1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn tìm việc

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi On4U, 13/05/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn tìm việc

    Những câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn tìm việc

    Tháng 4 - Học kỳ 2 - Đi thực tập - Chuẩn bị thi tốt nghiệp. Sau những ngày tháng miệt mài trên giảng đường đại học, đây cũng là thời điểm một số bạn sinh viên đã chuẩn bị hồ sơ xin việc và chuẩn bị những câu hỏi để đi phỏng vấn xin việc. Ngoài việc chuẩn bị tác phong cho thật đứng đắn, gọn gàng, không màu mè loè loẹt, thái độ nghiêm túc tự tin, các bạn còn phải chuẩn bị cho mình những câu trả lời phỏng vấn thường gặp mà người viết muốn giới thiệu ra đây (câu hỏi và gợi ý hướng dẫn trả lời) để các bạn tham khảo.

    Những kiểu câu hỏi phỏng vấn :

    Thông thường câu hỏi phỏng vấn rất đa dạng, từ dễ đến khó. Những câu hỏi dễ là những câu hỏi về sự kiện, hỏi để xác nhận một sự kiện nào đó hoặc để biết thêm một điều gì mà nếu không chuẩn bị tâm lý tốt các bạn cũng rất dễ bị... ấp úng. VD : Bạn có thể cho biết số điện thoại của mình? Khi nào bạn có thể nhận việc? Câu hỏi khó thường là những câu hỏi để đánh giá khả năng thực tế hoặc khả năng suy luận của bạn. VD : Bạn hãy nói cho tôi biết về kinh nghiệm làm việc của bạn? Bạn học được những gì qua thất bại và lầm lẫn của bạn?
    Đặc biệt, do người Việt Nam và người nước ngoài có những phong tục tập quán khác nhau, nên đối với người Việt, có những câu hỏi của người nước ngoài nghe rất lạ, rất bất ngờ, mà nếu không chuẩn bị trước bạn có thể lúng túng và không trả lời được. Không trả lời được hoặc trả lời không thuyết phục có nghĩa là bạn đã tự loại mình (nhất là khi đi xin việc ở những công ty liên doang hoặc 100% vốn nước ngoài). VD : Chúng tôi có rất nhiều người xin việc này, tại sao chúng tôi phải chọn bạn? Bạn muốn làm gì trong 10 năm tới?

    (còn tiếp)

    All for you
  2. Quanbanh97202

    Quanbanh97202 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/03/2002
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    _Còn câu này nữa, nó có vẻ đơn giản nhưng thật sự thì không đơn giản chú nào đâu: " Động lực nào đã đưa bạn đến với công ty chúng tôi?" Câu hỏi này hay được hỏi ở các công ty lớn. Nếu bạn mà không làm homework thật kỹ trước khi đi phỏng vấn thì bạn sẽ tiêu với câu hỏi này. Cho nên, ban phải tìm hiểu kỉ càng về thông tin công ty đó, VD: như về những thế mạnh của công ty mà bạn cảm thấy có thiện cảm. EX: hàng hoá của công ty ông rất tốt, từ lâu tui đã là 1 khách hàng ưa chuộng các sản phẩm của công ty, và luôn muốn được làm việc cho công ty ông.) Trong trường hợp này, bạn tuyệt đối không nên trả lời tiền lương như là 1 động lực. Điều đó hoàn toàn thừa thải, và làm mất đi uy tín của bạn đối với công ty. Bởi vì họ sẽ nghĩ, mục đích của bạn là tiền bạc là trên hết, chứ không phải sở thích trong công việc của bạn. Và nếu bạn không nêu được động lực nào có giá trị với công ty, họ sẽ cho là bạn không có hiểu biết nhiều về công ty, cũng như là về trách nhiệm đối với công việc của bạn đang tìm. Từ đó, họ có thể tiên đoán phẩm chất làm việc của bạn là rất kém. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội thành công trong cuộc phỏng vấn để có được việc làm đó!
    Good Luck!
    Được sửa chữa bởi - quanbanh97202 vào 14/05/2002 09:51
  3. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Thật tuyệt, quanbanh tuy mới học năm 3 nhưng lại có một câu hỏi rất hay. Chân thành cám ơn đóng góp của bạn.
    Mong rằng topic này sẽ nhận được nhiều câu hỏi hơn nữa để topic này có thể giúp các bạn sinh viên sắp đi xin việc có được những sự chuẩn bị chu đáo hơn.
    All for you
  4. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Những câu hỏi thường gặp
    1. Điểm mạnh và yếu nhất của bạn là gì? Câu hỏi này người tuyển dụng muốn biết bạn hiểu về chính mình như thế nào, và các điểm mạnh, điểm yếu liên quan đến kinh nghiệm của bạn. Để trả lời câu hỏi này bạn nhìn nhận rằng tất cả mọi người đều có điểm mạnh, điểm yếu. Cụ thể hóa điểm mạnh của mình thành các thì dụ. Chuyển những điểm yếu thành mặt tích cực (nêu những thí dụ thích hợp với nghề nghiệp). VD: Điểm yếu của tôi là nôn nóng làm xong công việc. Tôi là người luôn hướng về kết quả và cảm thấy không được thoải mái cho đến khi công việc giao phó được làm xong. Trong câu trả lời này bạn đã biến điểm yếu (thiếu kiên nhẫn, nôn nóng), thành điểm mạnh (nôn nóng làm xong công việc).
    2. Tại sao bạn muốn làm việc tại công ty chúng tôi? Người tuyển dụng muốn xem bạn có hiểu gì về công ty của họ. Đây là một dịp tốt để chứng tỏ sự tìm hiểu của bạn về công ty trước khi bạn quyết định xin việc (tìm hiểu về công ty mà bạn săp sửa xin việc là một việc rất cần của một người xin việc). Lúc này bạn nên chỉ rõ những khả năng thích hợp của bạn đối với yêu cầu của công ty. VD: Tôi nghĩ rằng công ty của ông là một công ty được tổ chức tốt, nơi mà tôi có thể phát triển khả năng, và là nơi mà khả năng của tôi sẽ mang đến nhiều lợi ích nhất nhằm đáp ứng các yêu cầu của công ty.
    3. Tại sao bạn lại rời khỏi công ty cũ của bạn? (nếu trước đây bạn có làm việc cho một nơi khác). Câu hỏi này để nhà tuyển dụng biết được những vấn đề của bạn với người chủ trước. Để xem bạn có phải đã vượt qua phạm vi chức vụ của bạn, bạn có những hiềm khích cá nhân, hay bạn là người không thích hợp cho công việc???
    Để trả lời câu hỏi này, bạn phải tránh chê bai người chủ cũ. Bạn hãy chuẩn bị những câu trả lời nhằm vào sự khao khát của bạn về sự học hỏi những kỹ năng mới và tìm những cơ hội mới. Tránh chê chi tiết lương thấp, thời gian làm việc, uy tín hoặc những đồng nghiệp.
    4. Mục tiêu dài hạn của bạn là gì?[/i] Người tuyển dụng muốn biết suy nghĩ của bạn về nghề nghiệp, hoài bão của bạn, ý muốn làm việc của bạn với công ty qua câu hỏi này. Khi gặp câu phỏng vấn này bạn nên tránh trả lời mơ hồ mà nên nêu bật mục tiêu nghề nghiệp của bạn một cách rõ ràng, chính xác (lưu ý đến yêu cầu của công việc xin làm và mối quan hệ của nó với mục tiêu nghề nghiệp của bạn).
    Ngoài ra còn có một số câu hỏi thông dụng như : Nói cho tôi biết về chính bản thân của bạn? Anh nghĩ anh sẽ làm việc với chúng tôi bao lâu nếu anh được nhận? Những môn học ưa thích của bạn trước kia là gì? Tại sao? Bạn thường làm gì trong thời gian rảnh rỗi? Khi nào bạn có thể nhận việc? Điều gì làm bạn lo lắng (hay kích thích) về công việc bạn đang làm? v.v...
    ???Và thường nhà tuyển dụng cho biết hoặc đánh giá được người xin việc ngay từ những phút đầu tiên khi họ gặp bạn. Do vậy, bạn cần mở đầu bằng những lời chào hỏi lịch sự, thân mật để gây một ấn tượng thật tốt; thứ hai bạn cần bình tĩnh, tự tin trả lời các câu hỏi; và điều cuối cùng bạn cũng cần kết thúc buổi phỏng vấn bằng những lời từ biệt thân mật nhưng lịch sự và đầy tự tin nhất.
    Chúc các bạn thành công!
    All for you
  5. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Híc... các anh, chị 7X ơi em sắp ra trường rồi... có thể cung cấp thêm kinh nghiệm cho em trước khi đi xin việc không....
    All for you
  6. phanducminh

    phanducminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/04/2002
    Bài viết:
    640
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới có thời gian quay lại Box KT, cảm ơn Mod đã add danh hiệu cho mình.
    Mình cũng chuyển qua 2 cty rùi mình thấy có 1 câu hỏi khi phỏng vấn thường được hỏi ở cuối cùng và cũng khá quan trọng nhất là đối với nhà tuyển dụng.
    Đó là: "Nếu được tuyển dụng thì mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?"
    Đây là 1 câu hỏi rất tế nhị và khó trả lời. Tuy nhiên không thể không trả lời.. Đối với những người mới đi làm thì rất đơn giản vì thường các Cty bao giờ cũng có 1 mức lương cố định cho những người chưa có kinh nghiệm (có thể cao thấp nhưng cách nhau không nhiều)
    Còn với những người đã từng làm ở 1 cty khác rùi (có kinh nghiệm) thì theo mình thì thường khi nhận hồ sơ xin việc, trong đơn xin việc thường các bạn đã nêu mức lương và phạm vi công việc ở Cty cũ rùi. Họ thường căn cứ vào đó và sẽ xác định công việc mà bạn sẽ làm và 1 mức lương mà bạn đáng được hưởng... tóm lại là trừ trường hợp bạn là người thực sự suất sắc và họ đang thực sự cần bạn thì hãy mạnh dạn nêu lên nguyện vọng về lương bổng, còn không thì nên tìm những câu trả lời đại loại:
    "Tôi biết cty khi tuyển dụng đã có những lựa chọn phù hợp về mức lương theo công việc..."
    Chúc các bạn ra trường sớm có công việc và không bị thất nghiệp..

    P.Đ.Minh
  7. goimaitenemtrongnoidau

    goimaitenemtrongnoidau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2003
    Bài viết:
    368
    Đã được thích:
    0
    Các bác vào mấy trang này xem sao, theo em thì trong đó là một kho bí kiếp cho những ai đi tìm việc, làm công tác quản trị nhân sự, và nghiên cứu về quản trị nhân sự.
    Chúc các bác vui.

    Tai trang nay se co cac noi dung nhu ben duoi:
    http://www.tuyendung.com/camnang.php?PHPSESSID=a205091e227e8469d5d702fc7c4591f2
    Đơn xin việc: đặc điểm, kết cấu, nội dung và yêu cầu
    Sự khác nhau giống nhau giữa đơn xin việc và lý lịch cá nhân:
    Tố chất cá nhân trong đơn xin việc:
    Yêu cầu viết đơn xin việc
    Các ví dụ về viết đơn xin việc
    Các ví dụ về viết đơn xin việc (tiếp theo)
    Sơ yếu lý lịch: đặc điểm và các bước chuẩn bị
    Những bộ phận cấu thành và nội dung chủ yếu của lý lịch cá nhân:
    Các nguyên tắc kiểm tra cuối cùng
    Sơ yếu lý lịch viết theo thứ tự thời gian
    Sơ yếu lý lịch viết theo chức năng
    Mục đích tự tiến cử mình và tự giới thiệu về bản thân:
    Cách ứng phó qua điện thoại

    ? Những chuẩn bị trước khi dự phỏng vấn.

    ? Làm thế nào để phỏng vấn thành công ?

    ? Những việc nên và không nên làm khi đi phỏng vấn


    Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn:
    Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn (tiếp theo)
    Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn (tiếp theo)
    Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn (tiếp theo)
    Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn (tiếp theo)
    Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn (tiếp theo)
    Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn (tiếp theo)
    Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn (tiếp theo)
    Các câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn (tiếp theo)
    Kết thúc buổi phỏng vấn
    Các biện pháp tiếp theo

    Con tai trang: http://www.imexsaigon.com/jobs/info/index.htm co cac thong tin nhu:


    Bốn yếu tố quyết định thăng tiến nghề nghiệp
    Bạn sẽ làm gì khi chọn sai nghề?
    Những nét mới trong ?ochiến lược tìm việc?
    Muốn thăng tiến, phải có cơ hội và niềm tin
    Tìm việc vừa ý hay tìm môi trường tốt?
    Thời điểm nào nên thỏa thuận việc nâng lương?
    Phải biết tin vào năng lực của mình
    ?oKhi xin việc, đừng bỏ qua những điều tưởng chừng như đơn giản...?
    Chọn ngành học nào dễ kiếm việc làm?
    Những câu hỏi chung quanh bản lý lịch chuyên môn
    Trắc nghiệm khả năng tìm việc
    Mười bước chuẩn bị cho việc thay đổi công việc
    Những điều nên và không nên làm trước và trong cuộc phỏng vấn
    Mắc sai lầm trong công việc: Giải quyết ra sao?
    Xu hướng tuyển dụng trong năm 2002
    Nếu bị đánh rớt, bạn phải chuẩn bị gì ở kỳ ?ohậu phỏng vấn??
    Xây dựng chiến lược việc làm cho bản thân
    Để xác định ?ogiá trị? của mình trên thị trường lao động
    Hơn 50% ứng viên bị đánh rớt do giao tiếp yếu
    Năm điều giúp lời phàn nàn của bạn mang lại hiệu quả
    Cần cân nhắc kỹ khi chuyển đổi chỗ làm việc
    Kinh nghiệm làm việc ở công ty Ðài Loan
    Kinh nghiệm làm việc ở các công ty Ðức
    Kinh nghiệm làm việc tại công ty của Pháp
    Kỹ năng ?ohậu học đường? giúp bạn thăng tiến nghề nghiệp
    Nghệ thuật lãnh đạo và năng suất nhân viên
    Người lao động ?onhảy việc?: Hại nhiều hơn lợi
    Phép xã giao và tác phong làm việc hàng ngày
    Kỹ năng nghề nghiệp: Phỏng vấn hành vi
    Tạo cân bằng tâm lý
    Giúp bạn trở thành thư ký giỏi
    Quan điểm của các nhà tuyển dụng và người lao động về ?okinh nghiệm?
    Đừng vì mặc cảm mà đánh mất cơ hội
    Để trở thành ứng viên có năng lực
    Viết "LÝ LỊCH": Những thủ thuật cần nắm rõ trong quá trình thực hiện
    Một số kỹ năng viết tóm tắt lý lịch
    Làm thế nào để viết bản sơ yếu lý lịch làm bắt mắt nhà doanh nghiệp
    Những sai lầm thường gặp trong bản resume thường gây thất bại đối với ứng viên
    Những điều cần biết khi gọi điện thoại liên hệ xin phỏng vấn
    Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp trong một buổi phỏng vấn xin việc
    Ngày phỏng vấn chính thức là ngày làm việc đầu tiên?
    Hướng dẫn trả lời câu hỏi phỏng vấn
    14 nhược điểm của ứng viên
    Sáu nguyên tắc mới giúp bạn tìm được việc làm mong muốn
    Những nguyên tắc tự vun bồi uy tín
    10 điều nên làm khi bạn bị sa thải



    http://www.thegioivieclam.com/camnang.html

    Những điều cần biết khi điện thoại phỏng vấn
    Truớc khi điện thoại đến doanh nghiệp tuyển dụng bạn cần chuẩn bị các buớc sau:
    Mục quảng cáo Job Advertisement.
    Một tờ giấy hay cuốn sổ tay ghi tên nguời liên hệ và một cây bút. <xem tiep>

    Làm gì khi bị mất việc
    Trong thời kinh tế cạnh tranh, nguy cơ mất việc vẫn có thể treo lơ lửng trên đầu bất kỳ nhân viên nào và diễn ra vào bất cứ thời điểm nào <xem tiep>

    Thể hiện mình là người thành công khi đi xin việc
    Khi gặp nguời phỏng vấn lần đầu, hãy đứng dậy bắt tay để thể hiện sự lịch sự và nhanh nhẹn. <xem tiep>

    Cách thể hiện Ưu-Nhược điểm khi dự phỏng vấn
    Khi nhà tuyển dụng (NTD) yêu cầu bạn tự thể hiện những uu điểm và nhuợc điểm là họ muốn tìm hiểu khả năng tự đánh giá năng lực của bạn; xem bạn có thích nghi với môi truờng, <xem tiep>

    Năm nguyên tắc của người xin việc
    Theo các chuyên viên tư vấn nhân sự, để chuẩn bị cho quá trình đi tìm việc, các ứng viên không chỉ chuẩn vị đầy đủ những giấy tờ, hồ sơ mà họ còn cần phải có những bước chuẩn bị chi tiết mang tính kế koạch lâu dài. Sau đây là năm nguyên tắc cơ bản nhất giúp bạn có thể thành công trong quá trình tìm việc hiện nay. <xem tiep>
    Để trở thành ứng viên có năng lực
    Năng lực của một người được hiểu như hành vi cư xử, đặc điểm nổi bật hoặc khả năng cần thiết để một người có thể giải quyết công việc đúng theo cương vị, chức danh của mình... <xem tiep>
    Những điều nên và không nên trong cuộc phỏng vấn
    Những điều nên và không nên làm trước và trong cuộc phỏng vấn. Ðể có thể thành công trong một cuộc phỏng vấn, được tuyển dụng vào một doanh nghiệp, bạn cần phải biết những điều có thể làm và không nên làm trước và trong cuộc phỏng vấn. Sau đây là một số gợi ý của các chuyên gia tư vấn nhân sự về vấn đề này. <xem tiep>





  8. letmebe

    letmebe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2003
    Bài viết:
    893
    Đã được thích:
    0
    Post lại 1 bài trong TTVN Lao động - Việc làm . Hi vọng giúp ích cho các anh chị mới ra trường nhé !
    Xây dựng chiến lược việc làm cho bản thân
    Trước khi chuẩn bị đi tìm việc, điều quan trọng nhất là điều chỉnh trạng thái tâm lý cho phù hợp: sự chủ động và tự tin. Một trạng thái tâm lý khá phổ biến xảy ra đối với những người mới đi tìm việc là vội vã.
    Ai cũng biết rằng sự nghiệp là quan trọng, nhưng khi chúng ta đi tìm việc làm lại thiếu sự hoạch định trước, thông thường là để nước tới chân rồi mới tính. Tình huống như thế chỉ là ?okiếm kế sinh nhai? đúng hơn là tìm cho mình một sự nghiệp. Một trạng thái tâm lý khác ngược lại là tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Một ứng viên có nhiều cơ hội nhưng không biết nên chọn cơ hội nào để dấn thân cho sự nghiệp. Trạng thái này thông thường xuất phát từ lý do tìm việc thiếu chủ đích hoặc thiếu thông tin. Bài viết này đưa ra một số phương pháp để các bạn không phải ?okiếm kế sinh nhai? mà cũng không ?otiến thoái lưỡng nan?.

    Biết ta
    Biết được các kỹ năng, kinh nghiệm và cá tính có ích của bạn để phục vụ cho các doanh nghiệp. Phải biết được mặt mạnh và mặt yếu của bạn so với những người cũng đi tìm việc như bạn. Bạn cần hiểu rõ hoài bão nghề nghiệp của bạn là gì, cụ thể là trong 5 năm, 10 năm tới bạn cần phải đạt được gì trên con đường sự nghiệp của mình. Từ những yếu tố trên, bạn cần tổng hợp lại để suy ra hiện có những loại hình công việc trong những loại hình công ty, tổ chức nào để đưa vào ?otầm ngắm? của bạn. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của người thân quen, các nhà tư vấn tuyển dụng để giúp bạn ?obiết ta? hơn. Tuy nhiên, người quan trọng nhất vẫn là chính bạn. Một khi đã có được ?otầm ngắm?, điều kế tiếp các bạn phải làm là tìm cho ra đối tượng để ?ongắm?. Trước tiên bạn phải khởi động, chứ không thể chỉ ?otư duy?.

    Xác định thời điểm và khởi động
    Các bạn sẽ mất trung bình 3 tháng để có thể tìm tương đối đủ thông tin cho quyết định việc làm của mình. Hai tháng đầu năm dương lịch có lẽ là lúc thích hợp nhất trong năm để các bạn sinh viên năm cuối bắt đầu chiến lược tìm việc làm cho mình. Bởi đối với nhà tuyển dụng (NTD), thời điểm này phần lớn các công ty đã làm xong kế hoạch tuyển dụng trong năm; đối với sinh viên năm cuối: Bắt đầu từ bây giờ thì khi tốt nghiệp ra trường các bạn đã có thể bắt tay ngay vào ?ochiến lược? của mình.
    Thông qua báo chí hay các công ty tư vấn tuyển dụng, hay trên Internet và các hiệp hội doanh nghiệp châu Âu, Hoa Kỳ, Anh Quốc... tại TPHCM. Một khi đã tìm ra được một hoặc nhiều NTD lọt vào ?otầm ngắm? của bạn rồi, điều kế tiếp bạn phải làm là ?obiết người? (hiểu về NTD). Ngoài ra, bạn còn có thể tìm thêm thông tin từ trang web của các công ty; qua thư ký, trợ lý và người phỏng vấn bạn.
    Biết người
    Trước hết, ứng viên cần biết tên công ty và ý nghĩa của nó, ngành kinh doanh, thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu, mặt hàng, dịch vụ tiêu biểu và khung giá, tình hình kinh doanh hiện tại và tiềm năng trong tương lai, lịch sử phát triển, các thành tựu chính của công ty, đặc biệt là đối thủ cạnh tranh, mặt hàng cạnh tranh, điểm khác biệt, tương đồng giữa đối thủ cạnh tranh và công ty bạn dự tuyển.
    Thăm dò thị trường lao động là điều thiết yếu đối với ứng viên. Bạn tự đánh giá xem những người có cùng trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm như bạn có nhiều trên thị trường lao động hay không. Mức lương bình quân trên thị trường cho công việc bạn đang dự tuyển, mức lương công ty trả cho người làm cùng công việc trong một công ty là bao nhiêu? Có bao nhiêu người cùng dự tuyển với bạn? Bên cạnh đó, ứng viên cần nắm chính sách của công ty về đào tạo phát triển, lương thưởng, tuyển dụng, thuế thu nhập, bảo hiểm xã hội, y tế và tai nạn, quy trình tuyển dụng của công ty...
    Xác định công việc bạn muốn dự tuyển như công việc yêu cầu những gì, bạn có thể đáp ứng được bao nhiêu phần trăm yêu cầu hiện tại và trong tương lai. Công việc cụ thể phải làm gì, để bạn có thể hoàn thành tốt công việc ấy thì bạn cần công ty hỗ trợ gì? Công việc hiện tại giúp được gì cho bạn trên con đường sự nghiệp 5 - 10 năm? Sau khi tìm hiểu đầy đủ các thông tin này, bước tiếp theo là chuẩn bị hồ sơ xin việc, liên hệ với NTD để nộp hồ sơ.
    Sự chân thật, lòng tự tin và nụ cười: Rất cần thiết cho cuộc phỏng vấn
    Cách ?otrình bày bản thân? tác động rất lớn đối với NTD. Khi dự phỏng vấn, ứng viên cần mặc áo quần sạch, gọn, phù hợp. Nữ: không nên đeo quá nhiều nữ trang (nhất là đồ giả) hoặc dùng nước hoa có mùi quá nặng, sơn móng tay sặc sỡ. Nam: móng tay sạch sẽ, tóc gọn gàng, miệng không nên nồng nặc mùi thuốc lá. Ứng viên nên mang đến cuộc phỏng vấn: hồ sơ xin việc và các giấy chứng nhận, bằng cấp, thư giới thiệu... (nếu cần đưa cho NTD, nên để trong một bìa kẹp hoặc đóng gáy xoắn), viết, giấy, sổ ghi chép, sổ lịch, tất cả những thứ trên nên để trong cặp hoặc túi xách. Nếu có điện thoại di động hoặc máy nhắn tin, hoặc đồng hồ điện tử, ứng viên phải bảo đảm sao cho trong suốt cuộc phỏng vấn những đồ vật này không phát tín hiệu ngoài chủ đích. Ứng viên cần đến nơi hẹn sớm ít phút để chỉnh sửa trang phục. Việc này có thể giúp bạn vừa thoải mái vừa tự tin và quan trọng nhất - nhớ mang thật nhiều sự chân thật, lòng tự tin và nụ cười.
    Trong cuộc phỏng vấn, ứng viên không nên nói dối, nói phóng đại, nói vô tội vạ, nói không chủ đích, nói khi chưa hiểu câu hỏi, nói xấu về công ty mình đã từng làm qua. Ứng viên cũng không được ngồi khoanh tay, tréo chân, ngồi ngả người về sau hay giả vờ ho hoặc hắng giọng để nghĩ ra một câu trả lời. Nếu cần thời gian suy nghĩ, ứng viên cứ mạnh dạn xin NTD ít giây suy nghĩ hoặc cứ tự nhiên suy nghĩ. Nếu không biết, bạn cứ nói rằng không biết. Thường xuyên rung đùi, nhịp chân là hình thức chứng tỏ ứng viên đang sốt ruột muốn chấm dứt cuộc phỏng vấn, hoặc quá tự mãn về mình, hoặc thiếu nghiêm túc. Ứng viên không nên cười gượng gạo, ép buộc: không tự nhiên, hoặc thiếu chân thật hay ngồi rũ rượi, cắn môi, liếm môi liên tục. Điều này khiến NTD nghĩ bạn thiếu chân thật trong lời nói. Với người Âu, Mỹ, không nên bẻ ngón tay, điều này dễ làm họ nổi da gà
    CHALLENGE EVERYTHING
    Được letmebe sửa chữa / chuyển vào 21:52 ngày 16/06/2003
  9. Thao2t_lq

    Thao2t_lq Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    206
    Đã được thích:
    0
    A- Giới thiệu bản thân:
    * Hãy cho tôi biết về bản thân bạn?
    =>
    - Nói cho tôi biết về điểm mạnh của bạn?
    - Mô tả những điểm yếu của bạn?
    - Bạn làm thế nào để giữ gìn sức khoẻ?
    - Bạn có tính hài hước không?
    - Bạn có cá tính nào ảnh hưởng đến cách làm việc của bạn?
    - Bạn có muốn nói rằng bạn là người khoan dung không?
    - Bạn sợ nhất là cái gì?
    - Khuyết điểm lớn nhất và phẩm chất tốt đẹp nhất của bạn là gì?
    - Bạn mô tả nhân cách của bạn như thế nào?
    - Bạn là người có nhiều hoài bảo không?
    - Đam mê lớn nhất của bạn là gì?
    - Bạn hãy tự đánh giá bạn trên thang điểm từ 1-10?
    ...

    B- Liên quan đến động cơ xin việc:
    1/ Tại sao bạn thích làm việc cho công ty chúng tôi?
    - Điều gì hấp dẫn bạn đến với chúng tôi?
    - Điều gì khiến bạn hứng thú làm việc cho công ty chúng tôi?
    - Hãy nói những gì bạn biết về công ty chúng tôi?
    2/ Tại sao bạn muốn đổi việc?
    - Tại sao bạn muốn thay đổi lĩnh vực hoạt động?
    3/ Bạn nghĩ rằng bạn có thể làm gì cho công ty chúng tôi?
    - Bạn sẽ làm việc với chúng tôi trong bao lâu nếu bạn được tuyển dụng?
    4/ Tại sao bạn thấy bạn có đủ điều kiện để làm việc này?
    - Bạn có thể thỏa mãn yêu cầu của công việc này bằng cách nào?
    - Làm thế nào để bạn thuyết phục tôi rằng bạn thích hợp cho công việc này?
    - Chúng tôi có nhiều người xin việc, tại sao chúng tôi nên chọn anh?
    - Bạn không nghĩ là bạn hơi lớn (nhỏ) tuổi đối với công việc này sao?
    - Bạn không nghĩ tuổi tác của bạn sẽ là một vấn đề sao?
    - Bạn chắc rằng bạn có thể làm được công việc này chứ?
    - Bạn có thể nói rằng bạn là người thắng cuộc không? Tại sao?
    5/ Bạn đã thực hiện công việc này trong thời gian dài, bạn có thấy nhạt nhẽo không?
    - Công việc này có điểm nào làm bạn thấy hứng thú nhất?
    ...
    C- Liên quan đến giáo dục- học vấn:
    1/ Xin cho biết trình độ học vấn? Hình thức đào tạo?
    - Điểm trung bình học tập của bạn?
    - Bạn đã có những bằng danh dự nào?
    - Điểm số có phù hợp khả năng học tập của bạn không? Tại sao?
    2/ Bạn lựa chọn các môn học chính nào? Xếp loại?
    - Các môn học ưa thích nhất, ác cảm nhất? Tại sao?
    3/ Bạn có được đào tạo gì về công việc này không?
    - Lĩnh vực hoạt động chính của bạn?
    ...
    D- Liên quan đến quan điểm cá nhân:
    1/ Công việc lý tưởng dành cho bạn là gì?
    - Nếu bạn có toàn quyền tự do lựa chọn để thành công trong nghề nghiệp, bạn sẽ chọn nghề gì? Tại sao?
    2/ Khía cạnh nào làm cho bạn khó chịu nhất trong công việc hiện tại? Tại sao?
    - Mô tả công việc hiện tại của bạn? Bạn thấy việc gì đáng làm?
    - Người nào, việc gì gần đây nhất làm bạn cảm thấy khó chịu? Tại sao?
    3/ Bạn thấy điều gì thú vị nhất trên báo ngày hôm nay?
    - Quan điểm của bạn về... (một vấn đề trong cuộc sống)
    4/ Mô tả người chủ lý tưởng của bạn?
    - Loại ông chủ nào bạn không thích làm việc dưới quyền?
    - Bạn thấy khó làm việc với loại người nào?
    - hãy mô tả người xấu nhất mà bạn làm việc dưới quyền?
    5/ Đối với bạn, điều gì quan trọng nhất: công việc vừa ý, tiền lương hay địa vị?
    - Bạn quan tâm đến phục vụ con người hay tiền bạc là động cơ chính của bạn?
    ...
    (còn tiếp)
    ===================
    Hix, mỏi tay quá!
    Cái mớ câu hỏi này là em "lụm" được từ sách, từ thầy em, từ Net và một ít kinh nghiệm bản thân. Tất nhiên là chỉ có những câu thông thường thôi, chứ nhân viên tuyển dụng còn có nhiều câu độc lắm.
    Em không gợi ý trả lời vì không có nhiều kinh nghiệm. Nhưng mừ em nghĩ là chỉ nên nêu câu hỏi thôi ạ, trả lời như thế nào là tuỳ mỗi người, như vậy mới thể hiện được quan điểm và cá tính. Chứ ai cũng trả lời rập khuôn như nhau thì chẳng có gì hay cả!
    Yêu anh cho đến khi nào... còn có thể! hehe...
  10. YUPYUPYUP

    YUPYUPYUP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2002
    Bài viết:
    595
    Đã được thích:
    0
    đơn xin việc , !!! , cái nào cũng như cái nào sao ???
    bác nào có kinh nghiệm vui lòng chỉ em làm một cái đơn + CV theo phong cách nước ngoài ah
    những ngày mưa

Chia sẻ trang này