1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu hỏi

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi dolly, 21/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dolly

    dolly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Những câu hỏi

    *** Không biết thì hỏi phải không các bác, tuy câu hỏi của em khá cơ bản nhưng thật tình em không biết??? Em có một số câu hỏi sau mong các anh chị giải đáp giùm:
    1) Cách nhân lên của phage lambda như thế nào. Nó tạo một nick trên một sợi sau đó nhân lên theo kiểu concatemer. Nhưng nó kéo dài thành concatemer như thế nào nhỉ, có mấy men hoạt động trên nó????
    2) YAC nhân lên bằng Centromer của nó hay bằng ori??? Theo em thì nó nhân lên bằng cen nhưng ori để làm gì nhỉ

    3) YRP (yeast replicative plasmid) có khả năng intergrative gắn vào nhiễm sắc thể của nấm men không ???
    4) Phasemid là gì???
    Còn một số câu nữa bữa khác em sẽ post lên, mong các anh chị giải đáp.
  2. esu

    esu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    1.244
    Đã được thích:
    0
    Phải là plasmid chứ bác. Đó là những phân tử ADN dạng tròn ngoài nhiễm sắc thể có khả năng chia đôi một cách tự nhiên.
  3. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Những thứ này tôi cũng chỉ biết theo kiểu cỡi ngựa xem hoa thôi, nên chỉ dám có vài ý đóng góp nhỏ:
    1/ Thua, chắc bạn phải lục tìm tài liệu về sinh học của phage lambda thi may ra...
    2/ YAC có ori vì bản thân nó trước khi trở thành NST nhân tạo, nó tồn tại ở dạng plasmid. khi đó nó cần có ori để tự sao chép (phục vụ cho chuyện sản xuất ra nhiều pYAC ấy mà). Khi được cắt bởi BamHI và EcoRI và gắn gene mong muốn để tạo thành NST và được chuyện vào tế bào nấm men rồi thì nó mới nhân đôi bằng CEN (tôi nói ngắn gọn vì chắc bạn đã biết về nguyên tắc sử dụng của YAC)
    3/ Tôi chưa nghe đến phasemid, nhưng tôi biết có phagemid, là kết hợp của phage và plasmid, có 2 ori, một từ phage và một từ plasmid, nên có thể nhân lên như phage hay plasmid tùy điều kiện (sách vở là thế, còn điều kiện thế nào thì... ai biết xin bổ sung). Ví dụ về phagemid có thể kế đến pEMBLs và pBluescript SK (+/-). Trong đó thằng pBluescript khá là đặc biệt, là một phagemid biểu hiện, với 2 promoter của T3 và T7 ngược chiều nhau, nên tùy hệ thống RNA polymerase tương ứng là của T3 hay T7 mà nó có thể tạo ra RNA mạch xuôi hay mạch ngược từ đoạn gene nằm giữa hai promoter.
  4. dolly

    dolly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    *** Có cái gọi là phasemid mà phagemid thì em biết rồi
    *** Cách nhân lên của phage lambda thì em có tham khảo trong sách rồi nhưng họ cũng không viết kĩ lắm nên mới hỏi. Không ai biết sao, cái kiểu nhân lên của nó thật là lạ
    *** Còn câu YRP thì sao ??? Có anh chị nào chuyên về mấy cái này chỉ em với
  5. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    YRP không có khả năng integrate vào chromosome của nấm men, muốn integrate thì có loại YIP, sáp nhập vào NST theo tái tổ hợp tương đồng.
  6. dolly

    dolly Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Ông anh rùa ơi có lộn không: vector mà có hai promoter là pGEM3Z mà nó có hai ori là sp6 và T7 cho phép sao chép từ hai phía chứ đâu phải vector phagemid. Còn vector lai giữa phage M13 với plasmid thì nó có gồm 2 ori không thì em không biết. Như pEMBL8 gồm một đoạn của M13 có tác dụng giúp cho vector tách thành sợi đơn khi có protein replicate gắn vào. Thành phần còn lại thì giống pUC8 gồm 1 gen Amp và LacZ'' , site cắt nằm trên LacZ, ori của plasmid. Ori hình như để tăng số lượng vertor pEMBL8 còn đoạn M13 thì khi bổ sung vào môi trường một phage M13 hoàn chỉnh nó sẽ tổng hợp enzyme giúp phagemid tách thành sợi đơn và hình thành một phage M13 hoàn chỉnh mang sợi đơn của pEMBL8.
    Còn về phasmid (chứ không phải phasemid em viết lộn) thì có thật. Trong cuốn introdution of genetic thì phải của đại học Cambride có ghi nhưng chỉ với một dòng thôi không rõ ràng lắm.
  7. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Nhìn hình thì bạn thấy là pBluescript rõ ràng có 2 promoter T7 và T3, tôi cũng chưa đến nỗi lú lẫn, bạn làm tôi hết hồn!!! , và bạn cũng thấy rõ luôn là nó có 2 ori, một từ phage F1, và một ori từ pUC. Phagemid có 2 ori là định nghĩa giáo khoa đấy bạn ạ, nếu không có 2 ori từ hai nguồn như vậy thì nó đã không được gọi là phagemid.
    Tìm được bài này cho bạn:
    Plasmid. 2001 Jan;45(1):1-17.

    The plasmid status of satellite bacteriophage P4.
    Briani F, Deho G, Forti F, Ghisotti D.
    Dipartimento di Genetica e di Biologia dei Microrganismi, Universita degli Studi di Milano, Milan, 20133, Italy.
    P4 is a natural phasmid (phage-plasmid) that exploits different modes of propagation in its host Escherichia coli. Extracellularly, P4 is a virion, with a tailed icosahedral head, which encapsidates the 11.6-kb-long double-stranded DNA genome. After infection of the E. coli host, P4 DNA can integrate into the bacterial chromosome and be maintained in a repressed state (lysogeny). Alternatively, P4 can replicate as a free DNA molecule; this leads to either the lytic cycle or the plasmid state, depending on the presence or absence of the genome of a helper phage P2 in the E. coli host. As a phage, P4 is thus a satellite of P2 phage, depending on the helper genes for all the morphogenetic functions, whereas for all its episomal functions (integration and immunity, multicopy plasmid replication) P4 is completely autonomous from the helper. Replication of P4 DNA depends on its alpha protein, a multifunctional polypeptide that exhibits primase and helicase activity and binds specifically the P4 origin. Replication starts from a unique point, ori1, and proceeds bidirectionally in a straight theta-type mode. P4 negatively regulates the plasmid copy number at several levels. An unusual mechanism of copy number control is based on protein-protein interaction: the P4-encoded Cnr protein interacts with the alpha gene product, inhibiting its replication potential. Furthermore, expression of the replication genes cnr and alpha is regulated in a complex way that involves modulation of promoter activity by positive and negative factors and multiple mechanisms of transcription elongation-termination control. Thus, the relatively small P4 genome encodes mostly regulatory functions, required for its propagation both as an episomal element and as a temperate satellite phage. Plasmids that, like P4, propagate horizontally via a specific transduction mechanism have also been found in the Archaea. The presence of P4-like prophages or cryptic prophages often associated with accessory bacterial functions attests to the contribution of satellite phages to bacterial evolution. Copyright 2001 Academic Press.

Chia sẻ trang này