1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những câu truyện của Hoffman - Cái nhìn qua kính vạn hoa

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi phucphan, 09/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện của Hoffmann
    Tập 2:
    Màn thoại mở đầu - Prologue (tiếp)
    [​IMG]
    Hoffmann và các học trò trong một trong những dàn dựng đầu tiên của "Những câu truyện của Hoffmann"
    http://s54.yousen***.com/d.aspx?id=1Z446D9CLD7WY0N39YZG8CQ9T3
    Các học trò, dẫn đầu là Nathanael và Hermann bắt bẻ chủ quán đã làm gì với Hoffmann mà đến lúc này nhà thơ vẫn chưa đến. Theo dõi từ một bàn ở góc quán, Lindorf nguyền rủa Hoffmann. Cũng lúc đó, Hoffmann và Nicklausse xuất hiện và chào hỏi mọi người. Các học trò náo nhiệt hẳn khi thấy Hoffmann. Nhà thơ có vẻ không vui lắm, và khi các học sinh hỏi có chuyện gì thì Hoffmann chỉ nói mọi người hãy hát một cái gì đó vui vui để thay đổi không khí. Mọi người nhất trí sẽ cùng hát về câu chuyện của người lùn Kleinzach (cũng là một nhân vật trong các câu chuyện của nhà văn E.T.A Hoffmann thật). Bài hát về Kleinzach bắt đầu, em thề với các bác là bài này nghe rất na ná bài Ali-Baba mà thời bé em vẫn hay hát.
    [​IMG]
    Placido Domingo trong vai Hoffmann
    http://s54.yousen***.com/d.aspx?id=3IYVZ930F8KC815S1KGXA6Y6TC
    Bài hát miêu tả ngoại hình và những bước đi kì quặc của người lùn Kleinzach. Hoffmann hát và các học trò hưởng ứng nhiệt tình, hát theo. Giữa bài hát, khi đến đoạn: "Còn về khuôn mặt của nó..." thì tự nhiên Hoffmann bắt đầu mơ mộng và lạc đề. Cu cậu bắt đầu: "Còn về khuôn mặt...ôi khuôn mặt ấy...Một gương mặt thật khả ái. Đẹp đến mức một ngày kia ta đã chạy khỏi căn nhà của ta để theo nàng. Ta đã chạy theo nàng, vượt qua từng con sông quả đồi để đến với nàng...vân vân" Các học trò thẫn thờ vì thấy tự nhiên Hoffman mất tập trung. Nathanael gặn hỏi: "Sao Kleinzach đẹp thế" thì Hoffmann giật mình và hát nốt bài hát về tên người lùi quái dị.
    http://s54.yousen***.com/d.aspx?id=1VLCVOFNKP1VH3H3UB61J9Z9KK
    Hoffmann chê bia nhà Luther quá dở và yêu cầu chủ quán mở các thùng rượu vang. Mọi người hát hưởng ứng, sẵn sàng uống thật say và ngủ dưới gầm bàn sau cuộc nhậu. Nathanael nhận thấy hình như Hoffmann đang yêu một ai đó. Hoffmann đang chối quanh thì từ chỗ trú của mình Lindorf xuất hiện và mỉa mai nhà thơ. Nhìn thấy Lindorf, Hoffmann tỏ ra đầy phẫn nộ và gọi hắn là điềm xui của mình.
    [​IMG]
    Hoffman và Nicklausse (1 vai "trouser role", ở đây là mezzo đóng con trai)
    http://s54.yousen***.com/d.aspx?id=17SEUIARD3JAY1XIZBMMNNWV6L
    Hoffmann và Lindorf bắt đầu công khai chửi rủa, sỉ nhục nhau. Hoffmann gọi Lindorf là 1 "con kền kền, bạn của quỷ Lucifer" chỉ biết đợi người ta sa ngã rồi đến chọc tức; còn Lindorf chê Hoffmann là một "nhà thơ đồi bại, nghèo rách, suốt ngày say xỉn mà cũng đòi yêu". Cuộc tranh cãi diễn ra quyết liệt quá Nicklausse và Nathanael nhảy vào chữa cháy. Nathanael tuyên bố ai chẳng có quyền yêu và kể về cô bạn gái của mình và của ông bạn Hermann. Hoffmann chê 1 cô là 1 ả mặt dầy và 1 cô là 1 khối băng biết nói. Hoffmann tuyên bố mình đã từng có đến 3 cuộc tình và sẵn sang kể cho mọi người nghe. Mọi người tò mò và yên lặng ngồi xúm lại quanh Hoffmann. Nhà thơ bắt đầu: "Cuộc tình đầu tiên của ta có cái tên là Olympia". Màn Prologue kết thúc.
  2. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện của Hoffmann
    Tác giả kịch bản (libretto): Jules Barbier
    Âm nhạc: Jacques Offenbach
    Các diễn viên chính:
    Placido Domingo trong vai Hoffmann
    Joan Sutherland trong vai Olympia
    Gabriel Bacquier trong vai Coppélius
    Jacques Charon trong vai Spalanzani
    Huguette Tourangeau trong vai Nicklausse
    Hugues Cuénod trong vai Cochenille

    Đạo diễn (Conductor): Richard Bonynge
    Cùng sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng và Hợp xướng Suisse Romande
    Chủ huy hợp xướng: André Charlet
    Tập 3:
    Màn 1: Olympia
    [​IMG]
    http://download.yousen***.com/DB310C816E67EF26
    Một phòng thí nghiệm vật lý. Đó là nơi làm việc của nhà phát minh Spalanzani. Căn phòng tràn đầy ánh nến. Spalanzani và người hầu của mình, một tên đần độn nói ngọng-Cochenille, đang chiêm ngưỡng và sửa sang cho Olympia. Olympia là một con búp bê máy tự điều khiển, tuyệt tác mới nhất của Spalanzani. Olympia được sáng chế theo đúng kích cỡ người thật và là một con búp bê rất đẹp. Đêm nay Spalanzani sẽ giới thiệu tác phẩm của mình với mọi người và dự định sẽ làm cho Olympia sống động đến mức ai cũng sẽ nghĩ Olympia là người thật.
    Một ý nghĩ đen tối thoảng qua đầu Spalanzani. Lúc sáng chế ra Olympia, Spalanzani đã nhờ đến sự giúp đỡ của Coppelius, một nhà phát minh và tương truyền là một phù thuỷ. Lúc giúp đỡ Spalanzani Coppelius chỉ nhắc đến việc được trả công. Spalanzani suy nghĩ làm thế nào để vừa mang tiếng là một mình phát minh ra Olympia vừa không phải trả công cho Coppelius.
    Cùng lúc đó Hoffmann xuất hiện. Hoffmann lúc đó là một học trò của Spalanzani và là học trò mà ông ta ưng nhất. Hoffmann hồi hộp được gặp "cô con gái" của Spalanzani như lời quảng cáo của ông ta. Các phu khuân vác đến nơi để chuẩn bị trang trí cho căn phòng mà Spalanzani sẽ cho ra mắt Olympia. Spalanzani sang phòng bên để chuẩn bị. Hoffmann ở lại một mình trong phòng thí nghiệm của Spalanzani.
    [​IMG]
    Gabriel Bacquier trong vai Coppelius
    http://download.yousen***.com/51A6EBD632022AB7
    Hoffman hồi hộp được gặp Olympia, Hoffmann chỉ nghe giới thiệu rằng Olympia là "con gái" của Spalanzani chứ không biết đó chỉ là một người máy. Hoffmann rón rén kéo tấm rèm của căn phòng nơi đặt Olympia và thấy Olympia đang nằm yên như đang ngủ. Ngay lập tức Hoffman thẫn thờ trước vẻ đẹp tuyệt vời của Olympia và mơ ước nàng sẽ thuộc về mình.
    [​IMG]
    Joan Sutherland trong vai Olympia
    http://download.yousen***.com/699DC69B551E3E6E
    Nicklausse xuất hiện, nói oang oang. Hoffmann ra hiệu bảo Nicklausse nói nhỏ để khỏi đánh thức Olympia. Nicklausse nhận ra ngay là Hoffmann đã yêu Olympia ngay từ cái nhìn đầu. Nicklausse kích Hoffmann hãy tấn công Olympia bằng những lá thư, những lời tỏ tình hay những bài hát nhưng Hoffmann tỏ ra e thẹn. Nicklausse trọc ghẹo Hoffmann nhưng Hoffmann bỏ ngoài tai và vẫn chăm chú ngắm Olympia. Hoffmann băn khoăn vì có cảm giác Olympia thiếu một cái gì đó: "Sao đôi mắt của nàng lại có vẻ vô hồn như vậy, gò má của nàng sao xanh xao thế. Nàng đang nghĩ về cái gì vậy?"
    Coppelius xuất hiện, cầm một túi xách đựng đầy các dụng cụ khoa học. Coppelius muốn gặp Spalanzani nhưng lại chỉ thấy Hoffmann đang say sưa ngắm nàng Olympia. Hắn nhận ra ngay là Hoffmann đang yêu và quảng cáo hắn muốn bán "những đôi mắt" cho Hoffmann để Hoffmann có thể nhìn thấy hết được cái đẹp của Olympia. Nicklausse hỏi ngắn gọn: "Là mấy cái đôi kính này chứ gì?"
    [​IMG]
    Sumi Jo trong vai Olympia và Robert Alanga trong vai Hoffmann
    http://download.yousen***.com/78C0C375697607CD
    Coppelius bắt đầu gạ gẫm ngay lập tức. Hắn nói rằng "những đôi mắt" của mình thì không ai có thể có được: đó là "những đôi mắt có lửa, những đôi mắt biết sống có thể nhìn xuyên thấu trái tim và suy nghĩ của con người" và gạ Hoffmann hãy mua 1 đôi để xem xem liệu Olympia có yêu Hoffmann như Hoffmann đang yêu nàng hay không. Coppelius đồng ý bán cho Hoffmann với cái giá rẻ mạt 3 đồng ducas. Hoffmann ra hiệu bảo Nicklausse trả tiền cho tên Coppelius, Nicklausse chua chát: "Bạn với chẳng bè, anh ta thì xem còn mình thì trả tiền." Hoffmann không ngờ rằng cặp kính mà chàng vừa mua là một cặp kính phù thuỷ qua đó Olympia trở thành một người thật trong mắt mình.
    Spalanzani quay lại và chạm trán với Coppelius. Spalanzani và Coppelius sang 1 bên để nói chuyện riêng. Coppelius đòi Spalanzani trả công vì đôi mắt của Olympia là do mình chế tạo. Spalanzani đồng ý trả công cho Coppelius với cái giá rất cao là 500 ducas, yêu cầu Coppelius kí 1 cam kết khẳng định toạn bộ quyền sáng chế Olympia là của Spalanzani và đưa cho Coppelius 1 tờ ngân phiếu, bảo Coppelius hãy đến nhà tên do thái Elias, một thương gia giàu có khét tiếng để được trả tiền. Coppelius đồng ý mọi thoả thuận, trước khi ra về hắn còn bảo Spalanzani hãy gả Olympia cho Hoffmann vì "thằng ngu ấy có vẻ yêu con Olympia thực sự đấy." Cả 2 gã cười phá lên nham hiểm. Tên hầu Cochenille xuất hiện, lắp ba lắp bắp, thông báo các vị khách mời đã đến.
    [​IMG]
    http://download.yousen***.com/C2DE84612487B170
    Các vị khách mời đã đến, tấm tắc khen phòng tiệc nhà Spalanzani được trang hoàng tuyệt đẹp và đều hồi hộp chờ Olympia, con gái của Spalazani xuất hiện. Spalanzani và Cochenille xuất hiện, dẫn theo nàng Olympia. Mọi người ngay lập tức nhận thấy nàng Olympia thật xinh đẹp, mọi nét ngoại hình đều quá chuẩn. Spalanzani thông báo tối nay Olympia sẽ hát một bài aria tuyệt hay và chính Spalanzani sẽ đệm đàn harp cho Olympia. Hoffmann hồi hộp và lâng lâng vì sắp được nghe Olympia, Nicklausse thấy ông bạn mình đắm đuối quá cũng chỉ biết lắc đầu. Cochenille mang cây đàn harp đến. Spalanzani dặn Olympia hát "đừng máu quá nhé." Olympia trả lời ngắn gọn "vâng, vâng" và sẵn sàng. Mọi người yên lặng để chuẩn bị nghe tiếng hát của Olympia.
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 01:59 ngày 15/04/2006
  3. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Phóng sự hậu trường bộ phim: "Những câu truyện của Hoffman" trên sóng đài phát thanh truyền hình Vương Quốc Nhạc cổ điển:
    PHẦN 2: Những câu chuyện của Hoffmann
    [​IMG]
    Hoffmann và Olympia trong lần công diễn đầu tiên
    Được biết đến là người sáng tác ra operetta - 1 thể loại âm nhạc sân khấu đậm chất hài kịch và giải trí, Offenbach thực sự là một cái tên nổi bật trên sân khấu âm nhạc vào giữa thế kỉ 19. Thế nhưng Offenbach cũng hiểu rằng những câu truyện mang tính giải trí, hài chính trị xã hội kia rồi cũng có lúc sẽ thoái trào, và ông ấp ủ ước muốn hoàn thành một tác phẩm thực sự nghiêm túc và đỉnh cao để giữ được một chỗ đứng lâu dài và chắc chắn trong lịch sử âm nhạc. Những câu chuyện của Hoffmann chính là tuyệt tác mà ông ấp ủ. Offenbach bắt đầu viết vở opera này vào năm ông 58 tuổi dựa trên libretto của Jules Barbier và hy vọng nó sẽ là đỉnh cao nghệ thuật của mình.
    Ước nguyện của Offenbach hẳn đã trở thành sự thật. Sự đa dạng, phong phú và thú vị đến bất ngờ của Những câu chuyện của Hoffmann có lẽ sẽ không bao giờ nhạt phai và mãi mãi thu hút những nhạc trưởng, những ca sĩ opera và giới yêu nhạc toàn thế giới.
    Có điều chính Offenbach lại không tận hưởng được sự nổi tiếng và thành công rực rỡ của đứa con tinh thần cuối cùng của mình. Bản thân ông cũng gặp nhiều khó khăn khi viết vở opera này. Viết Những câu chuyện của Hoffmann cho nhà hát Gaité-Lyrique Paris cho mùa công diễn 1877-1878, Offenbach đã tạm ngừng viết nốt vở này một thời gian khi nhà hát bị phá sản. Năm 1879, trong một buổi tiệc âm nhạc tại nhà riêng, Offenbach đã cho trình diễn một số trích đoạn từ Những câu truyện của Hoffmann và đã thu hút sự chú ý của Carvalho, giám đốc nhà hát Opera-Comique Paris. Carvalho đã yêu cầu Offenbach hoàn thành vở Opera và Offenbach đã tìm lại được niềm cảm hứng và hy vọng để hoàn thành tác phẩm của mình. Thế nhưng ngay đến lúc này Offenbach vẫn chưa thể toàn tâm vào tác phẩm của mình. Đới sống gia đình khó khăn, Offenbach vẫn phải tiếp tục viết các operetta để giữ đời sống vật chất được ổn định. Offenbach qua đời vào tháng 10 năm 1880, chỉ để lại màn Prologue và màn Olympia hoàn chỉnh, màn Giulietta, Antonia và màn Epilogue chỉ để lại phác thảo piano. Việc hoàn thành vở Opéra được giao cho Ernest Guiraud, một nhạc sĩ rất thành công, đạt được nhiều giải thưởng lớn và có những đóng góp quan trọng cho âm nhạc Pháp nửa sau thế kỉ 19. Nhưng chính bản thân Guiraud lại là người gây ra biết bao tranh cãi sau khi viết các đoạn hiệu đính hát nói (récitative) làm vở opéra Carmen của Bizet gần như biến dạng. Thật đáng tiếc chính xác điều này đã lại diễn ra với Những câu chuyện của Hoffmann.
    [​IMG]
    Ernest Guiraud
    Guiraud đã để lại một hiệu đính rất kì lạ và tạo ra những thay đổi lớn với Những câu chuyện của Hoffmann. Guiraud thêm thắt một số đoạn nhạc không có trong nguyên tác của Offenbach, ví dụ aria coloratura của Giulietta. Guiraud cũng biến toàn độ các đoạn đối thoại thành hát nói, và làm vở opera dài ra đáng kể và tốc độ câu chuyện chậm hẳn. Trong một lần công diễn, vì những đoạn hát nói làm vở Opera trở nên quá dài dòng, màn Giulietta bị lược bỏ hoàn toàn, chỉ có đoạn chèo thuyền nổi tiếng được giữ lại làm entr''''acte. Ngoài ra, một số nhạc sĩ khác cộng tác với Guiraud trong việc hoàn thành tuyệt tác của Offenbach cũng thay đổi kết thúc một số màn để hợp với những câu chuyện của nhà văn E.T Hoffmann hơn.
    Một thay đổi nữa, không phải là một thay đổi về âm nhạc nhưng có tác động đến nội dung, là vị trí các màn. Nội dung 3 màn chính rất độc lập và dễ dàng đổi chỗ. Theo nguyên tác, Offenbach đòi hỏi trình tự các màn là: Prologue-Olympia-Antonia-Giulietta, nhưng rất nhiều người lại chọn cách đổi chỗ 2 màn Giulietta và Antonia, vì màn Antonia xét trên phương diện âm nhạc hơn hẳn màn Giulietta và nên để lại cuối cùng. Nhưng mỗi cách chọn kết thúc sẽ để lại một dư vị khác mà quý vị sẽ tự có lời đánh giá riêng khi bộ phim kết thúc (quảng cáo công nhiệp quá các bác nhỉ ).
    Sự thay đổi cuối cùng, và cũng là thay đổi dễ nhận thấy nhất là số lượng ca sĩ được dùng trong lực lượng. Theo nguyên tác, Offenbach đòi hỏi cả 4 vai soprano Stella-Olympia-Giulietta và Antonia chỉ do 1 soprano duy nhất thể hiện. 4 bai bass Lindorf-Coppelius-Dapertutto và Miracle cũng do 1 ca sĩ duy nhất thể hiện. Đây chính là điều tạo ra sự khác biệt căn bản trong các hiệu đính và phiên bản khác nhau và là điều làm người yêu nhạc phải vắt óc khi chọn một ghi âm Hoffmann.
    Những điều kể trên chính là những yếu tố làm "Những câu chuyện của Hoffmann" không bao giờ cũ với người yêu nhạc. Đứa con tinh thần cuối cùng của Offenbach cũng là một con ngựa bất kham với giới biểu diễn, một tác phẩm gây tranh cãi rất quyết liệt. Và có lẽ chính điều đó đã làm nên sự hấp dẫn ghê gớm và kì diệu của vở Những câu chuyện của Hoffmann, khẳng định chỗ đứng trường tồn của Offenbach trong lịch sử âm nhạc sân khấu cổ điển.
    Bộ phim "Những câu chuyện của Hoffmann" đang được phát sóng với dàn diễn viên Domingo, Sutherland, Bacquier và Bonynge sử dụng trình tự Prologue-Olympia-Giulietta-Antonia. Âm nhạc sử dụng đối thoại và gần với nguyên bản của Offenbach, chùm 4 vai soprano và chùm 4 vai bass sử dụng duy nhất 1 ca sĩ như yêu cầu của Offenbach.
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 02:34 ngày 17/04/2006
  4. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện của Hoffmann
    Tập 4:
    Màn 1: Olympia (tiếp)
    [​IMG]
    Sumi Jo trong aria của Olympia
    http://download.yousen***.com/4608968235BD85C4
    Olympia xuất hiện và bắt đầu cất tiếng hát. Spalanzani đệm cho Olympia từ cây đàn harp. Bé Olympia có một giọng hát trữ tình coloratura trong vắt, ngọt ngào và chính xác...như máy: "Những-con-chim-trong-bụi-cây-Vầng-dương-trên-bầu-trời-Cái-gì-cũng-làm-cho-cô-gái-nghĩ-đến-tình-yêu-Ah..." Thỉnh thoảng giữa bài hát của mình, Olympia như bị trùng dây và giọng hát của bé cứ thế xỉu dần, Spalanzani hoảng quá bắt Cochenille chạy ra lên dây cót cho Olympia. Olympia được chế tạo rất tinh vi, chỉ cần chạm vào tay hay vào vai của Olympia là lập tức các dây cót tự động lên. Bài hát kết thúc, khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Hoffmann thẫn thờ trước giọng hát tuyệt đẹp của Olympia.
    [​IMG]
    Olympia bị xuống dây
    Bữa tối đã chuẩn bị xong và các vị khách sang phòng bên. Spalanzani bảo Hoffmann hãy ở lại cùng "con gái mình" và tất nhiên Hoffmann rất sung sướng khi được một mình cùng Olympia. Nicklausse băn khoăn vì sao Olympia không cùng ra ăn tối với mọi người, nhưng khi Spalanzani giải thích là Olympia muốn nói chuyện với Hoffmann thì Nicklausse chỉ khen ngắn gọn: "Cô ấy có tâm hồn thật thơ mộng." Đoạn aria soprano nổi tiếng nhất của "Những câu chuyện của Hoffmann"-aria coloratura "Bài hát búp bê" với 1 vài nốt E3.
    [​IMG]
    Placido Domingo (Hoffmann) và Edda Moser (Olympia)
    http://download.yousen***.com/2EE414BC4BB98D09
    Hoffmann ở lại cùng Olympia và anh chàng bắt đầu tỏ tình với "nàng." Hoffmann ca ngợi sắc đẹp và tài năng tuyệt vời của Olympia và nói rằng mình muốn được chung sống với nàng và hy vọng nàng hiểu được tình yêu mãnh liệt của mình. Olympia, cứ mỗi lần Hoffmann nắm tay, theo lập trình lại thốt lên "vâng, vâng". Hoffmann, qua cặp kính quái ác của Coppelius, nghĩ rằng nàng đồng ý và cũng yêu mình nồng nhiệt. Quá sung sướng, Hoffmann nắm rất chặt tay của Olympia và vô ý lên dây cót mạnh quá làm Olympia đứng dậy và bước ra khỏi phòng.
    [​IMG]
    Olympia và Hoffmann
    http://download.yousen***.com/245A218F08BF5BA3
    Nicklausse bước vào, bữa tối đã kết thúc và mọi người chuẩn bị một dạ hội khiêu vũ nhỏ. Nicklausse nhắc với Hoffmann rằng Olympia, dù xinh đẹp và tài năng đến mấy, vẫn tỏ ra rất kì cục và Hoffmann nên cẩn thận. Mù quáng vì tình yêu và những tiếng trả lời của Olympia, Hoffmann quyết không tin Nicklausse. 2 người bước ra chuẩn bị cho vũ hội. Cùng lúc đó, nhà phát minh phù thuỷ Coppelius bước vào, mặt lão nhăn nhó vì tức giận. Nhà thương gia Do Thái Elias đã phá sản, và tờ ngân phiếu Spalanzani đưa cho gã hoàn toàn không có giá trị. Coppelius quyết trả thù. Hắn lẩm bẩm: "Sẽ có một kẻ phải chết."
    [​IMG]
    Olympia và Hoffmann khiêu vũ
    http://download.yousen***.com/2419B31678E9EB7A
    Dạ hội bắt đầu. Các nhạc công chơi một điệu valse nhịp nhàng. Spalanzani và Cochenille bước vào cùng Olympia. Spalanzani chỉ cho Olympia hãy ra khiêu vũ với Hoffmann và tất nhiên Hoffmann lâng lâng vì sự ưu ái của thầy giáo Spalanzani. 2 người bắt đầu khiêu vũ và mọi người đều thán phục những bước nhảy điệu nghệ của Olympia. Có 1 điều Spalanzani đã không ngờ đến, trong quá trình khiêu vũ, Hoffmann liên tục lên dây cót cho Olympia. Olympia nhảy càng ngày càng nhanh, Hoffmann chóng mặt và kêu lên làm Spalanzani và Nicklausse lo lắng tột độ. Đón sẵn đường, Spalanzani lao ra chạm vào vai Olympia và bé dừng lại ngay lập tức, Hoffmann choáng váng ngã gục xuống sàn nhảy. Spalanzani giả bộ mắng Olympia và giục con gái mình hãy về phòng, không được nhảy nữa. Olympia ngoan ngoãn "vâng, vâng" và Cochenille dẫn bé về phòng. Mọi người tán thưởng khi thấy con gái của Spalanzani vừa xinh, vừa giỏi, vừa ngoan và lắc đầu chê anh chàng Hoffmann vụng về, hậu đậu. Nicklausse vực Hoffmann dậy. Trong lúc ngã cặp kính của Hoffmann đã vỡ tan tành. Cùng lúc đó từ phòng trong vang lên những tiếng đập phá, Cochenille thất thần chạy ra. Coppelius để trả thù Spalanzani vì tấm ngân phiếu rởm đã đập nát con búp bê Olympia. Coppelius xuất hiện. Spalanzani bắt đầu chửi nhau với hắn. Còn Hoffmann, chạy ra từ phòng trong, thất thần và ngơ ngác: "Một con người máy! Một con người máy!" Mọi người cười nhạo và trêu trọc Hoffmann đã yêu một con rôbốt. Quá xấu hổ, Hoffmann và Nicklausse hùng hục bước ra khỏi nhà Spalanzani.
  5. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện của Hoffmann
    Tác giả kịch bản (libretto): Jules Barbier
    Âm nhạc: Jacques Offenbach
    Các diễn viên chính:
    Placido Domingo trong vai Hoffmann
    Joan Sutherland trong vai Giulietta
    Gabriel Bacquier trong vai Dapertutto
    Huguette Tourangeau trong vai Nicklausse


    André Neury trong vai Schémil
    Hugues Cuénod trong vai Pitichinaccio

    Ðạo diễn (Conductor): Richard Bonynge
    Cùng sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng và Hợp xướng Suisse Romande
    Chỉ huy hợp xướng: André Charlet
    Tập 5:
    Màn 2: Giulietta
    [​IMG]
    Cảnh Barcarolle
    http://download.yousen***.com/B1C764EB24512A03
    Một toà biệt thự lộng lẫy bên một dòng sông ở Venice. Một đêm trăng thanh gió mát, dòng sông phẳng lặng, vài chiếc thuyền mui cong lặng lẽ trôi. Một bữa tiệc vừa kết thúc ở nhà Giulietta, một ả gái điếm quý tộc (kiểu như Violetta). Giai điệu quen thuộc của bản Barcarolle nổi tiếng vang lên. Giulietta và Nicklausse cùng nhau hát một duet tuyệt đẹp, ca ngợi vẻ đẹp của màn đêm và niềm hạnh phúc của tình yêu (không hiểu vì sao lại là Nicklausse chứ không phải Hoffmann nhỉ). Hoffmann chuốc rượu mọi người nhân danh Giulietta và Giulietta lịch thiệp khen lại tài năng tuyệt vời của Hoffmann. Mọi người đều uống và vui vẻ. Chỉ có riêng một người từ đầu buổi có vẻ tức giận, chẳng nói chẳng rằng và chuẩn bị đứng dậy ra về, đó là Peter Schemil, người tình cũ của Giulietta. Hoffmann trêu chọc Schemil ngay, nói với Giulietta hẳn rằng hắn ta đang ghen.
    [​IMG]
    Neil Schicoff trong vai Hoffmann và Tatanya Troyanos trong vai Giulietta
    http://download.yousen***.com/1F0F6F8637B892EE
    Hoffmann cao hứng hát cho các vị khách. Chàng mỉa mai thứ tình yêu lãng mạn, trong trắng cổ tích, nói rằng nó viển vông và dở hơi quá và tuyên bố tình yêu chỉ có trong men rượu, trong những cuộc chơi thâu đêm mà thôi. Các vị khách tán thưởng. Schemil một mình nguyền rủa Hoffmann. Một giọng nói chối tai vang lên ca ngợi giọng hát của Hoffmann. Đó là người lùn Pitichinaccio, người hầu của Giulietta. Một bàn đánh bài được dọn ra và các vị khách lại tập trung trong phòng tiệc. Giulietta và Schemil rút vào phòng trong.
    [​IMG]
    Martial Singher trong vai Dapertutto
    http://download.yousen***.com/439CFC5A40B027C6
    Hoffmann rỉ tai Nicklausse, khen ngợi hết lời sắc đẹp của Giulietta. Nicklausse nhanh chóng nhận ra rằng ông bạn của mình đã lại yêu thêm một vị nữa. Nicklausse nhắc Hoffmann phải cẩn thận với Schemil nhưng Hoffmann không để tâm đến Schemil chút nào. Mọi người ra về. Cũng lúc đó, Dapertutto xuất hiện ở cửa. Hắn tự giới thiệu mình là một thuyền trưởng và là ông bạn già nhất của Giulietta và rất hy vọng được làm quen với Hoffmann. Hoffmann chỉ nói ngắn gọn là mình sẽ không còn ở Venise lâu nữa và bước ra ngoài cùng Nicklausse. Một mình, Dapertutto mỉm cười nham hiểm và rút ra một viên kim cương lớn và đẹp lộng lẫy.
    [​IMG]
    Dapertutto và Giulietta
    http://download.yousen***.com/8CE08EC819AFF337
    ''Aria kim cương" nổi tiếng với 1 nốt G kết thúc thực sự tra tấn các giọng bass. Dapertutto nói với viên kim cương hãy quyến rũ Giulietta và bắt ả phải làm theo ý mình: "Hỡi viên kim cương thần thánh, hãy toả sáng. Con chim và cô gái sẽ cùng đến. Một kẻ đến bằng đôi cánh, một kẻ đến bằng trái tim. Một kẻ sẽ mất mạng. Một kẻ sẽ mất trí." Giulietta, như một người bị thôi miên, bước đến bên Dapertutto và chỉ hỏi ngắn gọn mình có thể làm được gì cho hắn ta. Dapertutto yêu cầu Giulietta hãy dùng sức quyến rũ ghê gớm của mình để chinh phục Hoffmann rồi đánh cắp hình phản chiếu của Hoffmann như ả từng đánh cắp cái bóng của Schemil. Giulietta đồng ý, Dapertutto rút lui. Hoffmann đến và gặp Giulietta đang ngồi một mình có vẻ như đang buồn. Giulietta nói mình không phải là người có thể đem đến hạnh phúc cho Hoffmann và khuyên chàng hãy tìm người khác. Hoffmann tuyên bố mình chỉ yêu Giulietta và rơi vào bẫy của Giulietta.
    [​IMG]
    Hoffmann và Schemil thách đấu
    Schemil xuất hiện và Giulietta rút lui. Schemil tỏ vẻ giận dữ với Hoffmann. Anh ta rút gươm và thách đấu Hoffmann và nói rằng: "Cuộc thách đấu không phải để giành lại Giulietta mà để bảo vệ Hoffmann khỏi niềm đam mê mù quáng đã hại chính mình." Dapertutto xuất hiện và đưa một thanh kiếm cho Hoffmann để chàng có thể thách đấu với Schemil.
    [​IMG]
    Blanche Thebom trong vai Giulietta
    http://download.yousen***.com/C03E689D6A892755
    Dapertutto mỉm cười nham hiểm: "Bây giờ là công việc của 3 chúng ta." Sau vài đường kiếm, Hoffmann thắng và đâm chết Schemil. Dapertutto biến mất và Nicklausse xuất hiện. Nicklausse yêu cầu Hoffmann phải rời khỏi Venise ngay lập tức vì chàng đã phạm tội giết người. Vì say mê Giulietta, Hoffmann do dự. Nicklausse tuyên bố sẽ chạy đi tìm ngựa và sẽ trả tiền cho 2 tên cửu vạn kéo Hoffmann đi dù chàng có muốn hay không. Nicklausse vừa chạy đi thì Giulietta bước vào. Ả tỏ vẻ sợ hãi và khuyên Hoffmann hãy chuồn sang Đức. Hoffmann quyết không đi để được ở lại với Giulietta.
    [​IMG]
    Giulietta quyến rũ Hoffmann
    http://download.yousen***.com/99F3C50C593F29F3
    Giulietta nói với Hoffmann rằng chỉ cần chàng ở lại vài phút nữa thôi thì tính mạng của chàng có thể bị đe doạ. Giulietta nhắc lại Hoffmann phải chạy trốn vì nếu chàng bị bắt thì tình yêu của ả dành cho Hoffmann sẽ mãi mãi bị phá hoại. Giulietta thề sẽ mãi mãi theo bước Hoffmann và sẽ luôn ở bên chàng. Quá sung sướng, Hoffmann chấp nhận chạy trốn. Nhưng Hoffmann đã quá cả tin và đã rơi vào bẫy của Giulietta. Giulietta xin Hoffmann hãy để lại một kỉ vật để ả có thể mãi nhớ về chàng: "Hãy để lại cho em hình phản chiếu của chàng. Hình phản chiếu trung thành mà chỉ cần nhìn vào là em lại thấy chàng và trái tim em lại dấy lên tình yêu dành cho chàng." Giulietta tán hay quá Hoffmann không nghi ngờ gì. Giulietta đưa ra một tấm gương lớn. Hoffmann và Giulietta cùng nhìn vào tấm gương đó và hình phản chiếu của chàng biến mất, chỉ còn hình ảnh của Giulietta ở trong gương.
    [​IMG]
    Hoffmann đã mất hình ảnh trong gương của mình
    Hoffmann bỗng cảm thấy choáng váng và ngã gục. Giulietta đứng dậy và tuyên bố Hoffmann đã quá khờ khạo. Y bước ra khỏi phòng và dẫn Dapertutto vào. Dapertutto chua chát nhắc với Hoffmann là anh đã bị Giulietta lừa. Hoffmann chợt nhớ về tội giết người của mình và chuẩn bị chạy trốn. Dapertutto khuyên Hoffmann ngày hôm sau hãy chạy trốn, nhưng Hoffmann tiết lộ kế hoạch của Nicklausse sẽ trốn ngay trong đêm đó. Dapertutto chê kế hoạch như thế quá vội vã và đưa cho Hoffmann 1 lọ nước, dặn Hoffmann hãy đưa cho Nicklausse và Nicklausse sẽ ngủ mê mệt đến sáng hôm sau.
    [​IMG]
    Giulietta
    http://download.yousen***.com/6D08EE2E54B6D14F
    Các vị khách đều đã ra về. Từ bên ngoài toà biệt thự tiếng hát và giai điệu của bản Barcarolle (chèo thuyền) lại vang lên. Hoffmann băn khoăn không biết Dapertutto đưa cho mình cái gì. Có động, Hoffmann núp vào ở phòng sau và nhìn ra. Giulietta đã quay lại cùng tên hầu Pitichinaccio. Ả tỏ ra rất mãn nguyện và cười nham hiểm. Cảm thấy bị khản giọng, Giulietta sai Pitichinaccio lấy cho mình một cốc nước. Tên hầu lấy luôn lọ nước mà Hoffmann vẫn để trên bàn. Vừa chạm môi vào cốc nước, Giulietta ngã vật ra. Tuy căm giận Giulietta vô cùng nhưng Hoffmann vẫn sửng sốt và chạy ra cố nâng Giulietta dậy. Giulietta nhìn chàng với một ánh mắt thẫn thờ rồi tắt thở. Pitichinaccio chạy biến đi, cười ha hả. Dapertutto xuất hiện ở ngưỡng cửa, nói vọng vào: "Giulietta, cô vụng về quá!". Nicklausse và Hoffmann chạy trốn khỏi Venise ngay lập tức.
  6. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện của Hoffmann
    Tác giả kịch bản (libretto): Jules Barbier
    Âm nhạc: Jacques Offenbach
    Các diễn viên chính:
    Placido Domingo trong vai Hoffmann
    Joan Sutherland trong vai Antonia
    Gabriel Bacquier trong vai bác sĩ Miracle
    Paul Plishka trong vai Crespel

    Hugues Cuénod trong vai Frantz
    Margarita Lolowa trong vai mẹ Antonia
    Huguette Tourangeau trong vai Nicklausse

    Ðạo diễn (Conductor): Richard Bonynge
    Cùng sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng và Hợp xướng Suisse Romande
    Chỉ huy hợp xướng: André Charlet
    Tập 6:
    Màn 3: Antonia
    [​IMG]
    Caroline Hatchard trong vai Antonia
    http://download.yousen***.com/E34C21963F93935A
    Căn nhà của Crespel, một nhạc trưởng nổi tiếng. Khung cảnh là một căn phòng bố trí kì lạ: Một cây đàn clavecin đặt giữa phòng, trên tường treo nhiều cây vĩ cầm, giữa một bức tường lớn treo bức chân dung của một người phụ nữ đẹp - đó là người vợ quá cố của Crespel. Sinh thời bà là ca sĩ opera số một của nước Đức.
    Một buổi hoàng hôn tĩnh lặng. Antonia, con gái của Crespel đang ngồi bên cây đàn clavecin, nàng buồn rầu và xanh xao...
    Căn nhà này của Crespel là một căn nhà mới. Ông vừa chuyển nhà để Hoffmann không tìm được con gái mình. Crespel nhận thấy con gái mình lúc nào cũng ốm yếu và cho rằng kể từ khi yêu Hoffmann, sức khoẻ của Antonia giảm sút nặng.
    Ngồi một mình trong phòng, Antonia hát một bản tình ca buồn, tiếng hát của Antonia nàng đã thừa hưởng từ mẹ mình. Nàng than thở vì không được gặp Hoffmann nữa: "Con chim câu đã bay đi, nhưng nó vẫn thuỷ chung lắm. Anh yêu của em, trái tim em mãi thuộc về anh. Ôi con chim câu đã bay đi rồi."
    Crespel chạy vào phòng và van xin Antonia đừng hát nữa. Thứ nhất sức khoẻ Antonia không được tốt và nếu cứ hát như vậy Antonia sẽ càng ốm yếu. Thứ hai, tiếng hát của Antonia quá giống tiếng hát của mẹ nàng, Crespel không muốn những kỉ niệm buồn lại dấy lên trong căn nhà của ông. Antonia rất buồn nhưng không dám phản đối. Crespel than thở: "Sao nó giống mẹ nó đến đáng sợ!"
    [​IMG]
    Martina Winter trong vai Crespel
    Frantz, người hầu đần độn và nghễnh ngãng nhà Crespel bước vào, thông báo những người ở nhà hát đang đợi ông. Crespel dặn Frantz không được tiếp đón bất cứ ai. Frantz không trả lời, Crespel chửi mắng lão thậm tệ rồi bước thẳng. Một mình, Frantz than vãn, chê ông chủ mình quá khó tính.
    [​IMG]
    Frantz ca hát và nhảy múa
    http://download.yousen***.com/A484E7E4475B1237
    Một mình trong phòng, Frantz than vãn, chê số kiếp mình vất vả, lúc nào cũng phải cun cút tuân lệnh. Một mình, Frantz ca hát và nhảy múa cho vui nhưng giọng của lão quá tồi còn chân tay lão thì lóng ngóng, nhưng Frantz vẫn cảm thấy vui vì được làm những thứ mà lão thích.
    Hoffmann đã tìm được căn nhà của Crespel. Chàng và Nicklausse cùng bước vào hỏi tin tức về Antonia. Hoffmann và Nicklausse chọc ghẹo Frantz, đuổi lão đi và ngồi đợi Antonia. Thấy cây clavecin của Antonia, Hoffmann ngồi xuống chơi bản đàn mà Antonia thích nhất.
    [​IMG]
    Hoffmann và Antonia
    http://download.yousen***.com/0FC3F9FA5DBA7A19
    Nghe thấy tiếng đàn của Hoffmann, Antonia xuất hiện. 2 người vui sướng tột cùng vì được gặp lại nhau. Nicklausse thấy mình ở lại chẳng có cớ gì nên rút lui ngay. Hoffmann và Antonia bắt đầu một bản duet tuyệt vời, cả 2 người bộc lộ ước mơ được chung sống bên nhau trọn đời. Hoffmann tỏ ý ghen tị vì đôi khi có cảm giác Antonia yêu âm nhạc nhiều hơn là yêu chàng, nhưng khi Antonia kể cho Hoffmann về luật lệ cấm ca hát mà cha nàng đặt ra thì Hoffmann tỏ ý phẫn nộ. 2 người cùng nhau hát lại bài hát mà ngày xưa 2 người từng rất hay hát. Cuối bài hát, Antonia gần ngất xỉu, Hoffmann lo lắng nhưng Antonia khẳng định mình không sao. 2 người chuẩn bị hát tiếp thì Crespel về, Hoffmann trốn vào phòng trong.
    Frantz thông báo với Crespel có một nguời muốn gặp ông: đó là một bác sĩ mặc đồ đen với cái tên là Miracle. Crespel giật mình và ra lệnh đuổi hắn ta đi: Crespel coi Miracle là một điềm xui vì chính hắn ta là người đã chữa cho mẹ Antonia vào ngày mà bà qua đời. Đã quá muộn, Miracle đẩy cửa bước vào nhà Crespel. Miracle tuyên bố Crespel phải để ý đến cô con gái của mình và nhắc cho Crespel về "đôi má lúc nào cũng đỏ ửng và đôi mắt ràn rụa nước mắt của Antonia mỗi lần thần âm nhạc gọi tên nàng." Crespel cố gắng đuổi Miracle đi nhưng hắn ta kiên quyết muốn chạy chữa cho Antonia.
    [​IMG]
    Antonia (chị nào xinh thế?) và Placido Domingo trong vai Hoffmann
    http://download.yousen***.com/CA3B7CE44D1BCD3E
    Miracle chuẩn bị chuẩn đoán bệnh cho Antonia. Hoffmann và Crespel tim đập thình thình, lo lắng chứng kiến tên bác sĩ vận đồ đen bước đến bên Antonia. Miracle nhận xét mạch Antonia rất không đều, gấp và bắt Antonia hát để thử. Crespel cố ngăn không cho Antonia hát nhưng Miracle giục Antonia. Tiếng hát của Antonia vang lên, tiếng hát vừa dứt thì Antonia sợ hãi chạy vào phòng trong. Crespel nhắc lại các triệu chứng kì lạ của Antonia cho Crespel và rút trong túi ra một loạt các lọ thuốc, hắn gõ các lọ thuốc vào nhau lanh canh như gõ mõ. Không thể chịu được nữa, Crespel đứng dậy, đuổi hắn ra khỏi nhà mình.
    Hoffmann bí mật bước vào phòng Antonia, chàng van xin nàng đừng bao giờ hát nữa và khuyên nàng hãy từ bỏ mọi ước mơ về âm nhạc và đừng cố để có được sự nổi tiếng mà mẹ nàng từng có. Có tiếng động, Hoffmann trèo ra ngoài, nhắc lại cho Antonia rằng chàng yêu con người Antonia chứ không yêu giọng hát của nàng. Một mình trong phòng, Antonia tuyệt vọng khi nhận thấy giờ đây người nàng yêu đã trở thành đồng minh với người cha gia trưởng của mình.
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 12:14 ngày 21/04/2006
  7. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Phóng sự hậu trường bộ phim: "Những câu truyện của Hoffman" trên sóng đài phát thanh truyền hình Vương Quốc Nhạc cổ điển:
    PHẦN 3: Những hiệu đính thường dùng cho vở "Những câu chuyện của Hoffmann"
    [​IMG]
    Jacques Offenbach
    Như chúng ta đã biết, Offenbach đã gặp rất nhiều khó khăn khi viết vở opera cuối cùng của mình: Nhà hát Gaité-Lyrique bị phá sản vào năm 1878, đời sống khó khăn buộc Offenbach phải liên tục viết các operetta để kiếm sống và cái chết của ông vào năm 1880, chỉ để lại một bản phác thảo của 3 màn cuối cùng (trong phóng sự này, thay vì cách gọi đúng: 3 màn, Prologue và Epilogue, cấu trúc của vở opera sẽ được gọi ngắn gọn là 5 màn, prologue là màn 1 còn epilogue là màn 5).
    Ấn tượng trước những trích đoạn viết dở của "Những câu truyện của Hoffmann" mà Offenbach cho biểu diễn trong 1 buổi tiệc ở nhà riêng, Carvalho, giám đốc Opera-Comique đã yêu cầu Offenbach hoàn thành vở opera này để công chiếu tại nhà hát Opera-Comique. Tuy nguyên tác của Offenbach sử dụng đối thoại thay vì hát nói, nhưng chính Offenbach cũng từng nghĩ đến việc viết các đoạn hát nói để đem "Những câu truyện của Hoffmann" đến gần với thể Grand Opera hơn.
    Offenbach đã phải viết lại nhiều đoạn nhạc từ những đòi hỏi của nhà hát Opera-Comique. Theo dự định ban đầu của ông, Hoffmann sẽ dành cho giọng baritone Jacques Bouhy (Escamillo đầu tiên trong "Carmen"), chùm 4 vai nữ Stella-Olympia-Antonia-Giulietta cho 1 giọng soprano lirico-spinto và chùm Nicklausse-Nàng thơ cho 1 giọng contralto. Theo yêu cầu của Carvalho Hoffmann sẽ dành cho 1 giọng tenor (Alexandre Talazac-Romeo đầu tiên trong vở Romeo và Giuliette của Gounod), 4 vai nữ cho Adèle Isaac, 1 giọng màu sắc có những khả năng thể hiện đặc biệt và 2 vai Nicklausse/Nàng thơ cho Marguerite Ulgade, một soprano soubrette mới 18 tuổi. Tháng 9 năm 1880, vở opera bắt đầu đi vào diễn tập trong tình trạng hoàn thành một nửa nhưng Offenbach qua đời sau đó không lâu.
    [​IMG]
    Nhà hát Opera-Comique Paris trước hoả hoạn
    Tháng 10 năm 1881 vở "Những câu chuyện của Hoffmann" chính thức được công diễn. Tháng 12 năm đó vở cũng được công diễn ở Vienna-cả 2 lần đều là dưới dạng Grand Opera với những đoạn hát nói và phối khí do Ernest Guiraud hoàn thành. Vở opera đạt được thành công vang dội như Offenbach đã mong muốn, nhưng những tai hoạ liên tiếp giáng xuống vở opera này. Nhà hát Vienna bị hoả hoạn ngay sau buổi công diễn thành công và gần như toàn bộ các bản thảo của dàn nhạc bị thiêu rụi. 6 năm sau, đến lượt nhà hát Opera-Comique bị cháy và bản thảo nguyên gốc bị thiêu huỷ. "Những câu chuyện của Hoffmann" bị ngừng công diễn một thời gian dài để hoàn thành các hiệu đính, giữa lúc nó bắt đầu có được sự đón nhận nồng nhiệt.
    [​IMG]
    Hoffmann và Nicklausse đầu tiên
    Hiệu đính Choudens
    Choudens là tên nhà in đã tiến hành xuất bản hiệu đính đầu tiên của "Những câu chuyện của Hoffmann" vào năm 1907. Năm 1904, Raoul Gunsbourg, giám đốc nhà hát Monte-Carlo đã quyết định hoàn thành và hiệu đính lại cho tuyệt tác của Offenbach. Những thay đổi lớn nhất là trong màn Venise (Giulietta). Ông viết một đoạn thất tấu (7 người) với hợp xướng và đưa phần phối khí cho nhà soạn nhạc André Bloch. Năm 1905, 2 người tiếp tục đưa những thay đổi vào màn Giulietta. 2 người quyết định đưa 1 aria cho vai Dapertutto. Và aria kim cương với giai điệu lấy ra từ overture "Lên cung trăng" của Offenbach được hoàn thành. Nguyên gốc của aria này được đổi lời và đưa vào màn Olympia cho Coppelius, trở thành aria "Những đôi mắt của ta" lúc Coppelius dụ Hoffmann mua kính. 2 vai Nàng thơ và Nicklausse được tách ra: Nàng thơ cho 1 vai nói và Nicklausse cho 1 giọng mezzo (thậm chí có phiên bản của hiệu đính này cho Nicklausse 1 giọng baritone hát). Những đoạn hát nói của Guiraud được giữ lại. Là hiệu đính đầu tiên, phiên bản của Choudens nhanh chóng trở nên phổ biến. Nhà hát opera-comique cho công diễn lần đầu vào năm 1911. Hiệu đính này thoái trào vào những năm 70 khi có nhiều hiệu đính khác đến gần với nguyên bản hơn. Hiệu đính Choudens dùng trình tự Olympia-Giulietta-Antonia. Trong màn Giulietta, thay vì để Giulietta chết vì uống phải thuốc độc, Giulietta chuyển sang yêu tên lùn Pitichinaccio sau khi lấy cắp hình ảnh trong gương của Hoffmann.
    Hiệu đính Bonynge (sử dụng trong ghi âm này)
    Richard Bonynge hiệu đính phần nhạc cho "Những câu truyện của Hoffmann" vào năm 1972 khi thực hiện ghi âm với Sutherland và Domingo, với mục đích đưa hiệu đính Choudens đến gần nguyên bản hơn. Bonynge loại bỏ toàn bộ các đoạn recitative của Guiraud và quay lại với những đoạn đối thoại nói. Kết thúc của màn Giulietta được thay đổi như đã trình chiếu trong tập 5. Đoạn thất tấu bị lược bỏ, chuyển soạn thành tứ tấu và kéo xuống màn Epilogue để Stella có đoạn hát (trong các phiên bản khác Stella là vai câm hoặc vai nói). Các đoạn còn lại, trong đó có trình tự các màn theo nguyên phiên bản Choudens.
    Hiệu đính Oeser
    Năm 1970, nhạc trưởng Antonio de Almeida phát hiện thấy gần 1200 trang một bản thảo viết tay của Offenbach. Nhà âm nhạc học Fritz Oeser tiến hành một hiệu đính rất kĩ càng và gây tiếng vang lớn. Rất nhiều trang trong hiệu đính Choudens được phối khí, viết lại, 2 vai Nicklausse/Nàng thơ được hợp nhất, màn Giulietta được đưa xuống sau màn Antonia, cùng nhiều thay đổi lặt vặt:
    -Đoạn mở màn của nàng thơ trở thành một đoạn hát thay vì nói
    -Aria "Những đôi mắt của ta" của Coppelius trong màn Olympia chuyển thành trio
    -Nicklausse có một aria nhỏ trong màn Antonia
    -Aria kim cương của Dapertutto và đoạn thập tấu (tứ tấu trong phiên bản Bonynge) bị gạt bỏ và và aria của Dapertutto biến thành "hãy quay tròn, hỡi tấm gương của ta." Kết thúc màn Giulietta như hiệu đính Choudens.
    -Kết thúc của cả vở thay đổi.
    Lần đầu tiên hiệu đính Oeser được đưa vào sử dụng là vào năm 1976 nhưng mở đầu không mấy thành công. Những lần công diễn vào những năm 80 ở Salzbourg, kỉ niệm 100 năm ngày sáng tác vở đã sử dụng một hỗn hợp 2 hiệu đính Choudens/Oeser, giữ lại 1 số đoạn quá quen thuộc với khán giả qua hiệu đính Choudens như aria kim cương và thất tấu trong màn Giulietta.
    Hiệu đính Kaye
    Nhà âm nhạc học Michael Kaye tiến hành hiệu đính này vào năm 1984 sau khi thêm gần 40 trang bản thảo nữa xuất hiện tại một thư viện ở Gunsbourg. Hiệu đính này nói chung không khác là mấy so với hiệu đính Oeser và tiếp tục cuộc chiến trên màn Giulietta. Một số thay đổi nhỏ được đưa vào vai Nicklausse trong màn Olympia. Thay đổi quan trọng nhất là sự xuất hiện của một aria của Giulietta với những nét chạy nốt, luyến láy màu sắc tít mù gần bằng aria búp bê của Olympia.
    Thực sự khó để chọn ra 1 hiệu đính "chuẩn", và cuộc chiến giữa các phiên bản của "Những câu chuyện của Hoffmann" tiếp tục diễn ra, nhất là giữa các ghi âm mà phóng sự tiếp theo sẽ đề cập. Vào thời buổi hiện nay, điều mà các nhà âm nhạc học vẫn đang nghiên cứu là cách đưa các bản thảo của "Những câu chuyện của Hoffmann" càng về gần với nguyên bản càng tốt.
  8. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện của Hoffmann
    Tác giả kịch bản (libretto): Jules Barbier
    Âm nhạc: Jacques Offenbach
    Các diễn viên chính:
    Placido Domingo trong vai Hoffmann
    Joan Sutherland trong vai Antonia
    Gabriel Bacquier trong vai bác sĩ Miracle
    Paul Plishka trong vai Krespel

    Hugues Cuénod trong vai Frantz
    Margarita Lolowa trong vai mẹ Antonia
    Huguette Tourangeau trong vai Nicklausse

    Ðạo diễn (Conductor): Richard Bonynge
    Cùng sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng và Hợp xướng Suisse Romande
    Chỉ huy hợp xướng: André Charlet
    Tập 7:
    Màn 3: Antonia (tiếp)
    [​IMG]
    http://download.yousen***.com/237DECF14B8A8B68
    Antonia ngồi một mình, thất vọng vì chính người nàng yêu - Hoffmann giờ đây cũng đã chà đạp lên niềm say mê âm nhạc và ca hát của nàng. Nàng đang tuyệt vọng thì bỗng có một giọng nói kì lạ rỉ tai nàng.
    Không biết bằng cách nào, bác sĩ Miracle đã lọt được vào căn phòng của Antonia. Hắn ta rỉ tai Antonia: "Con sẽ không hát nữa ư, con có biết mình đang phải chịu một sự hy sinh đến mức nào không. Tài năng và giọng hát của con, những món quà thần thánh đem đến cho con tại sao con lại phải chôn vùi? Con đã bao giờ mơ, trong một giấc mơ kiêu hãnh, thấy một rừng người gọi tên con sau một buổi biểu diễn thành công? Tại sao con lại chọn những niềm vui tầm thường?". Antonia cố kiềm chế, nàng trả lời ngắn gọn rằng nàng sẵn sàng gạt bỏ vinh quang để có được tình yêu và chung sống với Hoffmann. Giọng nói của Miracle lại vang lên, khuyên Antonia hãy suy nghĩ kĩ vì Hoffmann chắc chắn chỉ yêu sắc đẹp của Antonia, vì thế Hoffmann mới không muốn Antonia hát nữa. Antonia rất dằn vặt nhưng vẫn cố gạt những suy nghĩ riêng tư sang một bên để quyết định sẽ tìm hạnh phúc nơi tình yêu của Hoffmann.
    Bỗng nàng nhìn lên tấm hình chân dung của mẹ nàng. Nàng cảm thấy bâng khuâng. Hình như vào giờ phút này chỉ có linh hồn mẹ Antonia là đang lắng nghe tâm sự của nàng mà thôi. Nàng gọi mẹ mình trong tuyệt vọng. Cũng chính lúc đó, bác sĩ Miracle lại xuất hiện. "Con muốn gọi mẹ con phải không? Người mẹ lừng danh của con phải không? Con hãy lắng nghe kĩ này..."
    [​IMG]
    Thật kì diệu, tấm chân dung của người mẹ Antonia lung linh rồi mẹ Antonia bước ra khỏi khung tranh, gọi tên Antonia. Antonia bàng hoàng và rung động tột cùng. "Con gái yêu quí của ta, mẹ lại gọi tên con như ngày xưa. Giọng nói của mẹ đang gọi con. Con hãy lắng nghe mẹ!" Antonia sung sướng, bồi hồi và bắt đầu cất tiếng hát. Đoạn nhạc xuất sắc nhất của cả vở opera vang lên - đoạn trio tuyệt vời giữa mẹ con Antonia và bác sĩ phù thuỷ Miracle. Miracle lấy một cây vĩ cầm trong phòng và bắt đầu kéo nó một cách điên dại, giục Antonia hãy cùng mẹ mình hát để sống lại sự vinh quang ngày nào của mẹ nàng. Càng hát, Antonia càng say mê, một niềm đam mê quá lớn với khả năng của nàng. Nàng hát càng ngày càng cao và mãnh liệt. Bỗng nàng cảm thấy mắt mình như bị một ngọn lửa thiêu đốt. Nàng như nhận thấy tâm hồn của mẹ mình đang gọi nàng đến với bà. Toàn thân Antonia run lên. Và với một nốt D3 tuyệt đẹp và sáng chói, Antonia ngã gục xuống sàn nhà, hấp hối. Tên bác sĩ ma quỷ cười ha hả, đắc thắng rồi biến mất.
    [​IMG]
    http://download.yousen***.com/451E1B0451CF4410
    Nghe thấy tiếng hát điên dại của Antonia, Crespel và Hoffmann cùng chạy vào căn phòng. Trong vòng tay của Crespel, Antonia kể chuyện gặp lại mẹ, yếu ớt hát lại bài hát yêu thích của mình rồi tắt thở sau một dấu trill. Crespel run rẩy, đau đớn tột cùng. Ông càng đau xót khi nhìn thấy Hoffmann, tin rằng chính chàng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của con gái mình. Ông rút ra một con dao và chạy đến Hoffmann, định kết liễu chàng. Nicklausse chạy vào, giữ chặt Crespel. Bác sĩ Miracle chạy đến, giả bộ khám cho Antonia. Bàn tay Antonia rơi xuống vô hồn, hắn ta tuyên bố nàng đã chết. Crespel và Hoffmann gọi tên Antonia trong tuyệt vọng rồi gục xuống bên Antonia. Frantz là người cuối cùng bước vào phòng, lão cũng đau đớn quỳ gối trước cảnh tượng kinh hoàng.
    [​IMG]
    http://download.yousen***.com/96FECF9847D8B0D9
    Sau một loạt sự kiên dồn dập, bi thảm. Giai điệu tâm tình, thướt tha của bản Barcarolle lại vang lên như an ủi người nghe. Khúc Intermede dàn nhạc nổi tiếng. Khung cảnh dần dần trở lại quán rượu của Luther, nơi Hoffmann vẫn đang kể các câu chuyện của mình cho các học sinh.
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 09:10 ngày 24/04/2006
  9. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Những câu chuyện của Hoffmann
    Tác giả kịch bản (libretto): Jules Barbier
    Âm nhạc: Jacques Offenbach
    Các diễn viên chính:
    Placido Domingo trong vai Hoffmann
    Huguette Tourangeau trong vai Nicklausse và Nàng Thơ
    Joan Sutherland trong vai Stella
    Gabriel Bacquier trong vai Lindorf

    Ðạo diễn (Conductor): Richard Bonynge
    Cùng sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng và Hợp xướng Suisse Romande
    Chỉ huy hợp xướng: André Charlet
    Tập cuối:
    Màn kết (Epilogue)
    [​IMG]
    Hoffmann trong quán rượu
    http://download.yousen***.com/72B2E90A31DABE87
    Khung cảnh quay trở lại quán rượu của chủ quán Luther, nơi Hoffmann bắt đầu kể các câu truyện ở màn Prologue. Hoffmann đã say nhèm còn các học sinh thì mải nghe chuyện đa số đều đã tỉnh rượu. Hoffmann thở dài: "Các bạn thân mến, đó là 3 câu chuyện tình của ta." Nicklausse kêu gọi mọi người hãy nâng cốc một lần nữa nhân danh Olympia, Giulietta và Antonia.
    Có tiếng vỗ tay từ trong nhà hát. Buổi biểu diễn vở Don Giovanni với Stella trong vai chính Donna Anna đã thành công rực rỡ. Thị trưởng Lindorf, vẫn ngồi theo dõi Hoffmann, đứng dậy chuẩn bị bước ra gặp Stella và lấy nàng khỏi tay Hoffmann. Hoffmann kết luận: "3 người ấy đều chỉ là một người mà thôi: Stella. Trong 1 con người có 3 mặt: một thiếu nữ, một nghệ sĩ và cũng là một ả gái điếm." Nicklausse mỉa mai: "Hãy uống mừng hỗn hợp tuyệt đẹp này."
    [​IMG]
    Thị trưởng Lindorf
    http://download.yousen***.com/2B7199392D58EA85
    Hoffmann muốn quên hết mọi chuyện và càng uống cho say nữa. Mọi người hưởng ứng theo. Các học sinh đều chạy sang một phòng bên cạnh. Nicklausse và Hoffmann ở lại một mình trong quán rượu của Luther. Hoffmann chua xót: "Ta không muốn yêu ai nữa. Stella, hãy tránh xa ta ra. Bây giờ chẳng còn gì có ý nghĩa với ta cả. Chẳng còn gì nữa."
    [​IMG] [​IMG]
    Placido Domingo (Hoffmann) và Huguette Tourangeau (Nàng Thơ)
    http://download.yousen***.com/C99F4EC169E1D020
    Hoffmann gục đầu xuống. Cũng lúc đó, Nicklausse hiện nguyên hình: Nàng Thơ xuất hiện, toả sáng lộng lẫy trong một vầng hào quang vàng rực. Nàng Thơ đến bên Hoffmann và rỉ tai chàng: "Còn ta? Nguời bạn chung thuỷ đã luôn ở bên ngươi lúc vui cũng như buồn. Nhờ ta những nỗi đau của ngươi trở thành những vần thơ bay lên trời cao. Ta cũng không có ý nghĩa gì ư? Hãy quên những giấc mơ phù phiếm của ngươi đi. Người đàn ông trong ngươi đã không còn, hãy quay lại với nhà thơ ngày nào đi. Ta yêu ngươi, Hoffmann, hãy thuộc về mình ta mà thôi." Rồi nàng thơ biến mất. Hoffmann bâng khuâng. Như tìm thấy lại cảm hứng nghệ thuật, chàng tuyên bố từ nay sẽ chỉ có Nàng Thơ, chỉ có thi ca ******** yêu duy nhất của mình mà thôi.
    Stella xuất hiện cùng Lindorf và Nicklausse-Nàng Thơ cải trang luôn ở bên Hoffmann trong hoạn nạn. Hoffmann thẫn thờ khi nhìn thấy Stella: "Cô là ai? Olympia...không, vỡ rồi. Giulietta? Không, đã bị sát hại. Antonia! Không, chết rồi."
    [​IMG]
    Hoffmann và Stella trong lần công diễn đầu tiên
    http://download.yousen***.com/33D97E5272E3BAFA
    Nhận ra Stella, Hoffmann xin nàng hãy để mình được yên và đừng đi theo mình nữa. Chàng không muốn những bóng ma của quá khứ tiếp tục theo đuổi mình trong hình hài của Stella. Lindorf tất nhiên quá vui mừng vì một chiến thắng quá dễ dàng. Stella băn khoăn vì mọi việc thay đổi quá mau chóng nhưng cũng chiều theo Hoffmann. Nicklausse thầm đồng tình với lựa chon của Hoffmann. Đoạn tứ tấu tuyệt đẹp với những nét motif cuả đoạn Barcarolle vang lên và Stella kết thúc đoạn tứ tấu với 1 nốt E3 mĩ miều. (Theo hiệu đính Choudens thì đoạn tứ tấu này là thất tấu cho 7 vai cùng hát cộng hợp xướng trong màn Giulietta; còn vai Stella thì là vai câm. Nhạc trưởng Bonynge chuyển lại đoạn này thành tứ tấu và kéo xuống màn cuối để Stella có dịp hát.)
    Nicklausse tuyên bố Stella đã đến quá muộn và chỉ cho nàng hãy cùng đi với thị truởng Lindorf. Stella bước ra trong tay Lindorf nhưng mắt vẫn hướng về Hoffmann. Hoffmann đã quá say và gục xuống bàn.
    [​IMG]
    http://download.yousen***.com/97C5C6946FABAF0F
    Các học sinh quay lại, tiếp tục ca hát, uống rượu: "Hãy rót đầy ly này cho đến sáng. Đừng để niềm vui mất đi." Tác phẩm cuối cùng của Offenbach kết thúc trong những nét nhạc tươi sáng, sôi nổi.
  10. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Em đang định làm một tập kiểu "Bonus Episode" trong đó sẽ up những highlight (trích đoạn quan trọng) của vở này trong một ghi âm khác để các bác so sánh. Nhưng mãi vẫn chưa kiếm được cái bản kia. Trong lúc chờ đợi các bác thưởng thức thử lại "Aria búp bê" của Olympia qua giọng hát của soprano trẻ người Nga Marina Andreyeva. Âm sắc khá đẹp, giọng tốt, kĩ thuật đỉnh. Có điều thể hiện con búp bê thì lờ đờ, không mấy thuyết phục và về đọ hài hước thì kém xa Sutherland. Cái này vẫn đáng nghe vì em ấy nghĩ ra 1 cái cadenza nghe rất tít mù, trong khổ 2 của aria này em ngẫu hứng độ chục cái E3 và em vút lên tần F3, nghe rất nhắng. Các bác vào trang này:
    http://www.classicalarchives.com/artists/andreyeva.html
    Như thường lệ khi nói về classicalarchive, các bác đăng kí ở đây (miễn phí):
    https://secure.classicalarchives.com/reg.html

Chia sẻ trang này