1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Cây Vợt Gốc Việt Trong Giải Bóng Bàn Hoa Kỳ 2006

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi cuongphongchina, 08/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoidepvaquaithu

    nguoidepvaquaithu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2005
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Vài nét về tay vợt nữ Đỗ Lan Anh
    Michelle Ðỗ Lan Anh: Nét Ðẹp Bóng Bàn Cô Gái Việt Trên Xứ Hoa Kỳ
    Trần Củng Sơn
    Trong phái đoàn lực sĩ đông đảo của quốc gia Hoa Kỳ hùng mạnh nhất thế giới được ống kính truyền hình chiếu cố nhiều nhất khi diễn hành qua khán đài của buổi lễ khai mạc Olympic Sydney 2000 vào tối thứ sáu 15 tháng 9 này sẽ có 3 khuôn mặt vận động viên bóng bàn mang dòng máu Việt Nam, đó là Nguyễn Ðình Khoa, Tawny Bành Ái Thu và Michelle Ðỗ Lan Anh. Cô gái 17 tuổi mang tên Ðỗ Lan Anh được xem là đấu thủ bóng bàn trẻ nhất đi tham dự bộ môn thể thao Thế vận hội cứ mỗi 4 năm tổ chức một lần.
    Sinh ra tại thành phố Milpitas, kế bên San Jose của California, vào năm 1983, Michelle Ðỗ Lan Anh bắt đầu cầm vợt vào năm 9 tuổi dưới sự hướng dẫn của cha và anh, tập dợt với bàn pingpong đặt trong phòng đậu xe. Cùng năm đó 1992 cô bé đi dự giải bóng bàn toàn quốc tổ chức tại Las Vegas và đã đoạt ngay giải thiếu nhi nữ dưới 10 tuổi.
    Và những năm kế tiếp, Michelle Ðỗ liên tục chiếm hạng nhất các giải bóng bàn Hoa Kỳ dành cho thiếu nữ hạng dưới 12, 14, 16, 18, 22 tuổi. Năm ngoái 1999 ngoài chức vô địch nữ dưới 22 tuổi, cô đã cùng với Gao Quing, cây vợt nữ số 1 Hoa Kỳ, cả hai giành chức vô địch đôi nữ toàn quốc. Ðây là một thắng lợi quan trọng quyết định để hai đấu thủ gắn bó với nhau trở thành cặp đôi nữ đại diện cho làng bóng bàn Mỹ quốc đi tham dự các giải quốc tế trong đó có giải Olympic 2000.
    Bộ môn bóng bàn thế giới vốn đang bị Trung quốc ngự trị và nhiều cao thủ từ nước này đã sang di dân tại Mỹ và chiếm giữ các ngôi vị hàng đầu của làng banh nhựa nước này. Các cây vợt gốc VN đã phải tập dợt vất vả để có thể chen chân vào và Michelle Ðỗ Lan Anh, đấu thủ trẻ được coi là dân Mỹ thứ thiệt đang là niềm hi vọng của Hội Bóng Bàn Hoa Kỳ nhằm khuyến khích sự yêu thích của giới trẻ tham gia vào bộ môn này.
    Vì thế nhiều báo Anh ngữ đã phỏng vấn Michelle Ðỗ, như San Francisco Chronicle, San Jose Mercury News, Oakland Tribune, Seventeen Magazine, International Table Tennis, USATT Magazine. Các đài truyền hình địa phương và đài Fox Sport cũng như chương trình TV Live With Regis đã ân cần giới thiệu hình ảnh Michelle Ðỗ Lan Anh với khán giả toàn quốc.
    Ðược hướng dẫn bởi nhiều huấn luyện viên Sang, Bill Lui, Dennis Davis và Roger Nguyễn Ðình Trọng, Michelle Ðỗ có lối tấn công dũng mãnh bằng cú giựt phải (fore hand) và giựt trái (back hand) rất đều. Bây giờ hàng ngày cô có dịp thao dợt với các cây vợt VN tại San Jose như Nguyễn Ðình Khoa, Âu Ðức nên tài nghệ cũng đang trên đà tiến triển.
    Ðang học lớp 12 của một trường tư nên bài vở rất nhiều, vì phải đi các nơi để thi đấu nên Michelle Ðỗ phải mang theo bài tập để làm trong lúc ngồi trên máy bay, trong khách sạn hay những lúc rãnh chờ ra trận.
    Uớc mơ của cô gái có nụ cười khả ái này là trở thành bác sĩ nhi khoa, Michelle Ðỗ học giỏi và lúc rảnh cô chơi đàn dương cầm. Ðược hỏi về đất nước VN thì cô nói, cũng yêu như Hoa Kỳ vì là tổ quốc của cha mẹ.
    Sự thành công của cô phần lớn do thân phụ James Ðỗ bỏ công dìu dắt đưa đi thi đấu khắp nơi và mẹ của cô là Christine Ðỗ Vân Hà thì bảo rằng không dám coi các trận đấu vì quá hồi hộp, chỉ biết ở xa mà cầu nguyện cho con thắng giải.
    Cứ 4 năm một lần thế vận hội, nên đấu thủ nào không được chọn dự tranh sẽ khó có cơ hội lần kế tiếp. Nhiều cây vợt đã khóc vì không được mang niềm hãnh diện đại diện quốc gia đi gặp cao thủ bốn bể năm châu. Với Michelle Ðỗ Lan Anh thì con đường bóng bàn đầy những tương lai vì cô còn trẻ, ước mơ sắp tới là chức vô địch nước Mỹ và một huy chương Thế Vận Hội cho cuộc đời của mình.
    Trong đêm tiệc mừng do hội Bóng Bàn Bắc Cali tổ chức, Michelle Ðỗ Lan Anh duyên dáng trong chiếc áo dài Việt Nam đã làm mọi người trầm trồ cho nét đẹp của cô gái với mái tóc dài tuổi mộng mơ, dấu đi hình ảnh mạnh mẽ của những lúc cầm cây vợt bóng bàn tấn công đối thủ. Giả như mà lúc ấy, mái tóc xỏa tung ra, có lẽ bức ảnh chụp được rất hay mang tên: Mái Tóc Quyện Ðường Banh... Michelle Ðỗ Lan Anh, nét đẹp bóng bàn của cô gái Việt trên xứ Hoa Kỳ.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  2. cuong_pingpong

    cuong_pingpong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    0
    Sống với đam mê môn bóng bàn
    LTS.- Ðây bài báo của Jami Farkas viết cho tờ Nguoi Viet Two trước khi hai đấu thủ bóng bàn gốc Việt Nam này lên đường trong phái đoàn lực sĩ Hoa Kỳ tham dự Thế Vận Hội Athens 2004. Hiện nay cả hai đang ở Athens và Tawny Bành đã tạo được thành tích đáng kể tại cuộc tranh tài thế giới. Chúng tôi nghĩ rằng hiện nay, độc giả không đọc được Anh ngữ vẫn cần được biết về các đấu thủ bóng bàn Hoa Kỳ gốc Việt Nam Tawny Bành và Khoa Nguyễn. Sau đây là một bài viết của Vũ Ánh dựa theo những dữ kiện và yếu tố trong bài ?oAn Olympic Achievement? của Jami Farkas.
    Nhẫn nại và tập luyện thường xuyên
    Ðó là những yếu tố cần thiết cho bất cứ đấu thủ thể thao của bất cứ môn thể thao nào, chứ không riêng gì cho Tawny Bành và Khoa Nguyễn, hai cư dân California giờ đây đang đổ những giọt mồ hôi của sức lực và đối đầu với những giây phút căng thẳng trong các trận thi đấu quốc tế đang diễn ra tại nơi được coi là cái nôi của Thế Vận Hội, thủ đô Athens vào năm 2004.
    Tawny Bành - người con gái của San Gabriel, và Khoa Nguyễn - cư dân của San Jose, đã từng là đấu thủ bóng bàn của đoàn Hoa Kỳ ở Thế Vận Hội Sydney năm 2000. Sau những kết thúc đầy thất vọng tại kỳ thi đấu này, họ đã hẹn quay lại Thế Vận Hội 2004 tại Athens với quyết tâm mới, tài nghệ mới thừa hưởng từ những giờ miệt mài luyện tập.
    Khoa Nguyễn, năm nay 37 tuổi, một công dân Hoa Kỳ gốc Việt, quê quán tại Nha Trang - Việt Nam, đã tuyên bố trước ngày lên đường đi Athens: ?oTôi đã chuẩn bị rất kỹ cho lần đi này và ngay từ bây giờ có thể nói tôi chơi với khả năng cao nhất mà mình có?.
    Môn chơi của cả gia đình
    Bóng bàn là mối đam mê cho cả hai, Tawny Bành - sinh viên đại học, và Khoa Nguyễn - một kỹ sư nhu liệu máy tính điện tử. Ðam mê đó đến với họ rất sớm từ thuở ấu thơ. Nguyễn bắt đầu chơi bóng bàn vào thời gian ngay sau khi gia đình rời Việt Nam vào năm 1975. Khi cả gia đình định cư tại miền Bắc California, họ sống gần một câu lạc bộ bóng bàn, nơi ba ông anh và Nguyễn có thể bắt đầu luyện tập. Thấy những đứa con muốn biến ý thích thành một môn chơi, bố mẹ họ đã dựng lên một phòng bóng bàn tại căn nhà của gia đình. Ðó là căn phòng mà cho tới nay Nguyễn vẫn tới với một người bạn mà anh lôi ra khỏi giường rất sớm để luyện tập trước khi đi làm.
    Tawny Bành thì cho rằng, những đấu thủ vào hàng đầu về bóng bàn trên thế giới thường bắt đầu chơi bóng bàn từ thời 5 hay 6 tuổi. Nhưng riêng Bành, cô không khởi sự chơi bóng bàn cho đến khi được 13 tuổi. Ðối thủ của cô trong môn chơi này chính là cha cô và 5 người anh lớn. Tawny năm nay 29 tuổi và cô bày tỏ cảm tưởng khi mới chơi bóng bàn như sau: ?oÐầu tiên chỉ chơi cho vui và coi như một sinh hoạt gia đình?. Bành - một sinh viên trường CSU Los Angeles, cho biết như vậy, nhưng khi cô bắt đầu đánh bóng bàn tại một câu lạc bộ ở Alhambra thì tài năng của cô được chú ý.
    Ở tuổi 18, nghĩa là chỉ 5 năm sau khi cầm vợt, Tawny Bành đã trở thành một đấu thủ trong đội bóng bàn quốc gia Hoa Kỳ. Cô nhìn nhận: ?oPhần lớn những đấu thủ bóng bàn cấp quốc gia khác trong đoàn, khởi đi từ tuổi còn nhỏ. Họ được sắp hạng cao hơn. Nhưng tôi đã tiến bộ mau chóng và bắt đầu hạ họ. Tôi rất may mắn. Cứ mỗi trận thi đấu, tôi là người đầu tiên được lựa chọn, và lần đầu tiên khi tôi cố gắng chen vào đội tuyển quốc gia Hòa Kỳ, tôi đã thành công ngay?.
    Kinh nghiệm Thế Vận Hội
    Thế Vận Hội Sydney năm 2000 không ưu đãi Tawny Bành và Khoa Nguyễn. Trong những trận đánh đơn, Bành thất bại ngay trong vòng loại. Trong các trận đánh đôi, Bành và đồng đội của cô thất bại ngay từ hiệp đầu. Khoa Nguyễn cũng không hơn gì. Nhưng các kinh nghiệm ấy là bài học mà họ nhớ một cách sâu sắc. Họ có cảm tưởng chỉ có một lần trong đời được tham dự một thế vận hội. Nhưng rồi cả Tawny Bành lẫn Khoa Nguyễn đều có một cơ hội thứ hai. Bành nhấn mạnh: ?oTôi dày dạn hơn kể từ Thế Vận Hội Sydney 2000 và tôi rất hãnh diện được đứng trong đoàn Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng mình sẽ yêu thích những trận đấu thế vận hơn nếu như đây là thế vận hội cuối cùng mà tôi tham dự?.
    Sau Thế Vận Hội Sydney, Khoa Nguyễn nghỉ ngơi một thời gian để sống với vợ và các cô con gái Khamille 7 tuổi và Khassidy 5 tuổi. Anh dành nhiều thời gian hơn cho công việc tại Công Ty Neoforma ở San Jose. Nguyễn đã bỏ qua nhiều cuộc tranh tài bóng bàn. Nhưng ngọn lửa đam mê vẫn bừng cháy. Neoforma cho Nguyễn được nghỉ một thời gian để huấn luyện và có điều kiện tham dự vào đoàn lực sĩ thế vận của Hoa Kỳ. Những thử thách để vào được đội tuyển thủ quốc gia không phải là chuyện dễ dàng, dĩ nhiên. Nguyễn nói: ?oTôi cố gắng nhiều hơn nữa để vượt qua những cuộc thử lửa...? Ðể chuẩn bị đi Athens, Bành phải luyện tập 4 ngày trong một tuần và 3 giờ một ngày. Còn Nguyễn phải tập ngày hai buổi, và 6 ngày một tuần. Chương trình tập luyện như thế là khá nặng. Công Ty Neoforma cho Nguyễn 4 tháng nghỉ có lương để huấn luyện đồng thời bảo trợ cho chuyến đi của anh. Cho nên Nguyễn có dịp thi đấu Âu Châu và Á Châu cho quen với ?ochiến trận?, kể cả những trận được đấu với những thành viên trong liên đoàn bóng bàn chuyên nghiệp của Ðức.
    Thật ra không một chuyên viên nào trông đợi Nguyễn hay Bành chiếm được huy chương, Nguyễn nói như vậy, nhưng anh vẫn muốn nhắc tới khả năng có thể đạt được huy chương. Khoa Nguyễn nói: ?oTôi có dịp tranh tài với những cây vợt lớn. Chắc chắn là như thế và đó là điều đáng nói nhất?.
    Cho đến bao giờ... sau Athens 2004
    Cả Tawny Bành và Khoa Nguyễn đều không chắc là họ còn chơi bóng bàn trong bao lâu nữa. Bành đang học ngành quản trị thương mại và muốn có bằng cấp, học hỏi kinh nghiệm và được đứng vào vị trí cao trong nghề nghiệp. Ngoài ra, sau Athens 2004, đời sống của Bành còn có thêm sự say mê môn bóng bàn nữa kể từ khi cô bắt đầu nhận huấn luyện cho Hiệp Hội Bóng Bàn Los Angeles. Trong trường hợp này, cô cho biết những đấu thủ bóng bàn có thể duy trì khả năng thi đấu ở tuổi 40. Nhưng Tawny Bành không chắc là cô có thể ?odòm ngó? đến Thế Vận Hội 2008 được. Bành nói: ?oTôi nghĩ là có thể được, nhưng tôi đã ở đội tuyển quốc gia 11 năm liên tiếp, tôi cũng muốn mình rời khỏi đời sống thi đấu thể thao thôi?.
    Còn Nguyễn thì muốn rằng anh vẫn tiếp tục chơi và thắng trong giải quốc gia vào Tháng Chạp này. Sau đó có thể thư giãn...
    Theo Jami Farkas
    (Nguoi Viet Two)

  3. TRANTHIENNHAN

    TRANTHIENNHAN Moderator

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    2.663
    Đã được thích:
    9

Chia sẻ trang này