1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu nói hay nhất box LHP!

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi cobengangtang, 17/01/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay có đứa bạn nhắn cho cái tin nhắn này:
    Sống trên đời này phải biết quý 4 chữ: chữ "Phải" để luôn sống và làm theo lẽ phải, chữ "Thật" để sống thật, chữ "Nhẫn" để tha thứ, chữ "Tâm" để yêu thương. Nói tóm lại là làm người sống trên đời này cần phải nhớ nằm lòng 4 chữ "Phải Thật Nhẫn Tâm"
  2. em-be

    em-be Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    1.570
    Đã được thích:
    0
    Hi hi sáng nay em-be cũng nhận 1 tin nhắn y chang vậy
    Em-be cũng nhớ đã từng đọc 1 câu của một ông nào đó nổi tiếng lắm nhưng mà quên tên rồi: Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ. Ngẫm lại thấy cũng đúng, tại mình hiền quá nên ko mạnh mẽ gì hết trơn
  3. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Sow thì lại thấy ác thì dễ, hiền mới khó! Giận dữ, thù hằn thì dễ, mà tha thứ cho người ta mới khó. Mà chẳng hiểu tại sao phải nộ, phải ố, khi mà những điều đó chẳng đem lại cái gì tốt lành, ngoại trừ làm cho mình già hơn, mặt mày nhăn nhó cáu giận làm xấu đi, buồn bã khó chịu?...
    Người mà phải "ác", phải "tàn nhẫn" mới chính là những người không mạnh mẽ. Người mạnh mẽ thật sự là một người có tấm lòng vị tha vĩ đại, khoan dung, độ lượng. Chỉ cần một phần can đảm để trở nên giận dữ, nhưng để có thể tha thứ thì phải cần thật nhiều, thật nhiều can đảm.
  4. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với Sow là muốn tha thứ cho người khác thật khó biết bao. Dạo này Kimikamo càng ngày càng thấy mình nhỏ nhen và hẹp lượng, rất hay xét nét những lỗi lầm của người khác, nhất là khi những chuyện đó có ảnh hưởng đến lợi ích của mình.
    Không biết có phải vì dạo này hay bị stress, hay là như người ta thường nói, càng già càng khó tính
  5. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Khôn chết, dại chết, biết sống!
    Câu này thiệt là hay quá đi. Dĩ nhiên là mình không phải vừa biết đến câu này, mà chỉ là càng lớn càng thấy ý nghĩa câu này hay lắm.
    Biết thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Biết người, biết ta. Biết cư xử, biết thiên nhiên, biết vạn vật. Biết cái gì cần biết và không nên biết quá nhiều những gì không nên biết. Biết cái gì là nên biết và cái gì là không nên biết.
    Biết tới mức độ nào của cái cần biết và nên biết tới mức độ nào của cái không nên biết. Để biết mức độ nào tức là phải biết quyết định cái gì chi phối mức độ đó. Vì rằng mọi vật đều có quan hệ nhân quả nên ta phải tự hỏi tại sao biết, tại sao biết đến mức đó, tại sao không biết, tại sao không nên biết quá mức giới hạn.
    Đã biết cái thế giới xung quanh còn phải biết cái thế giới nội tâm bên trong ta cũng như bên trong sự vật vì mắt ta không bao giờ có thể nhìn thấy được hết sự vật. Biết rằng ta không bao giờ có thể biết tất cả mà chỉ biết được cái gì đó hữu hạn thôi. Biết bên trong cái vỏ của sự vật là điều khó khăn vì cái vỏ bên ngoài đã che dấu sự vận động bên trong của sự vật rồi. Muốn biết cái bên trong cần rất nhiều nỗ lực vì cái có xu hướng vận động mạnh mẽ là cái bên trong của sự vật còn bên ngoài có xu hướng tĩnh tại. Chỉ khi nào bên trong vận động thì bên ngoài mới thay đổi và ngược lại, những vận động đủ mạnh bên trên lớp vỏ sự vật có thể thay đổi cái nội dung bên trong nó, hoặc có thể ngăn trở đẩy lùi sự vận động nội tại. Biết bên trong cái vỏ và biết bên ngoài cái vỏ của sự vật không có nghĩa là đã biết hết sự vật.
    Vạn vật là vô số mà sự hiểu biết của ta không thể vô hạn. Muốn biết được sự vật ta phải hiểu các mối quan hệ của sự vật với nhau. Có nhiều mối quan hệ giữa sự vật với sự vật như quan hệ nhân quả, quan hệ hỗ tương, quan hệ xung khắc và đôi khi chẳng có quan hệ gì. Biết quan hệ nào tác động lên sự vật cũng cần biết thêm mức độ tác động của sự vật lên lẫn nhau, tức biết mối quan hệ hai chiều giữa hai sự vật, biết mối quan hệ đa chiều giữa nhiều sự vật, biết sự tác động đa chiều của hệ thống vạn vật lên một sự vật và lên những hệ thống sự vật khác. Sự xuất hiện, tồn tại và hủy diệt của một sự vật là kết quả của nhiều nguyên nhân tự thân và nguyên nhân ngoại tác.
    Đã biết sự vật ta cũng cần biết rằng ta cần làm gì đối với sự vật. Và ta cần biết ta với sự vật có mối liên quan gì. Muốn biết ta cần làm gì thì ta phải biết nên làm theo thước đo nào. Và muốn biết được chân giá trị thì ta phải biết thật nhiều những khía cạnh về các mối quan hệ của sự vật với thế giới. Có biết thế giới vạn vật mới biết được mối quan hệ của vạn vật với sự vật và mới biết được thước đo giá trị để ta biết cần làm gì với sự vật.
    Vì thước đo mà ta biết không bao giờ bất động mà thay đổi mãi thôi. Khi thước đo thay đổi thì ta không còn biết nữa mà phải làm lại từ đầu. Mà cuộc đời thì hữu hạn còn vạn vật trong cuộc sống là vô hạn và vạn vật thì thay đổi liên tục nên những gì ta biết chẳng là gì cả vì ta mãi tìm hiểu lại những gì ta tưởng rằng ta đã biết nhưng thật sự những điều đó đã thay đổi và ta không còn biết nữa. Ta chẳng biết gì cả vì những gì ta không biết thì không bao giờ ta biết hết và những gì ta không biết thì đã là những gì ta đã biết. Mỗi phút giây trôi qua những gì ta biết đã bị xoá sạch và ta lại trở thành kẻ không biết. Ta không biết tức là ta đang biết và khi ta đang biết ta biết là ta đang không biết. Vì ta không biết hết những gì ta cần biết nên những hành động quyết định của ta lên sự vật là những hành động có tính may rủi vì hậu quả của những hành động đó ta không thể biết hết được.
    Sự may rủi ra đời khi con người không thể biết được hết bản chất và sự vận động của vạn vật. Con người có thể giảm may rủi khi mà sự hiểu biết của con người tăng lên. Tuy nhiên con người không bao giờ có thể tiêu diệt triệt để sự may rủi vì con người không đủ khả năng biết hết thế giới. Tuy nhiên con người có thể phần nào giảm được hệ quả của may rủi bằng những phương pháp triệt bỏ một phần lợi ích nhằm bù đắp cho hệ quả mà may rủi gây ra. Dù sao đi nữa, một khi may rủi là không thể biết hết được thì hệ quả của nó cũng không thể nào biết hết được.
    Biết sự vật, biết mối quan hệ nội tại và ngoại tác của sự vật, biết cách tác động lên sự vật, biết cách giảm thiểu may rủi không có nghĩa là đã biết tất cả. Vì mọi quyết định tác động lên sự vật đều gây ảnh hưởng đến sự vật khác nên mỗi hành động như vậy đều gây ra những chuỗi tác động liên hoàn của sự vật. Sự tác động liên hoàn của sự vật là sự tác động khó dự báo nhất và cũng may rủi nhiều nhất. Và vì con người không thể nào biết tất cả nên con người phải chịu rủi ro vì kẻ tác động vào sự vật không ít thì nhiều là những kẻ quan hệ đến sự vật và có nhiều khả năng chịu tác động ngược của sự vật. Biết ở đây cần biết thêm rằng khi đã tác động vào sự vật thì kẻ biết cũng cần chấp nhận những hậu quả do quyết định của mình tạo ra. Mọi quyết định dù ít hay nhiều đều có sự mất mát của một lợi ích và đạt được một lợi ích.
    Lợi ích không nên hiểu là lợi ích hữu hình vì lợi ích còn là vô hình nữa. Lợi ích thực chất là những tác động của vạn vật có lợi lên kẻ ra quyết định. Sự vận động của vạn vật sẽ sản sinh ra, gây tồn tại, gây vận động, cũng như gây sự hủy diệt cho những sự vật bên trong nó. Và những sinh ra, tồn tại, hủy diệt, vận động của sự vật dù vô hình hay hữu hình mà mang lại khả năng sử dụng cho kẻ quyết định, vốn cũng chỉ là tổng hợp nhiều sự vật, thì có thể gọi là lợi ích. Ngược lại, những gì hủy đi những khả năng sử dụng của kẻ quyết định được gọi là thiệt hại.
    Kẻ biết là kẻ sống, là vì kẻ ấy biết rằng hắn không biết. Mà thực ra là hắn đã biết không chỉ sự vật mà còn biết mối quan hệ nội tại và ngoại tác của sự vật và của sự vật với thế giới, hắn biết sự vận động, tuần hoàn crua sự vật trong nhiều hệ thống, có khả năng giảm thiểu rủi ro và chấp nhận sự trả giá cho quyết định của mình. Hắn cũng biết rằng những gì hắn biết cũng là những gì hắn đã không còn biết nữa. Hắn biết là hắn không thể biết hết những gì hắn muốn biết mà chỉ có thể biết cái gì cần biết và cái gì không cần biết. Và hắn cũng biết cái gì có thể biết và có thể biết đến mức độ nào. Kẻ biết là kẻ biết sử dụng cái biết của hắn để lợi ích là lơn nhất và thiệt hại là nhỏ nhất. Và kẻ biết tức là kẻ biết rằng mình không biết và biết khi nào mình biết và biết cách quyết định tác động lên sự vật.
    Những kẻ khôn là những kẻ đã biết quá nhiều những điều không nên biết. Những kẻ khôn cũng là những kẻ không biết cái gì không nên biết còn cái gì là nên biết. Những kẻ khôn cũng là những kẻ không biết sự tác động của vạn vật lên sự vật, cũng không biết được sự thay đổi nội tại và ngoại tác của vạn vật mà chỉ biết đến một sự vật. Kẻ khôn là kẻ cứ ngỡ mình biết nhưng thật sự là không biết vậy
    Còn những kẻ dại là những kẻ không biết vạn vật, không biết sự tương tác của vạn vật, không biết sự thiệt hại có thể gây ra. Kẻ dại là kẻ không biết.
    Kẻ khôn và kẻ dại đều là hai kẻ không biết nhưng kẻ khôn là kẻ không biết mà cứ ngỡ mình biết. Vì kẻ khôn tạo ra một vỏ bọc như vậy nên hậu quả mà hắn gây ra cho bản thân cũng như cho môi trường xung quanh lại có khi tệ hại hơn những kẻ dại. Còn kẻ biết là kẻ sống và là kẻ biết sống.
    Anh Tuấn
  6. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Hi, quote lại bài này để có gì nó hổng mất nữa!
    Nói chứ cái câu nói này, càng ngẫm càng thấy... có vẻ đúng. Sow không "thù ghét" hay "ân oán" gì với nó nữa rùi, mà bi giờ, nó như là một "lời nhắc nhở đầy ấn tượng", nhắc mình phải luôn biết tự làm mới, để dù có 5 năm, 10 năm hay 20 năm sau cũng không đến nỗi "ngán nhau đến tận cổ"
  7. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Câu này nghe hay hay ghê ta ơi. Mà lạ tai quá! Sao trước giờ chưa bao giờ nghe nhỉ???
  8. Free_Wing

    Free_Wing Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Bài viết:
    907
    Đã được thích:
    0
    Câu này trích trong "Cổ học tinh hoa", một sách xưa kể chuyện xử thế thời chiến Quốc. Người ta hay nói: Khôn như Dương Tu, dại như Hàn Tín và biết như Trương Lương. Câu này là từ 3 tích cổ trên mà ra vì Dương Tu, Hàn Tín chết vì khôn và dại, còn Trương Lương thì vì biết mà sống.
    Thời Tam Quốc Hậu Hán, Dương Tu vốn là mưu sĩ, rất thông minh, là người sống lâu trong phủ thừa tướng Tào Tháo. Khi quân bị quân Thục chặn đánh ở Tà Cốc, tướng là Hạ Hầu Đôn vào hỏi xin lệnh, Tào Tháo lúc ấy đang ăn canh gà, suy nghĩ nếu rút quân thì lỡ việc tốn công, nếu đánh tới thì ắt khó thắng nên buột miệng truyền mật khẩu hành quân là "kê cân" tức là gân gà. Dương Tu là quan Hành quân chủ bộ của Tào Tháo nghe thế liền bảo quân thu trại rút quân. Tào Tháo nghe thế hạch tội, tại sao thu quân mà không phép. Dương Tu bẩm: Kê cân là gân gà, vốn dai, ăn thì không cắn được mà bỏ đi thì uổng. Thừa tướng ban mật khẩu này chẳng phải trong bụng đã mệt mỏi muốn rút quân hay sao? Tào Tháo nghe giật mình vì bị Dương Tu nói trúng tâm can, vừa khen người này thông minh vừa đa nghi mà rằng nếu để Dương Tu sống thì ắt có hại vì có kẻ thấu hiểu bụng dạ, đầu óc mình, nên mới hạch tội đem chém. Đó là khôn như Dương Tu, vì thông minh quá mà chết.
    Hàn Tín là tướng tài của Lưu Bang, có đại công đánh bại Hạng Võ giúp Lưu Bang lập nhà Hán cuối thời Chiến Quốc khi Hán Sở tranh hùng. Hàn Tín vốn là võ tướng, binh lược và võ lược đều tinh thông, vì có công lớn với triều đình nên ỷ uy quyền và binh lực trong tay nên ra phần hống hách với chúa là Lưu Bang. Lưu Bang sau khi lập quốc thì một mặt vừa mang ơn các đại thần, một mặt lại lo ngại bị các quan, tướng làm phản nên mang mưu đồ diệt trừ. Hàn Tín có bạn xưa là Chung Ly Muội, vốn là võ tướng của Hạng Võ. Khi Hạng Võ bị diệt thì Chung Ly Muội được Hàn Tín nghĩ tình xưa mà thu nạp dưới trướng. Lưu Bang nghe được tin cho rằng Hàn Tín làm phản triệu Hàn Tín về triều. Hàn Tín nhận chỉ biết là vua nghi ngờ nên mới ép chết Chung Ly Muội rồi cắt đầu đem về kinh chứng tỏ lòng trung thành. Các bộ tướng đều khuyên Hàn Tín không nên về triều vì ý vua đã thế mà lòng dạ vua cũng đã rõ. Hàn Tín không nghe vẫn về triều bị vua tước hết binh quyền và phong tước làm Hoài Âm Hầu. Sau Hàn Tín bị Lữ Hậu nhân khi Hán Cao Tổ vừa mất, Hàn Tín dâng thư cảnh cáo Lữ Hậu phải làm theo di chỉ của vua, cấu kết với Tiêu Hà mà giết chết. Đó là Hàn Tín biết sẽ đi vào con đường chết mà vẫn về triều bị tước hết binh quyền, không được tham dự triều chính và về sau bị giết mà không có quân chống cự.
    Còn Trương Lương hay Trương Tử Phòng là quân sư của Lưu Bang Hán Cao Tổ. Nhờ Trương Lương với Hàn Tín mà Lưu Bang mới thắng được Hạng Võ diệt Sở lập được nhà Hán trên 490 năm. Khi Lưu Bang diệt Sở, Trương Lương sớm biết mưu đồ bá vương của Hán Cao Tổ muốn diệt đại thần nhằm trừ đi hậu hoạn nên đã khôn khéo từ quan ở ẩn cư, đọc sách, tu thân. Từ đó mai danh ẩn tích. Nên nhờ biết thời cuộc, biết ý vua mà Trương Lương không bị họa sát thân như Hàn Tín và những vị đại thần khác.
    Đó là cái tích của câu nói Khôn chết, dại chết, biết sống vậy.
  9. MIAO_SLAN

    MIAO_SLAN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2006
    Bài viết:
    490
    Đã được thích:
    0
    Topic này bị chìm lâu quá gồi. Móc lên coi có ai viết gì ko. Nếu ko, nó chìm lần nữa là cho nó die luôn!
  10. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Câu này của Nietzsche. Nghĩa thì đọc nhiều về Nietzsche sẽ hiểu rõ ý hơn, hiểu cái context hơn.
    Mấy lần Angie định nói với cô em-bé nhưng không tiện nói, vì biết cô em-bé không đọc Nietzsche.
    Và mặc dù câu này đã đc trích dẫn trong tác phẩm Đời thừa của Nam Cao, nhân vật nhà văn Hộ nói. Không có mấy người thật sự hiểu những message truyền tải trong chương trình văn học 12 năm , nói chi là thèm nhớ đến.
    Nhắc đến Nietzsche, có câu nổi tiếng hơn: Thượng đế đã chết.
    Câu này cũng vậy, phải hiểu trong ngữ cảnh của nó. Thượng đế đã chết nghĩa là con người k còn biết tin vào ai lèo lái cuộc đời của nó cả, nghĩa là tất cả vận mệnh của nó nằm trong tay chính nó. Với 1 số người, vào 1 giai đoạn nào đấy của lịch sử hay của cuộc đời họ, đây là sự tự do ý chí ở mức độ cao nhất (đời này tao nắm quyền kiểm soát tất!) Với một số người khác, đó là sự lạc lõng vô bờ bến.
    Nói gần nói xa, chẳng là thế này, cô em-bé có nhiều khi không biết quyết định thế nào, X hay Y, những lúc đó thì ắt có cảm giác lạc lõng bất lực. Đó là cảm giác tiêu cực mà cô em-bé thường cảm thấy.
    Với Angie, Nietzsche và Hesse có sự liên hệ khắng khít... Thích đọc (về) 2 ông này.

Chia sẻ trang này