1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện xúc động về hạnh phúc gia đình

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi cafechoanh, 13/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cafechoanh

    cafechoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện xúc động về hạnh phúc gia đình

    Tôi tình cờ đọc được trên trang ntd.com.vn mấy truyện ngắn rất xúc động, nên đem vào đây chia xẻ cùng các bạn.
  2. cafechoanh

    cafechoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Xúc động: Đây là một câu chuyện đời thường, cảm động của nhà văn Nghị Minh (Trung Quốc). Hai nhân vật chính trong truyện đã trải qua những ngộ nhận, bi kịch để cuối cùng nhận ra nhau khi một người không còn nữa trên đời.
    CHUYỆN KỂ TRONG NƯỚC MẮT
    Cưới nhau được hai năm, chồng tôi bàn với tôi về quê đón mẹ anh lên ở với chúng tôi để bà được sống an nhàn những ngày cuối đời. Bố anh ấy mất sớm từ khi anh còn nhỏ, nên bà mẹ gửi gắm tất cả mọi hy vọng vào anh, một mình bà chắt chiu thắt lưng buộc bụng nuôi anh khôn lớn cho tới ngày học xong đại học.
    Tôi đồng ý ngay và lập tức dọn dẹp dành riêng cho bà căn phòng có ban công hướng Nam, vừa có thể sưởi nắng vừa có thể bày vài chậu cây cảnh.
    Bước vào căn phòng chan hòa ánh sáng vừa dọn xong, anh ấy chẳng nói chẳng rằng bất chợt bế xốc lấy tôi và quay một vòng quanh phòng. Khi tôi sợ quá cào cấu anh xin anh bỏ xuống thì anh bảo: ?o Nào, chúng mình về quê đón mẹ nhé!?.
    Chồng tôi cao lớn, còn tôi thì bé nhỏ và thích được nép đầu vào ngực anh. Những lúc ấy, tôi có cảm giác như anh có thể nhét gọn tôi vào túi áo. Những bận hai người tranh cãi nhau mà tôi không chịu thua, anh bèn nhấc bổng tôi lên ngang đầu và quay tít cho đến khi tôi sợ hết hồn xin anh buông tha mới thôi. Tôi thích cái cảm giác vừa sợ vừa sung sướng ấy.
    Mẹ anh sống ở thôn quê lâu năm nên rất khó có thể sửa ngay được những tập quán của người nhà quê. Chẳng hạn, thấy tôi hay mua hoa tươi bày ở phòng khách, bà có vẻ khó chịu. Cực chẳng đã, một hôm bà bảo: ?oCác con thật chẳng biết chi tiêu gì cả. Hoa có ăn được đâu mà mua làm gì kia chứ? ?. Tôi cười: ?oMẹ ơi, trong nhà có hoa tươi nở rộ thì ai nấy đều vui vẻ cả?. Bà cúi đầu lầu bầu gì gì đấy. Chồng tôi bảo: ?oĐây là tập quán của người thành phố, mẹ ạ. Lâu ngày mẹ sẽ quen thôi.?
    Bà không nói gì nữa, nhưng sau đấy mỗi bận thấy tôi mua hoa về, bao giờ bà cũng không thể im lặng mà cứ hỏi mua hết bao nhiêu tiền. Khi tôi nói giá cả thì bà chép miệng tiếc rẻ. Có lần thấy tôi xách về túi to túi nhỏ các thứ mua sắm được, bà gặng hỏi giá tiền từng thứ một. Tôi kể lại giá mỗi thứ. Nghe xong bà chép miệng thở dài thườn thượt. Chồng tôi véo mũi tôi và thì thầm: ?oNgốc ơi, nếu em đừng nói giá thật với mẹ thì sẽ chẳng sao cả, phải không nào??.
    Cuộc sống đang vui tươi thế là dần dần có những hòa âm trái tai.
    Điều làm bà khó chịu nhất là thấy con trai mình ngày ngày dậy sớm chuẩn bị bữa sáng. Đàn ông mà chui vào bếp nấu ăn cho vợ thì coi sao được, bà nghĩ vậy. Vì thế mà bữa sáng nào bà cũng nặng mặt không vui. Tôi giả tảng không thấy gì thì bà khua đũa đụng bát tỏ ý không bằng lòng. Làm giáo viên dạy múa ở Cung Thiếu niên, ngày nào tôi cũng phải nhảy nhót mệt bã người nên khi ngủ dậy thường nằm rốn tận hưởng chăn đệm ấm áp, coi đó là một thú hưởng thụ. Vì thế tôi đành giả câm giả điếc trước sự chống đối của bà mẹ chồng.
    Đôi khi bà cũng làm giúp tôi một ít việc nhà, nhưng thật ra chỉ làm tôi thêm bận bịu mà thôi. Chẳng hạn, những túi ni lông đựng đồ, mọi khi tôi đều quẳng vào thùng rác thì bà tích cóp lại, bảo là để hôm nào bán cho đồng nát. Thế là khắp nhà đầy những túi ni lông. Mỗi lần rửa bát hộ tôi, bà đều hà tiện không dùng nước rửa chén thế là tôi phải rửa lại, dĩ nhiên phải kín đáo để bà khỏi tự ái.
    Một tối nọ, khi tôi đang rửa chén trộm như thế thì bà nhìn thấy. Thế là bà sập cửa đánh sầm một cái, nằm lì trong buồng khóc gào lên. Chồng tôi cuống quýt chẳng biết làm gì. Cả tối hôm ấy anh không nói với tôi câu nào. Tôi làm nũng với anh, anh cũng chẳng thèm để ý. Tôi điên tiết lên vặn lại: ?oThế thì rốt cuộc em sai chỗ nào ạ??. Anh trợn mắt: ?oTại sao em không thể phiên phiến một chút nhỉ, bát không sạch thì ăn cũng có chết đâu, hả??.
    Một thời gian dài sau đấy, bà chẳng nói chuyện với tôi. Không khí trong nhà bắt đầu dần dần căng thẳng. Chồng tôi rất mệt mỏi, chẳng biết nên làm ai vui lòng trước.
    Không muốn để con trai làm bữa sáng, bà cả quyết nhận lấy ?onhiệm vụ nặng nề? này. Rồi khi thấy anh ăn uống ngon lành, bà lại nhìn ngó tôi với ý trách móc tôi không làm tròn bổn phận người vợ, khiến tôi rất khó xử. Để thoát khỏi cảnh ấy, tôi đành không ăn bữa sáng ở nhà mà mua túi sữa trên đường đi làm, mang đến cơ quan ăn.
    Tối hôm ấy lúc đi ngủ, anh bực bội bảo: ?oCó phải là em chê mẹ anh nấu ăn bẩn nên mới không ăn sáng ở nhà, đúng không?? rồi anh lạnh nhạt nằm quay lưng lại, mặc cho tôi nước mắt đầm đìa vì ấm ức. Sau cùng anh thở dài: ?oCứ coi như là em vì anh mà ăn sáng ở nhà, được không nào??.
    Thế là sáng sáng tôi đành ngồi vào bàn ăn với tâm trạng ê chề.
    Một hôm, khi đang ăn món cháo bà nấu, tôi chợt thấy buồn nôn, mọi thứ trong bụng muốn oẹ ra, gắng kìm lại mà không tài nào kìm được, tôi đành quăng bát đũa chạy ù vào phòng vệ sinh, nôn thốc nôn tháo. Sau một hồi hổn ha hổn hển thở, khi tôi bình tâm lại thì nghe thấy bà bù lu bù loa vừa khóc vừa đay nghiến oán trách tôi bằng những từ ngữ nhà quê, còn anh thì đứng ngay trước cửa phòng vệ sinh căm tức nhìn tôi. Tôi há hốc miệng chẳng nói được gì, thật ra nào mình có cố ý nôn đâu.
    Lần đầu tiên chúng tôi cãi nhau to. Mới đầu mẹ anh còn giương mắt đứng nhìn, sau đấy bà thất thểu bỏ ra ngoài. Anh tức tối nhìn tôi rồi đi ra theo bà.
    Ba ngày liền không thấy bà và anh về nhà, cả đến điện thoại cũng không thấy gọi. Tôi tức điên người mỗi khi nghĩ lại từ hôm bà lên đây ở mình đã phải chịu bao nhiêu nỗi oan ức, thế mà anh ấy còn muốn tôi thế nào nữa đây?
    (ct)
  3. cafechoanh

    cafechoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Không hiểu sao dạo này tôi hay buồn nôn thế, ăn gì cũng không thấy ngon, lại thêm trong nhà bao nhiêu chuyện rắc rối, tâm trạng vô cùng tồi tệ. Cuối cùng, vẫn là các bạn ở cơ quan bảo: ?oSắc mặt cậu xấu lắm, nên đi khám bệnh thôi!?.
    Kết quả kiểm tra ở bệnh viện cho thấy tôi đã có bầu. Bây giờ mới rõ tại sao sáng hôm ấy tôi bỗng dưng buồn nôn. Niềm hạnh phúc sắp có con pha trộn với một chút buồn giận oán trách: Tại sao chồng mình và cả bà mẹ chồng nữa lại không nghĩ tới chuyện ấy nhỉ?
    Tôi gặp anh tại cổng bệnh viện. Xa nhau mới có ba ngày mà trông anh tiều tụy quá chừng. Tôi định quay đi, nhưng bộ dạng ấy khiến lòng tôi xót xa, không nén được, tôi gọi anh. Anh nhìn tôi như người xa lạ, ánh mắt không giấu nổi nỗi chán ghét như một mũi kim lạnh buốt đâm vào lòng tôi.
    Tôi tự nhủ ?ođừng nhìn anh ấy, đừng nhìn anh ấy?, và chặn một chiếc taxi lại. Thật ra lúc ấy tôi chỉ muốn hét to: ?oAnh yêu của em, em sắp sinh cho anh một cục cưng đây!? rồi được anh bế xốc lên sung sướng quay một vòng.
    Ước muốn ấy đã không xảy ra. Khi ngồi trên taxi, nước mắt tôi ứa ra lã chã.
    Vì sao chỉ một lần cãi nhau đã làm cho tình yêu của chúng tôi trở nên tồi tệ tới mức này cơ chứ? Về nhà, tôi nằm trên giường nghĩ tới chồng, tới nỗi chán ghét đầy trong mắt anh. Tôi nắm lấy góc chăn khóc nấc lên.
    Nửa đêm, có tiếng lạch cạch mở ngăn kéo. Khi bật đèn lên tôi trông thấy khuôn mặt đầy nước mắt của anh. Thì ra anh về nhà lấy tiền. Tôi lạnh nhạt nhìn anh không nói gì. Anh cũng làm như không thấy tôi, lấy xong các thứ liền vội vã bỏ đi.
    Có lẽ anh định thật sự chia tay với tôi đây. Thật là một người đàn ông có lý trí, biết tách bạch tình và tiền rạch ròi như thế đấy. Tôi cười nhạt, nước mắt lã chã tuôn rơi.
    Hôm sau tôi không đi làm mà ở nhà, muốn xem xét lại mọi ý định của mình rồi tìm anh trao đổi cho xong mọi chuyện.
    Khi đến công ty của anh, cậu thư ký ngạc nhiên nhìn tôi: ?oƠ kìa, mẹ tổng giám đốc bị tai nạn, hiện đang nằm bệnh viện kia mà?. Tôi trố mắt cứng họng, lập tức đến ngay bệnh viện. Nhưng khi tìm được anh thì bà đã tắt thở rồi.
    Anh không hề nhìn tôi, mặt cứ lầm lầm. Tôi nhìn khuôn mặt vàng vọt không hồn của bà, nước mắt ứa ra: Trời ơi! Tại sao lại đến nông nỗi này cơ chứ?
    Cho tới hôm an táng mẹ, anh vẫn không thèm nói với tôi một câu nào, thậm chí mỗi khi nhìn tôi, ánh mắt anh đều hiện lên nỗi chán ghét tột độ.
    Nghe người khác kể lại, tôi mới biết sơ qua về vụ tai nạn. Hôm ấy bà bỏ nhà rồi thẫn thờ đi về phía ga xe lửa, bà muốn về quê mà. Chồng tôi đuổi theo, thấy thế bà rảo bước đi nhanh hơn. Khi qua đường, một chiếc xe buýt đâm vào bà...
    Cuối cùng thì tôi đã hiểu tại sao anh ấy chán ghét mình. Nếu hôm ấy mình không nôn oẹ, nếu hôm ấy mình không to tiếng cãi nhau với anh ấy, nếu... Trong lòng anh, tôi là kẻ tội phạm gián tiếp giết chết bà.
    Anh lẳng lặng dọn vào ở phòng mẹ, tối tối khi về nhà, người sặc mùi rượu. Lòng tự trọng bị tổn thương bởi nỗi xấu hổ và tự thương hại đè nặng khiến tôi thở không ra hơi nữa. Muốn giải thích mọi chuyện, muốn báo anh biết chúng tôi sắp có con rồi, nhưng cứ thấy ánh mắt ghẻ lạnh của anh là tôi lại thôi không nói gì. Thà anh đánh tôi mắng tôi một trận còn hơn. Tôi có cố ý để xảy ra mọi tai họa ấy đâu!
    Ngày tháng cứ ngột ngạt lặp đi lặp lại. Càng ngày anh ấy càng về nhà muộn hơn. Chúng tôi cứ thế căng với nhau, xa lạ hơn cả người qua đường. Tôi như cái thòng lọng thắt vào tim anh.
    Một hôm, khi đi qua một hiệu ăn Âu, tôi nhìn qua cửa kính thấy chồng mình đang ngồi đối diện với một cô gái trẻ và nhè nhẹ vuốt tóc cô. Thế là tôi đã hiểu rõ tất cả. Sau giây lát ngớ người ra, tôi vào hiệu ăn, đến đứng trước mặt chồng mình, trân trân nhìn anh, mắt ráo hoảnh. Tôi không muốn nói gì hết, và cũng chẳng biết nói gì.
    Cô gái nhìn tôi, nhìn chồng tôi rồi đứng lên định bỏ đi. Anh ấn cô ngồi xuống rồi cũng trân trân nhìn lại tôi, không chịu thua. Tôi chỉ còn nghe thấy tim mình đập chầm chậm từng nhịp như đang sắp kề cái chết.
    Kẻ thua cuộc là tôi, nếu cứ đứng nữa thì tôi và đứa bé trong bụng sẽ ngã xuống.
    Đêm ấy anh không về nhà. Bằng cách đó anh báo cho tôi biết: Cùng với sự qua đời của mẹ anh, tình yêu giữa hai chúng tôi cũng đã chết.
    Những ngày sau, anh vẫn không về nhà. Có hôm đi làm về, tôi thấy tủ áo như bị sắp xếp lại, chắc anh ấy về lấy các thứ của anh.
    Tôi chẳng muốn gọi điện thoại cho anh, ý định giải thích mọi chuyện cho anh cũng biến mất hẳn.
    Tôi sống một mình. Đi bệnh viện khám thai một mình. Trái tim tôi như vỡ vụn mỗi khi trông thấy cảnh các bà vợ được chồng dìu đến bệnh viện. Các bạn ở cơ quan bóng gió khuyên tôi bỏ cái thai đi cho yên chuyện nhưng tôi kiên quyết không chịu. Tôi như điên lên muốn được sinh đứa bé này, coi đó như sự bù đắp việc bà mẹ chồng qua đời.
    Một hôm đi làm về nhà, tôi thấy anh ngồi trong phòng khách mù mịt khói thuốc lá, trên bàn đặt một tờ giấy. Không cần xem, tôi đã biết tờ giấy đó viết gì rồi. Trong hơn hai tháng chồng vắng nhà, tôi đã dần dà học được cách giữ bình tĩnh. Tôi nhìn anh, cất mũ rồi bảo: ?oĐợi một tí, tôi sẽ ký ngay đây?. Anh nhìn tôi, ánh mắt lộ vẻ bối rối chẳng khác gì tôi. Vừa cởi cúc áo khoác, tôi vừa tự nhủ: ?oChớ có khóc đấy, chớ có khóc đấy... ?. Hai mắt nhức lắm rồi, nhưng tôi quyết không cho chúng nhỏ lệ nữa.
    Mắc xong áo lên móc, thấy anh cứ chằm chằm nhìn cái bụng to của tôi, tôi mỉm cười đi đến bàn, cầm lấy tờ giấy, rồi chẳng xem gì hết, liền ký tên mình và đẩy tờ giấy cho anh.
    ?oEm có bầu rồi đấy à??.
    Đây là lần đầu tiên anh ấy nói chuyện với tôi kể từ hôm bà bị nạn. Nước mắt tôi trào ra không thể nào ngăn nổi. ?oVâng, nhưng không sao cả, anh có thể đi được rồi?.
    Anh không đi mà ngồi lại, hai chúng tôi nhìn nhau trong bóng tối. Anh từ từ ôm lấy tôi, nước mắt nhỏ ướt đầm vai áo tôi. Thế nhưng lòng tôi đã không còn gì nữa, rất nhiều thứ đã biến đi xa lắm rồi, xa tới mức có đuổi theo cũng chẳng lấy lại được nữa.
    Không nhớ là anh ấy đã nói với tôi bao nhiêu lần câu ?oxin lỗi? nữa. Trước đây tôi cứ tưởng mình sẽ tha thứ cho anh, nhưng bây giờ thì không. Suốt đời tôi sao quên được ánh mắt băng giá anh nhìn tôi khi đứng trước cô gái nọ ở hiệu ăn Âu hôm ấy.
    Chúng tôi đã rạch vào tim nhau một vết thương sâu hoắm. Tôi không cố tình, còn anh thì cố tình. Quá khứ không thể nào trở lại được nữa.
    Trái tim tôi chỉ ấm lên mỗi khi nghĩ đến đứa bé trong bụng, còn với anh thì tim tôi đã lạnh như băng. Tôi không đụng đến tất cả những thức ăn anh mua về, không nhận bất cứ món quà nào anh tặng, không nói với anh nửa lời. Kể từ hôm ký vào tờ giấy kia, hôn nhân và tình yêu, tất cả đều đã biến mất khỏi trái tim tôi.
    Có hôm anh định trở lại phòng ngủ của chúng tôi. Anh vào thì tôi ra phòng khách nằm. Thế là anh đành phải về ngủ ở phòng của bà.
    Đêm đêm, đôi lúc từ phòng anh vẳng ra tiếng rên rỉ khe khẽ. Tôi nghe thấy nhưng lặng thinh. Lại dở trò cũ chứ gì. Ngày trước, mỗi bận bị tôi làm mặt giận phớt lờ, anh ấy đều giả vờ ốm như vậy, khiến tôi ngoan ngoãn đầu hàng và chạy đến hỏi xem anh có sao không. Thế là anh ôm lấy tôi cười ha hả. Anh quên rồi, ngày ấy tôi thương anh vì hai người yêu nhau. Bây giờ thì chúng tôi còn có gì nữa đâu?
    Tiếng rên rỉ ấy kéo dài đứt quãng cho tới ngày đứa bé ra đời. Suốt thời gian chờ đợi ấy, hầu như ngày nào anh cũng mua sắm thứ gì cho con, nào là đồ dùng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nào là sách nhi đồng v.v... Những thứ ấy chất gần đầy căn phòng của anh. Tôi biết anh làm thế là để tôi cảm động, nhưng tôi giờ đã trơ như đá. Anh đành giam mình trong phòng, ngồi gõ phím máy tính lạch cạch. Chắc là tìm vợ trên mạng. Nhưng chuyện ấy đâu còn có ý nghĩa gì với tôi nữa.
    Năm sau, vào một đêm khuya cuối xuân, cơn đau bụng dữ dội khiến tôi thét lên. Anh nhảy xổ vào buồng, hình như khi đi nằm anh vẫn không thay quần áo chỉ là để chờ giây phút này. Anh cõng tôi chạy xuống cầu thang, chặn taxi lại. Dọc đường, anh cứ nắm chặt tay tôi, luôn lau mồ hôi trên trán tôi. Đến bệnh viện, anh lại cõng tôi chạy đến khoa sản. Khi nằm trên đôi vai gầy guộc mà ấm áp của anh, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc tôi: Trên đời này, liệu có ai yêu thương mình như anh ấy không nhỉ?
    Rồi anh vịn cánh cửa khoa sản, đưa ánh mắt ấm áp dõi theo tôi đi vào trong. Tôi cố nhịn đau mỉm cười với anh.
    Khi tôi ra khỏi phòng đẻ, anh nhìn tôi và thằng bé, rưng rưng nước mắt mỉm cười. Tôi chạm vào tay anh, chợt thấy anh mềm nhũn người, mệt mỏi từ từ ngã xuống. Tôi gào tên chồng mình..., anh chỉ mỉm cười, nhắm nghiền mắt lại...
    Tôi cứ tưởng mình sẽ không bao giờ còn nhỏ nước mắt vì anh, thế mà lúc ấy một nỗi đau xé ruột xé gan bỗng dội lên trong lòng.
    Bác sĩ cho biết chồng tôi bị ung thư gan, cách đây 5 tháng mới phát hiện, khi đó bệnh đã ở thời kỳ cuối, anh chịu đựng được lâu thế quả là một chuyện lạ hiếm có. Ông bảo: ?oChị nên chuẩn bị hậu sự đi thì vừa?. Mặc y tá ngăn cấm, tôi trốn ngay về nhà, xộc vào phòng anh, mở máy tính ra xem. Một nỗi đau nhói lên làm trái tim tôi nghẹn lại. Thế đấy, 5 tháng trước đây anh đã phát hiện mình bị ung thư gan, những tiếng rên rỉ của anh là thật cả, nhưng tôi lại cứ cho là...
    Những điều ghi trong máy tính rất dài, đó là lời trăn trối anh để lại cho con mình: Con của bố. Vì con mà bố ráng chịu đựng cho tới nay, chờ bao giờ trông thấy con thì bố mới chịu ngã xuống. Đấy là nguyện vọng lớn nhất của bố hiện giờ... Bố biết rằng, đời con sẽ có nhiều niềm vui hoặc có thể gặp trắc trở. Nếu bố có thể cùng con đi suốt quãng đời con lớn lên thì vui biết bao. Nhưng bố không có dịp may ấy nữa rồi. Bây giờ bố ghi lại vào máy tính từng vấn đề con sẽ có thể gặp phải trên đường đời, khi nào gặp những vấn đề ấy thì con có thể tham khảo ý kiến của bố, con nhé.
    Con ơi, viết xong mấy chục trang này, bố cảm thấy như mình đã cùng đi với con suốt chặng đường trưởng thành của con. Bây giờ bố thật sự vô cùng sung sướng. Hãy yêu mẹ con nhé! Mẹ rất vất vả vì con đấy. Mẹ con là người yêu con nhất và cũng là người bố yêu quý nhất...
    Chồng tôi viết về tất cả mọi chuyện, kể từ khi đứa bé còn ở vườn trẻ cho tới lúc nó học tiểu học, trung học, đại học, rồi ra công tác, cả đến chuyện yêu đương của con nữa. Chồng tôi cũng để lại một bức cho tôi:
    Em yêu quý. Được lấy em làm vợ là niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời anh. Em hãy tha thứ việc anh đã làm tổn thương em. Hãy tha lỗi việc anh giấu tình hình bệnh tật của mình, chẳng qua chỉ vì anh không muốn để em phải lo nghĩ trong thời gian chờ bé chào đời... Em yêu quý. Nếu khi đọc những dòng này mà em khóc thì nghĩa là em đã tha thứ cho anh rồi. Như thế anh sẽ có thể mỉm cười cảm ơn em luôn luôn yêu anh... Anh sợ rằng mình sẽ không có dịp tự tay tặng cho con những món quà anh đã mua sắm. Phiền em hằng năm thay anh tặng quà cho con, trên bao gói nhớ đề rõ ngày tặng, em nhé...
    Khi tôi trở lại bệnh viện thì anh vẫn đang hôn mê. Tôi bế con đến, đặt nó nằm bên cạnh anh và nói: ?oAnh ơi, anh hãy mở mắt ra cười lên nào. Em muốn để con mãi mãi ghi nhớ hơi ấm của bố nó khi nó nằm trong lòng anh đấy, anh ạ... ?.
    Chồng tôi khó nhọc mở mắt ra, khẽ mỉm cười. Thằng bé rúc vào lòng bố, ngọ ngoạy nắm tay nhỏ xíu hồng hồng. Tôi ấn nút máy ảnh, nước mắt chảy ràn rụa trên mặt...
    Truyện ngắn của Nghị Minh (Trung Quốc)
    Nguyễn Hải Hoành dịch đăng trên báo www.nld.com.vn
  4. Old_Girl

    Old_Girl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2003
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện của bạn gửi lên thật xúc động.
    Mình đã khóc khi đọc nó, mình cũng không biết nói gì hơn nữa. Chỉ biết là khi ta vô tình làm mất đi những gì ta có thì sẽ không bao giờ có thể lấy lại được. Và cái giá phải trả không chỉ là sự tan vỡ tình cảm mà thậm chí có thể là cả mạng sống của người mà mình yêu thương nhất.
  5. janeviet

    janeviet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Ca''m o*n ca^u chuye^.n tha^.t xu''c do^.ng - ra^''t co'' i''ch bo*?i vi` do^i lu''c to^i cu~ng cam thay ..."da~ khong co`n gi` nua..."
    Ca''m o*n ba.n
    Tha^n
    Jane Viet
  6. cafechoanh

    cafechoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các bạn đã cùng chia xẻ cảm xúc dau khi đọc truyện với mình. Ngay trong câu chuyện, mâu thuẫn giữa cách sống cách nghĩ của người mẹ và cô con dâu cũng thất khó giải quyết, và cuối cùng là một kết cục đau lòng.
    Mình gởi tiếp một câu chuyện khác, có lẽ chuyện này sẽ dễ chịu hơn, mà mình cũng cảm thấy chuyện này rất xúc động, đặc biệt thích hợp cho box hạnh phúc gia đình vì vào trong box này, mình thấy chuyện liên quan đến ngoại tình nhiều quá.
  7. cafechoanh

    cafechoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Cà Rốt và Củ Hành
    Dưới con mắt trẻ thơ, người lớn có những ''''trò chơi'''' vừa chán, vừa phức tạp. Chúng ghét những trò chơi ấy vì bỗng dưng cuộc sống chẳng giống thường ngày
    Cầu thang xoáy ốc nằm bên hông nhà. Nó chỉ mới được làm cách đây sáu tháng, lúc bố và mẹ ly dị nhau. Khi thấy bố đứng chỉ huy các ông thợ xây cầu thang, Cà Rốt và Củ Hành đều thắc mắc: "Bố xây cầu thang ở ngoài làm gì nhỉ? Đã có một cái trong nhà rồi".
    Mẹ đưa mắt nhìn hai đứa rồi cúi xuống, lặng thinh. Cà Rốt bảo Củ Hành: ''''Chắc là để phơi quần áo đấy mà?.
    Củ Hành ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: ?oỪ, chắc vậy. Bên nhà Mi Mi cũng phơi quần áo ở cầu thang?.
    Không thắc mắc nữa, hai đứa ngồi xuống, chơi trò xếp hình, thỉnh thoảng lại cười lên khanh khách.
    Một tuần sau, khi cầu thang xây xong, đi học về, Cà Rốt và Củ Hành ngạc nhiên thấy trong nhà mọc thêm một cánh cửa. Cánh cửa này bịt kín lối đi lên lầu. Mẹ giải thích với Cà Rốt: "Kể từ hôm nay, con sẽ ở dưới này với mẹ?. Bố cũng giải thích với Củ Hành: "Con lên lầu sống với bố?.
    Thế là Cà Rốt và Củ Hành hiểu rằng, ly dị nghĩa là không sống chung một nhà nữa, phải chia ra làm hai nơi. Con cái cũng chia làm đôi, mỗi người một đứa. Cà Rốt giãy lên khóc: ?oBố mẹ ly dị thì ly dị. Con với Củ Hành không ly dị đâu?.
    Củ Hành cũng khóc ti tỉ: "Con muốn ở chung với Cà Rốt. Con không lên lầu".
    Bố, một tay xách va li, một tay xốc Củ Hành: ?oThôi, đừng có rối rít nữa. Lên nhà ngay".
    Mẹ, hai mắt ầng ậng nước, đứng sững nhìn Cà Rốt lôi chân bố. Cà Rốt hét: ?oĐể Củ Hành lại. Con ghét bố. Con ghét bố". Trên tay bố, Củ Hành giãy giụa: "Thả con xuống. Thả con xuống. Con không đi với bố đâu".
    Nhưng bố đã ra đến cửa rồi. Cà Rốt khóc òa. Củ Hành cũng khóc òa. Trong nhà, mẹ ngồi thụp xuống đất, úp mặt vào hai đầu gối. Sao lại bắt trẻ con phải chịu cảnh này, trời ơi!
    Buổi sáng, mẹ luôn chở Cà Rốt đến trường sớm. Mãi một lúc sau mới thấy Củ Hành lếch thếch chạy vào. Cà Rốt hỏi: "Hôm nào cũng đi muộn thế??. Củ Hành chu chu cái miệng, hít mũi đánh sột: "Bố ngủ quên. Em phải đánh thức đấy?. Cà Rốt lại hỏi: ?oThế bố có pha sữa cho Củ Hành uống trước khi đi học không?". Củ Hành lắc đầu: "Em tự pha. Dễ lắm. Đổ sữa vào cốc, thêm nước vào, khuấy lên. Nhưng mà nó nhạt phèo, chả ngọt như mẹ pha lúc trước".
    Cà Rốt xịu mặt: ?oChứ bố làm gì mà không pha cho Củ Hành?". Củ Hành nghiêng nghiêng đầu, ra vẻ suy nghĩ: "À, bố cứ nằm mãi ở giường, gác tay lên trán. Có khi bố bận đánh răng". Cà Rốt bảo: "Bố thế là hư rồi".
    Hai chị em nắm tay nhau đi vào lớp học. Lớp Chồi của Củ Hành ở ngay cạnh lớp Lá của Cà Rốt. Thỉnh thoảng, hai đứa lại vờ vĩnh chạy ra cửa để ngó nghiêng vào lớp đứa kia. Gặp nhau ở trường sướng thật. Cà Rốt và Củ Hành chán nhất khi phải về nhà. Lúc đó, mỗi đứa lại phải ở một nơi.
    Giờ ra chơi. Cà Rốt và Củ Hành không thích nô đùa cùng các bạn. Hai đứa cùng ngồi trên ghế xích đu, vừa ăn bánh sữa, vừa trò chuyện. Củ Hành kể: ?oHôm qua bố ngồi vá quần cho em, bị kim chọc vào tay, kêu ui da, buồn cười lắm".
    Cà Rốt cũng khúc khích: "Còn mẹ sửa cái bếp điện mãi mà không xong, hễ cắm dây vào là nổ cầu chì. Sau phải nhờ chú Ngân sửa mới xong đấy".
    Củ Hành xịu mặt: "Sao mẹ không gọi bố mà lại nhờ chú
    Ngân?''''. Cà Rốt gí ngón tay xinh xinh vào trán Củ Hành: "Ngốc thế. Ly dị rồi là không có nhờ vả chuyện gì cả?. Củ Hành hỏi: "Mẹ bảo thế à? Cà Rốt gật đầu: "Ừ". Củ Hành cáu: ?oChán mẹ lắm. Tự nhiên lại ly dị". Cà Rốt gật đầu ra vẻ đồng tình, mặt buồn thiu...
    (ct)
  8. cafechoanh

    cafechoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Một lần thấy Cà Rốt lên nhà với bố, mẹ giận dữ quát ầm lên. Cà Rốt phải lủi thủi đi về trước ánh mắt buồn rầu của bố. Từ đó, nhà mẹ luôn đóng cửa. Cà Rốt và Củ Hành chỉ còân gặp nhau lúc đi nhà trẻ.
    Cũng may là mẹ không đổi trường. Chứ nếu mẹ đổi, hai chị em sẽ lâm vào hoàn cảnh "gần nhà xa ngõ'''' cho xem.
    Thường lệ, bố đưa Củ Hành đi học muộn, nhưng luôn đón sớm nửa giờ. Bố xin cô giáo được gặp Cà Rốt. Ban đầu, cô giáo cũng lúng túng, khó xử vì như thế là sai quy định của trường. Nhưng nhìn ánh mắt van nài của bố, cô thấy tội.
    Cô bảo: "Anh đừng gặp cháu lâu quá. Mười lăm phút được rồi?. Bố mừng rỡ, vâng dạ rối rít. Thế là hai bố con được gặp nhau trò chuyện mỗi ngày. Bố hay hỏi Cà Rốt: "Mẹ có khỏe không? Tối mẹ có thức khuya không? Mẹ có hay khóc không?". Rồi bố xoa nắn chân tay, ôm Cà Rốt vào lòng, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con mà nước mắt ứa ra.
    Bố dặn: ?oĐừng cho mẹ biết bố hay gặp con nhé?. Bố không dặn, Cà Rốt cũng giấu kín. Dại gì nói ra cho mẹ cấm nhỉ? Nó còn dặn ngược lại bố: Bố nhớ đón Củ Hành trước khi mẹ đón con nhé. Để mẹ đừng thấy bố con mình gặp nhau?.
    Bố lại chảy nước mắt. Chỉ mới nửa năm mà Cà Rốt đã ?obà cụ non" như thế rồi sao? Bố hối hận quá.
    Trưa hôm ấáy, đột nhiên bố nhìn thấy mẹ ở ngã tư đường. Mẹ đang đứng mặc cả để mua trái cây, không nhìn thấy bố. Gương mặt mẹ trắng trẻo ửng hồng dưới nắng. Chiếc áo màu tím và bờ vai quen thuộc làm lòng bố nhói đau. Lập tức, bố chạy xe lên vỉa hè, tấp vào sau một gốc cây, âm thầm nhìn mẹ. Khi mẹ đi rồi, bố vẫn đứng lặng nhìn theo đốm màu tím nhỏ dần rồi khuất hẳn.
    Tự nhiên, bố mệt mỏi đến cực độ. Móc trong túi chiếc điện thoại di động, bố gọi về cơ quan, cáo ốm để xin nghỉ buổi chiều. Từ ngã tư gặp mẹ, bố đi lòng vòng, lòng vòng mãi dưới nắng rồi tấp vào một quán bia quen. Từng chai, từng chai, bố uống cạn.
    Người chủ quán đến kéo ghế ngồi chung: ?oSầu đời hả bạn? Để tôi uống cùng?. Không hiểu sao bố lại uống nhiều như vậy? Và nói nhiều nữa. Bố nói hết những ẩn ức trong lòng. Rằng bố yêu mẹ lắm. Từ khi mẹ ly dị bố, bố càng yêu mẹ hơn.
    Nhưng bố cũng oán mẹ nhiều bằng bố yêu mẹ. Rằng sao mẹ sắt thép, cứng lòng như thế? Rằng tội nhân phạm tội trọng, khi hối lỗi còn được ân xá mà mẹ thì kiên quyết chặt đứt đường về của bố? Rằng bố nhớ Cà Rốt biết bao. Bố thèm ăn cơm của mẹ nấu biết bao. Tại sao mẹ có thể quên đi những ngày hạnh phúc của mẹ và bố?
    Tại sao mẹ chỉ nhớ tội lỗi xấu xa của bố mà quên những kỷ niệm đẹp bố từng làm?...
    Càng nói, bố càng uống. Người chủ quán bỏ đi lúc nào, bố cũng không biết. Đèn đường lên lúc nào, bố cũng không hay. Bố quên luôn giờ đón Củ Hành. Mà bố đón làm sao được khi đã gục trên bàn ngủ thiếp thế kia?
  9. cafechoanh

    cafechoanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Hai người ngồi đối diện trong quán cà phê quen thuộc. Chỗ ngồi và chiếc bàn cũng quen thuộc.
    Anh hút thuốc liên tục. Chiếc gạt tàn dần đầy lên. Mấy lần chị suýt bảo anh ngưng hút, nhưng lại bậm môi im lặng. Bây giờ, anh muốn làm gì cứ làm, chị chẳng quan tâm. Nhưng khi anh cất tiếng, sự căng thẳng của chị chùng dần. Rồi nước mắt chị rớt xuống.
    Anh bảo: ?oAnh vẫn lén gặp Cà Rốt mỗi chiều ở trường. Anh nhớ con lắm. Nhớ mùi mồ hôi của nó. Nhớ những câu hỏi vặn vẹo khiến anh điên đầu trước kia. Anh cũng nhớ em. Mỗi đêm, anh đều nằm áp tai xuống gạch, lắng nghe tiếng động ở dưới nhà để tưởng tượng em đang làm gì? Cà Rốt đang làm gì??.
    "Cóá hôm, anh ra cầu thang xoáy, áp tai vào vách như thằng ăn trộm, thèm nghe một tiếng em cười mà không được. Một lần, anh đang ngồi như thế thì Củ Hành thức dậy. Nóá mò ra cầu thang xoáy và thấy anh ở đấy. Hai bố con anh đã ôm nhau ngồi rất lâu để chỉ nói về em và Cà Rốt. Củ Hành bảo: ?oCon ghét ly dị. Con nhớ mẹ và Cà Rốt. Con muốn uống sữa mẹ pha. Bố ơi, đừng chơi trò ly dị nữa nhé".
    ?oĐây là trò chơi hả em? Anh cũng ước nó chỉ là trò chơi để mình chấm dứt, không chơi nữa. Trò chơi gì mà tàn nhẫn quá, làm khổ cả bốn người? Em muốn anh phải làm gì bây giờ để được em tha thứ? Sao em lại giao Củ Hành cho anh mà không giữ cả hai đứa với nhau? Phải chăng em muốn anh nhìn rõ tội lỗi của mình? Rằng vì anh mà con cái phải mỗi đứa một nơi?".
    "Anh nhìn rõ lắm rồi, em ơi. Nhất là đêm hôm qua khi anh đứng nhìn hai đứa con mình ngủ trong giường. Em cho anh gửi Củ Hành lại. Ngày mai anh thuê người tới đập cầu thang xoáy bên ngoài, mở lại lối cầu thang bên trong. Em không muốn thấy mặt anh nữa thì để anh đi, miễn em được thoải mái. Miễn Cà Rốt và Củ Hành được sống bên nhau?.
    ?oAnh không đem theo một thứ gì cả, cũng không cần tiền. Khi hạnh phúc đã mất, tiền bạc, tài sản cũng thành vô nghĩa. Hôm nay, anh mời em ra đây chỉ để nói với em như thế mà thôi...".
    Nước mắt chị chảy tràn. Trên tất cả mọi điều, chị vẫn còn yêu anh lắm. Anh là người đàn ông duy nhất mà chị yêu. Xa anh, chị không chỉ hành hạ anh mà còn hành hạ chính mình. Chị biết chuyện anh gặp Cà Rốt mỗi ngày. Biết tất cả.
    Trẻ con ngủ mớ thường nói ra hết những gì chúng cất trong lòng. Nửa đêm, Cà Rốt ôm cổ mẹ mà tưởng là bố, thủ thỉ: ?oMẹ sửa bếp điện mãi mà không được, cứ bị giật hoài, bố ạ. Tội nghiệp mẹ nhỉ? Còn bố vá quần cho Củ Hành bị kim đâm vào tay phải không? Cũng tội nghiệp bố luôn. À, ngày mai khi bố đến, bố mua cho con que kem nhé. Con thèm ăn kem lắm, nhưng mẹ chẳng mua gì cả...".
    Rồi Cà Rốt lại nói, như nói với Củ Hành: "Ngày mai chị bảo mẹ pha sữa rồi đổ vào chai, đem đi cho Củ Hành nghe. Hay chị giấu mẹ, đổ sữa của chị vào chai cũng được. Chị uống mãi, chán lắm. Còn Củ Hành lại thèm...?.
    Càng nghe, chị càng xót. Chui đầu vào gối, chị cắn răng khóc rưng rức. Chị cũng nhớ Củ Hành, nhớ anh đến điên dại. Đêm nằm, chị cũng lắng nghe bước chân anh đi đi lại lại trên lầu.
    Thỉnh thoảng, chị lại lục tủ lấy chiếc áo của anh ấp mặt vào và khóc thầm. Nghe tiếng anh ho, lòng chị nhói buốt. Chị khao khát được anh ôm vào lòng, được xoa tay vào chiếc cằm lởm chởm râu của anh để âu yếm, được nép vào ngực anh, ngửi mùi mồ hôi nồng nồng quen thuộc...
    Nhưng, người phụ nữ ấy cũng đã nép vào ngực anh, cũng ngửi mùi mồ hôi của anh. Chị lịm đi vì giận hờn, vì ghen tức. Chị không chấp nhận chia sẻ điều riêng tư ấy với bất kỳ ai.
    Nhìn đôi mắt thâm quầng của chị, mẹ lắc đầu: ?oGhen có năm bảy đường ghen, nhưng ghen mà đày ải mình như mày, mẹ mới thấy có một. Nghe lời mẹ, tha lỗi cho chồng đi con. Tao nghe người ta bảo dạo này nó cũng sa sút tinh thần, sức khỏe tồi tệ lắm ...".
    Chị gắt: ?oMẹ nói cứ như đùa. Đã ly dị rồi mà còn tha thứ nỗi gì. Mẹ đừng làm con rối tung lên nữa?.
    Mẹ dỗi: ?oVâng, tôi xin lỗi. Chuyện của chị tôi không có quyền xía vào. Nhưng tôi xót cho cháu tôi lắm. Chúng nó có lỗi gì mà phải xa bố, xa mẹ, sống mỗi đứa mỗi nơi chứ? Cứ ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình thì đừng sinh chúng nó ra. Ngày trước ấy à? Tôi mà không tha thứ cho bố chị, giờ này không chừng chị sống với mẹ ghẻ, chứ không phải tôi đâu".
    Nghe mẹ nói mà chị lạnh cả người. Sao chị không nghĩ ra điều ấy nhỉ? Nếu... nếu người đàn bà kia trở thành mẹ ghẻ của Củ Hành, chị biết làm thế nào? Chị không muốn điều ấy
    xảy ra. Không phải vì chị sợ bà mẹ ghẻ ấy không thương yêu Củ Hành. Cái chính là trong sâu thẳm tâm hồn, chị không muốn mất anh.
    Mắt chị càng thâm quầng hơn vì những đêm mất ngủ. Chị hối hận vì đã quyết liệt ly dị chồng.
    Anh lặng lẽ nhìn chị. Câu hỏi bật ra khiến anh cũng run rẩy cả người: ?oEm còn yêu anh không? Em thù ghét anh, ly dị anh, nhưng trong lòng em còn yêu thương anh chút nào không? Nếu còn, dù chỉ là sợi chỉ mong manh, anh cũng xin em cho anh một cơ hội để làm lại từ đầu. Anh ngàn lần cầu xin em...?.
    Nước mắt nhòa nhạt, nghẹn cứng trong lòng ngực, chị nức nở mãi. Thế rồi, chị đặt bàn tay run rẩy của mình lên tay anh. Anh lặng người.
    Ở nhà trẻ, chỉ còn Cà Rốt và Củ Hành chơi lò cò trên sân.
    Củ Hành bảo: "Hôm nay bố lại quên đón em rồi?. Cà Rốt cười: ?oThì về với mẹ và chị. Càng sướng?. Củ Hành lại bảo: "Nhưng sao hôm nay mẹ cũng đón chị muộn thế??. Cà Rốt tròn xoe mắt: ?oỪ nhỉ".
    Hai đứa không chơi lò cò nữa, đứng gí mũi vào ô mắt cáo. Vừa lúc đó, những ánh đèn xe loang loáng rọi vào.
    Củ Hành reo: ''''''''Bố đến rồi?. Cà Rốt cũng reo: "Mẹ đến rồi".
    Bố và mẹ cùng dựng xe, bước nhanh đến chỗ hai đứa trẻ. Cà Rốt giật giật tay Củ Hành: "Nhìn kìa. Bố nắm tay mẹ". Củ Hành toét miệng cười: "Em đã bảo mà. Chơi mãi trò ly dị, chán lắm"...
    Phạm Thị Ngọc Liên (TT& GĐ)
    Được cafechoanh sửa chữa / chuyển vào 20:33 ngày 14/04/2004
  10. hyacinth

    hyacinth Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    57
    Đã được thích:
    0

    Ảo tưởng
    Ðào Thị Thanh Tuyền
    Hắn điện thoại cho tôi sau hai mươi ba năm không gặp, với câu nói :"Ngày ấy anh đã yêu em biết bao, mà không bao giờ dám nói...". Tôi hơi sững người, nhưng với bản tính hay giễu cợt tôi trấn tĩnh ngay :"May mà ngày ấy anh đã không nói, biết đâu bây giờ anh khỏi cảm thấy hối tiếc" - "Tại sao?" "Tại vì em bây giờ tàn tạ, xấu xí, và lắm điều...".
    Hắn nói nhiều, rất nhiều, để bù lại hơn hai mươi năm không được nói với tôi, hắn bảo vậy.
    Những ngày sau đó hầu như ngày nào hắn cũng gọi điện thoại tôi. Ðiện thoại đường dài và số tiền cước hình như không ảnh hưởng gì đến hắn, có khi hắn nói, có khi hắn im lặng, mỗi ngày hai ba lần gọi, mỗi lần gọi không ít hơn 15 phút. Tôi bảo hắn :"Chắc là bưu điện phải cám ơn em nhiều lắm lắm...". Hắn phàn nàn rằng tôi hay nói đến tiền bạc. Biết nói gì với hắn bây giờ khi tôi chỉ là một người phụ nữ, rất phụ nữ với bao nhiêu năm xoay quanh bếp lửa gia đình, lo toan trong cuộc sống đầy ắp những bận bịu đời thường: đi làm, chợ búa, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc bọn trẻ...
    Ban đầu ý tưởng về hắn trong tôi chỉ là những câu nói đùa bông lơn nhưng rồi những cú điện thoại của hắn xáo trộn cuộc sống của tôi - xáo trộn mặt hồ yên bình, rất yên bình. Tôi bắt đầu suy nghĩ về hắn, bắt đầu nhớ lại những gì đã qua của một ngày xưa xa lắc.
    Tôi quen hắn khi tôi ghi tên vào đội bóng bàn của trường. Nhà trường bố trí hắn tập cho tôi. Tuổi mười sáu, hắn là một thần tượng: hắn đỡ dập, rờ-ve của tôi và kết thúc là tôi phải đi lượm banh. Tôi chẳng đoạt được một giải nào cho trường trong khi hắn ôm về bao nhiêu là giải thưởng.
    Hắn kể với tôi những điều mà tôi lục hoài trong trí chẳng nhớ nổi: hắn và tôi thường len lén bạn bè trao vội cho nhau một vài dòng chữ vẩn vơ, hắn bảo cho đến bây giờ hắn vẫn còn giữ (?). Hắn nói với tôi những điều mà một con người thực tế như tôi chẳng thể nào tin được: Hắn luôn mang hình bóng tôi đi suốt hơn hai mươi năm bôn ba khắp chốn, tôi là mối tình đầu tiên của hắn mà hắn không bao giờ quen được... Tất cả những điều đó dĩ nhiên dù không tin nhưng tôi vẫn cảm thấy một chút hài lòng nho nhỏ, một sự hài lòng của một người bao nhiêu năm chôn vùi ký ức để đối phó với những khó khăn của đời thường. Duy chỉ có một điều tôi hơi buồn lòng là hắn luôn nói rằng vợ hắn rất dễ thương - nó cứa vào sự ích kỷ của một người phụ nữ.
    Tôi bắt đầu có những đêm mất ngủ để suy nghĩ về những cú điện thoại của hắn, bắt đầu có những giờ phút chờ chuông điện thoại reo, bắt đầu tự hỏi: có chuyện gì không mà chiều này không thấy hắn gọi, mình đã nói những gì vô ý với hắn hay là có chuyện gì đã xảy ra VỚI HẮN... Ở CƠ QUAN MỌI NGƯỜI BẮT ĐẦU THAN PHIỀN LÀ tôi hay có những cuộc nói chuyện lâu trên điện thoại, chồng tôi cũng bắt đầu thắc mắc về những cú điện thoại mà mỗi khi anh bắt máy là đầu dây bên kia cúp máy. Con người hiện tại trong tôi kêu lên: Bắt đầu rắc rối đây. Con người quá khứ của tôi thì bảo: Cứ nghĩ về hắn, để tô điểm thêm cho cuộc sống, cuộc sống vốn dĩ đã chẳng quá khô khăn, đơn điệu đó sao?
    Hắn gửi cho tôi một món quà sinh nhật, tôi thật bàng hoàng vì hắn còn nhớ đến ngày sinh của mình. Những đĩa hát, toàn là những bài tôi thích. Tôi tự nhủ thầm: cuộc sống bình yên của tôi bắt đầu chấm dứt rồi đây. Ðầu óc tôi đầy ắp những suy nghĩ về hắn: tò mò, thắc mắc và tự nhiên trong tôi có một cảm giác như những ngày xưa khi mới biết thế nào là tình yêu.
    Hắn gửi cho tôi hai tấm vé máy bay chưa đăng ký ngày giờ, hắn muốn gặp tôi, rất nôn nóng gặp tôi. Công việc của hắn không cho phép hắn bỏ đi. Tôi ngần ngại, tôi chần chừ, tôi cũng muốn đến nơi hắn ở, cũng muốn thấy hắn bây giờ ra sao. Tôi lưỡng lự, tôi lo sợ, tôi lại có những đêm mất ngủ vì hai tấm vé máy bay của hắn. Cuối cùng tôi quyết định, phải gặp hắn một lần để tìm ra đáp số cho bài toán.
    Không thế nào nhận ra hắn giữa đám đông người hỗn độn chen chúc ở phi trường. Nhung hắn nhận ra tôi, vì theo như hắn bảo, bao nhiêu năm qua tôi vẫn không thay đổi mấy...
    Tôi quan sát từ đầu đến chân và không thể nào tin đây là hắn: một con người mập mạp, trắng trẻo (biểu hiện của sự thành đạt), vòng bụng căng tròn, tròn hơn tôi tưởng rất nhiều, không còn là thần tượng một thời của tôi. Nhìn hắn tôi bỗng nhiên thèm nhớ biết bao vòng bụng thon và bộ ngực chắc nịch của chồng tôi, bộ ngực mà mỗi lúc vui các con tôi hay bắt bố chúng gồng lên cho chúng đấm vào. Tôi nói với hắn :"Lúc em đi thằng cu con hơi sốt, suốt thời gian ngồi trên máy bay tự nhiên em nóng ruột quá, chắc em nhờ anh đăng ký vé cho em quay về chiều nay". Hắn mở to tròn con mắt ngạc nhiên. Tôi nhớ đến hắn ngày xưa có một đôi mắt rất đẹp với cái nhìn sâu thăm thẳm, làm mềm lòng người. Bây giờ hắn chỉ còn có đôi mắt, tôi không dám nhìn vào đôi mắt làm mềm lòng người khác của hắn. Chiều nay tôi phải bay về ngay với gia đình mình. Giá mà tôi đừng gặp hắn, cứ để cho những đêm không ngủ nhớ về những ngày thật đẹp trong quá khứ. Cuộc sống vẫn có nhiều mâu thuẫn ngay chỉ trong một con người.
    Tôi nhớ lại một câu nói của một người nào đó :"Nếu phải chuyển đi đến một hành tinh khác chỉ có hai người, em cũng không lấy anh..."

Chia sẻ trang này