1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện về SAM-2

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi embechienbinh, 10/04/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tenmeomo

    tenmeomo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Ah em còn quên một việc. Theo em việc tăng khối lượng tương đối của đầu đạn là do cách đánh. Mình đánh theo nguyên tắc 3 điểm. Theo em tức là phân tích nhiễu, ước đoán vị trí của 3 máy bay trong đội hình của phân đội bay, cuối cùng là gửi một em tên lửa vào khu đó. Khi nó nổ thì thằng nào ăn miểng thằng đó chết. Nên nếu đầu đạn có sức công phá tốt thì càng nhiều thằng ăn miểng. Nên mới có chuyện một tên lửa SAM 2 quay 2 con ma của Mĩ béo. Nói chuyện vui thôi các bác đừng để bụng. Chấp trẻ con làm gì.
  2. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Bác người quan sát này , em có nói làm SAM2 của ta được cải tiến về tầm đâu . Hình như em mới các có cùng 1 quan điểm và luận cứ mà .
    Về vụ có SAM3 hay SAM4 hay kô thì khó nói lắm , SAM3 có lẻ có nhưng SAM4 hay 5 chắc là không , vì con cưng của LX vào thời đó là Trung Đông đó là chiến lược của LX , nắm nguồn dầu mỏ . VN thời đó không được làm con cưng đâu , chỉ sau năm 72 LX mới tài trợ nhiều thôi . Vả lại LX và Mỹ cũng nạnh nhau nên LX không thể tài trợ VN nhiều .
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Theo em biết thì đúng là chỉ có cải tiến để chống nhiễu. Ngoài ra là những thay đổi trong chiến thuật, cách đánh (như phối hợp rada của cao xạ 57 ly TQ với rada SA-2). Không có chuyện cải tiến đầu đạn hay nâng tầm hay lắp nối 2 tên lửa.
    Còn phương pháp 3 điểm là bắn 3 quả đạn vào đầu, cuối và chính giữa đám nhiễu chứ không phải bắn 1 quả vào 3 máy bay.
  4. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    F4 có khả năng phát sóng nhiễu radar?
    nếu bạn muốn nói tới việc renew để SAM hết date còn sử dụng được thì có đấy
    bạn cho biết nguồn tài liệu nào nói vậy? SAM3 thì lúc đó có nhưng là "mô hình" thôi, không bắn được đâu
    Được lonesome sửa chữa / chuyển vào 00:12 ngày 15/04/2004
  5. hungsheva2004

    hungsheva2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2004
    Bài viết:
    2.415
    Đã được thích:
    0
    SA-4 thì bệ phóng của nó là S-200 bác ạ!Tên lửa Sa-4 ngoài động cơ chính thì còn có 4 máy gia tốc xung quanh để hỗ trợ nữa.Cái này em thấy Nga nó bày trong Bảo tàng các LLVT.Tiếc là em không có hịnh!
  6. tenmeomo

    tenmeomo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bác đã cho ý kiến. Nhân đây em có một thắc mắc rất muốn được trả lời. Đó là ve vấn đề phòng chống Shrite. Khi tác chiến ở Vĩnh Linh mình có thể tránh Shrite bằng cách phát sóng đúng thời điểm. Nhưng trên chiến trường HN Son 2 phải hoạt động thường xuyên hơn và mật độ Shrite cũng cao hơn nhiều lần,vậy bộ đội mình chống lại Shrite bằng cách nào. Việc sử dụng khí tài quang học là sao? Cụ thể là khí tài gì?. Còn về nguyên tắc 3 điểm thì em chỉ là đoán già đoán non thoi. Bác nào đọc đuợc ở đâu thì chỉ em với . Vì em cũng thắc mắc nguyên tắc đó là thế nào, và cách tìm ra 3 điểm đó. Mà theo em biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Bác nào hiểu ve phá nhiễu điện tử thì nói sơ cho mọi người học hỏi.
  7. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    RF-4C là phiên bản tác chiến điện tử của F-4 ( R là viết tắt của reconnaissance ).
    Máy bay này có nhiệm vụ phát nhiễu bảo vệ phi đội và thường là mục tiêu chính của Migs Việt Nam. Khi phi đội Mỹ bị hạ mất máy bay phát nhiễu, thường là nó sẽ không tiếp tục phi vụ nữa mà phải bỏ dở, chạy về căn cứ. F4 C còn có tên khác là F-110 A. F4C cũng có khả năng tác chiến thông thường như các máy bay tiêm kích bom ( F/A ) khác
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    bác nào thích tìm hiểu về SAM thì vào ngay cái topic này: [topic]138841[/topic] hoặc vào cái link này coi nhanh cho đỡ ghiền: http://www.military.cz/rolls/popis.htm và http://www.military.cz/rolls/syn.htm.
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Cái RF4-C của cậu RW nói tới đây này, tiếc là bị SAM2 bắn tan tành rồi
  10. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    Đọc cuốn Điện Biên Phủ trên không thấy bác Lưu Trọng Lân có nói vấn đề này, một số cuốn sách khác của NXB QDND (in lâu rồi ko nhớ tên) cũng có nói đến chiến thuật của ta để chống Shrike. Shrike AGM 45 là tên lửa chống Radar loại bị động Passive Missile, tức là nó cứ nhắm các mục tiêu đang phát sóng bay thẳng hướng trục cánh sóng mà lao tới, khi mục tiêu tắt tín hiệu thì nó ko còn khả năng tìm diệt nữa. Thời kỳ đầu khi bọn Cầy Hoa xài Mẽo cũng đã gây thiệt hai rất lớn cho ta nhưng qua thời gian nghiên cứu chúng ta đã nghiên cứu ra cánh chống sơ rai. Đó là bật các dàn Radar để phát hiện địch, khi phát hiện địch và đoán có Sơ rai (món này mấy thằng A-6A và F-4 hay xài) thì tắt hết Radar chỉ để một chiếc làm mồi, các radar còn lại trực chiến. Khi radar mồi phát hiện ra cự ly vị trí mục tiêu thì tiêu đồ viên theo dõi chặt liên tục báo vị trí, khí chúng phóng Sơ rai ta phát hiện ra ngay vì sơ rai có tốc độ lớn dễ phân biệt với máy bay thì tắt Radar mồi đi và bật một radar trực chiến khác nhắm ngay vị trí Radar mồi để lại dò và phóng tên lửa vào máy bay địch, do đó đã hạn chế rất nhiều thiệt hại và hạ địch. Sau này bọn Cầy Hoa phải chuyển sang xài Standard AGM78 là loại Semi-Active Missile loại bán chủ động thì chiêu này của ta mất thiêng, ta lại chịu một số thiệt hại nữa trước khi nghĩ ra cách chống lại chúng, cách này dài lắm tớ ko nhớ, nhưng liên quan đến việc bố trí radar và các loại vũ khí phòng ko bổ trợ cho nhau.....
    Về khí tài quang học thì các loại pháo cao xạ của ta hầu hết đều được trang bị từ thời đánh ĐBP năm 1954, cậu có thấy cái ống như điếu thuốc lào mà các ông bộ đội hay cầm ngang giơ lên mắt ko, nó đấy. Bác Lưu Trọng Lân nói là khí tài quang ọc còn đuợc trang bị cho cả tên lửa SAM2 nhưng ko biết cụ thể là cái gì. Ngoài ra dar ra chúng ta còn rất nhiều trạm quan sát máy bay từ xa để phát hiện ra các máy bay bay thấp và quan sát kết quả của tên lửa PK và pháo cao xạ để điều chỉnh (nên nhớ 5 thằng F111 bị hạ đều do có báo động trước của hệ thống đài quan sát này.)
    Còn về việc chống gây nhiẽu thì KQ Cầy Hoa và PK Việt nam được ví như hai đô vật trên sàn liên tục tung chiêu nhằm hạ gục đối phương. Từ năm 1965 đến 1972, điều cốt lõi của cuộc chiến giữa 2 bên là tác chiến điện tử, khi Cầy liên tục tung ra các chiêu nhiễu điện tử, từ nhiễu trong đội hình đến nhiễu ngoài đội hình, nhiễu kết hợp, nhiễu chủ động, nhiễu bị động, nhiễu đầu đạn, nhiễu rãnh điều khiển vvv...Còn đội ngũ kỹ sư VN và LX thì tìm mọi cách khắc phục để chống lại và đã thành công. Hồi đó các lực lượng phòng ko VN đều có trong tay cuốn "cẩm nang bìa đỏ" nói về cách vạch nhiễu đánh B52, trong đó có nói về cách đánh "Tìm thấy mục tiêu trong nhiễu" và "Không tìm thấy mục tiêu trong nhiễu". Tuy nhiên hiện nay tôi chưa thấy cuốn sách nào nói rõ vè cách đánh này, mấy ông học ở HV PKKQ chắc nắm rõ lắm.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này