1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện về Hoá Học

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi Hihihahihi, 10/11/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện về Hoá Học

    Đi tìm chất cháy

    Một học giả nổi tiếng người Hy Lạp mang tên Bôlanđô đã đưa ra lời giải thích về sự cháy từ thế kỷ thứ tư trước công nguyên. Ông này nói về các chất cháy như sau: Ðã là chất cháy được, hết thảy đều có chứa một loại "nguyên tố" gọi là "chất cháy" khiến nó có thể cháy được. Cách giải thích này tồn tại khá lâu. Tuy nhiên, cũng có người lại cho rằng lưu huỳnh mới chính là chất cháy vì theo những người này thì nơi nào có lửa và nhiệt, ở đó có lứu huỳnh! Vào thế kỷ 17, một người Đức tên là Bairi đã chỉ rõ, nhiều vật chất cháy được lại không có lưu huỳnh. Ông này đưa ra giả thuyết: Có thể có một loại chất nhờn hay chất béo nằm trong những vật chất có thể cháy được. Trong khi đó, nhà hoá học người Anh - Baiô lại đề xuất: có lửa là do "những hạt lửa" có trọng lượng hẳn hoi tồn tại tạo nên. Khi vật chất bị cháy, các hạt lửa bay vào không khí, biến mất, chỉ để lại một đống tro tàn!
    Star - nhà hóa học người Ðức lại nói về "chất cháy" vào năm 1703 như sau: Ðã là vật chất cháy được phải chứa một loại nhiên tố (nguyên tố cháy). Khi cháy "nhiên tố" biến thành quang và nhiệt, tản vào không khí đi mất. Theo tiếng Hy Lạp thì "nhiên tố" có nghĩa là "sinh ra lửa". Căn cứ theo thuyết đó, khi vật chất bị cháy "nhiên tố" bay đi, vậy những thứ còn lại ắt phải nhẹ hơn trọng lượng vật chất ban đầu!
    Tuy nhiên, lại có những hiện tượng kỳ lạ: sắt, thiếc, thuỷ ngân... khi bị cháy (thiêu đốt) chẳng những không nhẹ đi mà còn nặng hơn lúc ban đầu (tạo thành oxit có thêm lượng oxy).
    Nhà hoá học người Anh Tôriselli và nhà khoa học Thụy Ðiển Cac William Halay đã không đồng ý với nhận thức về "nhiên tố". Do vậy, họ cùng tiến hành nghiên cứu và gần như đồng thời phát hiện ra một chất mới trước đây chưa hề biết đến và từ đó tên tuổi của họ mãi gắn liền nhau.
    Halay vô cùng hứng thú đối với các chất cháy và ông liên tục làm thí nghiệm như sau: úp một cái chuông thuỷ tinh lên ngọn nến đang cháy, một lát sau ngọn nến tắt. Tức là nếu hết không khí sự cháy của vật sẽ "chết" - Halay quyết tâm làm sáng tỏ vấn đề này. Ông dùng các chất hóa học khác nhau, bỏ vào các bình bịt kín, làm hết thí nghiệm này đến thí nghiệm khác nhưng có một thí nghiệm nổi bật nhất là khi ông thực hiện với photpho. Ông bỏ photpho trắng vào bình chứa đầy không khí, đậy kín rồi đem nung từ từ trên ngọn lửa. Photpho bốc cháy, ánh sáng rực rỡ, khói bốc lên cuồn cuộn. Ngọn lửa nhanh chóng chìm trong đám khói dày đặc. Sau khi lửa tắt, làn khói mù tạo ra trên thành bình một lớp bột trắng (P2O5). Khi bình nguội, Halay úp ngược bình vào chậu nước rồi mở nắp. Kỳ lạ thay, nước lập tức tràn vào bình dâng lên đến 1/5 thì dừng lại. Halay làm đi làm lại thí nghiệm này, lần nào cũng cho kết quả như nhau. Như vậy, 1/5 thể tích không khí trong bình biến đi đâu? Halay lại làm thêm các thí nghiệm khác. Lần này, ông bỏ mạt sắt vào bình đựng Acid Sulfuaric loãng. Nắp bình có ống dẫn khí nối liền với chậu đựng đầy nước, đầu ống nhô lên trên mặt nước.
    Hydro sinh ra trong phản ứng giữa sắt và acid Sulfuaric được dẫn ra đầu ống. Ông châm lửa đốt rồi lấy một chiếc bình khác úp ngược lên ngọn lửa. Miệng bình nhúng vào trong chậu nước. Như vậy, không khí từ bên ngoài không thể xâm nhập vào bình có ngọn lửa Hydro đang cháy. Cùng với ngọn lửa hydro cháy, nước trong bình cũng từ từ dâng lên. Khi ngọn lửa tắt, nước dâng cao tới 1/5 thể tích của bình, Halay suy nghĩ rất lâu về vấn đề này. Tất nhiên, ngọn lửa cháy đã dùng hết 1/5 không khí. Như vậy 4/5 không khí còn lại là cái gì? Tại sao nó lại không mất đi như 1/5 thể tích không khí kia? Lẽ nào không khí còn lại trong bình và 1/5 lượng khí đã mất kia lại khác nhau?
    Halay lại tiếp tục làm thêm vài thí nghiệm khác. Ông lại đốt nến, than, photpho rồi bỏ vào trong bình chứa phần không khí còn lại xem chúng có tiếp tục cháy nữa hay không? Kết quả là ngọn nến phụt tắt. Than hồng xám đen. Ngay cả phot pho cũng không cháy nổi. Khi bỏ vài con chuột vào lọ, chúng ngất xỉu rồi chết. Như vậy, rõ ràng là phần khí còn lại trong bình và phần khí đã "cháy mất" là hoàn toàn khác nhau.
    Sau cùng, Halay sáng tỏ ra một điều: không khí chẳng phải là nguyên tố đơn chất mà là do hai nguyên tố khác nhau tạo nên. Theo Halay thì một loại là "hạt khí" - loại này duy trì sự cháy. Do đó, ông gọi nó là "không khí điểm hỏa". Hơn nữa, còn một loại khí khác là "tử khí". Loại không khí duy trì sự cháy và sự sống được Halay coi là không khí vô dụng".
    Tiếp theo, sau nhiều thực nghiệm Halay đã tìm ra phương pháp chế tạo "khí hiếm hóa" thuần khiết. Halay cho Oxytphotpho P2O5 vào một chiếc bình cổ cò, rồi gia nhiệt từ từ trên bếp. Trên miệng ống cổ cò ông buộc một chiếc bóng đái bò. P2O5 nóng chảy, khi thoát ra ngoài đi vào chiếc bóng đái làm nó căng lên. Lấy chiếc bóng đái đó ra, Halay dồn khí sang bình thủy tinh chịu nhiệt. Ông lấy than củi đang cháy, que diêm vừa thổi tắt, bột photpho trắng bỏ vào bình chứa khí. Than hồng cháy bùng lên, ngọn lửa cháy mãnh liệt, hoa lửa bắn tung tóe. Que diêm vừa thổi tắt chỉ còn tàn lửa bùng cháy trở lại. Photpho cũng bùng cháy. Halay sung sướng đến mức cầm chiếc bình lao ra khỏi phòng và hét như người điên: "không khí điểm hỏa".
    Một năm sau khi Halay phát hiện ra "không khí điểm hỏa" (tức oxy: O2), Toriselli - một mục sư người Anh đã tiếp tục thí nghiệm về sự cháy. Ông này đã nghiên cứu nhiều thí nghiệm về các khí thể.
    Năm 1774, Toriselli cho oxyt thuỷ ngân vào bình thủy tinh chịu nhiệt, ông dùng thấu kính hội tụ ánh sáng mặt trời, đốt oxyt thuỷ ngân trong bình. Đáy bình dần dần xuất hiện những giọt thuỷ ngân li ti, lóng lánh. Lúc này, xem ra bí mật về sự gia tăng trọng lượng của kim loại khi nung đã được hé mở. Tuy nhiên, loại khí không màu mà mắt thường không nhìn thấy được bay ra là loại khí gì vẫn là một câu hỏi . Toriselli cũng dùng bóng đái bò hứng lấy khí rồi dồn sang chứa trong các bình. Sau đó, ông đưa nến, than củi đang cháy vào bình chứa khí thì thấy những ngọn lửa bùng lên sáng rực. Ông hết sức kinh ngạc và tự hỏi: Ðây là loại khí gì mà lại duy trì sự cháy? Có lẽ đây không phải là không khí trong tầng khí quyển? Loại khí này sẽ tác động như thế nào lên động vật?
    Tôriselli quyết định lấy chuột làm thực nghiêm. Ông lấy hai chiếc bình giống nhau, một đựng không khí thông thường, một đựng thứ khí vừa chế tạo ra. Ông thả chuột vào cả hai bình và kết quả rất khác nhau. Con chuột trong bình đựng thử khí mới tìm ra nhanh nhẹn, hoạt bát và sống lâu hơn hẳn con chuột trong chiếc bình đựng khí thường. Như vậy, loại khí mới tìm ra là có ích chứ không phải là có hại. Thế là đích thân Tôriselli hít khí này và ông cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu.
    Tôriselli goi loại khí này là "không khí mất nhiên tố". Một năm sau khi Halay tìm ra "khí điểm hỏa, Tôriselli mới tìm ra "khí mất nhiên tố" nhưng ông lại xuất bản sách trước Halay.
    Mấy tháng sau khi thành công của thực nghiệm, Tôriselli đã tới Paris. Tại đây, ông đã trình bày cặn kẽ về loại khí duy trì sự cháy với nhà khoa học người Pháp Lavoadiê. Tuy vậy, ông vẫn dùng khái niệm "nhiên tố" (chất cháy) để giải thích nguyên nhân duy trì sự cháy, Lavoadiê rất vui mừng trước sự kiện này nhưng cách nhìn nhận của ông có khác.
    Chính Lavoadiê đã tiến hành một thí nghiệm nổi tiếng như sau: Ông bỏ một lượng thủy ngân nhất định vào một chiếc bình cổ cong, miệng bình cổ cong nối liền với bình chứa không khí. Sau đó, ông hơ bình cổ cong trên ngọn lửa nung thuỷ ngân. Ông phát hiện thấy trên bề mặt thủy ngân có một lớp cặn màu đỏ. Sau 12 ngày, khi thấy lớp bã màu đỏ không tăng nữa, ông ngừng nung. Lúc này thể tích khí trong bình chứa giảm mất 1/5. Khí còn lại trong bình chứa hoàn toàn khác với khí trong bình lúc đầu. Ông bỏ than hồng vào bình chứa lượng khí còn lại và than tắt ngấm. Ông bắt nhặng xanh bỏ vào bình, con nhặng xanh chết ngay. Lavoadiê bèn gọi thứ khí này là "khí ác độc".
    Nhưng 1/5 khí thể trong bình chứa biến đi đâu? Tất nhiên, nó phải kết hợp với thuỷ ngân nung trong bình cổ cong. Sau thí nghiệm trên, Lavoadiê lấy lớp bã màu đỏ tách riêng ra cho vào bình khác rồi đem nung. Kết quả lại thu được thủy ngân và một loại khí. Qua đo đạc cho thấy thể tích khí thu được đúng bằng lượng khí tiêu hao trong thí nghiệm trước. Khí này duy trì sự cháy mãnh liệt hơn không khí và rất thích hợp với nhu cầu của sự sống.
    Qua thí nghiệm này đã chứng tỏ một điều chỉ có loại "không khí điểm hỏa" là duy trì sự cháy. Kim loại khi đem nung sẽ tăng trọng lượng là do đã hóa hợp với lượng "không khí điểm hoả" kia chứ hoàn toàn không phải là xuất phát từ nguyên nhân "nhiên tố" (chất cháy). Lavoadiê không những hé mở bí mật của sự cháy mà còn phát hiện ra sự hô hấp của động vật cũng có mối quan hệ tựa như sự cháy.
    Ðể chứng minh điều này, Lavoadiê bắt chim sẻ nhốt vào một chiếc chuông thuỷ tinh. Một lát sau, con chim trở nên không bình thường, khoảng 55 phút sau nó ngất đi. Lấy con chim ra khỏi chiếc chuông thủy tinh, nó dần dần hồi tỉnh. Các loài chim khác và cả chuột cũng đều như vậy. Úp chiếc chuông thủy tinh lên ngọn nến đang cháy, ngọn lửa yếu dần rồi tắt hẳn. Xem ra, khí chứa trong chiếc chuông thủy tinh (khi con vật đã chết) cũng giống với phần khí còn lại trong bình chứa khí trong thí nghiệm nung thuỷ ngân. Lavoadiê gọi khí đó là "thán khí" (tức Cacbonic CO2) .
    Lavoadiê cho rằng: Khi hô hấp, động vật lấy "không khí của sự sống" vào cơ thể, thải ra loại "không khí hỗn hợp" có thể làm nước vôi trong vẩn đục. Sự hô hấp của cơ thể sống cũng tựa hồ như sự cháy. Nếu không có "không khí hoạt", động vật không sống nổi, sự cháy cũng không tiếp diễn. Kết quả của sự đốt cháy là sự biến hoá của vật dễ cháy và "không khí hoạt" (không nhìn thấy) là việc xuất hiện một vật chất mới. Sau này, trải qua nhiều thực nghiệm để biến các ôxit kim loại thành axit, ông đã đặt tên cho loại "không khí hoạt" này là ôxygenium". Theo nghĩa của tiếng Hy Lạp là "biến thành axit".
    Việc tìm ra khí ôxy, đã xoá bỏ hoàn toàn "thuyết nhiên tố". Từ đấy hệ thống hoá học cận đại và hiện đại đã được sáng lập, phát triển với tốc độ phi thường.




    Ít ra thì truyền thuyết nói như thế!
  2. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Luyện đan và giả kim thuật
    Từ thời Chiến Quốc, người Trung Quốc đã biết vận dụng kỹ thuật luyện kim vào vỉệc luyện khoáng vật chế tạo dược liệu. Họ mơ tưởng sẽ chế được loại "tiên đan " giúp con người trường sinh bất lão hay biến đá thành vàng trong các lò "bát quái". Dân gian gọi những người theo kỹ thuật kiểu này được gọi là các "thuật sĩ luyện đan" hoặc phương sĩ. Ngay đến cả Tần Thuỷ Hoàng cũng muốn trường sinh bất lão mà nghe theo lời các phương sĩ phái người đi khắp nơi tìm tiên dược. Tìm mãi chẳng thấy thuốc tiên họ đành phải bắt tay vào luyện "tiên đan".
    Thời Tân Hán, Hán Vũ Đế Lưu Thiết đi chinh phạt liên miên, mở mang bờ cõi, chấn hưng đất nước và ông luôn muốn mình mãi là Hoàng đế. Nhiều thuật sĩ nổi tiếng đã được triệu vào cung để luyện "tiên đan". Từ đó trở đi thuật luyện "tiên đan" rất thịnh hành ở Trung Quốc, thậm chí đến thời đại nhà Đường trở thành cao trào.
    Các thuật sĩ luyện đan cho dựng các đan đĩnh (lò luyện đan). Họ tìm một số khoáng vật như Sunfat, thủy ngân, lưu huỳnh, rồi cho vào lò luyện kim. Họ đã phải tiến hành nhiều biện pháp: phân giải, hoá hợp, rồi lại nung chảy, hoà tan, chưng cất cho kết tinh... đủ mọi mánh khóe để "luyện đan chế dược". Những thuật sĩ luyện đan còn cho ra đời hết quyển sách này đến quyển sách khác để trình bày giảng giải phương pháp luyện đan của họ.
    Ngụy Bá Dương - một thuật sĩ cuối đời Ðông Hán đã viết cuốn: "Chu dịch tham đồng kế" giảng giải, truyền bá phương pháp luyện đan của ông. Trong sách này có mô tả sự hoá hợp của lưu huỳnh và thủy ngân. Ông ta kết luận "hiển nhiên là thành đan" (đan là thuốc)!
    Tới thời Ðông Khiên, Yết Hồng - một nhà thuật sĩ luyện đan nổi tiếng cũng viết một trước tác luyện đan. Bộ sách này rất đồ sộ. Chỉ riêng nói về thuật luyện đan đã có cả thảy 20 cuốn, còn viết về những vấn đề khác xung quanh việc luyện đan gồm 50 cuốn.
    Ðầu triều đại Ðường, nhà dược học Tôn Tự Mạo cũng đã từng luyện đan và cho ra đời cuốn "Đan kinh". Thật buồn cười là dược liệu của các nhà luyện đan toàn là những nguyên tố chứa chất độc như: Lưu huỳnh, thuỷ ngân, thạch tín (aren). Những chất này không làm cho người ta trường sinh mà chỉ có thể giúp họ "đoản mệnh" mà thôi. Các vị vua tham sống là nạn nhân đầu tiên của chuyện này như: Phiên Giã Hận đã từng uống Kim tiết tửu (rượu có mạt vàng) mà chết, Bắc ngụy đạo vũ đế phục "ngũ thạch tán" nên tinh thần suy sụp tới tử vong. Các hoàng đế thời đại Ðường: Thái Tông, Hiến Tông, Mục Tông, Cảnh Tông, Vũ Tông, Tuyên Tông đều do uống "đan dược" rồi trúng độc mà chết.
    Từ thế kỷ thứ 3 (sau công nguyên), thuật luyện đan từ Trung Quốc truyền sang Ả Rập, Châu Âu và lộng hành ở những nơi này suốt mấy trăm năm.
    Luych Pho đệ nhị - Hoàng đế Đức là người rất mê thuật luyện kim. Ông này cho xây dựng phòng thí nghiệm ngay trong cung điện rồi chiêu mộ rất nhiều các thuật sĩ giả kim thuật dồn hết công của vào việc nghiên cứu với hy vọng luyện cho bằng được cái gọi là "hòn đá của người hiền triết" (tức vàng). Các thuật sĩ "luyện đan", "luyện vàng" không biến được đá thành vàng cũng chẳng luyện ra được "tiên đan" nhưng dẫu sao sự lao động miệt mài của họ cũng mở ra con đường phát triển cho ngành hoá học đương thời. Mặc dù, điều này hoàn toàn nằm ngoài ý muốn của họ. Nhờ thuật luyện đan mà một số dụng cụ chưng cất, ngưng tụ trong phòng thí nghiệm đã sớm ra đời. Việc nhận thức về tính chất, tên gọi, ký hiệu của các nguyên tố như lưu huỳnh, thủy ngân, thiếc, chì, vàng cùng các hợp chất lưu hoá thủy ngân, hoặc nitơrat kali... đã tăng lên rất nhiều. Ðó chính là những cống hiến cho hoá học của các thuật sĩ và ngành luyện kim sơ khai cũng bắt đầu hình thành.

    Ít ra thì truyền thuyết nói như thế!

  3. Hihihahihi

    Hihihahihi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0
    Không khí vô dụng
    Khi đã biết ôxy là một thứ không thể thiếu được trong đời sống con người và tự nhiên và chiếm khoảng 1/5 thể tích không khí nhưng người ta vẫn thắc mắc một điều: Vậy 4/5 thể tích còn lại là những khí gì?
    Ðến những năm 70 của thế kỷ thứ 18, có 3 nhà khoa học cùng song song tiến hành nghiên cứu vấn đề này. Và, trong khoảng thời gian cách nhau không xa họ đã cùng tìm ra một loại khí thể.
    Cacoarlđi - nhà hoá học, vật lý người Anh đã nhiều lần kiểm định thành phần hoá học của nước và không khí. Ôngthường cho không khí đi qua than củi nóng đỏ để tạo phản ứng giữa ôxy trong không khí với than hồng, sinh ra khí cacbonic (than khí).
    Cacoanđi lại cho hydroxyt loãng hấp thụ khí cácbonic, và phát hiện ra không khí bị mất ôxy vẫn còn lại nhiều thể khí khác. Ông quyết định tiến thêm một bước trong việc xác định tính chất các khí thể đó: Tỷ trọng của nó nhỏ hơn không khí chút ít. Ðưa các vậl đang cháy vào trong khí đó, ngọn lửa bị tắt nhanh, chứng tỏ khí thể này không duy trì sự cháy. Cacoanđi gọi loại khí này là "khí đục".
    Ðanni Rơrepho - nhà hoá học, thực vậl học người Anh. Năm l 772, Rơrepho đã tiến hành loạt thí nghiệm. Lúc đầu, ông dùng động vật làm thực nghiệm.Ông bắt chuột bỏ vào bình chứa không khí rồi đậy kín. Chuột hít ôxy và thải khí cacbonic. Sau khi con chuột chết, ông đo lại lượng khí trong bình giảm 1/10 thể tích. Tiếp theo, ông đổ dung dịch hydroxyt kali vào bình chứa không khí mà con chuột đã hít thở, kiểm tra lại thấy lượng khí trong bình giảm 1/11 thể tích. Khi ông đưa cây nến đang cháy vào bình chứa phần khí còn lại, ngọn nến cháy rất leo lét, yếu ớt. Chờ đến khi ngọn nến tắt, ông lấy phôtpho đang cháy bỏ vào bình. Phôtpho cháy toả ra làn khói trắng mờ nhạt. Làm như vậy, ông đã dùng phôtpho cháy để trừ khử nốt lượng ôxy cuối cùng ở trong không khí, và thu được khí thể còn lại không chứa ôxy.
    Tiếp theo đó, Rơlepho đã kiểm định tính chất loại khí thể này. Ông thấy nó không bị hydroxyt kali hấp thụ và không duy trì sự cháy, sự sống của động vật. Ông gọi nó là "khí đục" hay "khí độc".
    Như vậy, tính đến Rơlepho là 3 ngườl cùng nghiên cứu về vấn đề các "chất " khác ngoài ôxy trong không khí: Halây, Cacoanđi và Rơlepho. Cả 3 người cùng có công lao trong việc phát hiện ra Nitơ.
    Ở phần trước, chúng tôi cũng đã đề cập tới Lavoadiê đã mở ra bí mật của "sự cháy". Ông cũng không nói tới "không khí ác độc". Sau này, ông căn cứ theo tiếng Hy Lạp đặl tên cho khí đó là "không duy trì sự cháy" (tức Nitrogenium - Nitơ).
    Sau nhiều năm, nhân loại đã hiểu rõ về Nitơ. Thực ra nó không phải là "khí ác độc", cũng chẳng phải là khí "vô dụng". Nitơ là nguyên tố trọng yếu trong hai thành phần cơ bản tạo nên sự sống: Anbumin và axit amin.

    Ít ra thì truyền thuyết nói như thế!

  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Anh em sinh đôi gang - thép
    Gang và thép đều là hợp kim của sắt và cacbon, chúng chỉ khác nhau ở hàm lượng cacbon trong thành phần hợp kim.
    Hợp kim sắt và than thường chia làm hai loại sắt non và gang. Nếu hàm lượng cacbon trong thành phần hợp kim từ 1,7% trở lên được gọi là gang. Nếu hàm lượng cacbon nhỏ hơn 0,3 % thì đó là sắt non. Loại sắt này tương đối mềm dẻo dễ dát mỏng và kéo thành sợi mảnh nhưng phạm vi sử dụng của sắt non rất hạn chế. Ngược lại, gang tương đối cứng và giòn. Gang chịu được áp lực nén rất lớn nhưng cường độ chịu kéo rất kém. Gang thích hợp với việc đúc những cấu kiện lớn trong máy như: bệ máy, thân máy, nắp máy, đe... nhưng phạm vi sử dụng so với các kim loại khác không rộng.
    Vì luôn nghĩ rằng nếu sắt cứng hơn sẽ phục vụ rất nhiều cho lợi ích nhân loại nên người ta đã tìm cách luyện chúng thành thép. Hàm lượng cacbon trong thép thấp hơn gang và cao hơn sắt non (tỷ lệ từ 0,3 - 1,7%). Nhiều ưu điểm hơn gang và sắt non, thép vừa cứng vừa dẻo, cường độ chịu lực kéo và nén rất lớn. Thép còn có thể chịu đột dập, miết để tạo thành những vật thể có hình dáng khác nhau. Thép không những có thể dùng để chế tạo các cấu kiện lớn mà còn có thể dùng để chế tạo chi tiết máy.
    Có khá nhiều chủng loại thép. Nếu thép chỉ bao gồm thành phần sắt và cacbon thì là loại thép thông thường . Nếu trong thành phần thép có chứa thêm các kim loại khác như Crôm, Niken, Wolfram... đó là thép hợp kim.
    Người Trung Quốc biết dùng thép khá sớm. Kỹ thuật luyện và đúc thép của các nước Ngô - Sở tương đối cao và tinh xảo. Thời đó đã xuất hiện nhiều thợ rèn danh tiếng. Sách cổ có ghi lại câu chuyện sau: Việt Vương Câu Tiễn dâng Ngô vương Hạp Lư một thanh kiếm báu. Ngô vương xem xong khen kiếm tốt, ông bèn hạ lệnh cho thủ hạ cứ phỏng theo đó mà đúc kiếm nhưng phải làm sao cho tốt hơn. Người tiếp thánh chỉ này là phu nhân Mạc gia - người đứng đầu trong kỹ thuật đúc kiếm thời đó. Bà lựa chọn "quặng sắt tinh ở Ngũ Sơn, Kiin Anh lục hợp, hầu hà trời dất, âm dương chiếu dự, trăm thần chứng giám... con Mạc gia cắt tóc, cắt vuốt ném vào lò cùng 300 túi than của già trẻ gái trai... ". Quả nhiên, bà đúc được thanh kiếm báu "Tê Lợi" .
    Ngoài ra, còn có truyền thuyết về thanh kiếm cổ Long Tuyền. Thời Xuân Thu, một người tên là Âu Dã Tử phụng mệnh Sở vương đúc kiếm. Một lần ông ngao du đến Long Tuyền trênn núi Tần Khê ở Triết Giang. Thấy nơi này sơn thanh thuỷ tú, khoáng vật dồi dào, hồ nước trong xanh phẳng lặng, ông cho rằng đây chính là mảnh đất luyện kiếm lý tưởng. Từ đó ông cho xẻ núi , lấy khe tìm cho bằng được thiết anh (quặng sắt tốt). Sau một thời gian dài, ông đã đúc xong 3 thanh bảo kiếm để dâng Sở vương. Kỹ thuật luyện kiếm của Âu Dã Tử được tương truyền qua mọi thời đại, chất lượng bảo kiếm Long Tuyền đạt tới mức "lò lửa toàn xanh".
    Năm 1965, Tại Lãng Vong Sơn tỉnh Hồ Bắc (TQ), người ta đào được trong lòng đất một thanh kiếm cổ đã nằm dưới đất 2000 năm. Theo khảo chứng cho biết đây là thanh kiếm mà Việt vương Câu Tiễn đã dùng thời xưa. Thanh kiếm này vẫn trơn tru, sáng bóng, nhọn hoắc như xưa, khiến mọi người phải kinh ngạc. Các nhà khoa học kiểm tra bằng phương pháp phóng xạ cho biết, thanh kiếm của Câu Tiễn có 9 loại nguyên tố khác nhau, trong đó có cả những nguyên tố hiếm.
    Thật rất bất ngờ rằng những thanh kiếm cổ đã tìm thấy giờ đây vẫn "chém sắt như bùn".
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!
  5. dvTu

    dvTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2002
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Thuốc súng và vũ khí tên lửa
    Mặc dù thất bại thảm hại trong việc "luyện đan", "luyện vàng" nhưng các thuật sĩ thời trung đại đã phát minh ra một thứ chất rất quan trọng nằm ngoài ý muốn của họ, đó là thuốc súng.
    Thuốc súng là một trong 4 phát minh vĩ đại của nước Trung Hoa cổ. Thuốc súng chữ Hán có nghĩa là "hoả dược". Thuốc súng đen gồm ba thành phần cơ bản: lưu huỳnh, phốt pho và than củi. Hỗn hợp ba loại này cháy rất mạnh. Chính vì vậy người ta mới gọi hỗn hợp trên là "hoả dược" (thuốc bốc lửa).
    Trong cuốn "Vị nam tử" thời Tây Hán có ghi: các thuật sĩ sau rất nhiều lần thử nghiệm luyện đan đã phát hiện lưu huỳnh (sulphua) không những có thể hoá hợp các vật lạ như: vàng, bạc, đồng, sắt mà còn chế ngự được thuỷ ngân một cách thần kỳ. Ngoài ra, hỗn hợp lưu huỳnh, phốt pho và mật ong cháy rất mạnh và bắt lửa nhanh tới mức có thể gây bỏng tay người châm lửa. Thậm chí có thể bùng lên thiêu trụi nhà cửa. Sau nhiều lần thử nghiệm, cuối cùng người ta đã tìm ra công thức pha chế thuốc súng theo tỷ lệ: phốt pho 75%, lưu huỳnh 10% và than củi 15%.
    Khi phát minh ra thuốc súng đen, người ta đã đem áp dụng vào chiến tranh để gây khói lửa, làm hỏa tiễn (tên có lửa) và súng.
    Thời Ðường (năm 900) đã xuất hiện hai loại đồ chơi hỏa tiễn và tên mang thuốc nổ. Sách cổ có ghi chép lại "cung xạ hỏa thạch lựu tiễn" (cung bắn ra mũi tên mang quả thạch lựu có lửa). Ðó chính là "hoả tiễn" (tên có mang thuốc nổ).
    Khi thuốc nổ được dùng trong quân sự, người ta lại chế tiếp một loại "hoả pháo". Ðó là một gói thuốc nổ được đặt vào máy bắn đá, châm ngòi, rồi "quăng" (bắn) sang trận địa đối phương.
    Vào thời Tống (khoảng năm 1000 sau công nguyên), một người tên là Ðường Phúc chế tạo chiếc hoả tiễn dùng thuốc nổ đầu tiên. Hoả tiễn được dùng trong quân sự. Về sau, ông chế tạo thêm "hỏa cầu", "hỏa tật lê", hai loại này có cả thuốc nổ bên trong và thuốc nổ bên ngoài. Sau này, quân đội còn trang bị "thiết tật lê" (quả lê sắt), khi bắn đi, ngoài việc đốt cháy còn sát thương kẻ địch.
    Thời nhà Tống, quân Liên và Tây Hạ ở phương Bắc không ngừng xâm lược xuống phía Nam. Sau này lại bị quân Kim và Mông Cổ (Nguyên) xâm lược. Do vậy, việc chế tạo vũ khí có thuốc nổ phát triển một cách nhanh chóng.
    Ðến 1132, một người tên là Trần Quy đã phát minh ra loại súng hình ống. Năm 1259 lại có người phát minh ra loại súng đột hoả. Loại súng hỏa ma trước đây chỉ có giá trị đốt cháy còn loại đột hỏa mai sau này có thể bắn ra "tử khoa" (tổ chết) để sát hại người. Ðây là phát minh quan trọng trên con đường chế tạo vũ khí thuốc nổ.
    Người Kim diệt Bắc Tống. Người Nguyên lại diệt Kim và Nam Tống. Cuối cùng họ cũng học được kỹ thuật chế tạo vũ khí nổ. Tất nhiên, cả người Kim và người Nguyên đều chú trọng đến chế tạo vũ khí nổ.
    Trong đợt tiến công Kỳ Châu (nay là Kỳ Xuân, Hồ Bắc, Trung Quốc) của quân Kim năm 1221 súng bắn đá và bắn "thiết hỏa pháo" được sử dụng khá nhiều. Năm 1232, quân Kim bao vây Khai Phong Phủ. Quân Tống bắn ra những bình sắt chứa đầy thuốc nổ (thiết quan trang hoả dược) gọi là " chân thiên lôi " (sấm đông) phá vây, đẩy lùi quân Kim.
    Vào thời Nguyên, súng hỏa mai đã thay thế súng ống trúc. Loại lớn nhất là súng thần công, ban đầu loại súng hình ống được đúc bằng đồng. Ít lâu sau người ta dùng gang để đúc súng thần công. Loại vũ khí này bắn được xa và có sức mạnh hơn hẳn. Và kỹ thuật đúc vũ khí lại tiến thêm một bước dài. Trong viện bảo tàng lịch sử Trung Quốc hiện còn lưu trữ khẩu thần công bằng đồng, đúc năm 1332 và khẩu thần công này được coi là lớn nhất thế giới.
    Một loại vũ khí mới mang tên "chấn thiên lôi pháo" đã xuất hiện vào thời Minh. Loại vũ khí này có cánh. Khi tấn công thành trì địch, chỉ cần châm ngòi "chấn thiên lôi" thuận theo chiều gió bay thẳng vào thành và bùng nổ.
    Năm 1377 đã xuất hiện loại hoả tiễn liên thức (kiểu liên hoàn) nguyên thủy mang tên "thần hỏa phi nha" (thần lửa quạ bay). Ðây là những giỏ tre hình con quạ, bên trong chứa đầy thuốc nổ. Dưới cánh quạ được gắn "hỏa tiễn" (tên lửa đẩy). Sau khi phát xạ "thần lửa quạ" bay xa khoảng 300 mét mới "hạ cánh".
    Trong cuốn binh thư "Võ bị chí" (1621) có ghi chép: loại hỏa tiễn liên khúc nhiều cấp có tên gọi là "hoả long xuất thủy" là tên lửa đẩy hai cấp sớm nhất. Ðể làm nó, người ta dùng một đoạn ống tre lớn dài khoảng 5 thước ta (khoảng 2,5 m) để chế tạo "rồng". Trên thân rồng phía trước và phía sau đều có gắn mấy chiếc tên lửa đẩy - tên lửa cấp 1 làm nhiện vụ đẩy rồng bay đi. Bên trong bụng rồng, người ta đặt mấy quả tên lửa nhỏ - tên lửa cấp hai. Khi phóng, người ta châm lửa tên lửa cấp 1 trên thân rồng, đẩy thân rồng bay lên cách mặt nước chừng 3 đến 4 thước (khoảng 1,5 - 2m). Rồng có thể bay xa tới 243km. Lúc này tên lửa cấp 2 trong bụng rồng được phát hoả. Chúng bay thẳng ra khỏi miệng rồng, tiêu diệt kẻ thù.
    Trung Quốc cũng đã sớm phát minh loại tên lửa đồng thời bốc hoả nhiều chiếc cùng một lúc. Loại "tổ ong" đồng thời phát hoả 32 chiếc hỏa tiễn. Người ta nhét mấy chục chiếc hỏa tiễn nhỏ vào trong ống bương lớn. Ngòi nổ dùng dây cháy chậm nối liền nhau. Khi châm ngòi dây dẫn chính, mấy chục chiếc hoả tiễn cùng phát hoả. Loại vũ khí này thanh thế rất mạnh.
    Vào năm 1500 một nhà khoa học giã tên là Vạn Hô của Trung Quốc nuôi một giấc mộng có thể bay được. Ông liều mạng gắn 47 quả "tên lửa" vào sau chiếc ghế của mình, hai tay giữ hai cánh diều lớn rồi nhờ người châm lửa phát hỏa để "hoả tiễn" đẩy ông bay lên không. Tuy nhiên, cuộc "phi hành" này thất bại nhưng ý tưởng và nguyên lý thiết kế của ông rất giống loại tên lửa đẩy của người hiện đại. Để kỷ niệm và tưởng nhớ nhà du hành đầu tiên, hội thiên văn quốc tế đã lấy tên ông đặt tên cho dãy núi hình vòng cung trên mặt trăng: Vạn Hô.

    Tôi là ai?
    Con người sinh ra để làm gì?

  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Các nhà nguyên tử luận chống lại
    các nhà đương lượng luận

    Hoá học vào đầu thế kỉ 19 đã được đặt trong khung cảnh của điện học. Nhờ có pin của Volta cho phép phân li được các dung dịch khi có dòng điện đi qua (sự điện phân), người ta đã khám phá ra nhiều đơn chất. Bằng cách đó, Humphry Davy (Hâm-phri Đê-vi) đã điều chế được kali, natri, magiê và chứng minh rằng sự điện phân nước cho ?o57 số đo về hyđrô tương ứng với 27 số đo về ôxy?, tức là nhiều hơn khoảng hai lần. Gay Lussac (Gay Luy-sắc) cũng đã quan sát thấy rằng các chất khí hoá hợp với nhau theo tỉ lệ đơn giản về thể tích và Proust đã mở rộng khái niệm này với định luật tỉ lệ xác định: các thành phần khác nhau của một hợp chất tỉ lệ với nhau theo các số nguyên không đổi. Amedeo Avogadro (A-mê-đê-ô A-vô-ga-đrô, 1775 - 1856) vào năm 1811, rồi Ampère (Ăm-pe) vào năm 1814 đã từ đó suy ra rằng một thể tích đã cho của bất kì chất khí nào cũng chứa một số không đổi ?ophân tử? và đã đưa ra khái niệm ?ophân tử lượng?. Các bảng đương lượng cho biết trọng lượng x của một chất có thể kết hợp với trọng lượng y của một chất khác là công cụ chủ yếu của hoá học thế kỉ 19. Tuy nhiên, đối lập với quan điểm thuần tuý mô tả này của hoá học, ngay từ năm 1803, đã có một lí thuyết giải thích được đề xuất bởi một giáo sư ít có tiếng tăm về khoa học tự nhiên ở Manchester là John Dalton (Giôn Đan-tơn). Lập luận chính chống lại định luật tỉ lệ xác định là một chất đã cho, lấy thí dụ nitơ, có thể có nhiều oxyt mà ngày nay ta viết là N2O, NO, NO2, v.v? Dalton đã nhận xét rằng tỉ lệ của ôxy luôn luôn là một bội số của một đại lượng bất khả quy, điều này nói lên sự tồn tại của một hạt cuối cùng, một nguyên tử của ôxy. Như vậy, các phản ứng hoá học diễn ra bằng sự kết hợp của các nguyên tử, mỗi nguyên tử có một trọng lượng xác định.
    (Encyclopédie Thématique Mémo, L?Thomme et ses inventions)
    Tucurie

    Trăng muôn đời thiếu nợ mà sông không nhớ ra!

Chia sẻ trang này