1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

những câu hỏi gửi đến các bộ trưởng

Chủ đề trong 'Báo chí - Truyền thông' bởi lutmyla, 16/06/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Thế đồng chí muốn tớ trả lời trên phương diện là một thanh niên bình thường (như tớ bây giờ) hay trên phương diện một thủ lĩnh thanh niên, hay trên phương diện một người lãnh đạo?
  2. code1114

    code1114 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2005
    Bài viết:
    1.540
    Đã được thích:
    0
    Theo thiển ý của tớ thì loại nào trong số ba loại địa vị XH trên đều có vấn đề:
    Tớ thì cũng chỉ thuộc loại 1- loại này thì chiếm số đông nhưng tiếng nói chưa lớn vì có lẽ do một là chưa liên kết, hai là còn do bị cái nhu cầu cơm áo gạo tiền ngăn cản, ba là còn do đang bị giáo dục và định hướng suy nghĩ sai lầm.
    Loại 2 thì có tiếng nói vươn được đến loại thứ 3, là người có khả năng liên kết thanh niên nhưng có lẽ vẫn chưa có được tiếng nói trong chíng tầng lớp thanh niên trừ một số nhỏ.
    Còn lại thì tớ lại hơi mất lòng tin vào loại 3 ở Việt Nam hiện nay (tầng lớp lãnh đạo), theo tớ là một tầng lớp đã quá cũ, còn rụt rè trong đổi mới.
    Thực sự là muốn nghe kiến giải của đồng chí về bài toán nan giải này.
  3. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thích câu nói của Bác: "làm gì cũng phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc". Hiện nay có nhiều thanh niên quan tâm đến các vấn đề đó nhưng chưa thực sự được sự hỗ trợ từ các bên. Bài toán đưa ra có thể có lộ trình như sau:
    Giai đoạn 1: Để đưa được thanh niên trở thành một tầng lớp thật sự có tiếng nói, đầu tiên cần phải có những thanh niên dám khẳng định mình, đi theo con đường của mình, hiểu biết và sẵn sàng hi sinh cho xã hội. Một tầng lớp thanh niên lý tưởng.
    Trong giai đoạn này chia làm các bước sau:
    + Bước 1: tập hợp đội ngũ thanh niên có quan tâm đến các vấn đề xã hội.
    + Bước 2: tạo điều kiện cho đội ngũ thanh niên này tiếp cận thực tế các vấn đề xã hội đó.
    + Bước 3: Từ đội ngũ thanh niên này lôi kéo các thanh niên khác tham gia theo phương pháp sóng lan truyền.
    Giai đoạn 2: Sau khi lớn mạnh, tầng lớp thanh niên cũ đã trở thành những người có tiếng nói, họ sẽ có những lời kêu gọi, hành động thay đổi hệ thống từ chính thay đổi cá nhân họ.
    Trong giai đoạn này chia làm các bước sau:
    + Bước 1: Tổ chức các hội thảo, diễn đàn về thanh niên và các vấn đề xã hội
    + Bước 2: Áp dụng các kiến thức chuyên môn, năng lực cá nhân để giải quyết và giúp đỡ giải quyết các vấn đề đó
    + Bước 3: Vận động sự ủng hộ của các thanh niên trong hệ thống hành chính nhà nước
    Giai đoạn 3: Cải tổ hoàn toàn hệ thống.
    Hiện nay, có thể nói thanh niên Việt Nam đã trong thời kỳ quá độ giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2. Tôi mong rằng mọi người sẽ có sự tham gia tích cực hơn nữa vào vấn đề này.
  4. lutmyla

    lutmyla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Thưa Zang Bộ trưởng, Lào hoặc Campuchia cơ sở hạ tầng có hơn VN ko, mà xe ô tô của họ nhập rẻ thế?
    Mấy cái chưa làm được đồng chí bộ trưởng toàn đổ lỗi cho cái nọ cái kia, ko có trách nhiệm của đ/c trong vấn đề này à?
    Đ/c ko có cách nào giải quyết mà chỉ ngồi kêu ca là rất nan giải, rồi đổ lỗi lung tung? Nhân dân trả lương cho đ/c để đ/c làm thế à?
  5. lutmyla

    lutmyla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    Tôi ko đồng tình với ý kiến này của Bộ trưởng Zang coi, theo tôi, nếu có báo chí tư nhân thì 80% nhà báo thất nghiệp hiện nay sẽ có việc làm.
    Nếu có báo chí tư nhân, lãnh đạo sẽ phải cực kỳ cảnh giác trước khi đưa ra hành động tham nhũng. Nếu cảm thấy rủi ro, lãnh đạo sẽ ko dám tham nhũng.
  6. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Lào hoặc Campuchia cơ sở hạ tầng có hơn VN ko, mà xe ô tô của họ nhập rẻ thế?
    Mấy cái chưa làm được đồng chí bộ trưởng toàn đổ lỗi cho cái nọ cái kia, ko có trách nhiệm của đ/c trong vấn đề này à?
    Đ/c ko có cách nào giải quyết mà chỉ ngồi kêu ca là rất nan giải, rồi đổ lỗi lung tung? Nhân dân trả lương cho đ/c để đ/c làm thế à?
    Tôi, bộ trưởng bộ tài chính xin trả lời:
    Cơ sở hạ tầng của Lào và Campuchia tuy không khá hơn Việt Nam nhiều nhưng ý thức người dân của họ tốt hơn, tuân thủ giao thông hơn. Nếu chúng ta cũng có ý thức như vậy, việc nhập khẩu ô tô có thể đơn giản hơn. Tuy nhiên, như tôi đã nói, việc hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước là quan trọng. Nhà nước đã tạo điều kiện nhưng ngành công nghiệp ô tô lại lợi dụng sự ưu ái này để tạo ra lợi nhuận cao cho mình. Hiện nay chúng tôi đang xem xét để giảm và có thể xoá bỏ lợi thế này. Bên cạnh đó việc gia nhập WTO cũng là điều kiện để chúng ta thực hiện việc giảm giá ô tô tại Việt Nam. Tuy nhiên tôi vẫn lo ngại tai nạn giao thông tăng tại Việt Nam do ý thức người dân và vấn đề chỗ để ô tô. Hiện nay chúng ta đang rất thiếu bãi đỗ ô tô, nhưng chưa thể thực hiện được việc xây dựng.
    Về các vấn đề trách nhiệm, tôi xin nói rằng việc phản ánh, giám sát của nhân dân rất quan trọng. Tuy nhiên người dân chưa thực hiện tốt những trách nhiệm của mình. Bộ trưởng chỉ có một người, không thể có mặt tại mọi nơi, mọi lúc. Người dân ở đâu cũng có, vậy sao người dân vẫn là người biết sau cùng? Vậy trách nhiệm giám sát của người dân ở đâu? Tôi hi vọng rằng người dân sẽ cso những phản ánh nhanh hơn, nhiều hơn nữa về những sai phạm trong hệ thống cán bộ.
    Xin cảm ơn quốc hội.
    (Ziangcoi: he he, một ông bộ trưởng làm biết bao nhiêu việc, chuyện không giám sát nổi là chuyện đương nhiên. Bạn thử làm xem, sẽ thấy ngay là không thể làm hết nổi)
  7. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Đó là bạn nghĩ vậy thôi, bởi vì cái gì không có cũng là cái hay. Tôi muốn nói đến vẫn đề vĩ mô hơn là báo chí tư nhân. Ở các nước tư bản, tất cả mọi thứ đều được giới tư bản sử dụng để phục vụ quyền lợi tư bản. Bao giờ cũng vậy, tất cả các quyền lực đều để phục vụ cho một đối tượng. Còn vấn đề tham nhũng, thì nó không mất đi, mà chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác và ngày càng tinh vi hơn. Cũng như bóc lột vậy, càng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Vấn đề chung lại cũng vẫn là ý thức người dân. Nói một chuyện đơn giản là thi đại học. Người dân không coi bằng cấp là chuyện quan trọng, không coi vào đại học là con đường duy nhất thì đâu có điều kiện để các đường dây thi hộ, thi thuê phát triển, đâu có chuyện áp lực nặng nề? Quay lại chuyện báo chí tư nhân cũng vậy, không bị áp đặt bởi cái này cũng bị áp đặt bởi cái khác. Bạn nói là ở VN không có tự do báo chí, vậy bạn thấy ở nước ngoài có tự do à? nếu đứng trên quan điểm của bạn, ở Vn báo chí bị giới hạn bởi Đảng cộng sản, thì ở nước tư bản báo chí và cả nhà nước bị giới hạn bởi các nhà tài phiệt. Tại sao các nước lại có chiến tranh? Vì tài phiệt buôn đứng đằng sau, buôn súng, buôn thuốc, tài nguyên thiên nhiên, mở rộng thị trường...v.v.... Chứ chính phủ được cái gì mà chiến tranh?
    Nói vậy chắc bạn hiểu. Một lần nữa đề nghị bỏ kiểu nói bức xúc. Trả lời những câu như thế rất khó chịu, cứ như thách thức nhau.
  8. lutmyla

    lutmyla Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2002
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    0
    bác Ziang còi bảo ở phương Tây ko có tự do báo chí à, em nghe mà buồn cười quá, vì cái sự ngây thơ của bác, khác nào bác bảo ở phương Tây ko có kinh tế thị trường.
    Đồng ý là các tờ báo là đại diện cho một quyền lực nào đó, nhưng ở phương Tây, có rất nhiều quyền lực trong một nước, quyền lực này thối nát, tiêu cực thì bị quyền lực khác phê phán, còn ở VN chỉ có một quyền lực mà thôi
  9. Ziangcoi

    Ziangcoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    1.003
    Đã được thích:
    0
    Chậc. Cứ tưởng bị xoá rồi.
    Có thể bác không hiểu ý của em. Hoặc có thể chúng ta quan niệm tự do khác nhau.
    Theo em, phương tây có cái gọi là tự do giả tạo. Có nhiều quyền lực, nhiều sự tranh chấp và đánh nhau của báo chí, nhưng tất cả những cái đó chỉ phục vụ cho một mục đích mà thôi. Đa đảng thật đấy, nhưng các đảng cho dù ra mặt đánh nhau thì đằng sau vẫn là một nhà tư bản.
    Kiểu như bác mở tổng công ty và có hai công ty con cạnh tranh với nhau vậy.
  10. skeletonnn

    skeletonnn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    3.262
    Đã được thích:
    28
    http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/HH24Ae01.html
    http://www.chinadaily.com.cn/world/2006-08/24/content_673425.htm
    Giả sử tôi là nhà đầu tư ngoại quốc , sau khi đọc xong 2 cái này , tôi hỏi 3 ông:
    - ông thống đốc ngân hàng: oắt dờ heo i xờ gâu inh on ?
    - ông bộ trưởng BCA: việc bắt giữ như vậy có đúng luật không?
    - ông chánh Toà tối cao: ở mức độ nào thì sẽ bị quy án tử hình ?
    3 ông ấy sẽ trả lời thế nào ?

Chia sẻ trang này