1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ - Chặng 2: Thọ Bát Quan Trai

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi MyHomeland, 17/04/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    GIỚI TƯỚNG BÁT QUAN TRAI

    Đây là giới tướng đức hạnh của Bát Quan Trai. Vậy quý Phật tử hãy lắng nghe cho kỹ để sống một ngày một đêm cho trọn vẹn, khi đã hứa khả thọ giới. Giới tướng Bát Quan Trai gồm có:

    --o0o--

    GIỚI ĐỨC THỨ NHẤT:

    CẤM SÁT SANH
    Giới cấm sát sanh là “GIỚI ĐỨC HIẾU SINH”, người cư sĩ tại gia cần phải học hiểu và sống cho đúng những đức hạnh này.

    “GIỚI ĐỨC HIẾU SINH” này là lòng thương yêu sự sống của muôn loài trên hành tinh này.

    “GIỚI ĐỨC HIẾU SINH” chỉ có con người mới thực hiện được. Vì thế, đạo Phật ra đời mới đem chỉ dạy cho nhân loại, để chúng ta xây dựng cho mình có một tâm hồn hiếu sinh. Nhờ tâm hồn hiếu sinh, con người mới sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh, để biến cảnh sống trên hành tinh này thành cảnh sống an lạc cho mọi sự sống của muôn loài.

    Hành tinh của chúng ta đang sống là một hành tinh có nhiều duyên hợp để sống và nảy sinh ra sự sống khác nhau. Có trùng trùng duyên hợp thì phải có trùng trùng duyên sanh. Sanh diệt là một thể tự nhiên của hành tinh sống. Hành tinh sống là một hành tinh có nhiều duyên hợp lại để tạo thành một sự sống mới. Tạo thành sự sống mới có nghĩa là do các duyên hợp lại tạo ra một loài vật mới như: thực vật hay động vật mới.

    Cho nên, vạn vật sinh ra không phải là do ĐẤNG TẠO HÓA mà do CÁC DUYÊN HỢP.

    Chúng tavà vạn sinh vật do từ các duyên hợp lại sinh ra, cho nên chúng ta phải thương yêu nhau thương tất cả chúng sanh, vì có thương yêu chúng sanh thì chúng ta mới bảo vệ sự sống của muôn loài và của chính chúng ta. Nếu vô tình chúng ta hủy hoại sự sống của chúng sanh (sự sống của loài vật) là chúng ta tự hủy hoại sự sống của chính mình.

    Tại sao lại gọi hành tinh của chúng ta là hành tinh sống.

    Trong vũ trụ có nhiều thái dương hệ, trong mỗi thái dương hệ có nhiều hành tinh, trong các hành tinh phần nhiều là hành tinh chết vì nơi đó không có sự sống. Trong không gian vũ trụ có rất ít hành tinh sống so với hành tinh chết.

    Hành tinh sống có nghĩa là nơi đó có môi trường sống, phù hợp cho vạn vật sinh sôi, nảy nở, sống và lớn lên: Bắt đầu từ loài rong rêu, thảo mộc rồi đến các loài vi khuẩn, côn trùng và cầm thú sinh ra, cuối cùng là loài người.

    Loài người là một loài động vật cao cấp thông minh nhất trong các loài vật.

    Nhờ có bộ óc thông minh nên loài người được xem là chúa tể của muôn loài.

    Loài động vật trên hành tinh sống này thường giết hại lẫn nhau, ăn thịt nhau mà chẳng chút thương nhau. Loài người cũng chỉ là một loài động vật nên vẫn nằm trong bản chất hung ác của loài động vật. Vì thế, nên vẫn giết hại và ăn thịt lẫn nhau. Hiện giờ loài người tự cho mình là văn minh, nhưng bản chất hung ác vẫn còn mang nặng trong tâm hồn.

    Như đã nói ở trên: loài người vượt hơn muôn loài là nhờ có bộóc thông minh, là nhờ có tình cảm sâu sắc, nên từ đó xuất hiện những con người thoát ra khỏi bản chất hung ác của loài động vật, tuyên dương lòng thương yêu sự sống của muôn loài, đó là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã xây dựng cho loài người một nền đạo đứcnhân bản-nhân quả, và kêu gọi mọi người, mọi loài vật hãy thực hiện lòng hiếu sinh (tâm từ bi), lòng yêu thương nhau một cách chân thật.

    Lòng thương yêu sự sống của muôn loài xuất hiện theo từng cấp độ:

    -Cấp độ thứ nhất: con người biết thương con người.

    -Cấp độ thứ hai: con người biết thương các loài động vật khác.

    -Cấp độ thứ ba: con người biết thương cây cỏ và thảo mộc.

    Gộp ba cấp độ này lại mới được gọi là “LÒNG HIẾU SINH”. Lòng hiếu sinh xuất phát từ tâm từ, bi, hỷ, xả. Trong đạo Phật tâm từ, bi, hỷ, xả còn có tên là TỨ VÔ LƯỢNG TÂM.Tứ Vô Lượng Tâm là một pháp môn tu tập để thực hiện “ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH”.

    Một người sống có lòng hiếu sinh là người biết thương sự sống của muôn loài. Người nào sống được như vậy mới thật sự là bậc Thánh nhân. Vì chỉ có bậc Thánh nhân mới sống được như vậy, sống mà không nỡ giết hại và ăn thịt lẫn nhau đó là một hành động không còn mang bản chất hung ác của loài động vật; đó là một hành động không thể loài cầm thú mà làm được, chỉ có con người mới thực hiện được mà thôi.

    Bởi vậy, Thánh nhân không phải từ trên trời rơi xuống hay dưới đất chui lên, mà từ con người, con người biết thương yêu sự sống của muôn loài.

    Chỉ có con người biết tu sửa thân tâm, biết ngăn và diệt ác pháp, biết làm điều lành, biết không làm khổ mình, khổ người khổ muôn loài. Người biết làm như vậy, đó là Thánh nhân.

    Do biết khổ nên cố gắng khắc phục mình không làm điều ác, luôn sống làm điều lành, đó là tu tập để làm Người thật là Người, để làm Thánh thật là Thánh.

    Chúng ta hãy nhìn xem mọi người đang sống quanh ta, tìm một người biết thương yêu sự sống của muôn loài thì thật là hiếm thấy. Phải không quý vị?

    GIỚI ĐỨC HIẾU SINH này là để xác định đức hạnh từ, bi, hỷ, xả của một Phật tử, dù ấu thơ hay già nua xuất gia đều phải sống đúng như vậy mới được gọi Thánh Cư sĩ của Phật.

    Vậy mà có một số người, mặc áo như Phật, tự xưng mình là Thánh đệ tử của Phật, tu theo pháp môn chánh gốc của Phật, thế mà hằng ngày ăn thịt chúng sanh chẳng khởi lòng yêu thương trước sự đau khổ và chết chóc của loài vật. Tội ác bằng non, bằng núi như vậy mà lại tìm cách che đậy và dối gạt Phật tử, họ bảo rằng: “Trước giờ thị tịch đức Phật còn ăn thịt heo rừng”. Thật là lời bịa đặt khéo léo và gian xảo vô cùng. Chúng ta nhận xét không có lối che đậy tuyệt hảo nào bằng cách là bảo: “Đức Phật ăn thịt chúng sanh”. Bảo đức Phật ăn thịt chúng sanh thì không còn sợ ai lên án và kết tội mình nữa.

    Trong khi đó, đức Phật thường dạy chúng ta: “Thừa tự pháp, không nên thừa tự thực phẩm”.Giới luật thứ nhất dạy “CẤM SÁT SANH”. Thế mà họ dám bịa đặt ra câu chuyện đức Phật ăn thịt heo rừng trước khi chết.

    Lúc bấy giờ có một vị Tỳ kheo ở xa đến trình Phật một sự kiện xảy ra: “Kính bạch đức Thế Tôn, trên đường đến đây chúng con có hai người mong đến để được diện kiến Phật, nhưng giữa đường con nhờ uống nước có trùng nên còn sống sót về đây gặp Phật, còn bạn con vì giữ giới luật không dám uống nước có trùng nên đã chết giữa đường. Vậy xin đức Phật phán xét như thế nào ?”.

    Đức Phật bảo: “Kẻ ngu si kia! Ông có biết rằng: Vị tỳ kheo do không uống nước có trùng đã gặp Phật trước khi ông đến đây không? Còn ông gặp Phật mà lại không bao giờ gặp Phật. Ông có hiểu chưa?” (KTB TI 237 SN). Theo lời dạy này đã xác định có một số người theo Phật mà không bao giờ gặp Phật, là vì họ là những người phạm giới, phá giới, v.v..

    Uống nước có trùng mà còn không gặp Phật, thì thử hỏi quý sư, thầy: “Ăn thịt chúng sanh thì làm sao tu hành giải thoát được?”. Các sư, thầy gọi là Thánh Tăng mà ăn thịt chúng sanh thì Thánh Đức Hiếu Sinh ở đâu? Các Sư Thầy có biết không? Đạo Phật có Tứ Vô Lượng Tâm, vậy Tứ Vô Lượng Tâm của các Sư Thầy ở đâu? Thánh đức hiếu sinh không tròn thì làm sao làm Thánh Tăng, Thánh Ni được. Phải không quý vị?

    Thánh Tăng mà còn ăn thịt chúng sanh thì Thánh đó là Thánh gì? Câu hỏi này để tự quý vị suy ngẫm mà trả lời.

    Người cư sĩ chân chánh trong đạo Phật còn không ăn thịt chúng sanh thì thử hỏi quý vị là tu sĩ thông suốt kinh điển của Phật để làm gì? Quý vị có bằng những người cư sĩ này không?

    GIỚI ĐỨC HIẾU SINH này để xác chứng trong bốn giới đệ tử của Phật:

    1/Ưu Bà Tắc

    2/Ưu Bà Di

    3/Tăng

    4/Ni

    Ai là Thánh đệ tử của Phật và ai là Ma Ba Tuần đội lốt đệ tử của Phật? Qua GIỚI ĐỨC HIẾU SINH này sẽ giúp chúng ta nhận rõ được chân Phật tử hay là giả Phật tử. Khi nhận rõ chân Phật tử, chúng ta là đệ tử cư sĩ của Phật phải hết lòng cung kính, cúng dường cho những vị đó để cho Phật pháp được trường tồn, còn những giả Tăng thì không nên cung kính và cũng không nên cúng dường. Nếu chúng ta cúng dường cho những vị giả Tăng này, họ sống không có tâm từ bi, chuyên ăn thịt chúng sanh, vô tình chúng ta tiếp tay với Ma để diệt Phật giáo. Phải không quý Phật tử?

    Đệ tử của Phật sao lại còn ăn thịt chúng sanh? Như vậy, đạo Phật có còn xứng đáng là đạo từ bi nữa không? Có còn xứng đáng là nền đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh nữa không? Có còn xứng đáng là đạo trí tuệ nữa không? Nếu là đạo trí tuệ sao lại ăn thịt chúng sanh mà không có tư duy suy nghĩ đâu là thiện, đâu là ác? Nếu là đạo của trí tuệ sao lại còn đắm mê dục lạc về ăn uống như vậy?

    Để che đậy tâm hung ác phàm phu tục tử chạy theo dục vọng thế gian trong ăn uống, có một số tu sĩ bảo rằng: “Ăn thịt chúng sanh không thấy, không nghe, không nghi”.Lời nói này thật là tội lỗi, không biết tội ấy phải chịu đến ngàn trùng kiếp nào cho hết được. Bằng chứng là tu sĩ thời nay không có ai tu chứng quả A La Hán là do chỗ không giữ gìn Thánh đức hiếu sinh. Mặc dù có những tu sĩ không ăn thịt chúng sanh nhưng lòng hiếu sinh không có vì họ không tu tập và rèn luyện Tứ Vô Lượng Tâm.

    Vu khống cho ông Phật ăn thịt chúng sanh, để che tội ác của mình, thật là điêu ngoa, xảo quyệt của những người đội lốt Phật giáo. Đó là hành động phá đức hạnh Thánh Tăng trong đạo Phật, tội ấy là tội Ba La Di, tội đọa địa ngục, tội bị chém đứt đầu.

    Lòng hiếu sinh là một Thánh Đức của người tu sĩ Phật giáo. Nhưng dù là tu sĩ hay cư sĩ cũng đều phải thực hiện cho bằng được, nếu không thì phải trả nợ máu xương rất nặng trong nhiều kiếp.

    Người tu sĩ nào đi ngược lại giới đức Hiếu Sinh này là tu sĩ của tà đạo, chỉ biết nuôi thân mình bằng xương máu của chúng sanh thì sao gọi là Thánh đệ tử Phật được.

    Trong Bát Chánh Đạo, xin hỏi quý vị Chánh Mạng là gì?

    Có phải chăng nuôi mạng sống của mình bằng máu xương của chúng sanh là Chánh Mạng ư?

    Nuôi Chánh Mạng sao lại nỡ nhẫn tâm ăn thịt chúng sanh? Nuôi mạng sống của mình như vậy là Chánh Mạng ư?

    Nuôi mạng sống của mình không có sự đau khổ của chúng sanh mới gọi là Chánh Mạng. Người ta nói và thuyết giảng về Chánh Mạng, nhưng người ta không sống đúng Chánh Mạng.

    Sống không đúng Chánh Mạng mà làm đệ tử của Phật để làm gì? Thà đừng theo đạo Phật, mà đã theo đạo Phật thì phải sống cho đúng lời dạy của đức Phật. Sống không đúng lời dạy của đức Phật là phỉ báng Phật giáo.

    Cho nên, sống trong tà mạng sao lại gọi là đệ tử của Phật được. Đi ngược lại chân lý của đạo Phật (Đạo Đế) mà muốn làm đệ tử Phật thì có ích lợi gì. Phải không quý vị?

    Bát Chánh Đạo là tám lớp học dạy cho ta có một cuộc sống chánh hạnh, đó là đức hạnh làm Người, làm Thánh.

    Giới Đức Hiếu Sinh là những hành động sống đối xử với muôn loài bằng lòng yêu thương cao quí tuyệt vời mà mọi người cần phải sống đúng như vậy để chan hòa lòng yêu thương với muôn loài; vì loài nào cũng muốn sống như loài nào. Có loài nào muốn chết bao giờ đâu? Có phải vậy không quý vị? Bởi chúng ta là con người thì phải sống đúng tiêu chuẩn con người. Sống đúng tiêu chuẩn con người thì làm sao ăn thịt lẫn nhau. Phải không quý vị?

    Hiện giờ trên thế giới này có hàng triệu triệu tín đồ theo Phật giáo, nhưng họ chỉ là những người mù, câm và điếc, …

    “Không làm các pháp ác

    Nên làm các pháp thiện”

    (Kinh Pháp Cú)

    “Ngăn ác diệt ác pháp,

    Sinh thiện tăng trưởng thiện

    (Tứ Chánh Cần)

    Vậy quý Phật tử giết hại chúng sanh, làm ra thực phẩm, cúng dường chư Tăng là làm thiện hay sao? Là sinh thiện và tăng trưởng thiện hay sao?

    Quý phật tử có biết mình làm ngược lại với giáo lý của đức Phật không?

    Như đã nói ở trên, quý Phật tử chỉ là những người mù, điếc, câm làm theo sự chỉ đạo của các sư ưa thích thịt chúng sanh mà không thấy tội lỗi.

    Trong kinh Jivaka đức Phật dạy một người cư sĩ giết chúng sanh làm ra thực phẩm cúng dường chư Tăng có năm điều phi công đức, tức là có năm điều tội lỗi. Do quý Phật tử chưa am tường giáo lý chân chánh của Phật giáo, mà chỉ nghe biết hiểu theo kiến giải, tưởng giải của các sư: “Ăn không thấy, không nghe, không nghi hoặc ăn thịt chúng sanh tưởng rau cải là như ăn rau cải …” (kinh Jivaka). Những ngôn ngữ này là những ngôn ngữ để đánh lừa Phật tử. Các sư còn lừa đảo quý Phật tử hơn nữa bằng những lý luận nuốt cho trôi những miếng thịt động vật: “Phật còn ăn thịt chúng sanh …, ăn thịt, cá cứ tưởng là rau cải sẽ là rau cải, tại quý vị cố chấp, chứ ăn vào trong bụng rồi chay mặn cũng như nhau”. Lời nói như vậy thì quý Phật tử suy ngẫm Thầy không còn ý gì để nói.

    Tóm lại, muốn làm một vị đệ tử Thánh Tăng, Thánh Ni, Thánh Sa Di của đức Phật thì giới đức hiếu sinh này phải giữ gìn nghiêm túc, giữ gìn nghiêm túc còn chưa đủ mà còn phải tu tập Tứ Vô Lượng Tâm: từ, bi, hỷ, xả. Do tu tập Tứ Vô Lượng Tâm được sung mãn thì mới sống được trọn vẹn với lòng yêu thương muôn loài vạn vật. Nhờ có sống như vậy mới thể hiện được Đức Hiếu Sinh, chứ đừng bắt chước Tuệ Trung Thượng Sĩ, Tế Điên Tăng Hòa Thượng, Phật Sống Cựu Kim Sơn và thiền sư Phần Dương, v.v.. tự tại vô ngại ăn thịt chúng sanh và uống rượu như người thế tục thì chúng ta không còn chỗ nào bình luận cả, vì họ là Thánh của ngoại đạo mà chúng ta đứng trên góc độ của Phật giáo đành chịu thua.

    --o0o-
  2. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    GIỚI ĐỨC THỨ HAI:

    Cấm tham lam trộm cắp là một GIỚI ĐỨC BUÔNG XẢ LY THAM, người cư sĩ tại gia Thọ Bát Quan Trai cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này.

    Người có đức buông xả ly tham là người không tích lũy, không tham lam vật chất của cải tài sản. Làm ra của cải bằng mồ hôi nước mắt của mình, nhưng không vì thế mà để của cải làm khổ mình, thường sống đơn giản, lìa xa vật chất. Người có đức tính buông xả ly tham thường tư duy vật chất thế gian tạo thành “sanh y”. Sanh y có nghĩa là các pháp vây quanh chúng ta tạo thành một cuộc sống khổ đau. Của cải càng nhiều cuộc sống càng khổ đau nhiều. Phải không quý Phật tử?

    Người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là người có tâm hồn giải thoát; người có tâm buông xả, xa lìa vật chất thế gian là người tu tập đúng chánh pháp của đạo Phật, là người sống đúng giới hạnh của bậc Thánh Cư sĩ nam và Thánh Cư sĩ nữ.

    Giới đức buông xả ly tham là xa lìa vật chất thế gian thì chỉ có đạo Phật mới có những người tu sĩ và cư sĩ như vậy mà thôi. Do vì pháp Phật dạy: “Ly dục ly ác pháp”, nên Giới đức buông xả ly tham là một đức hạnh rất cần thiết cho bốn giới đệ tử của Phật giáo. Nếu không sống đúng oai nghi tế hạnhGiới đức buông xả thì chẳng bao giờ tâm hết tham lam, trộm cắp. Tâm không hết tham lam, trộm cắp thì tu theo đạo Phật chẳng những hoài công vô ích, mà còn làm cho Phật giáo mang tiếng.

    Trong cuộc đời tu hành, nhờ Giới đức buông xả ly tham mà người đệ tử của Phật không còn tham lam, trộm cắp, không còn ham thích tiền bạc và vật dụng thế gian, tâm hồn họ rất trong sạch và trắng bạch như vỏ ốc.

    Ở thế gian nếu mọi người lập đức buông xả thì nhà ngủ không đóng cửa, không còn lo sợ trộm cắp; không còn gian lận, lừa gạt, cân non, đo thiếu, v.v..; không còn sợ cướp công cướp của, của người khác và không còn nạn ăn lo hối lộ, v.v..

    Giới đức buông xả ly tham giúp cho con người mất của không buồn, có của cải nhiều không tham đắm, dính mắc. Người không tham đắm, dính mắc của cải vật chất thế gian, là người sống đúng Giới đức buông xả ly tham, là người có cuộc sống được an ổn, yên vui và hạnh phúc, ... không còn lo rầu, buồn khổ, v.v.. vì vật chất.

    Giới đức buông xả ly tham không có nghĩa là tiêu cực không làm việc, ngược lại người có đức buông xả ly tham thì tích cực làm việc hơn ai hết. Tại sao phải làm việc nhiều như vậy?

    Làm việc nhiều như vậy là để sống, để giúp cho mọi người khác. Để sống tốt không tham lam là đức buông xả ly tham trong cần lao. Trong cần lao mà xa lìa tâm tham lam, trộm cắp, gian xảo, lừa đảo là giới đức buông xả ly tham cần lao làm ra của cải nhưng lại không dính mắc, tham đắm vào những vật dụng hoặc tiền của làm ra được, đó là hành động tốt. Làm ra của giúp cho mọi người khác, hành động giúp cho mọi người khác là đức hạnh buông xả.

    Bởi vậy, Giới đức buông xả ly tham thì luôn luôn đi đôi với đức cần lao. Có đức buông xả ly tham, có đức cần lao như vậy mới xứng đáng là một người không tham lam trộm cắp, là một Thánh Cư sĩ nam và Thánh Cư sĩ nữ đệ tử của Phật.

    Một con người biết sống lập đức buông xả ly tham để tâm mình không dính mắc vật chất và tiền của, ngọc ngà, châu báu, ... để tâm mình được thanh thản, an lạc và vô sự; để tâm mình lìa xa tính tham lam, ích kỷ, hẹp hòi; để tâm mình lìa xa lòng tham lam, trộm, cắp, lừa đảo người khác..., nhưng lại sống đúng đức cần lao. Nhờ có sống đúng với đức cần lao nên không thành kẻ ăn bám của xã hội, không thành gánh nặng cho những người khác.

    Ở đây, quý bạn nên hiểu đạo Phật nói đời khổ, chứ không bảo trốn đời khổ. Vì nói đời khổ là để biết như thật đời là khổ. Biết đời khổ như thật để mà vượt qua khổ của cuộc đời, chứ không có nghĩa biết đời khổ để mà bi quan yếm thế, để mà trốn khổ. Nói đời khổ tức là nói một sự thật của kiếp người, chứ không phải nói đời khổ để bỏ cuộc đời, trốn cuộc đời, (tiêu cực, yếm thế, xa lánh sự sống của mọi người).

    Ở đây nói đời khổ để chúng ta cùng nhau tạp sống đức hạnh làm người biết thương yêu nhau, biết chia cơm xẻ áo, biết tha thứ, biết nhường nhịn, biết góp công góp sức siêng năng cần lao để làm cho đời bớt khổ hay là không còn khổ nữa. Chứ không phải biết đời khổ để bỏ cuộc đời này, để đi tìm một thế giới khác sung sướng hơn, hạnh phúc hơn, an lạc hơn, ... như các kinh sách của tà giáo ngoại đạo của kinh sách phát triển và các tôn giáo khác đã từng xây dựng thế giới chư Thiên, Thiên Đàng, Cực Lạc, Niết Bàn, v.v.. để tránh né sự khổ đau của thế gian này, để mơ tưởng một thế giới hạnh phúc an lạc hão huyền khác. Sống theo kinh sách phát triển và các tôn giáo khác không thực tế, sống nhờ vào sự cứu khổ của kẻ khác là không bao giờ có, trong lúc mình luôn luôn làm khổ mình, làm khổ người thì ai cứu mình được. Phải không quý Phật tử?

    Do gieo rắc những tư tưởng yếm thế, tiêu cực, thụ động, v.v.. nên hiện giờ có một số người yếm thế, tiêu cực, chán ngán cuộc sống thế giới này, họ đang đi tìm một thế giới khác, thế giới của chư thiên, thế giới của chư Phật, chư Bồ Tát, thế giới Cực Lạc Tây Phương, thế giới Quy Nguyên, thế giới Nhất Nguyên, thế giới Niết Bàn. Đó là những người đầy lòng tham đắm, chạy theo dục vọng danh lợi, mong cầu dục lạc nhiều hơn ở thế giới khác nữa.

    Những người cầu mong như vậy là những người không lập đức buông xả ly tham. Họ chán ngán cái thế giới của loài người là vì họ không đạt được những dục vọng, danh lợi, chứ không phải họ buông xả tham muốn.

    Người sống lập đức buông xả ly tham không có nghĩa là chán ngán cuộc đời, bi quan, tiêu cực, yếm thế, mà họ đang làm tốt lại cuộc đời, xây dựng cho thế gian này trở thành Thiên Đàng, Cực Lạc. Nhờ con người có sống đúng Giới Đức Buông Xả Ly Tham thì thế gian này không còn có con người gian tham, trộm cướp nữa, không thành địa ngục.

    Những người sống đúng những oai nghi tế hạnhGiới Đức Buông Xả Ly Tham thì họ đều phải biết rõ tất cả các pháp trên thế gian này đều vô thường, không có một vật gì một pháp nào là thường hằng, vĩnh viễn, không có một thế giới nào là vĩnh cửu, chỉ do tưởng của chúng ta tạo ra mà thôi. Những hiện tượng có được là do các duyên hợp và tan tạo thành. Vì thế, con người cần phải bảo vệ và xây dựng lại thế giới của con người đang có, làm cho nó tốt đẹp; làm cho nó sáng sủa; làm cho nó có một cuộc sống đầy đủ đạo đức nhiều hơn và nhiều hơn nữa.

    Cho nên, ở đây lập đức buông xả ly tham, nhưng lại phải cần lao vì mình, vì người để sự hiện hữu của mình có ích cho mình, cho người, chứ không phải bỏ đời, trốn đời như người ta đã nghĩ sai về Phật giáo.

    Giới đức buông xả ly tham giúp cho chúng ta sống một đời sống trong sạch, không gian tham, trộm cắp, tâm hồn thanh thản, an ổn. Xin quý vị nhớ kỹ gian tham trộm cắp ở đây không chỉ có nghĩa lấy của không cho mà còn có nghĩa gian tham, xảo quyệt khác nữa như:

    ·Một công nhân lãn công đó cũng là gian tham, trộm cắp.

    ·Một ông Thầy giáo trong giờ dạy học cho bài học sinh làm mà ngồi xem báo đó cũng là gian tham, trộm cắp giờ học của học sinh.

    ·Một ông bác sĩ nhận quà bệnh nhân cũng là gian tham, trộm cắp.

    ·Một anh công an gác đường nhận tiền hối lộ cho xe chở đồ lậu thuế vào thành phố đó cũng là gian tham, trộm cắp.

    Tóm lại Giới Đức Buông Xả Ly Tham đối trị được tâm tham lam, trộm cắp, giúp cho thân tâm không dính mắc vật chất thế gian, giúp cho tâm luôn được thanh thản, an lạc và vô sự.

    Người muốn sống được Giới đức buông xả ly tham này thì phải thường xuyên quán các pháp là vô thường, vô ngã, do duyên hợp mà thành và thường đau khổ.

    Trong cuộc sống thế gian khi người xuất gia cũng như người tại gia sống đúng Giới Đức Buông Xả Ly Tham này thì thế gian là Thiên Đàng, Cực Lạc, cuộc sống con người sẽ hạnh phúc biết bao.

    --o0o--
  3. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    GIỚI ĐỨC THỨ BA:

    CẤM DÂM DỤC

    Cấm dâm dục là một GIỚI ĐỨC THANH TỊNH, người cư sĩ Phật tử tại gia cần phải học, hiểu và sống cho đúng đức hạnh này trong những ngày Thọ Bát Quan Trai.

    Người không dâm dục là hiện tiền thân và tâm của họ thanh tịnh. Một người còn dâm dục thì không thể nào thân tâm thanh tịnh được. Thân tâm không thanh tịnh thì lúc nào cũng còn ô nhiễm về đường dâm dục. Còn tâm dâm dục thì làm sao gọi là Thánh Cư sĩ được. Phải không quý Phật tử?

    Tuy biết rằng: dâm dục là bản chất sinh tồn của muôn loài động vật và thực vật. Cho nên, từ động vật nhỏ nhất cho đến loài động vật thông minh nhất như loài người đều không thoát khỏi uy lực của dâm dục. Đối với đạo Phật, dâm dục là con đường bất tịnh, uế trược nhiều khổ đau và đó là con đường mãi mãi tiếp tục luân hồi.

    Dù người có học thức cao, có trở thành những nhà bác học, những nhà khoa học vĩ đại, v.v.. thì cũng không thoát khỏi hành động dâm dục. Ngược lại một bậc Thánh Cư sĩ đệ tử của đức Phật thì phải vượt ra khỏi uy lực dâm dục này trong những ngày thọ Bát Quan Trai. Có như vậy mới được gọi là bậc Thánh Cư sĩ đệ tử của đức Phật.

    Muốn làm một cư sĩ Phật giáo tức là muốn cho thân tâm mình thanh tịnh, trong sạch, không còn ô nhiễm, uế trược thì dâm dục phải diệt trừ. Ý muốn đó cũng chính là mục đích để cho thân tâm được nhập vào các định, được làm chủ sự sống chết và được khai mở tuệ Tam Minh, được chứng Thánh quả A La Hán, mới xứng đáng là Thánh Cư sĩ đệ tử của đức Phật.

    Giới Đức Thanh Tịnh thứ ba trong Bát Quan Trai này còn xác định được người tín đồ Phật giáo hay người tín đồ của ngoại đạo, là do chỗ tu tập tâm còn dâm dục hay hết dâm dục. Người có thiền định hay không thiền định cũng do từ giới này mà nhận thấy rõ ràng. Phật hay Ma cũng do từ giới này mà xác định. Cho nên, hiện giờ có một số người mang danh là cư sĩ Phật giáo không tu tập Thọ Bát Quan Trai, không tu tập giới luật này thì làm sao Giới Đức Thanh Tịnh này được thanh tịnh trọn vẹn. Phải không quý Phật tử?

    Muốn thoát khỏi luân hồi sanh tử thì con đường dâm dục phải đoạn dứt. Vì thế, đạo Phật có giới không dâm dục để giúp cho thân tâm thanh tịnh, trong sạch mới xứng đáng làm một bậc Thánh Cư sĩ đệ tử Phật.

    Do giới Thánh đức thanh tịnh này nên kinh sách Nguyên Thủy Phật giáo không có nói về nghi lễ kết hôn, vì nghi lễ kết hôn đã có sẵn theo phong tục tập quán của mỗi dân tộc trên thế giới.

    Thưa quý Phật tử! Một bậc Thánh Cư sĩ thì không thể nào tâm còn dâm dục, tâm còn dâm dục thì sao được gọi là Thánh? Như chúng tôi đã nói ở trên.

    Thánh nhân là bậc thoát trần, có nghĩa là thoát ra khỏi bản chất dâm dục của loài động vật. Sự dâm dục của một con người thì có khác nào là sự dâm dục của loài thú vật. Phải không quý Phật tử?

    Còn Thánh nhân thân tâm của họ hoàn toàn phải thanh tịnh, trong sạch, họ không còn vướng bận tình yêu dâm dục giữa nam nữ nữa thì mới thật sự là Thánh nhân. Muốn làm Thánh mà còn nuôi tâm dâm dục thì không thể nào làm Thánh được.

    Đối với đạo Phật vấn đề dâm dục là vấn đề phải diệt trừ hàng đầu. Nếu không diệt trừ được tâm dâm dục thì không bao giờ người đó được gọi là Thánh Cư sĩ được. Cho nên, Thọ Bát Quan Trai là tập một ngày đêm làm Thánh Cư sĩ.

    Giới Đức Thanh Tịnh không dâm dục trong ngày Thọ Bát Quan Trai giúp cho con người tu theo Phật giáo trở thành bậc Thánh nhân A La Hán vô lậu hoàn toàn.

    Trong giới không dâm dục này đã xác định, nếu tu sĩ nào vi phạm vào giới cấm này thì cũng giống như người tử tù. Nhưng người tử tù này bị xử án chém đầu “Ba La Di” (đứt đầu), chứ không xử tử bằng cách khác.

    Chúng ta phải hiểu một cư sĩ đạo Phật là một người học làm Thánh, dù là người cư sĩ mới vào Thọ Bát Quan Trai cũng phải khép mình trong khuôn khổ Giới Đức Thanh Tịnh này trong những ngày Thọ Bát Quan Trai. Nếu vị nào sai phạm thì xin quý Phật tử hãy xem họ là Ma Ba Tuần đội lốt Phật giáo, đang giết Phật giáo, xin quý Phật tử hãy tránh xa, đừng nối giáo cho Ma để chúng diệt Phật giáo, thì rất tội cho đạo Phật.

    Cho nên, người cư sĩ là những đệ tử của Phật, là Thánh thì phải giữ gìn cho trọn vẹn giới đức này. Nếu thấy giữ không được trong ngày Thọ Bát thì xin đừng Thọ Bát Quan Trai.

    Giới Đức Không Dâm Dục này có sáu nơi vi phạm:

    1-Vi phạm giới bằng mắt.

    2-Vi phạm giới bằng tai.

    3-Vi phạm giới bằng mũi.

    4-Vi phạm giới bằng miệng.

    5-Vi phạm giới bằng thân.

    6-Vi phạm giới bằng ý.

    Phạm giới bằng mắt: Khi mắt nhìn thấy hình ảnh sắc thân người khác phái lõa thể sanh tâm dâm dục hoặc thấy sự ăn mặc hở hang bày da thịt của người khác phái sinh tâm dâm dục, v.v..

    Phạm giới bằng tai: Khi nghe tiếng nói khêu dâm gợi dục sinh tâm dâm dục. Nghe lời nói thô tục sanh tâm dâm dục.

    Phạm giới bằng mũi: Khi hai người khác phái ôm nhau hôn hít sinh tâm dâm dục, ...

    Phạm giới bằng miệng: Khi miệng nói lời dâm dục, miệng nói thô tục, miệng nói lời khêu dâm, gợi dục rồi sinh tâm dâm dục.

    Phạm giới bằng thân: Khi hai người khác phái, nắm tay, ngồi tựa vào nhau, ôm nhau, hay nằm chung nhau một giường sinh tâm dâm dục.

    Phạm giới bằng ý: Khi ý khởi niệm về dâm dục, ý suy tư về dâm dục, ý nghĩ đến người khác phái sinh tâm dâm dục.

    Người còn tâm dâm dục không thể gọi là Thánh Cư sĩ được. Muốn tu hành dứt bỏ tâm dâm dục thì phải thực hiện đúng như lời dạy của đức Phật:

    1/Phòng hộ sáu căn (sống độc cư trầm lặng một mình).

    2/Hằng ngày phải tu tập các pháp Chánh Niệm Tĩnh Giác định.

    3/Tu tập 18 đề mục Định Niệm Hơi Thở.

    4/Tu tập Định Vô Lậu.

    5/Tu tập Tứ Niệm Xứ.

    6/Tu tập Thân Hành Niệm.

    7/Tu tập Định sáng suốt.

    Trong kinh Phật thường nhắc đến quả nhập lưu (Tu Đà Hoàn) tức là nhập vào dòng Thánh. Tâm còn dâm dục thì không thể nhập vào dòng Thánh được.

    Cho nên, người ly dục ly ác pháp là người lìa xa tâm dâm dục. Lìa xa tâm dâm dục mới vào được dòng Thánh, mới gọi là nhập lưu.

    Tóm lại, Giới Đức Thanh Tịnh không dâm dục này là một đức hạnh thanh tịnh trong sạch của một bậc Thánh Cư sĩ, chứ không phải như một người thường tình phàm phu mà sống được Thánh hạnh này. Thánh hạnh này không phải dành riêng cho tu sĩ mà dành cho tất cả mọi người, nếu ai muốn chấm dứt sanh tử luân hồi. Nhất là cư sĩ Thọ Bát Quan Trai tức là người cư sĩ tập làm Thánh nên một ngày đêm phải giữ cho trọn.

    Chúng ta nên lưu ý: một con người bình thường thì cũng như muôn thú vật trên hành tinh này, nên không bao giờ lìa xa tâm dâm dục được, dù có học thức sâu rộng bao nhiêu họ cũng không tránh khỏi tâm dâm dục. Nhưng một người tu theo đạo Phật là phải vượt thoát ra khỏi tính dâm dục, tức là vượt thoát ra khỏi bản chất của loài thú vật. Có thực hiện ra khỏi bản chất của loài cầm thú thì mới được gọi là Thánh.

    Một người phàm phu chỉ hơn con thú vật là ở chỗ dâm dục có cương thường đạo lý làm người, có tôn ti trật tự, không thể cha con hay mẹ con lấy nhau, v.v.. Nhưng, một bậc Thánh như Phật và chúng Thánh Tăng đã nói ở trên thì phải vượt hơn loài người và loài thú vật là không còn dâm dục nữa. Có người hỏi rằng:

    Hỏi: Khi con người không còn dâm dục thì con người do đâu mà sinh ra?

    Đáp: Khi con người không còn dâm dục thì họ là những bậc Thánh nhân rồi. Đã là Thánh nhân sao lại còn tái sanh luân hồi trong đường dâm dục? Khi con người không còn dâm dục thì con người sinh ra bằng đường hóa sinh. Con đường hóa sinh là con đường thanh tịnh trong sạch dành riêng cho những bậc Thánh nhân (chứ không phải hoá sanh là sâu hoá ****, v.v..).

    --o0o--

    Hỏi: Con người không còn tái sanh luân hồi thì con người về đâu?

    Đáp: Đã không còn tái sanh luân hồi mà còn hỏi sanh về đâu là sao? Câu hỏi như vậy là câu hỏi không đúng chỗ?

    Con người hết dâm dục thì sinh nơi chỗ không dâm dục. Chỗ không dâm dục là chỗ nào?

    Chỗ tâm không dâm dục là chỗ tâm thanh thản, an lạc và vô sự mà hiện giờ không gian, vũ trụ, vạn vật và mọi người ai cũng có.

    --o0o--

    Hỏi: Từ con người không dâm dục thành ra Thánh nhân. Thánh thì không còn sanh tử luân hồi. Vậy khi bỏ thân này Thánh nhân ở đâu?

    Đáp: Một Thánh nhân khi còn sống cũng như lúc bỏ thân tứ đại, họ đều ở trong trạng thái ly dục ly ác pháp. Ở trong trạng thái ly dục ly ác pháp thì không còn tái sinh luân hồi. Đó là “nơi” mà những bậc Thánh nhân đến và ở đó, khi còn sống cũng như lúc đã chết. Cho nên, họ không đến không đi.

    Vì thế, Thầy xác định, con đường sanh tử luân hồi là con đường “dâm dục”. Ai còn tâm dâm dục là phải còn chịu luật sanh tử luân hồi chi phối. Ai hết tâm dâm dục là chấm dứt sanh tử luân hồi. Quý Phật tử cứ suy ngẫm lại đi rồi hãy tin lời Thầy nói, đừng vội tin lời Thầy. Vì lời nói của Thầy không bắt buộc ai tin cả. Bởi vì, ai còn đắm chìm trong dục lạc thế gian là phải chịu quy luật sinh tử luân hồi. Còn chịu quy luật sanh tử luân hồi là phải chịu nhiều khổ đau. Phải không quý Phật tử?

    Ai sống gìn giữ được Giới Đức Thanh Tịnh không dâm dục này đó là biểu tượng cho một vị Thánh Cư sĩ xuất hiện trong những ngày Thọ Bát Quan Trai.

    --o0o--
  4. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    GIỚI ĐỨC THỨ TƯ:

    CẤM VỌNG NGỮ

    Cấm vọng ngữ là một GIỚI ĐỨC CHÂN THẬT,người tại gia cần phải học hiểu và sống đức hạnh này để đem lại lợi ích cho mình, cho người và cho cả hai.

    Giới Đức Không Vọng Ngữ là một Đức Hạnh Chân Thật, người phàm phu thì không thể tránh khỏi nói dối, mặc dù nói dối không hại ai hoặc nói dối đùa chơi nhưng vẫn là nói dối, vẫn là làm mất uy tín của mình. Không nói dối là một việc làm rất khó, cho nên phàm làm người ai ai cũng có nói dối, nói dối ít hay nói dối nhiều, nói dối có hại hay nói dối không hại người mà thôi.

    Vọng ngữ thuộc về khẩu nghiệp nên chỉ có loài người mới mắc tội vọng ngữ, còn thú vật thì không mắc vào tội này, vì thú vật không nói được.

    Người không vọng ngữ là người tạo cho mình một uy tín đối với mọi người, một sự kính trọng tuyệt vời, một lòng tin yêu quý và tôn trọng sâu sắc.

    Vọng ngữ chia làm bốn phần:

    1-Nói dối.

    2-Nói lời hung ác.

    3-Nói lưỡi hai chiều.

    4-Nói lật lọng.

    ·NÓI DỐI CÓ NHIỀU CÁCH

    a.Ca ngợi khen tặng một người nào mà người đó chưa làm được như vậy thì đó là “nói dối”. Cách nói dối đó là nịnh bợ lấy lòng người trên. Ca ngợi việc làm của người khác không đúng đạo đức mà nói đúng đạo đức là “nói dối”.

    b.Quý Hòa Thượng chết trong bệnh đau, khổ sở, mà bảo rằng thu thần nhập diệt, đó là “nói dối”, vì các vị HT có biết cách nào thu thần nhập diệt đâu?

    c.Khi nói sai một điều gì là có nói dối. Như trong kinh Kim Cang dạy: “Bồ Tát độ hết chúng sanh thì thành Phật”, có nghĩa là một người tu tập hết vọng tưởng thì thành Phật. Lời dạy trong kinh này là nói dối, vì khi hết vọng tưởng thì tâm sẽ rơi vào trong “Không”, chứ không thành Phật. Phật chính là chỗ tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, chứ không phải tâm không niệm, tâm vô phân biệt, tâm vô trụ, v.v..

    d.Trong Tâm Kinh Bát Nhã dạy: “Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không”.Lời dạy như vậy là “nói dối”, vì chưa thấy ai quán chiếu ngũ uẩn giai không được. ***** Tử chết oan vì tin tưởng lời nói dối này. Trong các chùa ngày đêm bốn thời công phu khuya sớm đều tụng Tâm Kinh Bát Nhã, vậy mà chưa thấy có vị nào thoát khổ, như vậy kinh này nói dối.

    e.Không thấy, không nghe mà nói thấy nghe là nói dối.

    f.Thấy, nghe mà nói không thấy, không nghe là nói dối.

    g.Thêu dệt bịa đặt ra để nói xấu người khác là nói dối.

    h.Nghi ngờ nói ra không đúng sự thật là nói dối.

    i.Ca ngợi khen tặng không đúng là nói dối

    j.Thêm bớt, phao tin đồn ra nhiều để cho mọi người cười chê một người nào đó, đó là nói dối.

    k.Ca ngợi người khác không đúng cách là nói dối.

    l.Một người giới luật không nghiêm chỉnh mà mang hình dáng tu sĩ để nói mình tu sĩ là nói dối.

    m.Với người này nói xấu người kia, với người kia nói xấu người này là nói dối.

    n.Trước mặt người nói tốt, sau lưng người nói xấu là nói dối.

    o.Chê người khác không đúng cách có nghĩa chưa biết trình độ người ta ở mức độ nào mà chê là nói dối.

    p.Chê giới luật Phật lỗi thời là nói dối.

    q.Chưa biết người chứng quả A La Hán ra sao mà chê A La Hán còn tạp khí, còn tranh chấp chê như vậy là nói dối.

    r.Đặt ra nhiều quả vị A La Hán như trong kinh sách phát triển: 1- A La Hán Toàn Giác, 2- A La Hán Độc Giác, 3- A La Hán Thanh Văn, v.v.. Đó là nói dối, vì quả vị A La Hán là vô lậu, người nào tu tập tâm vô lậu là người chứng quả A La Hán. Quả A La Hán không có cao thấp, phân chia quả vị A La Hán cao thấp là tư tưởng phàm phu, tư tưởng người thế gian. Người chưa chứng quả A la Hán mà phân chia quả A La Hán là nói láo. Cho nên, khen hay chê, phân chia không đúng sự thật đều có nói dối.

    s.Nói một việc mà người khác không hiểu bằng trí mà phải hiểu bằng tưởng là có nói dối. Như nói có linh hồn người chết, nói có Phật tánh, có thế giới siêu hình là nói dối, vì đó là cảnh giới tưởng, cảnh giới không có thật.

    t.Nói con người có ngã, có thần thức là nói dối. Xưa đức Phật dạy: “Ta nói một điều gì mà mọi người hiểu được, biết được bằng ý thức thì ta không có nói dối. Còn ta nói một điều mà mọi người phải hiểu bằng tưởng là có nói dối trong ta”. (Kinh Tương Ưng tập 3 SN).

    u.Nói Phật tánh là tánh biết ngoài ý thức, tưởng thức và tâm thức là có nói dối, vì ngoài ba thức của thân ra, làm sao có tánh biết nào khác nữa.

    v.Nói có cõi siêu hình thật, nghĩa là nói có linh hồn người chết là nói dối, chứ họ đâu biết rằng linh hồn người chết là do trạng thái của tưởng uẩn của người còn sống tạo ra.

    w.Nói có cõi Trời, cõi Cực Lạc là có nói dối vì đâu có cõi Trời, cõi Cực Lạc. Cõi Trời, cõi Cực Lạc là cõi tưởng của con người tạo ra.

    x.Nói cõi người là cõi có thật thì cũng nói dối, vì cõi người là cõi duyên hợp, nên các duyên có hợp thì lại có tan, cho nên sinh tử là duyên hợp tan. Duyên hợp tan thì có cái gì là thật đâu mà nói nó có thật thì đó là nói dối. Tại sao vậy? Tại vì cõi người là cõi duyên hợp chứ không có thật ngã. Nói cõi người có thật là nói trong tưởng, tưởng như kinh sách của tà giáo ngoại đạo.

    y.Nói con người từ cõi Trời Quang Âm Thiên tái sanh đến cõi người là nói dối, vì nói như vậy con người sẽ tưởng ra chứ ý thức không thể hiểu được.

    Cho nên, đức Phật dạy: “Ta nói những gì mà ý thức con người hiểu được là không nói láo, ngược lại là có nói láo trong ta” (TUK T3 435 SNVP). Nói ra một điều gì mà mọi người không hiểu hay hiểu một cách lờ mờ, không cụ thể, rõ ràng là ta đã nói láo.

    Một người tu sĩ Phật giáo chân chánh không bao giờ nói những lời trườn uốn như con lươn “vừa có vừa không”(sắc tức thị không, không tức thị sắc), nói như vậy là nói láo, nói lừa đảo, nói lường gạt người. Chúng tôi xin nhắc lại lời nói ở trên. Bát Nhã Tâm Kinh có câu: “Hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không” (TKBN), câu nói này là câu nói dối. Vì bao đời từ khi có câu kinh này, trong các chùa người ta đã nhật tụng hằng ngày mà ngũ uẩn của quý Thầy có không chưa?

    Nếu ngũ uẩn giai không sao quý Thầy còn thấy đau bệnh khổ sở như vậy.

    Nếu ngũ uẩn giai không sao lại có chùa to Phật lớn như vậy, nếu ngũ uẩn giai không sao quý Thầy còn tham, sân, si như vậy, rõ ràng là câu kinh lừa đảo nói dối, lừa người.

    Như kinh Pháp Hoa dạy: “Dù cho tạo tội như núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”. Lời dạy này là nói dối. Có bao giờ đi trộm cướp giết người, bị tù tội, bị án tử hình mà tụng kinh Pháp Hoa mà ra tù khỏi tử hình chưa?

    Giới Đức Không Nói Vọng Ngữ là một đức hạnh về khẩu nghiệp, nên khi nói ra một điều gì, hay giảng kinh thuyết pháp một loại kinh sách nào thì phải nói nghĩa lý có kinh nghiệm tu hành chứng đắc của mình rõ ràng và cụ thể, là không nói láo. Còn giảng nói mà mình chưa làm được, chưa tu được mà dạy cho mọi người là nói dối; giảng nói mà người ta thực hành có kết quả giải thoát thật sự là nói thật, giảng nói mà người ta thực hành không có kết quả là nói dối. Đức Phật đã xác định: “Pháp ta không có thời gian đến để mà thấy”,đó là đức Phật đã xác định lời Ta dạy là không nói dối.

    Vì thế, sự giải thoát phải đi đôi với sự thực hành pháp, pháp như vậy mới gọi là pháp không nói dối. Cho nên, pháp tu thiền định của đạo Phật dạy rất rõ ràng: “ngăn ác, diệt ác pháp” là pháp giải thoát rõ ràng. Vì ngăn ác diệt ác pháp là có giải thoát nơi tâm mình cụ thể, rõ ràng.

    Người đã biết ác pháp mà không biết ngăn diệt nó là người không tự cứu khổ mình. Còn người biết ngăn diệt ác pháp là người đó sẽ hết khổ. Đó là pháp dạy chân thật không nói dối, vì pháp dạy tu tập ở đâu thì ở đó có kết quả ngay liền. Pháp dạy tu tập như vậy là pháp dạy chúng ta trở thành những con người không nói vọng ngữ. Người giảng kinh thuyết pháp như vậy là những bậc giữ gìn Giới Đức Chân Thật.

    Người tu chứng quả A La Hán đi thuyết giảng, làm giảng sư dạy người tu tập là không nói dối.

    Người tu hành chưa chứng quả A La Hán đi thuyết giảng, làm giảng sư dạy người tu tập là nói dối, mặc dù dạy rất đúng nghĩa trong kinh sách nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên dạy người tu tập không kết quả giải thoát, do đó thành ra nói dối.

    “Pháp Ta không có thời gian đến để mà thấy”, lời dạy này cho chúng ta thấy pháp Phật rất thực tế và cụ thể. Bởi vì Pháp tu tập có kết quả ngay liền như đức Phật đã dạy: “Tâm có tham biết tâm có tham, …”. Nếu biết tâm mình có tham thì biết đó là ác pháp, biết đó là ác pháp thì nên mau mau dừng lòng tham đó liền là quý bạn sẽ được giải thoát ngay. Phải không quý Phật tử?

    Nếu biết tâm mình có sân thì bạn dừng ngay lòng sân đó liền thì bạn sẽ được giải thoát, còn ngược lại bạn không dừng tâm sân đó thì bạn phải khổ đau. Có đúng như vậy không quý Phật tử?

    Pháp của Phật dạy tu tập như vậy có thực tế không quý Phật tử? Nhưng ngày nay có nhiều người dạy pháp Phật không thực tế như vậy: ngồi ức chế tâm cho không vọng tưởng, niệm Phật nhất tâm, tụng kinh cầu khẩn, v.v.. Tu tập kiểu này có hết tham, sân, si không? Có cụ thể thực tế như Pháp ở trên không? Như vậy, ngồi thiền ức chế tâm không vọng tưởng, niệm Phật nhất tâm cầu vãng sanh, tụng kinh cầu khẩn chư Phật gia hộ tai qua nạn khỏi, v.v.. là pháp nói dối, là pháp không chân thật chỉ lừa dối người, làm cho hao tiền tốn của phí sức vô ích.

    Giới Đức Chân Thật đã xác định những người giảng kinh, thuyết pháp thời nay phần nhiều là nói dối. Họ nói dối vì họ nói ra mà chính họ không làm được (chưa chứng). Kinh sách phát triển dạy: “Y giáo bất y nhân”. Câu kinh này là câu kinh che đậy sự nói dối của các ông giảng sư. Bảo người khác giữ giới mà mình không giữ giới là mình có nói dối. Dạy người kháctu chứng quả Thánh mà mình tu chưa chứng quả Thánh là nói dối.

    Tóm lại khi tu tập chưa xong thì nên im lặng như Thánh, tu tập chưa xong mà dạy người tu là nói dối, cần phải cảnh giác những loại Thánh giả này. Đó là những hạng Bồ Tát “dỏm”, Bồ Tát chuyên vọng ngữ.

    Giới Đức Không Nói Vọng Ngữ là để xác định cho những người giới luật tinh nghiêm. Họ là những bậc Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh Cư sĩ, là đệ tử chân chánh của đức Phật. Ngược lại những người phạm giới phá giới, bẻ vụn giới thường vọng ngữ là Ma Ba Tuần đội lốt Phật giáo lừa đảo mọi người, khiến cho Phật giáo mất gốc.

    --o0o--
  5. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    GIỚI ĐỨC THỨ NĂM:

    CẤM UỐNG RƯỢU

    Cấm uống rượu là một GIỚI ĐỨC MINH MẪN,người Phật tử tại gia cần phải học hiểu và sống đúng giới luật đức hạnh này để không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

    Một người được gọi là có đức minh mẫn sáng suốt thì không nên để thân tâm đắm nhiễm các ác pháp thế gian như: thuốc lá, cà phê, chè (trà), cần sa, thuốc phiện và bất cứ những loại rượu nào khiến cho người ta say mê, nghiện ngập, gây tác hại cho thân bệnh tật và thần kinh căng thẳng, rối loạn làm cho con người như ngây, như dại, v.v.. làm cho con người nghiện ngập bỏ không được.

    Trong cuộc sống của con người có rất nhiều pháp ác thế gian, khiến thân tâm chúng ta dễ đắm nhiễm và say mê.

    Rượu là một chất nước độc uống vào kích thích cơ thể khiến cho có những hành động giống như những người điên, cơ thể đi đứng xiêu vẹo, ngã tới, ngã lui, đụng đâu nằm đó chẳng biết dơ sạch, miệng nói ự ẹ, lặp đi lặp lại một câu nhiều lần, khiến cho mọi người không ai kính trọng.

    Người uống rượu không phải là người khôn ngoan, mà là người ngu si đệ nhất.

    -Thứ nhất là họ mất tiền phải mua rượu.

    -Thứ hai là họ đem độc dược vào thân mà không biết, khiến cho thân sinh ra nhiều bệnh tật khó trị, khiến cho trí óc ngu đần, không còn sáng suốt.

    -Thứ ba biến họ trở thành người chỉ còn biết tham ăn, tham nhậu, ưa đánh lộn, thích chửi mắng vợ con và xóm làng.

    -Thứ tư một người say rượu có thể làm náo loạn cả thôn xóm, mất trật tự an ninh trong thôn xóm.

    Một con người bình thường uống rượu say mà còn mất giá trị thay, huống hồ là một vị cư sĩ Phật giáo uống rượu say thì còn giá trị gì là một cư sĩ giải thoát. Giải thoát sao còn uống rượu, nghiện rượu. Phải không quý Phật tử?

    Khi uống rượu bị rượu kích thích thần kinh, người say rượu xem trời đất chẳng ra gì, chỉ có mình là trên hết, nên dùng những lời nói phách lối, cống cao, ngã mạn, chửi mắng thiên hạ, la lối om sòm, dùng những lời lẽ kém văn hóa thiếu đạo đức, mất lịch sự rất thô tục: “Thằng, mày, nó, chửi thề thô tục v.v..”.

    Một cư sĩ Phật giáo là một vị Thánh Cư sĩ mà tay cầm ly rượu hay lon bia uống thì còn nghĩa lý gì là một cư sĩ của Phật giáo, còn nghĩa lý gì là một vị Thánh Cư sĩ đệ tử của Phật nữa?

    Người đời cầm ly rượu uống người ta còn thấy người ấy là người không minh mẫn, không sáng suốt, ngu si, là người thiếu đạo đức với mình. Uống độc dược vào thân để tự làm khổ mình mà không biết, hành động như vậy là hành động của người điên, người mất trí.

    Người ta bảo rằng: mấy ông Tiên hay uống rượu (Tiên tửu). Lời nói này có đúng không?

    Lời nói này là theo sự tưởng nghĩ của con người cho rằng người nào hưởng đầy đủ dục lạc thế gian mà không phải đổ mồ hôi nước mắt làm ra vật chất (sướng như Tiên). Cho nên, Tiên là sự tưởng nghĩ, chứ thực sự những người bỏ đời vào núi tu hành thìrượu ở đâu trong núi có mà uống? Ai làm ra rượu cho các ông Tiên uống? Tiên chỉ là một sự tưởng tượng của con người.

    Thánh Đức Minh Mẫn xác định cho chúng ta thấy Thánh, Tiên, Phật là những người sáng suốt minh mẫn. Những người sáng suốt minh mẫn mà lại uống rượu thì có còn sáng suốt minh mẫn không?

    Tiên mà còn uống rượu thì đâu còn nghĩa là Tiên, mà là kẻ phàm phu tục tử tham ăn, tham uống. Tiên là những người thân tâm phải thanh tịnh, thông minh và sáng suốt, nên có ngu gì mà uống rượu.

    Tiên mà còn đắm chìm trong men rượu thì không thể gọi là Tiên nữa mà gọi là những người ngu. Người ngu mới nghiện ngập, mới làm cho thân mình khổ sở. Người uống rượu đâu có sung sướng gì. Phải không quý vị? Chỉ làm khổ cho thân mình, cho vợ con, cho cha mẹ. Rượu đắng và cay, gây ra nhiều thứ bệnh tật khổ đau, v.v..

    Người đời không biết cho Lý Bạch là Tiên. Sự thật Lý Bạch chỉ là một nhà thơ rượu. Có uống rượu thì làm thơ, không uống rượu thì không làm thơ được.

    Trong kinh Phật đã dạy: có năm tiêu chuẩn làm người, mà uống rượu là một tiêu chuẩn để không xứng đáng làm người. Người uống rượu là người chưa xứng đáng làm người. Cho nên, nói đến Tiên là phải nói đến một con người hơn con người. Thế mà Tiên còn uống rượu, còn uống rượu thì chưa xứng đáng làm người, thì làm Tiên sao được. Phải không quý Phật tử?

    Người ta so sánh thú vật, người, Thánh, Tiên, Phật là ở chỗ đức hạnh. Tiêu chuẩn đức hạnh mới xác định được cụ thể ai là thú vật, ai là người, ai là Thánh, ai là Tiên và ai là Phật. Giới Đức Minh Mẫn đã xác định được điều này.

    Cho nên, đạo Phật đã biết lấy Giới luật mà xác định và phân loại: Làm người như thế nào mới thật sự là người, làm Tiên như thế nào mới thật sự là Tiên, làm Thánh như thế nào mới thật sự là Thánh và làm Phật như thế nào mới thật sự là Phật. Người làm thú vật thì dễ, nhưng làm người không phải dễ, nên Khổng Tử nói: “Vi nhân nan, vi nhân nan”,nghĩa là “làm người khó, làm người khó”. Làm Thánh, Tiên, Phật thì còn khó gấp trăm ngàn lần.

    Tiêu chuẩn ấy đạo Phật đã xác định qua hành động sống hằng ngày như vậy, ai làm khác mà gọi họ là Người, Thánh, Tiên và Phật là lừa đảo người.

    Cho nên, đứng trong tiêu chuẩn của Phật giáo mà xác định thì kẻ nào mạo nhận mình là Người, Thánh, Tiên, Phật, chúng ta đều biết thứ giả, thứ thật. Không thể có ai lừa dối chúng ta được. Phải không quý Phật tử?

    Năm Giới Đức này đủ xác định cho chúng ta biết rất rõ những người Phật tử giả và những người Phật tử thật trong Phật giáo.

    Người tu sĩ Phật giáo mà chỉ vi phạm một giới trong mười Giới Đức cư sĩ này thì người ấy không phải là Phật tử.

    Thầy xin nhắc lại, một vị Phật tử còn bưng ly rượu hay lon bia uống thì còn gì thể thống của một vị Thánh Cư sĩ, cũng như một vị cư sĩ cầm một điếu thuốc lá hút thì còn nghĩa lý gì Thánh Cư sĩ, là đệ tử của đức Phật. Phải không quý Phật tử?

    Giới cấm uống rượu, vì rượu là một thứ nghiện ngập khiến cho mọi người dễ đắm mê. Ngoài rượu ra nhưng chúng ta phải hiểu có những thứ nghiện ngập khác như: thuốc lá, chè (trà), cà phê, thuốc phiện, v.v.. tuy rằng Phật không cấm nhưng chúng ta nên biết đó cũng là những thứ độc dược gây ra bệnh tật cho cơ thể mang đến sự khổ đau cho chúng ta. Cho nên, một vị cư sĩ Phật giáo mà cầm điếu thuốc lá hút phà khói mịt mù thì còn có giá trị gì là một cư sĩ Phật giáo như trên đã nói. Phải không quý Phật tử?

    Một vị Phật tử không thể còn đắm nhiễm những thứ độc dược này, vì đắm nhiễm những thứ độc dược này thì oai nghi tế hạnh của một cư sĩ Phật giáo không cho phép họ ngang nhiên sống bừa bãi trên những thứ nghiện ngập này.

    Một vị Phật tử là đại diện cho đạo đức sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh. Thế mà đại diện cho đạo đức mà lại hút thuốc lá, uống rượu thì còn gì là đại diện cho đạo đức gương mẫu của ai nữa?

    Đã không làm cư sĩ nam, cư sĩ nữ thì thôi, một khi đã làm cư sĩ nam, cư sĩ nữ thì phải giữ cho đúng tư cách của một vị Phật tử, đừng làm sai khiến người ta phỉ báng Phật pháp, chê cười Phật giáo thì tội ấy về ai? Và ai gánh chịu?

    Cho nên, Phật tử hiện giờ phạm giới thì phải chịu tội đọa địa ngục. Trước giờ chết họ phải thọ lấy những cơn bạo bệnh, những bệnh ngặt nghèo, đau đớn không cùng. Đừng bảo rằng trả nghiệp, dồn nghiệp. Phật tử là những bậc Thánh Cư sĩ thì phải “chuyển nghiệp”,chuyển nghiệp thì làm sao có thọ khổ như vậy? Lời nói: trả nghiệp, dồn nghiệp, chỉ là lời nói lừa đảo để che đậy tội lỗi của mình với những người khác.

    Người cư sĩ giữ gìn trọn vẹn năm giới, đến khi chết người ta còn biết ngày, giờ ra đi, bệnh đau sơ sơ, nhẹ nhàng, chết trong êm thấm không có nhiều khổ đau. Còn ngược lại cư sĩ sống phá giới, phạm giới, đánh mất hết oai nghi Thánh hạnh, làm cho Phật Pháp suy đồi, do đó khi chết phải trả quả khổ đau tận cùng.

    Gương cư sĩ đi trước phạm giới bị quả báo để răn nhắc cho những cư sĩ đi sau phải cố tránh, đừng để lăn vào vết xe đổ.

    Rượu, thuốc lá, v.v.. có mập béo gì mà lại đắm nhiễm? Rượu, thuốc lá, thuốc phiện, v.v.. là những thứ độc dược mà mọi người cần phải tránh xa. Còn thích rượu, thuốc lá, v.v.. thì đừng nên Thọ Tam Quy Ngũ Giới.

    Phật tử là những bậc Thánh đệ tử của Phật thì rượu, thuốc lá và các thứ đắm nhiễm khác phải từ bỏ, xa lìa thì mới xứng đáng là Phật tử.

    Không làm đệ tử của Phật thì thôi, còn đã làm đệ tử của Phật thì phải xa lìa, phải từ bỏ các thứ dục lạc dễ đắm nhiễm đó.

    Kính thưa nam nữ cư sĩ Phật tử! Những Giới Đức Hạnh của Phật đã dạy thì chúng ta phải tôn trọng, không được xem thường, luôn luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh không được vi phạm, nhất là giới cấm uống rượu thì phải chấp hành triệt để không được uống rượu, hút thuốc lá, v.v..

    Giới Đức Minh Mẫn của một vị Thánh Cư sĩ đệ tử của đức Phật là chúng ta cầnphải thông minh, trí tuệ sáng suốt để ngăn và diệt các ác pháp này.

    Trí tuệ thông minh của đạo Phật, không hẳn là tri kiến hiểu biết nhiều sự việc mênh mông, mà còn là tri thức hiểu biết không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.

    Người không uống rượu là người có sự hiểu biết không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai, đó là người minh mẫn, là người sáng suốt.

    Giới Đức Minh Mẫn giúp cho mọi người không còn ngu si để đắm mê hút thuốc lá và uống rượu nữa.

    Đệ tử của Phật là đệ tử của trí tuệ, của sự thông minh, sáng suốt. Vì vậy, những đức hạnh này nó mang đến sự lợi ích lớn cho đời sống của quý Phật tử. Quý Phật tử cứ thử suy ngẫm thử xem, trong năm đức này nó sẽ mang đến sự lợi ích cho bản thân của mình như thế nào. Xét cho cùng nếu chỉ giữ gìn được Giới Đức Minh Mẫn thì cũng có lợi ích lớn cho cuộc sống như trên đã nói huống là giữ gìn trọn năm giới. Có đúng như vậy không quý Phật tử?

    --o0o--
  6. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    GIỚI ĐỨC THỨ SÁU:

    CẤM TRANG ĐIỂM

    Cấm Trang điểm là “GIỚI ĐỨC TỰ NHIÊN”, người cư sĩ tại gia khi Thọ Bát Quan Trai cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này.

    Bản chất của con người dù nam hay nữ đều thích làm đẹp, nhất là phái nữ, dù là một người rất xấu, nhưng họ vẫn cố trang điểm làm cho đẹp, vì thế mà các mỹ viện mọc lên rất nhiều.

    Mục đích trang điểm làm đẹp là do tâm ái dục, tâm ái dục luôn muốn cho mọi người phải để ý và mê mệt với mình. Đó là nguyên nhân ngấm ngầm bên trong thân và tâm của mình để thể hiện tâm sắc dục, tâm sắc dục tức là ********, khi mắt thấy sắc của người khác phái thì ******** khởi lên. Vì mục đích này giới nữ thường ăn mặc hở hang. Muốn khêu dâm gợi dục, hiện nay phái nữ thường ăn mặc bày da bày thịt theo người Tây Phương là để khêu gợi tâm sắc dục của người khác phái và cũng chính khêu gợi tâm sắc dục của mình. Đối với đức Phật, Ngài rất hiểu rõ điều này, nên cấm đệ tử của mình, nhất là các giới Phật tử: “không cho trang điểm làm đẹp”. Không cho làm đẹp là để diệt trừ tâm sắc dục. Trong kinh Tăng Chi tập 1 trang 9 thuộc đại tạng kinh Việt Nam, đức Phật dạy: “Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỳ Kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông như sắc người đàn bà… Ta không thấy một sắc nào khác, này các Tỳ kheo, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn bà như sắc người đàn ông…”. Đối với đạo Phật, tâm sắc dục là một trong những tâm ái dục, nó là con đường sinh tử luân hồi; nó là con đường khổ đau; nó là nguyên nhân sinh ra muôn thứ đau khổ của con người. Vì thế, trong bốn chân lý của đạo Phật, nó là chân lý thứ hai gọi là “Tập đế”. Tập đế có nghĩa nơi tập hợp mọi sự khổ đau, hay nói cách khác là nguyên nhân sinh ra mọi khổ đau của kiếp sống làm người.

    Muốn xa lìa tâm sắc dục, mà còn trang điểm, làm đẹp thì không bao giờ xa lìa tâm sắc dục ấy được.

    Dùng gương soi mặt, ngắm trước, ngắm sau khi đi, ... Những hành động trang điểm làm đẹp, làm dáng như vậy là nuôi tâm sắc dục, ưa thích tâm sắc dục.

    Người còn tâm ưa thích sắc dục thì còn trang điểm, còn làm đẹp thì tu hành chỉ hoài công vô ích.

    Đạo Phật muốn đào tạo những bậc Thánh Cư sĩ A La Hán nên giới luật cấm trang điểm làm đẹp là để tâm ly dục lìa ác pháp. Có ly dục lìa ác pháp thì Đức Hạnh Tự Nhiên này mới sống đúng và giữ trọn vẹn. Ai theo đạo Phật tu hành trong những ngày Thọ Bát mà còn trang điểm làm đẹp thì không phải là Thánh Cư sĩ nữa mà là Ma trong đạo Phật, đội lốt Phật giáo để giết Phật giáo. Bởi vậy, những tín đồ Phật giáo cũng như những người ngoài Phật giáo khi thấy một vị Phật tử trong ngày Thọ Bát Quan Trai mà còn ăn mặc sang đẹp chải chuốt làm đẹp thì nên biết đó không phải là cư sĩ Phật giáo, mà là Ma đội lốt cư sĩ Phật giáo.

    Ăn mặc sang đẹp là một cách trang điểm làm đẹp; còn trang điểm làm đẹp là phạm giới, là không ly dục ly ác pháp; không ly dục ly ác pháp thì làm sao được gọi là Thánh Cư sĩ đệ tử của đức Phật?

    Muốn làm chủ sanh tử luân hồi mà hành động trang điểm làm đẹp không từ bỏ thì làm sao chấm dứt sanh tử luân hồi được?

    Mục đích xa lìa tâm ái dục nên phải xa lìa sự trang điểm, làm đẹp, cho nên những ngày Thọ Bát Quan Trai người Phật tử không nên trang điểm, làm đẹp.

    Không trang điểm làm đẹp là một đức hạnh tự nhiên lìa xa tâm ái dục mà người cư sĩ cần nên học và cố gắng khắc kỷ mình để thực hiện cho bằng được đức hạnh này. Nhờ đó, con đường tu tập mới có hiệu quả hơn.

    Kính thưa quý Phật tử đồng tu Phạm hạnh! Giới đức tự nhiên xa lìa tâm ái dục, quý Phật tử có giữ trọn hay không đó là còn tùy ở quý vị. Nếu quý vị giữ trọn trước mặt cũng như sau lưng thì quý vị đã tự biết mình lìa xa tâm sắc dục. Xa lìa tâm sắc dục rất có lợi cho quý vị, nó giúp cho thân tâm của quý vị thanh tịnh, nhờ thế quý vị mới dễ dàng tu tập thiền định mà không sợ lạc vào tà thiền.

    Nếu Phạm hạnh này không giữ trọn vẹn được thì quý vị tu hành phí công vô ích mà thôi.

    Mỗi giới Đức Phạm Hạnh Bát Quan Trai là hiện thân của sự giải thoát trong Phật giáo. Vì thế, Tám Giới Đức Bát Quan Trai càng giữ gìn nghiêm chỉnh thì thân tâm càng lúc càng thanh tịnh; thân tâm càng lúc càng thanh tịnh thì đời sống càng đơn giản; đời sống càng đơn giản thì sự giải thoát ngay đó. Sự giải thoát có được là nhờ sống đơn giản, tự nhiên. Cho nên, đời sống đơn giản, tự nhiên trước mặt cũng như sau lưng là xác định cụ thể cho người tu chứng. Người tu chứng hay không tu chứng là ở chỗ những giới đức hạnh này, chứ không phải ở chỗ ngồi thiền nhập định 7, 8 ngày hay thị hiện thần thông, phóng hào quang, độn thổ, tàng hình, biến hóa, v.v..

    Đối với giới đức hạnh không cần sửa sang trang điểm làm đẹp mà thân tướng lại đẹp đẽ trang nghiêm một cách đơn giản tự nhiên thì đó mới thật sự là Giới Đức Tự Nhiên; đó mới thật sự là cái đẹp tự nhiên của một vị Thánh Cư sĩ.

    Giới đức tự nhiên ly ái dục là để cho người tu hành có một dung nghi đẹp đẽ hồn nhiên, trong sáng rất tự nhiên. Đó là vì thân tâm thanh tịnh không còn ô nhiễm nên không cần trang điểm làm đẹp theo kiểu nhân tạo thế tục.

    Nhìn qua Phạm hạnh Giới đức tự nhiên của một vị cư sĩ Phật giáo là chúng ta nhận biết những vị này là Thánh Cư sĩ thật hay Thánh Cư sĩ giả.

    Thánh Cư sĩ giả thì trang điểm ăn mặc sang đẹp, xe cộ lộng lẫy, cái đẹp ấy là cái đẹp nhân tạo, cái đẹp nhân tạo là cái đẹp của tâm dục và ác pháp. Cho nên, giới luật Phật cấm trang điểm làm đẹp giả tạo không chân thật. Làm đẹp giả tạo không chân thật có hai điều tội lỗi:

    1-Tội lừa đảo người.

    2-Tội thiếu chân thật với mình.

    Lừa đảo người bằng tướng tốt, ăn mặc sang đẹp. Ảnh hưởng Bà La Môn giáo cho rằng người tu hành phải có tướng tốt, cho nên các vị tu sĩ nào có thân tướng mập béo, bệ vệ trong bộ y áo sang đẹp là tướng tốt, là tu chứng đạo, theo Phật giáo không phải nghĩ vậy. Thân tướng ăn mặc như vậy không đúng, vì thân tướng mập béo, trong y áo sang đẹp là tướng của dục lạc. Các Tổ vẽ vời đức Phật với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, đó là để lòe bịp mọi người theo kiểu kinh sách Bà La Môn. Nếu có thật tướng như vậy thì chúng tôi nghĩ rằng đức Phật có một thân hình quái dị, chứ không phải thân hình của một con người.

    Trang điểm là phương cách làm đẹp giả tạo, đó là thiếu chân thật với mình với người. Vì thế mà Giới Đức Tự Nhiên không trang điểm ra đời để cho cư sĩ tập sống tự nhiên mà có vẻ đẹp, rất là hồn nhiên, thanh cao.

    Tóm lại, một cư sĩ Thọ Bát Quan Trai còn trang điểm làm đẹp là chứng tỏ tâm ly dục ly ác pháp chưa có. Điều quan trọng là tâm sắc dục chưa lìa thì con đường đạo khó thấy.

    Nếu tu theo đạo Phật mà còn trang điểm làm đẹp thì không thể tu theo đạo Phật được, đó là một điều xác định chắc chắn báo trước cho quý vị biết.

    Muốn tìm tu giải thoát theo đạo Phật thì Giới Đức Tự Nhiên phải chấp nhận thực hành. Sống nghiêm chỉnh không hề vi phạm thì Thánh hạnh này mới có thể hiện rõ trong mọi oai nghi của quý vị.

    Giới Đức Tự Nhiên của một cơ thể đã lìa tâm sắc dục thì rất thanh tịnh. Tâm sắc dục lìa xa được thì thân tâm của quý vị mới thật sự thanh tịnh. Thân tâm có thanh tịnh thì quý vị mới nhập được chánh định, còn thân tâm chưa thanh tịnh mà nhập định thì chỉ là nhập tà định mà thôi. Do điều kiện này mà đức Phật chỉ dạy cho chúng ta: “giới sanh định” là vậy. Cho nên, một người tu mà xem thường giới luật thì người ấy sẽ không bao giờ tu tập thấy được sự giải thoát của đạo Phật như thật.

    Giới là pháp môn giúp cho tâm ly dục ly ác pháp, còn tà định là pháp môn ức chế tâm khiến cho tâm không bao giờ ly dục ly ác pháp được. Cho nên, giới không tu tập nghiêm chỉnh thì oai nghi chánh hạnh không bao giờ có, oai nghi chánh hạnh không có mà tu tập thiền định thì thiền định đó không bao giờ có giải thoát.

    Đạo Phật lấy giới luật làm khuôn pháp tu tập hàng đầu, khiến thân tâm thanh tịnh, oai nghi chánh hạnh rõ ràng, người người nhìn vào đều kính mến và tôn trọng, không ai mà không thừa nhận.

    Tà giáo ngoại đạo bỏ giới luật lấy ý thức vô niệm làm tâm, cho tâm đó là Phật tánh. Do đó, tu tập bị ức chế tâm rơi vào định tưởng, khiến cho người tu hành không biết đường tu tập làm chủ sanh, già, bệnh, chết. Lúc bấy giờ lại còn lạc vào mê hồn trận của tưởng mà không biết, cứ cho đó là định tướng của thiền định. Trong sách Thiền Quan Sách Tấn các Tổ thuật lại công phu tu tập của mình rất là gian khổ. Ba, bốn chục năm mà chứng những trạng thái tưởng, thật là phí uổng công cả một đời tu tập.

    Người tu hành theo đạo Phật phải nhớ kỹ lời dạy này: “các pháp ác không nên làm và nên làm các pháp thiện”. Đó là lời dạy về giới luật của Phật.

    Người phạm giới là người làm các pháp ác, người nào không phạm giới là người làm các pháp thiện. Người sống trong thiện pháp là người sống trong Thánh hạnh.

    --o0o--
  7. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    GIỚI THIỆU GIỚI THỨ BẢY
    THỌ BÁT QUAN TRAI

    Giới đức thứ bảy của Bát Quan Trai gồm có hai giới trong mười giới Sa Di. Vì thế, giới thứ bảy Thầy phân ra làm hai để dễ giải thích cho quý Phật tử hiểu. Hai giới này gồm có:

    1-Giới đức thứ bảy A

    2-Giới đức thứ bảy B

    Thầy sẽ giảng giới đức thứ bảy A, Cấm không nằm giường cao rộng lớn trước và giới đức thứ bảy B, Cấm ca hát và nghe ca hát.

    GIỚI ĐỨC THỨ BẢY A:

    CẤM NẰM GƯỜNG CAO RỘNG LỚN
    Cấm nằm giường cao rộng lớn là GIỚI ĐỨC THANH BẦN, người cư sĩ tại gia Thọ Bát Quan Trai cần phải học hiểu và sống cho đúng đức hạnh này thì mới xứng đáng là đệ tử của Phật.

    Nằm giường cao rộng lớn không đúng oai nghi tế hạnh thanh bần, không đúng tư cách của một cư sĩ Phật giáo trong ngày Thọ Bát Quan Trai. Vì nằm giường cao rộng lớn, gỗ quí giá có nghĩa là một người giàu sang, trái ngược với hạnh thanh bần của Phật giáo.

    Người cư sĩ Phật giáo nằm giường cao rộng lớn thường ngủ thiếu tĩnh giác, lăn lộn dễ dàng, nằm sấp, nằm ngửa, nằm nghiêng, quay lộn tứ hướng, v.v.. nằm ngủ như vậycóđúng đức hạnh của một vị Thánh Cư sĩ không?

    Thưa quý Phật tử! Quý vị nghĩ sao, với tư cách một cư sĩ nằm ngủ như vậy, quý vị có chấp nhậnkhông?

    Một cư sĩ Phật giáo trong ngày Thọ Bát Quan Trai nằm giường cao rộng lớn sang đẹp, mền êm nệm ấm là đã phá hạnh thanh bần của một vị Thánh Cư sĩ “xả phú cầu bần…”.

    Giới cấm không nằm giường cao rộng lớn là giới cấm giữ gìn oai nghi chánh hạnh khi nằm ngủ của một bậc Thánh Cư sĩ cho đúng đức hạnh tu hành giải thoát.

    Đức hạnh thanh bần của một vị cư sĩ Phật giáo Thọ Bát Quan Trai là đúng nghĩa giải thoát của nó, nếu ai sống ngược lại thì không đúng nghĩa.

    Xưa đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ bỏ những thứ sang giàu để chấp nhận một đời sống lấy gốc cây làm giường nằm. Đó là một đức hạnh thanh bần giải thoát những vật chất thế gian của đức Phật rất là tuyệt vời mà chúng ta cần phải noi gương. Chúng ta là những cư sĩ Phật giáo muốn sống như Phật thì làm sao lại quên đi gương hạnh giải thoát cao quý này? Lại nỡ để tâm tham đắm giường cao rộng lớn, để cho đời mỉa mai Phật giáo, thật là đau lòng! Phải không quý Phật tử?

    Nếu đã đi tu theo Phật giáo thì phải làm tròn bổn phận đạo đức, đức hạnh của người cư sĩ Phật giáo, có nghĩa là giới luật phải nghiêm chỉnh. Thà không đi Thọ Bát Quan Trai thì thôi, chứ đã đi Thọ Bát Quan Trai mà vi phạm giới luật này thì xấu hổ lắm quý Phật tử! Nếu đi Thọ Bát Quan Trai mà phạm giới này thì Thọ Bát Quan Trai làm gì, đừng để mọi người mỉa mai Phật giáo. Đó là trách nhiệm và bổn phận của người cư sĩ Phật giáo.

    Giới Đức Thanh Bần đã lập nên một người cư sĩ Thọ Bát Quan Trai đúng nghĩa xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo của Phật giáo. Thế mà người cư sĩ Phật giáo Thọ Bát Quan Trai hiện giờ sống không đúng giới hạnh, giới đức, thường vi phạm giới bổn, mà cứ ngỡ tưởng mình Thọ Bát Quan Trai đúng pháp, mình là đệ tử của Phật, nào ngờ cuộc sống của quý vịđã xác định quý vịlà cư sĩ ngoại đạo, sống theo dục lạc thế gian…

    “Giới luật là Thầy của mọi người. Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”( TBK T1 kinh Niết Bàn Tr 432 SN), đó là lời di chúc sau cùng của đức Phật. Vậy mà đệ tử của Phật giáo hiện giờ phạm giới, phá giới, bẻ vụn giới, lại còn cho người giữ giới là lỗi thời, tu như vậy không chứng đạo. Những đức hạnh này chưa giữ trọn thì sau này làm Thầy thiên hạ có xứng đáng không? Thưa quý Phật tử!

    Giới luật giúp cho người cư sĩ ly dục ly ác pháp để có được một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự. Với tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, đó là trạng thái ly dục ly ác pháp, phải không quý vị?

    Như vậy, từng mỗi giới luật của Phật có ly dục trong mỗi khía cạnh của tâm dục chúng ta.

    Giới Đức Không Nằm Giường Cao Rộng Lớn là giúp cho người cư sĩ tập lìa xa vật chất thế gian, xa lìa tâm dục thích êm ấm, sang đẹp, xa lìa tâm giàu sang, sống tâm thanh bần, sống đời đơn giản tri túc thiểu dục. Người cư sĩ Thọ Bát Quan Trai mà còn cần giường nằm cao rộng lớn là còn dính mắc thì làm sao ra khỏi được nhà sanh tử.

    Thân tâm của con người là thân tâm đắm nhiễm, khi người cư sĩ xem thường sự đắm nhiễm thì sẽ bị đắm nhiễm. Ví dụ: ta sống quen hạnh lấy gốc cây làm giường nằm, thì ta nằm ngủ rất dễ dàng, còn những người nằm giường cao rộng lớn êm đẹp thì quen với giường cao rộng lớn, nên khi lấy gốc cây làm giường nằm thì ngủ rất khó khăn.

    Nếu không lập hạnh ly dục này thì sự tu hành chỉ hoài công vô ích, uổng phí một đời tu hành.

    Giới Đức Không Nằm Giường Cao Rộng Lớn có mục đích tạo cho cư sĩ Thọ Bát Quan Trai trở thành những du Tăng khất sĩrày đây mai đó sau này.

    Giới cấm này có mục đích giúp cho đệ tử của Phật thoát ra khỏi đời sống trụ thế đầy dính mắc vật chất. Có thoát ra khỏi đời sống trụ thế đầy dính mắc thì mới mong tìm thấy con đường giải thoát.

    Giới Không Nằm Giường Cao Rộng Lớn, nghe đơn giản nhưng rất đầy đủ ý nghĩa giải thoát của một vị cư sĩ Phật giáo. Một vị Thánh Cư sĩ mà còn nằm giường cao rộng lớn gỗ quý giá thì đức hạnh thanh bần đâu còn nữa. Phải vậy không thưa quý vị?

    Một vị cư sĩ nằm giường cao rộng lớn mền êm, nệm ấm trong ngày Thọ Bát Quan Trai thì đâu còn có đức hạnh thanh bần nữa. Họ chỉ là một người phàm phu tục tử, tâm còn tham đắm vật chất về ngủ nghỉ, sống giống như một ông quan, một nhà vua, một người giàu sang, v.v..

    Tóm lại, Giới Đức Thanh Bần này giúp cho người cư sĩ Thọ Bát Quan Trai sống như Phật và được tự tại giải thoát ly dục về ngủ nghỉ về vật chất thế gian mà người không Thọ Bát Quan Trai không thể làm được.

    Vậy, hỡi quý Phật tử, xin quý vị lưu ý: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất.”

    Vì vậy, quý Phật tử trong ngày Thọ Bát Quan Trai phải cố gắng giữ gìn những giới hạnh cho trọn vẹn thì Phật giáo mới thường còn.

    --o0o--
  8. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    GIỚI ĐỨC THỨ BẢY B:

    KHÔNG CA HÁT VÀ NGHE CA HÁT

    Không ca hát và nghe ca hát là “GIỚI ĐỨC TRẦM LẶNG ĐỘC CƯ”. Người cư sĩ tại gia Thọ Bát Quan Trai cần phải học hiểu và sống đúng đức hạnh này để phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình. Do phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình nên các ác pháp không sanh khởi được, nhờ đó tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

    Lời ca tiếng hát phát ra âm thanh lúc trầm, lúc bổng, lúc cao, lúc thấp khêu gợi thất tình lục dục trong ta sống dậy, khiến cho tâm hồn chúng ta rung động ngây ngất buồn vui theo âm thanh du dương ảo não của tình yêu thương lãng mạn giữa trai gái. Giọng ca trầm hùng thúc dục tiến bước quân hành khiến cho thanh niên hăng hái lên đường xông pha vào trận mạc, trước lằn tên mũi đạn mà không hề nao núng.

    Lời ca tiếng hát có lợi nhưng cũng có hại. Lợi là trước cảnh đất nước bị ngoại xâm, lời ca tiếng hát thúc dục thanh niên lên đường cứu nước; hại là khiến cho thanh niên nam nữ yêu thương lãng mạn đi đến những sự khổ đau tuyệt vọng, gây ra nhiều cái chết oan uổng. Phần nhiều những lời ca tiếng hát gợi lại những hình ảnh quá khứ thương đau, đánh thức dậy thất tình lục dục trong mỗi con người, khiến đời sống đã khổ lại còn khổ đau hơn. Cho nên, đức Phật thấy được những sự nguy hiểm này, vì thế Ngài cấm những cư sĩ trong những ngày Thọ Bát Quan Trai không được nghe ca hát và tự mình ca hát.

    Những người cư sĩ Phật giáo vì mục đích giải thoát mọi sự khổ đau của cuộc đời nên những ngày Thọ Bát thì cần tránh xa ca hát và nghe ca hát. Tại sao vậy?

    Như ở trên chúng tôi đã nói: Phật giáo cho rằng lời ca tiếng hát thường khêu gợi lòng thương nhớ khổ đau trong chúng ta. Muốn thoát sự đau khổ, cho nên đạo Phật không cho cư sĩ Thọ Bát Quan Trai nghe ca hát hoặc tự ca hát. Đó là trách nhiệm và bổn phận của mỗi người cư sĩ đệ tử của đức Phật phải thấy. Không làm đệ tử Phật thì thôi, mà đã làm đệ tử Phật thì phải thấy trách nhiệm và bổn phận này. Nếu một cư sĩ trong ngày Thọ Bát còn nghe ca hát hay tự ca hát thì đã đánh mất hết oai nghi Thánh Hạnh trầm lặng độc cư của mình, của người cư sĩ Phật giáo. Cũng vì thế mà mất hết ý nghĩa sự giải thoát của đạo Phật. Người cư sĩ trong ngày Thọ Bát còn nghe ca hát và tự ca hát thì đi Thọ Bát để làm gì? Mục đích đi Thọ Bát của đạo Phật là ly dục ly ác pháp. Ca hát hay nghe ca hát là nuôi dưỡng tâm dục, là còn nằm trong môi trường lục dục và ác pháp của thế gian.

    Vì nghe ca hát hay tự ca hát là làm sống lại thất tình lục dục trong thân tâm của chúng ta như đã nói ở trên. Người cư sĩ đạo Phật hằng mong diệt thất tình lục dục để được giải thoát, thì cớ chi lại còn ham thích ca hát hoặc nghe ca hát, để làm sống lại thất tình lục dục thì sự tu tâp biết chừng nào mới hết tâm lậu hoặc!

    Người nghe ca hát hay tự ca hát là gợi lên lòng thương nhớ khổ đau trong quá khứ, làm sống lại những ức niệm gì đã đi qua. Đức Phật đã dạy: “Quá khứ không truy tìm, vị lai không ước vọng”. Nghe ca hát và tự ca hát là truy tìm nỗi đau thương của quá khứ và nuôi hy vọng ở tương lai. Và như vậy thì làm sao tu tập giải thoát khổ đau cho được. Lời ca tiếng hát, ngâm vịnh thơ văn phản ảnh được tâm lý ái dục của con người. Vì thế, Sở Bá Vương Hạng Võ thất trận là do tiếng sáo, tiếng tiêu của Tiêu Hà theo kế hoạch tâm lý chiến của Trương Lương khiến cho quân lính của Sở Bá Vương nhớ nhà, cha mẹ và vợ con nên đồng nhau bỏ trốn về. Có đúng như vậy không quý Phật tử?

    Chúng ta hãy lắng nghe những câu thơ, lời ca khêu gợi lên lòng thương nhớ sầu khổ, như của nhà thơ Huy Cận viết:

    Sóng gợi trường giang buồn điệp điệp

    Con thuyền xuôi mái nước song song

    Thuyền về bến cũ sầu trăm ngả

    Củi một cành khô lạc mấy dòng?”

    Một nhà thơ Trung Hoa, Lư Thuật viết:

    “Nhật mộ hương quan hà xứ thị

    Yên ba giang thượng sử nhân sầu”.

    Tản Đà dịch:

    “Quê hương khuất bóng hoàng hôn

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”

    Đoàn Thị Điểm viết:

    “Nước trong chảy lòng phiền không rữa

    Cỏ xanh tươi dạ nhớ chẳng khuây…”

    Lời ca tiếng hát của Y Vân:

    “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào …”

    Lời ca tiếng hát của Lưu Hữu Phước thúc dục thanh niên trí thức lên đường cứu nước:

    “Này sinh viên ơi! Đứng lên đáp đền sông núi!

    Đồng lòng cùng đi, đi, đi mở đường khai lối. Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên... ”.

    Đó là những văn, thơ, ngâm vịnh, ca hát khiến cho lòng người tê tái nhớ thương khổ đau.

    Thương nhớ là một pháp ác, là một pháp đau khổ. Lời ca tiếng hát ngâm vịnh thơ văn gợi lên lòng thương nhớ sầu khổ của một người con nhớ mẹ (Lòng mẹ) của một người vợ nhớ thương chồng đang chinh chiến ngoài biên ải xa (Chinh Phụ Ngâm), của một tình yêu quê hương (Tiếng Gọi Sinh Viên).

    Lời ca tiếng hát, thơ văn ngâm vịnh gợi lên tình yêu thương trai gái (sắc dục), tình yêu thương cha mẹ (ái kiết sử), tình yêu quê hương tổ quốc (ái kiết sử).

    Tất những sự yêu thương này nằm ở trong thất tình lục dục. Như chúng ta đã biết loài người thường chịu nhiều khổ đau là do thất tình lục dục tạo nên. Thế mà người ta thường tìm mọi cách làm sống lại nó để mà khổ, để mà đau.

    Lòng thương yêu trong thất tình lục dục là tình yêu thương hạn hẹp trong tình cảm cá nhân, tình thương yêu ấy thường làm khổ cho mình, cho người khác.

    Nỗi đau của thất tình lục dục khiến cho trai gái đi đến tuyệt vọng phải tự tử, khiến cho con giết cha, cha giết con, mẹ giết con, chồng giết vợ, vợ giết chồng, anh giết em, em giết anh, v.v..

    Nỗi đau ấy thúc dục chúng ta xả thân vào chỗ chết mà không hề biết sợ hãi và cũng không thấy trách nhiệm bổn phận đạo đức làm người của mình đối với mình, của mình đối với người khác, v.v..

    Đạo Phật muốn cho con người thoát khổ, nên phải vượt thoát ra khỏi thất tình lục dục, Đối với đạo Phật thất tình lục dục là một loại tình yêu thương hạn hẹp, nhỏ mọn, ích kỷ phải được thay thế bằng một loại tình yêu thương rộng lớn. Tình yêu thương rộng lớn đó là “tâm từ, bi, hỷ, xả”. Tâm từ, bi, hỷ, xả là lòng yêu thương rộng lớn vô bờ bến, vì thế nó không bao giờ làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. Nhờ có tâm này được thay thế thì chúng ta mới thoát ra khỏi thất tình lục dục.

    Nếu mình thương yêu mình sao lại nghe ca hát và tự ca hát để gợi lên lòng nhớ thương, sầu khổ.

    Người đời không hiểu nên cứ ngỡ mượn lời ca tiếng hát để giải sầu hay giải trí. Thật sự giải sầu hay giải trí như vậy lại làm cho tâm tư sầu khổ thêm trí óc mệt nhọc, căng thẳng hơn.

    Lời ca tiếng hát chỉ giúp cho người làm việc đầu óc quá căng thẳng được thư giãn mà thôi.

    Mình thương mình thì không nên làm khổ mình. Phải không quý Phật tử?

    Nghe ca hát và tự ca hát cũng tự làm khổ mình, các bạn có hiểu không?

    Cho nên, muốn không làm khổ mình thì các bạn không nên nghe ca hát và ca hát.

    Bởi vì, nghe ca hát cũng làm cho các bạn mất thì giờ rất nhiều.

    Giải trí nghỉ ngơi mà lại bắt đầu óc lắng nghe âm thanh khiến cho thần kinh mỏi mệt. Như vậy giải trí nghỉ ngơi có đúng không?

    Như vậy thương yêu mình sao lại làm khổ mình?

    Mượn lời ca tiếng hát để quên đi sự sầu khổ, để giải trí nghỉ ngơi thì không đúng. Đó là một hình thức tránh né trốn chạy để ức chế và đè nén tâm mình.

    Chúng tôi xin đem một ví dụ giải sầu khác: Cũng như người vì quá buồn khổ lại mượn chén rượu để giải sầu, rượu là một chất độc kích thích khiến cho thần kinh hưng phấn, nói năng cử chỉ giống như người điên, người mất trí... Những người say rượu như vậy họ đâu có sáng suốt thấy mình say rượu, họ cảm thấy như mượn chén rượu để nói lên lòng căm tức, lòng khổ đau của mình để cho hả lòng buồn giận, tức là giải sầu. Nhưng họ có biết đâu chính họ đã bị tâm họ lừa dối họ. Họ đang say nhưng họ đâu biết họ đang say. Sự thật là họ đang say rượu, thần kinh bị hưng phấn, họ không tự làm chủ họ được nữa, họ nghĩ rằng uống rượu say là sẽ quên sầu khổ, nhưng không ngờ họ đã làm cho họ sầu khổ thêm, chứ nào đâu phải mượn rượu để giải sầu.

    Thưa quý Phật tử! Lời ca tiếng hát cũng như vậy, chỉ làm vui dạ những người không biết sống cho mình. Nghe ca hát và tự ca hát là sống theo ngoại cảnh thất tình lục dục, thuộc về ảo ảnh, hư tưởng của những sự việc gì đã qua và của những sự việc gì chưa đến, họ tưởng là giải khổ lại chồng thêm khổ cho họ.

    Ca hát là sự khêu gợi lòng đau khổ, làm mất sự an tịnh trầm lặng của tâm hồn nên đức Phật cấm những hàng đệ tử của mình: “không ca hát và nghe ca hát”.

    Chúng ta cũng nên biết: Một vị Thánh Cư sĩ Thọ Bát Quan Trai đờn ca xướng hát ngâm vịnh, hoặc tán tụng ê a, giọng cao, giọng thấp để ru hồn người vào cõi tưởng thì điều này đức Phật đã không chấp nhận từ lâu.

    Kinh Sonadanda thuộc Trường Bộ Kinh tạng kinh Nikaya (Nguyên Thủy) có nêu lên năm đức tánh của một tu sĩ Bà La Môn. Năm đức tánh đó là:

    1-Thọ sanh huyết thống 7 đời Bà La Môn.

    2-Chú thuật, phúng tụng, thông hiểu ba tập Vệ Đà, danh từ, nghĩa lý và nghi lễ, ... phải thông suốt.

    3-Đẹp trai, tướng hão, (32 tướng tốt 80 vẻ đẹp).

    4-Trí tuệ.

    5-Giới luật.

    Đức Phật đã loại bỏ ba tánh đức ở trên mà chỉ còn chấp nhận có 2 đức tánh ở dưới:

    1-Trí tuệ.

    2-Giới luật.

    Ngài không chấp nhận dòng giống, tướng tốt, tụng niệm và chú thuật, vì thế giới luật của Ngài cấm tu sĩ ca hát và nghe ca hát tức là cấm tụng niệm ê a, giọng cao, giọng thấp.

    Trong đạo Phật chỉ có tri kiến (trí tuệ) và giới luật mới giúp cho đệ tử của Người thật sự giải thoát mọi khổ ách.

    Hôm nay quý cư sĩ tụng kinh, niệm chú, niệm Phật, Thầy nghĩ rằng: đây không phải là đường lối của Phật giáo mà là một nghề tụng niệm của Bà La Môn ngày xưa để trao đổi kiếm sống với tín đồ, khi những vị Bà La Môn này còn tuổi trẻ thì lấy nghề tụng niệm mà kiếm sống, đến khi già các vị này chuyên tu, nên không còn tụng niệm nữa.

    Đức Phật xưa xuất gia tu hành cũng theo Đạo Bà La Môn, nhưng không tìm thấy sự giải thoát trong đạo này, nên Ngài phải tự vạch ra cho mình một lối đi. Những gì của đạo Bà La Môn đúng có sự tu tập giải thoát chân thật thì Ngài chấp nhận, còn những gì tu tập không giải thoát thì Ngài loại trừ bỏ ra.

    Năm điều kiện để trở thành một Bà La Môn, Ngài chỉ chấp nhận hai điều kiện, còn ba điều kiện Ngài loại bỏ như ở trên đã nói. Như vậy, chúng ta thấy rất rõ đức Phật không chấp nhận 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp, chỉ có các nhà kinh sách phát triển thường ca ngợi 32 tướng tốt 80 vẻ đẹp của đức Phật. Rõ ràng như vậy, đây là Bà La Môn mạo danh Phật giáo. Xin Quý vị Phật tử cứ suy ngẫm lời Thầy nói có đúng không? “Kinh sách Phát triển chính là kinh sách của Bà La Môn”.

    Nghề chân chính trong đạo Phật đó là nghề đi xin ăn (Chánh Nghiệp), còn nghề tụng kinh, niệm chú, cầu an, cầu siêu, cúng vong, tiễn linh, cúng sao, giải hạn, làm tuần, làm tự, v.v.. là tà nghiệp, đức Phật không chấp nhận. Bài kinh Sonadanda đã nói lên tinh thần bài bác những pháp môn tụng niệm cầu cúng không lợi ích cho đời sống mà còn gây cho tín đồ mê tín và lạc hậu.

    Một vị Thánh Cư sĩ ngồi tụng niệm ê a, giọng cao, giọng thấp theo nhịp tiếng chuông, tiếng mõ giống như đờn ca xướng hát, ngâm vịnh thì oai nghi tế hạnh này làm sao gọi là đức hạnh của tín đồ Phật giáo được.

    Một vị Thánh Cư sĩ là phải sống trọn vẹn đầy đủ đức hạnh trầm lặng. Đức hạnh trầm lặng mới nói lên được oai nghi tế hạnh của một bậc Thánh Cư sĩ. Vì trạng thái sống trầm lặng ấy mới được gọi là sự sống của những bậc Thánh; còn ngược lại ngồi tụng niệm ê a như ca hát hoặc nghe tụng niệm, nghe ca hát thì quý Phật tử nghĩ sao? Lúc bấy giờ tâm hồn trầm lặng có còn không? Một vị Thánh Cư sĩ là phải sống trọn vẹn trong trạng thái trầm lặng mới được gọi là Thánh Cư sĩ.

    Giới Đức Trầm Lặng Độc Cư giúp cho chúng ta trở về sống với nội tâm của mình. Sống trở về nội tâm của mình là một đức hạnh tuyệt vời, vì nó là đức hạnh không làm khổ mình, khổ người.

    Do sự lợi ích này đức Phật cấm các đệ tử của mình không được nghe ca hát và tự ca hát.

    Một vị Thánh Cư sĩ ngồi nghe ca hát hoặc tự mình ca hát dù là bài ca loại nào cho đến những bài tán tụng những câu kinh tiếng kệ cũng đều thuộc loại ca hát. Nên trong kinh Sa Môn Quả, kinh Sonadanda đức Phật đều không chấp nhận những lối tán tụng, niệm Phật ê a.

    Gần đây có một số tu sĩ và cư sĩ không thâm hiểu đạo Phật, họ bắt chước theo đạo Thiên Chúa soạn nhạc Phật để sách tấn cư sĩ tu học. Đó là một việc làm trái với mục đích của Phật giáo. Phật giáo chấp nhận sống trầm lặng độc cư, nên đức Phật thường nhắc nhở đệ tử của mình phải sống độc cư như con tê ngưu một sừng.

    Đạo Phật là đạo tự lực cứu mình ra khỏi sông mê biển khổ của kiếp người thì giới hạnh trầm lặng độc cư rất cần thiết cho sự sống về nội tâm của người tu giải thoát.

    Người tu theo đạo Phật mà không giữ được đức hạnh độc cư này thì rất khó tìm sự làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sinh luân hồi.

    Còn ca hát và nghe ca hát là còn tâm dục của thế gian, giọng ca tiếng hát của mình, của người là thực phẩm nuôi dưỡng tâm dục. Còn nuôi dưỡng tâm dục thì làm sao ly dục ly ác pháp được.

    Đạo Phật mà còn có những bài kinh, tán tụng giọng thấp, giọng cao ngâm vịnh hát hò thì có khác chi là ngoại đạo Bà La Môn.

    Người ta không biết cho rằng những bài kinh tán tụng ê a, giọng cao, giọng thấp là ca nhạc đạo. Đối với đạo Phật thì không có ca nhạc đạo, mà chỉ có sự sống trầm lặng để trở về với nội tâm thanh thản, an lạc và vô sự của mình.

    Giới Đức Trầm Lặng giúp chúng ta sống về nội tâm của mình, nhờ thế mà ta nhận ra được mỗi tâm niệm ác và thiện, nên ta sẽ diệt ác và tăng trưởng thiện một cách dễ dàng, nếu không nhờ đức hạnh trầm lặng thì ta rất khó nhận ra được cái tâm xảo trá của chính chúng ta, nên rất khó ly dục ly ác cho thật sạch.

    Giới Đức Trầm Lặng Độc Cư là một đức hạnh tuyệt vời mà cũng là một pháp hành vi diệu giúp chúng ta ngăn và diệt ác pháp tận gốc.

    Cho nên, GIỚI KHÔNG NGHE CA HÁT VÀ TỰ CA HÁTthì chỉ có trong đạo Phật mới có đức hạnh này. Đức hạnh này rất xứng đáng là hạnh của một bậc Thánh đệ tử Phật.

    Tóm lại, người cư sĩ Phật giáo trong ngày Thọ Bát Quan Trai nghe ca hát và tự ca hát là không phải cư sĩ Phật giáo đó là cư sĩ của Bà La Môn.

    Để xác định cho rõ ràng, người cư sĩ Phật giáo nghe ca hát và tự ca hát trong ngày Thọ Bát Quan Trai (tụng niệm cúng tế cầu khấn...) là không phải Thánh Cư sĩ mà là Ma Ba Tuần đội lốt Phật giáo để phá hoại Phật giáo. Xin quý Phật tử nên lưu ý và để tránh xa những Phật tử này.

    --o0o--
  9. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    GIỚI ĐỨC THỨ TÁM:

    CẤM ĂN UỐNG PHI THỜI

    Cấm ăn uống phi thời là GIỚI ĐỨC LY DỤC. Người cư sĩ tại gia Thọ Bát Quan Trai cần phải học hiểu và sống cho đúng đức hạnh này thì mới xứng đáng là đệ tử của Phật.

    Giới Đức Ly Dục rất cần thiết cho người cư sĩ Thọ Bát Quan Trai, người cư sĩ hãy tập làm quen với đời sống của người tu sĩ bằng giới luật này. Bởi nó khởi sự xác định cho mọi người thấy rằng: những người đệ tử của Phật giáo phải sống ngày một bữa mới thật sự sống như Phật. Người đệ tử của Phật sống như Phật mới là đệ tử chân chánh. Vì thế, người cư sĩ khi đến với Phật giáo phải một lòng cung kính và tôn trọng giới luật này.

    Nếu một cư sĩ Thọ Bát Quan Trai phạm giới này thì không phải là cư sĩ Phật giáo, còn không phạm giới này thì đây mới là đệ tử của đạo Phật.

    Nếu ai không coi trọng và tôn kính giới luật này thì người ấy là tín đồ ngoại đạo.

    Ăn uống là sự tiếp thu tứ đại bên ngoài để nuôi dưỡng tứ đại bên trong của sắc thân tứ đại chúng ta. Nhưng ăn uống phải biết tiết độ, không biết tiết độ ăn nhiều quá (bội thực) cơ thể cũng dễ sanh ra bệnh tật, ăn ít quá cũng vậy. Chỉ có ăn uống như thế nào để vừa đủ cho cơ thể không thiếu mà cũng không thừa.

    Trong thời gian tu hành của đức Phật, Ngài đã rút ra được một kinh nghiệm! Ăn nhiều quá thì thừa dư chất bổ nên sắc thân sanh ra sắc dục, thùy miên, hôn trầm. Sắc dục, thùy miên, hôn trầm cũng là một loại dục của tâm. Cho nên, người ăn nhiều dễ sanh ra buồn ngủ, lười biếng, dâm dục; nhưng nếu ăn ít quá thì cơ thể thiếu những chất bồi dưỡng, sanh ra yếu đuối, dễ bị bệnh tật và nhiều điều khác nữa.

    Từ đời sống vua chúa ăn uống quá nhiều đến đời sống khổ hạnh ăn uống quá ít của ngoại đạo, Đức Phật đã trải qua kinh nghiệm cuộc sống tu hành của mình như vậy, nên Ngài đã xác định: ăn ngày một bữa là đủ để cho cơ thể có một sự sống tốt đẹp, an lành.

    Thưa quý Phật tử! Theo kinh nghiêm tu hành của Thầy, người tu sĩ làm việc nhiều hơn người thế tục. Tại sao vậy?

    Suốt 24 tiếng đồng hồ người cư sĩ Thọ Bát Quan Trai luôn luôn làm việc không những bằng trí óc mà còn lao động bằng tay chân cơ thể, họ có thể đi bộ từ 5 đến 10 cây số, còn đầu óc làm việc không nghỉ ngơi, làm việc như vậy mà ăn ngày chỉ có một bữa ăn, thế mà vẫn khỏe mạnh, thân ít bệnh đau.

    Người đời không biết tưởng ăn nhiều là khỏe mạnh,ăn nhiều cơ thể phải làm việc nhiều, cơ thể tự động làm việc nhiều thì người mau già, tuổi thọ bị giảm.

    Quý Phật tử cứ suy nghĩ những lời nói của Thầy, đừng có tin ngay liền. Khi nào tin thì phải chứng nghiệm lời dạy của Thầy có kết quả.

    Chúng ta nên hiểu ngày ăn mộtbữa khi ăn phải tốn công sức rất nhiều. Trước khi ăn quý Phật tử phải lo nấu nướng, trong khi đang ăn uống quý Phật tử phải nhai nuốt, thực phẩm vào bao tử, rồi bao tử phải làm việc tiêu hoá thực phẩm, sau khi ăn xong quý Phật tử phải rửa bát chén và dọn dẹp.

    Nếu trong ngày ăn ba bữa, quý Phật tử phải xét thấy rằng bỏ ramột người lo nấu nướng dọn dẹp. Ngày ngày trôi qua, ngày nào cũng như ngày nào, việc ăn uống chiếm một phần lớn lao trong lao động của quý Phật tử.

    Khi quý Phật tử ăn nhiều tâm quý vị sinh ra dục, do nhiều dục phải gặt hái lấy biết bao nhiêu thứ đau khổ cho cuộc đời của quý vị. Quý vị có biết không?

    Vì ăn uống phải làm việc nhiều như vậy, nên người tu theo đạo Phật chỉ ăn ngày một bữa. Vì thế mà người ta sống nhàn nhã vô sự, thoải mái. Ngày một bữa giúp cho bạn có nhiều thì giờ ngồi chơi sống một mình. Khi cảm thấy sống một mình được an trú thì lúc bấy giờ thân tâm của bạn thật là hạnh phúc.

    Giới Đức Không Ăn Uống Phi Thời là để xác định người tu giả hay người tu thật như đã nói ở trên. Người giả tu, tâm còn tham dục phần nhiều phải lộ diện về mặt ăn uống phi thời.

    Cho nên, giới này là để giúp cho người cư sĩ dễ nhận xét người tu theo Phật giáo giữ giới luật đúng hay là sai. Vì vậy, khi Thọ Bát Quan Trai quý Phật tử đều phải ăn ngày một bữa như Tăng, Ni vậy.

    Giới Đức Ly Tham không ăn uống phi thời giúp cho cư sĩ tám điều lợi ích:

    1-Thứ nhất có nhiều thì giờ tu tập.

    2-Thứ hai tâm ly dục về sự ăn uống.

    3-Thứ ba cơ thể ít bệnh tật.

    4-Thư tư ít buồn ngủ, hôn trầm.

    5-Thứ năm xứng đáng là một tu sĩ Phật giáo sống đời thiểu dục tri túc.

    6-Thứ sáu đời sống vượt hơn người chưa xuất gia.

    7-Thứ bảy cơ thể nghỉ ngơi ít làm việc.

    8-Thứ tám người cư sĩ rất mến phục và tôn kính.

    Muốn nhập các loại định từ Sơ thiền đến Tứ thiền và thực hiện Tam Minh thì người Phật tử phải ăn ngày một bữa, nếu không ăn một bữa được thì chẳng bao giờ nhập được các loại Thánh định này và cũng không bao giờ thể hiện được Tam Minh. Như vậy, chúng ta thấy ăn ngày một bữa thật là quan trọng cho cuộc đời tu học của chính mình. Vì thế, đức Phật dạy: “Thừa tự pháp chứ đừng thừa tự thực phẩm”. Chúng ta ai cũng biết: “Ăn để sống để tu tập giải thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết”. Người quyết chí tu hành thì chớ nên ăn uống phi thời.

    Người cư sĩ Phật giáo là người muốn biến cảnh thế gian thành cảnh Cực Lạc, Thiên Đàng. Vì Cực Lạc, Thiên Đàng là nơi để cho tâm hồn của mọi người được an lạc, thanh tịnh và vô sự, chứ không phải là nơi sống để ăn uống, ca hát, nhạc kịch, v.v.. Đừng nghĩ rằng: cõi Cực Lạc, Thiên Đàng là nơi lều quán buôn bán, ăn uống, vui chơi, ca hát. Vì buôn bán, ăn uống, vui chơi, ca hát là còn sống trong cảnh dục lạc thế gian thì làm sao gọi đó là cảnh Thiên Đàng, Cực Lạc được. Phải không quý Phật tử?

    Cho nên, ngay tại thế gian chúng ta sống ngày ăn một bữa là chuẩn bị cho mình một cuộc sống nơi Cực Lạc, Thiên Đàng hay nói cách khác là chúng ta đã biến cảnh thế gian thành Cực Lạc, Thiên Đàng đó rồi.

    Bởi vậy, ăn ngày một bữa, chúng ta suy ngẫm cho thật kỹ thì chúng ta cảm thấy thân tâm mình thanh thản, an lạc và vô sự. Thân tâm thanh thản, an lạc và vô sự thì không phải nơi đó là Thiên Đàng, Cực Lạc sao?

    Có chú Huệ Cần xin vào tu viện tu tập. Mới những ngày đầu chú quá thích bảo: “Ôi! Đời sống ở đây như Tiên trên trời, ăn ngày một bữa, không làm gì cả, ở không suốt cả ngày, ngồi chơi thảnh thơi thật là tuyệt vời”. Nhưng lần lượt tâm đời của chú sống dậy chú cảm thấy cô đơn, buồn tẻ, nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ nhà cửa, nhớ bạn bè v.v.. kế tiếp hôn trầm, thùy miên, loạn tưởng khởi lên tấn công đánh chú. Do đó, chú chịu hết nổi, liền bỏ cảnh giới Tiên chạy về nhà sống cảnh trần tục với cha mẹ.

    Bởi vậy, ai cũng muốn tu tập để được vãng sanh về Cực Lạc, để được sanh về cõi Trời, để được về cảnh giới Niết Bàn, để được trở về bản tánh của mình. Nhưng khi được trở về thì ai cũng chạy trốn.

    Ở thế gian mọi người cứ ngỡ tưởng rằng: ở cõi Cực Lạc, Thiên Đàng cũng giống như ở thế gian, có nhiều lều quán ăn uống ca nhạc suốt ngày đêm, v.v.. Sự nghĩ tưởng như vậy không đúng quý Phật tử ạ!

    Cõi Trời, cõi Cực Lạc, ở đó không có lều quán buôn bán ăn uống và người ta cũng không có ăn uống như quý Phật tử nghĩ. Ở đó chỉ có cuộc sống trầm lặng độc cư, họ không có nói chuyện với nhau, vì thế mới gọi là cõi Cực Lạc, Thiên Đàng.

    Quý Phật tử có biết không? Với tâm hồn người thế gian của chúng ta mà sống trong các cõi đó thì cô đơn buồn lắm quý Phật tử ạ! Chắc chắn quý Phật tử cũng không hơn gì chú Huệ Cần đâu.

    Tưởng cõi Cực Lạc Tây Phương và cõi Thiên Đàng là sung sướng lắm, là đầy đủ lắm, muốn chi có nấy. Thưa quý Phật tử! Quý vị tưởng như vậy là sai, vì cõi đó người ta không còn dục, nên không còn ai ham muốn vật gì hết. Ăn, ngủ, vui chơi ca hát người ta cũng không ham muốn, nên ở đó vắng lặng. Ở đó người ta không thích ăn, nên người ta cũng không có làm việc như ở cõi thế gian, họ sống vô sự rất là thảnh thơi, an nhàn. Vả lại người ta không có nói chuyện với nhau, thường sống cô đơn một mình, nên cảnh giới ở đó rất là im lặng, không có tranh luận hơn thua, không có tranh cãi, đánh nhau, không có đua đòi vật chất như ở thế gian.

    Để được vào cảnh giới đó nên đức Phật trang bị cho chúng ta tám giới Bát Quan Trai. Khi chúng ta bỏ thân này thì được vào ngay liền. Muốn vãng sanh Cực Lạc, muốn lên Thiên Đàng, muốn vào Niết Bàn mà ngay bây giờ quý Phật tử không tập đời sống trên các cõi đó thì quý Phật tử làm sao sống trong các cõi đó được. Phải không quý vị?

    Quý Phật tử về Tu Viện Chơn Như là quý vị đang tập sống làm Thánh A La Hán, làm Bồ Tát, làm Phật, để sau này rời bỏ thế gian về các cõi đó. Thế mà về đây quý Phật tử sống không được thì quý vị đừng mong về các cõi đó được. Dù có cho quý vị về đó thì chừng ít hôm quý vị cũng xách gói chạy về trần gian sống trong mùi tục lụy khổ đau.

    Nếu quý Phật tử không tu tập ăn ngày một bữa, không sống độc cư trầm lặng thì làm sao quý Phật tử sống hòa nhập với các cõi đó được. Vì thế, đức Phật thích Ca Mâu Ni biết rất rõ điều này, nên Ngài mới dạy chúng ta ăn ngày một bữa và cấm không cho ca hát và nghe ca hát là để chúng ta có dịp hội tụ, hòa nhập vào các thế giới chư Phật, thế giới Niết Bàn.

    Nếu quý vị không chuẩn bị cho mình sống làm quen với thế giới chư Bồ Tát, chư Phật thì Thầy nghĩ rằng: quý vị khó mà hòa nhập vào một đời sống khác hơn đời sống thế tục.

    Cho nên, giới không ăn uống phi thời là một giới rất quan trọng cho quý vị để hòa nhập vào đời sống Thánh thiện.

    Ăn ngày một bữa chỉ có những bậc A La Hán và Phật thì mới sống nổi, còn không sống được như vậy thì không thể gọi đó là Thánh Tăng, Thánh Ni, hay Thánh Cư sĩ được.

    Giới đức ly dục ly ác pháp trong ăn uống mà người tu sĩ Phật giáo cần phải tu tập và giữ gìn nghiêm chỉnh thì sự ganh đua bon chen tìm danh lợi, tìm ăn uống mới chấm dứt.

    Người ăn ngày một bữa thì còn gì mà bon chen danh lợi. Phải không quý Phật tử? Người đời chỉ vì ăn uống nên biến họ thành ra là loài động vật, loài động vật chỉ biết ganh đua cho sự sống để ăn uống mà thôi.

    Người cư sĩ Thọ Bát Quan Trai khi ăn ngày một bữa thì không còn ham thích vật chất thế gian, chỉ còn thích sống với một tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự.

    Ngày tháng trôi qua với nội tâm an ổn, không có một pháp nào tác động vào tâm hồn họ được, ngay cả mọi cảm thọ khổ đau cũng không làm lay chuyển tâm họ được.

    Giới cấm không ăn uống phi thời nghe thì rất đơn giản, nhưng mấy ai sống đúng, làm đúng, chỉ vì tâm họ chưa ly dục ly ác pháp, nên sự tham đắm về ăn uống còn nặng nề, khiến cho họ tìm cách bẻ vụn giới bằng ăn uống cách này hoặc bằng cách khác như: không ăn thì họ uống sữa hay nước trái cây, hoặc chanh đường, bột nước khuấy loãng. Tuy sống như vậy nhưng đó cũng là hình thức ăn uống phi thời. Những hành động này đều có thể vi phạm giới hạnh ly dục.

    Con đường tu tập giải thoát để ra khỏi nhà sanh tử thì giới hạnh không ăn uống phi thời là một điều hết sức quan trọng và rất cần thiết cho người đệ tử Phật.

    Vì Thánh hạnh đệ tử Phật là Thánh hạnh giải thoát, chúng ta há nỡ nào vi phạm để mọi người khinh chê Phật giáo, để cho tâm mình không được giải thoát.

    Vì Thánh hạnh của một vị Thánh Tăng, Thánh Ni và Thánh Cư sĩ, chúng ta há nỡ nào ăn uống phi thời để đánh mất Thánh hạnh ly dục ly ác pháp này thì còn gì là một đệ tử Phật mang đầy đủ ý nghĩa giải thoát của đạo Phật.

    Thánh hạnh này không giữ trọn thì con đường tu kia làm sao chứng được quả Thánh. Thánh sao còn ăn uống phi thời?

    Người cư sĩ phải biết cúng dường và tôn kính những vị Thánh Tăng, Thánh Ni, họ là những vị không phạm giới, không phá giới này. Tám Giới Đức Thọ Bát Quan Trai rất lợi ích cho mình, cho Phật giáo.

    Tại sao vậy? Tại vì một vị Thánh đệ tử Phật thân tâm của họ đã ly dục ly ác pháp.

    Người thân tâm đã ly dục ly ác pháp mà quý Phật tử được cúng dường thì phước báu vô lậu kia có ngày quý vị sẽ được thọ hưởng.

    Giới Đức Ly Tham Không Ăn Uống Phi Thời, người cư sĩ Phật giáo Thọ Bát Quan Trai cần phải cố gắng giữ gìn vì đó là một hạnh ly dục của bậc Thánh Cư sĩ không phải người phàm phu sống được. Xin quý vị lưu ý cho.

    Đến đây quý phật tử đã nghe sự lợi ích tám đức hạnh của Bát Quan Trai Giới. Bát Quan Trai Giới sẽ mang đến một đời sống Thánh thiện không làm khổ mình, khổ người cho quý Phật tử. Vậy mong sao quý Phật tử hãy cố gắng giữ gìn trong một ngày đêm Thọ Bát Quan Trai trọn vẹn không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong đó.

    Giới Bát Quan Trai là đức hạnh của loài người, nên nó mang đến những điều lợi ích cho cuộc sống của quý Phật tử. Vậy quý Phật tử hãy quỳ xuống chấp tay lên trước ngực xin nguyện rằng: “Từ đây về sau con xin hứa sẽ cố gắng giữ gìn tám giới này, để thực hiện chín đức hạnh làm người; để xứng đáng làm người, làm đệ tử của Phật”. Quý Phật tử nguyện như vậy rồi lễ Phật ba lạy để thọ nhận tam giới đức này.

    [​IMG]
  10. MyHomeland

    MyHomeland Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2018
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    PHÁP HÀNH TRONG NGÀY THỌ BÁT QUAN TRAI

    Phần giới luật quý Phật tử đã học tập xong và hứa khả sẽ giữ gìn trọn vẹn trong một ngày đêm. Còn đây là phần tu tập pháp hành trong ngày Thọ Bát Quan Trai. Pháp hành trong ngày Thọ Bát Quan Trai gồm có bốn pháp:

    1-Định Chánh Niệm Tĩnh Giác.

    2-Định Vô Lậu.

    3-Định Niệm Hơi Thở.

    4-Định Sáng Suốt.

    Xin quý Phật tử hãy lắng nghe Thầy sẽ giảng dạy để biết cách tu tập trong ngày Thọ Bát Quan Trai cho đúng chánh pháp của Phật. Như quý Phật tử đã biết: Đạo Phật là đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh. Vì thế, giới luật là hàng đầu trong các pháp tu tập, cho nên quý Phật tử phải giữ gìn tám giới nghiêm túc không được vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong tám giới này. Nhờ có giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh thì tu tập bốn pháp định này mới có hiệu quả. Do đó, quý Phật tử nên biết giới luật là pháp môn quan trọng nhất cho con đường tu tập để tìm cầu sự giải thoát.

    --o0o--

    1. TU ĐỊNH
    CHÁNH NIỆM TĨNH GIÁC

    Pháp tu tập thứ nhất: “Định Chánh Niệm Tĩnh Giác”. Pháp tu tập Định Chánh Niệm Tĩnh Giác gồm có hai phần:

    1-Tu tập tỉnh thức trên bước đi.

    2-Tu tập tỉnh thức trong những hành động sống hằng ngày.

    1/TU TẬP TỈNH THỨC TRÊN BƯỚC ĐI

    Gồm có bốn giai đoạn tu tập:

    GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT: Đi kinh hành như người vô sự. Trước khi đi quý Phật tử nên tác ý như sau: “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Khi chân trái bước tôi đếm một; chân phải bước tôi đếm hai; chân trái bước tôi đếm ba; chân phải bước tôi đếm bốn; chân trái bước tôi đếm năm. Và như vậy mỗi chân bước tôi đếm 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20. Đúng hai mươi bước tôi đứng lại tác ý: “Đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Rồi tiếp tục đi lại như cũ. Và cứ tu tập như vậy cho đến khi đứng 30 phút mới xả nghỉ.

    GIAI ĐOẠN THỨ HAI: Đi kinh hành như giai đoạn thứ nhất, nhưng đi đúng 20 bước đứng lại tác ý câu: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” tác ý xong liền hít vô thở ra 5 hơi thở. Khi hít thở 5 hơi thở xong liền tác ý:Đi kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành”.Tác ý xong lại bước đi kinh hành như trước. Đi kinh hành 20 bước cộng năm hơi thở suốt thời gian 30 phút xả nghỉ. Đó là tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác giai đoạn thứ hai.

    GIAI ĐOẠN THỨ BA: Đi kinh hành như giai đoạn thứ nhất, nhưng đi đúng 20 bước đứng lại rồi ngồi xuống theo kiểu bán già hoặc kiết già, giữ lưng thẳng, mắt nhìn chóp mũi, tác ý: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra” tác ý xong liền hít vô thở ra 5 hơi thở. Khi hít thở 5 hơi thở xong đứng dậy liền tác ý: “Đi kinh hành tôi biết tôi đang đi kinh hành”,tác ý xong lại bước đi kinh hành như trước. Đi kinh hành 20 bước cộng thêm tư thế ngồi hít thở 5 hơi thở. Tu tập như vậy suốt thời gian 30 phút rồi xả nghỉ. Đó là tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác giai đoạn thứ ba.

    GIAI ĐOẠN THỨ TƯ:Đi kinh hành theo pháp môn THÂN HÀNH NIỆM.Pháp môn THÂN HÀNH NIỆMlà một phương pháp tu tập tỉnh thức thứ tư. Phương pháp này tu tập theo lệnh truyền của pháp môn như lý tác ý.

    Xin quý Phật tử lưu ý: Đây là một mẫu truyền lệnh của pháp môn Thân Hành Niệm:

    Co tay trái!

    Để sau lưng!

    Co tay mặt!

    Để sau lưng!

    Chân trái bước!

    Nhón gót (lên)!

    Dở chân (lên)!

    Đưa (chân) tới!

    Hạ chân xuống!

    Hạ gót xuống!

    Chân mặt bước!

    Nhón gót (lên)!

    Dở chân (lên)!

    Đưa (chân) tới!

    Hạ chân xuống!

    Hạ gót xuống!

    Chân trái bước!...

    . . . . . . . . . . . . . .

    Đến bước thứ 20 thì chỉ bước tới vừa phải để khi hạ gót xuống thì hai mũi bàn chân cùng trên một hàng ngang.

    Khi đứng lại xong tiếp tục truyền lệnh cách thức ngồi:

    Tay mặt buông xuống!

    Tay trái buông xuống!

    Tay trái đưa thẳng ngang mặt!

    Tay mặt đưa thẳng ngang mặt!

    Hai chân co ngồi xuống!

    Tay trái chống đất sau lưng!

    Tay mặt chống đất sau lưng!

    Hạ thân ngồi xuống!

    Chân mặt duỗi ra!

    Chân trái duỗi ra!

    Hai tay sửa áo!

    Chân trái thu về!

    Tay mặt bắt chân trái kéo vô! (kiết già)

    Chân mặt thu về!

    Tay trái bắt chân mặt kéo vô! (kiết già)

    Tay trái chống gối trái!

    Tay mặt chống gối mặt!

    Lưng thẳng!

    Hít thở năm hơi!

    Hít!

    Thở! (Một)

    Hít!

    Thở! (hai)

    Hít!

    Thở! (ba)

    Hít!

    Thở! (bốn)

    Hít!

    Thở! (năm)

    Tay trái chống gối trái!

    Tay mặt chống gối mặt!

    Tay trái chống đất sau lưng!

    Tay mặt chống đất sau lưng!

    Chân mặt duỗi ra!

    Chân trái duỗi ra!

    Chân mặt co thu về!

    Chân trái co thu về!

    Ngồi lên!

    Tay trái chống gối trái!

    Tay mặt chống gối mặt!

    Đứng lên!

    Khi đứng lên xong quý Phật tử tiếp tục đi 20 bước vòng thứ 2... và cứ tu tập như vậy cho đúng 30 phút mới xả nghỉ.

    Pháp môn Thân Hành Niệm là giai đoạn tu tập tỉnh thức thứ tư có công năng tỉnh thức rất cao, phá hôn trầm, thùy miên vô ký rất tuyệt vời. Pháp môn này quý Phật tử còn nhiều gia duyên tâm ly dục ly ác chưa tròn đủ thì không nên tu tập nhiều vì tu tập nhiều sẽ rơi vào các loại tưởng thì rất nguy hiểm, sẽ rối loạn thần kinh thành tẩu hoả nhập ma, đó là một loại bệnh điên. Xin quý Phật tử lưu ý: Chỉ tu tập 30 phút mà thôi!

    --o0o--

    2/TU TẬP TỈNH THỨC TRONG MỌI HÀNH ĐỘNG

    Tu tập tỉnh thức trong những hành động sống hằng ngày, quý Phật tử phải nhớ tu tập trọn một ngày một đêm Thọ Bát Quan Trai. Nhất là phải chuyên cần tu tập Chánh Niệm Tĩnh Giác Định bằng mọi hành động ngoại của thân và câu hữu với pháp môn Tứ Chánh Cần để ngăn các pháp ác và diệt trừ các pháp ác. Nghĩa là quý vị tu trong mỗi hành động thân, khẩu, ý và làm tất cả mọi công việc đều tu tập được cả, như quét sân, nấu cơm, lặt rau v.v.. Quý vị nên nhớ kỹ, phải dùng pháp hướng tâm để tập tỉnh thức trong hành động.

    Thí dụ: khi đang quét sân thì quý vị hướng tâm (tác ý): “Quét sân, tôi biết tôi đang quét sân”.

    Khi đang lặt rau thì quý vị hướng tâm (tác ý): “Lặt rau, tôi biết tôi đang lặt rau”.

    Khi đang nấu cơm thì quý vị hướng tâm (tác ý): “Nấu cơm, tôi biết tôi đang nấu cơm”.

    Đó là quý vị đã tu tập tỉnh thức trong hành động quét sân, lặt rau, nấu cơm. Sau đó thì quý vị dùng câu pháp hướng để xả tâm tham, sân, si, mạn, nghi của mình trong hành động quét sân, lặt rau, nấu cơm thì quý Phật tử dùng ba chữ: “Quán ly tham”.

    Thí dụ: Khi quý Phật tử đang quét sân mà muốn tu tập lìa xa tâm tham thì hãy nhắc tâm: “Quán ly tham, tôi biết tôi đang quét sân”.

    Khi quý Phật tử đang lặt rau mà muốn tu tập lìa xa tâm tham thì hãy nhắc tâm: “Quán ly tham, tôi biết tôi đang lặt rau”.

    Khi quý Phật tử đang nấu cơm mà muốn tu tập lìa xa tâm tham thì hãy nhắc tâm: “Quán ly tham, tôi biết tôi đang nấu cơm”.

    Với tâm tham, sân, si, mạn, nghi quý Phật tử đều nương vào những hành động làm việc hằng ngày của mình mà tu tập như vậy thì tâm sẽ ly dục ly ác trọn vẹn. Cho nên, quý Phật tử làm việc gì đều có thể tu tập được cả. Thầy sẽ cho những câu ví dụ sau đây:

    “Quán ly sân, tôi biết tôi đang quét sân”.

    “Quán tâm như đất, tôi biết tôi đang lặt rau”.

    Hoặc lúc đang đi:

    “Quán tâm ly tham, tôi biết tôi đang đi”.

    “Quán tâm ly sân, tôi biết tôi đang đi”.

    Đó là quý vị vừa xả tâm, vừa tỉnh thức trong hành động của mình.

    “Quán tâm vô thường tôi biết tôi đang nấu cơm”.

    “Quán tâm vô thường tôi biết tôi đang lặt rau”.

    “Quán tâm vô thường tôi biết tôi đang quét sân”.

    “Quán tâm vô thường tôi biết tôi đang đi”.

    Xin quý Phật tử lưu ý: Quý vị đang làm công việc gì thì quý vị hãy tỉnh thức ngay trong hành động làm công việc đó, và quý vị luôn luôn kèm theo câu pháp hướng (vô thường, khổ, vô ngã) để xả tâm tham, sân, si của mình. Đó là pháp tu xả tâm trong thời gian tu tập thọ Bát Quan Trai.

    Khi đi kinh hành quý vị cũng tu tập như vậy:

    “Quán ly tham, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

    “Quán ly sân, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

    “Quán ly si, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

    “Quán tâm như đất, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

    “Quán tâm vô ngã, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

    “Quán thân vô thường, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

    “Quán thân vô ngã, tôi biết tôi đang đi kinh hành”.

    Hoặc làm tất cả mọi công việc, quý vị cũng có pháp hướng xả tâm (nhắc tâm theo công việc ấy). Ví dụ khi đang nấu cơm thì: “Quán thân vô thường tôi biết tôi đang nấu cơm” hay là: “Quán thân vô ngã tôi biết tôi đang nấu cơm”.

    Khi đang lặt rau thì: “Quán tâm vô ngã tôi biết tôi đang lặt rau”.Hoặc “Quán pháp vô ngã tôi biết tôi đang lặt rau”.

    Đó là vừa tu tập tỉnh thức trên Tứ Niệm Xứ: Thân, thọ, tâm, pháp trong từng hành động, theo mọi công việc làm mà lại vừa xả tâm mình.

    Trên đây là pháp môn tu tập tỉnh thức trong mọi hành động câu hữu với pháp xả tâm ly dục ly ác pháp để diệt ngã trong ngày Thọ Bát Quan Trai. Vì thế, quý Phật tử phải tu tập nghiêm chỉnh. Chúc quý Phật tử tu tập viên mãn đạt được tâm thanh thản, an lạc và vô sự.

    --o0o--

Chia sẻ trang này