1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu nói, mẩu chuyện .... đầy tâm lý ?!

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi Hoailong, 09/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Những câu nói, mẩu chuyện .... đầy tâm lý ?!

    "Con tim có những lý lẽ của nó mà lý trí không thể hiểu nổi".
    "Le c"ur a ses raisons que la raison ne connaĩt point"
    "Khẩu Phật, Tâm xà"

    "Chỉ biết bấy nhiêu thôi"
    " Nhờ Các Bác tiếp tục"

    "Có phải tâm lý k0 nhỉ ?"
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tham gia với bạn Hoai Long cho vui nhé(Nhớ theo cảm nhận, có thể kô chính xác về mặt từ ngữ)
    1. Có ba cái không nên:
    Không biết những gì nên/cần biết
    Biết những gì không nên/cần biết
    Biết một cách hời hợt cái cần biết
    2. Quỷ sứ là cái bóng cái Thượng đế
    ....
  3. Mjnicklove

    Mjnicklove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    1
    cái này có lẽ không phù hợp nhiều lắm với chủ đề Tâm lý học ...
  4. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Chào Bạn Dumb; Bạn khoẻ chứ ? Chúc mừng bạn trở lại góp sức cùng với Box TLH .
    Sau đây là nhận định cá nhân tôi:
    Câu 1 - là LÝ : phủ định của cái phủ định .
    không nên: Biết một cách hời hợt cái cần biết
    là 1 nhận định
    Câu 2 - Nếu là 2. Quỷ sứ là cái bóng CỦA Thượng đế thì là thuộc vềTÂM
    còn 2. Quỷ sứ là cái bóng cái Thượng đế Thì ???
    -To Mjnicklove; thế Bạn có câu nói nào hay mẫu chuyện con con nào mà .... rất Tâm Lý cho Anh em học hỏi đi nào ?

    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 08:05 ngày 10/03/2005
  5. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
  6. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Giải thưởng Nobel cho nhà tâm lý
    Hạnh phúc là gì ? Làm thế nào để có được hạnh phúc ? Đó luôn là vấn đề trăn trở của con người, một đề tài khoa học cho thiên niên kỷ mới.
    Trên thế giới chưa có ngành khoa học nào giải thích rõ ràng hạnh phúc là gì ? Con người là một sinh vật phức tạp và trải nghiệm hạnh phúc bằng nhiều cách khác nhau khiến định nghĩa của danh từ cao sang này càng trở nên khó khăn hơn.
    Trong cuộc sống ta thường thấy người này hạnh phúc hơn người kia do họ được sinh ra với khí chất tốt. Các nhà tâm lý cho rằng hơn 50% số người trên trái đất có được hạnh phúc. Nhưng họ vẫn tiếp tục nghiên cứu để khẳng định con người luôn muốn được sung sướng hơn.
    Tiền không làm con người hạnh phúc. - Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2003 được trao cho nhà tâm lý học Daniel Kahneman thuộc Trường Đại học Princeton (Mỹ) vì những đóng góp của ông trong việc nghiên cứu nguyên nhân tiền bạc có thể mua được hạnh phúc nhưng không làm con người hạnh phúc. Các nhà kinh tế nghiên cứu các phép tính mang lại hạnh phúc như đặt giá cho hôn nhân, công ăn việc làm, môi trường trong sạch, ít lạm phát v.v... Hình mẫu kinh tế chuẩn mực cho rằng hạnh phúc là sự cân đối giữa công việc (đau khổ) và hưởng thụ (sung sướng). Người hạnh phúc là được tiêu pha thoải mái và có nhiều thời gian rỗi. Tuy nhiên, giáo sư Richard Layard, Trường Kinh tế London, phản bác lại rằng xã hội phương Tây thật điên rồ khi cứ tiếp tục tích lũy vật chất trong khi con người cảm thấy không được an toàn và stress nhiều hơn. Ông phát biểu: "Tâm hồn yên tĩnh và sự an toàn là những điều thông thường phải được tăng lên (chứ không phải giảm đi) khi con người trở nên giàu hơn". Trong vòng 50 năm qua, mức sống trong các nước phát triển tăng lên không ngừng nhưng con người ở đây không hạnh phúc hơn.
    Không chỉ có các nhà kinh tế, tâm lý học mà ngay cả triết học, thần kinh học, dược học, khoa học chính trị, di truyền và ngôn ngữ đều nghiên cứu về hạnh phúc. Chương trình dữ liệu World database for Happiness ra đời, nhiều tờ báo mở mục nghiên cứu hạnh phúc. Nhà tâm lý học Timothy Sharp người Úc lập Viện Nghiên cứu Hạnh phúc ở Sydney.
    Hạnh phúc và niềm vui ở vỏ não trái. - Giáo sư Richard Davidson của Trường Đại học Wisconsin (Mỹ) đang nghiên cứu tác động của não đối với hạnh phúc tại một trong những phòng thí nghiệm hiện đại nhất thế giới. Ông phát hiện cảm giác hạnh phúc và vui sướng tác động mạnh lên vỏ não trái, còn lo lắng và ưu phiền thường tập trung ở não phải. Giáo sư Davidson tin chắc rằng não có thể được tái tạo nhằm đạt được khoái cảm hạnh phúc tột đỉnh. Nghiên cứu của ông về não bộ các nhà sư khi họ trầm tư mặc tưởng càng củng cố giả thiết này.
    Thế nào là người hạnh phúc?. - Nhà tâm lý học Seligman trong cuốn Hạnh phúc đích thực (Authentic Happiness) ra đời năm 2004 và trên website www.authentichapiness.com cho rằng người hạnh phúc là người say mê hoạt động quên bản thân và thời gian, sống theo bản năng và không trông đợi vào những hoàn cảnh cũng như tác động của xã hội. Seligman từng là chủ tịch Hội Tâm lý học Mỹ, một trong những người sáng lập ra phong trào "tâm lý tích cực". Tham vọng của ông làm tăng "mức độ hạnh phúc của con người" trên toàn thế giới trong vòng 10 đến 15 năm tới. Nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ Ed Diener cho rằng người hạnh phúc thường tự tin hơn, làm việc tốt hơn, giải quyết tình huống sáng tạo hơn, có hệ thống miễn dịch tốt hơn những người thất vọng. Người hạnh phúc yêu thích hôn nhân, hết lòng vun đắp gia đình, có nhiều lợi thế và kiếm được nhiều tiền hơn kiểu người thất thế, trầm uất.
    10 bước làm bạn hạnh phúc
    1. Nắm chắc mục đích việc mình làm
    Người hạnh phúc phải có mục đích rõ ràng, thiết thực. Nên biết chắc bạn muốn gì và cần phải làm gì để đạt được mong muốn đó. Mục tiêu của bạn phải hợp lý (cụ thể, vừa phải, dễ thực hiện, thực tế và có giới hạn).
    2. Hiểu rõ lý do việc mình làm
    Nắm chắc mục tiêu cuộc sống sẽ càng làm tăng cơ hội đạt được hạnh phúc thực sự của bạn. Phải xác định rõ bạn có lý do chính đáng để đi tới mục tiêu đó.
    3. Phải mạnh mẽ
    Nên hiểu rõ bạn giỏi về lĩnh vực nào để tìm cách thực hiện. Hạnh phúc không chỉ ở chỗ bạn nhìn ra khuyết điểm và khắc phục điểm yếu mà còn phải tin vào tài năng và phẩm chất của chính mình nữa.
    4. Không nên đơn thương độc mã
    Phải dựa vào sự cổ vũ của gia đình, bè bạn, đặc biệt những người có quan hệ thân thiết với bạn, luôn nỗ lực để cải thiện các mối quan hệ đó. Hãy rủ họ cùng làm với mình, chia sẻ kinh nghiệm và không quên ủng hộ họ.
    5. Có thái độ tích cực
    Một trong những yếu tố quan trọng của hạnh phúc là phải luôn suy nghĩ lạc quan. Dù bạn không được lựa chọn làm một số công việc nhưng bạn được quyền suy nghĩ về nó. Chính nó sẽ làm tăng khả năng biến bạn thành người may mắn.
    6. Luôn năng động
    Muốn hạnh phúc, bạn phải là người khỏe mạnh. Luôn năng động, tập thể dục đều đặn, ăn uống điều độ, ngủ và nghỉ đủ.
    7. Kiểm soát
    Kiểm soát đến mức tối đa cuộc đời bạn. Học và thực hành cách giải quyết vấn đề, thu xếp thời gian, nghiền ngẫm và giao lưu. Tuy không ai hoàn toàn kiểm soát được bản thân nhưng quan trọng là phải thực tế và chấp nhận cả những lúc bạn không giữ được mình.
    8. Tuân theo kỷ luật
    Hạnh phúc không gì hơn là giữ kỷ luật hằng ngày. Tránh rầu rĩ hay phê phán sai lầm của mình ngày này sang ngày khác. Dù hôm nay bạn được ưng ý, nên bắt đầu có chiến lược ngay cho mình. Hãy tập trung vào nó, bạn sẽ thấy vui ngay trước khi sự việc xảy ra.
    9. Hãy sống cho hiện tại
    Người hạnh phúc thường dành thời gian nghĩ đến hiện tại hơn là đắm chìm trong quá khứ hay lo lắng về tương lai. Rút ra bài học từ sai lầm của chính bạn, vạch kế hoạch cho tương lai nhưng hãy tận hưởng cuộc sống ngay đi.
    10. Luôn tiến lên phía trước
    Ai cũng gặp rắc rối cả. Người hạnh phúc lường trước và đối phó được với rắc rối khi cần. Phải học tính kiên nhẫn, bền gan. Hạnh phúc sẽ ở bên bạn.
    Tiến sĩ Timothy Sharp (Viện Nghiên cứu Hạnh phúc)

    Theo The Bulletin, Newsweek
  7. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Giải thưởng Nobel cho ngành tâm lý học
    Thật sự là từ trước đến nay chua hề có 1 giãi thưởng NOBEL nào cả cho riêng ngành tâm lý học .
    Chỉ có các giãi thưởng cho các ngành Y HỌC & KINH TẾ liên quan đến Tâm Lý .
    Chẳng hạn như giải Nobel năm 1973 được trao cho KARL VON FRISH, KONRAD LORENZ và NIKOLAAS TINBERGEN vì những khám phá liên quan đến ?ophát hiện cơ cấu tổ chức và mối tương tác giữa cá nhân và khuynh hướng xã hội? có thể liệt vào một công trình mang tính xã hội học hay ít ra là tâm lý học.
    Tâm lí y học :
    2000 một nhà khoa học Thụy Điển (Arvid Carlsson)
    và hai nhà khoa học Mỹ đã được nhận giải Nobel Y học cho những công trình nghiên cứu về cơ chế truyền thông tin trong hệ thần kinh (dopamin, noradrenalin, serotonin và một số peptid thần kinh ), những công trình này đem lại khả nZng triển khai các thuốc điều trị bệnh Parkinson và tâm thần phân liệt.
    1904
    Giải được trao cho IVAN PETROVICH PAVLOV để thừa nhận những công trình của ông về sinh lý tiêu hóa với "học thuyết phản xạ có điều kiện",, qua đó đã thay đổi và nâng cao hiểu biết về những khía cạnh sống còn của con người.
  8. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Tính từ năm 1901 đến 2002, DANIEL KAHNEMAN(sinh 1934) thuộc Trường Đại học Princeton (Mỹ) là nhà Tâm Lý Học đầu tiên nhận giải Nobel về kinh tế. Khi nói tới giá trị, ngoài trừ những giá trị vật thể/ hữu thể như nhà cửa, đất đai, tiền bạc, các vấn đề của mặt phi vật thể như yêu, thương, giận, ghen, ghét, hận, thù, v.v... đều có giá trị.
    Có bạn nào thích đi ăn sup vi cá với người mình hận không, mặc dù người ta bao?
    Cùng với nhà kinh tế học Mỹ Vernon Smith (1927, Đại học George Mason), hai ông đã phát triển các lý thuyết và thực nghiệm tâm lý học vào phân tích sự điều chỉnh hành vi kinh tế của con người trong điều kiện bất định, giúp giải thích nhiều hiện tượng trước đó chưa giải thích được .
    Năm 1978: giải được trao cho nhà kinh tế học Mỹ HEBERT A. SIMON(1916-2001, Đại học Carnegie-Mellon), vì công trình nghiên cứu tiên phong của ông về quá trình thuật ra quyết định cho các đóng góp quan trọng để hiểu các tổ chức ứng xử ra sao trong khuôn khổ các tổ chức kinh tế mang tính kinh tế học hay ít ra là tâm lý học . HEBERT A. SIMON đả cùng Allen Newell là những nhà KH tiên phong về "trí tuệ nhân tạo (AI)? được khai sinh ra như một ngành học vào năm 1956, theo ý tưởng của John McCarthy, Alan Newell, Herbert Simon và một vài người khác với thuật toán tiến hóa (Nói rõ hơn đây là những chương trình phần mềm có khả năng kiểm tra sự liên kết hoạt động của các neuron nhân tạo và sau đó chọn ra cách tốt nhất để giải quyết một nhiệm vụ được giao) .
    Theo Báo Quốc Tế điện tử thì Điều đáng tiếc của giải thưởng Nobel là bỏ sót các phát hiện lớn:
    Phê bình nào cũng có cơ sở: Về vấn đề thiếu sót thì quả là không thể nào tránh khỏi, vì mỗi năm Ủy ban Nobel chỉ trao giải cho tối đa là ba nhà khoa học; do dó, những người khác, dù có cống hiến xuất sắc, bị "lọt sổ".
    Năm 1901, giải thưởng Vật lý Nobel lần thứ nhất được trao cho Roentgen - người phát hiện ra tia X. Những sáng tạo khoa học kỹ thuật có tính nguyên thuỷ mà giải thưởng Nobel trao cho đều đã có tác dụng trọng đại đối với toàn bộ nền văn minh và tiến bộ xã hội của loài người.
    Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đều phải vượt qua nhiều môn khoa học, nhất là phần lớn các nghiên cứu về vật lý, hoặc nhiều hoặc ít đều liên quan tới nhiều phạm trù khoa học khác, nếu không đặt thêm hạng mục thưởng mới, các nhà nghiên cứu khoa học sẽ càng ngày càng khó nhận được giải Nobel.
    Do trong di chúc, Nobel chỉ yêu cầu trao giải thưởng mang tên ông cho"những người có cống hiến lớn nhất cho nhân loại" trong sự nghiệp vật lý, hoá học, sinh học hoặc y học, văn học và hoà bình, cộng thêm Uỷ ban xét chọn giải thưởng Nobel đã kiên trì nhiều nguyên tắc lựa chọn không hợp lý, nên trong thế kỷ 20:
    Thuyết tương đối của Einstein, Định luật Hubble của nhà thiên văn Mỹ Edwin Hubble, Sinh vật địa lý học trên đảo của Robert McArthur và Edward Wilson, lý luận Ý thức và vô thức của FREUD, lý luận Đại lục trôi dạt của nhà vật lý Wergena đều vô duyên với giải Nobel.
    Lý luận Ý thức và vô thức: Năm 1929, FREUD - nhà tâm lý học nổi tiếng người Đức đã đề xuất lý luận về "ý thức và vô thức và ảnh hưởng của chúng đối với hành vi" náo động một thời. Nhưng lý luận này không khiến ông được giải Nobel vì thời đại mà Nobel sống, tâm lý học mới ở vào giai đoạn phát triển ban đầu, cho nên lý luận tâm lý học không được đưa vào phạm vi xét chọn.
    Cuốn Giải tích giấc mơ xuất bản năm 1900 là tác phẩm đại biểu của Freud và cũng là tác phẩm đặt nền móng cho học thuyết phân tích tinh thần, đồng thời cũng có thể coi là một trong những văn kiện quan trọng nhất của khoa học xã hội nhân văn
    trong thế kỷ 20. Cuốn sách đó, FREUD phải mất hơn 2 năm mới hoàn thành và gần 10 năm sau mới được người ta coi trọng.
    Trong khi Freud còn sống nó đã được tái bản 8 lần với gần 10 thứ tiếng.
    Sinh vật địa lý học đảo: Những năm 50 và 60 của thế kỷ 20, Robert McArthur và Edward O Wilson sau khi đã vận dụng toán học nghiên cứu và tiến hành khảo sát thực địa một cách sáng tạo đã đề xuất lý luận các loại giống đã di cư đến lãnh địa mới như thế nào, khiến giới khoa học thế giới kinh ngạc. Ngày nay, những người làm công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vận dụng lý luận này có thể tính ra để bảo vệ sự sinh tồn của các giống đứng trước nguy cơ diệt chủng cần phải có bao nhiêu đất để chúng dừng lại; các nhà sinh thái tiến hóa học lợi dụng
    lý luận này đã có sự hiểu biết sâu sắc hơn về sự cấu thành loài giống và sự tuyệt chủng. Năm 1972 Robert McArthur mất và Edward O Wilson cũng không được giải Nobel .
    Ủy ban Nobel không có lệ trao giải thưởng cho người đã chết!
    GHI CHÚ
    Định luật Hubble: Những năm 20, 30 của thế kỷ 20, nhà thiên văn học Mỹ là Edwin Hubble vạch rõ, trong vũ trụ vô hạn, hệ ngân hà chỉ là "một thành viên nhỏ xíu". Năm 1929, sau khi nghiên cứu tư liệu khoảng cách giữa các hệ sao do người đi trước đo được, Hubble phát hiện: màu của đường quang phổ hệ thống sao ở xa hơi đỏ hơn so với hệ sao ở gần.
    Hubble đã đo cẩn thận sự đỏ hóa đó, phát hiện được nó thay đổi có tính hệ thống, hơn nữa hệ sao càng ở xa, đường quang phổ càng đỏ hơn... Qua nhiều nghiên cứu nữa, Hubble tổng kết và nâng thành lý luận: hệ sao "chuyển sang đỏ" nhanh nhất là hệ sao cách chúng ta xa nhất. Đó chính là "định luật Hubble" nổi tiếng. Nhưng theo quy định cũ, sự phát hiện về vật lý học thiên thể không nằm trong phạm vi xét chọn, nên đã làm cho Hubble mất cơ hội nhận thưởng.
    Lý luận Đại lục trôi dạt: Wergena là nhà khí tượng học, vật lý học địa cầu người Đức, sinh năm 1880 ở Berlin và mất sau một tai nạn khi khảo sát nguồn gốc băng ở Greenland năm 1930.
    Wergena nổi tiếng thế giới với học thuyết Đại lục trôi dạt. Trong tác phẩm bất hủ "Sự hình thành đại lục và hải dương", ông đã cố gắng khôi phục lại mối liên hệ giữa vật lý học trái đất, địa lý học, khí tượng học và địa chất học - những mối liên hệ này do sự phát triển chuyên ngành hóa của các khoa học mà bị cắt đứt - dùng phương pháp tổng hợp để chứng minh lục địa trôi dạt.
    Nhưng do sự hạn chế về trình độ phát triển khoa học đương thời, học thuyết này còn chưa được giải thích bằng động lực học hợp lý nên bị các học giả chính thống trách cứ. Chỉ sau khi ông mất được 30 năm, tính chính xác của học thuyết "Đại lục trôi dạt" mới được công nhận.
    Và cũng vì thế Wergena không được giải Nobel.
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 07:30 ngày 23/03/2005
  9. n_m_psy

    n_m_psy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Thật tiếc khi không có giải Nô ben cho tâm lý học trong khi rõ ràng không thể phủ nhận tâm lý và sinh lý của con người là 2 mảng có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau. Trong khi người ta ngày càng chú ý tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ về mặt thể chất thì nhiều khi yếu tố sức khoẻ tâm thần của con người còn bị coi nhẹ, nhất là ở những nước đang phát triển???
  10. Hoailong

    Hoailong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2004
    Bài viết:
    2.602
    Đã được thích:
    49
    Các giải thưởng Nobel về y học liên quan đến Tâm Lý
    2004
    Giải Nobel Y học năm 2004 đã được trao cho 2 nhà khoa học Mỹ là Richard Axel và Linda B. Buck với công trình nghiên cứu "Các thụ thể mùi và tổ chức của hệ thống khứu giác".
    2002
    Giải Nobel Y Sinh học năm 2002 được trao cho Sydney Brenner, H. Robert Horvitz và John E. Sulston vì những khám phá của họ về "Ðiều hòa di truyền trong phát triển tạng và chết tế bào theo chương trình"
    1999
    Guynter Blobel, Đức, phát hiện protein mang những tín hiệu thiết yếu điều khiển sự chuyển vận và định vị của chúng trong tế bào. Một số bệnh di truyền của con người có nguyên nhân do sai lạc tín hiệu và cơ chế chuyển vận này.
    1995
    Edward B. Lewis và Eric F. Wieschaus, Mỹ: và Christiane Nueslein- Volhard, Đức, phát hiện cách thức gen kiểm soát sự phát triển của bào thai người trong tử cung.
    1983
    Barbara McClintock, Mỹ, nghiên cứu về di truyền học.
    1981
    David H. Hubel và Torsten Wiesel, Mỹ, phát hiện rằng kích thích thị giác ở trẻ nhỏ có quan hệ với thị lực trong tương lai; và
    * Roger W. Sperry, Mỹ, trình bày một kiểu phân công các hoạt động não
    1979
    Alan M. Cormack, Mỹ; và Godfrey Newbold Hounsfield, Anh, triển khai kỹ thuật X-quang cát lớp có gắn máy tính.
    1977
    Rosalyn Sussman Yalow, Andrew Vincent và Robert C.L. Guillemin, Mỹ, kỹ thuật mới xử lý hệ nội tiết và kiểm soát về mặt hoá học đối với các xúc cảm và bệnh thái của người.
    1973
    Giải được trao cho KARL VON FRISH, KONRAD LORENZ và NIKOLAAS TINBERGEN vì những khám phá liên quan đến tổ chức và suy luận các mô hình hành vi cá nhân và xã hội.
    1971
    Giải được trao cho EARL W.JR. SUTHERLAND vì những khám phá liên quan đến cơ chế hoạt động của các hormon.
    1970
    Giải được trao cho BERNARD KATZ, ULF VON EULER vì những khám phá liên quan đến các chất dẫn truyền dịch thể ở đầu mút dây thần kinh và các cơ chế lưu trữ, giải phóng và bất hoạt chúng.
    1967
    Giải được trao cho RAGNAR GRANIT, HALDAN KEFFER HARTLINE và GEORGE WALD vì những khám phá liên quan đến những quá trình hoá học và sinh lý học cơ bản của thị giác trong mắt.
    1963
    Giải được trao cho JOHN CAREW ECCLES, ALLAN LLOY HODGKIN và ANDREW FIELDING HUXLEY vì những khám phá liên quan đến cơ chế ion tham gia kích thích và ức chế những tiểu phân trung tâm và ngoại vi của màng tế bào thần kinh.
    1962
    Giải được trao cho FRANCIS HARRY COMPTON CRICK, JAMES DEWEY WATSON và MAURICE HUGH FREDERICK WILKIN vì những khám phá liên quan đến cấu trúc phân tử của các acid nhân và ý nghĩa của chúng đối với sự truyền thông tin trong chất liệu sống.
    1961
    Giải được trao cho GEORG VON békésy vì khám phá của ông về cơ chế vật lý của kích thích trong ốc tai.
    1949
    Giải thưởng được chia đôi, một nửa trao cho WALTER RUDOLF HESS vì những khám phá về tổ chức chức năng của não trung gian là vùng điều phối hoạt động của các cơ quan nội tạng, còn nửa kia trao cho ANTONIO CAETANO DE ABREU FREIRE EGAS MONIZ vì những khám phá về giá trị của thủ thuật cắt thuỳ trước trán trong điều trị một số chứng bệnh loạn thần
    1944
    Giải được trao cho JOSEPH ERLANGER và HERBERT SPENCER GASSER vì những khám phá về chức năng biệt hóa cao của các sợi thần kinh đơn.
    1936
    Giải được trao cho HENRY HALLET DALE và OTTO LOWEI vì những khám phá liên quan đến dẫn truyền hoá học các xung thần kinh
    1932
    Giải được trao cho CHARLES SCOTT SHERRINGTON và EDGAR DOUGLAS ADRIAN vì những khám phá về chức nZng neuron.
    1906
    Giải được trao cho CAMILLO GOLGI và SANTIAGO RAMON Y CAJAL vì những công trình của họ về khâu hệ thần kinh.
    1904
    Giải được trao cho IVAN PETROVICH PAVLOV để thừa nhận những công trình của ông về sinh lý tiêu hóa, qua đó đã thay đổi và nâng cao hiểu biết về những khía cạnh sống còn của con người.

    Như vậy IVAN PETROVICH PAVLOV được coi là người lảnh giải NOBEL Y HỌC đầu tiên liên quan đến các V/Đ Tâm lý .

    Trên đây chỉ là khảo sát của riêng cá nhân tôi về V/Đ sinh lý & Y HỌC liên quan đến Tâm lý .
    Theo các Bạn thì như thế nào ạ ?
    Được HoaiLong sửa chữa / chuyển vào 10:42 ngày 01/04/2005

Chia sẻ trang này