1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Cây Vợt Gốc Việt Trong Giải Bóng Bàn Hoa Kỳ 2006

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Những Cây Vợt Gốc Việt Trong Giải Bóng Bàn Hoa Kỳ 2006

    Hàng năm vào giữa tháng 12 hàng trăm đấu thủ bóng bàn từ các thành phố Hoa Kỳ quy tụ về Convention Center của thành phố Las Vegas để tranh chức vô địch bóng bàn nước Mỹ. Trong những cây vợt tham dự dĩ nhiên có mặt các đồng hương gốc Việt, và có một vài đấu thủ trở nên quen thuộc với giải này như Nguyễn Đình Khoa, Bành Ai Thu, Michell Đỗ? Năm nay Nguyễn Khoa không tham dự vì bận việc làm và sự vắng mặt của anh đã làm ít đi một số khán giả đến từ San Jose và cũng thiếu đi một số trận đấu đầy hào hứng giữa Nguyễn Khoa và các cây vợt hàng đầu của nước Mỹ. Khoa có cú giựt xóay bên phải- forehand, rất dũng mãnh và tư thế xoay người trong tư thế này rất đẹp gây nên những tràng pháo tay rộn ràng từ người xem. Các đấu thủ bóng bàn đa số là gốc Tàu đến từ Trung quốc, sau khi nhập quốc tịch Mỹ thì họ được tham gia giải bóng bàn Hoa Kỳ, một ít là gốc Au châu và gốc Việt thì chỉ có vài người cho nên khi Nguyễn Khoa đụng với các đấu thủ khác thì khán giả đa số có vẻ ủng hộ anh nhiều hơn. Mặc dù có mặt trong phái đòan dự Olympic 2000 và 2004, từng đọat giải vô địch Bắc Mỹ 2000 và được xếp hạng cao điểm nhất vào năm 1996 nhưng Nguyễn Khoa chưa bao giờ đọat được chức vô địch Mỹ quốc, anh có một đôi lần vào chung kết nhưng chiếc cúp kia lại không có duyên với anh. Và với số tuổi gần bốn mươi thì coi như sự nghiệp bóng bàn đã bắt đầu hòan tất. Người thứ nhì là Bành Ai Thu, Tawny Banh, vẫn là cây vợt nữ số hai của nước Mỹ trong những năm gần đây, đã từng tham dự Olympic 2000, 2004. Sinh trưởng Bạc Liêu, vượt biển sang Mỹ, cô gái Việt gốc Hoa này đam mê bóng bàn và trở thành đấu thủ hạt giống của đòan bóng bàn Mỹ quốc. Giải năm nay, Bành Thu phong độ sút kém, vì trước đó cô bị té đau chân nên không linh họat khi giao đấu và giấc mơ đọat chức vô địch đơn nữ 2006 tan tành sau khi cô thua cây vợt xếp hạng dưới cô là Nan Li và đành chấp nhận hạng 4. Và cây vợt Jasna Reed đọat chức vô địch sau khi hạ Yao Xi Huang trận chung kết. Jasna từng vô địch 15 năm liền ở nước Yusgolavia, huy chương đồng đôi nữ Olympic 1988. Về phía nam thì cây vợt gốc Yusgolavia tên là Ilija Lupulesku từng 4 lần vô địch nước này, huy chương bạc đôi nam Olympic 1988 với cú líp trái vững chắc đã hạ Mark Hazinski để đọat cúp vô địch Mỹ quốc 2006. Đấu thủ Trần Công Đệ- con trai của bác sỹ Trần Công Luyện- San Jose đã đọat giải dành cho lứa tuổi 30 trở lên. Anh đang là bác sỹ hành nghề tại New York. Từ Nam Cali ngòai Bành Thu còn có Ngô Bảo Lộc và Lê Tuấn (cũng là bác sỹ hành nghề tại Pomona) là những cây vợt có hạng của giải. Đấu thủ Michell Đỗ từng vô địch lứa tuổi dưới 21 nhiều lần, có mặt trong phái đòan dự Olympic 2000 Sydney, lo học hành, thiếu tập dợt cho nên điểm xếp hạng xuống và không tạo được thành tích đáng kể. Nhìn chung giải bóng bàn Hoa Kỳ 2006, mặc dù tổ chức vào cuối năm 2005, các cây vợt gốc Việt đã dần dần vắng bóng và thiếu đi những thế hệ tiếp nối. Bóng bàn Việt Nam đã lừng danh thập niên 50 với Mai Văn Hòa, vô địch Á châu 1953, vô địch tòan đội Á châu năm 1957 từng hạ Nhật Bản với Mai Văn Hòa, Trần Cảnh Được, Lê Văn Tiết. Nhìn về trong nước, giải Đông Nam Á -SEA Games, tổ chức năm 2005 tại Phi Luật Tân các cây vợt Singapore gốc Trung quốc đã bá chủ và những tấm huy chương bóng bàn vẫn còn xa vời đối với các đấu thủ Việt Nam trong các giải quốc tế.
    (Theo báo nước ngoài)
  2. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Đây là hình của Nguyễn Đình Khoa và Tony Bành (ảnh hộ chiếu khi tham dự Olimpic Athen 2004)
  3. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Sory, mạng kém quá, không Post được
  4. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Post được rồi
    Ảnh 1 là đội hình bóng bàn nam Hoa Kỳ tham dự Olympic Athens 2004. Trong đó tay vợt gốc Việt Nguyễn Đình Khoa là người đứng ngoài cùng bên phải.
    Ảnh 2 là đội hình bóng bàn nữ Hoa Kỳ tham dự Olympic Athens 2004. Tay vợt nữ gốc Việt Tawny Banh (Bành Ái Thu) là người đứng thứ 2 từ trái sang.
    Người Việt mình giỏi thật!
  6. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Thành tích của Nguyễn Đình Khoa:
    Tuổi: 40 (10-9-66)
    Playing Style: Agressive shakehand 2-winged looper
    2000 North American Men''s Singles Champion
    1995 U.S. Men?Ts Doubles Champion
    1995 Men?Ts Singles and Mixed Doubles Finalist
    Gold Medalist, 1987 Pan Am Games, Mixed Doubles; Silver Medalist, Men''s Teams
    Member, 2000 USA Olympic Team
    Many-time U.S. Team member since 1987
    Và của Tawny Banh (Bành Ái Thu):
    Height: 5?T3?
    Born: Bac Lieu, Vietnam
    Residence: San Gabriel, CA
    Handedness: Right
    Grip: Shakehand
    Style of Play: Aggressive Forehand Loop w/ Backhand hit
    International Ranking: 149
    Goals: To qualify for the 2004 Olympics and become U.S. National Champion. Also to have a successful business of my own.
    Personal Profile: A National Team member since 1994, Tawny started her career at 13 when her oldest brother introduced her to the sport. She enjoys time with her 5 siblings and says her mom always does the nicest things for her. Tawny?Ts greatest accomplishment was qualifying for the 2000 Olympic Team with an injured arm. Tawny is very caring and compassionate.
    Athlete Highlights:
    2003 Pan Am Game Silver Medalist in Doubles; Bronze Medalist in Singles
    2003 U.S. National Championships 1st in Doubles; 2nd in Singles
    2003 North American Championships 2nd in Singles & Doubles
    2002 North American Championships 2nd in Singles & Doubles
    1999 Pan Am Game Team Gold Medalist
    1995 Pan Am Game Silver Medalist in Teams; Bronze Medalist in Singles
  7. cuongphongchina

    cuongphongchina Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2005
    Bài viết:
    648
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về Nguyễn Đình Khoa - Tuyển thủ bóng bàn VN đại diện Mỹ tại Olympics Athens 2004
    (Bài này đăng trước khi Khoa tham dự Olynpic Athens, nhưng thấy cũng hay hay nên Post để anh em tham khảo)

    Nguyễn Ðình Khoa đã từng quyết định không bao giờ chơi ping pong nữa. ?oTôi muốn về hưu, và thậm chí tôi chẳng thiết xem các trận thư hùng Olympics.? Nỗi buồn và thất vọng lớn nhất của Khoa xảy ra cách đây đúng tám năm.
    Năm ấy, 1996, khi các thể thức ping pong vẫn còn qui định một trận 21 điểm, Khoa và David Zhuang đang dẫn trước 17 - 13 trong ván quyết định chọn cặp đánh đôi nam đại diện Hoa Kỳ tham dự Olympics Atlanta. ?oChúng tôi chỉ cách Atlanta đúng 4 điểm.? Thế rồi 4 điểm ấy đã không bao giờ xảy ra. Khoa và Zhuang thất bại 21 - 17, mất chiếc vé tham gia Olympics. Trong giải đơn nam, Khoa thua luôn cả vận động viên Todd Sweeris trong trận thua duy nhất trong lịch sử chạm trán của hai người. Oái oăm thay, trận thua duy nhất này cũng làm tiêu tan luôn chiếc vé tham dự giải đơn nam ping pong tại Olympics Atlanta, được tổ chức ngay trên nước Mỹ.
    Khoa ?ogác vợt? đúng một năm rưỡi.
    Anh chỉ chuyên tâm đi làm. Khoa làm lập trình viên cho một hãng website thuộc lãnh vực y tế sau một thời gian làm việc cho Cisco và Netscape. Người ?oboss? mới của Khoa, biết nhân viên của mình là một vận động viên ping pong đẳng cấp quốc tế, đã khuyến khích Khoa bằng một hành động thực tế: đài thọ tất cả chi phí luyện tập để Khoa trở lại với Olympics 2004.
    ?oLần này mọi chuyện khác hẳn. Ba vận động viên Hoa Kỳ và ba vận động viên Canada phải ?ochiến đấu? trong các trận đấu loại trực tiếp.? Theo qui định của Olympics, mỗi quốc gia chỉ được cử 3 vận động viên ping pong, Canada và Hoa Kỳ được xem là một đội đại diện cho vùng Bắc Mỹ. ?oTôi luôn luôn thua họ trong các trận thư hùng. Ba người trong số này có một thành tích đáng nể, tôi chưa bao giờ thắng họ. David Zhuang là tay vợt số hai nước Mỹ. Tôi chưa bao giờ thắng được anh ấy kể từ năm 1995. Tôi đang ở kèo dưới.?
    Vậy mà từ ?okèo dưới,? Khoa đã đánh bại tay vợt ?ohạt giống? nước Mỹ, với tỷ số 3 - 2 và đoạt luôn chiếc vé tham dự Olympics giải đơn nam kỳ này.
    Ngày 4 tháng 8 này, Khoa sẽ lên đường sang Hy Lạp, quê hương của Olympics, để đại điện Hoa Kỳ trong các giải ping pong đơn. Tại đây, 64 tay vợt hàng đầu thế giới sẽ tranh đua quyết liệt để đoạt được tấm huy chương ngay trên quê hương Olympics.
    Nguyễn Ðình Khoa, 37 tuổi, sinh tại Nha Trang. ?otháng Tư năm 1975, ba tôi, một nhân viên không lưu tại Nha Trang, dắt cả gia đình chạy vào Sài Gòn. Chỉ ít ngày sau, họ lại di tản lần thứ hai, sang thẳng Hoa Kỳ. Năm ấy, Khoa mới vừa tròn tám tuổi.
    Khoa chỉ chơi ping pong giải trí với bố và các anh em. Dần dần, năng khiếu bộc lộ, Khoa được khuyến khích tập luyện nhiều hơn. Năm 1987, Khoa đoạt huy chương vàng đầu tiên tại giải Pan Am, ở tuổi 21.
    ?oCàng gần đến Olympics, chương trình luyện tập càng căng thẳng.? Khoa cho biết. Sau hai tuần luyện tập tại Trung Quốc, Khoa cùng đồng đội lên đường sang Ðức cho chuyến luyện tập thứ hai, kéo dài 12 ngày.
    ?oPhải đánh với người giỏi hơn mình để tiến bộ.? Ðội tuyển bóng bàn Hoa Kỳ đã chọn Trung Quốc và Ðức, hai cường quốc bóng bàn trên thế giới, cho chương trình luyện tập cuối cùng trước Olympics. Theo Khoa, ở hàng ?otop? của làng bóng bàn, Trung Quốc là một đội đáng sợ. Ðể luyện tập, hàng tuyển thủ chuyên nghiệp của Ðức có một năng lực đáng nể. Xét tổng quát, theo Khoa, nước Ðức có dàn đấu thủ chuyên nghiệp có khi còn cao hơn Trung Quốc. ?oTiếp xúc nhiều trường phái khác nhau mới nâng cao được kinh nghiệm.? Theo Khoa, các tuyển thủ mà anh có dịp chạm trán trong hai đợt tập dượt vừa qua đánh rất ?ochắc, mạnh, xoáy và đều tay.?
    Từ Ðức Quốc, đồng đội của Khoa lên đường sang thẳng Athens, thủ đô Hy Lạp. Khoa phải quay về Hoa Kỳ rồi lên đường đến Athens sau. Lý do: Khoa nhớ hai cô con gái cưng của mình, Khamille 7 tuổi và Khassidy 5 tuổi. Khoa lập gia đình cách đây tám năm, với Pauline, một thiếu nữ người Philippine.
    Sáu mươi bốn tuyển thủ bóng bàn tham dự Olympics kỳ này đều là những tay chơi ?ogộc.? 32 tay đứng đầu sẽ được miễn đánh trận đầu tiên. 32 tay kế tiếp phải tham gia các trận đấu loại trực tiếp để được đi vào vòng trong. ?oTôi không hy vọng đoạt giải, chỉ mong vào được vòng ba.? Theo thể thức thi đấu kỳ này, vào được vòng ba tức là phải thắng liên tiếp ba trận, tối thiểu sẽ được xếp hạng tám trên 64. Còn để đi đến bục huy chương vàng, các vận động viên không được phép thua, cho dù một trận. Thua một trận đồng nghĩa với việc về nhà sớm.
    ?oTôi cho rằng môn ping pong hiện nay có hai trường phái. Một của Châu Âu và một của Châu Á mà đại diện là Trung Quốc.? Khoa phân tích sở trường của những đấu thủ vào tháng Tám này của anh. Các đối thủ Trung Quốc có lối đánh áp sát bàn, tấn công liên tục ngay từ giây phút đầu. Ðặc biệt, các tuyển thủ Trung Quốc có lối di chuyển cực kỳ linh động và lẹ làng. Ngược lại, các tuyển thủ Châu Âu có lối đánh xa bàn, nghiêng về phòng thủ và tấn công không mạnh bạo. Nhờ vậy họ đánh rất dẻo dai. Theo Khoa, Trung Quốc là đội mạnh nhất hiện nay. Về cá nhân, Khoa đánh giá rất cao các tuyển thủ Werner Schlager của Áo, Janove Waldner của Thụy Ðiển và Kong Lin Hui của Trung Quốc. Một số đội tuyển Á Châu, tuy mới nổi sau này, đã trở thành những đối thủ đáng gờm của giải là Hàn Quốc và Hồng Kông.
    Khoa có lối cầm vợt ngang và đánh sát bàn. Về mặt tấn công, Khoa có thể tấn công từ cả hai phía phải và trái. Sở trường của Khoa, được thừa nhận là số một của Hoa Kỳ và được xếp vào hạng tên tuổi trong làng ping pong thế giới, là tấn công bên phải. Kỹ năng và kỹ thuật là điều bắt buộc, thể hình và thể lực là những bắt buộc khác cho vận động viên ping pong. Theo Khoa, chơi ping pong cần nhanh, lẹ và sự uyển chuyển trong phối hợp các động tác của tay. Còn mắt? không cần phải bàn cãi, trái banh trắng nhỏ xíu có thể bay với tốc độ 125 miles một giờ trong một cự ly bằng cỡ hai sải tay đòi hỏi vận động viên ping pong phải có đôi mắt thật tinh tường.
    ?oKỹ thuật của các trường phái ping pong đang ngày càng được trau chuốt và nâng cao.? Khoa nói về kỹ thuật cầm vợt ?othìa? của người Trung Quốc. Theo Khoa, cầm vợt thìa không có gì mới. Tuy nhiên, gần đây các tuyển thủ Trung Quốc đã ?oluyện? được cách ?orờ-ve? bằng vợt thìa. Trước đây, người sử dụng vợt thìa chỉ tấn công bên phải, nay người Trung Quốc ?orờ ve? bằng vợt thìa thì họ tấn công được cả bên trái. Ðây là điều đáng sợ, bởi vì ai cũng biết, những tay chơi vợt thìa có lối ?oxẹc? xoáy và độc không chịu được. Trong số ba vận động viên Trung Quốc tham gia giải nam kỳ này, có đến hai người cầm vợt thìa.
    Ở tuổi 37, Khoa cho rằng đây là lần cuối cùng anh có thể tham gia Olympics. ?oBốn mươi tuổi là tối đa.? Khoa cho biết như vậy khi bàn về các thể lệ mới của ping pong hiện đại. Lần cuối cùng tham gia Olympics cũng là lần Khoa chạm trán với những luật lệ mới.
    Một ?ogame? ping pong kỳ này giới hạn ở 11 điểm.
    Sự rút ngắn số điểm chính là sự đẩy mạnh các đòi hỏi sức lực, sự dẻo dai trước sự gia tăng cường độ của trận đấu. ?o11 điểm có nghĩa là phải tấn công và chấn chỉnh tâm lý ngay từ đầu. 11 điểm có nghĩa là đấu thủ không được phép relax.? Khoa cho biết, với thể thức cũ 21 điểm, bạn có thể ?onhởn nhơ? vài điểm. Còn với lối tính điểm mới, nếu bạn thiếu tập trung, dù chỉ một giây, bạn sẽ thua. Chính vì lẽ đó, từ khi luật 11 điểm ra đời, có rất nhiều trận ?ongựa về ngược.? Theo Khoa, 11 điểm làm cho trận đấu quyết liệt hơn nhiều, nhất là khi luật này đi kèm với thay đổi nữa: mỗi đổi thủ chỉ được giao bóng hai lần. Luật mới thứ hai khiến giới khán giả rất tán thưởng là luật cấm che banh khi ?oxẹc.? ?oNgười chơi ping pong sợ nhất là lúc phải tiếp các cú xẹc.? Khoa nói về luật mới. Các tuyển thủ thường dùng tay trái che quả bóng khi giao bóng. Chỉ cần một cái lắc tay thật nhẹ, đối phương sẽ không biết đường đâu mà đỡ. Thường thường, các vận động viên ping pong ?okiếm điểm? nhờ vào lúc xẹc. ?oChỉ cần giao bóng độc một chút là có điểm ngay, nhưng như vậy trận đấu không còn hào hứng nữa.? Khoa có vẻ rất thích thú với luật ?ocấm che bóng.? Giao bóng ?ocông khai? sẽ làm trận đấu ?ohào hứng hơn, hấp dẫn hơn và... kéo dài hơn.?
    Luật ?o11 điểm? và ?ocấm giao bóng kín? chắc chắn sẽ làm cho các vận động trường Athens sinh động và ?ohot? hẳn lên.
    Hành trình đến với Olympics của Khoa thật nhiêu khê. Ðoạt huy chương vàng quan trọng đầu tiên trong đời lúc 21 tuổi tại giải Pan Am, Khoa và nhiều người trong giới ping pong không ngờ rằng phải đến 16 năm sau anh mới được chính thức đứng vào đội tuyển Hoa Kỳ tham gia Olympics thể thức đơn nam. Hai lần Olympics trước, 1992 và 1996, Khoa chỉ được xếp trong hàng dự bị, cho dù là dự bị số một. Năm 1998, Khoa dành được chiếc vé chính thức tham dự giải đôi nam tại Olympics Sydney cùng với Cheng Yinghua. Cả hai đều bị loại ngay từ vòng đầu.
    ?oTrong số 64 tuyển thủ kỳ này, có đến 63 người luyện tập toàn thời gian và sống bằng nghề ping pong.? Không cần phải nói, người duy nhất không sống bằng ping pong chính là Nguyễn Ðình Khoa. Khoa tốt nghiệp cử nhân computer tại Ðại Học San Jose. Anh làm việc toàn thời gian trong vai trò chuyên viên điện toán tại Silicon Valley từ những năm đầu thập niên 1990. Sáu năm vừa qua, Khoa làm chuyên viên điện toán cho hãng Neoforma, chính hãng này cùng một vị bác sĩ người Việt Nam tại San Jose đã tài trợ các chi phí tập luyện cho Khoa trong giải Olympics lần này. Hai tuyển thủ khác đại diện cho Hoa Kỳ là Mark Hazinski, 19 tuổi và Ilija Lupulesku, 36 tuổi. Mark Hazinski, cao 6 feet 4, có lối đập xoáy ?ocháy vợt? khiến các đấu thủ khác phải đặc biệt kiêng nể. Còn Lupulesku vốn là cựu tuyển thủ đội tuyển Nam Tư (cũ), nhập quốc tịch Hoa Kỳ năm 2002. Ðây là lần đầu tiên Lupulesku đại diện Hoa Kỳ trên đấu trường quốc tế.
    Khoa không kỳ vọng vào huy chương vàng. ?oVào đến vòng ba là thành công rồi.? Khoa thi đấu kỳ này với tâm trạng khá thoải mái. Không bị sức ép tâm lý, vận động viên có thể làm nên những bất ngờ lớn, như Khoa đã lội ?odòng nước ngược? để dành được chiếc vé tham dự Olympics tại Athens.
    Thể thao hấp dẫn vì đầy bất ngờ!

  8. caigichaduoc

    caigichaduoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.095
    Đã được thích:
    0
    Vài link video các trận đấu của Nguyễn Đình Khoa:
    Cái này hơi ít:
    http://tt.mainstreet.net/ttoutpost/Ilija_Lupulesku_vs_Khoa_Nguyen.htm
    Cái này nhiều hơn chút:
    http://tt.mainstreet.net/ttoutpost/Khoa_Nguyen_vs_Freddie_Gabriel_Golden_State_Open.htm
    http://tt.mainstreet.net/ttoutpost/Khoa_Nguyen_vs_Stefan_Feth_Golden_State_Open.htm
    http://tt.mainstreet.net/ttoutpost/Barney_Reed_vs_Khoa_Nguyen_Golden_State_Open.htm
    Trận đôi:
    http://tt.mainstreet.net/ttoutpost/Khoa_Nguyen_Wei_Wu_Freddie_Gabriel_Peter_Zajac_Open_Doubles_31stGSO.htm
  9. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Ở trong nước, Vũ Mạnh Cường được xem như thần tượng bóng bàn thì tại Mỹ, Nguyễn Đình Khoa cũng được coi là "biểu tượng" pingpong
    Post lại vài bài báo viết về NĐK để mọi người cùng biết thêm thông tin về anh - một tay vợt phong trào vươn tới đỉnh cao bằng tài năng bẩm sinh...
    Nguyễn Đình Khoa, Hai Lần Bóng Bàn Olympic
    Trần Củng Sơn (vietbao)
    Cái tin Nguyễn Đình Khoa được tuyển vào đội bóng bàn đại diện Mỹ và Canada tham dự Olympic 2004 tại Athens, Hy Lạp sau hai ngày thi đua cùng các cây vợt hàng đầu của hai nước tại Vancouver cuối tuần rồi làm ngòi bút tôi nổi hứng.
    Trong số hàng trăm bài báo, tôi đã viết về đề tài bóng bàn với đấu thủ Nguyễn Khoa được vài lần. Lý do thứ nhất: tại vùng San Jose này chỉ có một mình cây vợt Việt Nam này dai dẳng tham gia các trận thi đấu ở các giải bóng bàn của Mỹ qua nhiều năm với thành tích cao. Lý do thứ hai: tôi cũng từng là một đấu thủ bóng bàn thời sinh viên học sinh trước năm bảy lăm, nghĩa là yêu và hiểu bộ môn thể thao này.
    Nhưng có một điều tạm cho là mê tín dị đoan, là mỗi lần Khoa gặp đối thủ ngang ngữa, tỷ lệ năm ăn năm thua thì sự tham gia cổ võ của tôi chẳng có lợi gì hết, mà kết quả còn ngược lại. Khoảng mười năm trước, bỏ tiền mua vé máy bay lên Porland để xem Khoa thi đấu giải Pacific Rim, một phần cũng muốn biết thành phố mưa nhiều này. Lần này phe ta bại, bài báo thay vì bừng bừng khí thế phải chuyển qua tả nét thơ mộng vùng đất mà nhạc sỹ Từ Công Phụng định cư mở nhà in sinh sống. Bài báo không được giữ lại nhưng vẫn là một kỷ niệm dễ thương, có lẽ vì đó là một bài báo thua hiếm hoi xen lẫn những bài báo thắng.
    Danh thủ bóng bàn Khoa Nguyễn, người Mỹ gọi như vậy, bỏ đi chữ lót, đã từng đọat giải sinh viên toàn quốc Hoa Kỳ, đã từng có mặt trong đội tuyển quốc gia tham dự giải thế giới, đã từng được xếp hạng cao nhất Mỹ quốc năm 1996, thế mà năm ấy Khoa không đoạt được chức vô địch quốc gia mà cũng không được chọn vào đội tuyển Olympic Atlanta 1996. Cũng năm này hội bóng bàn Mỹ mời 16 cây vợt hay nhất thế giới về Beverly Hill hội tụ quần hùng và Nguyễn Khoa đại diện cho nước chủ nhà so vợt cùng các đại cao thủ. Đây cũng là dịp tôi tận mắt thưởng thức những đường banh tuyệt kỹ, mình muốn có vài tấm hình chụp chung với họ nhưng chẳng có ai giúp dùm, đúng là ?olàm thợ rèn lại không có dao ăn trầu".
    Năm 2000, Khoa được chọn vào đội tuyển Olympic Sydney 2000 để đánh đôi cùng Chen XingHua. Năm này anh vinh dự đoạt cúp vô địch Bắc Mỹ đi dự giải 16 cây vợt hay nhất thế giới tổ chức tại Dương Châu, Trung quốc. Đây là đỉnh cao của sự nghiệp bóng bàn Nguyễn Đình Khoa. Những năm kế tiếp thành tích không gì đáng kể, chỉ là trong Top Ten mà thôi.
    Năm nay 2004, kỹ sư Nguyễn Khoa đã 38 tuổi, vợ hai con, lo công việc hãng bận rộn trong thời buổi đi xuống của thung lũng điện tử nên tập dợt qua loa. Và anh cũng không có những cây vợt cùng trình độ để tập luyện nên cơ hội đi Olympic rất thấp.
    Thế mà bỗng dưng vào tháng trước ở Pensylnvania, Khoa lần lượt hạ nhiều đấu thủ cao điểm hơn để được vào đội tuyển quốc gia. Và mục tiêu cao hơn là lọt vào đội Bắc Mỹ dự thế vận hội năm nay.
    Cuộc tranh tài giữa 3 cây vợt Mỹ và 3 cây vợt Canada cuối tuần qua, để chọn ra 3 người rất gây cấn. Rốt cuộc Khoa đã hạ được David Wang và hai tay kia để cùng vô địch Canada là Johnny Huang và vô địch Mỹ là Llja Lupulesku vào đội tuyển Olympic 2004.
    Đã có lần tôi chứng kiến Khoa thất thủ trước David Wang dùng vợt gai chụp những đường lúp xoáy của Nguyễn Khoa. Lần này mình không có mặt để thử kết quả ra sao. Chiều thứ bảy, ba của Khoa là ông Nguyễn Đình Sơn gọi phôn báo tin Khoa thắng Wang, con đường đã đi hơn phân nữa. Chiều chủ nhật không nghe gì, cứ nghĩ thầm là thất bại. Ai dè lúc 7 giờ tối chủ nhật, chuông reng, bên kia đầu dây mẹ của Khoa vui mừng la lớn : "Khoa thắng rồi". Tôi gọi cho Roger Nguyễn Đình Trọng, anh của Khoa và cũng là người lược trận để hỏi thăm thêm chi tiết. Nguyễn Khoa đã chiến thắng vẻ vang trong những ván mà điểm theo nhau sát nút.
    Bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi, người luôn yểm trợ tài chánh cho danh thủ Nguyễn Khoa những lần đi thi đấu xa qua nhiều năm cũng vui vẻ nói đùa rằng "Khoa càng già càng dẻo càng dai" vì ở cái tuổi 38 đối với thể thao là chuẩn bị về hưu.
    Bức hình Nguyễn Khoa bắt tay với tổng thống Bill Clinton lúc phái đòan tuyển thủ Olympic 2000 được vào Bạch ốc dự tiệc là một kỷ niệm vinh dự thì sắp tới anh sẽ có thêm bức bắt tay tổng thống Bush cho Olympic 2004.
    Dân bóng bàn Việt ở San Jose hãnh diện có đồng hương là cao thủ nổi tiếng... Và tôi lại có dịp để viết bài báo tặng Nguyễn Đình Khoa, với cú líp phải dũng mãnh trong một thế cầm vợt rất đẹp của nghệ thuật bóng bàn.
    San Jose 16-02-04
  10. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0

    Pingõ?ƯPongõ?ƯPingõ?ƯPongõ?ƯPingõ?ƯPongõ?Ư
    Ngày 2 lỏĐn, Khoa 'ỏằu ghâ sang nhà bỏằ' mỏạ, thuỏằTc thành phỏằ' San Jose, tiỏằfu bang California, cĂch nhà anh nỏằưa dỏãm 'ặỏằng 'ỏằf tỏưp dỏằÊt bóng bàn trặỏằ>c khi vỏằ nhà vỏằ>i vỏằÊ con. Sau khu vặỏằn yên tỏằi cuỏằTc hành trơnh vặỏằÊt ngàn dỏãm 'ỏĂi dặặĂng trong suỏằ't quÊng 'ỏằi 37 nfm cỏằĐa anh, viỏằ?c di chuyỏằfn hỏng ngày trong khoỏÊng cĂch ngỏn ngỏằĐi giỏằa 2 cfn nhà này 'ỏằf huỏƠn luyỏằ?n quỏÊ không 'Ăng lặu tÂm tỏằ>i. Gia 'ơnh anh là biỏằfu tặỏằÊng cho nhỏằng ngặỏằi Viỏằ?t tỏằà nỏĂn trên 'ỏƠt Mỏằạ 'Ê góp công lao và vặặĂn vai tỏĂo cho mơnh mỏằTt thỏ 'ỏằâng vỏằng trong cỏằTng 'ỏằ"ng bỏÊn xỏằâ.
    Khoa sinh ra tỏĂi thành phỏằ' Nha Trang trong mỏằTt gia 'ơnh gỏằ"m 7 anh chỏằi Hoa Kỏằ nên buỏằTc lòng phỏÊi bỏằ nặỏằ>c ra 'i. Gia 'ơnh hỏằ Nguyỏằ.n ra 'i bỏằ lỏĂi 2 ngặỏằi con gĂi lỏằ>n ỏằY Nha Trang. MÊi 'ỏn nfm 1980, cỏÊ gia 'ơnh mỏằ>i 'ặỏằÊc 'oàn tỏằu. Gia 'ơnh hỏằ Nguyỏằ.n nay 'Ê trỏằY thành công dÂn Mỏằạ.
    Sau khi ghâ vào Guam làm thỏằĐ tỏằƠc, gia 'ơnh Khoa 'ặỏằÊc 'ặa sang trỏĂi tỏằà nỏĂn Texarkana, tiỏằfu bang Arkansas. Rỏằ"i 'ặỏằÊc bỏÊo lÊnh và 'ỏằi cĂc bỏĂn cạng lỏằâa tuỏằ.i lúc ỏƠy và thỏng giỏÊi 'ỏĐu tiên tỏĂi Junior Olympics tỏĂi thành phỏằ' Oklahoma vào nfm 1980. Tỏằô 'ó, tôi nhỏưn thỏằâc 'ặỏằÊc khỏÊ nfng cỏằĐa mơnh.õ?
    TỏĂi Hoa Kỏằ, bỏằT môn bóng bàn vỏôn chặa phĂt triỏằfn mỏĂnh nhặ Tennis nên phặặĂng tiỏằ?n tài chĂnh rỏƠt eo hỏạp. Viỏằ?c mỏĂnh thặỏằng quÂn hoỏãc chưnh phỏằĐ hỏằ- trỏằÊ tài chĂnh cho sinh hoỏĂt cỏằĐa cĂc lỏằc sâ trỏằ trong bỏằT môn này hỏĐu nhặ không có. Khoa tiêp tỏằƠc tỏằ luyỏằ?n trong khi vỏằôa theo hỏằc 'ỏĂi hỏằc tỏĂi San Jose State ngành CIS (computer information systems) và ngay cỏÊ sau khi ra trặỏằng, làm viỏằ?c 90 tiỏng mỏằTt tuỏĐn tỏĂi Silicon Valley cho cĂc hÊng 'iỏằ?n tỏằư mỏằ>i lỏưp nghiỏằ?p nhặ Netscapes, Ciscoõ?Ư QuỏÊ là mỏằTt thỏằư thĂch cho anh trong viỏằ?c trau dỏằ"i và huỏƠn luyỏằ?n.
    Vỏằ>i thỏằi gian eo hỏạp, anh cỏằ' luyỏằ?n tỏưp nhặng vỏôn bỏằi tỏằ? sỏằ' 21-17. Trong 'ỏằÊt thi 'ỏƠu cĂ nhÂn, lỏĐn 'ỏĐu tiên anh bỏằi nhỏưn viỏằ?c, khuyỏn khưch và 'ỏằ nghỏằi bóng bàn. Và mỏằTt lỏĐn nỏằa, Khoa trỏằY lỏĂi thao trặỏằng. Anh hy vỏằng sỏẵ có cặĂ hỏằTi tham dỏằ bỏằT môn 'Ănh bóng 'ặĂn. õ?oKỏằ này khĂc hặĂn,õ? Khoa cho biỏt, õ?ovơ tôi sỏẵ là ngặỏằi lâp vỏ.õ? Trong 'ỏằÊt thi luÂn chuyỏằfn vỏằ>i 3 ngặỏằi Mỏằạ và 3 ngặỏằi Gia NÊ ĐỏĂi, tay bóng nào 'ỏĂt 'ặỏằÊc 3 thành tưch cao nhỏƠt có thỏằf mua vâ 'i Athens.
    õ?oTôi 'Ê tỏằông mang thành tưch thua kâm nhỏằng bàn tay lÊo luyỏằ?n này. ưt ra 3 ngặỏằi trong nhóm này 'Ê tỏằông hỏĂ tôi. Đỏằ'i vỏằ>i tay bóng cao thỏằĐ hỏĂng Nhơ trong nặỏằ>c, David Zhuang, tôi chỏằ? có cặĂ hỏằTi 1-9 mà thôi. Tỏằô nfm 1995, tôi 'Ê không có cặĂ hỏằTi hỏĂ anh ta. õ?oThỏ nhặng, trong kỏằ 'ỏƠu tuyỏằfn này, Khoa 'Ê hỏĂ David vỏằ>i thành quỏÊ 3-2. David mỏƠt cỏÊ cặĂ hỏằTi sang Athens dỏằ thi. Khoa nghâ rỏng viỏằ?c thỏng lỏằÊi ỏằY Athens có thỏằf giỏằ'ng nhặ mò kim 'Ăy biỏằfn, nhặng anh rỏƠt sung sặỏằ>ng 'ặỏằÊc cặĂ hỏằTi tham dặ.. õ?oĐặỏằÊc hÂn hỏĂnh sinh hoỏĂt và tiỏp xúc vỏằ>i cĂc lỏằc sâ quỏằ'c tỏ là niỏằm vinh dỏằ và kỏằã niỏằ?m 'ỏạp nhỏƠt trong cĂc môn chặĂiõ?.
    Sau cuỏằTc chặĂi, anh sỏẵ làm gơ? Khoa cho biỏt, õ?ogia 'ơnh tôi rỏƠt mong tôi giỏÊi nghỏằ?. Hai con tôi (Khamille, 7 tuỏằ.i và Khassidy, 5 tuỏằ.i) không muỏằ'n tôi tham dỏằ Thỏ Vỏưn HỏằTi, nhặng tôi sỏẵ 'em cỏÊ gia 'ơnh tôi sang viỏng Athens.õ?
    Theo dỏằ 'oĂn cỏằĐa nhỏằng thỏằf thĂo gia nhà nghỏằ, Trung Hoa sỏẵ chiỏm ặu thỏ trên nhỏằng bàn Ping Pong tỏĂi Thỏ Vỏưn HỏằTi và Werner Schlager cỏằĐa Ăo sỏẵ gÂy ỏÊnh hặỏằYng không kâm. Riêng 'ỏằ'i vỏằ>i cỏằTng 'ỏằ"ng Viỏằ?t Nam, Khoa Nguyỏằ.n câng 'Ê có mỏằTt ặu thỏ vỏằ vang dÂn tỏằTc rỏằ"i.
    (Lê Thạy Lan/VATV-- Trưch và dỏằa theo bài viỏt cỏằĐa John Walters, NBCOlympics.com, 5 thĂng 8, 2004)

Chia sẻ trang này