu Medusa đều là rắn độc, ai bị Medusa nhìn đều hóa đá. Perseus được Athena cho một chiếc mộc (lá chắn) sáng lóa. Khi đánh nhau với Medusa chàng cứ nhìn vào bóng của nó soi trong mộc mà đánh, cuối cùng chém được đầu của Medusa, phi ngựa thoát khỏi vùng nguy hiểm. Giữa đường qua vương quốc Esiopia, Perseus đã dùng đầu của Medusa làm cho hải quái biến thành đá cứu thoát công chúa Andromeda, lấy nàng làm vợ, đem đầu Medusa về trình diện với thần Athena. Nữ thần Athena giữ lời hứa đưa cả hai lên trời thành chòm sao Anh tiên, trong tay vẫn nắm đầu của Medusa.
    CHÒM SAO PHI MÃ (Pegasus)
    Trong bầu trời đêm thu, ta thường thấy một khung vuông dài theo hướng đông tây do 4 ngôi sao sáng xếp thành, đó là ?okhung vuông lớn Phi Mã ?" Tiên Nữ?. Ngôi sao ở góc đông bắc là Tiên nữ α, sáng nhất. ngôi sao này và những ngôi sao hướng đông bắc là của chòm Tiên nữ. Khung vuông cùng phần lớn những ngôi sao về phía tây là thuộc chòm sao Phi mã. Chòm sao Phi mã cũng là một trong những chòm sao vương tộc.
    Chòm sao Phi mã tương đối gần Hoàng đạo. Mặt đông là chòm sao Bạch dương và Song ngư. Mặt tây nam là chòm Bảo bình và chòm Ma kiệt. Đây là những chòm sao nằm trên Hoàng đạo.
    Những ngôi sao chính trong chòm Phi mã nằm ở 4 góc khung vuông. Trung Quốc gọi là sao Thất 1, Thất 2, sao Bích 1, sao Bích 2. Sao Bích 2 là ngôi sao sáng nhất, đó chính là Tiên nữ α trong chòm sao Tiên nữ. thực tế chòm Phi mã và chòm Tiên nữ đan xen vào nhau.
    Chòm sao Phi mã được hình dung thành một con ngựa có cánh đang bay lên bầu trời. Thần thoại Hy Lạp kể rằng, khi Perseus chặt được đầu của Medusa, từ thân của Medusa bay ra một con ngựa có cánh, Perseus vội nhảy lên lưng ngựa mang theo đầu của Medusa bay khỏi nơi nguy hiểm. Con ngựa cũng được Athena đưa lên trời làm thành chòm sao Phi mã.
  8. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    .
    Perseus không phi ngựa mà dùng một đôi dép có cánh do thần Hermers (Mercury) cho mượn.
    Perseus không thể cưỡi lên con ngựa do trên đó có tên khổng lồ Crisaor bay ra cùng với con ngựa, như đã nói, Perseus đã có đôi dép của Hermers cho mượn nên không cần ngựa. Thần mã Pegasus sau này được người anh hùng Bellérophont sử dụng để tiêu diệt quái vật Chimer đầu sư tử, thân dê và đuôi là một con rắn
    Xin lỗi chị nhé, truyện nào cũng bị em cắt ngang cả
  9. viking_nasa

    viking_nasa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2004
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0
    không sao, chị đọc cũng nhiều sách về mấy cái này, mỗi sách nói 1 kiểu, chẳng biết đâu mà lần cả
  10. trinhnhanhao

    trinhnhanhao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2004
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này