1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu chuyện xúc động!

Chủ đề trong 'Quảng Trị' bởi minh_le, 24/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện xúc động!

    15 năm vào rừng tìm đồng đội


    15 năm nay ông Mai Thanh Hùng và những cựu binh già ở thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa (Quảng Trị) cùng nhau lặng lẽ vượt Trường Sơn đi tìm đồng đội. 15 năm ấy nghĩa tình đồng đội đã giúp họ thực hiện hơn 200 chuyến cắt rừng, lội suối để tìm kiếm, cất bốc, quy tập gần 1.450 hài cốt liệt sĩ về an nghỉ tại những nghĩa trang quê nhà?

    Gặp ông Mai Thanh Hùng khi ông vừa cùng đội viên của mình trở về sau chuyến 45 ngày tìm kiếm, khai quật 20 hài cốt liệt sĩ ở vùng rừng Tây Bắc Quảng Trị để thiết thực kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng Khe Sanh (9-7-1968 ?" 9-7-2003)

    ?oVì lương tâm và trách nhiệm của những người may mắn còn sống đến hôm nay, vì nghĩa tình đồng đội nên khó khăn đến mấy chúng tôi vẫn phải vượt qua để quyết tìm ra đồng đội còn nằm lại giữa núi rừng. Tuy có lúc cái chết rập rình bên lưng vì những cơn sốt rét rừng, những hôm lũ quét...?, ông Hùng mở đầu câu chuyện.

    Năm 1988, sau 6 năm công tác ở Đoàn 584 (quy tập mộ liệt sĩ) ông Mai Thanh Hùng trở về với cuộc sống đời thường cùng vợ con xây dựng cuộc sống gia đình ở phố núi Khe Sanh nhưng tình đồng chí, đồng đội năm xưa trong chiến tranh luôn hiện về và gợi lại đã làm cho ông không thể thanh thản, bình yên giữa cuộc sống đời thường. Ông tâm sự: "Những ngày đầu về quê không hiểu sao đêm nào tôi cũng thao thức trăn trở khôn nguôi, đêm nào hình ảnh của đồng chí đồng đội chung chiến hào năm xưa cũng hiện ra trước mắt, ăn không ngon, ngủ không yên. Suy nghĩ mãi tôi quyết định bàn với vợ con thôi thì gác lại công việc gia đình để tiếp tục mang ba lô hành quân như những ngày nào trong đơn vị. Khi đã thuyết phục được vợ con, tôi đến từng người, vào từng nhà vận động những cựu binh già tập hợp họ lại thành một nhóm. Bởi hơn 25 năm về trước họ là những chiến sĩ giải phóng quân từng vào sinh ra tử ở các chiến trường ác liệt được mệnh danh là "vùng đất lửa? (Quảng Trị, các tỉnh Salavan, Savannakhet thuộc Lào), nên hơn ai hết họ thấu nỗi khổ đau của những gia đình có người thân đang nằm lại trên các vùng chiến sự giữa đại ngàn Trường Sơn và cũng hơn ai hết họ thấm thía cái hạnh phúc của người lính được trở về đoàn tụ gia đình. Xuất phát từ tình đồng chí, đồng đội và từ lương tâm, trách nhiệm, nên những cựu binh này cũng nghe tôi, tự nguyện đến với nhau, động viên nhau vượt qua gian lao đi tìm đồng đội. Lúc đầu ba người rồi dần dần được 12 người, tôi làm đội trưởng vì tôi đã quen với công việc, quen địa hình, biết tiếng Vân Kiều, Pakoh, tiếng Lào".

    Những ngày đầu ông Hùng cùng những đội viên lên đường chia nhau vào những khu vực cách thị trấn Khe Sanh khoảng 15km giáp biên giới Việt ?" Lào để tìm kiếm, có thể đi về trong ngày và mỗi chuyến đi gần như thế tìm kiếm được 5 đến 10 hài cốt liệt sĩ. Nhưng khi địa bàn tìm kiếm càng xa dần thì mỗi chuyến đi của họ lại vô cùng vất vả, phải cơm đùm, gạo bới, phải chuẩn bị từ cây kim sợi chỉ, thuốc men đến cuốc thuổng, chăn màn... vào tận rừng sâu, vào nơi rừng thiêng nước độc, lội bộ hàng ngày đường mới đến tận nơi tìm kiếm - khai quật và kéo dài hàng tuần lễ. Tuy nhiên, theo ông Hùng: "Dù khó khăn đến mấy, nhưng tìm ra đồng đội thì thấy lòng mình đã trở nên nhẹ nhõm hơn".

    Vừa trò chuyện, ông Hùng rút trong túi xách ra đưa cho chúng tôi một tập thư dày của các thân nhân liệt sĩ gửi đến. Lá thư nào đọc lên cũng đều chứa đựng nội dung vô cùng cảm động về việc vợ tìm chồng, con tìm cha, mẹ tìm con. Đây, bức thư người anh của một liệt sĩ từ Nghệ An gửi vào cho ông Hùng: "...Bố tôi là đảng viên tiền khởi nghĩa, trước lúc trút hơi thở cuối cùng bố tôi trăn trở dặn lại bằng giá nào cũng tìm cho được thân xác em các con về"...

    Chuyện tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ nhiều lúc đã đi vào giấc ngủ của những cựu binh này. Ông Hùng kể rằng: "Tôi còn nhớ mãi, tháng 11-1999 vết thương bị tái phát tôi phải đi viện điều trị buộc phải nghỉ công việc tìm hài cốt liệt sĩ, chưa đầy một tháng thì tối hôm đó từ bệnh viện về nhà, trong lúc đang ngủ say tầm 2h sáng, chợt bên tai tôi văng vẳng tiếng gọi: "Đồng chí Hùng ơi... đưa tôi về với đồng đội, đưa tôi về thăm bố mẹ và đứa con đầu lòng của tôi với đồng chí Hùng ơi...". Sau tiếng kêu ấy, bỗng nghe một loạt bom nổ rung chuyển đất trời, người tôi tung ra khỏi màn, bật xuống đất khi nào không biết và khi mở mắt ra thì thấy mình đã ngồi dưới sàn nhà. Sau giây phút hồi tỉnh tôi mới hiểu ra mình đang nằm mơ, tôi bật đèn sáng nhìn ra ngoài trời tối đen, tôi vào bàn thờ lấy hương thắp lên khấn vái với các linh hồn liệt sĩ và hứa rằng: "Tôi tên là Mai Thanh Hùng, đồng đội của các anh xin hứa, dù khó khăn gian khổ bao nhiêu, chúng tôi cũng tìm đưa các anh về đoàn tụ với các đồng đội nơi nghĩa trang để linh hồn các anh được thanh thản". Thế là sáng hôm sau dù bệnh tật đang hành hạ nhưng tôi động viên các cựu binh của mình vượt Trường Sơn đi tìm đồng đội và quả thực dạo ấy chúng tôi đã tìm thấy hàng chục thi hài liệt sĩ?.

    Đã 15 năm rồi không biết ông Mai Thanh Hùng cùng với đồng đội đã lội bộ bao nhiêu vạn kilômét, chịu đựng bao nhiêu gian khổ, khó khăn để đón nhận niềm vui trong lặng lẽ giữa núi rừng khi tìm ra đồng đội. Có nhiều chuyến đi từ 5 đến 10 ngày trên đất Lào đã tìm được hàng chục thi hài liệt sĩ. Mỗi cựu binh phải cõng trên vai 10 đến 15 hài cốt trèo đèo lội suối để đưa các anh về với nghĩa trang. Có những chuyến trên đường về gặp mưa rừng bất chợt, nước ào ào đổ về, anh em phải kết bè chuối để đưa thi hài liệt sĩ qua sông Sêpôn, Sêbăng Hiêng. Có lần đang khai quật, có tổ ong bị vỡ nên bị đốt sưng tấy tay chân. Cũng có những chuyến đi sau khi khai quật được 30 hài cốt chuẩn bị đưa về thì 1 trong 5 người bị sốt rét cao, vừa phải cáng người ốm vừa phải mang vác các hài cốt đi bộ hai ngày đường rừng mới về đến Khe Sanh. 15 năm ấy ông cùng những cựu binh đã thực hiện hơn 200 chuyến đi, phát hiện và khai quật gần 1.450 hài cốt liệt sĩ. Trong số đó có đến 50% đã xác định được tên tuổi, đơn vị, quê quán (đó là chưa kể 6 năm làm Phó đoàn 584 ông Hùng cùng đồng đội của mình đã quy tập hơn 3.000 mộ liệt sĩ khác). Mỗi lần khai quật, nếu phát hiện các hài cốt có tên, địa chỉ là ông Hùng tức tốc báo tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng để thân nhân biết được thông tin về chồng, cha, anh, em của mình mà đến mai táng, viếng thăm.

    Mấy năm gần đây, nhiều cựu binh già trong đội ông Hùng đã sức cùng, lực kiệt, bệnh tật tái phát triền miên hành hạ, duy chỉ mỗi mình ông Hùng còn trụ được với những chuyến vào rừng, những cơn sốt rét. Do đó, để tiếp tục cuộc hành trình tìm đồng đội giữa đại ngàn ?" không - năm - tháng, ông Hùng đã vận động thêm 5 cựu binh trong khu phố thành lập đội mới của mình. Theo ông Hùng: "Dù khó khăn, vất vả đến đâu chúng tôi cũng phải quyết tâm đến cùng để trọn nghĩa vẹn tình trước lời hứa với anh linh đồng đội?.

    HOÀNG THANH
    (Báo Quân đội Nhân dân)





    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  2. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Những bức thư gửi đến mai sau
    Những bộ hài cốt không còn nguyên vẹn, súng đạn và bom mìn cũng đều đã rỉ rét, chỉ có những tâm tư trong lá thư mà người lính chưa kịp gửi là còn tươi nguyên. Họ đã biết trước hy sinh và cả ngày chiến thắng. Đó là những gì mà các cuộc quy tập hài cốt liệt sĩ ở Thành cổ Quảng Trị thường gặp.
    Bức thư thứ nhất:
    "Quảng Trị, ngày 11-9-1972,
    Toàn thể gia đình kính thương... Con viết mấy dòng cuối cùng trước khi "đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất". Xin mẹ đừng buồn để sống đến ngày tin mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng ở bên mẹ, coi như con đã sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau"...
    Đó là đoạn đầu trích trong bức thư chưa kịp gửi của chiến sĩ Lê Văn Huỳnh, quê ở xóm Một, xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, sinh viên năm thứ tư khoa Xây dựng, khóa 13 của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội... đã được tìm thấy ngày 28-10-2002 khi quy tập hài cốt của anh tại vườn nhà ông Hách ở thôn Nhan Biều Một, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Người lính này viết bức thư cuối cùng vào ngày thứ 77 của chiến dịch 82 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, khi sự khốc liệt của đạn bom đã lên đến tột cùng. Anh đã cùng hơn một vạn đồng đội ngã xuống dưới sức công phá của lượng thuốc nổ bằng bảy quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hirosima. Bức thư anh không kịp gửi, có lẽ quân địch lại đến giội bom và nã pháo. Anh cùng những đồng đội cuối cùng trong tiểu đội lại nâng súng lên chờ giặc và ngã xuống ở một góc Thành cổ.
    Không biết anh và những sinh viên cầm súng ra trận như anh được bổ sung vào Thành cổ đợt thứ mấy, bởi 82 ngày đêm của mùa hè đỏ lửa ấy, mỗi ngày một đại đội bơi qua sông và mỗi ngày một đại đội không quay về nữa.
    Bức thư viết vội trước trận đánh cuối cùng của Lê Văn Huỳnh có nhiều đoạn xuống dòng, mỗi đoạn là một tâm tư của anh dành cho người mẹ già yếu, cho người vợ mới cưới bảy ngày, cho anh trai, chị dâu, cho cha mẹ vợ, cho đứa cháu đích tôn, cho người bạn thân thuở nhỏ và cho bà con lối xóm. Tuy ngắn, những mỗi câu, mỗi dòng, mỗi đoạn trong bức thư là một nét chấm phá để vẽ nên bức chân dung của một Người-Lính-Cụ-Hồ, một con người Việt Nam. Bản năng sinh tồn, trước cái chết có sinh vật nào không cưỡng lại? Nhưng người chiến sĩ ấy đã chuẩn bị cho mình một tư thế hết sức điềm tĩnh, tự tin bởi anh biết giá trị của hành động chết "cho Tổ quốc mai sau"! "Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh đã rụng xuống. Nhưng mẹ hãy coi như con vẫn sống trọn đời cho Tổ quốc mai sau". Anh dặn đứa cháu đích tôn: "Trương, cháu phải cố gắng học tập cho thành người. Được sống trong hòa bình hãy luôn nhớ tới người chú ruột của cháu đã hy sinh". Và còn khôi hài: "nhớ là chú rất thích ăn thịt gà và chuối, xôi lắm đấy".
    Chỉ có tình yêu thật nồng nàn mãnh liệt, niềm tin son sắt thủy chung và lý tưởng cao đẹp của cả một thế hệ thanh niên Việt Nam mới thôi thúc anh rời giảng đường và con đường êm thuận đến tương lai để xung phong cầm súng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và viết ra những dòng như thế. Đọc những dòng chữ được viết cách đây 30 năm, khi cuộc chiến tranh đang vô cùng ác liệt mà cứ ngỡ nét mực Cửu Long nghiêng nghiêng ấy mới hôm qua. Ở đấy chứa chan niềm tin son sắt, rằng ngày mai đất nước sẽ thống nhất. Ở đấy, khung cảnh thanh bình như chính ngày hôm nay: "Ngày thống nhất, em hãy vào nam tìm anh. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh hy sinh. Từ thị xã, qua cầu ngược trở lại hỏi thăm đường về thôn Nhan Biều I. Nếu tính xuôi theo dòng nước thì mộ anh ở cuối làng". Và "Em hãy đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe tất cả những người quen thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này".
    Tháng trước, một cựu binh Mỹ từng tham chiến ở đây đã cúi đầu trước những di vật chiến sĩ Thành cổ, ông đã ôm mặt khóc khi cô hướng dẫn viên dịch bức thư của chiến sĩ Lê Văn Huỳnh và thốt lời rằng: "Bây giờ tôi mới hiểu vì sao họ đã chiến thắng. Họ đã biết trước tất cả".
    Vâng, các anh đã biết trước tất cả, rằng dân tộc ta sẽ chiến thắng, đất nước ta sẽ hòa bình thống nhất, dân ta sẽ được ấm no hạnh phúc. Kể cả những đổi thay trên trận địa anh nằm, và những lời anh dặn dò người thân. Nếu còn sống, Lê Văn Huỳnh cũng sẽ như đồng đội là các anh Lê Văn Cường đơn vị C17, E95, F325, nay là Tiến sĩ ở Trường Đại học KTQD Hà Nội, Lê Xuân Tường ở C3, D1, E101, F325 nay là cán bộ quản lý Ngân hàng Hà Nội và Nguyễn Văn Hùng ở C1, E101, F325 nay là Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Bộ GTVT... cùng rủ nhau về chiến trường xưa. Họ đã đi tàu qua sông Thạch Hãn, vào ga thị xã Quảng Trị qua bên kia sông để tìm về thôn Nhan Biều I tìm anh. Ba mươi năm, miền quê từng bị hủy diệt tàn khốc nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã đổi thay, thanh bình và trù phú. Trên đống đổ nát của Thành cổ Quảng Trị, nơi "Huân chương khó đủ từng viên gạch" ấy, bây giờ là một thị xã sầm uất, một trung tâm kinh tế, thương mại lớn thứ hai của tỉnh Quảng Trị hãnh diện soi mình bên dòng Thạch Hãn trong xanh. Chắc các anh biết và mãn nguyện lắm rồi.
    Bức thư thứ hai:
    Có một câu chuyện rằng, năm ngoái khi nghiệm thu công trình đường ống dẫn nước trong khu Thành cổ thì gặp lỗi. Chuyện ấy thật hiếm có, bởi lực lượng thi công tại đây luôn tâm niệm là đang làm việc thiện ở cõi thiêng cho nên rất cẩn thận. Vậy mà có một chỗ đường ống lại bỗng nhiên cao hơn thiết kế đến 30 cm. Nhà thi công quả quyết là họ đã kiểm tra rất kỹ, giám sát bên A cũng thừa nhận họ làm thật nghiêm túc. Thật lạ! Họ quyết định đào sâu xuống và phát hiện dưới đó một căn hầm trú ẩn có bốn bộ hài cốt liệt sĩ. Trong những di vật quen thuộc của người lính thì súng đạn và áo quần, ba-lô đều han gỉ hoặc mục rữa, chỉ có lá thư và những tấm ảnh vẫn còn nguyên vẹn vì được đựng trong bì ni-lon. Đó là di vật của liệt sĩ Lê Binh Chủng, Thượng úy, Chính trị viên phó của tiểu đoàn.
    Lần theo bức thư và tấm ảnh, các anh ở Ban quản lý di tích Thành cổ đã tìm về quê anh và chắp nối lại một câu chuyện đoàn viên đến rơi nước mắt. Lê Binh Chủng quê ở Nghệ An, trên đường hành quân vào nam chiến đấu, đơn vị anh đã dừng lại ở một làng quê thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Quân dân cá nước đã nảy sinh mối tình nồng thắm, sắt son giữa anh và cô giáo Lê Thị Biển Khơi. Chưa kịp làm lễ cưới, chưa kịp báo tin cho gia đình thì Lê Binh Chủng vượt Vĩ tuyến 17 vào Quảng Trị. Lá thư cuối cùng Lê Thị Biển Khơi gửi cho anh đề ngày 15-5-1972, báo tin họ sắp có con. Anh chờ ngày kết thúc chiến dịch để về thăm con, đặng thưa với bố mẹ hai nhà. Nhưng Lê Binh Chủng bơi qua sông vào Thành cổ và không về nữa. Hạnh phúc chỉ còn một nửa. Chị Lê Thị Biển Khơi cùng đứa con bắt đầu chuỗi ngày tháng đau buồn của mẹ góa, con côi và sự ghẻ lạnh của làng xóm, kể cả người thân về cảnh không chồng có con. Mãi đến ba mươi năm sau, bức thư, tấm ảnh của vợ mới đến tay gia đình anh. Một cuộc tìm về nguồn cội, một cuộc đoàn viên muộn màng đầy nước mắt, khi ông bà ôm đứa cháu nội mà cứ ngỡ như ôm lại con trai ngày nào, thằng cháu đã gần 30 tuổi. Danh phận của một người vợ, một đứa con của liệt sĩ đã được "minh oan" bởi tình yêu mãnh liệt mà người chồng, người cha gửi về từ... trong lòng đất!
    Có lẽ đó chỉ là hai trong số hàng vạn lá thư mà hàng vạn người lính Thành cổ Quảng Trị chưa kịp gửi đi trước trận đánh cuối cùng. Ba mươi năm rồi, những lá thư như thế tiếp tục được gửi về cho những người đang sống hôm nay và cho cả mai sau nữa. Nhưng có một điều thật kỳ diệu là những dòng chữ viết dưới làn đạn đó dù chưa kịp gửi đi thì người ở hậu phương năm xưa, những người đang sống hôm nay và các thế hệ mai sau đã, đang và sẽ còn cảm nhận được nhịp đập của trái tim các anh.
    (theo báo Nhân Dân )
    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  3. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Nghĩa trang huyền thoại
    Nguyễn Hoàn
    Hàng năm, cứ vào tháng Bảy, lượng khách đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn tăng lên nhiều. Từng đoàn người lẫn trong mênh mang nghĩa trang, cung kính nhang khói và trò chuyện miên man với những mộ phần...

    Nhiều lượt khách đến viếng dâng hương
    tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn
    (sau tượng đài là cây "Bồ đề thiêng")
    Anh Nguyễn Văn Anh, phó trưởng Ban quản lý Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn (NTTS) cho biết: "So với 2-3 năm trước đây, lượng khách đến viếng NTTS hiện đã tăng 40-50%. Giờ đây, mỗi ngày có khoảng từ 7 đến 10 đoàn với trên 300 người đến viếng. Vào những đêm sáng trăng, thanh niên nam nữ đến hát hò đến khuya". Phải, đến với nghĩa trang không phải đến nơi chết chóc, không phải sợ hãi trước cái chết, mà chính cái chết hóa thành bất tử, phục sinh...Có đoàn khách từ Đà Nẵng đến, tôi đi theo đoàn. Giai điệu bi hùng, thống thiết của bài "Hồn tử sĩ" cất lên. Khóe mắt tôi bỗng cay nồng...
    Cây Bồ đề "thiêng" và mạch nước ngầm
    Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn đã được xây dựng hoàn tất giai đoạn I (từ năm 1999 đến 2002) với tổng mức đầu tư 28 tỷ đồng, bao gồm nhiều hạng mục như: Nâng cấp 10.263 vỏ mộ, xây dựng đài chính, vườn tượng, nhà khánh tiết, nhà đón tiếp... Trải qua nhiều năm xây dựng NTTS, có hai sự tích mang tính "huyền thoại": Cây Bồ đề "thiêng" và mạch nước ngầm. Tôi gợi chuyện:
    - Anh có biết cây Bồ đề mọc từ năm nào không?
    Thay cho câu trả lời, anh Anh đi tìm cuốn sổ lưu niệm của nghĩa trang đưa cho tôi xem. Những trang đầu của cuốn sổ lưu niệm trang trọng in bài viết của trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn về NTTS, trong đó có nhắc đến hai sự tích huyền thoại nói trên. Gấp lại trang văn của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, tôi tìm đến khu tượng đài chính dựng trước cây Bồ đề. Sau tượng đài "Tổ quốc ghi công", cây Bồ đề vừa tỏa rợp bóng mát, vừa giang rộng cánh tay ôm lấy tượng đài, chở che, đôn hậu như vòng tay của Mẹ Việt Nam. Vào cuối năm 1976, lúc chuẩn bị khánh thành NTTS cây Bồ đề này đã được phát hiện, lúc đó, cây cao 0,8m, tự mọc ở phía mặt sau Đài tưởng niệm.Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên đã giao Ban quản lý nghĩa trang đắp đất quanh gốc cây Bồ đề, rào cây lại và trông coi cẩn thận. Hàng năm, cây Bồ đề tự mọc hiếm có này đã lớn lên rất nhanh. Vào năm 1999, lúc Bộ LĐTBXH cho biết thiết kế cải tạo, nâng cấp Đài tưởng niệm, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên đã đưa ra yêu cầu: Bất luận trong trường hợp nào, cây Bồ đề vẫn phải được giữ gìn nguyên vẹn. Điểm đặc biệt của cây Bồ đề này là thân có 3 cành phát triển đều nhau, ôm hẳn 3 cạnh của Đài tưởng niệm (cũ), mà theo thiết kế cũ, 3 cạnh của Đài tượng trưng cho 3 miền Bắc - Trung - Nam. Tiếng lành đồn xa, một số nhà sư đã đến cầu kinh ở Đài tưởng niệm và gốc cây Bồ đề "thiêng". Theo các nhà sư, đây là cây Bồ đề tự mọc đẹp kỳ lạ, hiếm thấy. Và cây Bồ đề này đã ngát thơm hương triết lý trong những trang văn xúc động thẳm sâu của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên: "Đây là một sự tích có huyền thoại, một phúc âm, một điềm lành của liệt sĩ an nghỉ nơi đây. Hàng ngày có hàng trăm gia đình liệt sĩ đến viếng, khách du lịch trong, ngoài nước đến tham quan, ai cũng muốn ngắt một lá cây Bồ đề thiêng cho vào túi để lấy phúc. Mong rằng mọi người cùng nhau giữ lấy cây Bồ đề thiêng, tài sản của liệt sĩ Trường Sơn an nghỉ nơi đây, đừng hái lá, bẻ cành ảnh hưởng tới sự phát triển tôn nghiêm của cây, để phúc đức của liệt sĩ Trường Sơn đời đời ban tặng cho chúng ta".
    Nằm bên cạnh đường vào NTTS và phía trước mặt Đài tưởng niệm là hồ nước bốn mùa xanh thẳm bóng cây. Năm 1975-1976, bộ đội Trường Sơn đã đào hồ nước này để vừa trữ nước mưa, vừa tạo cảnh quan mát mẻ cho nghĩa trang. Ai cũng lo vào mùa nắng hạn gay gắt ở miền Trung, nước hồ sẽ cạn kiệt. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Khi bộ đội ta đào xuống sâu gần 2m, bất ngờ bắt gặp một mạch nước ngầm rất mạnh. Bộ Tư lệnh Trường Sơn đã quyết định cho đào hồ sâu hơn, rộng hơn. Từ đó, cả trong những năm hạn hán, nước hồ có vơi nhưng vẫn không khô kiệt. Để tạo thêm vẻ đẹp cảnh quan, ở chỗ gần mạch nước ngầm, bộ đội Trường Sơn đã đắp một đảo nhỏ, dựng lên tượng một cô giao liên duyên dáng. Vẻ đẹp của hồ nước độc đáo này đã ánh lên lấp lánh, lung linh trong trang viết của trung tướng Đồng Sỹ Nguyên: "Đây lại một phúc âm nữa của liệt sĩ Trường Sơn ban tặng. Mong du khách, đồng bào hãy gìn giữ vệ sinh, đảm bảo hồ nước luôn trong xanh, soi bóng hàng cây đa loại quanh hồ, tắm mát hương hồn liệt sĩ".
    Đóa hoa vô thường
    Lên khu tượng đài chính của nghĩa trang dựng phía trước cây Bồ đề thiêng, tôi đã dừng lại khá lâu với cụm tượng bằng đá ghép khắc tạc sống động vóc dáng huyền thoại hào hùng của chiến sĩ Trường Sơn trên nhiều mặt trận: Phá bom mở đường, dùng hỏa lực tấn công địch, lắp đặt nối thông đường ống dẫn dầu, đảm bảo thông tin liên lạc...Bên những nét hùng tráng, tôi đặc biệt chú ý cụm tượng đá này còn đặc tả một nét lãng mạng trữ tình: hình một nữ chiến sĩ Trường Sơn vai mang súng, tay cầm một đóa hoa rừng Trường Sơn ngắm nghía, thưởng ngoạn. Quả đúng là "giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" và đánh với một phong thái lãng mạn cách mạng: "Ngắt một cánh hoa rừng cài lên mũ ta đi". Thời trước, ông cha ta đã để lại những tượng đài phụ nữ buồn thương đẫm lệ Chinh phụ ngâm, Hòn vọng phu. Thời đánh Mỹ đã có những tượng đài bà mẹ bi hùng: "Nước mắt mẹ không còn, để khóc những đứa con, lần lượt ra đi, đi mãi mãi...". Khi đất nước hòa bình, người phụ nữ vẫn lặng lẽ âm thầm hy sinh. Chị Đoàn Thị Hồng, quê ở Đồng Hới, Quảng Bình, đi bộ đội rồi về làm nhân viên quản trang NTTS là người phụ nữ mang nặng một nỗi đau tưởng chừng vượt quá sức chịu đựng. Ngay trong thời bình, chị vẫn phải chịu nỗi đau mất chồng vì chiến tranh, mất con vì tai họa bất ngờ, trong cùng một năm. Chồng chị, anh Nguyễn Duy Sanh là thương binh loại A, được công nhận năm 1983. Một đầu đạn quái ác vẫn găm vào phổi anh vẫn không sao cắt được vì bác sĩ bảo sức khỏe không cho phép. Vết thương mang đầu đạn cứ lở loét mỗi ngày một nặng thêm, người anh nổi cơn sốt rét ác tính, da cứ vàng đi. Cho đến năm 2002, đầu đạn chuồi xuống phổi, cướp mất đi hơi thở của anh. Trước lúc anh mất chừng hai tháng, thằng nhỏ con của anh chị vốn bị bệnh động kinh đã ngã suối chết đuối. Đau thương đến tận cùng tê tái khiến chị không khóc nổi nữa.
    -Chị nghĩ, thằng cu chị chắc bị di chứng của chất độc màu da cam-Chị nói với nỗi tức tưởi không nguôi.
    Miên man chuyện chồng con, chị kể đứa con gái đầu vừa rồi vào Sài Gòn thi đại học luật đã bị móc túi, mất đứt một triệu sáu mẹ đã chắt bóp, giành dụm. Ngày thi đã cận kề, con gái mếu máo điện ra xin tiền mẹ, chị phải xoay xở gửi gấp vào cho con thêm một triệu nữa. Chuyện đời kể cũng đáng để suy ngẫm: Mẹ vừa chưa ra khỏi di họa của chiến tranh, con chập chững vào đời đã phải đối mặt với mặt trái cuộc sống.
    Dẫu sao, tôi vẫn mừng vì chị Hồng đã xây được nhà, nền nhà đã láng xi măng cho tôi ngồi bệt thoải mái để cảm nhận những đổi thay trong đời sống của người quản trang.
    Nhưng nắng Trường Sơn vẫn cứ rưng rưng trước sân nhà chị Hồng. Và bỗng nhiên tôi tình cờ bắt gặp cạnh sân nắng, phía bên phải vườn nhà chị một cây quỳnh vàng lá vì cháy nắng, cây quỳnh đứng một mình, không có bóng cành giao và có lẽ cũng không người chăm sóc. Nhưng quỳnh không chịu héo mà cứ cháy đến rưng rức, nhức nhối. Chao ôi, cả đến đôi ba khoảnh khắc thư nhàn ngồi chờ một đóa quỳnh nở để chiêm nghiệm về lẽ vô thường của trời đất, chị Hồng cũng không có được nữa ư! Nhưng có hề chi, đời chị đã như một đóa hoa rừng tươi thắm trong tay cầm ngắm nghía của nữ chiến sĩ Trường Sơn, như hình ảnh đã được tạc sâu vào đá trong vườn tượng nghĩa trang, đóa hoa vẫn nở bất chấp nắng mưa, bão giông, sấm sét, lửa đạn vô thường.
    Làm quản trang đã lâu, chắc chị có nhiều kỷ niệm nghề nghiệp, nhiều niềm linh cảm, nhiều nỗi động lòng trắc ẩn...mà những nghề khác không có được? -Tôi dò hỏi "bí mật nghề nghiệp" của chị.
    - Có chứ. Có lúc tôi nằm mơ thấy một ông đội mũ có sao, bị thương lòi ruột ở phía bên phải, bảo: "Người nhà tôi sắp vào thăm đấy". Sáng hôm sau khoảng lúc 9 giờ, thấy có hai người con đến thăm mộ bố, tôi bèn hỏi bố các cháu hy sinh trong trường hợp nào. Hai người con đáp: "Bố cháu bị thương ở bên phải, bị lòi ruột ra". Thật đúng y như tôi đã nằm mơ. Tôi còn nhớ tên khắc trên phần mộ liệt sĩ đó là Nguyễn Thế Hường, quê ở Hà Bắc. Chị Hồng say sưa kể như đưa tôi vào một thế giới cổ tích mộng mị. Có hôm, một chị ở đường xa đến viếng mộ liệt sĩ, gặp lúc trời mưa to quá, không thể đốt giấy tiền được, chị đã gói giấy tiền lại trong ni lông cho khỏi ướt, rồi nhờ tôi đợi tối tạnh mưa lên đốt giúp cho chị. Tôi bận việc chưa lên đốt được. Đêm đó, tôi nằm chộ liệt sĩ quở trách: "Sao chị chưa đốt giấy cho tôi?". Sáng mai, tôi đã giục ông xã tôi lên đốt.
    Kể ra những chuyện này, xin đừng ai vội cho đó là chuyện mê tín. Quy luật tâm lý cho thấy rằng, điều gì ám ảnh nhiều, điều đó sẽ đi vào trong giấc mơ. Không, tôi không hề giản đơn nghĩ rằng chị Hồng mê tín, chính xác hơn, chị đã mang một nỗi ám ảnh nghề nghiệp sâu sắc mà nếu thiếu nó, người ta không thể nào hành nghề được, nhất là đối với những nghề đòi hỏi rất cao đến thiên chức, đến lương tâm và đặc biệt, cả đến nước mắt nhân bản nữa, như nghề quản trang.
    Mai này, Nghĩa trang
    Vào lúc tôi cùng anh Anh và bao nhiêu khách có mặt trong những tháng ngày cao điểm hành hương về nguồn đang lắng theo điệu nhạc "Hồn tử sĩ" ở NTTS chính là lúc anh Lê Vũ Bằng, giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh đang ở Hà Nội để dự một cuộc họp giữa Bộ LĐTBXH với các Bộ, ngành liên quan về việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự án đầu tư xây dựng giai đoạn II NTTS (còn gọi là Khu lâm viên gợi nhớ Trường Sơn). Dự kiến, dự án này sẽ được đầu tư sớm nhất là trong năm 2004. Thực hiện dự án này, sẽ có một cõi Trường Sơn huyền sử được tái hiện nguyên mẫu sinh động trên thực địa, với nhiều hạng mục thể hiện huyền thoại Trường Sơn như : Hầm chỉ huy Bộ Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, đường gùi thồ, đường giao liên, đường ống dẫn dầu, đường kín, đường cầu nghi binh, bản đồng bào dân tộc, dấu ấn Trường Sơn bên sông Bến Hải, đảo lán nghỉ giữa hồ...
    - Có một tiện lợi là đường Hồ Chí Minh đã mở ngay trước mặt NTTS, khách đến càng đông hơn-Trong lời anh Anh nói, tôi nghe có một niềm dự cảm rủ rê-Khách đi theo đường Hồ Chí Minh về viếng Nghĩa trang rồi ra Phong Nha, di sản thiên nhiên thế giới gần hơn đi đường Quốc lộ I khoảng 40-50km, khách sẽ còn tăng.
    Niềm dự cảm sẽ trở thành hiện thực, rằng một ngày không xa nữa, khi Cõi Trường Sơn được phục dựng hoàn chỉnh (thông qua đầu tư giai đoạn II), NTTS sẽ vẫn mãi là địa chỉ đỏ của khách hành hương, sẽ vừa là địa chỉ lý tưởng của loại hình du lịch hồi tưởng. Mấy năm gần đây, tôi đã thấy hình ảnh chiếc mũ tai bèo có thêu chữ "Kỷ niệm Trường Sơn" do người Huế làm được đưa ra chào hàng với khách đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Để khai thác tốt lợi thế phát triển kinh tế - du lịch - dân sinh của tuyến đường Hồ Chí Minh, cần có thêm nhiều sản phẩm du lịch phong phú khác nữa, ngoài chiếc mũ tai bèo, tại sao không?
    Tháng Bảy, 2003
    (theo báo Lao Động)
    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  4. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Thơ từ hồ sơ chiến tranh
    Bruce WeiGL (Nhà thơ, dịch giả, nhà lý luận phê bình Văn học Mỹ)
    Thời kỳ cuối 1966 đến cuối 1972 là lúc diễn ra những trận đánh dai dẳng và ác liệt nhất, đặc biệt những năm 1967, 1968, khi có tới hơn nửa triệu lính Mỹ sang VN. Các đơn vị quân đội Mỹ đã thu thập được tại chiến trường nhiều tài liệu của quân nhân VN, trong đó có cả nhật ký riêng, thư từ, và thật bất ngờ là rất nhiều thơ. Số tài liệu này đã được chuyển về Sài Gòn để phân tích, dịch, phân loại và chụp lại trên microfilm cỡ 35mm để lưu trữ. Bản gốc đã mất đi khi Sài Gòn sụp đổ, chủ yếu do quân Mỹ phá huỷ trước khi rút chạy. Các bản chụp microfilm được lưu tại Kho Lưu trữ Quốc gia ở Washington D.C. Trung tâm William Joiner về Nghiên cứu Chiến tranh và Hậu quả xã hội thuộc Trường ĐHTH Massachusetts ở Boston đã mua lại một bản chụp. Các bài thơ ở đây được trích ra từ những cuộn phim dài 19 dặm này. Chúng đã đem lại cho ta những ý niệm đặc biệt về bản thân những người lính. Thử tưởng tượng về những người đã giữ những cuốn nhật ký này suốt thời gian chiến tranh khốc liệt và đằng đẵng...
    Những bài thơ ở đây được viết ra dưới nhiều hình thức khác nhau, từ thể thơ tự do tới các hình thức dân gian. Cũng như hầu hết những vần thơ được viết dưới chiến hào trong thời Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, các vần thơ này thường đầy cảm tính và rất riêng tư. Nhưng điều quý giá nhất là tính chân thực trong sự trải nghiệm của những người lính - nhà thơ: Đấy là sự tích tụ trên trang giấy nỗi gian khổ, niềm khao khát trong những năm tháng chiến tranh mà nội dung của nó rõ ràng và trực tiếp tới mức tâm trí người đọc không thể không bị cuốn hút, thậm chí bị biến đổi, bởi những vần thơ này.
    Qua thơ, những người lính - nhà thơ (mà nhiều người đã khuất) có được tiếng nói riêng tư của mình. Đọc thơ họ, ta có thể chứng kiến cuộc đấu tranh thường ngày trong mỗi người. Vừa dịch vài bài thơ đầu tiên, tôi đã sững sờ bởi những gì họ trải qua. Những người lính Việt Nam chịu đựng sự khát khao người yêu xa cách, sự căng thẳng, gian khó trong những ngày tháng chiến đấu dài dằng dặc...
    Giờ đây, dù chẳng còn cách nào để tìm hoặc xin phép hoặc cảm tạ các tác giả, chúng tôi hy vọng rằng những bài thơ rút từ tuyển tập dịch này tự nó là sự tưởng nhớ tới họ. Những người lính - nhà thơ này đã viết trong hoàn cảnh khốc liệt nhất những vần thơ mà sự trong trẻo, cảm xúc sâu sắc của chúng là bằng chứng đầy ấn tượng về vị trí của thơ ca trong tâm hồn người VN. M.Y dịch
    Bàn tay
    (trích)
    Nguyễn Văn Lục

    Bàn tay nào dìu em vào lối mộng?
    Bàn tay nào ve vuốt tóc em đây?
    Bàn tay nào xoa ngực em xúc động?
    Bàn tay nào đưa em lên ngàn mây?
    (...)
    Ừ, bàn tay nầy,
    Bàn tay nầy đây
    Bàn tay gân guốc
    Từng đốt ghi tháng ngày.
    Bàn tay thuở xưa quen tìm vú mẹ
    Thì bây giờ mùi xa ngọt mờ phai
    Bàn tay thuở xưa say tìm vú mẹ
    Thì bây giờ đang luồn trong áo ai?
    Bàn tay phiêu du khắp cùng ngõ ngách
    Dù quần xắn áo cài
    Dù mày cau môi mím
    Cố gói những gì em mơ
    Em say.
    Gặp nhau
    Khuyết danh
    Tối qua dưới ánh trăng vàng
    Anh đang mang súng theo đoàn hành quân
    Gặp cô thôn nữ xóm Vân
    Quẩy đôi thúng gạo nuôi quân qua cầu.
    Tình cờ ta lại gặp nhau
    Phải chăng là mối tình đầu nên duyên?
    Mỉm cười e thẹn ngẩng lên
    Nhìn đôi má lúm đồng tiền thầm yêu...Ngày 20, tháng 4, 1966
    Rừng đêm
    (trích)
    Đức Thành
    (Kỷ niệm chiến trường)
    Qua bao nhiêu ngày tháng giẫm chân ở chiến trường
    Chịu bao nhiêu những khó khăn gian khổ
    Đấy là trui rèn người giải phóng quân
    Phải biết và quen với tiếng nổ long trời
    Và mùi thuốc đạn.
    Bạn ơi!
    Tôi cực lắm bạn ơi!
    Tôi là người con của dân tộc Việt Nam
    Hàng trăm năm nay bị đô hộ
    Hết giặc Pháp tới Mỹ
    Giờ đây tôi phải lăn vùi
    Hầu cứu lấy quê hương thanh bình và yên vui.
    (...) Tôi đã chịu từng cơn kinh khủng của bom đạn
    Đổ trút trên đầu tôi
    Hay có những hôm mưa tầm tã
    Mà tôi phải đứng ngoài mưa ướt cả đêm
    Chịu đói bụng cả đêm trường.
    (...) Bạn ơi! Mẹ tôi đã già rồi
    Còn đang đợi con ở chốn quê hương
    Hằng đêm mẹ tôi chờ tôi về
    Để mẹ tôi còn thấy tôi rồi chết.
    Xóm làng tôi ngày đêm chịu cảnh chiến tranh.
    (...) Đêm nay là một đêm
    Tôi cùng các bạn tôi phải ôm súng chặt
    Để ra tận chiến trường.
    Đêm đã dài mà tôi phải thức đào công sự.
    (...) Người tôi bị dồn dập nhiều đêm
    Nên đêm nay tôi mệt lừ
    Tôi gắng gượng lại cho thân thể tôi đảm bảo
    Chiến đấu tinh thần tôi còn hăng say
    Chưa bao giờ tôi lại nghĩ hoang mang sợ sệt.
    Các bạn ơi!
    Chúng ta là thanh niên của dân tộc anh hùng
    Dẫu cho cực khổ, chết chóc
    Nhất định ngày thành công sẽ về ta.
    Hy vọng
    Khuyết danh
    (Tặng Trần Mạnh Giang, người bạn quen thân gặp nhau trên đường chiến đấu)
    Nước suối vờn mây, mây hồng ấp núi
    Ta đã qua mấy núi mấy đèo
    Đầu gối Trường Sơn, chân mòn vết đá
    Sốt rét lên cơn mệt lả.
    Đi cứ đi vì cả ngày mai
    Ta đi trên vạn đường dài
    Vẫn thấy ngày mai trong ánh mắt.
    Khói lửa qua rồi quê ta hết giặc
    Ta hát bài ca xây dựng cuộc đời
    Dẫu bây giờ mỏi gối khàn hơi
    Vui tất cả cuộc đời ta làm việc.
    Làm thân cầu nối tiếp ngày mai
    Đất nước Việt Nam biển rộng sông dài
    Đường tiếp nối đi về muôn mạch sống
    Trong gian lao cần bài ca hy vọng.
    Ngày 23 tháng 2, 1967

    Năm 1967, Bruce Weigl, 18 tuổi, được điều đến VN để "đốt những xóm làng và giết những người dân vô tội mà chẳng có bất cứ một lý do nào". Năm 1968, trở về Mỹ, ông trở thành một trong những cựu chiến binh đấu tranh tích cực nhất trong phong trào phản chiến. Xuất thân từ một gia đình công nhân Mỹ nghèo đến mức không có tiền để đến trường, giờ đây Bruce Weigl đã trở thành một tiến sĩ văn học, một giảng viên đại học, một nhà thơ - nhà văn - dịch giả rất được yêu thích ở Mỹ. Ông nói: "Trước khi sang VN, tôi là một thanh niên Mỹ thất học, chỉ quan tâm đến bóng chày, bóng rổ và bóng đá Mỹ, chứ không có chủ kiến gì về chiến tranh. Nhưng chính tâm trạng đổ vỡ trong thời gian tham gia cuộc chiến ở VN đã bắt tôi phải đối diện với nội tâm của chính mình để tìm ra câu trả lời cho những gì đang diễn ra xung quanh. Và con đường đó đã đưa tôi đến với thi ca". Cuốn "Thơ từ hồ sơ chiến tranh" do ông chọn và dịch từ tài liệu về những chiến sĩ VN bị mất tích hoặc hy sinh trong chiến tranh (xuất bản năm 1994 tại Mỹ) đã gây tiếng vang lớn. Phương Duy
    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
    Được minh_le sửa chữa / chuyển vào 10:39 ngày 30/07/2003
  5. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    "Hộp thư của cõi thiêng"

    Người ta gọi Trần Khánh Khư là "hộp thư của cõi thiêng", bởi 10 năm rồi, anh đã giúp nhiều liệt sĩ "trở về" với gia đình, hàng trăm người gặp lại đồng đội và cả những oan khuất, thiệt thòi của họ cũng từ đây mà được giải tỏa.
    Gặp lại "nụ cười Thành cổ"
    Trong số những bức ảnh nổi tiếng về chiến dịch 82 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị hiện đang trưng bày tại nhiều bảo tàng lịch sử cách mạng thì Nụ cười Thành cổ của Nghệ sĩ Ðoàn Công Tính, nguyên phóng viên chiến trường của báo Quân đội nhân dân với hình ảnh người lính đang ôm súng cười trước ống kính đã đặc biệt gây xúc động với mọi người. Trên cái nền tan hoang của một góc Thành cổ, khẩu súng nóng bỏng, gương mặt nhễ nhại mồ hôi, xạm đen đất bụi và khói bom là một nụ cười thật tươi tắn, hồn nhiên sau vành mũ tai bèo. Trong gian khổ hy sinh, nụ cười rạng rỡ của anh càng khiến người xem cảm nhận rõ sức sống thật mãnh liệt, tràn trề niềm tin người lính. Nụ cười Thành cổ đã trở thành một biểu tượng đẹp của bản lĩnh, tâm hồn Việt Nam khiến bè bạn khâm phục và kẻ thù khiếp sợ.
    Người lính ấy là ai trong hơn mười nghìn chiến sĩ bảo vệ Thành cổ? Anh còn sống hay đã nằm lại đất này? Tưởng chừng không ai trả lời được, vậy mà sau ba mươi năm "chủ nhân" của nụ cười Việt Nam đó đã được tìm thấy. Anh là chiến sĩ Lê Xuân Chinh, thuộc C16 Thông tin, E48, F320 quê ở Thái Thụy, Thái Bình. Xác định nhân vật đã khó, đi tìm nhân vật lại càng khó hơn, bởi sau hàng chục lần đi lại, hàng trăm bức thư, cuộc điện thoại liên lạc, người ta mới tìm ra Nụ cười Thành cổ lưu lạc ở tít tận đội 4, xã Thanh Yên, huyện Ðiện Biên, tỉnh Lai Châu, với một gia cảnh cực kỳ thiếu thốn. Chuyện là, sau khi bị thương nặng, Lê Xuân Chinh được đồng đội đưa ra tuyến sau điều trị. Chiến tranh kết thúc, anh về quê và trên một chuyến xe đò, bọn móc túi đã vét sạch ba-lô của anh, kể cả toàn bộ giấy tờ, bởi vậy trong hồ sơ của cơ quan chính sách, anh chỉ là một người lính xuất ngũ không hàm, không hiệu. Là lao động chính trong một gia đình đông con, vết thương cũ thường tái phát, ba chục năm rồi mà anh vẫn không thoát nổi đói nghèo, dù đã đưa gia đình lên tận vùng kinh tế mới Lai Châu làm ăn... Thế rồi một cuộc hội ngộ của những người lính sau ba mươi năm thất lạc nhau đã diễn ra trong nước mắt. Lê Xuân Chinh may mắn gặp lại Nghệ sĩ Ðoàn Công Tính, người đã chụp bức ảnh ấy, được gặp các đồng chí là chỉ huy của anh hồi ở Thành cổ Quảng Trị và nhiều đồng đội cũ. Anh được đích thân các chỉ huy cũ của mình (có cả các vị tướng) dẫn đến tận cơ quan chính sách để phục hồi hồ sơ quân nhân, được làm thủ tục chế độ thương binh, được rất nhiều đồng đội cũ ở Thành cổ giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần.
    Chân dung của một... "hộp thư"
    Ðó là một trong những câu chuyện xúc động thời hậu chiến, ngỡ chỉ có phép mầu mới làm được. Nếu đúng vậy thì "phép mầu" đó là một cán bộ của Bảo tàng Thành cổ Quảng Trị, anh Trần Khánh Khư. Sinh ra trong một gia đình có đến bốn hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, tất cả 10 người trong nhà đều là du kích, bố và ba người anh là liệt sĩ, mẹ là một cựu tù chính trị, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và bản thân là một đội viên du kích từ khi
    13 tuổi, tham gia hàng trăm trận chiến đấu và bị thương trong những năm tháng ác liệt ở chiến trường Quảng Trị, Trần Khánh Khư có mối đồng cảm máu thịt với những người lính. Ngoài công việc quản lý khu di tích, anh Khư lặn lội về nhiều vùng quê, nơi từng diễn ra nhiều trận ác liệt, từng chôn cất nhiều liệt sĩ, nơi tập kết của bộ đội ta trước giờ nổ súng để tìm tòi, hỏi han từng chi tiết, sưu tập từng kỷ vật người lính để lại và chắp nối các sự kiện liên quan đến từng ngày trong 82 ngày đêm "mùa hè đỏ lửa" năm ấy. Mỗi kỷ vật hay từng sự kiện tìm được, anh đều làm nó sống dậy để "tìm đường" trở về. Hầu như ít có cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ nào ở Thành cổ và vùng ngoại vi mà không có mặt anh. Anh là một giao liên đưa đường, dẫn lối cho nhiều cựu chiến binh đi tìm đồng đội. Anh trở thành một hộp thư, một địa chỉ hẹn hò của những người lính Thành cổ gặp lại nhau sau ba chục năm trời. Ba mươi năm rồi kể từ khi những người lính từng đêm bơi qua sông Thạch Hãn vào Thành cổ để chia sẻ cùng nhau cái tàn khốc tận cùng của bom đạn giặc thù. Họ không kịp hỏi tên nhau, không kịp chuyền nhau bi đông nước. Nhưng lại nhớ rất rõ đêm ấy, hướng ấy, có "thằng" bắn mấy quả B41 chia lửa cứu nhau, rồi ở góc thành phía đông, nhờ "thằng" nào đạp xuống hố bom mà mình tránh được đạn... Mãi đến bây giờ, tìm về Thành cổ, qua "hộp thư" Trần Khánh Khư mà họ choàng lấy nhau cười, khóc. Họ bây giờ, dẫu có người thành đạt, có người vẫn chật vật với miếng cơm manh áo, có người đến bằng ô-tô con lại có người vừa tụt xuống trên chuyến tàu chợ lúc ba giờ sáng... nhưng giọt nước mắt đẫm ướt vai nhau là của những người lính Thành cổ, hồn nhiên trai trẻ một thời. Mỗi lần như thế, Trần Khánh Khư cảm thấy thật hạnh phúc và đó là nguồn động viên lớn nhất để anh tiếp tục công việc làm một "hộp thư" của mình. Hơn 10 năm nay, qua "hộp thư cõi thiêng" ấy mà hàng trăm người lính Thành cổ đã tìm thấy nhau, kể cả với những đồng đội đã hy sinh. Từ một lá thư chưa kịp gửi mà liệt sĩ Lê Văn Huỳnh ở Kiến Xương, Thái Bình đã tìm về được với gia đình. Từ một tấm ảnh mà vợ, con của liệt sĩ Lê Binh Chủng ở Nghệ An được minh oan, hay từ một chiếc thắt lưng mà đồng đội tìm được hài cốt liệt sĩ Chu Văn Tiến quê ở Gia Lâm, Hà Nội... Và để có được những cuộc trở về đó, Trần Khánh Khư đã bỏ ra không biết bao nhiêu thời gian xuôi ngược đó đây. Riêng với Nụ cười Thành cổ Lê Xuân Chinh, anh Khư đã phải gọi cả trăm cuộc điện thoại đường dài, đã gặp hàng chục cựu chiến binh Thành cổ, liên lạc hàng chục lần với các cơ quan, đơn vị liên quan ở trung ương, ở Thái Bình, Lai Châu... Tìm được người rồi, trước gia cảnh khó khăn, anh lại lặn lội đến các địa chỉ quen thuộc để vận động, quyên góp kinh phí đặng giúp người lính Thành cổ năm xưa vượt qua khó khăn của cuộc sống hằng ngày.
    Việc làm của anh Trần Khánh Khư thật đáng trân trọng!

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  6. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Tháng 7, cỏ và hoa bên dòng Thạch Hãn...
    9:18'', 26/7/ 2003 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Cỏ và hoa, đó là hai từ người dân Quảng Trị nhắc nhiều nhất trong những ngày tháng 7 này. Cỏ Thành cổ Quảng Trị thì non tơ, hoa bên dòng Thạch Hãn thì cứ nhè nhẹ trôi giữa mênh mang nắng và gió miền Trung. Mùa hè đỏ lửa năm 1972, 81 ngày đêm oanh liệt thấm đẫm máu đang thầm lặng hiển hiện trong mắt những người cựu binh một thời sống chết với Thành Cổ.
    Dòng sông Thạch Hãn, chứng nhân của lịch sử 81 ngày đêm đang chuẩn bị chứng kiến lễ hội đặc biệt của người dân Quảng Trị, một lễ hội chỉ có hoa, có cỏ, có nước mắt, có tấm tình chân thành dành cho những chiến sĩ đang nằm dưới từng lớp cỏ Thành Cổ và đâu đó ven sông....

    Cỏ, hoa và những cựu chiến binh trên sông Thạch Hãn ''''những ngày tháng 7''''.
    Tôi đến mảnh đất nghèo Quảng Trị sau đúng 31 năm ''''mùa hè đỏ lửa'''' của đạn, của máu thấm đẫm lên từng nhành cây, ngọn cỏ nơi Thành Cổ. 31 năm, thời gian liệu đã đủ cho nỗi đau chìm sâu vào ký ức của mỗi người lính từng sống chết với 81 ngày đêm bên dòng sông Thạch Hãn? Thành cổ của thời vua Minh Mạng đầu thế kỷ 19 chỉ còn lại một chút cổng thành và hai bên tường bởi số lượng bom đạn Mỹ ném xuống đây bằng 7 quả bom nguyên tử. Thành Cổ bị tơi bời, san phẳng cùng hàng chục ngàn người lính đã ngã xuống. Tất cả vẫn còn vẹn nguyên trong trái tim người Quảng Trị mỗi khi lặng nhắc đến quá khứ oanh liệt. Mặc dù, có một điều tôi biết, người Quảng Trị chịu đựng quá nhiều mất mát và đau thương nhưng khi nói về chiến tranh, về sự hy sinh thì bao giờ họ cũng lạc quan dẫu biết nỗi đau không thể sớm nhạt phai... Và một điều tôi biết, hầu như nhà nào ở Quảng Trị cũng có một trang thờ nhỏ trước nhà vì sau khi giải phóng, mỗi lần đào móng xây nhà họ lại gặp ít nhất là một bộ hài cốt, hoặc là ta, hoặc là địch...
    Đi tìm dấu tích 81 ngày đêm... !
    Chiều Thành Cổ giữa những ngày hè tháng 7 không ồn ào như phía trung tâm thị xã Quảng Trị mà lặng lẽ theo mỗi bước chân du khách. Cả khu vực 16ha rộng mênh mông chỉ toàn cỏ và dừa. Tượng đài Thành Cổ nằm trang nghiêm trong khu di tích giữa vi vút gió từ sông Thạch Hãn thổi vào. Tôi cảm nhận được bước chân nhè nhẹ của từng người khách vào đây. Chứng tích của 81 ngày đêm rực lửa, đẫm máu và nhiệt huyết tuổi thanh xuân cả nước là đây. Mỗi gốc cây, ngọn cỏ trong khu di tích là một linh hồn người lính đang yên nghỉ. Cả một vùng di tích trong ánh chiều hoàng hôn đang chầm chậm buông vừa trang nghiêm vừa trầm lặng đến xao lòng. Và tôi lạc vào dấu tích của 81 ngày đêm đã trở nên huyền thoại khi ngày 27/7, ngày dành riêng cho những người lính đã nằm lại nơi chiến trường, những người đã để lại chút máu xương vì sự nghiệp dân tộc đang đến gần...

    Nói về Thành Cổ, anh Trần Khánh Khư, Trưởng ban quản lý Khu di tích Thành Cổ Quảng Trị dù đã ''''rắn lòng'''' khi từng tiếp quá nhiều nhà báo đến viết bài, cựu chiến binh về thăm chiến trường xưa nhưng vẫn không khỏi ngậm ngùi khi nhắc đến tất cả những gì liên quan đến hai từ ''''Thành Cổ'''' thân thương. Anh Khư bảo, mỗi lần các anh làm công trình gì trong khu vực 16 ha rộng lớn đều nhắc nhau nhè nhẹ tay xẻng, tay cuốc vì sợ chạm vào ''''da thịt'''' đồng đội đang nằm dưới lớp cỏ xanh non tơ, non tơ đến vô tình kia. Và mỗi lần như thế, ít nhiều các anh cũng tìm thấy được hoặc là chút xương tàn, hoặc là cây bút, bi đông nước của đồng đội kịp mang theo xuống cõi vĩnh hằng. Tất cả những di vật đó đều được các anh trân trọng mang về đặt trong bảo tàng cho khách tham quan. Gần đây, tháng 10/2002, Ban quản lý di tích trong khi nghiệm thu công trình đường ống dẫn nước trong khu di tích thì một gặp trục trặc nhỏ. Đó là một đoạn đường ống tự nhiên cao hơn thiết kế ban đầu đến 30 cm. Những người tham gia thi công và anh em trong Ban quản lý quyết định đào lại và sâu hơn ban đầu. Và tất cả đều lặng đi khi phát hiện ở dưới là một căn hầm chữ A có 5 bộ hài cốt bộ đội đang trong tư thế ngồi trú ẩn bị bom lấp kín. Tất cả những thứ được tìm thấy trong ba lô của các anh đều đã hoen rỉ, chỉ còn một lá thư và một tấm ảnh vẫn còn nguyên vì đựng trong túi nilông. Đó là di vật của liệt sĩ, Thượng uý Lê Binh Chủng, Chính trị viên phó Tiểu đoàn K10 Quảng Trị.
    Anh Trần Khánh Khư ngừng kể, trầm xuống và hướng dẫn chúng tôi đến thăm những di vật này đã được đặt trang trọng trong bảo tàng. Từ bức thư ''''gửi lại cho mai sau'''' này, anh Khư và đồng nghiệp đã biết thêm một chuyện tình thời chiến cảm động của chàng trai xứ Nghệ Lê Binh Chủng và cô giáo làng Lê Thị Biển Khơi (Bố Trạch- Quảng Bình). Đó là một lần hành quân qua huyện Bố Trạch (Quảng Bình), mối tình đơn sơ nhưng thắm đượm giữa hai người đã nảy sinh. Chưa được hưởng hạnh phúc của hôn nhân thì anh đã phải vượt qua vĩ tuyến 17 vào chiến đấu ở Thành Cổ Quảng Trị. Lá thư cuối cùng chị viết cho anh vẫn chưa phai mực đề ngày 15/5/1972. Thật may, tình yêu giữa thời bom đạn ác liệt của họ đã ''''khai hoa kết nhuỵ''''. Lá thư cuối cùng chị viết cho anh cũng là lá thư chị báo tin vui. Nhưng anh chưa kịp nhìn mặt con đã mãi mãi nằm lại với cỏ cây Thành Cổ. Và 30 năm sau, anh đã linh thiêng ''''trở về'''' từ lòng đất để giúp vợ con nhận gia đình bên nội. Dù muộn màng nhưng cuộc hội ngộ này mang thật nhiều ý nghĩa và nước mắt mặn mòi.
    Trong quá trình quy tập mộ liệt sĩ ở khu di tích Thành Cổ thì tất cả những gì người ta tìm thấy đều đáng trân trọng nhưng ''''nóng và ấm'''' nhất là những lá thư của các liệt sĩ nhờ một chút may mắn nào đó được ''''gửi'''' cho đời sau. Và từ mỗi bức thư này, chiến tranh tưởng chừng như vừa mới kết thúc hôm qua...

    Thăm lại chiến trường xưa.
    Trưởng ban quản lý di tích thành cổ Trần Khánh Khư lặng lẽ lấy cho chúng tôi xem lá thư ''''đặc biệt'''' của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh ở Xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình gửi về cho gia đình như điềm báo trước lúc anh ra đi. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi đọc bức thư này: ''''Quảng Trị ngày 11-9-1972,
    Toàn thể gia đình kính thương...
    Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng phòng khi đã ''''đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất'''' thì gia đình khỏi thấy đó là điều đột ngột.
    ...Mẹ kính mến ! Con đi mẹ ở lại trăm tuổi bạc đầu, coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ, mẹ đừng buồn cho linh hồn con được thoải mái bay đi... Thôi mẹ nhé đừng buồn, coi như con đã sống trọn đời cho tổ quốc mai sau...''''.
    Lá thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh như vừa được viết hôm qua, ngay sau những trận đánh ác liệt nhất vừa tạm dừng tiếng súng, hình như vẫn còn phảng phất mùi bom đạn... Nhưng trong bối cảnh của chiến tranh, của sự sống và cái chết luôn cận kề đó anh vẫn giành cho mình chút thời gian quý giá để viết thư về dặn dò mẹ, vợ, anh chị, cháu và bà con thân thuộc. Trước khi trở thành đất, thành cỏ nằm lại với Quảng Trị khói lửa, anh vẫn không quên được trách nhiệm của mình... Anh viết cho vợ: ''''Em thương yêu! Nếu thực sự thương anh thì em sẽ làm theo lời anh căn dặn, hàng năm cứ đến ngày này em hãy thắp vài nén nhang tưởng nhớ tới anh. Nếu có điều kiện em hãy cứ bước đi bước nữa...". Và anh chỉ đường cho vợ, cho gia đình sau này thống nhất sẽ vào Quảng Trị tìm mộ anh về. Đến bảo tàng Thành Cổ xem bức thư đặc biệt này, nhiều khách ngoại quốc, đặc biệt cựu binh Mỹ chỉ thốt lên: ''''Vì sao họ chiến thắng ư? Vì họ dường như đã biết trước được điều đó, ngay cả đến từng người lính...''''
    Tháng 7, lửa và hoa...
    "Đò xuôi Thạch Hãn ơi.. chèo nhẹ.
    Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
    Có tuổi đôi mươi hoà sóng nước.
    Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"
    Đó là thơ nhưng cũng là tiếng lòng, là ''''hồn'''' của một cựu chiến binh đã từng chiến đấu, đã từng chôn cất đồng đội bên sông Thạch Hãn. Anh được người ta biết đến với những đau đáu về Thành Cổ, và về lễ hội thả hoa trên sông Thạch Hãn mỗi dịp tháng 7 về. Và từ đó người ta biết đến thị xã Quảng Trị nhỏ bé có hai ngày rằm tháng 7... Người ta đã đề cập đến cựu chiến binh, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà báo Lê Bá Dương quá nhiều nhưng khi viết về Thành Cổ, không thể không nhắc đến anh như một chứng nhân, một người khơi nguồn mạch cho lễ hội thả hoa và ''''rằm tháng bảy thứ 2'''' ở Quảng Trị.

    Vào những ngày tháng 7 ở QT, hoa cứ trôi mênh mang trên dòng Thạch Hãn...
    Rằm tháng bảy thứ 2 ở Quảng Trị, có nhiều câu chuyện cảm động và trong những chuyện kể về sự tích lễ thả hoa, hương vọng đồng bào đồng chí đó, ai cũng bảo rằng tập quán đó khởi phát từ một người lính thuộc trung đoàn 27 Xô Viết - Nghệ Tĩnh từng chiến đấu trên đất Quảng Trị. Sau chiến tranh, nhớ thương đồng chí, đồng đội, người lính, từ năm 1976 đến nay, đã mỗi năm đôi lần về lặng lẽ thả vào lòng sông nước những nhành hoa hương vọng các đồng chí, đồng đội của mình. Tuy nhiên anh nói khiêm tốn: "Tôi chỉ là người tiếp tục ý nguyện của một trong hàng ngàn, hàng vạn người mẹ từng tiễn những người con vào lửa đạn chiến tranh với niềm khắc khoải nhớ mong ngày đón các con trở về". Người lính đã 14 lần bị thương, mỗi khi trái gió trở trời vết thương lại tấy lên nhức nhối. Với anh, mỗi khi vết thương đau như thể một lời nhắc anh nhớ tới bạn bè và những khi vậy anh ấy lại đòi ra Quảng Trị thăm, hương khói cho đồng đội.
    "Cả năm mỗi rằm tháng bảy, cả thảy mỗi rằm tháng giêng"! Trong 12 rằm của 12 tháng âm lịch trong năm, duy rằm tháng giêng và rằm tháng bảy được tổ chức cẩn trọng nhất, ấn tượng nhất trong tâm linh cộng đồng người Việt Nam. Rằm tháng Giêng (Nguyên tiêu) khởi đầu năm đã đành. Riêng rằm tháng 7 ấn tượng hơn bởi lễ phóng đăng trong đêm lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, ông bà tổ tiên. Cứ thế cho đến những năm cuối thế kỷ 20, người ta lại bắt gặp ở Quảng Trị, ngoài một rằm tháng 7 âm lịch, và còn có thêm một ngày được coi là rằm dương lịch, ấy là ngày 27/7 uống nước nhớ nguồn. Vào ngày đó, ai đi qua những dòng sông ở Quảng Trị vào buổi chiều sẽ thấy trên những dòng sông thao thiết chảy nối những bè hoa. Qua thời khắc âm dương là lung linh hàng vạn ngọn nến trong lễ phóng đăng. Khác với một lễ phóng đăng báo hiếu mẹ cha rằm tháng bảy âm lịch. Lễ thả hoa, phóng đăng trong đêm 27/7 dương lịch lại hương vọng tưởng nhớ đến những đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh cho công cuộc chiến đấu giải phóng đất nước quê hương. Ngày đó sông thành sông hoa, sông lửa. Dòng sông máu lửa năm xưa nay thành dòng sông hoa lửa - ngọn lửa của tâm linh thắm đượm nghĩa tình. Những ngọn lửa nến lung linh này đền ơn đáp nghĩa của bà con cô bác Quảng Trị như thể đó là một rằm thêm trong tháng 7 dương lịch.
    Cảm nhận được nghĩa cử đẹp của một người lính, Chính quyền, nhân dân Thị xã Quảng Trị và huyện Triệu Phong đã nhân thêm nghĩa tình của người lính để rồi quê hương Quảng Trị đã định hình nên một lễ hội rất riêng của mảnh đất này. Hàng năm cứ vào ngày lễ trọng tháng bảy, cán bộ và nhân dân đôi bên bờ sông quê Quảng Trị vẫn kết những bè chuối, trên bè cắm hương hoa và đèn hoa đăng thả xuống dòng sông để tưởng nhớ hương hồn đồng bào chiến sĩ đã hi sinh trên mảnh đất này.
    Dòng sông Thạch Hãn vẫn thao thiết chảy trong xanh giữa vời vợi mây trời như chưa từng nhuốm đỏ màu máu của các chiến sĩ trẻ năm xưa. Để rút khỏi Thành Cổ chỉ còn con đường duy nhất là mở một đường máu vượt qua sông Thạch Hãn. Bao chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy dòng sông. Nhưng Tổ quốc sẽ không quên các anh, nhân dân sẽ không quên các anh dù khúc tưởng niệm có thể chỉ diễn ra bằng một nghi thức giản dị mỗi năm một lần. Anh kể rằng, dọc triền sông Thạch Hãn có loài hoa mào gà giản dị mọc nhiều vô kể. Nó như ngàn vạn những ngọn nến lung linh trong nắng, trong mưa trong sương gió vẫn vươn lên kiêu hãnh và mặn mà tình nghĩa thuỷ chung như tấm lòng những người lính trẻ. Anh lại mua rất nhiều hoa ở chợ Đông Hà và hái hoa rừng cùng người dân Quảng Trị kết thành những bè hoa, thuyền hoa, vòng hoa thả trôi đỏ dòng sông cùng với đèn hoa đăng lung linh trên sóng nước. Anh gửi cho hôm qua, đến hôm nay và mai sau lòng biết ơn và một niềm tin thiêng liêng rằng những người con hi sinh trên mọi miền Tổ quốc mình sẽ nhận được tấm lòng thơm thảo của anh, của những đồng đội các anh và của nhân dân.
    Và năm nào cũng thế, cứ đến ngày 27/7, những hàng hoa trong chợ Đông Hà lại được đón một vị khách quen thuộc. Anh mua hết hoa và mang ra sông Thạch Hãn, nhè nhẹ thả xuông sông. Từng cánh hoa cứ thế trôi về phía hạ nguồn, trôi mênh mang giữa mây trời tháng 7. Anh đang thả lòng về với các đồng đội. Anh đang thả nỗi niềm vào chốn vô định mà ở đó anh tìm lại được thời máu lửa của mình, tìm được anh hồn của đồng đội đang vảng vất đâu đây bên dòng Thạch Hãn trong xanh đến lặng người. Cứ thế, hoa lặng lẽ trôi...

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  7. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0
    Chốn linh thiêng giữa đại ngàn Trường Sơn...! 8:19'', 27/7/ 2003 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Trắng quá! Trắng đến trang nghiêm. Mênh mông đến vô tận, tít tắp. Giữa ngút ngàn Trường Sơn hùng vĩ là hơn 10.000 chiến sĩ đang yên nghỉ trong đất mẹ vĩnh hằng. Khói hương từ những nấm mồ đượm vào ánh hoàng hôn vàng đượm giữa núi rừng tạo nên trong tôi thứ cảm giác huyền hoặc, huyền hoặc nhưng đầy tôn nghiêm. Nghĩa trang Trường Sơn, ''''ngôi nhà'''' chung trên đồi Bến Tắt của các anh hồn liệt sĩ, một phần máu xương và nỗi đau của dân tộc Việt Nam là đây. Những người quản trang gọi đó là chốn linh thiêng, chốn linh thiêng giữa đại ngàn Trường Sơn...!''''Chốn linh thiêng giữa đại ngàn Trường Sơn...!''''
    Quảng Trị có tới 72 nghĩa trang liệt sĩ nhưng nghĩa trang được nhiều người tới thăm viếng nhất là nghĩa trang Trường Sơn vì sự hoành tráng và uy nghiêm của nó. Nghĩa trang Trường Sơn gắn chặt với Binh đoàn 559 và con đường Hồ Chí Minh huyền thoại. Suốt 16 năm gian nan ác liệt, hàng triệu tấn bom, hàng vạn tấn chất độc hoá học và các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất của Mỹ đã đổ xuống đây hòng ngăn chặn bước tiến của các đoàn quân chi viện cho mặt trận phía Nam. 16 năm, gần 20 ngàn chiến sỹ đã nằm lại với núi rừng Trường Sơn để hôm nay họ lại quần tụ về đây cũng trên con đường năm xưa. Núi rừng Trường Sơn từng chứng kiến máu xương của người lính thắm đỏ trong màu xanh của đại ngàn nay lại che chở cho linh hồn các anh. Giữa Trường Sơn mênh mông, từng vong linh thanh xuân cứ dội về và thiêng liêng đến bất tận...
    Chúng tôi theo xe của nhà tiếp đón thân nhân liệt sĩ Quảng Trị đến nghĩa trang Trường Sơn khi chiều đã muộn. Chút hoàng hôn còn lại buông hờ hững và lặng phủ lên từng nấm mồ vẫn luôn ngát hương trong những ngày tháng 7 này. Ai cũng cảm giác đến lạnh người trước từng hàng mộ chí quần tụ trên 11 quả đồi lớn nhỏ. Mùi hương theo gió lan đến từng gốc cây ngọn cỏ trong nghĩa trang. Một màu trắng chạy dài tít tắp giữa ngàn xanh Trường Sơn. Trong tiêng gió rừng, tiếng nhạc hùng tráng của đội quản trang đang làm lễ cho một đoàn thân nhân liệt sĩ Hà Nội tôi vẫn cảm nhận được tiếng khóc lặng lẽ của một ai đó. Đó là tiếng khóc cho những anh hồn đang yên nghỉ dưới từng nấm mồ phủ một màu trắng tôn nghiêm.
    Chiều nghĩa trang đang nhợt nhạt nắng cuối ngày bỗng đổ mưa lâm thâm càng làm cho không khí thêm trang nghiêm. Khách viếng mộ đã vãn, nghĩa trang đang đi vào tĩnh lặng đến rợn người. 10.263 mộ chí là ngần ấy liệt sĩ đã ngã xuống khi tuổi đời còn rất trẻ. Các anh, các chị một thời oanh liệt chiến đấu, lặng lẽ mở rừng, mở đường cho độc lập dân tộc nay lại âm thầm ở lại với núi rừng Trường Sơn thân thuộc. Và trong chiều nghĩa trang mênh mang nhanh khói, tôi thấy một cựu chiến binh trở lại thăm đồng đội đã thảng thốt: ''''Vẫn là các anh, vẫn là các chị, là các bạn đấy nhưng sao im lặng thế?''''. Chỉ có tiếng gió từ đại ngàn vọng lại ở một chốn linh thiêng như thế này!
    Trong lúc một mình lang thang tới từng khu vực nghĩa trang rộng lớn, tôi bắt gặp một người đàn ông trên 40 tuổi đang lặng lẽ thắp hương cho từng phần mộ ở khu vực liệt sĩ Hải Dương - Hưng Yên - Thái Bình - Bắc Ninh - Bắc Giang. Anh vừa thắp hương vừa khóc một mình giữa khu vực rộng lớn. Cứ cắm hết hương anh lại tiếp tục đốt và lại cắm. Tôi đã chứng kiến nhiều nước mắt của đau khổ, của niềm vui... nhưng trước những giọt nước mắt chảy từ trong thẳm lòng của một người đàn ông đang cô quạnh giữa hàng trăm nấm mộ trong ánh chiều tàn thì tôi không khỏi chạnh lòng. Tôi cứ đứng lặng như thế để chứng kiến từng giọt nước mắt của anh rơi xuống những ngôi mộ đang ngút hương khói. Khi tôi đến bên thì anh đã thắp hết mấy bó hương to. Hỏi tên, anh cứ đứng nức nở khóc rồi nghẹn nghào nói trong tiếng nấc rằng mình là Nguyễn Công Thành, cán bộ Xí nghiệp gang thép Thái Nguyên nhưng quê gốc ở Thái Bình. Anh Thành nói bố anh đã hy sinh bên kia dãy Trường Sơn, ở nước bạn Lào và đã được đưa về an táng tại quên nhà. Anh nói đây là lần đầu tiên anh vào thăm nghĩa trang Trường Sơn, nơi đây không có người thân nào của anh, chỉ có mấy ông chú hy sinh trên con đường mòn Hồ Chí Minh vẫn chưa tìm được hài cốt. Chỉ nói với tôi được có vậy, anh vừa khóc vừa nhìn bao quát một lần cuối những hàng mộ trắng dài rồi lững thững đi về phía cổng nghĩa trang. Đó là lần đầu tiên tôi thấy một người đàn ông khóc, khóc đến cho những linh hồn không phải là người thân của mình...
    Những người quản trang đang làm lễ cho khách đến viếng mộ
    Trong câu chuyện với chúng tôi tại khu nhà quản trang đêm hôm đó, anh Hồ Tất Ái, Trưởng ban quản lý nghĩa trang Trường Sơn cho biết, nhiều năm ''''làm bạn với liệt sĩ'''' các anh đã được chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động khi người sống và linh hồn liệt sỹ cùng ''''hội ngộ''''. Anh Ái kể... Có một ông cụ ở Hà Tĩnh đi khắp nơi tìm mộ con không thấy, đến Quảng Trị cũng tìm nhiều nơi và cuối cùng vào nghĩa trang Trường Sơn thì thấy ở khu Hà Tĩnh. Cụ ở lại 3 ngày ở nghĩa trang để thắp thắp hương, hôm cuối cùng cụ vừa khóc vừa nói với ban quản lý nghĩa trang cho phép mang hài cốt con về Hà Tĩnh để đỡ cô đơn nơi miền rừng heo hút. Sau khi được đội quản trang giải thích về sự chăm sóc tận tình, về sự ''''sum họp'''' đồng đội của các liệt sĩ nơi đây thì cụ mới an tâm ra về và năm nào cũng đến hương khói cho con và đồng đội con. Hay chuyện hàng năm cứ gần tết Nguyên đán có một thiếu phụ chẳng biết từ đâu đến âm thầm thắp hương cho tất cả các ngôi mộ. Những người quản trang cho hay chị không có người thân nào an nghỉ ở đây. Hỏi chị, chị nói mình là ''''bạn'''' của tất cả các linh hồn liệt sĩ Trường Sơn!
    Đêm Trường Sơn, đêm nghĩa trang, đêm linh thiêng của người những người quản trang với đoàn nhà báo chúng tôi bắt đầu từ 10h đêm. Chúng tôi mang hương và nến ra thắp ở tượng đài liệt sĩ Trường Sơn. Trong bóng đêm đen kịt, tĩnh mịch, từng bó hương, ngọn nến được đốt lên làm cả khu vực tượng đài trở thành lung linh nhưng vẫn tôn nghiêm, kính cẩn. Đại ngàn Trường Sơn xào xạc trong ánh nến huyền ảo và đườm đượm mùi hương. Khoa, Thắng, và Hùng, ba thanh niên ở các vùng quê khác nhau của Quảng Trị tình nguyện lên nghĩa trang Trường Sơn làm quản trang cùng một đồng nghiệp của chúng tôi tự nhiên cất tiếng hát, những bài hát về Trường Sơn. Chất giọng miền Trung đặc sệt, anh Ái bảo họ đang hát cho bộ đội ''''nghe'''' đấy, có hương thơm, có nến hồng, có tiếng hát là các anh, các chị sẽ ''''về'''' đấy !
    Chúng tôi ngồi bên nhau trong đêm nghĩa trang nằng nặng nghĩa, nằng nặng tình mà nghe những người quản trang say sưa kể về những điều linh thiêng, những điều họ thường xuyên chứng kiến mà đôi khi người đời vẫn cho rằng... ''''duy tâm''''. Đó là chuyện họ nghe thấy tiếng hành quân, tiếng hô ''''xung phong !'''', tiếng cười, nói, khóc, gọi của bộ đội lẫn trong tiếng gió khi đi tuần đêm quanh khu vực nghĩa trang. Đó là chuyện cây bồ đề tự nhiên mọc lên ôm lấy tượng đài liệt sĩ. Đó còn là chuyện những người thất lễ, không thành tâm khi vào nghĩa trang bị bộ đội ''''phạt''''. Tất cả mọi chuyện tôi đều nghe qua miệng những người quản trang ở đây. Dẫu biết những câu chuyện trên có phần ''''duy tâm'''' tôi vẫn quyết ở lại thật khuya với các anh để được ''''mắt thấy tai nghe'''' chuyện bộ đội ''''trở về'''' như thế nào nhưng tôi đã không gặp. Và tôi cứ miên man suy nghĩ: ''''Giữa chốn linh thiêng này, các anh ở nơi đâu?''''.
    Ngày hôm sau tôi lại một mình lang thang ra các phần mộ liệt sĩ Trường Sơn. Tôi không đủ nhang để thắp cho mỗi ngôi mộ một nén nhang nhưng chị Bé, một nữ quản trang đã làm việc ở đây trên 20 năm bảo không cần, chỉ thắp vài nén cho cả khu là các anh sẽ ''''về'''' cùng nhau. Trong hơn hai chục người quản trang đang ngày đêm âm thầm ''''sống'''' chung với liệt sĩ thì hầu hết là bộ đội phục viên, thương binh, TNXP. Mỗi người một hoàn cảnh, số phận nhưng họ chấp nhận hết để cho hương hồn liệt sĩ, đồng đội được thanh thản.
    Người quản trang lâu năm nhất tại nghĩa trang Trường Sơn Nguyễn Thị Bé cũng đã từng là người lính, đã từng chứng kiến cái chết của đồng đội và đã từng biết đến thế nào là chiến tranh. Một điều đặc biệt là cả anh Hoàng Văn Húc, chồng chị bé cũng làm ở đây đã gần hai chục năm. Ngày chị về nghĩa trang cũng là ngày chị bắt đầu sống cuộc sống nhiều lo toan, duyên phận mà sau này có khi lại vận vào chính đứa con trai lớn của anh chị. Sau khi con thi đại học không đậu, ở xứ núi Cồn Tiên nhà chị chẳng có lấy một việc gì làm, lại đúng lúc chồng đau ốm, chị bảo con đi quét mộ ở nghĩa trang thay bố. Như một duyên phận, đứa con trai đầu lòng của anh chị ''''nhập cuộc'''' vào đội ngũ quản trang mà không có lấy một lời than vãn... Rồi còn chị Hồng, anh Trí, anh Ngang... lặng lẽ sống giữa hàng chục ngàn nấm mộ.
    Tháng 7, Trường Sơn...

    9399
    Welcome to Box Quảng Trị.. Click here,please!
  8. li2000

    li2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2003
    Bài viết:
    600
    Đã được thích:
    0
    Những bức thư thành cổ
    Lương Ngọc An
    Khi cuộc chiến tranh tàn khốc và oanh liệt của dân tộc đã lùi xa gần 30 năm, khoảng thời gian vừa đủ cho một thế hệ sinh ra, lớn lên và trưởng thành trong hoà bình, hạnh phúc, thì tại mảnh đất Quảng Trị, nơi đã một thời từng là chiến trường ác liệt nhất trong lịch sử, vẫn còn ẩn giấu trong lòng nó biết bao điều bí ẩn mà thảng đôi khi vì một chút cơ duyên nào đó, với một vài ai đó, lại bất ngờ hé thêm chút ít những câu chuyện vừa cảm động lại vừa huyền bí đến lạnh người.
    Bức thư tuyệt mệnh và những điều tiên cảm
    Chắc bạn đọc vẫn còn nhớ câu chuyện về bức thư của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh, một sinh viên năm thứ 4 khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, quê ở Kiến Xương - Thái Bình, vào chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị từ những ngày đầu tháng 3.1972, viết cho gia đình vào tháng 9.1972. Bức thư hiện đã được trao lại cho Bảo tàng Thành cổ để trở thành một hiện vật đáng trân trọng. Ngày đó, tuy không trực tiếp đối mặt với kẻ thù, song sự ác liệt của chiến tranh được những người lính vận tải, trong đó có anh Huỳnh, đón nhận qua những trận bom huỷ diệt của B52 hằng ngày, và số chiến sĩ thương vong được chuyển ra ngoài hằng đêm không phải là nhỏ. Trước tất cả những việc ấy, như một điều tiên cảm, và bằng một sự bình tĩnh đến lạ lùng, Lê Văn Huỳnh đã âm thầm viết một bức thư cho mẹ, cho vợ, cho anh chị và cho cả đứa cháu trai bé bỏng chưa đầy tuổi của mình những điều thiết tha mà cũng đầy khí phách mà 30 năm sau vẫn còn thấy thấm thía hơn bao nhiêu trang sách đã viết, bao nhiêu điều đã bàn luận về chiến tranh...
    Xin được trích một đoạn trong bức thư ấy, phần viết cho chị Đặng Thị Xơ, vợ anh, người phụ nữ mới thực sự 7 ngày làm vợ và hơn 30 năm đằng đẵng chờ chồng: "... Em sẽ đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh... Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống hoà bình hãy nhớ tới anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hoà bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã qua cầu ngược trở lại hỏi thăm về Nhan Biều 1, nếu tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Về đấy tìm sẽ thấy bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảnh tôn...".
    Sau khi anh hy sinh (ngày 2.1.1973) bức thư vẫn còn nằm trong balô và được đồng đội chuyển về cho gia đình. Bao lâu nay lá thư vẫn được chị Xơ đặt trên bàn thờ anh, như một kỷ vật mà anh để lại. Mãi đến khi tìm được mộ anh, người ta mới biết được câu chuyện về lá thư này. Lạ kỳ thay, khi những điều anh Huỳnh viết trước lúc hy sinh về sau đều đúng như một lời tiên tri. Điều khác duy nhất là ngôi mộ của anh sau này được tìm ra là nằm ở thôn Thượng Phước chứ không phải ở Nhan Biều
    1. Hai thôn này nằm... kề bên nhau...
    ... Năm 1973, khi mặt trận đã im tiếng súng, bà Nguyễn Thị Ngân trở về làng cũ tại thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, một làng nhỏ ven bờ bắc sông Thạch Hãn làm ăn. Thấy trong vườn nhà có 3 ngôi mộ liệt sĩ, có mộ chí khắc bằng tôn, bà Ngân cũng như bất kỳ người dân nào ở vùng này, đã dành công chăm sóc và khói hương chu đáo. Hoà bình lập lại, đã 2 lần địa phương đến quy tập những ngôi mộ đó về nghĩa trang của tỉnh, nhưng đều không tìm được hài cốt nên chuyện những ngôi mộ cũng dần bị quên lãng. Tuy vậy, như có điều gì đó mách bảo, bà Ngân vẫn gom 3 tấm mộ chí bằng tôn đó về một góc vườn để hương khói. Rồi đến một ngày cuối năm 2002, chị Xơ và đồng đội tìm về, lần này thì họ đã tìm được anh, ngay chính tại nền đất mà bao lâu nay ai ai cũng đã tưởng rằng vô vọng...
    Khi chúng tôi tìm về khu vườn của gia đình bà Ngân, nơi anh Huỳnh và hai người đồng đội của anh đã yên nghỉ suốt 30 năm qua thì việc quy tập hài cốt các anh đã hoàn tất. Ông Nguyễn Hậu, con trai cụ Ngân, người mà sau này đã thay mẹ gìn giữ phần mộ của các anh, đã nói một câu giản dị mà chân thật đến bất ngờ: "Tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm chi chi đi nữa cũng không bằng cái nội cảm của mỗi người, cái ấy là tình của đồng đội, tình của nhân dân và của gia đình với những người đã bỏ mình vì dân, vì nước...".
    Bức thư và đứa con của những người lính
    Vào cuối năm 2000, trong quá trình thi công hệ thống cống thoát nước ở khu vực cổng phía tây của thành cổ, chủ đầu tư phát hiện ra đoạn cống tại đây cao hơn thiết kế một chút. Khi mọi việc đã hoàn tất, bên thi công vẫn quyết định đào lên làm lại. Đến khi khoét sâu thêm chỉ vài tấc đất, những người thợ đã phát hiện ra cả một căn hầm bị vùi lấp với 5 bộ hài cốt còn khá nguyên vẹn.
    Trong số hài cốt vừa tìm được ấy, một bộ sau đó không lâu đã xác định được danh tính của liệt sĩ, căn cứ vào những di vật đi cùng. Anh là Lê Binh Chủng, thượng uý, phó chỉ huy chính trị của một tiểu đoàn chiến đấu tại thành cổ Quảng Trị năm 1972, quê ở xã Quỳnh Mỹ , Quỳnh Lưu, Nghệ An. Anh Nguyễn Quang Tú, nhân viên tổ Di tích thành cổ Quảng Trị, người đã tham gia quy tập nhiều hài cốt liệt sĩ ở đây cho biết, việc tìm được những lá thư bên cạnh hài cốt liệt sĩ không phải là hiếm. Tuy nhiên nói lá thư tìm thấy trong di vật của liệt sĩ Lê Binh Chủng là một điều đặc biệt, là bởi cũng chính từ lá thư này, bao nhiêu uẩn khúc được mở ra, để bắt đầu đoạn kết thúc có hậu của một câu chuyện tình thời chiến. Lá thư được gửi đi từ Quảng Bình, và người viết là chị Phan Thị Biển Khơi, vợ anh. Những dòng đầu của bức thư ấy, chị viết: "Anh Binh Chủng thương yêu của mẹ con em. Cầm bút biên thư cho anh lúc trên chiến trường Trị Thiên đang thắng to. Tin vui bay về nơi hậu phương làm cho mọi người dân cũng đầy sung sướng. Tự hào thay trong hàng ngũ những người chiến thắng ấy có anh, người mà em gửi gắm bao niềm thương nỗi nhớ...". Một bức thư với tất cả yêu thương pha lẫn tự hào của một thời cả nước cùng ra trận. Nhưng điều đặc biệt không phải nằm ở chỗ đó; bức thư gần 30 năm câm lặng kia còn là một lời mách bảo linh thiêng cho đứa con trai anh sau chừng ấy năm nhận mặt họ hàng...
    Năm 1968, chị Phan Thị Biển Khơi và anh Lê Binh Chủng cùng là bộ đội, công tác ở Phòng Quân nhu của Bộ tư lệnh B5, chiến trường Quảng Trị. Thời gian này anh chị đã bắt đầu yêu nhau, một tình yêu thầm vụng. Năm 1970, anh Chủng được lệnh chuẩn bị xuống đơn vị chiến đấu. Mãi đến lúc này cả đơn vị mới biết về mối tình thầm kín của họ. Lễ cưới thời chiến diễn ra gọn gàng, đơn giản ngay trên quê chị ở xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch - Quảng Bình. Rồi anh vào chiến trường. Cuối năm ấy chị sinh con trai đặt tên là Lê Trường An. Thời gian sau đó, chị cũng đã tìm về quê anh, song khi nhận thấy có chút nghi ngại trong gia đình, chị đã quyết định trở lại quê mình làm lụng nuôi con, hy vọng một ngày anh trở về mọi khúc mắc sẽ được cởi bỏ. Nhưng rồi anh đi mãi... Đến năm 1975, chị Khơi đi bước nữa. Chồng chị, anh Hoàng Hữu Trạch, cũng là một người lính và rất thương yêu An. Chị Biển Khơi năm nay đã trên 55 tuổi, hiện đang sống tại phường Bắc Lý, thị xã Đồng Hới - Quảng Bình. Vô cùng xúc động khi thấy lại bức thư do chính tay mình đã viết hơn ba chục năm về trước, chị Khơi đâu có ngờ rằng ngày ấy nó đã đến được tay anh, và lại càng không thể ngờ rằng anh đã gìn giữ nó bên mình cho đến tận... hôm nay...
    Đến bây giờ thì An đã có hai người bố; cả hai đều đáng tự hào. Ngày tìm được hài cốt anh Chủng, An đã là một thanh niên 30 tuổi. Đọc những dòng thư, những trang nhật ký tưởng như đã vĩnh viễn lặng câm như một điều bí mật bị chôn vùi, mọi người hiểu ra tất cả. Vậy là cho đến phút cuối cùng trước lúc ra đi, cái mà người lính chiu chắt lại cho cuộc đời không phải chỉ là niềm tin, là lý tưởng, mà còn là chút hạnh phúc, thanh thản cho những người thân yêu đang tiếp tục sống trên đời...
  9. robedan

    robedan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    1.057
    Đã được thích:
    0
    Ồ...hay quá, những câu chuyện xúc động này chắc sẽ còn nhiều lắm lắm đối với mảnh đất QT này đó. Các bác cố ghắng "khai thác" nhé, đừng để cô Minh Lé vít bài một mình. Vào mấy trang tựa như www.google.com và kiếm đi, chắc là nhìu lém đó pà con. "Vơ vét" hết về đây cho pà con cùng đọc đê.
    (Khi nào rảnh tui tìm giùm một ít nghen, bi chừ thì quá mụn rùi, ngủ thui. Híc, ko bít seo mà mình qua Nhà Quảng Trị chơi khi mô cũng đúng cái giờ khuya khoắt, mất lịch sự qué, thấy mọi người ngủ hết trơn à, chỉ có bác Chungpq nhà mình đang xắt rau cho Lợn ăn thui, hihihihi...)
    To Minh Lé: Kinh nghiệm xương máu đây, đối với những topic vít bài dài, bác nên đổi màu chữ cho từng bài. Khi đọc trên xuống người đọc sẽ đỡ đau mắt mà tạo thêm cảm hứng đọc típ hơn. Robedan đã sai lầm rùi mà nhận thấy đìu này đó.
    Nhớ em nỏ biết mần răng
    Đêm thì ra đứng nhòm trăng trên trời.

    Được robedan sửa chữa / chuyển vào 02:36 ngày 24/08/2003
  10. minh_le

    minh_le Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/12/2002
    Bài viết:
    780
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này