1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện về tấm lòng nhân ái!

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Tháng Năm' bởi Quang2105, 01/08/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. leyen

    leyen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, cứ học cho tốt đi rồi đợt tới về lại tiếp tục nhá. THan thở gì thế hả em
    Cuộc sống tươi đẹp hơn bạn tưởng!
  2. kingstone

    kingstone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Bé G không biết chuyện gì đã xảy ra với bà. Bà luôn quên
    mọi thứ, ví dụ như lọ đường để ở đâu, lúc nào thì phải đóng tiền nước, hay giờ nào thì đi chợ...
    - Bà bị làm sao hả mẹ? - G hỏi - Trước đây bà tuyệt lắm cơ
    mà! Bây giờ trông bà rất buồn, bà chẳng nhớ gì cả!
    - Bà già đi đấy mà - Mẹ cô bé trả lời - Bây giờ bà rất cần được
    yêu thương và chăm sóc.
    - Già đi tức là sao? - G ko ngừng hỏi - Rồi mọi người đều
    già, đều quên mọi thứ ạ? Và con cũng thế hả mẹ?
    - Không phải tất cả mọi người đều quên mọi thứ khi về già đâu,
    G. Có thể bà bị chứng Pakison nên quên nhiều hơn những người khác. Có lẽ chúng ta phải đưa bà vào viện dưỡng lão để bà được chăm sóc đúng cách.
    - Không được đâu mẹ ơi! Bà sẽ nhớ ngôi nhà của chúng ta rất
    nhiều...
    - Có thể, nhưng chúng ta biết làm gì bây giờ? - Người mẹ xoa
    đầu G - ở đó bà sẽ có thêm nhiều bạn bè.
    Trông G có vẻ rất buồn... Cô bé không hề thích ý kiến này
    của mẹ.
    - Chúng ta sẽ đến thăm bà thường xuyên chứ? Con sẽ rất nhớ
    bà, dù bà đã quên nhiều thứ.
    - Chúng ta sẽ đến thăm bà vào cuối tuần, và mang quà cho bà
    nữa.
    - Con sẽ mang kem - G reo lên - Bà rất thích kem dâu!
    Lần đầu tiên hai mẹ con tới thăm bà trong viện dưỡng lão,
    G chỉ muốn khóc.
    - Mẹ ơi, ở đây ai cũng phải ngồi xe đẩy cả!
    - Cần phải thế mà, nếu không họ sẽ ngã mất - Mẹ giải thích - Khi nào con gặp bà, con hãy mỉm cười và nói rằng trông bà vẫn rất khỏe mạnh nhé!
    Bà đang ngồi trong góc phòng sưởi nắng và nhìn ra cây cối bên
    ngoài. G ôm lấy bà và reo lên:
    - Bà xem này, cháu mang quà tới cho bà, món kem dâu mà bà
    thích đấy!
    Bà cầm cốc kem, cái thìa và ăn chậm, không nói lời nào. G tròn mắt đứng nhìn.
    - Chắc chắn là bà rất thích - Mẹ của G trấn an cô bé.
    - Nhưng bà cứ như là không quen biết chúng ta ấy - G thất
    vọng ra mặt.
    Lần sau, khi hai mẹ con tới thăm bà, mọi chuyện không có gì
    thay đổi. Bà ăn kem và mỉm cười, nhưng không nói gì.
    - Bà có biết cháu là ai không? - G lay lay tay bà.
    - Cháu là cô bé mang kem tới cho bà - Bà trả lời.
    - Đúng, nhưng cháu cũng là G nữa, cháu là cháu của bà
    đây mà! Bà không nhớ cháu à? - G rối rít ôm lấy bà.
    Bà mỉm cười yếu ớt... nhưng dường như bà không thể nhớ ra
    được.
    - Bà có nhớ chứ - Bà vẫn khẳng định. - Cháu là cô bé mang kem tới!
    Đó là lúc mà G biết rằng bà sẽ không bao giờ nhớ ra cô bé
    nữa. Bà bị bệnh, và bà sống trong thế giới của riêng mình, một thế giới cô đơn và không có kỉ niệm.
    - Bà ơi, dù thế nào thì cháu vẫn yêu bà! - G nắm tay bà.
    Và G nhìn thấy bà khóc.
    - Cháu yêu bà? - Bà ôm lấy G - Bà có nhớ sự yêu thương.
    Bà biết cháu yêu bà!
    - Thấy không, G? - Mẹ cô bé nói - Tất cả những gì bà cần
    bây giờ là sự yêu thương và quan tâm.
    - Cuối tuần nào con cũng sẽ mang kem dâu đến - G nói to -
    Dù bà không nhớ con là ai!!!
    Ko nhớ được người thân của mình là một điều đáng tiếc...
    Nhưng nhớ được sự yêu thương còn quan trọng hơn là nhớ một cái tên...
    QTCS
  3. Quang2105

    Quang2105 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/12/2001
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    3
    Bà mụ chữa ghẻ, biến "giẻ" thành người
    Cái biệt danh này có lẽ bắt đầu từ chuyện hai vợ chồng chị Đoàn Thị Hoa ở xã Sa Nhơn 2, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum lụi cụi đưa trẻ bị vứt ngoài đường về nhà nuôi rồi lại nhận trông lũ trẻ của cả xã mà chẳng lấy đồng tiền công nào. Số tiền tích cóp chục năm đi buôn ở vùng biên cũng "dốc" hết cho bọn trẻ. Đến bây giờ, hai vợ chồng vẫn sống trong căn nhà nền đất.
    Bà mụ chữa ghẻ, biến "giẻ" thành người

    Rít điếu thuốc, chị Đoàn Thị Hoa không giấu được vẻ bồn chồn: "Chẳng biết ông Lộc nhà tui mấy ngày nay ở nhà đánh vật với lũ trẻ ra răng!". Hơn 40 đứa lít nhít đủ cả cỡ tuổi mầm, chồi, lá chứ ít ỏi gì!
    Mấy ngày nay là mấy ngày chị ra Hà Nội dự cuộc gặp gỡ "Những người hết lòng vì trẻ em". Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên vì kiểu rít điếu thuốc sành điệu, chị cười: "Thói quen hồi còn đi rừng đó". Rồi chị ước, chẳng biết khi mô tụi trẻ ở Sa Nhơn 2, Sa Thầy, Kon Tum xa xôi quê chị được ra Thủ đô chơi.
    Trong những đứa trẻ mà mình cưu mang, hai vợ chồng nhớ nhất Hùng và Tám. Lúc nhặt được, cậu bé Hùng trông ốm o và bị lậu bẩm sinh. Hồi ấy, kháng sinh liều cao chẳng dễ tìm như bây giờ. Hai vợ chồng vẫn dốc của ra chữa bệnh cho cậu. Ba năm dai dẳng, bệnh của Hùng mới khỏi. Chưa kịp vui với những giây phút thảnh thơi không phải chăm trẻ ốm thì đột ngột, Hùng bỏ hai người đi biệt, cuỗm gọn số tiền dành dụm của cha mẹ nuôi.
    Việc đau lòng vừa nguôi được vài năm thì hai vợ chồng lại gặp một cậu bé khác. Thấy bé Tám lang thang ở bãi rác gần nhà, người ghẻ chốc đến từng thớ thịt, chị Hoa lại mủi lòng: "Thương thằng bé đứt ruột, nó mắc bệnh, ghẻ bầm cả người. Lần này, cũng cứ phấp phỏng lại có chuyện như thằng Hùng. Nhưng tui nghĩ hoạ vô đơn chí, làm chi có chuyện y chang xảy ra với mình lần nữa." Vợ chồng chị chạy chữa hết hơn chục triệu đồng tiền thuốc. Cũng may, khỏi bệnh thì Tám quấn quýt với bố mẹ nuôi.
    Đến khi Tám 22 tuổi, hai vợ chồng tính lấy vợ cho cậu con trai nuôi đặng có dâu có cháu. Đang ướm thử mấy đám, bỗng một ngày, có người đàn bà từ Phan Thiết xuống. Chẳng biết thế nào mà hơn 10 năm đằng đẵng, bà lại biết tin đứa con trai của mình đang ở xứ Sa Nhơn xa xôi này. Tám nhận ra mẹ ruột. Được hai bữa, chị ta dắt con đi, không một lời cảm ơn. Chị Hoa giằng lại: "Chị có phải con người không? Tôi nuôi nó hơn chục năm, ruột thịt còn không bằng...". Người đàn bà nín lặng không nói gì. Thế nhưng, sáng hôm sau, hai vợ chồng lại gạt nước mắt tiễn Tám về nhà với mẹ đẻ: "Thôi, cho nó về với mẹ ruột, vợ chồng tui cũng mừng".

    Tám và bé Thảo hồi nhỏ
    Cô bé Thảo sài đẹn có "xuất xứ" chẳng khác gì hai anh. Chào đời 3 ngày tuổi, chỗ của bé là rệ đường nơi người Sa Nhơn thường qua lại. Run rủi thế nào, bác Hoa lại bắt gặp cái sinh linh bé bỏng, người khô đét vì ghẻ. "Tui còn tưởng là cái túm giẻ người ta vứt, chẳng định ngó làm chi. Nhưng rồi chẳng biết trời xui đất khiến thế nào, tui quay lại và thấy cái túm giẻ cứ phập phà phập phồng".
    Đưa bé về nhà, vợ chồng Hoa Lộc lại bắt đầu chuỗi ngày tất tả ngược xuôi ra huyện bốc thuốc, vào rừng kiếm lá tắm gội. Tên Thảo được đặt với ước nguyện cô bé sau này lớn lên sẽ thảo thơm với bố mẹ và đừng như hai người anh trước của bé.
    Ở nhà tranh, dành tiền làm việc thiện

    Căn nhà đất dựng vách tranh rộng thênh thênh nhà vợ chồng chị chẳng biết tự bao giờ đã thành lớp mẫu giáo của xã Sa Nhơn 2.
    Có lẽ, chuyện bắt đầu từ một buổi sáng, đi chợ qua một căn nhà tranh xiêu vẹo, chị Hoa nghe thấy tiếng trẻ con khóc ngằn ngặt. Ngó vô, chị thấy ba đứa trẻ trứng gà trứng vịt đang bò lê la, người khóc lả vì đói. Nghe nói mẹ chúng nó đi buôn bán xa nhà đã vài gày, còn ông bố đi đâu chẳng rõ, chị rút vách, bế cả ba về nhà tắm rửa, cho ăn uống.
    Một tuần sau, mẹ các em đi buôn về, thản nhiên sang nhà hàng xóm bế con. Thế là thành lệ, cứ đi xa, bà mẹ lại mang con sang gửi. Mà cũng lạ, tụi trẻ ở nhà thì quấy khóc suốt ngày nhưng đến nhà bác Hoa lại đùa vui chí choé. Chẳng biết có phải vì cái tiếng mát tay nuôi trẻ hay không mà từ đó, người dân Sa Nhơn toàn mang con đến gửi. Sáng đưa con đến, chiều bế con về, cả tháng vẫn hồn nhiên vô tư, không hề đóng cho con một đồng tiền ăn nào. Chỉ có mấy cô giáo lĩnh lương cuối tháng mới đưa cho vợ chồng bác chút tiền công. "Ban đầu cũng bực. Nhưng mà người ta kiếm được 200, 500 đồng cũng khó lắm, lại nể".
    "Nhà mẫu giáo" Hoa Lộc cũng đủ cả tuổi chồi, tuổi mầm, tuổi lá. Chỉ có điều, chẳng phân thành lớp quy củ. "Cô giáo" Hoa suốt buổi sáng lo nấu ăn cho trẻ cũng đã mệt phờ. Trẻ dưới 12 tháng tuổi cho ăn lúc 9 giờ; lứa trên 1 tuổi đến 2 tuổi cho ăn lúc 10 giờ; còn lại ăn lúc 11 giờ. Vòng quay ba bữa lại bắt đầu sau buổi chiều. Lớp mẫu giáo nằm trên lưng con dốc thoai thoải. Thường buổi trưa hoặc chiều, lại thấy những em bé lũn cũn đi ngược dốc tìm về lớp mẫu giáo bà Hoa, có khi còn ăn trưa ở đây. Đó là những bé đã qua lớp mầm, lớp lá ở nhà bà và giờ đây đang theo học ở trường tiểu học của xã. Tính ra, mỗi ngày các cháu ăn tới 5 mâm cơm, hết 24 lon gạo.
    Nhà ở xa nguồn nước, chiều nào bác Lộc cũng cặm cụi đi gánh 8 gánh nước từ phía cuối con dốc đi lên. "Chẳng làm thì thôi, chứ chăm chúng nó thì phải làm cho thiệt tình". Có thêm "trợ lý nhí" nữa là bé Thảo giờ đang học lớp 5, kèm cặp phần múa hát.
    size=3]Mong cái giếng khoan

    Năm 1974, Hoa đã xây dựng hạnh phúc một lần rồi bị đổ vỡ bởi không có khả năng làm mẹ. Hồi đó, cô mới 20 tuổi. Tủi hờn, Hoa bỏ quê ở Quảng Ngãi vô Sa Thầy làm kinh tế mới. Run rủi thế nào, Hoa lại gặp anh Nguyễn Đình Lộc, người Thái Bình hơn 14 tuổi, người sốt rét nặng, lại đèo bòng thêm thằng con trai 10 tuổi dặt dẹo. Chăm hai bố con, hai người nên nghĩa.
    10 năm buôn bán ở vùng biên, 2 vợ chồng rảnh tay cũng tích luỹ được vốn sản nghiệp có thể ung dung làm rẫy sống tới già. Thế nhưng, nuôi mấy đứa trẻ cũng đã sạt nửa cơ nghiệp. Lớp mẫu giáo cũng "ngốn" của hai vợ chồng bác phần tích luỹ còn lại. Có đợt túng, hai vợ chồng bán cả 2 miếng rẫy được 2 cây vàng "dốc" vào cho bọn trẻ. Giờ thì, hai vợ chồng chỉ mong có được cái giếng khoan bởi phục vụ trẻ con tốn nước lắm. Cái nền nhà bằng đất mà hai người xuýt xoa vì mùa đông các cháu chơi lạnh, đã được UBND xã đồng ý cho làm nền xi măng.
    "Cũng mấy lần, vợ chồng tui tính bán nhà để Quảng Ngãi, lá rụng về cội mà. Với lại, vốn cũng cạn rồi còn đâu". Thế nhưng, người dân Sa Nhơn nhất định không cho về. Hôm chị Hoa ốm, cả xã tới thăm, đường sữa chất đầy bàn. Bé Thảo sà vào lòng mẹ, vuốt mái tóc bạc rồi nhỏ nhẻ: Người ta bảo con giống má, giống nhất cái trán đó. Má đẹp nên sinh con ra cũng đẹp phải không má?". Nghe thế, chị nhẹ lòng mà khỏi bệnh.
    Fw:vnn[/size=3]
    Một ngôi nhà xinh xắn
    Dưới bóng cây xoan dâu
    Đó là nhà thỏ nâu
    Và em là thỏ trắng
  4. robinsonsvn81

    robinsonsvn81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/03/2002
    Bài viết:
    1.415
    Đã được thích:
    4
    Lần này thì vẫn không có thời gian
    nhưng mà vẫn cứ thích đưa lên trên

Chia sẻ trang này