1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện về Stalin

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi MieuNhanPhuong, 07/11/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trinam

    trinam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2001
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Một chủ đề hay như thế này mà các bác phải tranh luận xem có nên pót nên không, cái này đâu phải ai cngx biết. Nói thật ở đây các bác còn kiểm duyệt gắt gao hơn cả ở xã hội. Nếu những bài như thế này mà không được đăng, tôi thề sẽ không bao giờ vào cái chỗ này.
    Dù sao thì ở trên mạng cũng thoải mái hơn, việc gì mà gắt gao hơn cả thời cải cách ruộng đất thế

    I love my father the most in the World.
  2. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Bác Phó có lẽ lầm, tôi từng đọc một tài liệu nào đó, trong đó có kể chuyện về chyến đi LX của Hồ Chủ tịch, lúc đó chính Stalin tiếp Người mà.
    Tiếc là tôi đọc tài liệu đã lâu, lại là một tờ báo nên tìm lại e ko tìm được.
    [topic]215488[/topic]
    [topic]237841[/topic]
  3. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Đúng là lần đó Bác Hồ có gặp Stalin và Mao Trạch Đông ở Matxcơva. Theo những gì ghi lại thì Stalin không mấy mặn mà với việc giúp đỡ VN và giai đoạn 1946-1950 LX không hiểu rõ nội tình cách mạng VN, điển hình là Stalin đã "chất vấn" Bác Hồ về việc "giải thể" ĐCS Đông dương tháng 12-1945 (thực tế là rút vào bí mật), chưa tiến hành cải cách ruộng đất... Trong cuộc họp đó, Bác Hồ có đề nghị LX trang bị vũ khí cho 10 sư đoàn bộ binh và 1 trung đoàn cao xạ. Stalin hứa giúp 1 trung đoàn cao xạ 37mm, xe vận tải và thuốc quân y, còn giúp đỡ VN về súng bộ binh, lương thực, vải, huấn luyện sĩ quan, cố vấn quân sự được phân công cho TQ. Trên thực tế sự giúp đỡ này cũng có hạn và không đáp ứng được nhu cầu của ta (1 phần do TQ vừa qua nội chiến). Ngoài 6 sư đoàn chủ lực được trang bị đồng bộ súng trường 7,62mm, tiểu liên K50, cối 82mm, trang bị của các đơn vị khác vẫn là do VN tự sản xuất và thu của Pháp và cũng đến 1952 mới hoàn thành. Trung đoàn cao xạ 37mm phải 3 năm sau mới được thành lập được.
    Việc LX còn ngần ngại trong việc công khai quan hệ với VNDCCH còn thể hiện ở việc này : Bác Hồ trong cuộc họp đó có cầm 1 tờ báo LX và đề nghị Stalin kí vào làm kỉ niệm. Stalin, Molotov, Marazaev... kí. Bác cầm tờ báo về nhà khách, hôm sau thì nó đã bốc hơi !!!
  4. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Theo tôi nghĩ, Stalin có ảnh hưởng khá sâu đậm lên đường lối lãnh đạo của Mao. Khác với Lê-nin hay Trôtxky có khuynh hướng đối xử dân chủ, Stalin và Maođều tìm đủ mọi cách thần thánh hóa hình tượng của mình để độc tài lãnh đạo đảng và đất nước. Trên thực chất, Stalin và Mao là những hoàng đế không ngai sẵn sàng giết hại đồng chí và đàn áp đồng bào của mình để bảo vệ quyền lực. Khi Khrutxchep vạch trần bộ mặt độc tài của Stalin, Mao cảm thấy bị đe dọa về quyền lực cá nhân của mình và đã tìm cách đả phá đường lối "xét lại" của Khrutxchep. Ðây là một trong những nguyên nhân đưa lại sự rạn nứt giữa 2 đảng CS Nga và Trung quốc.
    Mao bắt chước hình ảnh "lãnh tụ" của Stalin từ chi tiết nhỏ như cách mặc áo đại cán

    đến cách xây dựng hình ảnh "lãnh tụ" của Stalin trên phương tiện thông tin đại chúng

    Được MoDungBac sửa chữa / chuyển vào 15:08 ngày 30/07/2003
  5. cuc_culao

    cuc_culao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2003
    Bài viết:
    189
    Đã được thích:
    6
    Tôi có một chi tiết nhỏ, góp vào chủ đề cho vui. Cách đây đã lâu tôi đọc một quyển sách nói về Khang Sinh của hai tác giả người Pháp (chắc các bạn cũng biết Khang Sinh là trùm mật vụ của Mao). Trong đấy viết là tình cảm của các lãnh tụ Trung Quốc như Mao, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình, Khang Sinh,... với Stalin, lẫn lộn nhiều thứ: sợ hãi, ghét, kính trọng, căm thù, biết ơn...
    Tôi còn nhớ đọc trong quyển sách ấy: Stalin được xưng tụng là: "Người cha nhỏ của các dân tộc vĩ đại"
  6. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Hình ảnh của Stalin đã đi vào lịch sử nước Nga với dư âm đẫm máu. Trong giai đoạn 1933-1939, 12 triệu người Nga bị giết và 8 triệu bị tù về các tội phản Cách mạng khác nhau.
    Hình 1: Trốt-xky là bạn chiến đấu lâu năm của Lê-nin đã bị Stalin triệt hạ để giành quyền lực. Hình ảnh của ông bị tẩy xóa hoàn toàn trong sách báo Nga trong thời Stalin và Brê-giơ-nhép. Dưới đây là hình chụp Lê-nin đang diễn thuyết với Hồng quân trước nhà hát Bôn-xôi vào tháng 5 năm 1920. Người đứng ở cầu thang của diễn đàn phía tay phải của ảnh là Trốt-xky. Hình ông bị tẩy đi sau khi ông bị giết bằng 1 nhát búa vào sọ bởi 1 tay sát thủ NKVD (Cục Nội chính Nga, tiền thân của KGB)
    Hình 2: Trong 15 đại biểu đại hội Ðảng CS Nga lần thứ 8 và chụp trong bức ảnh này vàp tháng 3 năm 1919, ngoài Lê-nin và Stalin ra, chỉ còn Ka-li-nin (ngồi bên trái Lê-nin) là sống sót sau các đợt thanh trừng của Stalin. Tất cả những người còn lại trong ảnh hoặc bị giết hoặc tự sát. Sách báo Nga sau này chỉ đăng lại 3 tấm hình bên tay trái chứ không đăng tấm hình chính nữa. Số phận các đại biểu đại hội đảng lần thứ 17 vào năm 1934 cũng hẩm hiu chẳng kém, 1,108 trong số 1961 người sau đó bị giết chết.
    Được MoDungBac sửa chữa / chuyển vào 15:54 ngày 01/08/2003
    Được MoDungBac sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 01/08/2003
  7. MoDungBac

    MoDungBac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Bài viết:
    337
    Đã được thích:
    2
    Stalin cũng ảnh hưởng Mao rất mạnh mẽ với 2 chính sách Tập thể hóa Nông nghiệp và Hiện dại hóa Công nghiệp. Sau khi lên cầm quyền vào 1927, Stalin nóng lòng muốn thúc dẩy kinh tế Nga dể bắt kịp kinh tế Tây âu, nên ông dã cho ngưng chính sách Tân Kinh tế của Lê-nin (hơi thiên về kinh tế thị trườn) và dề ra chính sách Kinh tế Chỉ huy với việc dưa nông dân vào các hợp tác xã. Mỗi hộ gia dình phải dưa ruộng dất của mình vào hợp tác xã và phải nộp hết gia súc và dụng cụ vào làm chung. Mỗi hộ chỉ dược quyền giữ lại 1 gia súc duy nhất cho riêng mình. Kết quả là nông dân giữ 1 gia súc cho nhà, còn lại dem giết thịt dể bán! Nhiều nông dân cũng phản dối chính sách bằng cách dốt lúa của mình chứ không dể hợp tác xã thu. Ngoài ra, cung cách làm việc quan liêu cũng gây khó khăn lớn cho việc gieo trồng, cày cấy vì các dịa phương nhất nhất theo dúng thời biểu của trung ương dể gieo mạ trái mùa gây thất thu rất nhiều. Kết quả là trong giai doạn 1932-1934, có khoảng 5 triệu nông dân bị chết vì xử tử bởi chính quyền hoặc vì chết dói. Tổng sản lượng nông nghiệp của Nga giảm 15% (theo tài liệu của BBC.
    Về công nghiệp, bộ Công nghiệp Nga có khoảng nửa triệu nhân viên hành chính chuyên lo việc dặt chỉ tiêu và theo dõi năng suất sản xuất tại các xí nghiệp. Giám dốc nhà máy nào không hoàn thành chỉ tiêu giao cho thì bị xử bắn. Kết quả là sản lượng công nghiệp Nga trong kế hoạch 5 năm 1928-1934 tăng 400%! Có diều thực chất của sự tăng trưởng này như thế nào thì còn mù mờ vì nhiều giám dốc ăn gian làm dối gắng dạt chỉ tiêu dể khỏi bị tù hay bị bắn. Người ta ước lượng là phân nửa số dầu máy cày làm trong thập niên 30 tại Nga dều bị hư không dùng dược.
    Sau này, Mao cũng ăn phải dũa Stalin dòi dốt cháy giai doạn hòng duổi kịp tụi tư bản. Cũng 4 Hiện dại hóa, cũng Hợp tác xã dể rồi dưa Trung quốc vào chỗ lụn bại kinh tế. Có những chuyên khá tức cười như phong trào "Nhà nhà luyện thép" của Mao: Thay vì xây nhiều nhà máy gang thép thì không biết Trung ương ra lệnh thế nào mà tới dịa phương thì bắt nông dân phải lập lò "luyện sắt thép" tại gia và dùng vật liệu nồi niêu xoong chảo của nhà mình. Tất nhiên là thứ "thép" luyện tại gia thì chả thành dược cái giống gì cả.
    Bích chương: Phấn dấu gia tăng cơ khí hóa nông nghiệp
    Chuyện "Phong trào Bảo vệ Mùa màng" cũng tương tự như vậy. Nhà nhà xóm xóm theo lệnh TƯ khua chiêng gõ mõ duổi và diệt chim ngoài dồng trên toàn cõi Trung quốc. Tới vụ lúa sau thì thất thu vì chim chết nhiều nên sâu bọ sinh sôi nảy nở phá hoại mùa màng trầm trọng thêm
    Bích chương: Hợp tác xã Dại Hải, mô hình kiểu mẫu cho cả Trung quôc thời Mao.
    Được MoDungBac sửa chữa / chuyển vào 00:02 ngày 06/08/2003
  8. MTH

    MTH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    917
    Đã được thích:
    0
    Góp vui 1 tẹo về bác Mao
    Mao muốn thế giới thấy dưới sự lãnh đạo của bác ta Trung Quốc trong một thời gian cực ngắn sẽ đạt được sản lượng gang thép vượt nước Anh. Thế là các lò luyện thép sân sau mọc lên như nấm trên đất nước bao la. Bác nào xem To live của Trương Nghệ Mưu phản ánh về giai đọan này của Trung Quốc rất họat kê
    Cấp dưới trình lên Mao một con toán lập theo quy tắc tam suất rằng nếu một con chim sẻ một ngày ăn hết bằng này hạt thóc thì toàn bộ chim sẻ ở Trung Quốc trong một năm sẽ ăn hết bao nhiêu. Một con số khủng khiếp. Người cầm lái vĩ đại bèn hạ bút ký một nhát ra lệnh tiêu diệt bằng hết lũ chim ăn hại. Gần một tỉ dân đổ ra đồng, khua chiêng, gõ mõ, thúc trống, đập mẹt, đập thùng, đốt pháo... làm cho trăm họ chim chóc kinh hồn táng đởm bay tán loạn, bay mãi, bay mãi mà không dám đáp xuống, không còn chỗ nào yên để đáp xuống, cho tới khi rã cánh thì rơi xuống mà chết, hoặc để bị đập chết. Kết quả thật mỹ mãn, mất mùa, sâu bệnh. Không còn chim để bắt sâu. Cùng với chim sẻ mọi giống chim biến mất trên trung hoa tươi đẹp. Nạn đói hoành hành. Trung hoa vĩ đại đói to
    Em ơi Hà Nội phố
    Ta còn em tà áo nhung huyết dụ
    Đất nghìn năm còn mãi dáng kiêu sa
    Phường cũ bên danh người đẹp lụa
    Ngõ phố nào in dấu gót hài hoa.
    MTH@
  9. RAID

    RAID Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/01/2003
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Anh là RAM đây, anh không hiểu chú cho anh hỏi với.
    Đọc bài của chú, anh thấy chú có dấu hiệu bới lông tìm vết (không hiểu có đúng không) chú viết thế này thì chết, thông tin một chiều nguy hiểm quá. Chú nên nhớ những tư liệu chú đưa ra để làm rõ mặt trái của Stalin sẽ không thể nhiều bằng tư liệu đề cao Stalin đâu nhé, về cả Mao cũng vậy. Chú cần cân nhắc kỹ.
    Anh chỉ xin hỏi chú một điều ? Tại sao dưới thời Stalin Liên Xô lạ phát triển tột bậc về kinh tế và quân sự ? Cái nằy chắc do BBC giúp đỡ. Tại sao Liên Xô lại có đủ tiền nuôi cả khối XHCN, trong đó Việt Nam ? Chắc do BBC viện trợ.
    Chú quên cơ bản thuyết âm dương của Lão tử, cái gì cũng có hai mặt, Khi nó tốt có nghĩa là Mặt tốt của nó lấn át mặt xấu, nhưng trong hiện tượng vẫn tiềm ẩn mặt xấu và rõ ràng nó rất nhỏ bé nhưng không phải là không có .
    Với cách chú viết thì người ta nghĩ rằng chú đang kết tội Stalin và Mao
    Ha ha ha, 100 năm nữa đài BBC sẽ đưa tư liệu cho Modungbac F5 để kết tội ai đó trên nước Việt Nam
    ha ha ha
    Bảo sao họ Modung không thể phục quốc ??? ha ha h a
  10. tortue

    tortue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2003
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Chuyện về những nhân vật như Stalin và Mao thì đúng là còn phải bàn rất nhiều.
    Thời điểm hiện tại, có vẻ như ai cũng thi nhau nói lên cái xấu của cá nhân hai ông, cũng như cái bất cập của thời kỳ Stalin và Mao lãnh đạo.
    Cũng phải thôi ! Bởi cái đó vốn thiếu thông tin, vốn bị "bưng bít" mà.
    Tuy nhiên, nói mãi một chiều, dễ dẫn người đọc đến những cảm nhận không đúng.
    Đánh giá nhân vật lịch sử, cần phải bàn đến bối cảnh lịch sử.
    Vậy, không biết hai ông có cái gì tốt đáng nói không nhỉ? Hay chỉ toàn là xấu thôi?

Chia sẻ trang này