1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện về nghiên cứu KH trong MT

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi motchutDALAT, 21/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. motchutDALAT

    motchutDALAT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện về nghiên cứu KH trong MT

    Mình thấy là ngày càng nhiều những SV vá những KH trẻ có những nghiên cứu thú vị trong lĩnh vưc MT đáng cho chúng ta học hỏi hén.

    Cô gái chống ô nhiễm bằng rơm, rạ ​


    Từ phế phẩm của nông nghiệp là rơm, rạ, cô gái trẻ Trần Thị Kiều Chinh (sinh viên năm thứ 3, khoa Hóa của Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn, Bình Định) đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học mới, đó là: "Thăm dò khả năng xử lý crôm trong nước thải bằng rơm rạ".

    Đề tài đã được trao giải nhất "Sinh viên nghiên cứu khoa học của trường" và được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng giải thưởng "Sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc năm 2003".

    Trần Thị Kiều Chinh sinh năm 1982, trong một gia đình có bố mẹ đều là nhà giáo ở Bồng Sơn, Bình Định. Từ nhỏ hình ảnh những người nông dân "chân lấm tay bùn", dãi nắng dầm sương để trồng từng cây lúa đã in sâu vào tâm trí của Chinh nên em cố gắng học thật giỏi để sau này làm nhà... khoa học, đem các kiến thức của mình giúp ích cho những người nông dân.

    Từ lớp 1 đến 12, Chinh đều là học sinh giỏi và hóa học là môn em luôn đạt điểm cao. Sau khi tốt nghiệp THPT, Chinh đăng ký thi vào Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn và trúng tuyển vào học Khoa Hóa. Ba năm liền Chinh là sinh viên xuất sắc của trường. Với kết quả học tập xuất sắc đó Chinh là sinh vjên duy nhất của trường được cử đi dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần 8 ở Hà Nội...

    Bên cạnh việc học tốt, những năm ở đại học, Chinh còn có nhiều sáng kiến ứng dụng hóa học để áp dụng trong các cuộc thi hóa học vui do trường tổ chức như: làm thuyền chạy trên chậu nước (bằng cách dùng Natri bỏ vào thuyền giấy), nhúng khăn vào nước rồi dùng cồn đốt (vải không cháy)...

    Nhờ bản thân có nhiều cố gắng trong học tập nên hết năm học thứ ba ở đại học, Chinh là một trong những sinh viên của trường được chọn làm niên luận (giống như luận văn tốt nghiệp nhưng dành cho những sinh viên năm thứ ba có kết quả học tập xuất sắc). Dưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Nguyễn Thị Nhung, giảng viên chính bộ môn Hóa phân tích của Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn, Chinh đã thực hiện đề tài "Thăm dò khả năng xử lý crôm(VI) trong nước thải bằng rơm, rạ".

    Là một nguyên tố kim loại nặng có trong nước thải, rơm và các hợp chất của chúng đều độc, đặc biệt các hợp chất có bậc ôxy hóa cao như cromat, biromat... Vì vậy mục đích ban đầu của đề tài là hướng đến xử lý các chất thải này bằng các vật liệu tự nhiên và nếu có hiệu suất cao thì có thể ứng dụng vào thực tế.

    Cùng nghiên cứu với Chinh còn có hai bạn khác là Phan Thị Quỳnh Loan, Nguyễn Thị Thuận (lớp Hóa sư phạm K 23). Thuận tiến hành nghiên cứu xử lý rơm trên xơ dừa, còn Loan thì xử lý trên mùn cưa. Nhưng Chinh thì vẫn lựa chọn... rơm, rạ. Vì theo em, rơm, rạ chính là dạng phế phẩm nông nghiệp rất gần gũi với người nông dân, có quá nhiều ở miền đất nông nghiệp Bình Định mà phần lớn hiện đang có một công dụng đơn giản là... đun bếp.

    Chinh cho biết: Sở dĩ em chọn nghiên cứu xử lý nước thải vì hiện nay qua phân tích các mẫu nước tại các vùng nông thôn trong tỉnh Bình Định, hầu hết các mẫu nước ngầm đều nhiễm vi sinh. Trong khi đó ở một số vùng có làng nghề truyền thống của Bình Định như làng nghề chế biến tinh bột sắn Hoài Nhơn, sản xuất gạch ngói Tây Sơn, sản xuất nước mắm ở An Nhơn, sản xuất vôi ở Tuy Phước... thì hằng ngày các nơi đây đã thải ra một hàm lượng chất đọc lớn, gây ô nhiễm không khí, gây ô nhiễm nước nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu nào để xử lý. Vì thế giải pháp của em hoàn thành sẽ giúp xử lý được rơm, loại bỏ bớt được sự độc hại của nguyên tố này trong nước thải.

    Thế là ngoài giờ học, Chinh ra ruộng xin khoảng 2kg rơm, rạ mang về để nghiên cứu. Qua phân tích thành phần hóa học trong rơm, rạ, Chinh cũng nhận thấy thành phần chính của rạ là xenlulôza, nếu tính theo khối lượng khô thì trong rơm có từ 3 đến 4,5% chất có đạm, 1,2 đến 2% chất béo, 30% các chất dẫn xuất không chứa đạm, 35 - 36% xenlulôza và 14-15% chất khoáng.

    Sau khi phân tích các thành phần hóa học của rơm, rạ, Chinh bắt đầu tiến hành dùng rơm rạ để định lượng rơm trong nước thải. Phương pháp của Chinh là xử lý bằng phương pháp hấp thụ, đó là ngâm vào nước để loại bỏ các tạp dịch, chất khoáng, đem phơi 4-5 lần. Ngâm các vật liệu vào bình đựng dung dịch chứa crôm cần xử lý, sau đó xác định lại nồng độ dung dịch sau khi xử lý. Qua quá trình thực hiện thí nghiệm và ứng dụng, Chinh nhận thấy rơm, rạ có khả năng hấp thụ crôm rất tốt. Phương pháp vừa rẻ tiền, vừa có hiệu quả xử lý rất cao.

    Tâm sự với chúng tôi, Chinh cho biết khó khăn lớn nhất trong việc thực hiện nghiên cứu khoa học của mình chính là "thời gian". Do còn là sinh viên nên thời gian dành cho việc tiến hành thí nghiệm của Chinh và các bạn rất khó khăn. Hằng ngày, ngoài giờ học chính ở giảng đường, buổi chiều các bạn đều phải có mặt ở phòng thí nghiệm và nhiều khi phải trực từ 7 giờ sáng đến 11 giờ đêm để canh chuẩn độ. Vì vậy có buổi phải bỏ tiết trên lớp học, ở phòng thí nghiệm để canh chuẩn độ.

    Nhưng phòng thí nghiệm chỉ có thể thực hành trong giờ hành chính, nhiều khi đã khiến cho việc canh chuẩn độ không đúng, cho ra kết quả khác, phải làm lại thí nghiệm nhiều lần... Thất bại liên tục, các bạn phải đi xin vật liệu để làm lại từ đầu. Cuối cùng, những khó khăn này rồi cũng vượt qua, đề tài của các bạn đã có kết quả tốt.

    Sau khi đề tài hoàn thành, được điểm 10 toàn khoa, giải nhất sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường, cô giáo hướng dẫn đã gợi ý Chinh nên xây dựng lại đề tài súc tích, ngắn gọn hơn và dễ hiểu hơn để gửi tham gia giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

    Trên lời gợi ý của cô giáo hướng dẫn, Chinh đã cùng với các bạn Phan Thị Quỳnh Loan, Nguyễn Thị Thuận - hai người đã nghiên cứu hai xử lý crôm bằng các vật liệu mùn cưa và dừa - cùng xây dựng đề tài "Thăm dò khả năng xử lý Cr (VI) trong nước thải công nghiệp bằng các vật liệu tự nhiên. Đề tài đã được gửi tham dự giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2003 và đã được trao giải thưởng...

    Hiện Chinh cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm một vật liệu mới để xử lý crôm đó là... bã mía và sẽ sử dụng đề tài này làm luận văn tốt nghiệp khi ra trường.

    Ước mơ hiện nay của Chinh là sau khi tốt nghiệp đại học sẽ tiếp tục học lên cao học theo chuyên ngành hóa phân tích để nghiên cứu sâu hơn và khi học xong nếu được thì em sẽ xin vào làm việc ở Viện Nghiên cứu về hóa học để có cơ hội thực hiện những nghiên cứu khoa học tiếp theo, giúp cho nông dân có thể ứng dụng trong công việc của mình...

    LÊ VIỆT NHÂN
    (Tạp chí Tài hoa trẻ)


    --------------------------------------------------------------------------------

Chia sẻ trang này